dimanche 30 décembre 2012

Tình Mẫu Tử

Tình Mẫu Tử

Tình Mẫu Tử luôn kỳ diệu, không ai có thể hiểu hết. Thiên Chúa đã trao cho phụ nữ một thiên chức cao cả: Làm Mẹ. Đứa con dù tật nguyền, xấu xí, tội lỗi, thậm chí là xử tệ với mình, nhưng người mẹ vẫn hết lòng vì con đến nỗi có thể xả thân mình để con được an toàn. Tất nhiên người cha cũng thế, nhưng người cha thâm trầm nên thường ít được nhắc tới. Ca dao ví von:


Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con


Công ơn cha mẹ khôn ví, thế nên người con cũng phải có bổn phận với song thân và hết lòng vì các ngài, vậy mới xứng đáng mang danh con người. Trong kinh Tâm Địa Quán của Phật giáo cũng có nói về công ơn cha mẹ và bổn phận con cái đối với song thân phụ mẫu:


Ân cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi
Dù cho dâng trọn một đời
Cũng không trả hết ân người sanh ta


Bổn phận làm con phải biết hiếu kính với cha mẹ đã được thấm nhuần từ xa xưa của tổ tiên ông bà để lại cho ngày nay. Thiên Chúa cũng đề cao thiên chức làm cha và làm mẹ. Chính Chúa Giêsu cũng đã nêu gương hiếu thảo trong suốt cuộc đời Ngài khi làm người trên dương thế.


Nói theo quan niệm con người, nếu xét về Âm Dương tức là Trời Đất, thì người Cha là Dương và người Mẹ là Âm, giống như ngày và đêm hài hòa Âm Dương, hoặc nói cách khác, nếu không có Thiên Địa (Trời Đất) thì không thể có con người. Thật vậy, nếu không nhờ “cha sinh, mẹ dưỡng” thì chúng ta không thể hiện hữu trên cõi đời này. Còn nói về tâm linh, chính Thiên Chúa mới là Tạo Hóa, là Đấng tác tạo chúng ta: “Đức Chúa, Đấng tạo thành ngươi, Đấng cứu chuộc ngươi, Đấng nắn ra ngươi từ khi ngươi còn trong lòng mẹ” (Is 44:2 & 24).


Ngày xưa, Đức Chúa phán với ông Môsê: “Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em! Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” (Ds 6:23-27).


Đó là lời chúc bình an dành cho những người con hiếu thảo của Thiên Chúa. Người cha và người mẹ là con cái của Thiên Chúa, những người con vừa là con cái của Thiên Chúa vừa là con cái của cha mẹ phần đời. Bất cứ người con nào ngoan ngoãn và hiếu thảo đều được Thiên Chúa chúc lành.


Con người quá yếu đuối và dễ kiêu ngạo, làm gì cũng phải nhờ ơn Chúa, không có Ngài thì chúng ta chẳng làm được gì, sảy một giây thôi thì chúng ta lại sa ngã ngay, vì thế mà luôn phải cầu nguyện: “Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài” (Tv 67:2-3).


Tác giả Thánh vịnh mơ ước, và cũng phải là mơ ước của chúng ta: “Ước gì muôn nước reo hò mừng rỡ, vì Chúa cai trị cả hoàn cầu theo lẽ công minh, Người cai trị muôn nước theo đường chính trực và lãnh đạo muôn dân trên mặt đất này” (Tv 67:5-6). Đó cũng là một cách truyền giáo, là thể hiện lòng tín thác vào Thiên Chúa và sống đức tin Kitô giáo. Niềm vui khôn tả khi được tôn thờ và xưng tụng Thiên Chúa, nhưng niềm vui đó không chỉ dành riêng cho mình mà còn phải lan tỏa sang mọi người: “Ước gì chư dân cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài. Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta! Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người!” (Tv 67:7-8).


Thời gian đang tới hồi viên mãn, nghĩa là chúng ta đang sống trong thời cánh chung. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4:4-5). Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc xác phàm, làm con một phụ nữ, ở giữa chúng ta, và cũng theo luật pháp của một đất nước như chúng ta. Thật may mắn và hạnh phúc cho chúng ta biết bao, vì Chúa Giêsu làm như vậy là coi chúng ta vừa là con cái vừa là huynh đệ.


Thật vậy, Ngài đã chứng thực chúng ta là con cái, như Thánh Phaolô giải thích: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4:6). Chúng ta chỉ là những tội nhân khốn nạn, thế mà được quyền gọi Thiên Chúa là Cha. Còn vinh dự nào hơn? Còn hạnh phúc nào bằng? Vì thế, chúng ta “không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4:7). Quả thật, không còn ngôn từ nào để diễn tả hết ý nghĩa và cũng chẳng có cách nào để có thể tạ ơn Thiên Chúa một cách trọn vẹn.


Được có cha mẹ, làm con cái của người phàm mà cả đời chúng ta còn chưa đủ để đáp đền công ơn đó, huống chi đối với Thiên Chúa, Đấng không chỉ đã ban cho chúng ta cả hồn lẫn xác, mà còn nhận chúng ta là con cái và chấp nhận kiếp người để cứu độ chúng ta.
(Lc 2:16-21)

Thánh sử Luca kể vắn tắt: “Các mục đồng hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16). Đơn giản chỉ có vậy, nhưng khi họ thấy thế, họ đã tin Hài Nhi nằm trên máng cỏ kia thực sự là Con Thiên Chúa, và rồi họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Họ đã truyền giáo, đã sống tinh thần Phúc âm.


Mục đồng là những người chăn chiên thuê, ít học, chân chất, có sao nói vậy, không biết “buôn chuyện”, không biết “đặt điều” hoặc khoác lác. Thế nên khi nghe họ thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Lạ là những người này cũng tin, chắc chắn lời kể của các mục đồng kia phải toát lên sự chân thật.


Còn Đức Maria chẳng biết nói gì hơn, chỉ “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Trái tim người mẹ luôn nhạy bén, linh tính người mẹ cũng rất chính xác, Đức Mẹ biết rõ Con Trẻ Giêsu ngày mai sẽ thế nào.


Các người chăn chiên ra về, họ quá đỗi vui mừng, đến nỗi họ “vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ” (Lc 2:20). Các mục đồng thật là được đại phúc, vì được tận mắt nhìn thấy Con Thiên Chúa, được “nựng” Chúa Hài Đồng, nhưng họ còn có phúc hơn vì họ đã thật lòng tin Em Bé Giêsu đang ngọ nguậy kia là Vương Nhi giáng sinh từ Trời, là Thiên Tử đích thực.


Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì theo quốc luật Israel, Cô Maria và Chú Giuse đã đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu, đúng tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.


Thiên chức làm mẹ cao cả nhưng cũng đầy gian khổ, người mẹ nào cũng đã từng mắt lệ nhạt nhòa vì con mình, dù đứa con đó là trai hay gái. Trong mắt mẹ, đứa con nào cũng vẫn còn bé bỏng, đúng như thi sĩ Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan, 1920-1989) đã cảm nhận về Tình Mẹ qua bài thơ “Con Cò”, với hai câu đầy ý nghĩa:


Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con


Tình Mẫu Tử thật kỳ diệu, chúng ta có đi hết cuộc đời cũng không thể đi hết những lời mẹ ru… Có mẹ và còn mẹ, thật là hạnh phúc; mất mẹ, thật là bất hạnh!


Ngày lễ Mẹ Thiên Chúa cũng là Ngày Hòa bình Thế giới. Hòa bình luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người, dù lương hay giáo: Hòa bình trong tâm hồn, hòa bình trong gia đình, hòa bình trong các mối quan hệ, hòa bình trong cộng đồng, hòa bình giữa các quốc gia, hòa bình giữa các tôn giáo,… Muốn có hòa bình thì cần tôn trọng công lý, và đó mới là hạnh phúc thực sự.
Lạy Thiên Chúa chí minh và chí thiện, xin giúp chúng con biết thảo hiếu với cha mẹ đúng như Thánh Luật Ngài; xin nâng đỡ các bậc sinh thành trong thiên chức cao cả mà Chúa đã trao; xin ban cho chúng con nền hòa bình đích thực qua việc thể hiện công lý. Chúng con cầu xin nhân Danh Chúa Hài Đồng, Đấng Thiên Sai cứu độ chúng con. Amen.
(Lễ Mẹ Thiên Chúa, năm C)


TRẦM THIÊN THU

samedi 29 décembre 2012

Dakuwaqa's Garden - Underwater footage from Fiji - Tonga

Tuyệt đẹp, càng xem càng thấy mê những loại cá lạ, san hô đủ màu sắc.

Hạnh chuyển

Underwater footage shot whilst scuba diving in the Fiji islands and Tonga. Featuring colorful coral reefs, huge schools of tropical fish, sharks, humpback whales, underwater caves, scuba divers and much more marine life from the south Pacific. 
The coral reefs of the south Pacific are alive with a huge variety of tropical fish and marine critters. A great way to explore them is to scuba dive with the Nai'a liveaboard based in Fiji.



jeudi 27 décembre 2012

Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người



Việc Tốt và Việc Xấu Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.
Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy.  Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì.

Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây: 
 
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.  Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu : 
 
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội. 
Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! 
Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt. 
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.” Và bà đã làm gì ?   Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù ! 
Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng,  “Ta làm gì thế này?” 
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm: 
 
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
 Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ. Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm. 
Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con. 
Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. 
Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa. 
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại.  Anh ta đói lả và mệt. 
Khi trông thấy mẹ, anh ta nói: 
“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường.  Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon.  Khi đưa bánh cho con, ông ta nói:  “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. 
Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. 
Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. 
Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng: 
 
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
 
 Lạy Chúa,Xin hãy gia ơn để chúng con biết luôn luôn làm việc tốt và không ngừng làm việc tốt, ngay cả khi việc tốt chúng con làm không được ai biết đến lúc ấy. Amen.

Nguồn: Internet

mardi 25 décembre 2012

Phép Lạ Giáng Sinh

 
 
Phép Lạ Giáng Sinh
 
Hằng năm, cứ đến Giáng Sinh, Hài Nhi Giêsu thường đi một vòng rảo qua khắp các làng mạc và đô thị để tặng quà cũng như nhận quà và phân phát cho những ai cần đến.
Năm nay, tại một đô thị nọ, Ngài đang cần một món quà không dễ tìm ra: đó là một quả tim lành mạnh để thay thế quả tim của một người bệnh đang hấp hối.
Bệnh nhân có quả tim gần như ngừng đập này là một nhân vật nổi tiếng trong cả nước: đó là bộ trưởng tài chính!
Tất cả các bác sĩ trong nước đều bó tay. Cuối cùng, họ mới chạy đến với Hài Nhi Giêsu, vì tin tưởng rằng ít ra trong đêm Giáng Sinh, Ngài sẽ làm một phép lạ. Nhưng Hài Nhi Giêsu trả lời với các bác sĩ: "Không phải Ta là người phải làm phép lạ, nhưng chính là lòng quảng đại của một người dâng hiến quả tim của mình".
Tin tưởng ở lòng người, Hài Nhi Giêsu đã đến gõ cửa nhà của thân nhân, bạn hữu của vị bộ trưởng. Họ đang mừng lễ Giáng Sinh: cây Giáng Sinh của họ đầy những hoa đèn và quà tặng, bàn ăn của họ đầy những thịt rượu và của ngon vật lạ. Họ đang ăn uống say sưa... Vừa thấy Hài Nhi đứng trước nhà, họ tưởng Ngài là một cậu bé vô lại phá đám, cho nên đã tống khứ Ngài đi càng sớm càng tốt.
Hài Nhi Giêsu buồn bã bỏ đi... Nhưng Ngài vẫn chưa thất vọng về tình người.
Lần này, Ngài đến gõ cửa của những người thân cận vị bộ trưởng. Họ là những người đã từng bán đứng lương tâm, chối bỏ phẩm giá của mình để tìm kiếm lạy lục một chút cặn bã của vinh hoa, lợi lộc phù phiếm. Hài Nhi Giêsu nghĩ thầm ít ra đây cũng là dịp để họ tỏ lòng biết ơn đối với ông bộ trưởng. Nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối, trái tim của họ đang hướng đến người sẽ lên thay thế ông bộ trưởng trong những ngày gần đây.
Hài Nhi Giêsu lại tiếp tục đi gõ cửa từng nhà, nhưng ai cũng đang bận bịu với cuộc vui đêm Giáng Sinh.
Ngài đi, đi mãi trong đêm, để rồi mệt lả không còn lê bước nữa. Ngài ngồi xuống bên vệ đường ven đô thị. Ngài đang miên man nghĩ đến tình người thì bỗng dưới ánh đèn đường mờ ảo, một bóng đen thất thểu tiến lại gần Ngài. Con người này xem chừng như không biết lễ Giáng Sinh là gì. Quần áo bẩn thỉu, dáng đi ngập ngừng. Trên vai của anh đeo lủng lẳng một chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ. Đó là tất cả vốn liếng của một kẻ lãng tử. Vừa thấy em bé ngồi tiu nghỉu bên vệ đường, anh mới dừng lại, lấy chiếc đàn ra và dạo lên những khúc nhạc du dương, trầm buồn. Bản nhạh bỗng mang lại hy vọng cho Hài Nhi. Trên môi Ngài, một nụ cười bé thơ cũng vừa hé mở. Con người lang thang phiêu bạt này, con người không có lấy một mái nhà để nương náu, không có được một ngày lễ trong cuộc sống, không biết được đêm nay là đêm Giáng Sinh: vậy mà con người ấy có được một trái tim quảng đại sẵn sàng dâng hiến!
Hài Nhi Giêsu đến nắm tay anh, đưa anh vào bệnh viện. Tại đây, với nụ cười tươi nở trên môi, anh để cho các bác sĩ khoét vào lồng ngực của anh để lấy quả tim quảng đại của anh và đặt vào chỗ của quả tim đang thoi thóp của ông bộ trưởng tài chính.
Cuộc ghép tim vừa chấm dứt, thì mọi người đã có thể chứng kiến được phép lạ. Ông bộ trưởng với quả tim quảng đại và yêu đời của người lãng tử đứng dậy khỏi giường và bắt đầu ca hát.
Ông đã ném đi quả tim chỉ biết rung động vì tiền của, để thay thế bằng quả tim quảng đại biết ca hát, và sẵn sàng tự hiến cho người.
 
Phm Anh chuyển

Những dự đoán thú vị cho tương lai thế giới trước năm 2030

Những dự đoán thú vị cho tương lai thế giới trước năm 2030

Theo website NextBigFuture và ilookforward chuyên về phân tích sự phát triển của khoa học công nghệ và căn cứ vào những bước tiến của con người trong thời điểm hiện tại đã đưa ra được 11 tiên đoán thú vị về tương lai của thế giới đến năm 2030.

1. Đến năm 2030, việc học ngoại ngữ sẽ không còn cần thiết nữa

Với sự trợ giúp của một máy tính tí hon lắp vừa vặn trong tai bạn và dịch những gì bạn nghe thấy bằng tiếng mẹ đẻ của bạn. Điều này không hề siêu tưởng. Trên thực tế, tất cả những công nghệ cần thiết hiện nay đều có và chỉ việc duy nhất cần phải làm là gắn vào tai và sử dụng.

Ảnh

Google đang nỗ lực rất nhiều để phát triển công nghệ dịch giọng nói thời gian thực và các màn hình hiển thị có thể cung cấp đầy đủ những thông tin cho người dùng. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là phải xác định được mức độ khả thi của ý tưởng. Tiêu chuẩn vàng của công nghệ này là chúng có thể thay thế được các phiên dịch viên của Liên hợp quốc hayits ra cũng bổ sung thêm các phiên dịch viên cho tổ chức này.

2. Đến năm 2030, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu người sẽ có tuổi thọ là 150 năm

Ảnh

Aubrey de Grey, chuyên gia nghiên cứu về lão khoa người Anh, cho biết họ đang nghiên cứu phát triển và có 50% cơ hội sản xuất được một loại biệt dược có khả năng giúp con người sống thọ đến 200 tuổi trong khoảng từ năm 2030 đến 2040. Giả sử mục tiêu ấy là có thể đạt được nhưng mức tuổi thọ 200 tuổi có lẽ phải chờ đến khoảng năm 2140 đến 2150. Hiện nay mức tuổi thọ cao nhất trung bình từ 85 đến 90.

3. Đến năm 2030, chỉ còn 2% dân số thế giới sống trong điều kiện cực kì đói nghèo

Ảnh

Xóa bỏ tình trạng đói nghèo đang là vấn đề quan tâm trên toàn thế giới và của mỗi quốc gia. Vào thời điểm năm 1990, 42% dân số thế giới sống dưới mức 1,25 USD một ngày. Năm 2005, tỉ lệ đó giảm xuống còn 25%. Liên Hợp quốc ước tính đến năm 2020, sẽ chỉ còn 10% dân số thế giới sống trong tình trạng rất nghèo đói. Đến năm 2030 sẽ chỉ còn 2% tức là cứ mỗi 50 người thì có 2 người sống trong tình cảnh đói nghèo. Tuy nhiên mục tiêu này rất khó thực hiện vì hiện trên thế giới vẫn còn khoảng 160 triệu người đang phải sống trong những nơi vô cùng tồi tệ chỉ với 1,25 USD mỗi ngày.

4. Đến năm 2030, cây lương thực tốt nhất sẽ được trồng trong những tòa nhà chọc trời

Ảnh
Nền nông nghiệp dựa vào đất đai sẽ trở nên lạc hậu. Một cuộc cách mạng nông nghiệp đang được thực hiện bằng ý tưởng của tiến sĩ Dickson Despommier đến từ Đại học Columbia. Kế hoạch của ông là xây dựng cac nhà kính cao 30 tầng trong các thành phố trên thế giới, cho phép sản xuất nhiều lương thực hơn với chi phí thấp hơn, có lợi cho sức khỏe hơn, giải phóng đất trồng trọt cho tự nhiên. Tất nhiên, sẽ có những nhà kính chọc trời để phát triển nông nghiệp nhưng chúng sẽ không chiếm quá 1% hoạt động sản xuất nông nghiệp thế giới. Nó sẽ chỉ phù hợp cho phần lớn là các nhà hàng cao cấp có nhu cầu thực phẩm tươi và các cửa hàng thực phẩm sang trọng.

5. Đến năm 2030, xe hơi không người lái sẽ là chuyện xưa như diễm

Ảnh

Đó là điều hoàn toàn có thể chứ. Bạn hãy tưởng tượng mình bước vào trong xe, quăng đôi giày sang một chỗ, ngồi dựa lưng vào ghế và thưởng thức một bộ phim hay với một cốc bia mát lạnh trong khi chiếc xe tự lái đưa bạn an toàn đến nơi bạn cần đến mà không cần lo lắng về việc điều khiển hay phanh thắng. Công nghệ để tạo ra một chiếc xe như thế hiện nay chúng ta đã có. Một số lượng xe rất nhỏ như vậy đang được sử dụng tại thành phố Masdar và phi trường Heathrow. Để phát triển và đưa loại xe này vào sử dụng rộng rãi trong đời sống chúng ta cần phải giải quyết tốt các vấn đề về luật pháp, bảo hiểm và các vấn đề xã hội khác.

6. Đến năm 2030, sẽ có 18 thành phố trên thế giới có dân số trên 20 triệu người, New York sẽ là thành phố lớn thứ 16 thế giới.

Ảnh

Mặc dù dân số toàn cầu đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng, các thành phố trên thế giới cũng có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn bao giờ hết. Hiên tại có 50% dân số thế giới sống ở những vùng đô thị, nhưng đến năm 2030 con số đó sẽ tăng lên 60%. Và 93% dân số thành thị sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển. Con số thành phố đông dân như vậy có lẽ sẽ cao hơn nhưng hẳn không phải là mục tiêu thú vị cho bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là vấn đề quản lí và môi trường.

7. Đến năm 2030, máy bay không người lái sẽ vận chuyển được con người

Ảnh

Có lẽ một tương lai không xa, việc phát triển một mạng lưới máy bay vận tải không người lái đa năng sẽ dọn đường cho khả năng xây dựng trên thực tế một mạng lưới các máy bay không người lái có thể chở người. Như đã biết, khả năng định hướng của cong người tron các môi trường không gian ba chiều là rất kém, vì vậy máy bay không người lái sẽ là một lựa chọn an toàn hơn khắc phục được yếu điểm trên của con người.

8. Đến năm 2030, du lịch vũ trụ sẽ trở nên phổ biến và khoảng 40.000 người sẽ làm việc trên quỹ đạo

Tập đoàn Space Island Group (SIG) đang hợp tác với British Airways xây dựng một trạm không gian thương mại quốc tế đa mục đích. Trạm không gian này sẽ có các khách sạn, trung tâm nghiên cứu, nhà hàng và sân vận động (áp dụng cho các môn thể thao không trọng lực mới) cùng với nhiều ứng dụng khác mà hiện nay chúng ta chưa thể nghĩ tới. Nhưng SIG chỉ là một trong số ít các công ty nghiên cứu các dự án tương tự.
Ảnh

Con số 40.000 người làm việc trên quỹ đạo vào năm 2030 không phải là điều quá nhạc nhiên nhưng nó yêu cầu rất nhiều yếu tố phải được thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng. Công nghệ tự động hóa và điều khiển từ xa là những lĩnh vực cần tập trung. Nhưng liệu nhu cầu của những người muốn lên vũ trụ có cao đến vậy không?

9. Đến năm 2030, phần lớn diễn viên điện ảnh sẽ thất nghiệp vì sự cạnh tranh của diễn viên hoạt hình máy tính giá rẻ.

Ảnh

Công nghệ hình ảnh máy tính (CGI) sẽ cho chúng ta khả năng tạo ra các bộ phim với các nhân vật hoạt hình rất thật đến mức khó phân biệt được với người thật. Những bộ phim tiền đề điển hình như Avatar là một ví dụ. Thêm vào đó, nhu cầu về phim ảnh từ người xem, đặc biệt từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Brazil sẽ đẩy mạnh tỉ lệ phim ảnh làm theo công nghệ CGI cao hơn nữa.

10. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 250 thành phố triệu dân.

Ảnh

Hiện nay, 90% dân số ở Anh và 80% dân số ở Mỹ sống ở thành phố, trong khi ở Trung Quốc tỉ lệ đó là 46%. Anh có 5 vùng đô thị có trên 1 triệu dân; Mỹ có 37 thành phố và Trung Quốc là 90. Anh và Mỹ là những nước đã đạt ngưỡng cao nhất về mặt đô thị hóa trong khi đó Trung Quốc mới đi được nửa đường. Công ty tư vấn McKinsey dự đoán đến năm 2025 Trung Quốc 220 thành phố có trên 1 triệu dân. Một số dự đoán khác cho tỉ lệ đô thị hóa tới 80% ở nước này.

11. Đến năm 2030, một lượng lớn người trên thế giới sẽ có người yêu là robot

Ở Nhật, búp bê silicon là khá phổ biến với cái tên “Những cô vợ Hà Lan” ("Dutch Wives" hay "dattchi waifu" trong tiếng Nhật). Tên của chúng có nguồn gốc từ thuật ngữ có thể là trong tiếng Anh chỉ một loại gối bằng mây hoặc tre, được sử dụng giúp ngủ được ngon bằng cách giữ tay được đỡ trên những tấm khăn thấm mồ hôi. Thậm chí có một công ty là Doru no Mori ở Tokyo còn cho thuê búp bê tình dục và phòng với khách hàng nam giới. Vào tháng Ba năm 2007, nhật báo Mainichi Shimbun báo cáo còn có những công ty cho thuê có dịch vụ mang cả những von búp bê tình dục này đến nhà khách hàng.

Ảnh

Thị trường trung cấp và cao cấp chuyên về búp bê tình dục ở Mỹ xuất hiện năm 1995. Thị trường này phát triển do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, khoảng 20 năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ các loại búp bê tình dục đời đầu và khách hàng bắt đầu nhận ra nó thông qua mạng internet. Thứ hai, phương pháp mua bán lẻ cũng phát triển mạnh cho phép khách hàng thấy được thế nào là búp bê thật, da, tóc và thậm chí là cơ quan sinh dục rất chi tiết.
Theo An ninh thủ đô
Nguồn

lundi 24 décembre 2012

Sinh hoạt của giới trẻ VN ở Sherbrooke vào thập niên 80 (KĐ)

 Vào thập niên 80, nhờ có võ sư Ngô Thanh Kiệt đến định cư tại Sherbrooke  và lưu tâm đến việc dạy Việt Võ Đạo  cho giới trẻ vì thế mỗi chiều thứ bảy tại sân chơi thể thao của trường Carillon , hội Người Việt Sherbrooke đã tổ chức lớp dạy  võ cho các cháu và sau đó là có lớp dạy tiếng Việt. Vào năm 1988  lớp tiếng Việt dưới sự đảm trách của chị Cần, chị Tố Trinh, cô Liên và  Kim Đoan, trước đó thì có chị Thới, chị Hơn, Cô Khanh, cô Loan  và sau này có anh Hà và anh Tuấn lo  việc dạy dỗ các cháu.


Vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1988, đài truyền hình vói chương trình "Au 4 coins du monde" có đến quay phim về "lớp Việt Võ Đạo" cùng phỏng vấn các cháu về "Lễ Giáng Sinh"  và sau đó các cháu đã hát bản "Hang Bê Lem" để đánh dấu ngày hôm ấy.



Thời gian qua nhanh, nay các cháu đều lớn khôn, thành đạt, phần lớn đã rời  Sherbrooke, hôm họp mặt gia đình tuần vừa qua, đem chiếu lại những hình ảnh này  cho các cháu cùng xem, các cháu rất vui về những gì đã được học hỏi và cười thầm về những câu trả lời  của chính mình.

Mỗi thời điểm, mỗi sinh hoạt, điều quan trọng là luôn nhiệt tình trong các  công tác được tham gia để khi nhìn lại cảm thấy vui vì mình đã góp phần vào việc làm hữu ích. Các cháu rất vui và cảm nhận được sự may mắn ấy,  đã có một tuổi trẻ với nhiều sinh hoạt lành mạnh ở Sherbrooke nhờ có các bậc phụ huynh  không quản ngại thời giờ  đã tham gia vào những công tác với cộng đoàn.



KĐoan
Giáng Sinh 2012

PS. Xin cám ơn chị Hà đã gởi cho Tuấn Đoan những hình ảnh lớp Việt vó đạo mà đài truyền hình đã tặng chị cùng với bài phỏng vấn chị về lãnh vực "châm cứu"  của chương trình "au 4 coins du Monde"

Vidéo phỏng vấn dược sĩ  Phạm thị Hồng Công

https://www.youtube.com/watch?v=YFGQhsGxV4g


Vidéo phỏng vấn võ sư Ngô Kiệt

https://www.youtube.com/watch?v=MwU-fnrTGwo

Lớp Việt Võ Đạo do võ sư Ngô Thanh Kiệt hướng dẫn



 

vendredi 21 décembre 2012

Kim Thúy tranh giải Văn học châu Á

image

Kim Thúy tranh giải Văn học châu Á

Tiểu thuyết thơ Ru của nữ nhà văn Canada gốc Việt - Kim Thúy là 1 trong 15 tác phẩm được lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012.

image
Nhà văn Kim Thúy nhận giải thưởng văn chương Canada Governor General năm 2010

Đây là giải văn học châu Á uy tín được tổ chức hằng năm với giá trị giải nhất lên tới 30.000 đô la Canada (khoảng 634 triệu đồng). Danh sách chung khảo (5-6 tác phẩm) sẽ được công bố vào ngày 9.1.2013 và người chiến thắng sẽ được mời tham gia bữa tiệc trao giải vào ngày 14.3.2013 tại Hồng Kông.
Trong tiếng Pháp, ru có nghĩa là dòng suối nhỏ, trong tiếng Việt là lời ru. Ru là tác phẩm có tính chất tự truyện, gồm nhiều đoạn văn ngắn, với bút pháp miêu tả tâm lý khá tinh tế, kể lại những biến cố trong cuộc đời tác giả. Nhật báo Le Figaro(Pháp) đánh giá: “Văn của Kim Thúy chảy như những vần thơ - nó chuyên chở và khuây khỏa; nó đầy sinh lực và bắt người đọc suy nghĩ”. Kim Thúy cũng nhận được khá nhiều lời khen bởi một giọng văn đầy nữ tính, rung động mà thoát khỏi những giới hạn của đời sống hằng ngày.
Ru từng đoạt giải RTL-Lire 2010 ở Liên hoan sách Paris, giải thưởng văn chương danh giá nhất của Canada (The Governor General’s Literary Awards) năm 2010, lọt vào chung khảo giải Văn chương năm châu 2010 (Prix des 5 continents 2010) của các nước nói tiếng Pháp, và vừa chung khảo giải văn học uy tín Canada Scotiabank Giller 2012. Nhận xét về Ru, nhà văn Kim Thúy cho biết: “Cuốn sách nói về những đặc ân của một vài người may mắn sống sót sau thời loạn và nhìn thấy được cái đẹp theo những cách không mong muốn nhất”.
Ru được in bản đầu tại Pháp năm 2009 và nhanh chóng được xuất bản ra nhiều thứ tiếng tại 20 nước như Ba Lan, Ý, Đức, Thụy Điển... Chia sẻ về kế hoạch sáng tác sắp tới, Kim Thúy tâm sự cô muốn xây dựng một câu chuyện về những người đã dạy cô cách yêu thương.
Nhà văn Kim Thúy sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Năm lên 10 tuổi, cô cùng gia đình định cư ở Canada, tốt nghiệp khoa Luật, Ngôn ngữ và dịch thuật tại Đại học Montréal. Cô từng làm thợ may, thông dịch viên, luật sư và chủ nhà hàng. Hiện cô dành toàn bộ thời gian cho việc viết văn.


Ngọc Bi


Những mảnh đời Việt Nam
image
RU của Kim Thúy viết về một gia đình người Việt hải ngoại. Là những hồi tưởng, những ký ức và hiện thực chồng chất lên nhau. Về cuộc đời và gia đình ở Việt Nam, trước khi vượt biển, đến cuộc sống nơi xứ người ở Canada, rồi trở lại với một Việt Nam hiện tại.

Đời sống người Việt hải ngoại, buồn vui hội nhập và sau này thường có giai đoạn trở về nơi cội nguồn là đề tài đã được một số nhà văn gốc Việt ở hải ngoại viết lên. Có thể kể đến The Gangster We Are All Looking For của Le Thi Diem Thuy, We Should Never Met của Aimee Phan và Quiet As They Come của Angie Châu.

Riêng ở Canada, Kim Thúy có lẽ là nhà văn gốc Việt thứ hai với tác phẩm viết về Việt Nam thời hậu chiến, sau Nguyễn Ngọc Ngạn với The Will of Heaven xuất bản 30 năm trước đây.

RU chứa đựng hình ảnh ảm đạm quen thuộc ở miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4-1975. Nhà của tác giả bỗng dưng có cả chục bộ đội vào ở. Những người miền bắc không quen nếp sống miền Nam nên đã nuôi cá trong bồn cầu tiêu. Một hôm cá biến mất làm họ nghi ngờ gia đình tác giả. Trở thành nạn nhân của chiến dịch đánh tư sản mại bản, gia đình Kim Thúy vượt biển và đến được trại tị nạn ở Malaysia.

RU nguyên bản tiếng Pháp được nhà xuất bản Libre Expression cho in năm 2009. Bản tiếng Anh, do Sheila Fischman dịch và Random House Canada phát hành năm 2012. Sách không dày, chỉ 141 trang, là tác phẩm đầu tay của tác giả và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và cũng đã nhận được một số giải thưởng văn chương.


image
Tựa của tác phẩm, RU trong tiếng Pháp có nghĩa một con suối nhỏ và một cách ẩn dụ là “những giòng chảy của nước mắt, máu và tiền”, theo tác giả giải thích ở đầu sách.

Gia đình Kim Thúy vượt biển. Sau bốn tháng ở trại tị nạn, được đi Canada và định cư ở Montréal, ở đó nhận được những giúp đỡ của người bản xứ thân thương, không phân biệt giai cấp. Bố đã đi lau chùi nhà cửa, mẹ đi may gia công để nuôi các con ăn học. Tác giả cũng từng đi may, làm thông dịch viên, làm luật sư, mở nhà hàng trước khi viết văn.

Lối viết của Kim Thúy hay liên tưởng đến những sự việc và hình ảnh rồi nhảy từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác nên có lúc người đọc không nắm bắt được không gian, thời gian và tương quan nhân vật. Từ năm người con của bác sĩ Vinh được một linh mục ở Canada nuôi cho khôn lớn trong khi ông bị tù ở Việt Nam, tác giả nhắc đến người con trai Henri của mình có bệnh tự kỷ nên không nghe lời, không hiểu và tác giả cảm thấy như đã bị “đánh bại, bị lột trần, bị đánh tả tơi.”

Nội tâm của tác giả cũng là những xung đột của nhiều người trong gia đình. Những điều đã không thể nói ra và nay được kể lại. Từ hành vi dâm đãng của đứa con hư thân, bụi đời của dì kế Hai, đến chuyện dượng Hai, anh của mẹ tác giả, là một dân biểu đối lập có tiếng ở miền Nam, nhưng ông có vợ bé, có bồ nhí. Theo chi tiết mô tả, đó là hình ảnh của Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, đã quá cố, thuộc thành phần thứ ba trong chính trường miền Nam được nhiều người cảm phục.

Những điều viết ra cho thấy tác giả có ảnh hưởng bởi những nhân vật ủng hộ Mặt trận Giải phóng miền Nam. Trong các tác phẩm liên quan đến người Việt, bom đạn chiến tranh luôn ẩn hiện. Tác giả sinh ra trong những ngày Tết Mậu Thân với pháo nổ hoà trong tiếng súng. Những mô đất có gài mìn trên đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Một em bé mới 6 tuổi cầm thư đi liên lạc bị những người lính “nhai kẹo cao-su” bắn chết trên ruộng lúa. Ở chỗ khác, tác giả đã nhắc đến cụm từ “bàn tay lông lá” với ý chỉ sự can dự của người Mỹ vào Việt Nam.


image
Chiến tranh ở Việt Nam là những giằng co trong tư tưởng. Thời chiến tranh khốc liệt tác giả lại như được sống trong hoà bình, vì gia đình có chức vị nơi thành phố. Nhưng khi hoà bình đến tác giả như đang sống với chiến tranh. Đó là những nghịch cảnh và xung đột được dàn trải khi viết về thực tế sau ngày chiến tranh chấm dứt, là một thời điểm đen tối của Việt Nam qua nhiều nét sinh hoạt đời sống. Một cách thoang thoáng, nhiều vấn đề hậu chiến được nhắc đến trong tác phẩm, từ trại học tập cải tạo, thăm nuôi đến chính sách kinh tế ngăn sông cấm chợ qua hình ảnh một đám ma giả để đưa heo đi bán.

Còn có những ẩn dụ. Khi cờ Mặt Trận nền xanh đỏ bị biến thành toàn đỏ, tác giả coi như mất đi bầu trời, như cô thiếu nữ mất quyền đánh phấn xanh trên đôi mắt. Trong nhà ảnh Hồ Chí Minh phải được treo cao hơn cả ảnh tổ tiên. Áo dài nữ sinh không còn tung bay sân trường. Học đường trở thành nơi đào tạo anh hùng giết giặc qua những bài toán dạy đếm với con số máy bay bị bắn rớt, số lính bị giết, cán bộ bị tù. Tác giả đã một thời hãnh diện đeo khăn quàng đỏ nhưng chẳng bao giờ được làm “Cháu ngoan Bác Hồ” vì lý lịch và dù có là học sinh giỏi nhất lớp cũng không được làm “thiếu nhi đáng yêu của Đảng”. Cũng chuyện lá cờ, tác giả ghi lại sự kiện chồng của cô, một người da trắng, mặc áo thun với hình cờ đỏ sao vàng đi trên phố ở Montréal đã bị một người Việt quấy nhiễu khiến bố tác giả phải yêu cầu con rể thay áo.

RU với nét khác biệt văn hoá Việt và Canada, của tà áo dài, cách người Việt biểu lộ tình thương trong gia đình hay khen trẻ em, cách đặt tên cho con là ước vọng của cha mẹ. Nhưng trong tình yêu, giữa đông và tây là những tương đồng khi Kim Thúy viết về bản thân với những người tình, yêu thế nào cho vừa, bao nhiêu cho đủ. Như dượng Hai trong gia đình có nhiều bồ.

Khi có cơ hội trở về Việt Nam làm việc, nhìn bờ tường xưa, căn nhà cũ nay bị ngăn chia ra nhiều phòng làm tác giả bùi ngùi. Chuyện đòi lại nhà loé lên trong tâm tưởng.

Những hàng quán, người bán hàng rong gợi nhớ quãng đời niên thiếu, đặc biệt là những món ăn buổi sớm mà đời sống ở Canada không có khiến tác giả bỏ hẳn ăn sáng nơi xứ người. Ở quê cũ tác giả lại nhớ Canada, nhớ mùi thơm của giấy Bounce khi sấy quần áo, nhớ mước hoa Paris chồng tặng.

Thấy một bé gái bán bánh mì bên đường, tác giả muốn giúp cho em có cơ hội học hành để làm việc văn phòng nhưng em từ chối. Ở quê nhà, Kim Thúy được nghe người thân kể chuyện phải đi bán dâm, dù tuổi mới lên mười, được gặp những cô gái điếm trong các quán, tác giả liên tưởng đến hình xâm trên thân thể của những cô gái Canada như là những lựa chọn của chính họ, còn với những thiếu nữ Việt dù trên thân thể không có vết xâm nhưng trong tâm hồn là những vết thương sâu kín. Với Kim Thúy, đôi vai phụ nữ Việt chịu những gánh nặng của lịch sử, thời chiến tranh với những cái chết của cha, của chồng. Thời nay là những tủi nhục xã hội.


image
Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Kim Thúy có một thần tượng. Đó là Sao Mai con của cậu Hai, tức dân biểu đối lập Lý Quý Chung. Về sống ở Việt Nam đã nhiều năm, Sao Mai lúc đầu mở một tiệm bán cà-phê, bánh ngọt và được nhiều quan chức cộng sản thích ăn các thứ bánh, kem do cô tự tay làm ra. Kinh doanh phất lên, nay Sao Mai là một thương nhân thành công và nổi tiếng.

Sau ba mươi năm, sự thành công của Sao Mai được tác giả so sánh như phượng hoàng tái sinh từ tro tàn, như Việt Nam sau thời đại màn sắt và như bố mẹ đã vươn lên từ những ngày đi lau bồn cầu tiêu.

Và một ngày nào đó, quê hương sẽ là những lời ru êm đềm. Một ước mơ đẹp của tác giả. Cho thế hệ tương lai.


Bùi Văn Phú 

PS. Hôm đi dự lễ phát bằng MBA của Charles A.Tú Trương  con trai của KĐ ở Place des  Arts Montreal (04-09-2012); KĐ đã gặp cô Kim Thúy vì hôm ấy phu quân của cô cũng lãnh bằng MBA, thêm 1 sự ngẫu nhiên nữa là sau đó đi ăn tối ở restaurant  cũng gặp 2 vợ chồng cô ngồi cách gia đình Tuấn Đoan 2 bàn.

Candid moments with Kim Thúy

Rạn Nứt Trong Tâm Hồn

 
 
21 Tháng Mười Hai
Rạn Nứt Trong Tâm Hồn
 
Một ông vua giàu có nọ rất keo kiệt và hà khắc đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.
Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến hành việc thu thuế hằng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: "Năm nay mùa màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được".
Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất cả tiền thuế để sửa sang cung điện và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người dân.
Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của vua, quan tể tướng đã cho người đi khắp nơi và loan báo như sau: "Năm nay, nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người". Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở. Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.
Trở lại triều đình, quan tể tướng thông cáo với nhà vua rằng với số tiền thu thuế được, ông đã cho làm những tu sửa cần thiết nhất.
Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và đoàn tùy tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không dứt lời. Nhìn đám đông vui mừng phở lở, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giải thích như sau: "Tâu bệ hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu những tu sửa quan trọng trong cung điện. Trước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng, hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kể nhất không phải là những rạn nứt trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng người dân. Người dân không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa. Đó là lý do đã khiến hạ thần tuyên bố miễn thuế cho họ trong năm nay".
Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân hoan vẫy chào, lòng ông cảm thấy xúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười của vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.
Người Việt Nam chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với hai chữ đổi mới. Năm kia qua tháng nọ, lúc nào người ta cũng hô hào "đổi mới", nhưng đâu vẫn vào đó: đói khổ vẫn còn đó, dốt nát vẫn còn đó, lạc hậu vẫn còn đó, tù đày khốn khổ vẫn còn đó... Điều đó xem ra cũng dễ hiểu, người ta chỉ vá víu để hàn gắn những rạn nứt bên ngoài, còn rạn nứt thâm sâu nhất là rạn nứt trong tâm hồn mình, thì người ta không bao giờ nghĩ tới.
"Đổi mới" là trọng tâm của sứ điệp Kitô Giáo chúng ta. Khai mở sứ vị công khai của Ngài, Chúa Giêsu đã kêu gọi: "Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng". Sự hoán cải mà Chúa Giêsu đề ra là hoán cải tâm hồn, hoán cải con tim, hoán cải tư duy, hoán cải cái nhìn.
Sự hoán cải ấy không phải là công việc của một ngày, một tháng, một năm, mà là công trình của cả một cuộc đời. Bao lâu còn mang lấy danh hiệu Kitô, thì bấy lâu người tín hữu vẫn còn được mời gọi để hoán cải.
Sự hoán cải ấy cũng không chỉ là cố gắng riêng tư của người tín hữu mà là tác động của chính Chúa. Chính Ngài mới có thể tác tạo cho con người một trái tim mới, một quả tim biết yêu thương. Sự đổi mới mà người tín hữu Kitô không ngừng đeo đuổi trong cả cuộc sống của mình chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa những cố gắng riêng tư của mình và sự tác tạo của Chúa.
Trích sách Lẽ sống

dimanche 16 décembre 2012

Những bức tranh sơn dầu đẹp tuyệt vời của Pino Daeni


Những tác phẫm của Pino Daeni...
 
Những bức tranh sơn dầu đẹp tuyệt  ! 
Tranh sống động như hình chụp, thật là tuyệt vời !
Pino Daeni - là một nghệ sĩ người Ý, được đào tạo tại Viện Nghệ thuật của Bari, sau đó tiếp tục học tại Học viện Milan của Brera, chuyên vẽ tranh mà chất liệu chính là sơn dầu. Bằng nghệ thuật hội họa, ông muốn gởi gắm tâm tư tình cảm của mình vào những bức tranh sơn dầu mà ông gợi cho người xem cảm giác ấm áp, nỗi nhớ, tình yêu... sâu lắng! Pinois với sự nhạy cảm và tinh tế đã nắm bắt từng động tác và biểu hiện của các nhân vật trong từng tác phẩm tạo nên những hình ảnh hết sức có hồn và sống động.

Ông chuyên vẽ em bé , ảnh khoả thân và vẽ nghiên cứu !

Pino Daeni là một nghệ sĩ thành công và nổi tiếng trong quê hương mình , và cả thế giới ..

Ðó là lý do tại sao tranh của nghệ sĩ Pino được sưu tầm và tìm khắp nơi trên Thế giới !
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một tác phẩm của ông dưới đây :


 Sưu tầm