jeudi 31 janvier 2013

Buổi pháp đàm giữa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman


Buổi pháp đàm giữa
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
Cha Laurence Freeman
về chủ đề Bậc thầy và Ðệ tử
tại Sarnath, Varanasi
Stars



Ngày 12 tháng 1 năm 2013 được dành riêng cho buổi pháp đàm giữa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và đạo hữu tâm linh lưu niên là đức Cha Laurence Freeman, ngài đang điều hành Cộng đồng Thiền Kitô giáo Thế giới.

Chủ đề đàm luận là Chúa Giêsu và Ðức Phật với vai trò là các bậc đạo sư và bổn phận của người đệ tử. Ðịa điểm tổ chức tại Hội trường Atisha, Ðại học Trung ương Nghiên cứu Tây Tạng ở Sarnath.

Trước khi buổi pháp đàm diễn ra, Ðức Ðạt lai Lama và đức cha Laurence cùng một số đạo hữu và các tín chủ đã có buổi gặp gỡ.

Một câu hỏi được đưa lên về vấn đề chân lý, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trả lời, "khi đã quen thuộc với chân lý thì chân lý sẽ ảnh hưởng đến tâm thức của quý vị. Khi truyền trao giáo pháp, Ðức Phật đã mô tả thực tại theo nhiều cách khác nhau phù hợp với căn cơ từng đệ tử.

Khi Kitô hữu và Phật tử tới cùng với nhau, chúng ta có thể nói rằng chúng ta có hai luận giải về chân lý, nếu đệ tử Hồi giáo cùng tham gia, chúng ta sẽ có ba".


Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và đức cha Laurence Freeman cùng
các đạo hữu tại Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Ðộ,
trên 12 Tháng 1 năm 2013.
Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Khi được hỏi về sự cần thiết của tôn giáo, ngài trả lời, "tôn giáo là một công cụ để chuyển hóa tâm thức trở nên tích cực. Mọi người đều mong cầu hạnh phúc và tại đây trong thế kỷ 21, khi cơ sở vật chất được phát triển cao, thực sự còn rất nhiều người nghèo, nên vẫn cần sự phát triển về vật chất.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người bắt đầu nhận thức được những giới hạn của giá trị vật chất và hướng tới các giá trị tinh thần. Cho đến nay sự phát triển của bản thân vật chất đã thất bại trong việc tạo ra một xã hội hạnh phúc."

Trước thính chúng khoảng 250 người trong hội trường lớn hơn, đức cha Laurence đã mở đầu buổi pháp đàm bằng việc nhắc lại trong một dịp trước đó, khi ông đã thỉnh mời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma bình xét về một số đoạn trong Phúc âm, "chúng tôi vô cùng cảm động trước những huấn từ linh thiêng của ngài và trí tuệ của ngài về chân lý của Phúc âm. Phải cần rất nhiều hùng tâm."

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đáp lại rằng: "Tôi tìm thấy những tư tưởng giống với Phật pháp và điều đó giúp cho buổi gặp gỡ rất có giá trị. Sau đó quý ngài cùng các đạo hữu đã tới Bồ Ðề Ðạo Tràng, và lần đầu tiên các Phật tử và các Kitô hữu cùng cầu nguyện với nhau dưới gốc Bồ đề."

Cha Laurence luận giải rằng ông sẽ chia sẻ về Chúa Giêsu và bằng cách nào để thấu hiểu rằng ngài là một bậc đạo sư và sau đó đức Dalai Lama sẽ chia sẻ về Ðức Phật. Ông thỉnh mời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma có thể ngắt lời của ông khi ngài thấy cần đưa ra quan điểm.

"Tất cả chúng ta là con người. Khi tôi gặp một người, tôi nghĩ rằng, đây là một con người giống như tôi đang mong cầu có được hạnh phúc ".

Những nghi thức chỉ tạo ra các rào cản không cần thiết giữa chúng ta. Cùng là thành viên của một gia đình nhân loại, chúng ta không cần đối xử hình thức với nhau, vì vậy nếu tôi có điều cần chia sẻ, tôi sẽ làm như vậy."

Ðức cha Laurence bắt đầu chia sẻ quan điểm của mình:

"Tôi coi Chúa Giêsu như một con người, một con người lịch sử sau khi thấu hiểu ngài chính là Pháp tử của Thiên Chúa. Tôi nghĩ tới ngài như một đức chúa tự nhiên, một trong số ít các bậc xuất chúng đã trở thành đấng đạo sư của loài người.

Chúng ta biết rất ít về đời sống thời trẻ của ngài, nhưng chúng ta biết rằng ngài đã có một sự thức tỉnh khi ông được thanh thanh tẩy bởi đức cha Join và tinh thần đó đã thúc đẩy ngài bước vào sa mạc thực hành trong bốn mươi ngày. Ðức Chúa Giêsu đã giáo hóa bằng những dẫn dụ, vì vậy đời sống của ngài là những bài pháp.”


Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman tại
Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Ðộ, vào ngày 12
Tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

"Ðức Chúa Giêsu là một mẫu hình cho đời sống của tôi. Tôi tôn kính ngài như một bậc đạo sư của vũ trụ, một người toàn vẹn với chủ quyền tự nhiên, ngài là hiện thân của chân lý. Ngài là nơi chốn tôi có thể nương tựa với niềm tin và sự chí thành. Mối liên hệ với Chúa Giêsu đã giúp tôi loại bỏ mọi những mê mờ.”

Ðức cha nhận xét rằng dường như có một sự tương thông giữa các tư tưởng Kitô giáo cho rằng tất cả mọi người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa và Phật tính. Khi ngài trải nghiệm Ðức Chúa bên trong mình, ngài thấy đức Chúa được phản ánh nơi những người mà ngài gặp gỡ.

"Ðức Chúa Giêsu là một thầy thuốc, một nhà trị liệu, không phải là một thẩm phán; ngài mang pháp dược chữa lành cho thế giới. Ngài là một bậc đạo sư, một lãnh tụ và là một con đường sống. Bởi tôi cảm thấy như vậy nên tôi có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa."

"Tuyệt vời, tuyệt vời, đó là thực sự cũng là hiểu biết của riêng tôi về đức Chúa Giêsu," Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đáp lại. "Thông qua sự phân tích trí tuệ của mình, quý ngài đãcó sự hiểu biết làm chuyển hóa đời sống của mình."

"Tất cả Phật tử đều chấp nhận rằng Ðức Phật từng là thái tử. Khi ngài nhận ra rằng ngay cả đời sống của một thái tử cũng đầy những phiền não và chướng ngại, ngài đã đi tìm một đời sống ý nghĩa hơn và đi tìm sự hiểu biết về thực tại.

Ngài rời hoàng cung và dành sáu năm thiền định, trường chay và khổ hạnh. Ngài đã nghiêm mật trì giữ giới, định, tuệ. Ngài đã chứng đạt giác ngộ và từng tới thánh địa Sarnath để bắt đầu truyền trao giáo pháp. Ngài không màng tới địa vị xã hội, coi các vị vua và những hành khất bình đẳng như nhau; điều quan trọng là sự thực hành.

"Sau khi rời hoàng cung, ngài đã xuống tóc và xả bỏ trang phục hoàng gia, đắp y vàng của tăng sĩ. Ngoài các giới chính, các giới nguyện của tăng sĩ được thiết lập bất cứ khi nào Ðức Phật chỉnh sửa những lỗi mà chư tăng đã mắc, ngài đã không đưa ra các quy tắc được thiết lập từ trước.

Ngài đã thuyết dạy rằng không có một bản ngã độc lập mà bản ngã chỉ là một danh xưng thuần túy trên hợp thể thân tâm. Mục đích thực sự của giáo pháp chính là làm đoạn trừ tự ngã, đó là điều mà một niềm tin chuyên nhất nơi Chúa cũng có thể mang lại cho chúng ta.

Tất cả các tôn giáo đều có cùng một thông điệp về tình yêu thương, sự khoan dung, lòng từ bi và sự tha thứ, mặc dù quan điểm triết học có thể khác nhau.




Thính chúng lắng nghe buổi pháp đàm giữa
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Cha Laurence Freeman
tại Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Ðộ, trên 12
tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Trên đường trở lại hội trường sau giờ buổi trưa, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được cung đón bởi các đạo hữu, các cháu gái bị khiếm thính cùng các giáo viên tại Học viện Jeevan Jyoti giành cho người khuyết tật, nơi đây ngài đã giành nhiều trợ giúp.

Trong buổi pháp đàm đầu giờ chiều về chủ đề ý nghĩa của người đệ tử, cha Laurence, một lần nữa, chia sẻ rằng khi đức Chúa Giêsu tập hợp các đệ tử lại cùng nhau, ngài đã dạy rằng:

"Hãy theo ta". Ðức cha cho biết hình ảnh này về đệ tử mang ý nghĩa đặc trưng trong Kitô giáo, nhưng đồng thời cũng có một hàm ý phổ quát. Người đệ tử phải có tâm rộng mở, niềm tin và nói sự thật. Bậc thầy phải là niềm tin nơi đệ tử. Sự trung thực là biểu trưng cho mối quan hệ Bậc thầy-Ðệ tử. Ðức cha khẳng định rằng một mối quan hệ chân chính với bậc thầy là ánh sáng dẫn đường cho cuộc đời của người đệ tử.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chia sẻ rằng một bậc thầy phải có kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm nội chứng tâm linh. Ðiều quan trọng là khi thực hành theo một bậc thầy, bạn trở thành một người tĩnh tại hơn. Cả hai phía đều có bổn phận của mình, bổn phận của bậc thầy là giáo dưỡng người đệ tử và người đệ tử phải có hành động với lòng tôn kính.

Ngài nhắc nhở rằng chúng ta thường coi trọng quá nhiều tới hình tướng bên ngoài, ví như các phụ nữ trẻ trang điểm vẻ bề ngoài bằng các loại mỹ phẩm, trong khi điều quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta là vẻ đẹp nội tâm. Từ sự an bình nội tâm sẽ mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cộng đồng.

Nếu chúng ta có bình an nội tâm thì khi phải đối mặt với các rắc rối, chúng ta có thể dễ dàng hóa giải chúng. Bình an nội tâm mang lại sức mạnh.

Một câu hỏi được đưa lên rằng, có thể đồng thời là một tín đồ của Chúa Giêsu và Ðức Phật được không. Cha Laurence nhận xét rằng, Kinh Thánh có dạy, chúng ta nên đón nhận lời khuyên từ tất cả những bậc hiền trí, điều đó có nghĩa ta nên chấp nhận chân lý bất cứ nơi nào khi ta tìm thấy.

Ngài dẫn lời của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma rằng, có thể là một Phật tử và một Kitô hữu trong một thời gian, nhưng cuối cùng quý vị sẽ thấy bản thân nên thuộc về một truyền thống. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đồng ý quan điểm đó.


Ðức Ðạt Lai Lạt Ma gặp gỡ đạo hữu, các cháu gái bị
khiếm thính và giáo viên tại Học Viện Jyoti Jeevan
giành cho người khuyết tật ở Sarnath,
Uttar Pradesh, Ấn Ðộ, ngày 12 tháng một năm 2013.
Photo / Jeremy Russell / OHHDL


Một số thính chúng có đặt câu hỏi về các Kitô hữu thực hành thiền Phật giáo. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đáp lại rằng, có nhiều phương pháp khác nhau để trưởng dưỡng tâm và cũng có thể áp dụng thực hành như vậy. Quý vị cần phải xem đâu là phương pháp là hiệu quả nhất cho mình.

Một câu hỏi về những gì xảy ra cho con người sau khi chết, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma dạy rằng, "điều đơn giản là trong khi vẫn còn sống, hàng ngày chúng ta nên sống một đời sống có ý nghĩa.

Hãy giúp đỡ người khác bất cứ nơi nào mình có thể, nếu không thì ít nhất cũng tránh làm tổn hại tới họ. Nếu được như vậy, khi cái chết tới, chúng ta sẽ không hối tiếc và có thể cảm thấy tự tin đi tới thiên đường hay được một tái sinh tốt lành.

Ðây là những gì bản thân tôi đang làm. Ngay cả trong những giấc mơ của mình, tôi khắc ghi rằng mình là một tăng sĩ, không phải là Ðạt Lai Lạt Ma. Nếu cái chết tới đêm nay, tôi sẽ không hối tiếc và tôi mong nguyện sự tự tin này sẽ tiếp tục lan tỏa khắp. "


Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news
 Phạm Anh chuyển

Hãy là chính mình



HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

Ngày nọ, một cậu bé đứng tựa vào gốc cây to xù xì, thì thầm hỏi:

- Thần cây ơi! Thần cây hãy chỉ cho con cách nào làm ba mẹ vui lòng mà con vẫn được là chính con?

Thần cây đáp:

- Con hãy nhìn ta đây. Cả một đời ta phơi mình trong nắng gió, biết bao lần phải oằn người trong giông bão nhưng ta vẫn là ta, vẫn là thân cây tỏa bóng mát cho mọi người.

Qua hôm sau, một người đàn ông tìm đến cây than thở:

- Cây ơi, tôi là một người đàn ông bất tài vô dụng. Bao năm trôi qua rồi mà tôi vẫn chỉ là một anh nhân viên quèn, không thăng tiến được. Tôi không thể lo cho vợ con mình một cuộc sống  
tốt đẹp hơn. Tôi thật sự đã thất bại, tôi chán bản thân mình lắm rồi.

- Anh hay nhìn tôi mà xem - Cây lên tiếng chia sẻ - Tôi chấp nhận tự thay đổi để thích nghi với mọi điều kiện. Vào mùa xuân, tôi khoác lên mình chiếc áo xanh tươi, đâm chồi nở hoa rực rỡ.

 Nhưng khi mùa đông lạnh giá kéo về thì tôi ủ rũ, xám xịt với những cành cây khẳng khiu. Đến hè, tôi lại vươn vai tỏa bóng mát sum suê. Và như anh thấy đấy, dù có thay đổi thế nào thì tôi  vẫn là tôi, là gốc cây đứng bên vệ đường chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống.


Đến một ngày, một cô gái đang đau khổ vì tình yêu chạy tới ôm lấy thân cây, òa khóc nức nở:

- Cây ơi! Người yêu của tôi đã rời xa tôi rồi. Tôi cảm thấy mất mát thật nhiều và đau khổ lắm. Giờ đây, có lẽ tôi không thể yêu thương ai khác được nữa.

Cây nhìn cô gái đầy thương cảm, dịu dàng nói:

- Cô hãy ngước lên và nhìn tôi đi. Nào là chim chóc, sâu bọ, gõ kiến, nào là rong rêu, dây leo, cây tầm gửi bám đầy trên người tôi. Hằng ngày, chúng lấy đi của tôi biết bao nguồn nhựa sống 
. Nhiều khi, tôi tưởng như không còn sức chịu đựng thêm được nữa. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi. Tôi vẫn là tôi, hiên ngang cho đi và dám hy sinh những gì mình có.

Chúng ta cũng giống như cây kia vậy, phải luôn thay đổi sao cho có thể thích ứng với từng giai đoạn của cuộc sống. Hãy hướng đến những điều lớn lao nhưng cũng đừng nên quá tuyệt vọng 
khi sự việc diễn ra không như những gì bạn mong đợi. hãy sống mỗi ngày theo cách trọn vẹn nhất của bạn. Hãy để lòng dịu lại và lắng nghe con tim mách bảo, dũng cảm đối diện với khó khăn, thách thức. Cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nếu chúng ta cứ luôn sợ hãi, cân nhắc đắn đo giữa sự cho và nhận và không dám mạo hiểm trước nhứng gì cần mạo hiểm.

Ngọc Nga sưu tầm

mercredi 30 janvier 2013

.Thông Tin Y Học

Thông Tin Y Học
Các Bài Tổng Hợp Thông Tin Theo Chuyên Đề Từ Thời Sự Y Học Bổ Xung vào các topics có sẵn hoặc thông tin riêng lẻ.
Tự Điển Y Học.

Ánh nắng hại cho da Ăn nhiều hành tỏi có thể ngừa bệnh ung thư - BS Nguyễn Văn Đức
Ánh sáng ở mọi nơi - BS Thái Minh Trung
Bệnh do thức ăn nước uống - BS Nguyễn Văn Đức
Bệnh viêm gan C - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Bệnh viêm gan B
Các biến chứng của bịnh tiểu đường
Cà rót , nhân sâm của người nghèo
Da mùa lạnh
Gãy xương hông ở các vị có tuổi - BS Nguyễn Khắc Đoan
Ho
Hôi miệng
Khạc ra máu
Khám tổng quát
Lanh quá ! Lạnh quá ! BS Nguyễn Văn Đức
Ngứa mùa Đông (Winter itch) - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Ngừa sưng phổi : Pneumococcus - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức
NổI mề đay
Rụng tóc
Rung tâm nhĩ ( Các vị cao niên cần đọc bài nầy )
Sưng phổi (Pneumonia) - Bác Sĩ Nguyễn văn Đức
Sưng ruột dư ( Appendicitis ) - BS Nguyễn Văn Đức
Tai biến mạch máu nảo - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức
Bộ Sưu Tập Về Những Phương Thuốc Quý của Người Việt.Phục dương đại bổ tửu
Toa rượu thuốc Minh Mạng
11 bài thuốc trị bệnh bất lực Bài thuốc trị Gout
Bài thuốc hữu hiệu để giảm máu cao, mỡ cao
Chữa phỏng
Huyết áp thấp
Nấm sữa Kefir
Tỏi với sức khỏe
Thuốc trong rau
Bệnh cúm heo
Cập nhật về bệnh ung thư
Trị bệnh đau ngang thắt lưng
Tin vui cho người bệnh nghèo
Huấn thị điều hành căn bản cho người cao niên
Sơ Gan
Cây Sả chữa bệnh ung thư!!!
Cholesterol Tốt, Xấu ...
5 phương pháp tập thể dục buổi sáng
Chữa bệnh Gout không cần thuốc
Bệnh Dời Bò (Shingle)
Toa thuốc trị cao máu và mỡ trong máu
Trị Cholesterol bằng lá Aloe-Vera
Trị bệnh bằng "Đậu Đen"
Thuốc xông chữa cảm cúm
Phương pháp cầm máu dị thường
Bệnh Gout đến từ đâu
Dùng "dấm táo & mật ong" để trị bá bênh
Heart attacks and drinking warm water
Tắm âm dương
Canh chua bạc hà - Gây chứng bệnh Gout
Lá dứa trị bệnh tiểu đường
Cây Aloe Vera
Những lợi ích về việc đi bộ
Nước gạo lức, thần dược !!!
Với cây kim, ta có thể cứu người
Làm thế nào để khỏi già ?
Thuốc trị tê bại, đau nhức ...
Thuốc thần chữa bệnh "gout"
Những toa thuốc "mẹo"
Khám phá mới về gạo lức
Viêm gan

Phạm Anh Sưu tầm

Trang Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức



Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức đã hành nghề bác sĩ tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 40 năm, đã từng xuất bản hơn 6 tác phẩm biên khảo về sức khỏe, hiện đang cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, E-group Diễn Ðàn Y Khoa và hợp tác với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để giải đáp các vấn đề sức khỏe cho đồng bào ở VN. Bác Sĩ cũng là tác giả của 3 cuốn sách chung về chủ đề Dinh Dưỡng : Dinh Dưỡng và Ðiều Trị, Dinh Dưỡng và Sức Khoẻ, Dinh Dưỡng và Thực Phẩm rất hữu ích. BS Nguyễn Ý Ðức đã có nhã ý chia sẻ tất cả những bài viết của BS trên Exryu Cuối Tuần. Thành thật cám ơn Bác Sĩ Ðức.
(*Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức là bạn thời trung học với sempai Ðặng Lương Mô (Exryu VietNam))


Mục Lục
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tình dục ở Người Tuổi Cao.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dùng Cần Sa ở thanh thiếu niên
* Câu Chuyện Thầy Lang : Nhìn Da Chuẩn Đoán Bệnh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khám Nhũ Hoa, Tìm Ung Thư Vú - 10/2012
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đo Huyết Áp Đúng Cách
* Câu Chuyện Thầy Lang : Són Tiểu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Virus West Nile
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chân Không Chịu Nghỉ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Test Tube Baby
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đau Thắt Lưng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vai trò của DINH DƯỠNG
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thủ Dâm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chuyện Lạ Y học Việt Nam
* Câu Chuyện Thầy Lang : Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khóc
* Câu Chuyện Thầy Lang : Rủi Ro Quần Áo Giặt Khô
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thay Tim
* Câu Chuyện Thầy Lang : Loại Bỏ Bệnh Lao Trong Đời Mình
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Của Động Mạch Vành
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sớm Xuất Tinh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chuột Rút
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vài điều cần biết về Thuốc Ngủ.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Bà Bầu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Run Tay
* Câu Chuyện Thầy Lang : Trí Nhớ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mộng Du
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sống Với Viêm Khớp
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phòng Ngừa Sâu Răng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đối Phó Với Dị Ứng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khám Nhũ Hoa, Tìm Ung Thư Vú
* Câu Chuyện Thầy Lang : Viêm Gan B
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đầu Thu Xin Chích Ngừa Flu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thở
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thay Thận
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bạo Hành Gia Đình
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chích Ngừa và Khai Trường
* Câu Chuyện Thầy Lang : Miệng Khô
* Câu Chuyện Thầy Lang : “Man Best Friend” với y khoa học
* Câu Chuyện Thầy Lang : Xả Stress
* Câu Chuyện Thầy Lang : Cách Dùng Insulin
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ảnh hưởng của nắng trên cơ thể
* Câu Chuyện Thầy Lang : Điều Trị Phục Hồi Sau Đột Quỵ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ghiền Sex
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chăm Sóc Cha Mẹ Lú Lẫn
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dinh Dưỡng ở Người Tuổi Cao
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hiến Thân Xác Cho Y Khoa Học
* Câu Chuyện Thầy Lang : Giải Trí Tuổi Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tăm hơi
* Câu Chuyện Thầy Lang : Giải Đáp Sức Khỏe Qua V.O.A.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sớm Khám Phá Ung Thư Ruột Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thực Phẩm và Hạt Phóng Xạ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Có Thai Đi Máy Bay.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mấy Ngộ Nhận Về Bệnh Tim
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bàn vế giấc ngủ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sinh Tố
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bảo vệ Sức Khỏe Trên Du Thuyền
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tránh Rủi Ro Tự Dùng Thuốc.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Muôn Người Hạnh Phúc Chan Hòa
* Câu Chuyện Thầy Lang : Gan Nhiễm Mỡ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Trẻ em bắt nạt trẻ em
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khi Miệng Hết Thơm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Công dụng của chất xơ.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Những Con Số HÊN cho Sức Khỏe
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hạt Ngắn Hạt Dài, Đỏ hay Trắng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Con Trẻ Chơi Game
* Câu Chuyện Thầy Lang : Món Cá Quê Hương
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khoáng Chất Trong Cơ Thể
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sống Với Thận Suy
* Câu Chuyện Thầy Lang : Một Vài Ly Rượu với Sức Khỏe
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ngày Thánh Mẫu 2010
* Câu Chuyện Thầy Lang : Nấm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mệt Mỏi Kinh Niên
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hậu Quả của Dầu Tràn
* Câu Chuyện Thầy Lang : Xét Nghiệm Truy Tìm Bệnh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thời Sự Y Học 2/7/2010
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mua Láng Giềng Gần
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mua Dược Phẩm Qua Internet
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ông Bà và Các Cháu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dinh Dưỡng ở Tuổi Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Điều Trị Cấp Cứu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Để Giảm Chi Phí Khám Chữa Bệnh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vấn Đáp Ẩm Thực
* Câu Chuyện Thầy Lang : Rủi Ro Điện Đàm Khi Lái xe
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phòng Tránh Bệnh Trong Tháng Ba
* Câu Chuyện Thầy Lang : Người Việt trên đất Mỹ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Nữ Giới với Bệnh Tim
* Câu Chuyện Thầy Lang : Rượu Xuân nên uống vừa thôi
* Câu Chuyện Thầy Lang : Viagra và Đồng Nhóm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Quyết Tâm Đầu Năm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Viên Aspirin với Bệnh Tim
* Câu Chuyện Thầy Lang : ASPIRIN, viên thuốc đa dụng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ám ảnh sợ xã hội
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dược Thảo
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tản Mạn về BIA
* Câu Chuyện Thầy Lang : Quyết Định Trước Trong Y Khoa
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thận Trọng với Thuốc Ho, Cảm lạnh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ảnh hưởng của rượu trên thai nhi
* Câu Chuyện Thầy Lang : PHO- MÁT
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tiến bộ của phẫu thuật
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dinh Dưỡng Khi Có Thai
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hội Chứng “ Ngồi Lê Đôi Mách”
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vài vấn đề y tế cần lưu ý
* Câu Chuyện Thầy Lang : Khoảng cách thế hệ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Có Chăng Món Ăn Kích Dục
* Câu Chuyện Thầy Lang : Cảnh Giác Với Bệnh Tật
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hãy Là Một Bệnh Nhân Sáng Suốt
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tráí cây
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh thường thấy ở mắt
* Câu Chuyện Thầy Lang : Huyết Áp Thấp
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phòng ngừa rủi ro Nắng Hạ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Những xét nghiệm cần thiết
* Câu Chuyện Thầy Lang : … Cái Tóc Là Góc Con Người
* Câu Chuyện Thầy Lang : Cúm Heo
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thuốc Ở Trong Rau
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phì Đại Nhiếp Tuyến
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thịt Ðỏ, Thịt Trắng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sớm Khám Phá Ung Thư Ruột Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Do Răng Miệng Mà Ra
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thượng Thổ, Hạ Tả
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thái Độ Trước Sự Hóa Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Nước ngọt có gas
* Câu Chuyện Thầy Lang : Lái Xe An Toàn, Thân Thiện
* Câu Chuyện Thầy Lang : Cho và Ghép Bộ Phận Cơ Thể
* Câu Chuyện Thầy Lang : Để Có Một Nếp Sống Lành Mạnh
* Câu Chuyện Thầy Lang : An Toàn Sức Khỏe Mùa Đông
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hậu Quả của Sự Thiếu Ngủ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Loãng Xương
* Câu Chuyện Thầy Lang : Còn lại đôi ta
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ung Thư Gan
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vài thắc mắc về Ung Thư Vú
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thói Quen Tốt, Xấu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Lo Âu
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Zona-Thần-Kinh
* Câu Chuyện Thầy Lang : Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đôi điều về cà phê, nước uống
* Câu Chuyện Thầy Lang : Đau Tim, Tức Ngực
* Câu Chuyện Thầy Lang : Dược Phẩm Hết Hạn
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Gai Cột Sống
* Câu Chuyện Thầy Lang : Âm Thanh Ồn: Ô Nhiễm Vô Hình
* Câu Chuyện Thầy Lang : Mạn Đàm, Trò Chuyện
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ngộ Độc Thực Phẩm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hút Mỡ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ý kiến thứ hai
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Tay-Chân-Miệng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Lại Nói Về Sinh Tố, Khoáng Chất.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thuốc Vờ- Hiệu quả Placebo
* Câu Chuyện Thầy Lang : Phòng Tránh Bệnh Tim Mạch
* Câu Chuyện Thầy Lang : Nhiệt độ cơ thể và Sốt
* Câu Chuyện Thầy Lang : Sinh Tố D và Ánh Sáng Mặt Trời.
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Thường Thấy Ở Mắt
* Câu Chuyện Thầy Lang : Ung Thư Ruột Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Lao-Kháng-Nhiều-Thuốc
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thuốc Chống Trầm Cảm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bao Tử Với Sự Tiêu Hóa Thực Phẩm
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tình Bằng Hữu-Bạn Già
* Câu Chuyện Thầy Lang : Có cần dùng thêm sinh tố E?
* Câu Chuyện Thầy Lang : Da khô mùa đông
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tâm sự với người Y Sĩ
* Câu Chuyện Thầy Lang : Những quyết tâm đầu năm
* Câu Chuyện Thầy Lang : NGHIỆN RƯỢU
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chặn Đứng bệnh AIDS ở trẻ em
* Câu Chuyện Thầy Lang : Vài Điều Nên Biết Khi Đi Máy Bay
* Câu Chuyện Thầy Lang : Lợi Hại của Chất Béo
* Câu Chuyện Thầy Lang : Hiểu Rõ Y Sử Gia Đình
* Câu Chuyện Thầy Lang : Thực Phẩm Chức Năng
* Câu Chuyện Thầy Lang : Bệnh Thống Phong - (GOUT)
* Câu Chuyện Thầy Lang : “Hâm Nóng Toàn Cầu” và Sức Khỏe
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tại Sao Cần Uống Nước?
* Câu Chuyện Thầy Lang : Chứng ợ chua
* Câu Chuyện Thầy Lang : Tư vấn về tâm bệnh
* Câu Chuyện Thầy Lang: Ngộ Độc Với Chì
* Câu Chuyện Thầy Lang: Trái Bưởi
* Câu Chuyện Thầy Lang: Ung Thư Bạch Cầu
* Câu Chuyện Thầy Lang: Quyền Hạn Của Bệnh Nhân
* Câu Chuyện Thầy Lang: Cuộc đua với tử thần
* Câu Chuyện Thầy Lang: Chất phụ gia thực phẩm
* Câu Chuyện Thầy Lang: Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS
* Câu Chuyện Thầy Lang: Bàn Chải và Kem Đánh Răng
* Câu Chuyện Thầy Lang: Khiêu Vũ vừa Vui vừa Khỏe
* Câu Chuyện Thầy Lang: Phòng Tránh Rủi Ro Té Ngã
* Câu Chuyện Thầy Lang: Tâm Bệnh
* Câu Chuyện Thầy Lang: Ðộc Chất Trong Nhà
* Câu Chuyện Thầy Lang: Thay Đổi Hình Dáng của Tuổi Già
* Câu Chuyện Thầy Lang: Hội Chứng TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)
* Câu Chuyện Thầy Lang: Xin đừng quên bữa điểm tâm
* Câu Chuyện Thầy Lang: Chăm sóc đôi bàn chân
* Thận nhân tạo - Lọc máu - BS Nguyễn Ý Đức
* Nhu Cầu Cận Tử - BS Nguyễn Ý Đức
* Tìm hiểu về thử nghiệm y khoa