jeudi 31 octobre 2013

Thuốc tây, thuốc Bắc, thuốc Nam dưới mắt một bác sĩ tây y


Bài của Bác sĩ Nguyễn văn Hoàng (Hoàng Nguyên) trích từ Việt Vùng Vịnh

Kính thưa quý vị, một hôm, có một bệnh nhân đến phòng mạch, yêu cầu chúng tôi thử máu tổng quát. Là bác sĩ, trước khi thử máu thì cần phải biết tại sao bệnh nhân có yêu cầu này, vì nhiều khi bệnh nhân có những căn bệnh mà cuộc thử nghiệm tổng quát không phải là thử nghiệm thích hợp nhất. Sau khi được hỏi bệnh cẩn thận, bệnh nhân dứt khoát là không bị bệnh gì cả, chỉ muốn khám nghiệm tổng quát. Thấy bệnh nhân trong độ tuổi giữa 45 và 49, cũng là tuổi mà bộ y tế muốn các BS làm một cuộc khám nghiệm tổng quát, chúng tôi đồng ý cho bệnh nhân thử máu. 


Thật tình cờ, khi kết quả trở về thì cho thấy bệnh nhân bị suy gan khá trầm trọng. Tất nhiên tiếp theo đó những thử nghiệm khác được tiến hành, để tìm hiểu thêm nguyên nhân của sự suy gan, mà người Việt mình thường gọi là nóng gan, như thử các bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn gây ra, siêu âm gan, và hỏi lại thật cặn kẻ việc ăn uống cùng thuốc men của bệnh nhân. Nên biết, rượu hay thuốc làm giảm mỡ (cholesterol) cũng thường là nguyên nhân làm cho "nóng gan".

Kết quả là không một nguyên nhân nào được tìm thấy, nhưng chính trong lần khám nghiệm thứ ba này, bệnh nhân tiết lộ đang dùng thuốc Bắc, mặc dù trong những lần khám nghiệm trước, đã được hỏi về những thuốc men mà bệnh nhân sử dụng. Sau một thời gian ngưng uống liều thuốc Bắc này, gan bệnh nhân trở lại bình thường. 

Kính thưa quý vị, chúng tôi lớn lên ở VN, tuy không học qua Ðông y, nhưng cũng nghe lõm bõm về khái niệm âm dương ngũ hành, thổ sinh kim, thủy khắc hỏa vân vân. Khi ở VN thì chúng tôi học 4 năm đại học ngành hóa học, thấy người Tây phương chia vạn vật ra làm hàng tỉ tỉ hợp chất khác nhau, mà thành phần đơn chất căn bản để cấu tạo nên những hợp chất này là nguyên tố, như oxygen, carbon, sắt, đồng, nitrogen vân vân. Té ra đời không thể nhìn đơn giản với kim mộc thủy hỏa thổ mà đủ (quan niệm của Hy Lạp cách đây mấy ngàn năm cũng tương tự như vậy, nhưng nay người ta đã tiến rất xa rồi). Khi sang Úc, học ngành y, thì chúng tôi được biết thêm cách thức Tây phương nghiên cứu thuốc men.

Xin được vắn tắt về cách Tây y nghiên cứu một môn thuốc trước khi thuốc này được đưa ra thị trường cho người bệnh dùng.

Một liều thuốc Tây căn bản, thường chỉ bao gồm một hợp chất (hoặc cao lắm là vài hợp chất) trộn với chất bột không có tính thuốc. Sau khi thử trên loài vật có hệ thống sinh lý tương đối giống con người và đã xác định được hiệu quả của thuốc, người ta mới bắt đầu thử trên con người.

Ở giai đoạn thử trên con người này, hầu như luôn luôn người ta sử dụng phương pháp gọi là "double blinded study". Xin đưa một thí dụ. Các bệnh nhân có cùng một căn bệnh, sẽ được chia làm 2 nhóm. Một nhóm sẽ được cho uống thuốc thật và một nhóm được cho uống thuốc giả (placebo), tức là viên thuốc chỉ có chất bột mà không có hợp chất thuốc.
Bác sĩ cho thuốc cũng không hề biết viên thuốc mình cho bệnh nhân uống là thực hay giả, và tất nhiên bệnh nhân cũng không biết luôn. Do đó, người ta gọi là "double blinded", cả hai, thầy lang và con bệnh, đều bị "bịt mắt". Người biết ai uống thuốc thật, ai uống thuốc giả là những nhân viên hành chánh, chưa hề gặp mặt các bệnh nhân. 

Sau một thời gian dùng thuốc, bệnh nhân được kiểm tra lại. Thí dụ như trong trường hợp thử nghiệm loại thuốc giảm áp huyết, người ta sẽ đo lại áp huyết của bệnh nhân, và so sánh với áp huyết trước khi dùng thuốc. 

Cùng lúc, người ta hỏi bệnh nhân về các phản ứng phụ, như buồn nôn, chóng mặt vân vân, và đo đạc những thay đổi khách quan khác như thử máu xem gan có bị "nóng" (bệnh) hay không, công năng thận ra sao vân vân. Sau đó người ta đưa sang thống kê để phân tích.
Nếu trường hợp 99% người uống thuốc thật khỏi bệnh, còn chỉ có 1% người uống thuốc giả khỏi bệnh, thì ta có thể kết luận là thuốc này công hiệu. Ngược lại, nếu chỉ có 5% người uống thuốc thật hết bệnh và có 4% người uống thuốc giả cũng khỏi bệnh, thì có thể ta cũng thấy được uống thuốc hay không cũng không khác gì nhau, tức là thuốc không nhiệu nghiệm. 

Nhưng thông thường, kết quả không rõ rệt như vậy, mà có thể là 563/1000 người dùng thuốc thật sẽ khỏi bệnh, 230/1000 người dùng thuốc giả hết bệnh. Như vậy thì thuốc thật có công hiệu không? Và thuốc giả thì sao, vì cũng có người hết bệnh đó mà 

Ðến đây, vai trò của toán thống kê vô cùng quan trọng. Toán thống kê cuối cùng sẽ cho ta một kết luận, kết luận rằng có thể nào vì "rùa" (tình cờ) mà có nhiều người uống thuốc thật khỏi bệnh hơn người uống thuốc giả không. (chỉ số dùng để kết luận này được gọi là "p value", và nếu nó nhỏ hơn 0.05 thì kể như không thể nào thuốc thật "chó ngáp phải ruồi" được). Song song đó, người ta cũng phải bảo đảm những bệnh nhân tham gia cuộc thử thuốc không có những bệnh khác, hoặc không có uống những thuốc khác.

Sở dĩ người ta phải so sánh người uống thuốc thật và thuốc giả là để loại đi vai trò của tâm lý ảnh hưởng lên người bệnh (hiệu ứng tâm lý này rất quan trọng, gọi là placebo effect), vì nhiều người chỉ nhờ tin tưởng mà hết bệnh, nhất là đối với những chứng bệnh mà ta không thể đo lường một cách khách quan được, thí dụ như bệnh nhức đầu. (Nhức, đau, ngứa là những triệu chứng vô cùng chủ quan, chỉ có bản thân bệnh nhân mới định lượng được thôi).

Và, sở dĩ người ta chú ý đến những yếu tố khác của bệnh nhân là vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến căn bệnh. Thí dụ như một người nghĩ rằng vì nhờ uống hà thủ ô mà tóc trở nên đen, nhưng không chừng trong thời gian đó, người này ăn nhiều rau giấp cá, mà chính rau giấp cá mới có tác dụng làm đen tóc thì sao (chỉ thí dụ như vậy mà thôi). Chắc chúng ta không biết được trong 1000 người uống hà thủ ô thì có bao nhiêu người tóc bạc trở thành đen (e rằng không có đến 1 người, nhờ vậy mà thuốc nhuộm tóc vẫn bán chay re re).

Kính thưa quý vị, đó là quá trình thử nghiệm và thực nghiệm của Tây y, mà theo chúng tôi, y học cổ truyền của chúng ta không có. Y học cổ truyền dựa trên kinh nghiệm tích lũy, nhưng không có thống kê rõ ràng.

Chúng tôi được biết có rất nhiều bệnh nhân tin rằng uống thuốc Bắc sẽ khỏi một số bệnh nan y, tốn tiền rất nhiều, nhưng cuối cùng trong một ngàn người dùng thuốc này có bao nhiêu người khỏi bệnh và bao nhều người... quy tiên, ta cũng không biết. Một số người do nhìn thấy một vài trường hợp cá biệt rồi khái quát hóa, cho rằng liều thuốc đông y ấy có hiệu nghiệm trên mọi người. Có lẽ là vì Ðông y thiếu thực nghiệm và thống kê.

Thứ đến, rất nhiều bệnh nhân than phiền về phản ứng phụ của Tây y.

Kính thưa quý vị, trong khi một viên thuốc Tây chỉ có một hay hai hợp chất, thì một khúc rễ cây, một túi mật, có hàng chục đến hàng trăm hợp chất trong đó. Như vậy thì "phản ứng không mong muốn" (unwanted effects) ắt phải nhiều hơn rất nhiều. Một viên Morphine chỉ chứa có chất Morphine mà thôi, trong khi đó nếu ăn một cây á phiện thì ta cho vào cơ thể biết bao nhiêu tạp chất khác. Vấn đề nằm ở hai chữ: LIỀU LƯỢNG.

Kính thưa quý vị, chắc chắn một số thuốc Ta, thuốc Bắc, thuốc Nam cũng có hiệu lực, nên mới lưu truyền cả ngàn năm, nhưng sự nghiên cứu của những loại thuốc này thực thua kém thuốc Tây rất xa. Nói đến thuốc Bắc thuốc Nam thì chắc có lẽ vua Càn Long, Tần Thủy Hoàng, các đại quan, phú hộ của Tàu là người uống nhiều nhất, cũng được toàn các danh y, Hoa Ðà, Biển Thước chẩn trị. Nhưng kết quả các vị ây ra sao, chết lúc bao nhiêu tuổi, có mạnh khỏe hơn tổng thống Bush hay không, ta cũng thấy rồi.

Các vị ngày xưa thường nói, nhân sinh thất thập cổ lai hy, bây giờ với Tây y thì nhân sinh thất thập mà "die", thì là... hơi yểu mệnh đó. Ngày nay, có rất nhiều cô chú bác đã xấp xỉ thất thập, nhưng vẫn còn mạnh cuồi cuội, đi shop, đi du lịch, đi biểu tình rần rần, so với các vị quan lớn, vua chúa ngày xưa thì khỏe và thọ hơn nhiều, dù không uống sâm nhung, dù không dùng cao hổ cốt, lộc nai, sừng tê giác.

Bài tâm tình về thuốc này không nhằm việc bài bác Ðông y, mà chỉ để chúng ta thấy được sự khác biệt trong nghiên cứu giữa Ðông và Tây y. Là một người theo ngành khoa học, nhìn đời qua cặp mắt thống kê, cá nhân của chúng tôi chỉ được thuyết phục khi nào thuốc Bắc, thuốc Nam, Ðông y, Trung Y, có những nghiên cứu tinh tế, chi tiết, với sự chứng minh của thống kê mà thôi.
Nhiều bệnh nhân khi gặp bác sĩ Tây y, thường hỏi thuốc này có những phản ứng phụ gì. Hầu như lúc nào BS cũng biết, nếu không biết thì mảnh giấy hướng dẫn trong hộp thuốc cũng có ghi. Quý vị vẫn có thể dùng thuốc Bắc, thuốc Nam, nhưng khi gặp các Ðông y sĩ, hay Trung y sĩ, nên hỏi xem thuốc ấy có tạo phản ứng phụ gì không. Ðiều này sẽ hữu ích cho hiểu biết và sức khỏe của chúng ta.

mardi 29 octobre 2013

Phát hiện sớm được bệnh ung thư và cách chữa

 

Nguồn

Nhờ máy đo áp huyết và máy đo đường phát hiện sớm được bệnh ung thư và cách chữa


Xưa nay ai cũng biết máy đo áp huyết chỉ dùng cho những bệnh nhân bị cao áp huyết để kiểm soát áp huyết khi uống thuốc. Theo tây y, những người áp huyết tốt không có bệnh, áp huyết đều nằm trong tiêu chuẩn từ 100mmHg đến 140mmHg, ngoài ra nếu có những bệnh khác mà áp huyết vẫn nằm trong tiêu chuẩn 100-140mmHg thì không liên quan gì đến bệnh áp huyết, nhưng thật ra nó vẫn xẩy ra những bệnh nan y mà tây y không tìm ra nguyên nhân.

Theo kinh nghiệm của môn Khí Công Trị Liệu, thì áp huyết phải phù hợp với độ tuổi, không cao, không thấp, lý thuyết đông y gọi những bệnh do nguyên nhân dư thừa là bệnh thực, do nguyên nhân thiếu kém gọi là bệnh hư.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi) 
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

 
Thí dụ áp huyết cao ở trẻ em :
Tuổi thiếu nhi mà có áp huyết cao bằng tuổi thanh niên hay trung niên là một loại bệnh thực do dư thừa áp huyết thay vì đứt mạch máu não do cao áp huyết tăng đến trên 20mmHg, nhưng trẻ em thường bị vỡ niêm mạc mũi gọi là bệnh chảy máu cam, tây y không biết nguyên nhân này nên không chữa vào gốc bệnh làm hạ áp huyết, mà đốt niệm mạc mũi hay bôi vaseline, áp lực khí đẩy máu không vỡ ở mũi sẽ vỡ đứt mạch ở chỗ khác như thần kinh mặt, mắt, làm liệt mặt...

Thí dụ áp huyết thấp ở người lớn :
Tuổi người lớn mà có áp huyết thấp như trẻ em là một loại bệnh hư không tìm ra nguyên nhân nhưng khiến bệnh nhân mất ngủ, đau nhức quanh năm, tiêu hóa kém, trầm cảm, tâm thần ...nên đối với tây y là một bệnh nan y.

Theo tây y giải thích 3 con số của máy đo áp huyết :

Số thứ nhất là tâm thu là tim co bóp đẩy máu ra đại động mạch tim dẫn máu đi nuôi khắp cơ thể.
Số thứ hai là tâm trương là tim mở ra thu máu về tim qua ống đại tĩnh mạch.
Số thứ ba là nhịp tim do số lần tim co bóp bơm máu trong 1 phút.

A- Khí Công Trị Liệu :

a-Người lớn có áp huyết thấp như trẻ em có nguy cơ ung thư do thiếu máu

Theo môn Khí Công Trị Liệu giải thích theo lý thuyết đông y khác với tây y, nhưng rất quan trọng đối với đông y, nhờ máy này, đông y khám bệnh trước kia bắt mạch bằng 3 ngón tay đặt trên cổ tay của bệnh nhân theo kinh nghiệm chủ quan của mỗi thầy thuốc không được chính xác bằng máy đo áp huyết hiện ra con số rõ ràng, tuy nhiên sự giải thích 3 con số của máy khám bệnh này trên nguyên tắc giống nhau :

Thí dụ cụ thể lấy áp huyết tiêu chuẩn của tuổi lão niên :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Con số thứ nhất : 130-140 là con số chỉ khí lực của cơ thể, sai số 10mmHg là lực hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu tốt. Gọi chung là KHÍ.
Con số thứ hai : Chỉ van tim như một cánh cửa đóng mở điều chỉnh lượng máu qua tim. Gọi chung là HUYẾT. Tùy theo lượng máu ít thì cửa van tim mở nhỏ 80, lượng máu nhiều thì mở lớn 90.

Con số thứ ba là nhịp tim, đông y bắt mạch ở cổ tay thì gọi là nhịp mạch 70-80, có nghĩa tối thiểu 70, tối đa 80 thì cơ thể ấm không nóng không lạnh. Nếu dưới 70 đông y gọi là cơ thể hàn, cao hơn 80 gọi là cơ thể nhiệt. Khi nhịp tim cao đến 120 cơ thể bị sốt, trường hợp này giống tây y, nhưng theo đông y, bắt mạch để biết hàn hay nhiệt trong máu nguyên nhân do nồng độ máu cao hay thấp lại lệ thuộc vào lượng đường trong máu, nên theo môn Khí Công Trị Liệu gọi là ĐƯỜNG.
Như vậy 3 số đo áp huyết của tây y là :
Tâm thu/tâm trương/nhịp tim
được đổi sang 3 yếu tố gây bệnh : Khí lực/lượnghuyết/đường

Số thứ 1 :Như bệnh khí lực dư thừa, bệnh khí lực thiếu hụt.
Số thứ 2 :Bệnh dư máu, bệnh thiếu lượng máu
Số thứ 3 :Bệnh dư đường, bệnh thiếu đường trong máu

Người lớn có áp huyết như trẻ em 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60, theo công thức yếu tố gây bệnh Khí lực/lượng máu/Đường khi so sánh với áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi, chúng ta kết luận nguyên nhân bệnh là Khí thiếu, huyết thiếu, đường thiếu làm cho các tế bào không được nuôi dưỡng đầy đủ làm giảm dần chức năng hoạt động của chúng để duy trì sự sống cho con người.

Thiếu Khí và Huyết thì tây y không có chuyên khoa về cách làm tăng khí oxy để duy trì công thức máu Fe2O3, mặc dù có tăng thuốc bổ máu là chất sắt Fe2, chỉ làm cho cơ thể thừa chất sắt mà vẫn thiếu máu, còn ăn uống những thức ăn bổ máu có làm tăng lượng máu chậm vì không có khí lực chuyển hóa thức ăn thành máu toàn phần để làm tăng khí lực, mà đa số chuyển hóa thành mỡ dự trữ, vì vậy có những người béo phì mà khí lực yếu.

Về khí lực :
Thiếu máu trong Khí Công Trị Bệnh là thiếu lượng máu trong cơ thể, thí dụ người lớn tuổi trung bình nặng 60kg, đơn giản hóa là 60 kí lô tế bào thì cần phải đủ khí lực từ 130-140, đủ máu qua tim từ 80-90, đủ nồng độ đường trong máu 70-80.
Nhưng người lớn 60 kg lô tế bào có áp huyết thấp như trẻ em 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi) thì cả 3 yếu tố Khí lực/Máu/Đường chỉ đủ nuôi 1 cơ thể nặng 30 kí lô tế bào, còn 30 kí lô tế bào không có máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu dần không còn khả năng hoạt động theo chức năng của mình, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư tiềm ẩn rải rác trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nan y tây y không tìm ra bệnh và uống thuốc không có hiệu qủa như mất ngủ, trầm cảm, đau nhức thần kinh gân cơ, Parkinson chân tay co giật mềm, ăn không tiêu, mắt mờ, migrain, mất trí nhớ, rụng tóc, hay buồn ngủ, hôn mê, ác mộng, bệnh trầm cảm, tâm thần, điên nói lảm nhảm....

Về huyết :
Thiếu máu theo tây y là tỷ lệ bạch cầu hồng cầu được tìm thấy là hồng cầu giảm, mà không để ý đến lượng máu. Dù tỷ lệ bạch cầu hồng cầu đúng, thì dù 1 lít hay 4 lít cũng giống nhau, nhưng lượng máu 1 lít với 4 lít tuần hoàn nuôi tế bào đủ hay thiếu hoàn toàn khác nhau, vì 1 lít máu thì có thể tuần hoàn trong cơ thể trẻ em nặng 20 ki lô tế bào, 4 lít máu tuần hoàn mới nuôi đủ 1 cơ thể người lớn nặng 60 kí lô tế bào. Nên có điều nghịch lý khi thiếu máu xin bác sĩ cho mua B12 để chích thì bị từ chối khi xét nghiệm máu, kết luận không thiếu máu, đó cũng là 1 nguyên nhân làm tế bào suy yếu dần trong nhiều năm, gây biến chứng đau nhức rồi dẫn đến tế bào trở thành ung thư rải rác, và áp huyết thấp dần dưới 100mmHg, cho đến khi áp huyết xuống 80mmHg lúc đó các tế bào ung thư kết thành khôi thì tây y mới thấy thực thể 1 khối u, mới xét nghiệm là khối u lành hay ác tính.

Về đường :
Thiếu đường để nuôi cơ bắp, theo đông y, chất ngọt vào tỳ vị chuyển hóa thức ăn thành chất nuôi bắp thịt, thiếu đường làm teo mất dần bắp thịt, những bắp thịt của các lực sĩ cần rất nhiều lượng đường hơn người bình thường, nên những người cùng tuổi, cùng thể trọng, ăn cùng lượng đường giống nhau, nhưng một người làm việc nặng đổ mồ hôi làm lượng đường trong máu giảm nhanh khiến cơ thể thiếu đường làm mệt mỏi cơ bắp, còn người kia ăn xong chỉ nằm một chỗ không vận động thì lại bị bệnh dư đường trong máu.
Như vậy lượng đường ăn trong ngày còn tùy theo sự vận động của cơ bắp. Khi chúng ta dư đường trong máu do không vận động thì tây y kết luận chúng ta bị bệnh tiểu đường phải dùng thuốc trị bệnh tiểu đường, nên đuờng cơ thể càng thiếu dần cho đến khi cơ bắp tay và chân teo dần, khi chúng ta nhận thấy cơ bắp mất đi thì chúng ta đã bị bệnh suy cơ tim từ lâu rồi, vì cơ co bóp tim, và thịt của qủa tim mạnh nhờ vào đường nó mới làm việc mạnh để bơm máu tuần hoàn, khi cơ co bóp tim giảm thì tuần hoàn máu chậm, làm nhịp tim càng chậm, máu không đi nuôi được gân cơ thần kinh làm đau nhức, không lên nuôi thần kinh thị giác làm mắt mù, không nuôi thần kinh trung ương và thần kinh não làm mất trí nhớ, không nuôi thần kinh giao cảm và hưng phấn làm liệt thần kinh vận động và sinh hoạt tình dục...Tất cả những hậu qủa này do suy tim, suy tim do nguyên nhân thiếu đường do không ăn đường lại còn uống thuốc trị tiểu đường làm hạ đường thêm, ngược lại với người ăn đường nhiều mà vẫn không bị bệnh tiểu đường vì cơ bắp phải làm việc nhiều, số đường được tiêu thụ hết, nên tây y khuyên cần phải tập thể dục nhưng không ai tập nổi vì cơ thể không có đủ đường phân phối cho những vận động này.
Theo kinh nghiệm của Khí Công Trị Liệu, bệnh mù mắt không phảo do tăng đường là mù mắt, mà giảm đường quá thấp, đo đường trên mắt còn 3.5mmol/l trong khi đường đo ở ngón tay 4.5-5.0mmol/l do uống thuốc tiểu đường giữ cho đường trong máu thấp nên nhịp tim tuần hoàn máu không đủ đem máu lên nuôi mắt.

Xin xem thêm bài 5 công dụng của máy đo áp huyết :
Công dụng của máy đo áp huyết và máy đo đường khám phá ra được những nguyên nhân của những bệnh nan y và ung thư :

Video Bài giảng Công Dụng của Máy Đo Áp Huyết
http://www.youtube.com/watch?v=92TXdDU1CvY
5 công dụng của máy đo áp huyết :

1-Đo khám chức năng hoạt động của bao tử :

Khi đo bên tay trái như tây y thường đo tìm bệnh cao áp huyết, nhưng theo Khí Công Trị Liệu, áp huyết thay đổi khi bụng đói sẽ thấp. Khi ăn qúa no thì áp huyết tăng cao.
Ngược lại khi bụng đói đo áp huyết cao, sau khi ăn no, đo áp huyết lại thấp, là chức năng bao tử không làm việc, thức ăn bị giữ trong bao tử mà không hấp thụ chuyển hóa, nên thức ăn lên men ợ chua, tăng acid làm loét bao tử, một thời gian lâu thì bao tử chai khi đo áp huyết trước và sau khi ăn giống nhau, có nghĩa thể tích trong bao tử không chuyển động, thí dụ trước khi ăn 150/90/95, sau khi ăn 150/92/100, có nghĩa là Khí lực không thông/lượng máu tăng/nồng độ máu tăng trong bao tử.

Cũng nhờ công thức áp huyết này, chúng ta lý luận bệnh nhân tuổi lão niên, trước khi ăn và sau khi ăn có số đo áp huyết thí dụ như :
Trước 105/60/55 và sau 105/65/60 là Khí lực không thay đổi là bao tử teo/ tăng lượng máu trong bao tử/ tăng nồng độ máu làm ợ hơi nghẹn tim ngực.

2-Đo khám chức năng hoạt dộng của gan:

Bên tay phải, tây y không đo bên tay phải, vì tuởng tay nào cũng giống nhau, chỉ đo tay phải khi tay trái không thể đo được.
Cũng như trước và sau khi ăn phải thay đổi áp huyết để xem chức năng hoạt động của gan. Trước khi ăn, bụng đói thì áp huyết bên gan phải cao vì phải làm việc trước để kích thích dịch chất cho bao tử khiến cho mình cảm thấy đói đòi ăn, sau khi ăn thì áp huyết bao tử phải cao, áp huyết bên gan phải thấp là chức năng chuyển hóa đúng.

3-Khám chức năng hấp và chuyển hóa thức ăn bao nhiêu phần trăm :

Nếu sự chênh lệch áp huyết 10mmHg ở 2 tay thì sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu nhanh, giống như 1 thác nuớc mỗi phút nước đổ xuống thác 1000lít, dưới thác là một hệ thống gầu hứng nước quay theo trục vòng tròn để tạo ra lực quay biến thành công suất, nếu độ cao của thác càng cao thì lực quay càng mạnh tạo ra công suất sử dụng lớn, sẽ có sự chuyển hóa mạnh như :
Trước khi ăn tay trái 130/80/70 tay phải 140/90/80
Sau khi ăn tay trái 140/90/80 tay phải 130/80/70

Nhưng giống như độ cao của thác thấp chênh lệnh 1-2 mét thì sự chuyển hóa rất chậm, thì áp huyết giữa gan và bao tử cũng vậy :
Trước khi ăn tay trái 130/80/70, tay phải 132/78/73
Sau khi ăn tay trái 132/78/73, tay phải 130/80/70

4-Khám xem thức ăn thuốc uống có lợi hay hại với cơ thể :

Trên Internet hay ngành dinh dưỡng hướng dẫn những thức ăn bổ, thức ăn giảm dường, mỡ, hạ áp huyết, chống hay ngừa ung thư...đó là do phân tích của ngành dinh dưỡng, và những kinh nghiệm dân gian về những loại cây cỏ dược thảo chữa ngừa bệnh ung thư, có người khỏi, có người cũng bắt chước thì bệnh nặng thêm nên nghi ngờ sự chính xác đúng sai, đông tây y phản bác nhau nhưng chưa ai biết rõ như người trong cuộc, có người nhờ những thuốc mách bảo thì sống muốn đem phổ biến làm phước, còn những người có thân nhân bạn bè chết vì nó thì chống đối, cho nên môn Khí Công Trị Liệu đề nghị các bệnh nhân nên tin vào máy móc tây y để kiểm chứng có số liệu rõ ràng không thể tranh cãi, và tùy theo sự hấp thụ chuyển hóa ở mỗi người khác nhau, mạnh hay yếu. Sự hấp thụ và chuyển hóa ấy cũng không ngoài công thức đo áp huyết để biết về tình trạng :

Khí lực/Huyết/Đường

Có nhiều người hỏi tôi : Thầy ơi, có người nói uống hỗn hợp mước ép :Củ Dền, Cà rốt, Táo có tốt không, uống nuớc ép ngũ qủa có tốt không, uống hạt CHIA tốt không, ăn bánh bao lên đường không. Uống Lá Đu Đủ, Nha Đam, Lá Xả, Fucodin khỏi bệnh ung thư không....Tôi trả lời : Phải hỏi máy đo áp huyết.
Thí dụ trước khi thử món ăn thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào, đều do áp huyết hai tay, ghi chú vào giấy để biết cái nào cần cho bệnh của mình theo tiêu chuẩn khí lực /huyết /đường xem có lọt vào tiêu chuẩn tuổi hay không.

Với công thức áp huyết là : Khí lực/lượng huyết/Đường thí có loại làm tăng cả 3 số, như Phở, Bún Bò Huế, vừa tăng khí lực, tăng lượng máu, tăng đường. Có loại làm tăng khí, giảm khí, có loại tăng máu tăng khí, có loại giảm đường, tăng đuờng, nhưng để ý có loại chỉ tăng áp huyết bên gan, có loại chỉ tăng bên bao tử lại hại gan giảm, có loại tăng bên gan lại hại bên bao tử giảm... do nguyên nhân chất thuốc vị thuốc giống nhau nhưng sự hấp thụ và chuyển hoá ở gan, bao tử mỗi người khác nhau.

5-Khám xem tập khí công, thiền, môn phái nào bài nào hay cách chữa bệnh nào khỏi bệnh ung thư :

Tập khí công bài này bài kia của thầy này thầy kia có khỏi bệnh ung thư không, tôi trả lời : Cũng phải hỏi máy đo áp huyết, uống nước nhiều, nuớc ít cái nào lợi, cũng hỏi máy đo áp huyết.
Cách chữa ung thư theo thuốc bắc, theo tây y hóa trị liệu, xạ trị liệu cách nào hay, sống lâu, không di căn, cũng phải hỏi máy đo áp huyết...

Tất cả các môn khí công không thể nói bài nào hay bài nào dở, mà phải xem nó có phù hợp làm tăng áp huyết hay giảm áp huyết, làm thay đổi lượng máu lượng đường tốt hay xấu, cho nên muốn thử để biết thì cần đo  

a-áp huyết trước khi tập và sau khi tập, trước khi ăn và sau khi ăn.


 
Xem thêm link thống kê kết qủa các bài tập Khí Công Tri Liệu chữa áp huyết và đường :
http://qigongrememo.forumatic.com/viewf ... c739e2fe33

b-Nồng độ máu :

Nhịp tim cao hay thấp tùy thuộc vào nồng độ máu.
Có nhiều phương pháp làm tăng nồng độ máu. Đông y xét qua 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Tinh : là do những thức ăn hay thuốc uống : Như ăn những thức ăn cay nóng, những thức ăn nướng, thuốc calcium, ăn nhiều thịt đỏ, uống nước Coke....làm tăng áp huyết và nhịp tim tăng cao.
Tuy nhiên lạm dụng những thức ăn thuốc uống như trên, trong máu lại có nhiều cholesterol, máu đặc lại, tây y lại cho dùng thuốc trị cholesterol, và thuốc Aspirin làm loãng máu, Vit.C. hay các thức ăn chua, như chanh cam bưởi....làm loãng máu, hạ áp huyết làm hạ nồng độ máu.

Khí : khi cơ thể làm việc nặng, vận động ra mồ hôi như thể dục thể thao cũng làm tăng nhịp tim, thân nhiệt cũng làm tăng nồng đô máu.

Thần : Khi tinh thần căng thẳng, hồi hộp làm nhịp tim đập nhanh cũng làm tăng nồng độ máu.

Tuy nhiên những điều kiện làm tăng nồng độ máu kể trên không ổn định, không quan trọng bằng lượng đường trong máu. Theo đông y về ngũ hành tạng phủ đối với những thực phẩm ăn uống hay thuốc uống được phân loại theo Tính-Khí-Vị, mà thức ăn theo đông y có 5 vị khác nhau là : đắng, ngọt, cay, mặn, chua, và mỗi vị là chất dẫn thuốc hay chất bổ vào mỗi cơ quan khác nhau để bổ hay tả chức năng của cơ quan đó, bổ là làm cho cơ quan đó mạnh lên, còn tả làm cho cơ quan đó yếu đi, thí dụ như :

Vị đắng vào tim để làm mạnh tim là cà phê, thức ăn nướng...do đó tây y công nhận mỗi ngày uống 1 ly cà phê để làm mạnh chức năng của tim, nó làm tăng nhịp tim và nồng độ máu, nhưng chỉ có lợi cho người bị suy tim. Ngược lại những người bị bệnh cao áp huyết, nồng độ máu cao nhịp tim nhanh thì chất đắng cà phê gây thêm bệnh, còn làm giảm nhịp tim và nồng độ máu trong trường hợp này là Mướp đắng, tim sen, trà xanh...

Vị ngọt vào tỳ (lá lách) để làm mạnh chức năng lá lách là đường thiên nhiên gọi chung là glucose, lactose, fructose, mật ong...
Làm giảm chức năng lá lách là những loại đường hóa học, theo tây y, dùng đường hóa học có nguy cơ biến chứng thành tiểu đường loại 2.
Muốn biết loại đường nào làm tăng hay giảm chức năng của lá lách trên thực tế dùng máy thử đường trong máu và máy đo áp huyết. Phối hợp 2 kết qủa trước và sau khi áp dụng loại đường mình chọn, thấy sự khác biệt có lợi hay hại cho sức khỏe.

Vị cay vào phổi để làm mạnh chức năng phổi thông tà khí hàn lạnh trong phổi thoát ra lỗ chân lông bằng đường mổ hôi. Khi phổi bị nóng nhiệt ăn thêm chất cay lại hại phổi.

Vị mặn vào thận để giữ nước điều hòa thân nhiệt, dư mặn thì ứ nuớc sinh phù nề, thiếu nuớc thì không điều hòa chức năng tim và nồng độ đường trong máu, uống ít nước thì đường trong máu tăng, sau này tây y mới tìm ra type tiểu đường loại 3.

Vị chua vào gan để làm điều hòa chức năng gan tiết mật, điều chỉnh co giãn gân cơ, thần kinh, ống mạch dẫn máu. Dư chất chua thì chùng giãn gân và làm mất lượng máu, hồng cầu, còn thiếu chất chua thì thẩn kinh gân cơ co rút sinh đau nhức do dẫn máu tuần hoàn không đều.

Trong máu có vị mặn và ngọt, vị mặn để giữ nước cho tế bào, vị ngọt trong máu nuôi các bắp thịt, phối hợp với chất chua trong gan điều hòa lực dẫn máu và bơm máu đi đều khắp nơi khắp chỗ với tốc độ đều trên các đường kinh ra đến đầu ngón tay chân, khoa học đã chế ra loại máy đo được chỉ số bơm máu (perfusion Index) ở đầu và cuối 12 đường kinh tay chân, đó là máy khám tìm bệnh Masimo IspO2, do đó trong máu thiếu nồng độ đường thì chỉ số bơm máu bị giảm, là nguyên nhân tuần hoàn máu không thông sinh ra nhiều bệnh đau nhức mà tây y không tìm ra nguyên nhân chữa tận gốc được.

Sự khám phá ra công dụng của máy đo áp huyết và máy đo đường để tìm ra nguyên nhân bệnh theo công thức của đông y là Khí lực/ huyết/đường phù họp với 3 con số của máy đo áp huyết là số tâm thu/tâm trương/nhịp mạch,chúng ta đã thấy có 26 trường hợp số do áp huyết khác nhau là 26 trường hợp bệnh chứng khác nhau như những thí dụ dẫn chứng đơn giản dưới đây :


Thí dụ áp huyết tiêu chuẩn ở tuổi lão niên, khỏe mạnh không bệnh :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)


Áp huyết trong tình trạng bệnh của người ở tuổi lão niên, có 26 trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau so với tiêu chuẩn người khỏe không bệnh như tính theo công thức Khí lực/lượng huyết/Đường

-Trường hợp 1 : Khí lực thiếu/huyết đủ/đường đủ : Thí dụ 105mmHg/80 mạch 75
-Trường hợp 2 : Khí lực dư/huyết đủ/đường đủ : Thí dụ 170mmHg/80 mạch 75

-Trường hợp 3 : Khí lực đủ/huyết thiếu/đường đủ : Thí dụ 133mmHg/60 mạch 70
-Trường hợp 4 : Khí lực đủ/huyết dư/đường đủ : Thí dụ 135mmHg/100 mạch 72

-Trường hợp 5 : Khí lực đủ/huyết đủ/ đường thiếu : Thí dụ 135mmHg/85 mạch 60

Trường hợp này đối với người không vận động, mạch 60 là tay lạnh, nhưng các lực sĩ đều có nhịp tim thấp 60 nhưng bàn tay vẫn ấm nóng, họ ăn rất nhiều đường nhưng vận động tiêu thụ hết đường, nên mạch báo thiếu đường là bình thường không phải là bệnh.
-Trường hợp 6 : Khí lực đủ/huyết đủ/ đường dư : Thí dụ 140mmHg/88 mạch 90 cơ thể nóng

-Trường hợp 7 : Khí lực thiếu/ huyết đủ/đường thiếu : Thí dụ 105mmHg/75 mạch 60
-Trường hợp 8 : Khí lực thiếu/huyết đủ/đường dư : Thí dụ 105mmHg/75 mạch 95 bàn tay nóng ấm, ngược lại trong người nóng bàn tay lạnh là áp huyết mạch nhiệt giả hàn.

-Trường hợp 9 : Khí lực dư/huyết đủ/ đường thiếu : Thí dụ 155mmHg/80 mạch 65
-Trường hợp 10 : Khí lực dư/huyết đủ/ đưởng dư : Thí dụ 150mmHg/80 mạch 95

-Trường hợp 11 : Khí lực đủ/huyết thiếu/đường thiếu : Thí dụ 135mmHg/65 mạch 60
-Trường hợp 12 : Khí lực đủ//huyết thiếu/đường dư : Thí dụ 135mmHg/65 mạch 90

-Trường hợp 13 : Khí lực đủ/huyết dư/đường thiếu : Thí dụ 135mmHg/100 mạch 65
-Trường hợp 14 : Khí lực đủ/huyết dư/đường dư : Thí dụ 135mmHg/100 mạch 100

-Trường hợp 15 : Khí lực thiếu/huyết thiếu/đường đủ : Thí dụ 105mmHg/65 mạch 75
-Trường hợp 16 : Khí lực dư/huyết thiếu/đường đủ : Thí dụ 155mmHg/65 mạch 80 hẹp van tim do lượng máu qua tim thiếu do cholesterol làm hẹp van tim..

-Trường hợp 17 : Khí lực thiếu/huyết dư/đường đủ : Thí dụ 105mmHg/95 mạch 80
-Trường hợp 18 : Khí lực dư/huyết dư/đường đủ : Thí dụ 160mmHg/ 100 mạch 80

-Trường hợp 19 : Khí lực thiếu/huyết thiếu/đường thiếu : Thí dụ 105mmHg/65 mạch 55
-Trường hợp 20 : Khí lực dư/huyết thiếu/đường thiếu : Thí dụ 150mmHg/65 mạch 65

-Trường hợp 21 : Khí lực thiếu/huyết thiếu/đường dư : Thí dụ 105mmHg/65 mạch 90
-Trường hợp 22 : Khí lực dư/huyết thiếu/đường dư : Thí dụ 160mmHg/65 mạch 90

-Trường hợp 23 : Khí lực thiếu/huyết dư/đường thiếu : Thí dụ 105mmHg/95 mạch 65
-Trường hợp 24 : Khí lực thiếu/huyết dư/đường dư : Thí dụ 105mmHg/95 mạch 95

-Trường hợp 25 : Khí lực dư/huyết dư/đường thiếu : Thí dụ 160mmHg/100 mạch 65, dư máu lượng máu qua tim làm hở van tim, người hay bị mệt tim khi vận động, vì vận động làm đường thấp thêm.
-Trường hợp 26 : Khí lực dư/huyết dư/đường dư : Thí dụ 160mmHg/ 100 mạch 100

c-Tiêu chuẩn đường trong máu theo Hiệp Hội Tiểu Đường Canada :

Xin xem link này : https://bestdays.onetouch.ca/monitoring ... ur-numbers

Đường khi bụng đói từ 4.0-7.0mmol/l trước khi ăn.
Sau khi ăn được 2 tiếng, đường từ 5.0-10mmol/l


Riêng môn Khí Công Trị Liệu, đo ngay sau khi ăn từ 6.0-12mmol/l sau 4-5 giờ cơ thể trở lại bụng đói như trước khi ăn, theo tiêu chuẩn của hãng dược phẩm Contour mới nhất từ 5.8-8.1mmol/l

Tuy nhiên, có những người ăn rất nhiều chất ngọt, không bao giờ thử đường, nhưng khi tôi thử cho họ thì đường khi bụng đói là 5.8mmol/l, tôi cho uống thử 1 thìa nhỏ đường, đo đường lên 6.8mol/l, không có nghĩa là 1 thìa nhỏ đường làm đường lên 1mmol/l, sau 15 phút tập khí công bài Cúi Lạy, để ép đùi vào 2 bên hông sườn kích thích co bóp gan và lá lách chuyển hóa đường và đo lại đường xuống còn 4.4mmol/l.

Cũng một bệnh nhân khác đo đường là 3.4mmol/l, do thiếu đường không thể tập được khí công sẽ làm đường tụt thấp thêm có nguy cơ bị té ngã hôn mê, cần phải uống 1 thìa đường rối mới tập khí công được, đo lại đường lên 7.0mmol/l, sau khi tập 15 phút, đo đường xuống 4.5mmol/l
Người khác trước khi tập đo đường được 7.7mmol/l sau khi tập khí công 15 phút, đo đường xuống 5.0mmol/l.

Người khác trước khi tập đo đường 6.5mmol/l, sau khi tập 15 phút đo lại, đường lên 8.0mmol/l

Những khác biệt ấy đều do tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn chậm hay nhanh, nhiều hay ít lệ thuộc vào khí lực nhiều hay ít, khí lực muốn có nhiều hay ít phải tập khí công làm tăng hay giảm khí lực tùy theo bệnh.

Khí Công Trị Liệu dựa vào kết qủa của công thức áp huyết theo tuổi, mà có bài làm tăng khí, giảm khí, giảm máu, (không tăng máu được nếu không ăn những thứ bổ máu hay B12), giảm đường, (không tăng đường được nếu không ăn thêm ngọt).

B-Nguyên nhân và Cách chữa ung thư :

a-Đề phòng bệnh ung thư :

Môn Khí Công Y Đạo nhờ máy đo áp huyết và máy đo đường cho ra kết qủa tỷ lệ giữa Khí lực/huyết/đường, nên đã có nhiều kinh nghiệm tìm ra được những bệnh biết trước bệnh nhân sẽ chết trong 2 trường hợp do Khí lực/ huyết/ đường qúa cao, qúa dư thừa, hay qúa thấp qúa thiếu :

-Khí lực dư / huyết dư / đường dư, qúa cao, qúa dư thừa, từ 200mmHg/140 mạch 140 chết bất tử bất cứ lúc nào.
-Khí lực thiếu/ huyết thiếu / đường thiếu, qúa thấp, qúa thiếu của nhửng bệnh nhân ung thư dưới 70mmHg/50 mạch 50, do đau đớn khó thỏ, tim đập chậm thoi thóp rồi chết hay uống thuốc an thần giảm đau rồi chết trong giấc ngủ.,

Áp huyết của những bệnh nhân đang bị ung thư có 2 trường hợp :

Áp huyết giả đánh lừa bác sĩ : 130mmHg/60 mạch 130 là mạch nhiệt nhưng trong người nóng khô đỏ cổ họng, nhưng tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ nước, phải mặc áo ấm, vì cơ thể thiếu máu trầm trọng, mạch phải chạy thật nhanh bơm máu nuôi cơ thể để duy trì sự sống, nhưng vẫn không đủ máu chạy ra đầu tay chân, nên phải đổi ra áp huyết thật như người khỏe bình thường với mạch là 80, chúng ta sẽ thấy, vì thiếu máu nhịp tim đã phải đập nhanh hơn 50 nhịp (130 trừ 80= 50)
Lấy số khí lực 130 trừ 50, áp huyết thật sẽ là 80mmHg/60 mạch 80 là bệnh ung thư cấp tính.

Áp huyết của những bệnh ung thư tiềm ẩn mãn tính, người vẫn khỏe đi làm bình thường, nhưng cơ thể suy nhược dần, hoa mắt, đau đầu 1 bên hoặc 2 bên, chóng mặt, mất trí nhớ, rụng tóc, chân tay lạnh, đang có số đo áp huyết dưới 80mmHg/60 mạch 50, tự nhiên chân tay yếu té ngã hôn mê, không va chạm tổn thương bộ đầu, vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ mới báo tin là ung thư sọ não.
Cũng với áp huyết này, ăn chậm tiêu, chán ăn, bụng đầy, ợ chua đắng, bao tử teo dần, ăn vào ói ra, bác sĩ sẽ tìm ra bệnh ung thư bao tử.
Nếu thường đau bên sườn trái bác sĩ sẽ tìm ra ung thư lá lách, khi có dấu hiệu ăn vào là đi cầu tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mất sức nhanh vì mất máu mất nuớc, mất nhiệt lượng.
Nếu đau sườn phải, ấn vào cứng đau, hay ợ chua đắng, không muốn ăn, vàng da, mặt xanh...bác sĩ sẽ tìm ra bệnh ung thư gan.

b-Cách chữa bệnh ung thư theo Khí Công Trị Liệu (Oxy liệu pháp) :

Cách chữa theo tây y, bất cứ cách chữa nào làm cho tỷ lệ Khí lực/huyết/ đường phục hồi làm tăng lên đến tiêu chuẩn là khỏi bệnh cho tuổi trung niên là :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
và cho tuổi lão niên là :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tuy nhiên khi tây y chữa áp huyết lên 100mmHg thì những tế bào ung thư không còn tìm thấy, nên tuyên bố khỏi bệnh ung thư. Theo Khí Công Y Đạo vẫn còn đang bệnh, sẽ bị di căn tái phát khi áp huyết lại tụt thấp xuống dưới 90mmHg.

Những người có áp huyết ở mức dưới 90mmHg là dấu hiện tiền ung thư, đã có nhiều tế bào thiếu máu nuôi dưỡng bị bỏ đói lâu ngày trở thành tế bào ung thư, nhưng chưa hội đủ điều kiện kết tụ thành khối, vì nhờ cơ thể còn vận động, nằm 1 chỗ không vận động thì khối u phát triển nhanh hơn.

Trong 26 trường hợp bệnh do kết qủa máy đo áp huyết tìm ra, tây y chỉ chữa vào nhửng trường hợp Khí lực dư thừa là cao áp huyết, còn số thứ hai về huyết dư thừa, khi tâm trương cao, mà tim nhói đau, tây y tìn thấy sự nghẽn máu động mạch hay tĩnh mạch vành, màng bao tim, thì mổ làm stent cắt bỏ thay vào ống mạch lấy ở đùi hay ống mạch nhân tạo, là cách chữa ngọn và ngăn ngừa bằng loại thuốc chữa cholesterol, thuốc loãng máu Aspirin, thuốc giãn mạch, hạ áp huyết, lợi tiểu, táo bón, ức chế thần kinh giao cảm....chứ không chữa vào gốc bệnh

Những trường hợp bệnh do thiếu khí, thiếu huyết, thiếu đường gây ra nhiều biến chứng không chữa tận gốc được chỉ dùng thuốc giảm đau, hay mổ xẻ.

Còn phương pháp Khí Công Trị Liệu chữa rất đơn giản, chỉ làm cân bằng tỷ lệ 3 số của máy áp huyết :

Khí lực dư thì tập khí công làm bớt khí. Khí lực thiếu tập bài khí công làm tăng khí.
Huyết dư thì bớt ăn những thứ bổ máu, những chất béo, khó tiêu, nên ăn nhiều chất chua, Vit. C làm giảm lượng máu. Huyết thiếu thì ăn uống những chất bổ máu, kiêng ăn chất chua sẽ phá mất máu, tiêm hay uống B12, vitamines tổng hợp, B-Complex. Theo kinh nghiệm Khí Công Y Đạo, ăn 10 trái nhãn bằng 1 múi sầu riêng, bằng 1 trái hồng, áp huyết sẽ tăng 10mmHg. Đó là lý do tại sao một người bị bệnh cao áp, uống thuốc trị áp huyết mỗi ngày, cứ tin rằng đã uống thuốc kiểm soát được áp huyết xuống dưới 140mmHg, nhưng khi ăn nhãn, sầu riêng, hồng, áp huyết lên cao hơn 170mmHg trở lên mà không biết, thấy sầu riêng ngon ăn thêm vài múi áp huyết lên trên 200mmHg đang ăn đầu gục xuống bàn chết không cứu kịp.

Để điều chỉnh áp huyết cho người tiền ung thư dưới 90mmHg, hay người đang bị ung thư dưới 80mmHg, tùy theo tỷ lệ bệnh do khí lực, hay do huyết, hay do đường.

Do khí lực cần tập bài khí công tăng khí lực tăng oxy duy trì công thức máu Fe2O3, oxy nhiều sẽ khống chế tế bào ung thư không phát triển, không bị mất lượng máu. Nếu bệnh viện có tiếp máu cho bệnh nhân, 1 tuần sau lại thấy mất máu, chúng ta cứ tưởng bệnh ung thư có 1 loại virus gì khủng khiếp đáng sợ như ác quỷ ma cà rồng hút mất máu, thật ra tiếp máu làm tăng đơn vị lượng máu có công thức máu Fe2O3, thành nhiều đơn vị Fe2O3, Fe2O3, Fe2O3....nhưng không biết cách tập tăng oxy như phương pháp oxy liệu pháp gọi là khoa Khí Công Trị Liệu thì thiếu oxy làm phá vỡ công thức máu trở thành nhiều đơn vị sắt : Fe2+, Fe2+, Fe2+, Fe2+,..., vì lý do này mà bệnh ung thư tây y không cho uống thuốc hay chích thuốc bổ máu B12 mà không tập khí công nó sẽ háo oxy, làm cơ thể mất oxy thì tế bào ung thư không còn bị oxy kềm chế lại có cơ hội phát triển to hơn.

Nếu thiếu nồng độ đường thì ăn thêm đường và tập khí công để chuyển hóa đường. Nhưng theo tây y. Bệnh ung thư cũng cấm không ăn đường, vì công thức đường glucose là C6H12O6, ăn đường mà không tập khí công chuyển hóa đường thì lại bị mất oxy, chỉ còn lại C6H12 là một chất Hexene có nguy cơ kết dính khối u, chất hexene là nguyên liệu để làm thành nylon.

Như kết qủa cấu tạo thành phần hóa học, thì ung thư phát triển được do cơ thể không có khí Oxy duy trì công thức máu và công thức đường, nếu không biết cách tập khí công, vì tây y không có môn này, nhưng công nhận chữa ung thư phải tìm ra cách chữa bằng oxy liệu pháp, mới khống chế tế bào ung thư không phát triển và oxy dư thừa sẽ tự tiêu diệt tế bào ung thư.

Vì thế môn học Oxy liệu pháp hay Khí Công Trị Liệu này ra đời (Qigongtherapy) để bổ sung cho những thiếu sót cả về đông y lẫn tây y, đưa tây y tiếp cận lý thuyết đông y. Đưa kiến thức đông y ra ánh sáng bằng những máy móc tây y, có dẫn chứng xét nghiệm thử nghiệm thực tế bằng những thống kê kết qủa theo tây y.

Xin xem thống kê kết qủa ở link này :
Qigongtherapy Practice :
http://qigongrememo.forumatic.com/viewf ... c739e2fe33

Những bệnh nhân có dấu hiệu tiền ung thư và những bệnh nhân đang bị ung thư của tôi đã theo Khí Công Trị Liệu được tây y xác nhận khỏi bệnh, trong khi đó những bệnh nhân ung thư khác là những bạn đồng bệnh của họ tiếp tục trị liệu theo tây y đến nay đã sang thế giới khác.

Mới đây có 1 nữ bệnh nhân ung thư vú từ năm 2002, bác sĩ cho biết còn sống 6 tháng. Nếu bệnh nhân có tinh thần tiêu cực nằm 1 chỗ không ăn uống vận động, áp huyết tụt xuống dần cộng thêm tinh thần lo sợ, thì cái chết đếm sớm hơn.
Bệnh nhân theo lời khuyên của tôi, không cần chữa, mà phải có đời sống hoạt động tích cực, thiếu máu thì bổ máu, thiếu đuờng bổ đường, thiếu khí lực phải tập khí công, ăn không được phải dùng Vitamines, nên bà ta vẫn khỏe, đi làm bình thường.
Cách đây 4 tháng bà thử đi tái khám, bác sĩ nói tốt và hỏi tại sao cơ thể lại khỏe mạnh, bà khai là uống B12, ăn đường. Bác sĩ cấm và nói những thứ này làm tăng khối u bệnh ung thư sẽ tái phát nặng hơn, bà sợ nên ngưng, 1 tháng sau bà mệt yếu, xuống cân, tóc xơ xác, mặt hốc hác, thở gấp suyễn, không thở được như người đứt hơi, bà đến gặp tôi trong tình trạng này, nhờ tôi cứu bà.
Tôi hỏi bà có uống B12 và đường không, áp huyết của bà bây giờ là 76mmHg/60 mạch 60 là Khí lực thiếu/huyết thiếu/đường thiếu. Bà nói bác sĩ nói tôi chỉ còn sống 3 tuần vì ung thư đã di căn toàn thân hết chữa được rồi.
Tôi bảo nếu bà muốn sống thì trong 3 tuần này phải tích cực tập thở, tập khí công, uống B12, thêm trà gừng mật ong sau mỗi bữa ăn, bà đến tôi kiểm soát áp huyết mỗi tuần cải thiện dần áp huyết lên trên 100mmHg/70 mạch 68, bà đã qua khỏi ngưỡng cửa của tử thần, và bà tái khám, không nói với bác sĩ là uống B12 và ăn ngọt chỉ nói tập khí công, bà đến tôi mặt vui vẻ hơi hồng hào, tăng cân hơn, bà báo tin mừng bác sĩ cho biết hết tìm thấy di căn của bệnh ung thư rồi.

Nhiều người không tin ung thư do thiếu máu và đường, nên cơ thể đau đớn do khí huyết không đủ tuần hoàn nuôi các tế bào, lại nằm một chỗ, không ăn uống được, cứ chờ đến ngày hóa trị liệu hay xạ trị liệu làm mất máu mất khí suy nhược thêm, chỉ uống thuốc morphine giảm đau đớn đâu phải là cách chữa phục hồi khí lực/ phục hồi lượng máu cho cơ thể hoạt động để tái tạo lại chức năng hoạt động của tế bào, rồi lại nghe uống nha đam, lá đu đủ, lá sả...hay thuốc nam thuốc bắc chuyên trị ung thư mà không biết thuốc đó có làm tăng công thức khí lực/huyết/đường lên để khỏi bệnh hay không hay nó lại làm giảm xuống thêm cho đến khi lìa đời.

Trên đây là nói chung về công thức áp huyết đổi sang công thức Khí Công Trị Liệu là:
Khí lực/ huyết/đường để khám tìm thấy ngay nguyên nhân bệnh nan y và ung thư trước khi tây y tìm ra những bệnh này.

Còn cách tìm bệnh ở cơ quan tạng phủ nào bệnh, có nguy cơ ung thư trước nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu về máy khám bệnh Masimo IspO2 ở bài viết về kinh nghiệm sử dụng khám tìm bệnh.

Thân
doducngoc

Debt Bomb, The American Song of To-Day


Thanh Bình chuyển 

Bản nhạc vui vừa ý nhị vừa châm biếm, vừa thoáng, có sức thu hút làm cho cả hội trường gồm từ Tổng Thống, Ngoại trưởng đến lưỡng viện quốc hội nở nụ cười, đồng loạt vỗ tay làm tan đi không khí khó thở bởi bế tắc tài chính hiện nay. 
SOUND ON PLEASE ! 
           "The American Song of To-Day"
                                                     Click here :
                        
DEBT BOMB :
The pleasant music happy medium delicate satire, just open, charismatic make the hall consists of the President, Secretary to the bicameral parliament smiling, clapping in unison melt away by breathing air current financial impasse.


lundi 28 octobre 2013

Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ

Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ

Ca dao Việt với giáo sư người Mỹ

(LĐ) - Số 248 - Thứ bảy 26/10/2013 10:12

Là một nhà thơ, một người mê ca dao Việt Nam, giáo sư người Mỹ John Balaban (ĐH North Carolina) còn sáng lập ra Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp bảo tồn thứ chữ viết đang có nguy cơ mai một ở Việt Nam. Ông sang Việt Nam lần này là để trao giải thưởng Balaban của hội cho học giả chữ Nôm xuất sắc 2013.

Cuộc gặp với ông diễn ra vào một sáng thu tháng 10 Hà Nội. Đang giữa cuộc gặp, ông chỉ ra ngoài cửa kính, ngay đường Bà Triệu gần kề với hồ Hoàn Kiếm, một cơn mưa lá đang rơi. “Trong ca dao Việt Nam, cảnh này sẽ là gió đưa, gió đẩy…” - vị giáo sư Mỹ thốt lên bằng tiếng Việt, âm sắc Nam Bộ.
Thưa giáo sư, cơ duyên nào dẫn ông đến với ca dao Việt Nam?
- Năm 1967, là một người phản chiến, tôi sang Việt Nam lần đầu tiên, khi mới ngoài 20 tuổi, tham gia một tổ chức tình nguyện và dạy ngôn ngữ học ở Đại học Cần Thơ. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tôi bị mảnh đạn trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và phải về Mỹ điều trị. Một tháng sau tôi quay lại nhưng không đi dạy được nữa vì trường bị phá hủy. Tôi chuyển sang làm việc với một tổ chức cứu trợ trẻ em, điều trị cho các trẻ em bị thương do chiến tranh. Khi đưa các em trả về gia đình, tôi thường về các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Huế... Trong lúc chờ thuyền sang sông, tôi nghe những người nông dân hát gì đó mà sau tôi mới biết là vọng cổ, ca dao. Tôi rất tò mò, và tôi bắt đầu quan tâm đến ca dao. Đến khoảng năm 1971 - 1972 tôi mang máy ghi âm đi khắp nơi, đề nghị mọi người hát khúc ca dao họ thích.

Điều đó có lẽ khá lạ lùng. Chiến tranh đang diễn ra... Liệu mọi người có giúp ông không?
- Vậy nhưng những người nông dân tôi gặp đã rất sẵn sàng để tôi ghi âm. Tôi cũng ngạc nhiên. Đang chiến tranh, những người nông dân Việt Nam thấy một người Mỹ không mặc quân phục mà lại đi ghi âm ca dao. Có lẽ họ thấy ca dao rất quan trọng về văn hóa, và họ muốn người Mỹ biết về ca dao Việt Nam. Rõ ràng là người Mỹ không hiểu con người, đất nước mà họ thả bom xuống, hoặc rất ít. Tôi cho rằng nếu người Mỹ nghe được ca dao thì sẽ thay đổi cách nhìn về Việt Nam, biết được người Việt là ai. Tôi cho rằng cuộc chiến tranh là một sai lầm lớn. Năm 1973 - 1974, tôi đến Paris, cùng với ông Trần Văn Khê làm một bộ phim về ca dao, cũng với mục đích làm cho thế giới hiểu người Việt.

Các bản ghi âm đó được ông xử lý như thế nào, chúng vẫn còn chất lượng tốt chứ?
- Thời đó chưa có Internet. Bộ phim của chúng tôi là cách để người Mỹ hiểu về VN. Tôi đi nói chuyện và chiếu phim ở nhiều nơi, đến giờ bộ phim đó vẫn được chiếu tại các trường ĐH. Chất lượng phim và các bản ghi âm vẫn còn rất tốt. Có lần tôi làm một chương trình với BBC, dùng các bản ghi âm tôi thực hiện trên một hòn cù lao có nhà thờ ở gần Mỹ Tho. Tôi muốn mọi người nghe rõ bài ca dao, nên không thích âm thanh chuông nhà thờ ở nền, cứ vài phút lại boong boong.

Một tối khi tôi đang ghi âm - tôi hay ghi âm buổi tối vì ban ngày mọi người đi làm - thì chiến sự xảy ra gần sông và người ta nghe rất rõ tiếng súng nổ. Tôi gọi cho BBC và xin lỗi họ vì âm thanh bị nhiễu. Họ bảo, có tiếng nền đó mới tuyệt vời. Thế mà tôi đã dừng máy khi âm ngay khi người hát dừng lại, khiến tiếng chuông ngân nga bị cắt đứt. BBC mất nhiều công để phục hồi tiếng chuông đó. Đấy, tôi chỉ muốn nói là chất lượng âm thanh vẫn rất tốt.

Nhưng tôi cũng lo ngại vì nhiều năm rồi tôi không động đến đống băng gốc, sợ là thời gian sẽ làm chúng dính với nhau. Có lẽ tôi phải mang đến trường đại học nhờ các kỹ thuật viên xử lý. Các bản ghi âm đó đi cùng tôi khắp nước Mỹ. 500 bài ca dao được ghi trong đó, khoảng 12 giờ ghi âm, mà phim chúng tôi làm mới có 10 phút thôi.

10 phút ghi âm John Balaban đã đưa lên trang web của ông (johnbalaban.com) là những bản ghi âm nguyên sơ y như từ hơn 40 năm trước. Những câu hát mà Balaban gọi chung là ca dao - bằng đúng từ tiếng Việt đó - gồm cả các bài ca dao, dân ca, vọng cổ, những điệu hò về quê hương, điệu ru con, về những cánh cò, về tình yêu, sự chia ly, thân phận người phụ nữ… Những giọng hát thô mộc của phụ nữ, nam giới, người già, trẻ con, cả tiếng chuông nhà thờ binh boong mà ông kể, cả tiếng trẻ em ríu rít kêu “mắc cỡ lắm” không chịu hát ngay… vẫn còn nguyên trong băng, thực sự là một tài sản quý giá không chỉ về mặt tư liệu, mà còn bởi tính thời gian, bối cảnh, làm nên sự hiếm có của chúng, những bản ghi âm mà ngay người Việt cũng khó mà có được. Giáo sư Balaban kể tiếp:

- Khi tôi đi sưu tầm ca dao, mọi người hay nói với tôi về Hồ Xuân Hương. Sau này tôi mới nghiên cứu về bà, mà muốn hiểu bà thì phải học một ít chữ Nôm. Càng học tôi càng thú vị. Thế mà ở phương Tây, ở Mỹ chẳng ai biết bà, hoặc biết chữ nôm, hoặc truyền thống Việt Nam. Nên năm 1999, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam lập ra Quỹ Bảo tồn di sản chữ Nôm ở Mỹ, để góp phần gìn giữ di sản 1.000 năm văn hóa lịch sử Việt Nam được ghi lại bằng chữ viết này.

Năm 2000, tôi xuất bản cuốn “Spring Essence: The poetry of Hồ Xuân Hương” (Hương Mùa Xuân: Thơ Hồ Xuân Hương) ở Mỹ, bằng 3 thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh do tôi dịch. Cuối năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam, trong bài phát biểu chính thức, ông đã nhắc đến cuốn thơ Hồ Xuân Hương của tôi như một nhịp cầu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ, vì thế rất nhiều người Mỹ quan tâm đến cuốn sách.

Người Mỹ đón nhận đến thơ Hồ Xuân Hương như thế nào, thưa ông?

- Cho đến giờ cuốn sách vẫn được tái bản. Hồ Xuân Hương thực sự được đón nhận và đến nay hơn 20.000 bản thơ Hồ Xuân Hương đã được in ra, mà thường thơ chỉ bán được 1.000 bản ở Mỹ.

Ông nói rằng nếu người Mỹ biết về ca dao, văn hóa người Việt thì họ đã hiểu hơn về người Việt. Là người nghiên cứu ca dao và văn hóa Việt Nam, theo ông đâu là sức mạnh của nền văn hóa đó?

- Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu giành độc lập. Một số khía cạnh của văn hóa Việt Nam tiếp thu từ văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có sự độc lập và tôi ngưỡng mộ sự độc lập đó. Nói về văn hóa, ví dụ, một số thể thơ Việt Nam là theo hình thức thơ Đường, nhưng vẫn có sự độc đáo, chẳng hạn như hiện tượng Hồ Xuân Hương.

Trong bài giới thiệu về Hồ Xuân Hương với người Mỹ, John Balaban viết: “Trong 10 năm tôi gọt giũa những bản dịch này, thường phải bỏ dở giữa chừng, nhưng bao giờ cũng quay lại. Sự kiên nhẫn của tôi được nâng đỡ bởi lòng ngưỡng mộ và kính phục, điều tôi hy vọng độc giả sẽ nghiệm thấy: Về sự đơn độc, cuộc sống thông minh của Hồ Xuân Hương, về thơ ca tinh tế của bà, về tính bướng bỉnh của bà, những lời châm biếm của bà, sự bạo dạn của bà, cái hài hước bất kính của bà, và tấm lòng từ bi Bồ Tát của bà. Bà là nhà thơ tầm thế giới, người có thể làm chúng ta ngày nay xúc động như bà đã làm xúc động người Việt trong 200 năm”. (1)

Vị giáo sư Mỹ còn hiểu về văn hóa Việt hơn cả chính nhiều người Việt chúng ta. Từ việc ông tỉ mỉ đi ghi âm những câu hát truyền thống 40 năm trước, việc thành lập Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm với hàng loạt dự án gìn giữ chữ Nôm mà hội đã và đang hợp tác với Việt Nam, đến việc giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ. Và ca dao Việt đã ngấm vào ông - một người Mỹ, ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Đến Hà Nội vào lúc cả đất nước Việt Nam đang cuồn cuộn trong tình cảm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, John Balaban cũng đến viếng Đại tướng tại Hoàng Diệu với bài thơ ông viết bằng tiếng Anh, nhưng đầy những hình ảnh thơ ca, truyền thuyết Việt và ông còn đưa vào đó cả ca dao Việt: “Huyền thoại bao đời nay là vậy/ Tướng tài khi sứ mệnh đã xong/ Gươm kia bỏ lại phía sau/ Bước lên thuyền nhỏ khuất dần trong sương/ Sông Lô một dải trong ngần/ Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên”…(2)

dimanche 27 octobre 2013

Những bức ảnh màu hiếm và đẹp về Sài Gòn năm 1956

đường Trần Hưng Đạo

Redsvn-Saigon-1956-01.jpg
Đường Lê Lợi.
Redsvn-Saigon-1956-02.jpg
Đường Trần Hưng Đạo.
Redsvn-Saigon-1956-03.jpg
Đường phố Sài Gòn.
Redsvn-Saigon-1956-04.jpg
Bãi để xe của rạp chiếu phim Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo.
Redsvn-Saigon-1956-05.jpg
Đền kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên.
Redsvn-Saigon-1956-06.jpg
Nhà thờ Đức Bà.

Redsvn-Saigon-1956-08.jpg
Tòa Đô chính.
Redsvn-Saigon-1956-09.jpg
Đường Trần Hưng Đạo.
Redsvn-Saigon-1956-10.jpg
Xích lô Sài Gòn xưa.
Redsvn-Saigon-1956-11.jpg
Kênh Nước Đen.
Redsvn-Saigon-1956-12.jpg
Hàng chục chiếc xô tập trung tại một vòi nước máy công cộng.
Redsvn-Saigon-1956-13.jpg
Quảng cáo cho một bộ phim Ấn Độ chiếu tại rạp Thành Chung.
Redsvn-Saigon-1956-14.jpg
Chợ An Đông.
Redsvn-Saigon-1956-15.jpg
Khu vực bán gà vịt.
Redsvn-Saigon-1956-16.jpg
Quầy bán nước mía.
Redsvn-Saigon-1956-17.jpg
Các bà bán rau.
Redsvn-Saigon-1956-18.jpg
Cửa hàng đồ sứ.
Redsvn-Saigon-1956-19.jpg
Trò ảo thuật của gánh thuốc Sơn Đông.
Redsvn-Saigon-1956-20.jpg
Quầy thuốc lá trên vỉa hè.
Redsvn-Saigon-1956-21.jpg
Một góc phố mùa hạ.
Redsvn-Saigon-1956-22.jpg
Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao.
Redsvn-Saigon-1956-23.jpg
Những vòng hương trong chùa.
Redsvn-Saigon-1956-24.jpg
Lăng Ông Bà Chiểu.
Redsvn-Saigon-1956-25.jpg
Bên trong Lăng.
Redsvn-Saigon-1956-26.jpg
Một thầy đồ chuyên đoán mệnh, giải quẻ.
Redsvn-Saigon-1956-27.jpg
Kênh rạch ở Sài Gòn.
Redsvn-Saigon-1956-28.jpg
Sông Sài Gòn.
Redsvn-Saigon-1956-29.jpg
Bến Bạch Đằng.
Redsvn-Saigon-1956-30.jpg
Khu vực quận 5 nhìn từ máy bay.
Redsvn-Saigon-1956-31.jpg
Khu vực quận 1 nhìn từ máy bay.
Hồng Công chuyển