vendredi 31 octobre 2014

Bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

                                    





Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Giải thưởng danh giá Nobel là dịp vinh danh các nhà khoa học và những người có thành tích, đóng góp quan trọng cho không chỉ nền khoa học mà cả nền văn minh của nhân loại.
Nếu như các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới theo dõi những cái tên được đoạt giải thì các fan ẩm thực và văn hóa cũng có một lý do riêng để ngóng chờ từng mùa trao giải Nobel: bữa tiệc xa hoa Nobel Banquet được tổ chức để chiêu đãi những người đoạt giải.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 1
Lễ trao giải Nobel đầu tiên được tổ chức vào ngày 10/12/1901, theo sau đó là bữa tiệc chiêu đãi tại Grand HotelStockholm. Từ đó thành lệ mỗi năm, sau lễ trao giải, ban tổ chức cùng Hoàng Gia Thụy Điển sẽ mở một bữa tiệc chúc mừng với quy mô khổng lồ cùng danh sách khách mời danh giá đến từ khắp thế giới.
Bữa tiệc này không chỉ thu hút mối quan tâm của những người may mắn được mời đến dự mà của cả những khán giả theo dõi qua tivi hay sách báo.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 2
Hình ảnh nhà hóa học Alfred Nobel.
Được tổ chức đều đặn hàng năm trong suốt hơn một thế kỷ qua, bữa tiệc không chỉ thể hiện lòng kính trọng với người sáng lập ra giải thưởng - nhà hóa học Alfred Nobel - mà còn là đại tiệc tiêu biểu cho lịch sử ẩm thực Châu Âu trong hơn một trăm năm.
Đại tiệc này quy tụ hàng trăm quan khách tại tòa thị chính Stockholm và được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển cũng như ở nhiều quốc gia khác. Không những thế, thông tin về đại tiệc này cũng được đưa tin rộng rãi bởi nhiều kênh thông tin, báo chí.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 3
Bữa tiệc đầu tiên vào năm 1901 đã chứng kiến sự tham gia của 113 khách mời toàn nam. Vào năm 1934, với uy tín tăng cao của giải thưởng này, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc tham gia Lễ trao giải và tiệc chiêu đãi.
Chính vì thế, số lượng quan khách ngày một tăng lên - từ 113 lên con số 350 người. Ngày nay, có khoảng 1.300 người khách được mời mỗi năm. Trong đó có các thành viên học viện, chính phủ, lĩnh vực văn hóa và công nghiệp, ngoại giao đoàn và các thành viên của gia đình Hoàng Gia Thụy Điển.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 4
Hội Trường Gương (The Hall of Mirrors) tại Grand HotelStockholm được lựa chọn làm địa điểm tổ chức đại tiệc chiêu đãi trong suốt 29 năm đầu tiên.
Những bữa tiệc sau đó được chuyển đến "Gyllene Salen" hay Hội Trường Vàng (Golden Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm để phục vụ số lượng khách ngày càng lớn.
Khách sạn Grand Hotel có dịp đón tiếp khách của bữa tiệc một lần nữa vào năm 1931-1933. Nhưng sau đó, bữa tiệc đã có một vài lần chuyển địa điểm để cuối cùng cố định tại Hội Trường Xanh (Blue Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm cho đến ngày nay.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 5
Trải qua bao nhiêu năm nhưng những buổi tiệc này vẫn duy trì truyền thống khắt khe. Khách mời nam giới buộc phải mặc lễ phục áo đuôi tôm màu đen, thắt nơ trắng.
Khách mời là nữ giới phải mặc váy đầm dạ hội dài, trừ khi mặc quốc phục của dân tộc mình. Bên cạnh đó, không ai được phép xử dụng điện thoại di động khi tham gia buổi lễ. Không ai được rời khỏi bàn tiệc khi bữa tiệc chưa kết thúc.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt   giải Nobel 6
Tổ chức thành công một buổi tiệc sang trọng phục vụ 1.300 khách mời không phải là một bài toán đơn giản với bất kỳ bếp trưởng nào. Tất cả đòi hỏi một sự chuẩn bị tỉ mỉ, đồng bộ hóa và đạt đến mức hoàn hảo. Hơn nữa, đây lại toàn những món cầu kỳ, đắt tiền và khách mời là nhiều người sang trọng.
Đội ngũ nhân viên của buổi tiệc bao gồm quản lý phục vụ, quản lý phòng tiệc, bếp trưởng, 8 phục vụ trưởng, 210 nhân viên phục vụ, 5 nhân viên rót rượu vang, 20 đầu bếp và khoảng 20 người có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 7
Danh sách mua sắm cho đại tiệc 1.300 quan khách cũng rất ấn tượng. Mỗi bữa tiệc cần đến 2.692 phần ức bồ câu, 475 đuôi tôm hùm, 100kg khoai tây, 53kg pho mát, 45 kg cá hồi hun khói... và còn nhiều hơn thế nữa những phụ liệu đi kèm.
Tất cả công tác chuẩn bị cho bữa tiệc đều được bắt đầu 3 ngày trước buổi lễ và nhân viên đều phải làm việc theo một lịch trình nghiêm ngặt.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 8
Trong những năm đầu tiên, quan khách tại bữa tiệc sẽ ngồi theo bàn được sắp xếp theo hình móng ngựa. Ngày nay, những chiếc bàn dài được xử dụng để phục vụ số lượng khách lớn, và chiếc bàn danh dự được đặt ở chính giữa phòng tiệc.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 9
Vào ngày đại tiệc, 65 chiếc bàn được xếp đúng chỗ cùng 470m khăn trải bàn. 30 người có nhiệm vụ xếp lên đó 6.730 bát đĩa bằng sứ, 5.384 chiếc cốc và 9.422 dao thìa các loại. Việc sắp đặt vị trí ngồi cũng được chăm lo cẩn thận, dù đó là bàn danh dự hay là ghế của khách bình thường như các sinh viên.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 10
Mỗi bữa tiệc chiêu đãi đều có một chủ đề riêng. Điều này được thể hiện thông qua cách bài trí và các tiết mục âm nhạc cho buổi tối đó. Các loại hoa được lựa chọn để trang trí gồm có hoa Lily, hoa Lan, hoa Gladioli và hoa Hồng với những màu sắc sặc sỡ.
Những bông hoa này được mang đến từ thành phố San Remo, trung tâm nuôi trồng hoa nơi Alfred Nobel sống những ngày cuối đời của ông. Hàng năm, có hơn 23.000 bông hoa được xử dụng để trang trí tại bữa tiệc Nobel này.
Thực đơn các món ăn trong từng bữa tiệc là điểm nhấn không thể bỏ qua. Vào tháng 9 mỗi năm, 3 thực đơn khác nhau được đưa ra đề cử bởi các đầu bếp uy tín.
Sau đó, thực đơn này sẽ được làm thử và để những nhà phê bình nếm, đưa ra ý kiến. Thực đơn được chọn sẽ nằm trong vòng bí mật cho đến ngày lễ. Thực đơn được chọn để nấu cho bữa đại tiệc phải thể hiện được sự phát triển cũng như tinh hoa ẩm thực Châu Âu trong vòng hơn 100 năm qua.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa   chiêu đãi người đoạt giải Nobel 12
Với sự sang trọng và tinh tế, bữa đại tiệc hàng năm Nobel Banquet thực sự là một biểu hiện rõ ràng nhất của sự cao quý và uy tín của giải thưởng danh giá Nobel này.
(Nguồn: Nobel Prize, Wikipedia)
Lệ Châu chuyển

mercredi 29 octobre 2014

5 aliments pour protéger son cœur

Les maladies cardio-vasculaires sont la première cause de mortalité dans le monde. L’organisme subit quotidiennement des attaques qui finissent par épuiser le système cardio-vasculaire. Voici 5 aliments qui aident à protéger son cœur. 
1-Amande
 
Plusieurs études cliniques1 démontrent que la teneur en phytostérols des amandes à raison de 34 mg pour 30 g soit 25 amandes, fait diminuer la concentration de « mauvais » cholestérol (LDL) dans l’organisme. Une hypercholestérolémie peut entraîner des troubles cardiaques car le « mauvais » cholestérol, après avoir approvisionné les organes, se dépose dans les artères et, en cas de surplus, risque de les boucher. Selon des données épidémiologiques2, une consommation quotidienne de 30 g d’amandes réduirait le risque de maladies cardio-vasculaires de 45%. La vitamine E contenue dans l'amande (7,5 mg de vitamine E pour 25 amandes soit la moitié de la recommandation journalière en vitamine E) aiderait également à lutter contre les maladies cardio-vasculaires en empêchant la formation de caillots dans le sang.  
 2- Cérise


Grâce à sa teneur en anthocyanines (350 à 400 mg pour 100 g de fruits), la cerise fait partie des fruits les plus antioxydants. Les anthocyanines sont des composés phénoliques qui agissent comme des pigments et donnent aux cerises leur couleur rouge. Ils ont aussi la capacité de neutraliser les radicaux libres, des composés qui endommagent les cellules de l’organisme et qui seraient responsables de l’athérosclérose c’est-à-dire la présence d’une plaque sur la paroi des artères qui gêne ou bloque la circulation du sang et qui peut provoquer, à terme, des troubles cardio-vasculaires. 

3- Pois chiches


En plus de favoriser la satiété et d'être peu caloriques avec 163 kcals pour 100 g, les pois chiches seraient un bon allié pour les personnes souffrant de diabète1. Celui-ci augmenterait de 2 à 4 fois le risque de souffrir d’une maladie cardio-vasculaire. Le pois chiche possède une charge glycémique faible qui est une méthode de calcul prenant en compte la quantité des glucides mais aussi leur qualité. Un taux de glycémie (= taux de sucre dans le sang) trop élevé augmente le risque d’infarctus ou d’AVC en obstruant les vaisseaux sanguins.  Les pois chiches possèdent des propriétés antioxydantes grâce à leur teneur en manganèse et en cuivre, des nutriments qui aident à réduire l’effet des radicaux libres dans le processus d’oxydation des cellules de l’organisme. 

4-Porc




100 g de viande de porc contient 3,6 g de lipides dont 1,2 g d’acides gras saturés, 1,4 g d’acides gras monoinsaturés et 0,3 g de gras polyinsaturés. Les teneurs en acides gras essentiels (oméga-3) du porc font donc de lui une viande aux qualités nutritionnelles plus importantes que celles de la viande de bœuf ou de mouton. La consommation de porc permet de lutter contre l’excès de  « mauvais » cholestérol dans l’organisme en augmentant le taux des lipides qui délogent le cholestérol déposé sur les parois des artères et les éliminer1. Un excès de "mauvais" cholestérol peut entraîner des troubles cardio-vasculaires. Avec seulement 162 kcals pour 100 g, le porc est également peu calorique en comparaison à la viande de boeuf (252 kcals pour 100 g de bœuf) ou au poulet (173 kcals pour 100 g de poulet). 

5- Marquereau



La teneur en oméga-3 du maquereau fait de lui un véritable allié pour la santé cardio-vasculaire. Avec 1,2 g d’oméga-3 à chaîne longue (l’AEP et l’ADH) pour une portion de 100 g, le maquereau fournit à l’organisme plus de 2 fois l’apport en AEP et ADH recommandé par jour par l’Organisation Mondiale de la Santé (OMS).  Plusieurs études1 ont démontré que la consommation d’acides gras oméga-3 réduit le risque de souffrir de maladies cardio-vasculaires. Ces acides gras, en agissant sur l’élasticité des vaisseaux, la tension artérielle et en ayant des propriétés anti-inflammatoires, permettent de lutter contre la formation de caillots sanguins.Le maquereau a des vertus antioxydantes car il est riche en sélénium. Ce minéral prévient la formation de radicaux libres dans l’organisme. L’excès de radicaux libres contribue à l’apparition de maladies cardio-vasculaires car ils détériorent notamment les globules rouges. 

NGUỒN

Hành tây thuốc hay cho nhiều bệnh mãn tính

lundi 27 octobre 2014

11 người đẹp trong giới thượng lưu


1. Letizia Ortiz Rocasolano: Hoàng hậu Tây Ban Nha.




Gia đình hạnh phúc của Hoàng hậu Letizia và Vua Felipe.
Letizia từng là cựu Phóng viên của đài CNN. Bà gặp Hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha vào năm 2002, lúc bà đang tham gia vào chiến dịch làm sạch dầu loang dọc bờ biển Galicia, còn Hoàng tử Felipe đến thăm, và chia sẻ ảnh hưởng của thảm họa này tới người dân. Cả hai như bị hút vào nhau, và họ kết hôn vào ngày 22–5–2004. Kết quả của mối tình này là hai cô con gái xinh đẹp. Letizia vừa trở thành Hoàng hậu Tây Ban Nha, sau khi Hoàng tử Felipe kế vị hồi đầu tháng Sáu.


2- Jetsun Pema – Hoàng hậu Bhutan.


Cô dâu Jetsun Pema thẹn thùng bên Vua Bhutan trong ngày cưới.
Hoàng tử Bhutan gặp Jetsun lần đầu tiên khi cô 7 tuổi, còn Hoàng tử lúc đó 17 tuổi trong một chuyến picnic cùng gia đình. Hoàng tử đã nói với Jetsun rằng: nếu cả hai đều còn độc thân khi trưởng thành, thì họ sẽ cưới nhau và ông đã giữ lời. Ngày 13–10–2011 Nhà vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã kết hôn cùng cô dâu 20 tuổi Jetsun Pema theo nghi thức truyền thống của đạo Phật.


3- Kate Middleton :Nữ Công tước xứ Cambridge.


Công nương Kate rạng rỡ bên Hoàng tử William.
Kate và Hoàng tử William gặp nhau vào năm 2001 tại trường Đại học St Andrews của Scotland, và họ đã hợp rồi tan suốt cả một thập niên. Cuối cùng, đám cưới cũng diễn ra vào ngày 29–4–2011. Đây được xem là một sự kiện lớn trên thế giới, và cặp đôi lập tức trở thành tâm điểm của đại chúng. Kate đã hạ sinh một Hoàng tử vào tháng 7–2013.


4. Rania Al Yassin – Hoàng hậu Jordan.


Hoàng hậu Rania và Vua Abdullah II.
Rania đang làm việc cho văn phòng của hãng Apple tại Amman, thì gặp Hoàng tử Abdullah II tại một bữa tiệc do chị của Hoàng tử tổ chức. Họ đã trúng tiếng sét ái tình, và đính hôn chỉ hai tháng sau đó. Abdullah II lên ngôi và trở thành Vua của Jordan vào tháng 2–1999. Cặp đôi kết hôn sau lễ đăng cơ của Vua Abdullah II một tháng,  và có với nhau bốn người con.


5. Maxima Zorreguieta – Hoàng hậu Hà Lan.


Hoàng hậu Maxima và Vua Willem.
Maxima gặp Hoàng tử Willem-Alexander tại Tây Ban Nha trong hội chợ mùa xuân ở Seville. Lúc đó, Maxima không biết Willem-Alexander là Hoàng tử, và nghĩ ông nói đùa khi ông thú thật với bà. Họ tổ chức lễ cưới vào ngày 2–2–2002 và có với nhau ba nàng Công chúa. Willem-Alexander lên ngôi vào ngày 30–4–2013, và Maxima trở thành Hoàng hậu.


6. Tatiana Blatnik – Công nương Hy Lạp và Đan Mạch.


Công nương Tatiana và Hoàng tử Nikolaos trong ngày cưới.
Tatiana từng là người tổ chức sự kiện cho nhà Thiết kế thời trang Diane von Fürstenberg. Cô gặp Hoàng tử Nikolaos trong một chuyến đi trượt tuyết năm 2003. Họ đã cưới nhau vào ngày 25–8–2010 theo nghi thức truyền thống của người Hy Lạp.


7. Charlene Wittstock – Công nương Monaco.


Charlene là một trong những Công nương xinh đẹp và thời trang nhất.
Cựu Thể tháo gia bơi lội Olympic của Nam Phi, Charlene Wittstock, gặp Hoàng tử Albert II của Monaco (con trai Hoàng hậu Grace Kelly) năm 2000 khi cô đến Monaco trong một cuộc thi bơi lội. Họ chính thức hẹn hò tại Thế vận hội 2006 ở Turin, Ý. Họ cưới nhau vào ngày 2–7–2011, và vừa mới công bố rằng sắp có em bé.


8. Angela Gisela Brown – Công nương Liechtenstein.


Angela Gisela Brown là người da màu đầu tiên trở thành con dâu của một gia đình Hoàng gia châu Âu.
Angela Gisela Brown là người Panama gốc Phi, vốn là một nhà Thiết kế thời trang tại New York trước khi gặp Hoàng tử Maximilian của Liechtenstein. Họ cưới nhau vào năm 2000 và có một người con trai. Angela được xem là người da màu đầu tiên trở thành con dâu của một gia đình Hoàng gia châu Âu.


9. Mette-Marit Tjessem Hoiby – Công nương Na Uy.


Công nương Mette-Marit và Thái tử Haakon.
Mette-Marit gặp Thái tử Haakon trong một bữa tiệc ngoài vườn tại lễ hội Quart, Lễ hội nhạc rock lớn nhất Na Uy. Sau đó vài năm, họ lại gặp lại nhau, và bắt đầu hẹn hò. Cặp đôi cưới nhau vào ngày 25–8–2001 và có hai người con. Mette-Marit cũng đã có một người con riêng từ mối quan hệ trước.


10. Mary Elizabeth Donaldson – Công nương Đan Mạch.


Vợ chồng Hoàng tử Frederik và bốn đứa con xinh xắn.
Cặp đôi Hoàng gia này gặp nhau tại quán bar Slip Inn trong Thế vận hội mùa hè 2000 ở Sydney, Úc. Hoàng tử Frederik đã tự giới thiệu ông là Fred, và không cho Mary biết ông là Hoàng tử, cho đến khi mối quan hệ thực sự thắm thiết. Họ cưới nhau vào ngày 14–5–2004 và có bốn người con.


11. Masako Owada – Hoàng thái tử phi Nhật Bản.


Masako và Thái tử Naruhito trong trang phục truyền thống của người Nhật.
Cô Sinh viên Đại học Harvard, Masako Owada, gặp Thái tử Naruhito tại một buổi đón tiếp Công chúa Elena của Tây Ban Nha, tại Tokyo năm 1986. Thái tử đã hoàn toàn say mê, và tận tình tán tỉnh Masako. Tuy nhiên, Thái tử  cũng phải mất ba lần cầu hôn thì Masako Owada mới đồng ý. Họ cưới nhau vào ngày 9–6–1993 và có với nhau một cô con gái.

Hồng Phúc sưu tầm