jeudi 30 avril 2015

Kỹ thuật cấp cứu mới tại Mỹ


Kỹ thuật cấp cứu mới tại Mỹ 

T.Loan sưu tầm

HY VỌNG CỦA TIẾN BỘ TRONG Y KHOA

HY VỌNG CỦA TIẾN BỘ TRONG Y KHOA 
 
1-  Phương pháp mới chữa bệnh tiểu đường
 
                                                                                   Inline image 1
 
 
      Tiểu đường gây ra bởi tuyến tụy trong cơ thể không còn sản xuất ra insulin nữa. Insulin là một hormone có nhiệm vụ chuyển bỏ đi lượng đường thừa trong máu. Số insulin thiếu này có thể bổ sung bằng cách chích trực tiếp, nhưng như vậy người bệnh phải chích hàng ngày.  
      Công ty Orgenesis đã có phát minh mới để điều trị tiểu đường, trong đó, người ta sẽ lấy ra một số tế bào gan của người bệnh và đưa vào phòng thí nghiệm để sử dụng về mặt di truyền, nhờ đó, chuyển những tế bào này thành những tế bào có khả năng tạo ra insulin. Cuối cùng, chúng được cấy trở lại gan và từ đó những tế bào này có thể sản xuất insulin ngay tại trong gan. 
      Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không còn phụ thuộc vào việc phải có người hiến tụy tạng, và cũng không phải dùng thuốc chống lại đề kháng khi ghép. Hơn nữa, phương pháp mới còn rẻ tiền hơn, không phải tốn chi phí cho việc theo dõi định kỳ, và quan trọng nhất là insulin mới sẽ được sản xuất chỉ trong vòng vài ngày sau khi ghép.  
       Phương pháp này đã được thử nghiệm trên mô gan người trong phòng thí nghiệm, và trên những con chuột bị tiểu đường. Cuối năm nay sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người để có kết luận cuối cùng trước khi được áp dụng chính thức.
 
2-   Tái tạo răng bằng LASER.
 
                                                            Inline image 2
 
      Một nhóm khoa học gia ở Harvard’s Wyss Institute đã tiến hành một nghiên cứu về cách chữa răng bằng stem cell (tế bào gốc).
     Những thành tựu của nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó người ta có thể ném bỏ mấy hàm răng giả hiện đang được sử dụng.    Trong phương pháp này, người ta sử dụng tia LASER có cường độ thấp để kích thích tế bào gốc sản sinh ra mô răng mới thay thế cho răng cũ. Phần chính được kích thích là phần ngà răng (dentine). Đây là mô cứng giống như mô xương và là một trong 4 thành phần chính của răng gồm men, ngà, tủy và xi măng bọc chân răng. 
     Người ta đã khoan các lỗ nhỏ trên răng hàm của chuột và tiến hành kích thích bằng tia laser, sau đó răng được đậy lại bằng các nắp nhựa. Khoảng 12 tuần sau đó, người ta thấy các mô ngà răng mới được tạo ra. Những thí nghiệm tiếp theo sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy khi được kích hoạt, các tế bào có tên là TGF-b1 (Transforming Growth Factor b1) được tạo ra, và theo phản ứng dây chuyền, chất này sẽ thúc đẩy các tế bào gốc tạo ra ngà răng.  
       Người ta còn thấy rằng kỹ thuật này ngoài việc giúp cho việc chữa răng, còn có thể được sử dụng trong việc tái tạo mô điều trị vết thương, điều trị gãy xương.... 
 
3-   Dụng cụ phát hiện ung thư tiền liệt tuyến
 

                              Inline image 3          Inline image 4
 
                  
 
     Trong hội chợ sản phẩm mới COMPAMED ở Âu Châu, có một dụng cụ mới được chế tạo giúp phát hiện chứng ung thư tiền liệt tuyến một cách nhanh chóng. 
Các nhà khoa học chế tạo cho biết dụng cụ này có thể xác định các mô ở tuyến tiền liệt bị biến đổi là loại mô lành tính hay ác tính, và chỉ cần 1 phút rưỡi là hoàn tất công việc nhờ chức năng phân tích những mẫu mô lấy từ tiến trình sinh thiết(biopsy).  
      Một bác sĩ chỉ cần đặt mẫu mô xét nghiệm vào một đĩa nhỏ, trượt vào trong máy, ấn nút và chờ một chút. Các chuyên viên y tế không cần phải chăm chút chuẩn bị, không phải chờ lâu, và cũng không phải mất thì giờ khám bệnh. Dụng cụ này sẽ phát ra chùm tia laser rọi vào mẫu mô, kích thích các phân tử fluorophores. Đây là những hợp chất có khắp nơi trong cơ thể và chúng phát sáng lên một thời gian ngắn khi được chiếu xạ.  
Các mô bình thường và mô ung thư sau khi phát sáng sẽ mờ dần theo tốc độ khác nhau. Nếu tốc độ mờ này vượt quá một mức quy định, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của tế bào ung thư. Dụng cụ này sẽ bật đèn màu xanh để báo cho biết bệnh nhân không có mô ung thư và bật đèn đỏ nếu có. 
Các nhà nghiên cứu hy vọng sản phẩm này trong tương lai sẽ được cải thiện để có thể phát hiện các loại ung thư khác, nhưng bước đầu họ phải xác định được các giá trị giới hạn của tốc độ mờ để đưa vào phần mềm phân tích của dụng cụ.  
     Nếu thành công, dụng cụ này sẽ giúp bác sĩ khám ung thư được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều lần so với các phương pháp hiện đang sử dụng
TLoan sưu tầm

mercredi 29 avril 2015

BBC phỏng vấn ô. Lê xuân Khoa nhân ngày 30-04

Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

  • 28 tháng 4 2015

BBC phỏng vấn ô. Lê xuân Khoa
Hảy xoá bỏ hận thù..


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150421_lexuankhoa_interview_vietnam_war

BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại, ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.

BBC: Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng đất nước còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc vậy thì theo Giáo sư bên nào mới thật sự đại diện cho chính nghĩa của người Việt?

GS Lê Xuân Khoa: Mỗi bên đều có chính nghĩa của mình. Theo tôi thì người Cộng sản cũng là người yêu nước lúc đầu khi chưa thành cộng sản. Những người đi tìm lý tưởng cộng sản đều là người yêu nước cả. Ông Hồ Chí Minh khám phá ra được Lênin viết về vấn đề giải phóng dân tộc thì cho rằng chủ nghĩa Lênin đem lại giải phóng cho dân tộc nên ông ấy reo mừng.
Cũng như những người Quốc gia chống Pháp cũng là những người yêu nước cả. Thế khi hai bên tranh thắng với nhau thì một bên thắng rồi đáng lẽ hai phe phải có sự hòa hợp như ngay sau cuộc nội chiến Mỹ thì chính nghĩa của phe thắng và chính nghĩa của phe thua cũng là một. Tôi nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa cộng sản quốc tế mang sứ mạng của cộng sản quốc tế đi chinh phục nhân loại nên có sự khác biệt với chính nghĩa quốc gia. Chính nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức hệ rõ ràng.

BBC: Trong cuộc nội chiến giữa hai miền còn có sự tham gia của các cường quốc, ở miền Bắc là Liên Xô, Trung Quốc còn ở miền Nam là Hoa Kỳ, vậy có thể nói Việt Nam là con cờ trong tay các cường quốc hay không? Liệu lịch sử có thể nào diễn biến khác đi để Việt Nam tránh được những đau thương cho dân tộc mình?

GS Lê Xuân Khoa: Phải nhắc đến truyền thống của dân tộc mình là dân tộc tồn tại vì luôn luôn trong mấy ngàn năm phải đối phó với phương Bắc và tồn tại cho đến bây giờ mà không mất độc lập của mình là do đâu? Tức là vấn đề nhu đạo về ngoại giao, nhu đạo về quân sự. Mỗi khi chiến thắng Trung Quốc xong các vua chúa, các triều đại ngày trước đều trở sang triều cống, xin lỗi Trung Quốc như xin lỗi người đàn anh. Nghệ thuật chiến đấu cũng thế, không bao giờ thấy sự đối đầu giữa một đội quân nhỏ của Việt Nam với đội quân hùng mạnh vĩ đại của Trung Quốc mà chúng ta dùng nhu đạo tức là dùng chiến tranh du kích, dùng yếu đánh mạnh.
Cho đến gần đây nhu đạo không được áp dụng. Tình thế nó hơi khác. Ngày xưa chúng ta cùng có một nước để đối đầu. Ngày nay chúng ta bị kẹt ở giữa hai thế lực đại cường. Một bên là khối cộng sản do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu và một bên là khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chúng ta bị dùng trong cái chiến tranh mà tôi gọi là chiến tranh ủy nhiệm là vậy.

Thế thì đứng kẹt ở thế giữa đó làm thế nào để tồn tại? Nhất định chúng ta phải nhu đạo rồi. Triết lý đó bây giờ chúng ta cứ áp dụng linh động trong vấn đề đối ngoại. Đối với cả hai bên tất nhiên chúng ta chọn con đường ở giữa tức là không lệ thuộc vào bên nào. Vấn đề này tôi nghe miền Bắc nói nhiều lần nhưng tôi thấy trên thực tế không áp dụng. Thành thử vẫn có sự thiên lệch. Ở đây chúng ta nhìn thấy rõ các vị lãnh đạo miền Bắc ít nhất cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng giữa đi với Trung Quốc hay đi với Mỹ, đứng giữa như thế nào và tuy rằng nói đi với Mỹ để cân bằng với Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy vẫn chọn con đường đi với Trung Quốc.
Vậy có cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi sự tranh chấp đó để độc lập được không? Trước khi có sự xung đột ý thức hệ, sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp với nhau và đi đến con đường là xóa bỏ chế độ thuộc địa. Giá mà đi theo đường hướng đó do Mỹ đưa ra lúc đó thì nước Việt Nam không lâm vào tình trạng như ngày nay. Đó là lỗi lầm của người Pháp.

BBC: Ông có nhắc đến con đường trung đạo thì liệu ngày nay con đường trung đạo đó vẫn còn áp dụng được không nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn đang bị kẹt trong mối quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi nghĩ rằng trung đạo lý thuyết thì đúng nhưng trên thực tế thì chưa thi hành. Tôi hy vọng Việt Nam càng nhìn thấy rõ phải thi hành con đường trung đạo.
Theo tôi Mỹ không quan tâm Việt Nam có trung đạo hay không. Họ phải hiểu cho Việt Nam có nước Trung Quốc to lớn vĩ đại ngay sát nách thì Việt Nam phải giữ thế trung đạo để tồn tại. Vả lại Mỹ có lý do để chấp nhận Việt Nam trung đạo. Thứ nhất Mỹ không có mưu đồ xâm chiếm thuộc địa, đất đai của Việt Nam bao giờ cả. Thứ hai Mỹ không như Trung Quốc phải Hán hóa dân tộc khác. Còn Trung Quốc có mưu đồ không bao giờ coi Việt Nam là mảnh đất độc lập. Họ luôn coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và có âm mưu Hán hóa Việt Nam. Hai vấn đề đó khiến Việt Nam phải vô cùng cảnh giác. Các nhà lãnh đạo bây giờ phải cảnh giác phải giữ được con đường trung đạo như thế. Muốn được như vậy thì phải mượn thế đồng minh cân bằng với Trung Quốc vì tự mình bây giờ thế mình yếu quá chưa đủ sức đối phó với Trung Quốc. Phải dựa vào thế của quốc tế, của Mỹ, của các nước tự do, dựa vào các nước Asean. Khi Trung Quốc thấy rằng sau lưng Việt Nam có Mỹ, thế giới tự do và cộng đồng châu Âu chẳng hạn thì Trung Quốc không thể lấn tới được nữa.

BBC: Một trong những hậu quả sau cuộc chiến là sự chia rẽ trong lòng dân tộc mà đến nay vẫn chưa thể hàn gắn được. Liệu con đường hòa giải có khả thi không và đâu là lộ trình khả dĩ nhất?

GS Lê Xuân Khoa: Lẽ dĩ nhiên không thể nào hận thù mãi mãi được. Đến một lúc nào đó thế hệ này không xong thì đến thế hệ sau. Sự hòa giải là mục tiêu tất yếu của dân tộc. Một dân tộc không thể nào mạnh, không thể nào phát triển được nếu dân tộc đó chia rẽ và căm thù lẫn nhau.
Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại cho đến bây giờ. Rất tiếc có biết bao cơ hội có để có thể xây dựng ý thức, quan niệm về hòa giải đã bị bỏ qua. Ai bỏ qua? Hòa giải hay không bắt đầu khởi đi từ người thắng trận chứ không phải từ người thua. Người thua không thể chìa tay xin được hòa giải mà người thắng nếu vì quyền lợi đất nước, vì tương lai lâu dài của đất nước nhất định chìa tay đón nhận người thua trận để hòa giải. Việc đó cho đến nay dù có nói ra nhưng chưa bao giờ làm cả.

Về sau họ lại nói nhiều về hòa hợp hơn chứ còn hòa giải muốn bỏ đi tức là chỉ muốn kéo người ta về phía mình thôi, không tôn trọng quan điểm của bên kia mà hòa giải bắt buộc là con đường hai chiều. Như thế sẽ không bao giờ có hòa giải được. Trong khi đó chính quyền đã phạm rất nhiều sai lầm, có thể nói là tội ác với dân tộc. Đáng lẽ phải sửa sai và mở vòng tay với bên ngoài thì người ta sẽ đón nhận.
Còn lộ trình khả dĩ? Bắt đầu từ phía Việt Nam, chìa tay ra trước, không phải chỉ bằng lời nói, cũng không phải kêu gọi người ta về đóng góp. Đóng góp về vật chất thì cũng là đáng kể, nhưng sự đóng góp đáng kể hơn, có giá trị hơn là đóng góp về trí tuệ. Cho đến nay các nhà lãnh đạo trong nước vẫn phàn nàn rằng sự đóng góp chất xám không có gì đáng kể. Nguồn lực trí tuệ ngoài nước rất nhiều, các anh em chuyên gia trí thức bên ngoài phải cùng phối trí với anh em trí thức trong nước để xây dựng một dân tộc hùng mạnh.
Đồng thời phải sửa đổi những sai lầm mình đã vấp phải bằng hành động chứ không phải xin lỗi gì cả để thực hiện mục tiêu một đất nước của dân, do dân, vì dân như là vẫn nói. Hãy làm chuyện đó thật đi. Lòng người ngoài này người ta đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng có một chính quyền nhận ra sai lầm của mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa giải và đối với nhân dân trong nước mở rộng các con đường, các chính sách đưa đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải.

BBC: Nhân nói đến việc hòa giải thì Việt Nam đang đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, vậy theo ông cộng đồng người Việt tại hải ngoại có vai trò như thế nào trong việc đối phó với mưu đồ của Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi lấy ví dụ cụ thể: Trong gia đình có hai anh em sống chung với nhau. Rồi đến lúc có xung đột cãi nhau, thậm chí đánh nhau chí chóe. Trong khi mâu thuẫn như vậy thì có kẻ thù bên ngoài đang vác súng sắp sửa vào cướp trong nhà. Mối nguy chung là khi kẻ thù vào thì cả hai anh em đều là nạn nhân hết thì bây giờ phải tạm thời quên sự chống đối nhau để hợp lực lại đuổi kẻ thù đang xâm lấn nhà mình hay là cứ nhất định người này phải diệt người kia đã rồi mới quay sang chống lại kẻ thù tôi nghĩ câu trả lời ai cũng thấy rõ. Phải gạt bỏ thù riêng đi để đối phó với kẻ thù chung rồi sau đó giải quyết với nhau sau. Đấy là quan điểm của tôi. Trái lại có những người chủ trương rằng hãy tiêu diệt chế độ này đã rồi mới đánh kẻ thù thì như thế tôi cho rằng đấy là ý nghĩ của những người vì lòng thù hận – cái đó mình cũng phải hiểu người ta thù hận đến độ bất chấp kẻ thù chung như vậy nhưng tôi nghĩ đó không phải là con đường sáng suốt.
Có người nói rằng nếu sau khi chiến thắng rồi thì phe kia nó mạnh lên, nó vẫn lại cai trị. Tôi nghĩ rằng tình thế sẽ đổi khác. Khi mà đã hợp lực, đã hòa giải thật sự, đã thả những người bất đồng chính kiến ra và khi người nước ngoài đã hợp lực loại được kẻ thù Trung Quốc đi thì chúng ta rất nhẹ gánh nặng để xây dựng đất nước. Lúc đó lực lượng nhân dân, những người dân chủ trong nước sẽ có thế lực mạnh hơn để thuyết phục những nhà lãnh đạo trong nước và lãnh đạo lúc đó cũng tỉnh ngộ rồi không bị gọng kìm của Trung Quốc ép nữa thì sẽ nhìn ra con đường mình sẽ đi. Vấn đề nội bộ sẽ dễ giải quyết hơn.

Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.


 

Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư

Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư 

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.



image

Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi.



image

Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.



image

Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời



900 năm trở lại đây không có ai mắc bệnh ung thư. 



Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.



image

Người hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.



image

Thung lũng mùa Xuân

Tính cách lạc quan phóng khoáng khiến người Hunzas trường thọ.Thung lũng miền Bắc Pakistan vào mùa thu tháng 9 nơi người Hunzas sinh sống.



image



image



image

Cây nho và cây đào người Hunza trồng



Đồ chay là chủ yếu, ăn rau xanh để sống 



image

Các nhà nghiên cứu cho biết: Nguyên nhân người Hunza sống trường thọ, chủ yếu là do chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loại trái cây và rau quả tự nhiên. Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, các loại thịt và sữa chỉ chiếm 1,5% calo trong khẩu phần ăn của họ; thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới xuất hiện. 



image

Thông thường, họ coi rau và trái cây thiên nhiên là thực phẩm chủ yếu, vì môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, do đó các loại rau chủ yếu là ăn sống, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.



image

Ngoài trừ các loại rau xanh và trái cây (trái cây chủ yếu là dâu và hạnh nhân), người Hunzas trong số các loại ngũ cốc thường dùng nhiều lúa mì và gạo kê, họ hay ăn với đậu Ai Cập, đậu nành, lúa mạch và đậu Hà Lan v.v… hòa trộn với nhau, thành một loại thực phẩm gọi là “Ca Ba Đế”. Trong quá trình sản xuất, họ không loại bỏ lớp vỏ và chồi mầm, do vậy, những phần chứa các chất dinh dưỡng được giữ lại trong đó. Trong các thành phần của các loại sữa, chủ yếu là chế biến từ sữa dê và các sản phẩm gia công như váng sữa hoặc sữa lên men mà ra.



Ngoài các loại trái cây và rau quả tự nhiên, đồ uống mà họ thường dùng là nước đá tan chảy từ những dòng sông băng, nguồn nước này thông thường cũng là nguồn nước mà người Hunzas dùng để trồng trọt các loại cây trái. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.



image

Việc ăn uống chủ yếu là ăn chay, với nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường tự nhiên không bị phá hoại, lại thêm với tính cách vui vẻ và biết đủ của người dân Hunzas, không có gì khó hiểu khi họ được vinh danh là “Dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Trường Thọ Quốc”!



image

Bé gái và Thiếu Nữ người Hunza trông rất hồn nhiên và thánh thiện





Tuệ Minh

Nguồn

mardi 28 avril 2015

YÊU LÀ GHO ĐI



YÊU LÀ GHO ĐI

Một vị ẩn sĩ kia đã từ lâu sống kham khổ trong sa mạc. Ông vốn là người có nhân đức, hiền lành, nhưng có chứng bịnh hay quên. Người ẩn sĩ tìm đến một nhà đạo sĩ khôn ngoan hơn để bàn hỏi về chứng bệnh hay quên của mình.
Sau khi nghe lời khuyên bảo khôn ngoan, người ẩn sĩ sung sướng ra về. Nhưng khi về đến nhà thì đã quên hết tất cả những lời khôn ngoan ấy. Hôm sau, người ẩn sĩ lại tìm đến nhà đạo sĩ để nghe lại những lời khôn ngoan ấy. Dọc đường, người ẩn sĩ lại quên hết mọi sư. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, ông ta nghe rồi lại quên. Nản lòng thất vọng, ông quyết định không đến tìm gặp nhà đạo sĩ nữa.
Một thời gian sau, tình cờ, người ẩn sĩ gặp nhà đạo sĩ. Nhà đạo sĩ ân cần hỏi thăm cho biết ông đã tiến đến đâu rồi. Người ẩn sĩ khiêm tốn thú nhận:
- Thưa thầy, con lại quên tất cả những lời thầy khuyên. Con biết đã quấy rầy thầy quá nhiều rồi, nên con không dám làm phiền thầy nữa.
Nhà đạo sĩ bảo:
- Con hãy đi thắp đèn.
Người ẩn sĩ đi thắp đèn rồi nhà đạo sĩ lại nói:
- Con hãy đem những đèn khác đến đây, rồi thắp sáng lên từ ngọn thứ nhất kia.
Người ẩn sĩ làm như lời nhà đạo sĩ khôn ngoan dạy. Nhà đạo sĩ hỏi ông:
- Theo thiển nghĩ của con, ngọn đèn đầu tiên kia có bị mất hụt ánh sáng của nó chỉ vì đã thắp sáng những cái đèn khác không?
- Thưa thầy không.
Rồi nhà đạo sĩ hiền lành kết luận:
- Cũng vậy, đối với thầy, không những chỉ mình con mà thôi, nhưng nếu tất cả dân làng này đến với thầy xin điều gì, thầy không phải mất mát thiệt thòi chi cả Vậy bất cứ khi nào con cần gì con hãy đến với thầy, đừng ái ngại chi hết.
***
Yêu thương không phải là cho đi một cái gì. Nhưng là cho đi chính mình. Yêu thương là tận hiến, là quên mình để phục vụ người khác. Nhưng làm sao chúng ta có thể cho đi chính mình hay hiến thân phục vụ, nếu chúng ta vẫn còn nô lệ chính bản thân và lòng ích kỷ.
Nếu chúng ta chỉ tìm kiếm những gì đem lại tiện nghi, dễ dãi cho bản thân, nếu chúng ta chỉ bận tâm tránh né những gì gây phiền toái cho ta, làm sao có thể nói được là chúng ta biết cho đi, biết hiến thân một cách chân thành.
Tình thương đích thực không làm cho chúng ta trở nên nghèo nàn, hoặc bị thiếu hụt mất mát. Trái lại, nó càng làm cho chúng ta thêm phong phú và được tự do thật sự. Nếu chúng ta cho đi và mong nhận lại, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì hết, và sẽ cảm thấy cay đắng, bất mãn trước những vô ơn bạc bẽo. Nhưng nếu chúng ta thành thực cho đi mà không mong được đền đáp, chúng ta sẽ nhận được tất cả, và càng cảm thấy bình an vui sướng khi không nhận được gì hết.
***
Lạy Chúa, Chúa không bao giờ chịu thua những người có lòng quảng đại, biết cho đi cách vô vị lợi. Tuy con chỉ biết hiến dâng cho Chúa tất cả sự bé nhỏ, nghèo hèn của con, nhưng Chúa sẽ trao trả lại cho con tất cả sự vô tận của Chúa. Xin cho con được nhận chìm và tan biến trong đại dương tình yêu bao la của Chúa. Amen!

Thiên Phúc
P.Anh-NNga sưu tầm

lundi 27 avril 2015

Những di tích bị động đất tàn phá ở Nepal

Trận động đất 7,8 độ Richter đã gây ra hư hại nghiêm trọng cho những công trình lịch sử và tôn giáo thiêng liêng của Nepal.
 
Tháp Dharahara, hay còn gọi là Bhimsen, một trong những địa danh mang tính biểu tượng của Nepal tại thủ đô Kathmandu sụp đổ sau trận động đất 7,8 độ Richter hôm 25/4. Ảnh: BBC
 
 
Tòa tháp 9 tầng do thủ tướng đầu tiên của Nepal chỉ đạo xây dựng năm 1832. Công trình này từng được củng cố lại sau khi bị hư hại nghiêm trọng do trận động đất năm 1934. Ảnh: Twitter
 
 
Nhân viên cứu hộ cứu một người mắc kẹt trong đổ nát ở của tháp Dharahara. Khi động đất xảy ra, có khoảng 200 người đã mua vé để lên tháp ngắm cảnh. Ảnh: USA Today
 
 
Quảng trường Durbar tại thành cổ của thủ đô Kathmandu, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng bị hư hại nghiêm trọng. Quảng trường này là nơi tập hợp các cung điện, sân và đền thờ, UNESCO gọi đây là "trung tâm xã hội, tôn giáo và đô thị" của Kathmandu. Ảnh: BBC
 
 
Khung cảnh hoang tàn tại quảng trường sau trận động đất. Ảnh: BBC
 
 
Gỗ và gạch vỡ nằm la liệt tại quảng trường. Ảnh: Instagram
 
 
Quảng trường Bhaktapur Durbar trước và sau cơn địa chấn. Ảnh: Twitter
 
 
Một ngôi đền bị hư hại ở Kathmandu. Ảnh: Omar Havana
 
 
Một ngôi đền sụp đổ ở Kathmandu. Ảnh: Omar Havana
 
 
Trận động đất để lại những vết nứt trên bảo tháp ở Kathmandu, một trong những di tích Phật giáo cổ xưa nhất trên dãy Himalaya và là một trong những bảo tháp lớn nhất của Nepal. Ảnh: Twitter
 

Đống đổ nát tại khu đền Phật ở Swayambhunat, được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Video: BBC
 
Phương Vũ
Nguồn

dimanche 26 avril 2015

Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa



Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa
Bài giảng lễ ngày 24/04/2015

ROMA, 24/04/2015 – "Chớ bao giờ quên cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa khiến cuộc đời mình được biến đổi", ĐTC nhắn nhủ như trên trong bài giảng lễ ngày thứ sáu 24/04/2015, tại Nhà Thánh-Mátta, Vatican.

ĐTC Phanxicô khẳng định mỗi người đều có một cuộc gặp gỡ riêng với Chúa và chính qua cuộc gặp gỡ này mà Chúa biến đổi tận căn cuộc đời chúng ta. Bí quyết không phải là chúng ta chỉ nhận ra được điều này, nhưng là chúng ta phải luôn nhớ đến "tình yêu ban đầu" nảy sinh từ cuộc gặp gỡ đó như một kỷ niệm đẹp và luôn tươi thắm. Đây là một sự gặp gỡ thực sự, cụ thể, khi chúng ta cảm thấy rằng Chúa Giêsu đang nhìn mình. Không phải chỉ có các thánh mới có được kinh nghiệm này, nên nếu chúng ta không nhớ đến nữa thì ĐTC gợi ý chúng ta phải xin ơn đừng quên kỷ niệm gặp gỡ này vì Chúa Giêsu không bao giờ quên. Chúa luôn tìm cách có một tương quan với mỗi người chúng ta, một tương quan đặc biệt, một tương quan tình yêu, mặt đối mặt giữa hai người.

ĐTC cũng khuyên chúng ta nên đọc Tin Mừng để nhận ra trường hợp của mình trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ xảy ra trong đó, và đã biến đổi hoàn toàn cuộc đời của những người được gặp Chúa Giêsu. Trước tiên là hai ông Gioan và Anrê, đã bỏ mọi sự mà rong ruổi theo Chúa, rồi đến ông Phêrô, trở nên đá tảng của cộng đoàn mới, rồi người phụ nữ Samari, người bị quỷ ám được Chúa trục xuất quỷ vào đàn heo, người phong cùi, là một trong mười người được chữa lành và trở lại cám ơn Chúa, hay người đàn bà bị bệnh loạn huyết được chữa lành khi đụng vào gấu áo Chúa. Rồi cuối cùng là câu chuyện của ông Phaolô gặp gỡ Chúa ngay khi đang đi bắt bớ những người theo Chúa, trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Trong Kinh Thánh cũng có nhiều cuộc gặp gỡ khác, tất cả đều khác nhau, điều này cho thấy, quả thật, sự gặp gỡ của mỗi người với Chúa là duy nhất, là riêng tư.  
ĐTC mời gọi chúng ta về nhà cầu nguyện và tự vấn: "Khi nào là lúc tôi cảm thấy Chúa gần tôi? Khi nào là lúc tôi cảm thấy tôi phải thay đổi cuộc sống, sống tốt hơn và tha thứ cho một người nào đó? Khi nào là lúc tôi nghe thấy Chúa xin tôi điều gì đó? Khi nào là lúc tôi đã gặp Chúa?" Vì đức tin của chúng ta là sự gặp gỡ với Chúa, đó là căn bản của đức tin.

ĐTC còn gợi ý cho chúng ta tự vấn mình mỗi ngày bằng cách hỏi Chúa: "Khi nào là lúc Chúa đã nói với con điều gì đó làm cho cuộc sống con thay đổi, hoặc Chúa đã mời gọi con tiến thêm một bước trong cuộc đời?" Và ĐTC quả quyết đây là những kỷ niệm của tình yêu và chúng ta phải vui mừng khi nhớ đến.
ĐTC kết luận: việc cử hành Thánh Thể là một sự gặp gỡ khác với Chúa Giêsu, để chúng ta thi hành điều được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 6,52-59): "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy".
(ltd tổng hợp và chuyển ngữ từ Zenit, L'Osservatore Romano và Radio Vatican)

P.Anh-T.Diệp sưu tầm

samedi 25 avril 2015

Shakespeare được tôn vinh bằng chuỗi sự kiện toàn cầu

Dự án "Shakespeare Lives" - bao gồm chuỗi sự kiện với nhiều hình thức nghệ thuật - vừa được công bố nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của đại văn hào.
Dự án "Shakespeare Lives" được Hội đồng Anh công bố hôm 23/4. Theo đó, dự án sẽ triển khai từ mùa thu năm 2015 kéo dài tới hết năm 2016 để kỷ niệm 400 năm mất của Shakespeare. Chương trình này kêu gọi cả thế giới cùng tham gia thông qua các hoạt động trực tuyến và trình diễn trực tiếp.
body-Shakespreare-7281-1429958797.jpg
William Shakespeare (1564 - 1616) - nhà viết kịch, nhà thơ vĩ đại.
Điểm nhấn của dự án là hoạt động "All The World's A Stage", mời mọi người từ khắp nơi trên thế giới đăng tải và chia sẻ các đoạn phim ngắn - quay chính họ diễn lại một đoạn trong các vở kịch của Shakespeare. Ban tổ chức mong muốn, hoạt động này tạo kỷ lục về lượng khán giả tham gia. 
Một cuộc thi làm phim ngắn với quy mô toàn cầu được triển khai. Chủ đề của cuộc thi là dựng lại một trong tám cảnh tiêu biểu của kịch Shakespeare. Bên cạnh đó, các bộ phim chuyển thể từ kịch Shakespear - trải dài từ thời kỳ đầu của điện ảnh với phim câm đến thời hiện đại - cũng được trình chiếu trên toàn thế giới. 
Trong năm 2016, tại nhiều quốc gia sẽ trình diễn những tác phẩm sân khấu mới, dàn dựng từ các vở kịch kinh điển của đại văn hào. Một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của các nhà thơ thuộc Viện Văn học Hoàng Gia Anh cũng được tổ chức.
Hội đồng Anh cũng tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục. Các khóa học trực tuyến - tìm hiểu về chủ đề và nhân vật chính trong các vở kịch Shakespeare - được tổ chức dành cho mọi đối tượng. Hội đồng Anh biên soạn bộ tài liệu về các tác phẩm, nhân vật trong sáng tác của Shakespeare để phát cho 25.000 trường học tại Anh và quảng bá trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam đã triển khai xây dựng kịch Hamlet. Tác phẩm dự kiến ra mắt vào tháng 6. Hoạt động này vừa để hưởng ứng sự kiện "Shakespeare Lives", vừa nhằm mục đích xây dựng một tác phẩm kịch kinh điển cho sân khấu trong nước.
Lam Thu
Nguồn

**************************************


William Shakespeare

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
William Shakespeare
Chân dung Shakespeare, không rõ tác giả, National Portrait Gallery, Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Sinh Làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4, 1564 (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564)
Flag of England (bordered).svg Stratford-upon-Avon, Warwickshire, Anh
Mất 23 tháng 4, 1616 (52 tuổi) (lịch Julian)
Flag of England (bordered).svg Stratford-upon-Avon, Warwickshire, Anh
Công việc Nhà viết kịch, nhà thơ, diễn viên
Giai đoạn sáng tác Phục hưng Anh
Vợ/chồng Anne Hathaway (từ 1582-1616)
Con cái Susanna Hall
Hamnet Shakespeare
Judith Quiney
Thân nhân John Shakespeare (thân phụ)
Mary Shakespeare (thân mẫu)

Chữ ký
William Shakespeare (phiên âm tiếng Việt: Uy-li-am Sếch-xpia, sinh năm 1564 (làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4,[Ghi chú 1] ngày sinh 23/4/1564), mất ngày 23 tháng 4, 1616, theo lịch Julian) là một nhà vănnhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại.[1] Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Nhà thơ của Avon" (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của Stratford-upon-Avon).[2][Ghi chú 2] Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm 38 vở kịch,[Ghi chú 3] 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.[3]
Shakespeare được sinh ra và sinh trưởng tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của một công ty kịch Lord Chamberlain's Men, với tên gọi sau đó là King's Men. Ông quay về quê Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi chép lại.[4]
Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613.[5][Ghi chú 4] Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, OthelloMacbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác.
Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare.

Mục lục

Cuộc đời và sự nghiệp

Ấu thơ

Căn nhà của John Shakespeare, thân phụ của William Shakespeare tại Stratford-upon-Avon. Đây được tin là nơi sinh của nhà văn.
William Shakespeare là con trai của John Shakespeare, một người thợ làm găng tay và ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield và Mary Arden, con gái của một chủ đất giàu có.[6] Ông được sinh ra tại Stratford-upon-Avon và được rửa tội vào ngày 26 tháng 4 năm 1564 tại đó. Ngày sinh thật sự của ông vẫn chưa rõ, nhưng những báo cáo ban đầu là ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày của thánh George (St. George's Day).[7] Ông là con thứ ba trong tổng số tám người con của gia đình Shakespeare và là người con duy nhất còn sống sót.[8]
Mặc dù không còn những ghi chép về quãng đời đầu tiên của ông, nhưng các nhà nghiên cứu về tiểu sử của ông đồng ý rằng Shakespeare được giáo dục tại trường King's New ở Stratford,[9] một ngôi trường miễn học phí thành lập năm 1553,[10] cách nhà ông khoảng một phần tư dặm. Vào thời Nữ hoàng Elizabeth, các trường dạy ngữ pháp có chất lượng không đồng nhất nhưng có một khuôn mẫu chương trình được quy định bởi luật pháp áp dụng trên toàn nước Anh,[11] và trường cũng cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Latinh và những tác giả cổ điển trong tiếng Latinh.
Năm 18 tuổi, Shakespeare kết hôn với một cô gái 26 tuổi, Anne Hathaway. Giáo hội của Worcester đồng ý cho phép tổ chức lễ cưới vào ngày 27 tháng 11, 1582. Sáu tháng sau khi kết hôn, Anne sinh được một người con gái, Susanna, được rửa tội vào ngày 26 tháng 5 năm 1583.[12] Cặp song sinh một trai Hamnet và một gái Judith được sinh ra hai năm sau đó và được rửa tội vào ngày 2 tháng 2 năm 1585.[13] Hamnet mất vì một nguyên nhân không rõ vào năm 11 tuổi và được mai táng vào ngày 11 tháng 8 năm 1596.[14] Sau khi cặp song sinh ra đời, Shakespeare rời quê.

Đến Luân Đôn

Vào năm 1585, ông rời quê lên Luân Đôn đang lúc kịch trường ở chốn kinh kỳ trong thời kỳ sôi nổi.
Bước đầu ông xin làm chân giữ ngựa, soát vé ở cổng rạp hát. Sau đó làm nghề nhắc tuồng, thợ sửa bản in, dần dần lên làm diễn viên, đạo diễnnhà viết kịch. Lợi nhuận thu từ rạp hát là nguồn sống suốt đời của ông. Khi đời sống đã khá, ông củng cố địa vị xã hội bằng cách mua một tước quý tộc nhỏ.
Lúc ở kinh thành Luân Đôn, ông được Bá tước Southampton giúp đỡ. Dưới mái nhà của bá tước, có một người Ý lưu vong là Giovani Florio. Ông Giovani Florio đã giúp Shakespeare hiểu biết thêm về văn học Phục Hưng của ÝPháp. Cuộc sống đang êm đềm thì xảy ra biến cố. Đó là vụ án Essex và Southampton (1601). Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth I. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước đó. Essex bị chặt đầu, Southampton bị tù chung thân, còn Shakespeare trốn biệt[cần dẫn nguồn].
Vào năm 1603, Elizabeth I qua đời, Quốc vương nước Scotland là James VI lên nối ngôi và trở thành Quốc vương James I của nước Anh; khi đó Bá tước Southampton được trả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi.
Vào năm 1612, Shakespeare rời kinh đô Luân Đôn sau 1/4 thế kỷ hoạt động sân khấu và trở về Stratford để sống những năm cuối đời. Ông mất ngày 23 tháng 4 năm 1616. Hiện nay, ở Stratford-upon-Avon quê hương ông, người ta thành lập Công ty kịch nghệ Shakespeare Hoàng gia.[15]

Tác phẩm

Chữ ký của Shakespeare trong tờ di chúc
Trong đời mình, Shakespeare viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành 3 loại:

Chú thích

  • ^[a] Nay thường được xếp vào một loại mới: Romances
  • ^[b] Kịch về các vần đề xã hội
  • ^[c] Được xem là của Shakespeare

Tầm ảnh hưởng

Cống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau. Ví như ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữthể loại. Cho tới trước vở Romeo và Juliet, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vậtsự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière.[16] Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Shakespeare, dù đạt được rất ít thành công. Nhà phê bình Gorge Steiner phát biểu rằng tất cả các vở kịch thơ từ Coleridge đến Tennyson chỉ là những "phiên bản mờ nhạt viết dựa trên các chủ đề của Shakespeare". Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, đại văn hào nước PhápVoltaire (FranÇois-Marie Arouet, 1694 - 1778) - khi phân tích về kịch nghệ của Shakespeare cũng như những nhà soạn kịch nổi tiếng khác - đã phê phán ông, theo đó ông chỉ đáng được tôn vinh tại Anh:[17]
Ông ta là một tên man rợ giỏi tưởng tượng; ông ta viết vài tác phẩm được ca tụng, nhưng những tuyệt tác của ông ta không thể được trình diễn ở một nơi nào ngoại trừ Luân Đôn và Canada. Đó không phải là dấu hiệu tốt đối với nền văn học của một quốc gia, vì những tuyệt tác của quốc gia ấy chỉ được trình diễn thành công trên mỗi chính quốc mà thôi. Không có bất kỳ một tuyệt tác nào của Shakespeare đã được trình diễn ở nước ngoài.
—Voltaire
Voltaire cũng bảo Shakespeare là "quái vật" tuy nhiên, bảo đại văn hào Pháp không bao giờ biết khen ngợi ông thì thật sai lầm. Voltaire luôn luôn cho rằng, ông là một nhà soạn kịch "có bản chất cao đẹp, mặc dù tởm lợm".[17] Thời đó, Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế, 1712 - 1786) - vị đại anh quân của nước Phổ và cũng chính là bạn thân của Voltaire[18] chỉ có thể đọc Shakespeare bằng các bản dịch tiếng Pháp. Vào năm 1780, xuất bản tác phẩm "De la littérature allemande". Qua đó, ông phê phán "các tác phẩm ghê tởm" của Shakespeare:[19][20]
Những trò hề nực cười, chỉ diễn được trên vùng đất hoang vu Canada, vi phạm những quy tắc của kịch nghệ.
—Friedrich II Đại Đế[21]
Vị Quốc vương này chỉ trích Shakespeare còn thậm tệ hơn cả Voltaire: "Làm sao đống tác phẩm quái đản nửa đê tiện nửa cao thượng, nửa bi thảm nửa hài hước, lại thu hút ai được?"[22] Song, Shakespeare đã ảnh hưởng lên những nhà viết tiểu thuyết Thomas Hardy, William FauknerCharles Dickens. Dickens thường trích dẫn Shakespeare, có thể rút ra 25 trong số các tựa tác phẩm của ông là lấy từ các tác phẩm của Shakespeare. Ngay từ thế kỷ 18, dù bị một đại anh quân nước Phổ và một đại văn hào nước Pháp phê phán dữ dội, trớ trêu thay, Shakespeare lại truyền cảm nền văn hóa nghệ - thuật khắp châu Âu, và trớ trêu hơn nữa - ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nền văn nghệ Đức, nhà thơ Johann Gottfried Herder đã tán dương tài năng viết kịch của ông "như thần thánh".[23] Như doanh nhân nước Đức Ludwig Reiners (1896 - 1957) viết vào năm 1952, các đại văn hào Đức thời Friedrich II Đại Đế đã "bắt chước những vở kịch tồi tệ, nhảm nhí và chán ngắt của Shakespeare".[24] Trước tình cảnh đó, Quốc vương Friedrich II Đại Đế - với thái độ công kích nền văn hóa Đức (kể cả tác phẩm duy nhất mà ông biết của đại thi hào Goethe chịu ảnh hưởng của Shakespeare[22]) - lại phải viết:[25]
...Có thể thông cảm cho Shakespeare vì ông ta sống trong cái thời đại chẳng mấy phát triển của nền văn hóa Anh. Tuy nhiên, những người đương thời của Trẫm và Các Khanh mà lại tiếp bước những sai lầm của ông ta thì thật không thể tha thứ được - Trẫm lấy một ví dụ là tác phẩm "Götz von Berlichingen" của cậu Goethe - một sự bắt chước kinh tởm đối với những vở kịch Anh dở ẹc kia...'
—Friedrich II Đại Đế

Chú thích

  1. ^ Greenblatt 2005, 11; Bevington 2002, 1–3; Wells 1997, 399.
  2. ^ Dobson 1992, 185–186
  3. ^ Craig 2003, 3.
  4. ^ Shapiro 2005, xvii–xviii; Schoenbaum 1991, 41, 66, 397–98, 402, 409; Taylor 1990, 145, 210–23, 261–5
  5. ^ Chambers 1930, Vol. 1: 270–71; Taylor 1987, 109–134.
  6. ^ Schoenbaum 1987, 14–22.
  7. ^ Schoenbaum 1987, 24–6.
  8. ^ Schoenbaum 1987, 23–24.
  9. ^ Schoenbaum 1987, 62–63; Ackroyd 2006, 53; Wells et al. 2005, xv–xvi
  10. ^ Baldwin 1944, 464.
  11. ^ Baldwin 1944, 179-80, 183; Cressy 1975, 28, 29.
  12. ^ Schoenbaum 1987, 93.
  13. ^ Schoenbaum 1987, 94.
  14. ^ Schoenbaum 1987, 224.
  15. ^ Nancy Mitford, Charlotte Mosley, Love from Nancy: the letters of Nancy Mitford, trang 253
  16. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, The Works of Lord Macaulay, Complete: Critical and historical essays, trang 504
  17. ^ a ă René Wellek, A History of Modern Criticism: The later eighteenth century, các trang 36-38.
  18. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 146
  19. ^ Stanley W. Wells, Sarah Stanton, The Cambridge companion to Shakespeare on stage, trang 184
  20. ^ Mike Featherstone, Undoing culture: globalization, postmoderism and identity, trang 28
  21. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 240
  22. ^ a ă Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 370
  23. ^ Neil Rhodes, Shakespeare and the Origins of English, trang 216
  24. ^ Ludwig Reiners, Frederick the Great: a biography, trang 274
  25. ^ T. C. W. Blanning, The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789, trang 218

Thư mục

  • Ackroyd, Peter (2006), Shakespeare: The Biography, London: Vintage, ISBN 0749386558 Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • Adams, Joseph Quincy (1923), A Life of William Shakespeare, Boston: Houghton Mifflin, OCLC 1935264.
  • Baer, Daniel (2007), The Unquenchable Fire, Xulon Press, ISBN 16047732789781604773279 Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • Baldwin, T. W. (1944), William Shakspere's Small Latine & Lesse Greek 1, Urbana, Ill: University of Illinois Press, OCLC 359037.
  • Mike Featherstone, Undoing culture: globalization, postmoderism and identity, SAGE, 1995. ISBN 0-8039-7606-2.
  • Eliakim Littell, Robert S. Littell, Making of America Project, The living age..., Tập 148, Littell, son & company, 1881.
  • Barber, C. L. (1964), Shakespearian Comedy in the Comedy of Errors, England: College English 25.7.
  • Bate, Jonathan (2008), The Soul of the Age, London: Penguin, ISBN 978-0-670-91482-1.
  • Bentley, G. E. (1961), Shakespeare: A Biographical Handbook, New Haven: Yale University Press, ISBN 0313250421, OCLC 356416.
  • Berry, Ralph (2005), Changing Styles in Shakespeare, London: Routledge, ISBN 0415353165.
  • Bertolini, John Anthony (1993), Shaw and Other Playwrights, Pennsylvania: Pennsylvania State University Press, ISBN 027100908X.
  • Bevington, David (2002), Shakespeare, Oxford: Blackwell, ISBN 0631227199.
  • Bloom, Harold (1999), Shakespeare: The Invention of the Human, New York: Riverhead Books, ISBN 157322751X.
  • Boas, F. S. (1896), Shakspere and His Predecessors, New York: Charles Scribner's Sons.
  • Bowers, Fredson (1955), On Editing Shakespeare and the Elizabethan Dramatists, Philadelphia: University of Pennsylvania Press, OCLC 2993883.
  • Boyce, Charles (1996), Dictionary of Shakespeare, Ware, Herts, UK: Wordsworth, ISBN 1853263729.
  • Bradford, Gamaliel Jr. (tháng 2 năm 1910), “The History of Cardenio by Mr. Fletcher and Shakespeare”, Modern Language Notes 25 (2).
  • Bradley, A. C. (1991), Shakespearean Tragedy: Lectures on Hamlet, Othello, King Lear and Macbeth, London: Penguin, ISBN 0140530193.
  • Brooke, Nicholas (1998), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Brooke, Nicholas (ed.), The Tragedy of Macbeth, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0192834177.
  • Bryant, John (1998), “Moby Dick as Revolution”, trong Levine, Robert Steven, The Cambridge Companion to Herman Melville, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 052155571X.
  • Bryson, Bill (2007), Shakespeare: The World as a Stage, Harper Collins, ISBN 0060740221.
  • Burns, Edward (2000), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Burns, Edward (ed.), King Henry VI, Part 1, London: Arden Shakespeare, Thomson, ISBN 1903436435.
  • Carlyle, Thomas (1907), trong Adams, John Chester, On Heroes, Hero-worship, and the Heroic in History, Boston: Houghton, Mifflin and Company, ISBN 140694419X, OCLC 643782.
  • Casey, Charles (Fall 1998), “Was Shakespeare gay? Sonnet 20 and the politics of pedagogy”, College Literature 25 (3), truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2007.
  • Chambers, E. K. (1923), The Elizabethan Stage 2, Oxford: Clarendon Press, ISBN 0198115113, OCLC 336379.
  • Chambers, E. K. (1944), Shakespearean Gleanings, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0849205069, OCLC 2364570.
  • Chambers, E. K. (1930), William Shakespeare: A Study of Facts and Problems, 2 vols., Oxford: Clarendon Press, ISBN 0198117744, OCLC 353406.
  • Cheney, Patrick Gerard (2004), The Cambridge Companion to Christopher Marlowe, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521527341.
  • Clemen, Wolfgang (23 tháng 4 năm 2015), Shakespeare's Dramatic Art: Collected Essays, New York: Routledge, ISBN 0415352789.
  • Clemen, Wolfgang (23 tháng 4 năm 2015), Shakespeare's Imagery, London: Routledge, ISBN 0415352800.
  • Clemen, Wolfgang (1987), Shakespeare's Soliloquies, London: Routledge, ISBN 0415352770.
  • Cooper, Tarnya (2006), Searching for Shakespeare, National Portrait Gallery and Yale Center for British Art: Yale University Press, ISBN 9780300116113.
  • Craig, Leon Harold (2003), Of Philosophers and Kings: Political Philosophy in Shakespeare's "Macbeth" and "King Lear", Toronto: University of Toronto Press, ISBN 0802086055.
  • Cressy, David (1975), Education in Tudor and Stuart England, New York: St Martin's Press, ISBN 0713158174, OCLC 2148260.
  • Crystal, David (2001), The Cambridge Encyclopedia of the English Language, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521401798.
  • Dillon, Janette (2007), The Cambridge Introduction to Shakespeare's Tragedies, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521858178.
  • Dobson, Michael (1992), The making of the national poet, Oxford, England: Oxford University Press, ISBN 9780198183235.
  • Dominik, Mark (1988), Shakespeare–Middleton Collaborations, Beaverton, OR: Alioth Press, ISBN 0945088019.
  • Dowden, Edward (1881), Shakspere, New York: Appleton & Co., OCLC 8164385.
  • Drakakis, John (1985), trong Drakakis, John, Alternative Shakespeares, New York: Meuthen, ISBN 0416368603.
  • Dryden, John (1889), trong Arnold, Thomas, An Essay of Dramatic Poesy, Oxford: Clarendon Press, ISBN 8171563236, OCLC 7847292.
  • Dutton, Richard; Howard, Jean (2003), A Companion to Shakespeare's Works: The Histories, Oxford: Blackwell, ISBN 0631226338.
  • Edwards, Phillip (1958), “Shakespeare's Romances: 1900–1957”, trong Nicoll, Allardyce, Shakespeare Survey 11, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521215005, OCLC 15880120.
  • Edwards, Philip; Ewbank, Inga-Stina; Hunter, G. K. biên tập (2004), Shakespeare's Styles: Essays in Honour of Kenneth Muir, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521616948.
  • Eliot, T. S. (1934), Elizabethan Essays, London: Faber & Faber, ISBN 0156290510, OCLC 9738219.
  • Evans, G. Blakemore (1996), “Commentary”, trong Shakespeare, William; Evans, G. Blakemore (ed.), The Sonnets, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521222257.
  • Farley-Hills, David (1990), Shakespeare and the Rival Playwrights, 1600–06, London: Routledge, ISBN 0415040507.
  • Foakes, R. A. (1990), “Playhouses and Players”, trong Braunmuller, A.; Hattaway, Michael, The Cambridge Companion to English Renaissance Drama, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521386624.
  • Fort, J. A. (tháng 10 năm 1927), “The Story Contained in the Second Series of Shakespeare's Sonnets”, The Review of English Studies 3 (12).
  • Freehafer, John (tháng 5 năm 1969), “'Cardenio', by Shakespeare and Fletcher”, PMLA 84 (3).
  • Friedman, Michael D. (2006), “'I'm not a feminist director but...': Recent Feminist Productions of The Taming of the Shrew”, trong Nelsen, Paul; Schlueter, June, Acts of Criticism: Performance Matters in Shakespeare and his Contemporaries: Essays in Honor of James P. Lusardi, New Jersey: Fairleigh Dickinson University Press, ISBN 0838640591.
  • Frye, Roland Mushat (2005), The Art of the Dramatist, London; New York: Routledge, ISBN 0415352894.
  • Gager, Valerie L. (1996), Shakespeare and Dickens: The Dynamics of Influence, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 052145526X.
  • Gibbons, Brian (1980), Romeo and Juliet. The Arden Shakespeare Second Series, London: Thomson Learning, ISBN 9781903436417.
  • Gibbons, Brian (1993), Shakespeare and Multiplicity, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521444063.
  • Gibson, H. N. (2005), The Shakespeare Claimants: A Critical Survey of the Four Principal Theories Concerning the Authorship of the Shakespearean Plays, London: Routledge, ISBN 0415352908.
  • Grady, Hugh (23 tháng 4 năm 2015), “Modernity, Modernism and Postmodernism in the Twentieth Century's Shakespeare”, trong Bristol, Michael; McLuskie, Kathleen, Shakespeare and Modern Theatre: The Performance of Modernity, New York: Routledge, ISBN 0415219841.
  • Grady, Hugh (23 tháng 4 năm 2015), “Shakespeare Criticism 1600–1900”, trong deGrazia, Margreta; Wells, Stanley, The Cambridge Companion to Shakespeare, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521650941.
  • Gray, Arthur (1926), A Chapter in the Early Life of Shakespeare, Cambridge: Cambridge University Press. Reissued by Cambridge University Press, 2009;, ISBN 9781108005579.
  • Greenblatt, Stephen (2005), Will in the World: How Shakespeare Became Shakespeare, London: Pimlico, ISBN 0712600981.
  • Greer, Germaine (1986), William Shakespeare, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0192875388.
  • Halio, Jay (1998), Romeo and Juliet: A Guide to the Play, Westport: Greenwood Press, ISBN 0313300895
  • Hansen, William (1983), Saxo Grammaticus & the Life of Hamlet, Lincoln: University of Nebraska Press, ISBN 0803223188.
  • Hattaway, Michael (1990), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Hattaway, Michael (ed.), The First Part of King Henry VI, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 052129634X.
  • Hoeniger, F. D. (1963), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Hoeniger, F. D. (ed.), Pericles, London: Arden Shakespeare, ISBN 0174435886l.
  • Holland, Peter (2000), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Holland, Peter (ed.), Cymbeline, London: Penguin, ISBN 0140714723.
  • Honan, Park (1998), Shakespeare: A Life, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198117922.
  • Honigmann, E. A. J. (1999), Shakespeare: The Lost Years , Manchester: Manchester University Press, ISBN 0719054257.
  • Hunter, Robert E. (1864), Shakespeare and Stratford-upon-Avon: A ‘Chronicle of the Time’, Whittaker. Reissued by Cambridge University Press, 2009;, ISBN 9781108001625.
  • Jackson, MacDonald P. (2004), “A Lover's Complaint Revisited”, trong Zimmerman, Susan, Shakespeare Studies, Cranbury, NJ: Associated University Press, ISBN 0838641202.
  • Jackson, MacDonald P. (2003), Defining Shakespeare: Pericles as Test Case, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0199260508.
  • Johnson, Samuel (2002), trong Lynch, Jack, Samuel Johnson's Dictionary: Selections from the 1755 Work that Defined the English Language, Delray Beach, FL: Levenger Press, ISBN 184354296X.
  • Jonson, Ben (1996), “To the memory of my beloued, The AVTHOR MR. WILLIAM SHAKESPEARE: AND what he hath left vs”, trong Shakespeare, William; Hinman, Charlton (ed.); Blayney, The First Folio of Shakespeare (ấn bản 2), New York: W. W. Norton & Company, ISBN 0393039854.
  • Kastan, David Scott (1999), Shakespeare After Theory, London: Routledge, ISBN 041590112X.
  • Keeble, N.H. (1980), Romeo and Juliet: Study Notes, Longman: York Notes, ISBN 0582781019.
  • Kermode, Frank (2004), The Age of Shakespeare, London: Weidenfeld & Nicholson, ISBN 029784881X.
  • Kolin, Philip C. (1985), Shakespeare and Southern Writers: A Study in Influence, Jackson: University Press of Mississippi, ISBN 0878052550.
  • Knutson, Roslyn (2001), Playing Companies and Commerce in Shakespeare's Time, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521772427.
  • Lambourne, Lionel (1999), Victorian Painting, London: Phaidon, ISBN 0714837768.
  • Levenson, Jill L. (2000), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Levenson, Jill L. (ed.), Romeo and Juliet, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0192814966.
  • Levin, Harry (1986), “Critical Approaches to Shakespeare from 1660 to 1904”, trong Wells, Stanley, The Cambridge Companion to Shakespeare Studies, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521318416.
  • Love, Harold (2002), Attributing Authorship: An Introduction, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521789486.
  • Maguire, Laurie E. (1996), Shakespearean Suspect Texts: The "Bad" Quartos and Their Contexts, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521473640.
  • McAfee, Cleland Boyd (1912), The Greatest English Classic: A Study of the King James Version of the Bible and Its Influence on Life and Literature, New York.
  • McDonald, Russ (2006), Shakespeare's Late Style, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521820685.
  • McIntyre, Ian (1999), Garrick, Harmondsworth, England: Allen Lane, ISBN 0713993286.
  • McMichael, George; Glenn, Edgar M. (1962), Shakespeare and his Rivals: A Casebook on the Authorship Controversy, New York: Odyssey Press, OCLC 2113359.
  • McMullan, Gordon (2000), “Introduction”, trong Shakespeare, William; McMullan, Gordon (ed.), King Henry VIII, London: Arden Shakespeare, Thomson, ISBN 1903436257.
  • Meagher, John C. (2003), Pursuing Shakespeare's Dramaturgy: Some Contexts, Resources, and Strategies in his Playmaking, New Jersey: Fairleigh Dickinson University Press, ISBN 0838639933.
  • Milward, Peter (1973), Shakespeare's Religious Background, Chicago: Loyola University Press, ISBN 0829405089.
  • Morris, Brian Robert (1968), Christopher Marlowe, New York: Hill and Wang, ISBN 0809067803.
  • Muir, Kenneth (2005), Shakespeare's Tragic Sequence, London: Routledge, ISBN 0415353254.
  • Nagler, A. M. (1958), Shakespeare's Stage, New Haven, CT: Yale University Press, ISBN 0300026897.
  • Nolen, Stephanie (2002), Shakespeare's Face, Canada: Vintage Canada, ISBN 9780676974843.
  • Nuttall, Anthony (2007), Shakespeare the Thinker, Yale University Press, ISBN 9780300119282.
  • Paraisz, Júlia (2006), “The Nature of a Romantic Edition”, trong Holland, Peter, Shakespeare Survey 59, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521868386.
  • Pequigney, Joseph (1985), Such Is My Love: A Study of Shakespeare's Sonnets, Chicago: University of Chicago Press, ISBN 0226655636.
  • Pollard, Alfred W. (1909), Shakespeare Quartos and Folios: A Study in the Bibliography of Shakespeare's Plays, 1594-1685, London: Methuen, OCLC 46308204.
  • Porter, Roy; Teich, Mikuláš (1988), Romanticism in National Context, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521339138.
  • Potter, Lois (1997), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Potter, Lois (ed.), The Two Noble Kinsmen, London: Arden Shakespeare, Thomson, ISBN 1904271189.
  • Pritchard, Arnold (1979), Catholic Loyalism in Elizabethan England, Chapel Hill: University of North Carolina Press, ISBN 0807813451.
  • Ramos, Péricles Eugênio da Silva (1976), Hamlet (translate to portuguese), São Paulo: Editora Abril
  • Ribner, Irving (2005), The English History Play in the Age of Shakespeare, London: Routledge, ISBN 0415353149.
  • Ringler, William, Jr. (1997), “Shakespeare and His Actors: Some Remarks on King Lear”, trong Ogden, James; Scouten, In Lear from Study to Stage: Essays in Criticism, New Jersey: Fairleigh Dickinson University Press, ISBN 083863690X.
  • Rowe, John (2006), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Rowe, John (ed.), The Poems: Venus and Adonis, The Rape of Lucrece, The Phoenix and the Turtle, The Passionate Pilgrim, A Lover's Complaint, by William Shakespeare (ấn bản 2), Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521855519.
  • Rowe, Nicholas (1709), trong Gray, Terry A., Some Acount of the Life &c. of Mr. William Shakespear, Online at Mr. William Shakespeare and the Internet (xuất bản 1997), truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2007.
  • Royle, Nicholas (2000), “To Be Announced”, trong Morra, Joanne; Robson, Mark; Smith, Marquard, The Limits of Death: Between Philosophy and Psychoanalysis, Manchester: Manchester University Press, ISBN 0719057515.
  • Sawyer, Robert (2003), Victorian Appropriations of Shakespeare, New Jersey: Fairleigh Dickinson University Press, ISBN 0838639704.
  • Schanzer, Ernest (1963), The Problem Plays of Shakespeare, London: Routledge and Kegan Paul, ISBN 041535305X, OCLC 2378165.
  • Schoch, Richard (2002), “Pictorial Shakespeare”, trong Wells, Stanley; Stanton, Sarah, The Cambridge Companion to Shakespeare on Stage, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 052179711X.
  • Schoenbaum, Samuel (1991), Shakespeare's Lives, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198186185.
  • Schoenbaum, Samuel (1987), William Shakespeare: A Compact Documentary Life , Oxford: Oxford University Press, ISBN 0195051610.
  • Schopenhauer, Arthur (1958), The World as Will and Representation , Payne: Falcon Wing's Press.
  • Shakespeare, William (1914), “Sonnet 18”, trong Craig, W. J., The Oxford Shakespeare: the Complete Works of William Shakespeare , Oxford: Oxford University Press, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2007.
  • Shapiro, James (2005), 1599: A Year in the Life of William Shakespeare, London: Faber and Faber, ISBN 0571214800.
  • Snyder, Susan; Curren-Aquino, Deborah (2007), “Introduction”, trong Shakespeare, William; Snyder, Susan (ed.); Curren-Aquino, Deborah (ed.), The Winter's Tale, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521221587.
  • Steiner, George (1996), The Death of Tragedy, New Haven: Yale University Press, ISBN 0300069162.
  • Taylor, Dennis (2006), “Hardy and Hamlet”, trong Wilson, Keith, Thomas Hardy Reappraised: Essays in Honour of Michael Millgate, Toronto: University of Toronto Press, ISBN 0802039553.
  • Taylor, Gary (1990), Reinventing Shakespeare: A Cultural History from the Restoration to the Present, London: Hogarth Press, ISBN 0701208880.
  • Taylor, Gary (1987), William Shakespeare: A Textual Companion, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198129149.
  • Tiramani, Jenny (2002), “The Sanders Portrait”, ww.CanadianShakespeares.ca, truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.[nguồn không đáng tin?]
  • Vickers, Brian (2002), Shakespeare, Co-Author: A Historical Study of Five Collaborative Plays, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0199256535.
  • Wain, John (1975), Samuel Johnson, New York: Viking, ISBN 0670616710.
  • Wells, Stanley; Taylor, Gary; Jowett, John và đồng nghiệp biên tập (2005), The Oxford Shakespeare: The Complete Works (ấn bản 2), Oxford: Oxford University Press, ISBN 0199267170 .
  • Wells, Stanley (1997), Shakespeare: A Life in Drama, New York: W. W. Norton, ISBN 0393315622.
  • Wells, Stanley (2006), Shakespeare & Co, New York: Pantheon, ISBN 0375424946.
  • Wells, Stanley; Orlin, Lena Cowen biên tập (2003), Shakespeare: An Oxford Guide, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0199245223.
  • Werner, Sarah (2001), Shakespeare and Feminist Performance, London: Routledge, ISBN 0415227291.
  • Wilson, Richard (2004), Secret Shakespeare: Studies in Theatre, Religion and Resistance, Manchester: Manchester University Press, ISBN 0719070244.
  • Wood, Michael (2003), Shakespeare, New York: Basic Books, ISBN 0465092640.
  • Wright, George T. (2004), “The Play of Phrase and Line”, trong McDonald, Russ, Shakespeare: An Anthology of Criticism and Theory, 1945–2000, Oxford: Blackwell, ISBN 0631234888.