samedi 30 janvier 2016

THÂN PHẬN TIÊN TRI

Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên - Năm C
THÂN PHẬN TIÊN TRI


Lm Giuse Đinh lập Liễm
A. DẪN NHẬP.

          Thời xưa, khi Thiên Chúa muốn dạy dân Chúa một điều gì, Ngài không trực tiếp hiện ra dạy dỗ, nhưng Ngài dùng các tổ phụ hay các tiên tri để tuyên sấm Lời Chúa. Tiên tri phải được Thiên Chúa chọn. Tiên tri không được lựa chọn lời Chúa mà phải trung thành nói hết những lời Ngài muốn nói, không được thêm bớt. Những lời tiên tri nói ra thường không dễ nghe và khó được chấp nhận vì những lời ấy vạch trần những sự sai trái  của mọi người, nhất là của cấp lãnh đạo trong đạo cũng như ngoài đời. Vì thế, tiên tri thường bị người ta chống đối, nhạo báng, lăng nhục và có khi bị giết vì sứ mạng. Tiên tri Giêrêmia là bằng chứng khẳng định điều trên.

          Đức Giêsu cũng là vị tiên tri, vì Ngài được Thánh Thần xức dầu, sai đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân. Ngài nói lên sự thật, nhưng Ngài đã bị những người đồng hương chống đối, không chấp nhận mà còn muốn giết đi nữa. Người ta chấp nhận “sứ điệp” của Ngài nhưng không nhận sứ điệp từ nơi Ngài , vì Ngài cũng chỉ là một người Nazareth như ai, con bác thợ mộc Giuse… Vì vậy, số phận của Ngài cũng giống như số phận của các tiên tri bởi vì “Không một tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương mình”.

          Mỗõi Kitô hữu, qua bí tích rửa tội và thêm sức, cũng là tiên tri của Chúa, vì đó là một trong ba chức năng của Đức Kitô mà mọi người được tham gia. Vì thế, mọi Kitô hữu có sứ mạng loan báo Tin mừng cho người khác. Nhiệm vụ ấy đòi hỏi mỗi Kitô hữu phải can đảm thi hành một cách triệt để trong cuộc sống hằng ngày, bằng chứng tá sống động, mặc dầu bị người ta chối bỏ hay chống đối.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

          Bài đọc 1 : Gr 1,4-5.17-19.

          Giêrêmia là một trong những tiên tri lôi cuốn nhất. Tính ôn hòa và nhạy cảm của ông không thích hợp để trở thành tiên tri đối với một xã hội suy đồi. Nhưng Thiên Chúa đã gọi ông và ông phải vâng lời. Ôâng vẫn biết mình không có khả năng, và cũng ý thức rằng ông sẽ gặp rất nhiều chống đối và đau khổ vì nhiệm vụ ấy. Vì thế, ông đã phải cố gắng đi rao truyền Lời Chúa trước mặt dân Israel và các dân ngoại. Trước sự chống đối và bắt bớ, ông vẫn tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa nên ông không hề nao núng. Tiên tri Giêrêmia chính là hình ảnh của người Kitô hữu.

          Bài đọc 2 : 1Cr 12,31 – 13,13.

          Trong đoạn thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô khẳng định  sự cao trọng của đức Mến. Chúa ban cho Kitô hữu nhiều ơn riêng để họ góp phần xây dựng cộng đoàn (Chúa nhật trước), nhưng đức Mến vẫn là cao trọng hơn cả.
          Đức Mến làm cho các ơn khác có giá trị, bởi lẽ nếu không có đức mến thì những ơn khác  chỉ là hư không, và đức mến mới khiến chúng ta tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa.

          Bài Tin  mừng : Lc 4,21-30.

          Bài Tin mừng hôm nay tiếp theo bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước nói về những hoạt động của Đức Giêsu tại quê hương Nazareth của mình. Theo đó, chúng ta thấy có ba ý chính :

          -  Ngày sabat, Đức Giêsu vào hội đường Nazareth đọc Sách Thánh. Nhân dịp này, Ngài tuyện bố lời tiên tri Isaia cách đó 8 thế kỷ mà Ngài mới đọc, được áp dụng vào chính Ngài, và Ngài công bố sứ mạng của Ngài là mang Tin mừng và ơn cứu độ cho những người nghèo khổ.

          - Dựa trên lời đồn thổi về Ngài, người đồng hương cảm thấy phấn khởi qua bài giảng của Ngài. Họ hy vọng Ngài sẽ ưu tiên làm nhiều phép lạ tại quê hương, nhưng đã bị từ chối, bởi vì Ngài là  Đấng cứu độ của mọi người  chứ không phải của riêng ai :”mọi xác thịt sẽ được thấy ơn cứu độ của Chúa”(Lc 3,6).

          - Thất vọng vì sự từ chối của Đức Giêsu, họ tức giận và trục xuất Ngài khỏi thành bằng cách đưa Ngài lên đồi cao để xô xuống vực. Điều này hé mở cho ta thấy bóng dáng ngọn  đồi Golgotha, nơi họ sẽ giết Ngài, như cha ông họ đã từng giết các tiên tri.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
                                                Hãy làm tiên tri của Chúa.
I. NGƯỜI LÀM TIÊN TRI.

          1. Ơn gọi Tiên tri.

          Trong đạo cũ, muốn dạy dân một điều gì thì Thiên Chúa thường gửi những vị Tiên tri đến để tuyên sấm lời Chúa.  Tiên tri, theo từ gốc Hy lạp, có nghĩa là người nói nhân danh người khác. Thánh Kinh nhắc đến 16 vị Tiên tri tất cả, gồm 4 Tiên tri lớn và 12 Tiên tri nhỏ. Không phải ai muốn làm tiên tri thì làm nhưng phải được Thiên Chúa chọn như Tiên tri Eâlia, Giêrêmia…

          2. Tiên tri Giêrêmia.

          Giêrêmia là một trong 4 tiên tri lớn thời Cựu ước, đã được Thiên Chúa cho biết :”Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm tiên tri cho chư dân”. Đúng là Thiên Chúa đã chuẩn bị, Ngài chọn Giêrêmia từ xa xưa, sai ông đi “để nhổ và lật đổ , để hủy và để phá”.Ôâng dám tuyên bố thẳng thắn với dân chúng con đường sống còn duy nhất của họ là phải canh tân đời sống, hướng về Chúa và kêu cầu Ngài cứu giúp. Nghe ông thuyết giảng như thế, đám dân liền nổi giận. Họ lẩm bẩm kêu lên:”Ôâng nội Giêrêmia này  dám nghĩ mình là ai mà bầy đặt phê phán chúng ta, vì dầu sao chúng ta cũng là đồng bào của ông ấy”.

          Tiếc thay, sứ vụ của ông quả đã thất bại, chính ông cũng chết tại Ai cập, nhưng dung mạo của ông không ngừng lớn lên sau khi ông chết. Ôâng là người có tâm hồn dịu hiền, sinh ra để được yêu mến, luôn luôn nêu cao những liên lạc thân mật tâm hồn  phải có đối với Thiên Chúa, ông đã quên mình, chịu đau khổ để phục vụ Thiên Chúa, nên ông trở thành một dung mạo của Chúa Kitô.

          3. Sứ mạng của tiên tri.

          Tiên tri là phát ngôn nhân của Thiên Chúa. Làm tiên tri chẳng dễ chịu chút nào, phiền toái là đàng khác. Tiên tri không thể chọn lựa điều phải nói, mà phải nói điều Thiên Chúa muốn, ông nói và nói nhân danh Chúa. Tiên tri phải tập trung vào việc diễn tả Lời Chúa, cho dù dân chúng đón nhận hay không (1Cr 9,15-16)). Các tiên tri phải nói sự thật (2Cr 11,10 ; 13,8) và sự thật thì hay mất lòng. Vì thế, mệnh lệnh ông mang lại cho dân chúng và cách riêng cho giới cầm quyền, nhiều khi bị đả kích chống đối và nhà tiên tri phải chết vì sứ mạng.

          Giêrêmia trong bài đọc 1 hôm nay nói với chúng ta điều đó một cách thật đau đớn. Thiên Chúa không phải lúc nào cũng nói những lời dễ nghe, làm vừa lòng người ta. Chính vì tính chất khó nghe ấy mà tiên tri phải chết:”Giêrusalem ! Ngươi giết các tiên tri và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi”(Mt 23,37).

Truyện : Án Tử cương trực.

          Thôi Trữ quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại cùng nhau thề thốt. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.
          Thôi Trữ bảo Án Tử :
- Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức.
          Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Aùn Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc, ung dung nói rằng :
          - Lấy lợi nhử người ta, bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân; lấy binh khí hiếp người ta, làm người ta mất chí khí là bất dũng . Giết thì giết, ta đây không theo việc bất nhân của nhà ngươi đâu (Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm C, tr 51).

II. ĐỨC GIÊSU, VỊ TIÊN TRI TUYỆT VỜI.

          1. Giảng dạy tại hội đường Nazareth.

          Bài Tin mừng hôm nay cũng giống như Tin mừng của thánh Marcô,( Chúa nhật 14 B). Thánh Luca kể chung vào làm một hai lần Đức Giêsu trở về Nazareth. Có lẽ cả hai lần, người đồng hương của Ngài đối xử với Ngài cùng một cách, nên thánh Luca kể chung vào một.

          Ngày sabat, Đức Giêsu vào hội đường cầu nguyện với bà con đồng hương và chú giải đoạn Sách Thánh vừa mới đọc, tức là đoạn sách của tiên tri Isaia nói về Đấng Cứu thế:”Thánh Thần Chúa ngự trên tôi…”. Mọi người chăm chú nghe Ngài giảng vì danh tiếng Ngài đã vang rộng. Ngài nói đơn sơ, hùng hồn, hấp dẫn, khôn ngoan và sâu sắc, khiến tất cả ai nghe đều thán phục. Họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan của Ngài:”Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài”.


          2. Người đồng hương thay đổi thái độ.

          Người đồng hương hài lòng với “sứ điệp” của Đức Giêsu, nhưng người ta không muốn nhận sứ điệp ấy từ Ngài. Vì sao ? Vì Ngài là con ông Giuse ! Họ thấy trước đây Ngài làm nghề thợ mộc như ai, cha mẹ bình thường như họ, vì thế họ đâm ra hoài nghi và đòi Ngài làm phép lạ như đã làm ở Capharnaum. Ngài thấy họ không có lòng tin nên không làm cho họ phép lạ nào.

          Thế là từ sự thán phục, thình lình đổi sang ghen tức. Họ ghen tức và trách Ngài tại sao không làm phép lạ nào nơi quê hương mà lại làm ở Capharnaum chỉ cách đó có 30 km ! Nhưng Đức Giêsu đã “đi guốc trong bụng họ”, Ngài biết họ đang nghĩ gì, nên Ngài nói đón đầu ngay:”Có lẽ các ông muốn mượn câu ngạn ngữ :”Hỡi thầy thuốc hãy chữa lấy mình” và các ông đòi tôi làm những việc hiển hách ở quê hương trước các nơi khác. Nhưng tôi bảo cho các ông biết:”Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”. Ngài đem câu ngạn ngữ đó ra để chứng minh cho thái độ của Ngài. Vì trước đây tiên tri Êlia được sai đến cùng bà góa ở Sarepta làm cho hũ bột của bà không vơi đi, bình dầu không bao giờ cạn. Và tiên tri Êâlisê được sai đến cùng ông Naaman, người Syria, khiến ông được khỏi bệnh cùi.  Còn người Nazareth cứng lòng thì Ngài không làm phép lạ. Vả lại, Ngài cũng cho họ thấy họ có thể bị loại để nhường chỗ cho dân ngoại, là những dân có thiện chí và ngay thẳng hơn họ.

          Họ đã hiểu hai ví dụ trên ám chỉ về họ, nên họ nổi giận, lòng đầy căm phẫn trục xuất Ngài ra khỏi thành, và còn định dẫn Ngài lên triền núi và xô Ngài xuống vực cho chết quách đi. Đây là sự tiên báo số phận sau cùng của Đức Giêsu . Ngài bị giết bên ngoài thành (Lc 20,15; Cv 7,57).

III. THỰC HÀNH SỨ MẠNG TIÊN TRI.

          1. Chúng ta cũng làm tiên tri.

          Nhà thần học Karl Rahner của thế kỷ 20 viết:”… Chính bản thân Giáo hội là sự hiện diện vĩnh cửu của Lời tiên tri, Đức Giêsu Kitô”. Bởi thế Giáo hội phải tiếp tục nhiệm vụ tiên tri, nói lên tiếng nói của Thiên Chúa. Điều này luôn luôn là một thách đố lớn trong mọi thời đại, cho từng người Kitô hữu.  Giáo hội thật khôn ngoan khi sắp xếp bài đọc của thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại muốn dạy chúng ta về đức “Aùi”, dạy chúng ta đừng cay đắng cáu kỉnh khi người khác không đồng ý với niềm tin của mình. Ngược lại, Giáo hội dạy chúng ta tiếp tục can đảm làm nhân chứng, làm tiên tri qua lời nói và việc làm.

          Người tín hữu chúng ta hôm nay cũng được kêu mời sống, làm tiên tri cho Đức Giêsu, trở thành một dung mạo của Ngài. Chúng ta hãy nhớ cho chỉ có Chúa mới ban dức tin cho chúng ta, đây là một ơn nhưng không. Chính Ngài đã có kế hoạch riêng cho từng người, còn kết quả thành hay bại là do từng người chúng ta quyết định. Biết bao lần ta được nghe Ngài, hay Giáo hội của Ngài nhắc nhở, thế nhưng chúng ta vẫn sợ thiên hạ hơn sợ các giáo huấn của Ngài. Đến nỗi nhiều người không dám làm một việc tuyên xưng đức tin dù đơn giản như không dám làm dấu thánh giá trước mặt người ta…

          2. Những việc cần tránh.


          a) Tránh thành kiến.

          Thành kiến hay định kiến là ý kiến đã có lâu không thể thay đổi được. Thành kiến là một chứng bệnh di truyền kinh niên bất trị của con người, không ai thoát khỏi :”Bụt nhà không thiêng”. Chúng ta hằng to tiếng lên án cái lối sống phô trương bên ngoài. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại hằng căn cứ vào những cái bên ngoài mà đánh giá thiên hạ. Cũng một câu văn, một lời nói, một việc làm do người này thì có giá trị, do người kia thì vô duyên, do người này thì hay đáo để, do người kia thì dở vô cùng.

          Đứng trước thái độ khinh khi đó, Đức Giêsu đã cho người Nazareth thấy rằng tiên tri không bao giờ được tôn trọng trên chính quê hương mình. Xét về mặt tâm lý, điều này thật chính xác. Bởi sự thường cho dù một người có tài năng, giúp ích và phục vụ rất hiệu quả cho nhiều người, nhiều nơi, nhưng khi trở về gia đình, trở về nơi sinh trưởng của mình thì lại bị những người bà con xóm giềng chỉ xem ở “mức độ thường thường”, do ảnh hưởng điều mà chúng ta vẫn thường gọi:”Gần chùa gọi bụt bằng anh”. Đức Giêsu không nằm ngoài sự thường này.

Truyện : Sư huynh hỗn xược.

          Ở Canada, trong tỉnh Québec, một sư huynh dòng Thiện giáo (Frères de l’Enseignement chrétien) giáo viên trường trung học Alma, vừa xuất bản một cuốn sách bàn về đường lối giáo dục, nhan đề “Những sự hỗn xược của một sư huynh”(Les Insolences du Frère Un Tel). Tác giả đã khéo áp dụng một lối văn châm biếm, trào phúng nhí nhảnh, làm cho quyển sách được đệ nhất ăn khách trong năm. Chỉ trong vòng một tháng trời thôi, sách đã bán ra được một số kỷ lục là 30.000 cuốn.

          Một hôm trường Đại học Công giáo Montréal bỗng nhộn nhịp hẳn lên như đàn ong vỡ tổ : Sư huynh Pierre Jérome, tác giả cuốn sách “Những sự hỗn xược” nói trên, sắp đến viếng trường. Toàn thể nhà trường náo động lên. Từ Viện trưởng, các Giáo sư, các sinh viên, cho đến anh gác cổng, đều hăng say phấn khởi tổ chức cuộc tiếp rước.
          Đức thượng khách đã từ từ tiến vào khung cảnh văn vật của trường Đại học, giữa một cuộc khải hoàn trọng thể vĩ đại. Sau đó, Sư huynh đã lộng lẫy ung dung bước lên diễn đàn ngỏ lời cùng 650 Giáo sư và sinh viên.
          Diễn giả đã thao thao bất tuyệt một thôi, lả lướt như rồng bay phượng múa, như hoa nở suối reo. Những tràng pháo tay nổ vang lên liên tiếp, liên tiếp, chứùng tỏ các thính giả được kích thích đến tột độ.
          Cả trường Đại học Montréal hôm đó như rượu nếp lên men. Trong lịch sử trường đã bao giờ có sự phấn khởi nô nức phấn khởi như lần này chưa ? Tác giả “Những sự hỗn xược” sao mà huy hoàng trác tuyệt đến thế ?
          … Nhưng sáng ngày hôm sau, họ đã phải một phen hú vía, tưởng chừng hồn lìa khỏi xác. Có người đến tiết lộ rằng sư huynh Pierre Jérome hôm qua chỉ là một sư huynh … thứ giả ! Chàng là một sinh viên quèn của trường Kịch nghệ, cải trang trong bộ áo dòng và cổ trắng của các Sư huynh… để thực tập một phen !
Cả trường uất lên, tưởng ai nấy hộc máu chết tươi tại chỗ trước “sự hỗn xược của một Sư huynh”  chưa từng thấy này.
          Thế mới hay sức ám thị của những người có tên tuổi mãnh liệt đến chừng nào.
                   (Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 337-339).

          b) Tránh thói vị kỷ.

          Phần đầu bài giảng bữa trước đã được những người đồng hương nhiệt liệt khen ngợi:”Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài”. Nhưng trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu áp dụng bài giảng của Ngài để chứng tỏ cho người Do thái thấy rằng chương trình cứu độ của Thiên Chúa cũng bao gồm cả những dân ngoại. Để chứng minh, Ngài đã dùng câu chuyện của tiên tri Êlia đang bị đói và người đàn bà góa đã giúp ông lại là một người dân xứ Siđon. Thời tiên tri Êâlisê, những người cùi Do thái đã không được chữa lành mà là một người cùi dân ngoại, ông Naaman, xứ Syria. Điều này làm cho họ giận dữ.

          Đức Giêsu không muốn cho dân đồng hương của Ngài có đặc quyền hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa mà Ngài muốn cho mọi người, kể cả dân ngoại cũng được hưởng. Ngài dạy họ hãy tránh thái độ ích kỷ, phải biết mở rộng lòng ra đối với mọi người. Thiên Chúa là Chúa của mọi người chứ không của một riêng ai hay của một dân tộc nào.

Truyện : Thái độ ích kỷ

          Xưa kia có một bà nông dân dữ tợn. Khi bà chết chẳng để lại một việc lành phúc đức nào, do đó ma quỉ chờ lệnh của Thiên Chúa đưa bà xuống hỏa ngục để dìm vào trong hồ lửa. Nhưng thiên thần bản mệnh vẫn đứng bên cạnh bà, cố gắng suy nghĩ, may ra tìm được một việc lành nào do bà đã làm  để bầu cử cho bà trước tòa Thiên Chúa. Sau cùng, thiên thần nhớ ra một điều : nó không lớn lắm, nhưng là điều thiên thần  có thể đưa ra biện minh trước Thiên Chúa. Thiên thần nói với Thiên Chúa :
          - Xưa kia, bà đã nhổ một cọng hành trong vườn của bà và đem cho một người ăn xin nghèo khó.
          Thiên Chúa trả lời :
          - Được lắm. Hãy lấy cọng hành, để bà bám chặt vào nó, rồi kéo bà lên thiên đàng. Nếu thiên thần kéo bà lên được, hãy cho bà vào thiên đàng. Còn nếu cọng hành bị đứt, bà ấy sẽ ở dưới hỏa ngục muôn đời.
          Thiên thần đưa cho bà cọng hành :
          - Nào, mau lên ! Hãy nắm chặt lấy nó để ta kéo ngươi lên thiên đàng.
          Và thiên thần kéo rất cẩn thận. Vừa kéo bà lên được một chút, những người tội lỗi khác nhìn thấy bèn cố gắng giành nhau bám vào chân của bà để họ cũng sẽ được cứu thoát. Nhưng người đàn bà đã vùng vẫy dữ dội, đá họ văng ra, đồng thời la hét rằng :
          - Ta đã được cứu chứ không phải các ngươi. Đây là cọng hành của ta, không phải của các ngươi.
          Ngay khi bà vùng vẫy la hét như vậy, cọng hành đã bị đứt, và bà bị rơi xuống hồ lửa.Vị thiên thần bản mạnh chỉ thương tiếc cho thân phận của bà rồi quay bước ra đi mà thôi.
                       (Nguyễn văn Thái, Sống lời Chúa giữa dòng đời, năm C, tr 74)

          3. Những việc cần làm.

          Hãy nhớ lại lời Chúa:”Không tiên tri nào được kính trọng nơi quê hương mình”. Số phận của tiên tri là thế đó. Làm tiên tri không phải là chuyện dễ. Phức tạp lắm ! Một đàng phải nói lời Chúa một cách trung thực, một đàng lời Chúa không mấy êm tai dễ nghe vì vạch những cái xấu của họ ra. Nhưng đã là tiên tri thì phải nói lời Chúa và đồng thời cũng phải nhận những đau khổ màø người nghe dành cho kẻ làm tiên tri.
          Chính Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta trước. Ngài từng bảo các môn đệ:”Nếu thế gian ghét các con, thì hãy nhớ rằng họ đã ghét Thầy trước … Đầy tớ không lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”(Ga 15,18-20). Bất cứ ai sống đúng là Kitô hữu sẽ hiểu được những lời nói trên chân thực thế nào.

          Làm tiên tri nhiều khi phải lội ngược dòng, không thể sống theo phong trào, sống theo dư luận hay theo chủ trương của một số người nào, mà phải sống theo chân lý, sống theo lời Chúa qua Sách Thánh hay qua lời giáo huấn của Giáo hội. Chính cách sống như thế làm cho người làm tiên tri cảm thấy lẻ loi, lạc lõng và đau khổ giữa những người khác. Có những người không dám tuyên xưng đức tin như không dám làm dấu thánh giá trong quán cơm, trong sở làm. Có người không dám khước từ để không đến những nơi gặp dịp tội như sòng bài, quán rượu, quán karaokê… Có người không dám giữ mình trong tiệc vui giữa những bạn đang “quậy” tứ tung…

          Người làm tiên tri cũng đừng đòi Chúa làm phép lạ khi gặp sự khó khăn. Chúng ta muốn có một Thiên Chúa tỏ mình ra thêm chút nữa, một Thiên Chúa giải quyết những vấn đề của chúng ta thay cho chúng ta. Vả lại, Thiên Chúa không thích vai trò mà chúng ta ép Ngài làm. Thiên Chúa không thích điều ngoại lệ, kỳ diệu và ly kỳ… Khi Ngài chữa lành một người mù không phải để làm cho chúng ta kinh ngạc mà để ám chỉ cho chúng ta biết rằng Ngài muốn chữa sự mù lòa vốn có của tất cả chúng ta. Khi chữa lành một người bị liệt nằm trên cáng, vì Ngài muốn chữa lành mọi người chúng ta khỏi bệnh liệt còn nặng hơn nhiều là tội lỗi chúng ta. Điều đó được nói rõ ràng trong Tin mừng (Lc 5,17-26).

          Chúng ta là Kitô hữu được kêu gọi làm tiên tri của Chúa Cha cho thời đại chúng ta, cũng như Đức Giêsu từng là tiên tri của Chúa Cha cho thời đại của Ngài. Đây chính là sứ vụ mà chúng ta lãnh nhận khi chịu phép rửa tội và thêm sức. Chúng ta hãy lặp lại lời thánh Phaolô:”Người Kitô hữu chúng ta được Chúa kêu gọi để tỏa sáng như các vì sao  giữa lòng thế giới tối tăm này”(Pl 2,15).

          Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu nguyện nói lên cảm nghĩ của bất cứ ai đã từng cố gắng trung thành bước theo Chúa Giêsu :

          “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu của Chúa, vì đôi khi chúng con bị cám dỗ căm thù đám người ruồng rẫy chúng con.
          Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh của Chúa, vì đôi khi chúng con như muốn ngã lòng trước những cảnh ngộ gai góc.
          Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng dũng cảm, vì đôi khi chúng con như muốn đầu hàng trước những gánh quá nặng đè lên chúng con.
          Xin giúp chúng con là muối ướp mọi người, là đèn soi thế giới. Xin giúp chúng con tỏa sáng như những vì sao trong thế giới tăm tối này”(M. Link).

ĐỨC GIÊSU, LỜI BAN ÂN SỦNG CHO MỌI NGƯỜI

Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên - Năm C
ĐỨC GIÊSU, LỜI BAN ÂN SỦNG CHO MỌI NGƯỜI

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một sứ mệnh không biên giới:
Chúa nhật trước, chúng ta đã bắt đầu đọc trình thuật của thánh Luca về việc Đức Giêsu đến thăm hội đường Nagiarét. trình thuật đó đã được thánh Luca đặt vào lúc Đức Giêsu bắt đầu thi hành sứ vụ và được trình bày như một cảnh khái quát chương trình, một biến cố điển hình có dụng ý khai mở và tóm tắt những gì sắp xảy ra.
Sau khi đứng lên đọc đoạn sách Isaia 61: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi...", theo tập tục, Đức Giêsu ngồi xuống giảng một bài và tuyên bố không úp mở rằng: "Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe".
Đầu tiên những người có mặt trong hội đường hôm ấy đều tán thành và thán phục những lời ban ân sủng (= những lời hay ý đẹp) thốt ra từ miệng Người". Họ bảo nhau: "ông này không phải là con ông Giuse đó sao? ". (Đức Giêsu mà thánh sử đã ghi trong gia phả của Người, được coi là con của Giuse: 3,23).
Đức Giêsu nắm lấy ngay vai trò chủ động của mình bằng hai giai đoạn.
- Trước tiên, bằng cách tố giác hy vọng úp mở của những người đồng hương khi họ muốn Chúa làm cho họ, tại quê hương Người, những việc lạ lùng mà Người đã làm ở những nơi khác và muốn Người thi hành lời ban ân sủng để mưu ích cho họ. Dựa vào một câu tục ngữ, Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na- um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!
Lẽ nào ta lại không có thể coi đây như điều báo trước về lời nhục mạ mà người ta sẽ nhắm vào Đức Giêsu khi Người hấp hối trên thập giá: "Hãy tự cứu mình đi, nếu ông là Đấng Kitô "(Lc. 23,35. 7.39)
Rồi, bằng cách loan báo sứ mệnh của mình có tính phổ quát, Đức Giêsu đưa các thính giả của mình trở về với hai khuôn mặt lớn của Cựu ước là ngôn sứ Êlia và Eâlisa; đây là hai vị ngôn sứ có những hoạt động vượt ranh giới về mặt lãnh thổ cũng như tôn giáo. Vị thứ nhất đã hóa bánh và dầu ăn ra nhiều giúp nuôi sống một góa phụ ở Sarepta là miền đất thuộc dân ngoại (Cv. l7.7-27). Vị thứ hai là ngôn sứ Êlisa, môn đệ của Êlia đã chữa khỏi bệnh cùi cho một viên tướng người Syria đích thân tới gặp vị tiên tri ngày trên đất Israel (2 CV. 5, 1-27). Góa phụ Sarépta và Naaman người Syria được coi như những người cầm đầu đàn lũ đông đảo những dân ngoại mà công cuộc giải phóng họ đã được loan báo trong sách Isaia 61, thì "hôm nay" được ứng nghiệm nơi Người là Đức Giêsu.
"Gương Êlia và Êlisa ban ơn huệ của Thiên Chúa cho dân ngoại, như J. Dupgnt nhận xét, cho người ta thấy trước rằng một khi Chúa Giêsu đã bị dân Israel cũng như các đồng hương của mình chối bỏ thì sứ điệp cứu độ sẽ chuyên sang cho các dân ngoại. Vì thế biến cố ở Nagiarét là điềm báo trước những gì người ta thấy xảy ra đối với Phaolô ở Antiôkhia miền Pixiđia và ở Rôma khi ngài quay về phía các dân ngoại. Cách xử sự như vậy của Phaolô lúc này đã được hai vị ngôn sứ Eâlia và Êlisa thực hiện trong thời buổi của ngài như để tiên báo và biện minh cho hành động của Phaolô vậy".

2. Một sự chối bỏ báo trước sự chối bỏ khác:
Lời loan báo Israel không còn được hưởng đặc ân và Thiên Chúa tiếp đón các dân ngoại đã khiến cho cử tọa của hội đường đầy phẫn nộ. Y hệt như thái độ của những người Do thái ở Antiôkhia Pixiđia lúc đầu còn thiện cảm, tử tế rồi không bao lâu sau chuyển thành giận dữ khi họ thấy dân ngoại "nghe Lời Thiên Chúa" (Cv 13,44-45).
Thì này đây, những người đồng hương của Đức Giêsu đang đứng dậy lôi Người "ra khỏi thành" “để xô Người xuống vực". Giống như những thù địch của Chúa rồi đây sẽ lôi Người “ra khỏi thành" Giêrusalem để đóng đinh Người. Chẳng khác gì những người Do thái sẽ lôi Stêphanô "ra khỏi thành" để ném đá ông vậy (Cv. 7,54).
Nhưng giờ của Người chưa tới, nên "Người băng qua họ mà đi"; Đức Giêsu còn phải tiếp tục con đường sẽ dẫn Người tới thành đô Giêrusalem, nơi sẽ diễn ra cuộc khổ nạn của Người, và là nơi Người sẽ sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ vào sáng ngày Lễ Vượt Qua.

BÀI ĐỌC THÊM

1. “Một bài tường thuật để loan báo tương lai"
(H. Vulliez trong “Dieu si proche. Năm C", DDB, trg 90)
"Luca đã viế câu chuyện này để báo trước tương lai hơn là để tường thuật lại những gì xảy ra ở Nagiarét. Biến cố xảy ra trong hội đường hôm ấy là một giai đoạn mở đầu bi thảm báo trước những gì sẽ xảy ra cho sứ mệnh của Đức Giêsu khi ở giữa loài người. Một sứ mệnh sẽ vươn tới mọi dân tộc. Một sứ mệnh sẽ dẫn Người tới cái chết: Người sẽ bị người nhà của mình lên án tử, nhưng phàm những ai thuộc mọi dân tộc, thuộc mọi mầu da nước tóc, đón nhận Người thì Người sẽ cho họ được làm con Thiên Chúa".

2. "Con người luôn có khuynh hướng muốn giam hãm Thiên Chúa”.
Những con người ấy nhận mình là những kẻ tin Chúa chân thành, có lòng đạo đức và thực hành đạo, thế mà sau khi đã ca ngợi Đức Giêsu ở trong hội đường, chính họ lại "đầy phẫn nộ, đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực". Vậy có ai dám nhận mình giống những người ấy không?
Dù là ai chăng nữa, chúng ta thảy đều có khuynh hướng muốn giam hãm Chúa và Đấng Kitô của Người trong một phạm vi nhất định của Giáo Hội ta, trong lời lẽ của những giáo điều, những truyền thống, những thực hành và ngay cả trong những cách sùng mộ của chúng ta nữa. Chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng nắm độc quyền về các ân sủng, phép lạ, ánh sáng của Chúa và ngay cả đức ái mà Người là nguồn mạch nữa. Vậy mà Phúc âm hôm nay khẳng định mạnh mẽ với ta rằng những người thân của Đức Giêsu thường sẵn sàng tống cổ Người ra khỏi nhà thờ, nghề nghiệp, quyết định và gia đinh của họ, mỗi khi sứ điệp của Chúa không làm vừa lòng họ, mỗi khi cuộc viếng thăm của Người gây phiền hà cho họ. Còn chính Chúa Giêsu thì lại nhắc nhở ta rằng Thiên Chúa đã thực hiện được những sự lạ lùng nơi các dân ngoại, đã cho những người cùi, những người thù địch của Israel, dân Chúa, được lành sạch. Đối với Thiên Chúa tình yêu, chỉ có tình yêu là tiêu chuẩn cuối cùng làm nên giá trị và sự thật cho tư tưởng và hành động của ta.

3. “Một sự hiểu lầm đáng sợ”
(G. Boucher, trong "Le ciel sur terre”)
Tại sao người con của quê hương lại không thực hiện được ở quê quán mình những việc lạ lùng mà người ấy đã làm ở những nơi khác? Và rồi có thể đến lượt chúng ta cũng sẵn sàng trở mặt từ khen ngợi đến phẫn nộ đấy. Bởi lẽ, về phần Đức Giêsu thì Người nói rõ rằng điều cốt yếu mà Người muốn trình bày cho họ không phải chỉ có vấn đề các việc lạ lùng, mà Người muốn mạc khải cho họ tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa. Cái đó mới là điều hạnh phúc và may mắn thực cho chúng ta.
Lẽ ra Đức Giêsu phải cung cấp cho những người đồng hương của mình tiền bạc hoặc chữa cho họ khỏi những bệnh này tật nọ mới đúng. Xem ra người ta ao ước một điều, thì Chúa lại đưa ra điều ngược lại. Bởi lẽ ai nấy đều thích được lãnh nhận, trong khi Đức Giêsu lại đòi hỏi phải cho đi, cho đi bản thân mình, cho đi mạng sống mình. Và kết cục sẽ là thành công và hạnh phúc.
Đức Giêu có hy vọng những người đồng hương của mình sẽ hiểu biết và thông cảm hơn với Người không? Bởi vì họ là những người nhà của Người mà. Họ biết Người hơn, từng sát cạnh liền kề với Người, quý chuộng Người và yêu mến Người mà!
Vậy mà chỉ mới ngay trong buổi nói chuyện đầu tiên, họ đều nổi xung lên với Người. Cả đám đều đứng dậy xô đẩy Người ra ngoài, loại bỏ và trục xuất Người khỏi cộng đồng của họ. Là vì Đức Giêsu không đáp ứng điều họ mong đợi. Họ nghĩ là Người lừa gạt quần chúng!
Chừng nào sứ điệp của Người còn là lại kêu gọi hoán cải cuộc đời và chừng nào người ta chỉ thích sống dễ dãi, thì việc chối bỏ Đấng Thiên Chúa sai đến đã khởi sự rồi.
Họ muốn cho Người phải chết, nên họ tìm cách loại bỏ Người con của quê hương này ra khỏi nhà họ bằng cách xô Người xuống vực thẳm.
Nhưng Đức Giêsu “băng qua giữa họ mà đi”. Người là kẻ tự do, hết sức tự do, Người cứ thảnh thời đi trên con đường của mình lòng đầy tự tin và tin vào sự trung tín của Thiên Chúa Cha Người. con đường Người đi được vạch sẵn. Không có gì làm cho Người phải lui bước!

vendredi 29 janvier 2016

Giấc ngủ qua lời khuyên của Hoa Đà





Hoa Đà – Wikipedia tiếng Việt

Hua Tuo - Wikipedia, the free encyclopedia

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng. 


Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường. 
Danh y Hoa Đà trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 lời khuyên về giấc ngủ để giữ gìn sức khỏe.


Danh y Hoa Đà.
Ảnh: internet.

1. Điều thứ nhất:

" Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) "
Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người. Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”. Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là. . . chữa không hết được.

Tại sao nói như thế? 
Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt. 
Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.



Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực. 

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài). Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa. 

2. Điều thứ hai:

" Khi ngủ không được suy nghĩ "
“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. 
Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp. 
Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại. “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ.
Ảnh minh họa

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ. 

3. Điều thứ ba:

" Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần " 
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút. Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền. 
Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.


Dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.
Ảnh: internet

4. Điều thứ tư:
" Nhất định phải dậy sớm "
Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.
Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.
Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng. Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.
Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

Iris dịch từ Cmoney.tw


Hồng Công chuyển

lundi 25 janvier 2016

Tết Nguyên Đán có từ đâu?

Sắp đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (người ngoại quốc không biết đã đành nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy. Thật là buồn)


Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....

Tết: do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên: bắt đầu.
Đán: buổi sáng sớm.
Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.

Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Việt-Hoa vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.
Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.
Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như hiện nay mà thật rathời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người.
Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết.
Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.
Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.
Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!
Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng nhưng cách tính khác ngày này, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn tổ tiên trời đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Chưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.
Viễn Xứ hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẻ, để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.

P.S. vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm văn hóa của người Việt ta rồi nhận là của họ.
Viễn Xứ

samedi 23 janvier 2016

Sẽ có cách chữa khỏi ung thư?

Sẽ có cách chữa khỏi ung thư?

David Robson 20 tháng 4 2015

Đó là một ca bệnh làm cho tất cả những người có liên quan đều cảm thấy khó hiểu. Một cụ bà 74 tuổi bị nổi mẩn ngứa mãi mà không hết. Các xét nghiệm sau đó cho thấy bà bị một chứng ung thư da có tên gọi là carcinoma.
Tương lai thật là ảm đạm. Do khối u đã lan rộng nên cách xạ trị sẽ không có hiệu quả. Các bác sỹ cũng không thể nào phẫu thuật lấy khối u ra. Cắt bỏ phần chân bị ung thư có lẽ là cách tốt nhất, theo bác sỹ Alan Irvine, người chữa trị cho bệnh nhân tại bệnh viện St James, Dublin.
Tuy nhiên, ở tuổi đã cao, cụ bà sẽ khó mà thích nghi với chân giả. Sau một thời gian thảo luận thẳng thắn, các bác sỹ quyết định chờ đợi trong lúc họ cân nhắc các khả năng.

‘Điều kỳ diệu’

Sau đó ‘điều kỳ diệu’ đã xảy ra. Mặc dù không được chữa trị gì hết, khối u của bệnh nhân bỗng dưng thu nhỏ lại trước mắt họ. “Chúng tôi theo dõi trong khoảng một vài tháng và khối u bỗng dưng biến mất,” Irvine nói.

null

Sau 20 tuần, bệnh nhân hoàn toàn khỏi ung thư. “Không có nghi ngờ gì về kết quả chẩn đoán,” bác sỹ Irvine quả quyết, “Nhưng giờ đây khi sinh thiết thì không còn tế bào ung thư nữa.”
Bằng một cách nào đó, bà cụ đã tự khỏi một căn bệnh có thể nói là đáng sợ nhất của nhân loại – bệnh ung thư.
“Tất cả mọi người đều hồi hộp và cảm thấy khó hiểu,” Irvine nói, “Điều này cho thấy cơ thể con người có thể hết ung thư mặc dù khả năng này là cực kỳ hiếm.”
Vấn đề là: làm sao có thể khỏi được? Bệnh nhân thì tin đó là phép màu của Thượng Đế còn các nhà khoa học thì tìm hiểu về cơ chế của cái gọi là ‘tự thoái lui’ để tìm ra các dấu hiệu giúp cho những ca tự chữa lành như thế này xảy ra nhiều hơn.
“Nếu chúng ta có thể tập cho cơ thể làm được việc này ở mức độ lớn hơn thì kết quả sẽ là một điều gì đó được áp dụng rộng rãi,” Irvine nói.

null

Về mặt lý thuyết, hệ miễn dịch của chúng ta có thể tìm ra và tiêu diệt các tế bào đột biến trước khi chúng phát triển. Đôi khi, những tế bào này có thể thoát khỏi ‘tầm phủ sóng của radar’ và sinh sôi cho đến khi chúng trở thành một khối u.
Đến lúc bệnh nhân đi bác sỹ thì không có khả năng họ hồi phục mà không cần điều trị. Nhìn chungchỉ có một trong số 100.000 bệnh nhân ung thư được cho là đã khỏi bệnh mà không cần chữa trị.

Có những câu chuyện hoàn toàn khó tin.
Chẳng hạn như một bệnh viện ở Anh mới đây cho biết một phụ nữ vô sinh đã lâu đã phát hiện rằng cô có một khối u nằm giữa ruột và tử cung. Nhưng trước khi các bác sỹ tiến hành phẫu thuật thì cô đã thụ thai. Mọi việc diễn ra suôn sẻ và một đứa trẻ khỏe mạnh chào đời. Sau đó các bác sỹ phát hiện rằng khối u của cô đã biến mất một cách bí hiểm trong quá trình mang thai. Chín năm sau đó, khối u của cô vẫn không tái phát.

null

Những trường hợp khỏi bệnh tương tự cũng đã được ghi nhận ở nhiều chứng ung thư khác, trong đó có bệnh máu trắng vốn do tế bào bạch cầu phát triển bất thường. “Nếu không chữa trị, bệnh nhân sẽ chết trong vòng vài tuần nếu không muốn nói là vài ngày,” ông Armin Rashidi tại Đại học Washington ở St Louis cho biết. Tuy nhiên ông đã phát hiện 46 ca ung thư máu mà bệnh tự thoái triển mặc dù chỉ có tám trong số đó là không tái phát.

Lấy độc trị độc?

Bác sỹ Garrett Brodeur tại Bệnh viện Nhi Philadephia, Hoa Kỳ, muốn tìm hiểu cơ chế đằng sau sự biến mất kỳ lại của các bệnh ung thư. “Chúng tôi muốn tạo ra những nhân tố có thể kích hoạt sự thoái triển của tế bào ung thư, ông nói.
Đã có một số đầu mối về việc ung thư tự khỏi từ công trình tiên phong của một bác sỹ người Mỹ ít người biết đến hơn 100 năm trước đây.
Vào cuối thế kỷ 19, bác sỹ William Bradley Coley đang tìm cách cứu một bệnh nhân có một khối u lớn trong cổ.

null

Ông đã tiến hành năm cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u. Sau đó bệnh nhân bị một chứng nhiễm trùng da cùng với sốt cao. Đến khi bệnh nhân hồi phục thì khối u cũng biết mất.
Kiểm tra trên một số bệnh nhân khác, bác sỹ Coley nhận thấy rằng nếu cố ý làm cho bệnh nhân ung thư bị nhiễm khuẩn hoặc dùng độc tố của các vi khuẩn để chữa trị cho họ có thể giúp làm tiêu hủy các khối u.
Phân tích các bằng chứng gần đây cũng chứng tỏ giả thiết này có cơ sở.
Công trình nghiên cứu của giáo sư Armin Rashidi cho thấy 90% các bệnh nhân hồi phục từ bệnh máu trắng đã bị mắc một chứng bệnh khác, chẳng hạn như viêm phổi, không lâu trước khi họ khỏi ung thư. Những căn bệnh không giết chết bạn có thể lại có ích cho bạn trong những tình huống này.
Bệnh nhân lành ung thư không phải là nhờ vi khuẩn mà có lẽ sự nhiễm trùng được cho là đã kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch và phản ứng này gây hại cho khối u.


null

Nhiệt của cơn sốt bản thân nó cũng làm cho các tế bào ung thư dễ bị tổn thương hơn và khiến cho chúng tự hủy diệt. Hoặc là khi cơ thể chúng ta chiến đấu với vi khuẩn hay virus, trong máu chúng ta đầy những phân tử viêm nhiễm vốn là nguyên nhân kích động hệ miễn dịch trong cơ thể đứng lên ‘cầm vũ khí’ – tức là khiến cho các tế bào miễn dịch biến thành các chiến binh bao vây và tiêu diệt các vi khuẩn và có lẽ là cả các tế bào ung thư.
“Tôi nghĩ là sự nhiễm trùng đã khiến thay đổi các tế bào miễn dịch gốc từ chỗ giúp đỡ cho khối u quay ra tiêu diệt chúng,” ông Henrik Schmidt tại Bệnh viện Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho biết. Điều này cũng kích thích các phần khác của hệ miễn dịch biết cách nhận diện các tế bào ung thư để lần sau nếu chúng quay trở lại thì chúng sẽ bị tấn công.

‘Lập trình’ tế bào miễn dịch

Các bác sỹ đã thử chữa trị bằng cách tiêm vào một số bệnh nhân ung thư một loại ‘cytokine’, tức protein chiết xuất từ các tế bào của hệ thống miễn dịch, để khởi động hệ miễn dịch. Tác dụng phụ – sốt cao và các triệu chứng giống như sốt – được các bác sỹ kê toa bằng paracetamol để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

null

Nhưng vì bản thân sốt có thể kích hoạt sự thoái triển của ung thư, Schmidt nghi ngờ rằng chính paracetamol đã khiến cho cách chữa trị này mất đi hiệu quả. Ông ấy đã tìm thấy rằng số bệnh nhân sống sót qua hai năm sau đó nhiều hơn gấp đôi số còn lại nếu họ được để tự mình chống chọi với cơn sốt.
Những phát hiện này có thể dẫn đến những cách chữa trị ung thư đơn giản nhưng mạnh mẽ hơn. Một bệnh nhân đã chứng kiến sự thoái triển ung thư sau khi được tiêm vaccine bạch hầu và uốn ván có lẽ bởi vì vaccine này cũng là sự kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Một số nhà khoa học đang nghĩ đến cách tấn công tế bào ung thư một cách cực đoan hơn. Chẳng hạn như họ sẽ cố tình làm cho bệnh nhân ung thư bị nhiễm một căn bệnh nhiệt đới nào đó.

null

Cách làm này, do công ty Mỹ PrimeVax phát minh ra, bao gồm hai công đoạn. Bắt đầu là lấy mẫu ung thư và chiết xuất một số tế bào miễn dịch trong máu của bệnh nhân. Những tế bào này sẽ giúp điều phối phản ứng của hệ miễn dịch với các mối đe dọa và bằng cách cho chúng tiếp xúc với tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm thì chúng đã được lập trình để nhận ra các tế bào ung thư.
Cùng lúc, bệnh nhân được tiêm một liều sốt xuất huyết trước khi họ được tiêm vào loại tế bào miễn dịch đã được huấn luyện trong phòng thí nghiệm.
Dưới sự theo dõi của các bác sỹ, bệnh nhân có thể sốt đến 40,5 độ cộng với sự xuất hiện rộng rãi của các phân tử viêm nhiễm – điều này khiến cho hệ miễn dịch cảnh giác cao độ. Các khối u một thời từng giấu mình khỏi tầm phủ sóng của hệ miễn dịch giờ đây trở thành mục tiêu bị tấn công hàng đầu dưới sự dẫn dắt của các tế bào mới vừa được lập trình trong phòng thí nghiệm.
Làm cho bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết nghe có vẻ điên rồ nhưng bệnh này thì khả năng gây chết cho người trưởng thành còn thấp hơn là cảm mạo thông thường. Điều quan trọng là một khi bệnh nhân hết sốt thì các tế bào miễn dịch đã được lập trình sẽ tiếp tục cảnh giác các tế bào ung thư một khi chúng quay trở lại.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.

LTK chuyển


image


Sẽ có cách chữa khỏi ung thư? - BBC Tiếng Việt
Tại sao có những bệnh nhân ung thư đột nhiên khỏi bệnh và có thể nào ‘dĩ độc trị độc’ đối với ung thư hay không?
Preview by Yahoo