mercredi 28 février 2018

Quốc Cơ Quốc Nghiệp Britain's Got Talent: Head to head balance stunt.




Đáng xem:rất hay

Thanh Hải sưu tầm

Huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”

Họ là những nhà khoa học, nhà văn, nhà chính trị lỗi lạc trong lịch sử nhân loại. Dù không có điều kiện để theo học bất cứ chương trình đào tạo chính quy nào, nhưng bằng niềm đam mê, sự ham học, và ý chí nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, họ đã vươn lên và toả sáng như những vì tinh tú trên bầu trời lịch sử của nhân loại...

Huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”


1. Frederick Douglass

Frederick Douglass
Một trong những tấm gương tự học nổi tiếng trong lịch sử là Frederick Douglass. Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều.
Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

2. Ando Tada

Ando Tada
Ando Tada là một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật dù ông chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Ông đã từng kiếm sống bằng nghề tài xế, làm một võ sĩ quyền Anh, và là một thợ mộc trước khi tự học để trở thành một kiến trúc sư. Ông đã từng một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi về nghệ thuật kiến trúc bằng cách đến thăm những công trình nổi bật trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao.
Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.

3. Janes Goodall

Janes Goodall
Tiến sĩ Janes Goodall, một trong những nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng thế giới, đồng thời là sứ giả hoà bình của Liên hiệp quốc, là một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Anh trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã. Năm 1960, khi ngoài 20 tuổi, bà đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh tinh. Bà đã có 40 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà được nhiều người đánh giá là "đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế giới động vật nói riêng". Điều thú vị về bà là phần lớn những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của bà được thực hiện khi bà chưa qua một trường lớp đào tạo nào.
TS Janes Goodall đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý và giải thưởng về bảo tồn động vật hoang dã; Đại sứ hoà bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003. Bà còn được biết đến với tên gọi "người phụ nữ của tinh tinh".

4. Michael Faraday

Michael Faraday
Michael Faraday là một nhà Hóa Học và Vật Lý người Anh đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa. Là con thứ ba trong một gia đình nghèo có bốn người con, cậu bé Faraday chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, nhưng bù lại cậu là một đứa trẻ ham học và đã nổ lực tự học không mệt mỏi.
Năm 14 tuổi Faraday học việc ở một cửa hiệu sách, và trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển mở mang trí tuệ, ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Từ đó ông đã biểu lộ niềm đam mê khoa học, nhất là trong lĩnh vực điện năng.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử khoa học. Ông là vị giáo sư hóa học đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, và đã giữ vị trí này trong suốt cuộc đời.

5. Hai anh em nhà Wright

Hai anh em nhà Wright, Orville  Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công làm cho máy bay bay được. Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5mét (120 ft).
Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C..
Điều đặc biệt là cả hai người đều chưa từng học qua trường đào tạo kỹ sư hay nhận được bất cứ bằng cấp chuyên môn nào. Thành công của họ đến từ niềm đam mê khoa học kỹ thuật cộng với nỗ lực tìm tòi học hỏi không ngừng. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

6. Srinivasa Ramanujan

Srinivasa Ramanujan là nhà toán học huyền thoại người Ấn Độ, nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nhiều ngành toán học như giải tích, lý thuyết số, dãy vô hạn. Ông sinh ra và lớn lên tại Erode, Tamil Nadu, Ấn Độ và làm quen với toán học từ năm lên 10 tuổi.
Ông bộc lộ năng khiếu đặc biệt về toán khi được tặng một quyển sách lượng giác cao cấp của S L Loney. Năm 13 tuổi ông đã thành thục quyển sách này và bắt đầu tìm cách tự phát minh ra các định lý toán học. Năm 17 tuổi ông tự nghiên cứu về số Bernoulli và hằng số Euler-Mascheroni.
Trong quãng đời ngắn ngủi của mình (1887-1920), Ramanujan đã độc lập công bố gần 3.900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức, mà ngày nay hầu hết đã được công nhận là chính xác. Tạp chí Ramanujan ra đời để công bố các nghiên cứu toán học có ảnh hưởng từ các công trình của ông.
7. Mark Twain
Mark Twain, một tên tuổi lớn trong nền văn học Mỹ, tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Gia cảnh của ông khá chật vật và túng thiếu; năm 12 tuổi, sau khi cha qua đời vì căn bệnh viêm phổi, Mark Twain phải kiếm sống bằng nghề sắp chữ. Có thời gian ông phải bỏ học, theo nghề lái tàu để kiếm sống.
Sau đó, ông tiếp tục tự học ở các thư viện công cộng tại những thành phố mà ông sinh sống và bắt đầu dấn thân vào công việc của một nhà báo. Những cuộc hành trình lênh đênh trên miền sông nước trước đó đã trở thành cảm hứng thôi thúc ông viết nên những kiệt tác như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Cuộc sống trên sông Mississippi…

8. Steven Paul Jobs

Steven Paul Jobs
Steven Paul Jobs là một tỷ phú, là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple; ông cũng từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar (hãng sở hữu nhiều giải oscar cho phim hoạt hình hay nhất như Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và Câu chuyện đồ chơi 3; sau đó ông trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney sau khi Disney mua lại Pixar.
Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California, là con nuôi của Paul và Clara Jobs. Ông theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, bang California. Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và đăng kí vào học tại cao đẳng Reed College ở Portland, bang Oregon, nhưng bị đuổi chỉ sau 1 học kỳ.
Mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed, trong đó có một lớp học viết chữ đẹp. Trong thời gian “học ké” đó, ông phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng tham dự những khoá học lẻ đó tại trường, Mac sẽ không bao giờ có có nhiều kiểu chữ hay phông chữ cách nhau tỉ lệ cân xứng như vậy".

9. A braham Lincoln

Là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương.
Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Lincoln nổi tiếng nhất với vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản Tuyên ngôn Giải phóng và Sửa đổi thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ về việc bác bỏ̉ chế độ nô lệ.

10. Henry Ford

Những thiên tài không bằng cấp
Nếu con bạn luôn tìm cách đối phó với việc học mà thay vào đó là ngồi lỳ lau chùi chiếc xe máy thì đừng vội buồn. Biết đâu bé sẽ có thể trở thành Henry Ford của Việt Nam.
Henry Ford ngày nhỏ cũng lười học và say mê sửa chữa đồ cũ, hỏng. Máy móc có sức quyến rũ với ông một cách kỳ dị. Năm ông mười hai tuổi, ông đã bắt chước chế tạo được một máy nhỏ chạy bằng hơi nước. Năm hai mươi tám tuổi, khi là một công nhân điện ông quyết tâm theo đuổi chinh phục phát minh máy nổ của người Đức.
Thành công đã tới với người kiên trì bền bỉ, 5 năm sau chiếc xe hơi đầu tiên của thế giới chào đời. Tuy nó cao lồng cồng, không mui, không thắng và chạy dật lùi được, tốc độ tối đa 30 km/giờ.
Vài năm sau ông thành lập Công ty xe hơi Detroit rồi Công ty xe hơi Cadillac. Tuy không được học hành bài bản nhưng Henrry có đầu óc lãnh đạo tuyệt vời. Bên cạnh việc những mẫu xe hơi liên tục được cải tiến nâng cao chất lượng và mẫu mã với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, Henrry có chiến lược phát triển hoàn hảo.
Năm 1906 ông sản xuất được 8.400 chiếc xe; bốn năm sau, con số đó tăng lên 34.000; một năm sau nữa, nó tăng lên 78.000; và tới năm 1927 thì mỗi ngày ông sản xuất được 7.000 chiếc xe, tính ra cứ 7 giây đồng hồ, có một chiếc xe hơi ở trong xưởng ông từ từ chạy ra để được gửi đi khắp thế giới.

11. Soichiro Honda

Những thiên tài không bằng cấp
Năm 1980, Soichiro Honda đã được tạp chí uy tín “People” vinh danh là “người đặc biệt nhất của năm”, còn thế hệ nay coi ông như một “huyền thoại Henry Ford của Nhật Bản”.
Từ tuổi thơ khốn khó đến địa vị Chủ tịch tập đoàn Honda hùng mạnh, chuyện nghề, chuyện đời của Soichiro Honda đã trở thành huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”.
Khi mới 2 tuổi, cậu bé Soichiro đã bị thu hút và thích mày mò chiếc cối xay gió. Lớn thêm chút nữa, cậu tự “chế tạo” chiếc máy bay đồ chơi bằng tre có gắn “động cơ” làm bằng dây cao su. Cậu suốt ngày lấm lem mặt mũi do hay giúp đỡ cha mình trong xưởng đến mức bạn bè đặt cho cậu biệt danh “chú chồn nhọ mũi”.
Chú chồn nhọ mũi” không ham thích học hành, chỉ quan tâm đến những môn kỹ thuật và bảng điểm của cậu dở tệ. Năm 15 tuổi, Soichiro Honda bỏ học để lên Tokyo học nghề tại xưởng cơ khí ôtô Shokai, thắp lửa niềm đam mê cùng tốc độ mãi cho tới sau này.
Bốn năm sau, Honda đã mở xưởng sản xuất của riêng mình. Chỉ sau một thời gian ngắn, xưởng sản xuất “doanh nghiệp một thành viên” cho ra đời xe đạp gắn động cơ. Ngay lập tức, Sản phẩm len lỏi khắp các ngõ ngách ở Nhật Bản.
Từ đây, Honda Technical Research Institute của ông đã thành công và không ngừng phát triển. Đến năm 1948, Công ty Honda Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe máy, top 10 sản xuất ô tô.

12. Bill Gates

Những thiên tài không bằng cấp
Tại khuôn viên trường Harvard mang tên "Harvard Crimson" có một tấm biển ghi“Bill Gates là người bỏ học thành công nhất của Harvard", trong khi phần còn lại của thế giới vẫn gọi ông là "người đàn ông giàu nhất thế giới" trong hơn một thập kỷ qua. Bây giờ, mặc dù không giữ vị trí dẫn đầu, ông vẫn còn trong danh sách những người giàu có của thế giới.
Gates nhập học tại Harvard vào mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông ta đã bỏ học để thành lập công ty Microsoft với người bạn Paul Allen. Sau khi thành danh, Bill Gate mới quay trở lại trường để tiếp tục sự nghiệp học hành. Và trong năm 2007, cuối cùng ông cũng nhận được học vị Tiến sĩ danh dự từ trường cũ của mình.
Khi được mời phát biểu tại buổi lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên Havard, Bill Gates nói: "Tôi là một ví dụ xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời tới đây để nói chuyện tốt nghiệp của bạn.. Nếu gặp tôi trước khi nhập học, có thể số lượng sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có mặt ở đây sẽ ít hơn nhiều.”

13. Frank Lloyd Wright

Những thiên tài không bằng cấp
Theo kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Mỹ, Wright đã dành nhiều thời gian hơn vào việc thiết kế các trường cao đẳng, đại học hơn là tham dự các lớp học trong đó. Sau khi dành một năm học tại Đại học Wisconsin-Madison, ông bỏ học để đến Chicago và trở thành một người học việc của Louis Sullivan, "cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại".
Trong sự nghiệp thiết kế và sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, Wright đã tạo ra hơn 500 công trình kiến trúc kỳ vĩ, nổi tiếng nhất trong số đó là Fallingwater và New York City của Solomon R. Guggenheim Museum.

14. Buckminster Fuller

Những thiên tài không bằng cấp
Bị trục xuất khỏi Harvard hai lần, kiến trúc sư đồng thời là nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Buckminster Fuller đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố. Một số ý tưởng kinh doanh ban đầu thất bại và trải qua nỗi đau đớn của việc mất đi cô con gái đầu lòng, ông tưởng chừng như không thể gượng dậy.
Tuy nhiên, ở tuổi 32, cuộc sống của Fuller bắt đầu thay đổi. Những ý tưởng sáng tạo của ông như các thiết bị ghép năng động áp dụng cho nhà ở và cả xe ôtô nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ công chúng. Đặc biệt là kết cấu xây vòm hình tượng của ông đã đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới và được quốc tế công nhận.

15. Mark Zuckerberg

Những thiên tài không bằng cấp
Bỏ học ở Harvard, Mark Zuckerberg phát triển Facebook trong ký túc xá trường mình. Bây giờ Facebook đã trở thành một trong những trang web phổ biến nhất trên thế giới mạng xã hội. Theo sự bùng phát của Facebook, Zuckerberg đã bỏ học để di chuyển địa điểm công ty của anh đến California.
Mark Zuckerberg đã chứng minh rằng quyết định của anh là sáng suốt. Theo Forbes, Zuckerberg là tỷ phú trẻ nhất thế giới, với trị giá tài sản năm 2010 là 4 tỷ USD. Tuy nhiên, mới đây Ông chủ Facebook nhận bằng tốt nghiệp Harvard sau 12 năm bỏ học.

THỤC sưu tầm

ĂN TRONG MÙA CHAY

ĂN TRONG MÙA CHAY

Mỗi năm, lúc còn đang ráo riết các lễ hội mùa xuân, cánh mai mải miết nhuộm vàng để màu nắng tươi, cành đào miệt mài bung sắc hồng cho làn gió mát, khi lòng người đang chộn rộn bởi những cuộc vui chưa dứt, thì người Công Giáo lặng lẽ thu mình vào Mùa Chay Thánh.

Thói đời, cuộc vui qua mau, một tháng ăn chơi luôn là quá ngắn, nhưng 40 ngày chay tịnh thật quá dài. Chưa thỏa thích với “tháng giêng là tháng ăn chơi”, một số người níu kéo thêm “tháng 2 cờ bạc, tháng 3 rượu chè”.  Chẳng riêng dân Việt mê say nên cảm thấy mùa chay lạc điệu, mà rất nhiều sắc dân khác đón nó cũng hững hờ.  Chẳng hạn, để đối phó với chuỗi ngày “Lungo come la quaresima” (thăm thẳm như mùa chay) người Ý sẵn sàng nổ tung mình cho lễ hội Carnival tưng bừng, vốn có thể kéo dài từ một, hai hay thậm chí ba tuần, tùy theo cấu trúc kinh tế khu vực, và chỉ kết thúc cách không thể vui hơn được nữa vào lúc nửa đêm thứ Ba béo, ngay khi bước qua ranh giới thứ Tư ăn chay.

            Mùa chay đến cách kiên quyết, định kỳ nhưng lại luôn “trái khoáy” lòng chúng ta.  Không bất ngờ sao được khi đang hừng hực khí thế trong cuộc vui cấp quốc gia với các lễ hội đầu xuân, thì chúng ta, những người Công Giáo, lại phải gồng mình giữ thăng bằng mà nhắc nhau: “nhớ nhé chuẩn bị thứ tư lễ tro đấy”.  Để rồi tiếp đó là 40 ngày chuyên chăm cho 3 việc biết rồi khổ lắm nói mãi: “ăn chay, cầu nguyện, chia sẻ”.

            Lời nhắc nhớ rất dễ thương sắp tới Lễ tro ăn chay mau chóng phai tàn giữa chuyện hàng ngày ăn nhậu.  Vì quen thói “soái ca, đã chơi là chơi hết ga” nên giữ được chữ “ăn” trong “ăn chay” rất là khó.  Chỉ có các bà các cô là khá hơn, linh động uyển chuyển để khéo léo kết hợp “ăn giảm béo” sau những ngày ăn tết.  Ít ai mà giữ tròn các bổn phận quan trọng khác “cầu nguyện, chia sẻ”.   Ăn chay kiểu này là ăn gian và thực ra nó đã có từ xa xưa, đã bị tiên tri Isaia vạch mặt “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?  Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?” (Is 58,2-12:).

            Vậy nên, để có thể ăn chơi tẹc ga mà không sợ hóc xương gà, không sợ bị cụ Isaia mắng, mùa chay năm nay mỗi người chúng ta để ý tới các cách ăn như sau:

-        Ăn nói: thánh Giacôbê đã nói “ai làm chủ được miệng lưỡi là người hoàn hảo.”  Hầu hết các tội ta phạm hàng ngày đều là “ăn bậy nói càn, ăn tục nói phét.”  Hãy giữ gìn miệng lưỡi của mình, tránh hói hành, nói xấu để dâng lên Chúa lời ca tiếng hát, để mình trở nên duyên dáng đáng yêu.  Sự ngọt ngào là dấu chỉ của tâm hồn cao thượng.
-        Ăn mặc: trang phục đẹp là khi đáp ứng hai tiêu chí: tinh tế và thanh lịch, chứ không phải vì “độc và lạ.”  Tinh tế là vì biết mình biết người, biết thời gian không gian để trang phục thích hợp.  Xu hướng thời nay chỉ chạy theo độc và lạ nên biến nhiều người trở thành lố bịch và lạc lõng.

-        Ăn ở: “Hãy ăn ở nhân hậu, khiêm tốn, và ngay thẳng” (thư 1 Phêrô).  Ăn ở ngay lành, nhân ái bao hàm một cuộc sống yêu thương, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ tha nhân.  Nó rất khác với GATO thời nay: ghen ăn tức ở.  Giàu sang không vì những gì ta có, mà vì những gì ta có thể cho đi.

-        Ăn năn: Năn là một loại cỏ dại có củ trong đất và ăn được.  Người muốn ăn năn thì phải cúi xuống đào bới đất.  Thái độ cúi xuống khi ăn năn đó được cha Đắc Lộ ghi nhận, và giải thích trong Từ Điển Annam – Lusitan – Latinh rằng theo nghĩa bóng là sám hối.  Khi ăn năn, chúng ta dễ dàng đến với tòa giải tội để nhận Ơn An Bình.

Tựu trung lại, mùa chay là thời gian thuận lợi để chúng ta nhắc bảo nhau sống tốt hơn, là thời gian thiêng thánh để ta đón nhận được nhiều ơn lành.  Hãy ăn ngay ở lành.  Đừng ăn gian nói dối, chớ ăn càn nói bậy.

Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng

lundi 26 février 2018

CHỨNG KIẾN (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY. B)

CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY. B

(Mc 9, 2-10)

CHỨNG KIẾN

Chúa cùng môn đệ lên cao,
Biến hình sáng láng, bước vào đám mây.
Áo Người chói lọi trời tây,
Tông đồ hiện diện, ngất ngây tâm hồn.
Môi-sen xuất hiện kính tôn,
Ê-li-a đến, thiền môn dự phần.
Ở đây tốt lắm ẩn thân,
Ba lều xin dựng, cõi trần linh thiêng.
Đám mây bao phủ tư riêng,
Các ông hoảng sợ, thần thiêng đón chào.
Tòa mây lên tiếng xen vào,
Con Ta Yêu Dấu, từ cao vọng về.
Hãy nghe Lời Chúa mọi bề,
Loan tin cứu độ, trọn thề trung kiên.
Khổ đau cõi chết trước tiên,
Ngày sau sống lại, nơi miền trường sinh.

Mầu nhiệm Nhập Thể ẩn dấu nơi con người của Chúa Giêsu. Chúa mang thân xác như mọi người, nhưng người đó chính là Con Thiên Chúa. Chúa thường biểu lộ bản tính của Ngài qua các dấu lạ Ngài đã thực hiện. Với một quyền năng vô biên, Chúa đã chữa lành tất cả các loại bệnh hoạn tật nguyền, truyền khiến thiên nhiên vâng phục và còn cho kẻ chết sống lại.

Biến hình trước mắt các tông đồ, đó chính là bản tính thật của Ngài. Chúa biến hình trong sáng chói. Quyền năng bao trùm vạn vật. Ngắm nhìn Chúa thay đổi diện mạo, các tông đồ đều hoảng sợ. Thầy mà các ông vẫn chung đụng, hàng ngày đối thoại, gặp gỡ, ăn uống và dạy bảo, giờ đây là Chúa uy linh của trời đất. Ngài chính là Con Yêu Dấu của Chúa Cha.
   
Từng bước, Chúa đã mặc khải cho chúng ta chương trình cứu độ. Biết bao nhiêu phép lạ Chúa đã thực hiện, nhưng nhiều người vẫn không nhận ra quyền năng của Chúa. Họ nghi kỵ, ghen tương và tìm đủ mọi cách để loại trừ Chúa ra khỏi đời sống và xã hội của họ. Họ đã gán cho Chúa biết bao danh xưng nào là mất trí, phạm thượng, phản quốc và nào là dùng quyền tướng qủy Bêelzebut để trừ qủy. Họ không muốn chấp nhận một Thiên Chúa làm người cách khiêm hạ và nghèo khó.
    
Con đường Chúa đi là con đường của thập giá và khiêm nhượng khổ đau. Chúa đi từ thấp lên cao. Chúa từ trời cao hạ thân làm người trong nghèo khó. Chúa muốn đồng hành cùng với những người cùng khổ, yếu đuối và bị khinh rể nhất. Chúa muốn xuống thấp để rồi nâng mọi người lên làm con Chúa. Chúa đi ngược dòng từ đáy nguồn để cùng kéo mọi người lên thượng nguồn chính là tình yêu nơi Chúa Cha.
    
Hãy nghe lời Ngài. Được nghe lời của Chúa là một hạnh phúc tuyệt vời. Có biết bao người chưa hề được nghe lời Chúa dạy. Chưa biết quyền phép lạ lùng của Chúa. Nhiều người không biết, không nghe, không chứng kiến viêc Chúa làm. Họ không nhận biết để tôn thờ Chúa cho phải đạo. Còn chúng ta rất hạnh phúc khi được lắng nghe lời Chúa dạy. Lời Chúa là lời hằng sống, có sức thánh hóa và đổi mới con người.

Trong Mùa Chay Thánh, chúng ta chứng kiến các biến cố xảy ra trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa đã chọn con đường của khổ đau thập giá. Con đường của tình yêu hy sinh mạng sống. Chúa đã hiến thân chịu chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Chúa sẽ sống lại vinh hiển. Qua thập giá tới vinh quang. Đây chính là con đường Chúa đã đi qua.


THỨ HAI, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 6, 36-38).
THA THỨ
Chúa luôn thương xót gian trần,
Nhân từ quảng đại, toàn dân kính thờ.
Thực hành đức ái nương nhờ,
Xin đừng xét đoán, nghi ngờ dối gian.
Cũng đừng kết án dở gàn,
Hằng mong thoát khỏi, muôn vàn tội khiên.
Kêu mời nhân đức dịu hiền,
Lãnh ơn tha thứ, ân thiêng diệu vời.
Trao ban rộng lượng ở đời,
Hồng ân chan chứa, rạng ngời tấm thân.
Đấu đầy hảo hạng muôn phần,
Dư tràn vạt áo, vạn lần thưởng công.
Công bằng bác ái hằng trông,
Yêu thương chan chứa, cảm thông phận người.
Chúa thương ban phúc bởi trời,
Gia ân phù trợ, một đời lạc an.



THỨ BA, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 23, 1-12).
THỰC HÀNH
Trên tòa Biệt Phái truyền rao,
Những điều họ nói, khát khao mong chờ.
Thực hành tuân giữ hưởng nhờ,
Đừng theo hình thức, mập mờ thực thi.
Không làm, mà nói điều chi,
Đặt vai gánh nặng, ai bì xả thân.
Không thèm lay thử cán cân,
Trình làng công việc, mong dân chúc mừng.
May dài tua áo lưng chừng,
Thẻ kinh nới rộng, không ngừng khoe khoang.
Chọn ngồi chỗ nhất huy hoàng,
Ghế đầu nhà hội, dân làng kính tôn.
Làm thầy lãnh đạo dạy khôn,
Tâm hồn trống rỗng, tự tôn lấp đầy.
Một người chỉ đạo là Thầy,
Giê-su chí thánh, tràn đầy quyền năng.



THỨ TƯ, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 20, 17-28).
SỨ MỆNH
Dọc đường chia xẻ đôi điều,
Thầy trò tiến bước, gặp nhiều khổ đau.
Con người bị nộp trước sau,
Nhóm đầu Thượng tế, cùng nhau vào hùa.
Các thầy Luật sĩ ganh đua,
Nhạo cười phỉ báng, nhạo vua đánh đòn.
Treo Người thập giá héo hon,
Cực hình hấp hối, chết mòn tấm thân.
Thứ ba sống lại thiện chân,
Vinh quang chiếu tỏa, nhân trần kính tôn.
Thương con, bà mẹ dủ hồn,
Khấn xin con cái, học khôn bên Người.
Chúa rằng chén đắng trong đời,
Các con dám uống, gọi mời bước lên.
Việc ngồi tả hữu ngay bên,
Cha Ta chuẩn bị, ai trên Nước Trời.



THỨ NĂM, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 16, 19-21).
BÁC ÁI
Một nhà phú hộ giầu sang,
Vận toàn gấm vóc, an khang gia đình.
Ngày ngày yến tiệc linh đình.
Vui chơi ăn uống, vô tình ngó xem.
Một người hành khất bên rèm,
Mình đầy ghẻ chốc, đói thèm miếng ăn.
Chó con liếm ghẻ hôi tanh,
Khổ thân tới chết, nằm lăn vệ đường.
Thiên thần đón tiếp yêu thương,
Đưa về hưởng phúc, tựa nương cõi trời.
Ông nhà phú hộ qua đời,
Cực hình hỏa ngục, một thời xa hoa.
Sống đời ích kỷ mù lòa,
Trần gian hưởng phúc, giờ xa thiên đàng.
Thực hành bác ái cưu mang,
Thưởng công nhân đức, dễ dàng qui thiên.



THỨ SÁU, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 21, 33-43. 45-56).
THỪA TỰ
Chủ ông trồng một vườn nho,
Đào hầm ép rượu, giao cho tá điền.
Phương xa lữ bước điền viên,
Đến mùa thu hoặch, lấy tiền làm thuê.
Ông sai đầy tớ đi về,
Thu phần hoa lợi, lời thề kết giao.
Tá điền phản phúc tự hào,
Giam cầm đánh đập, kéo rào vây quanh.
Chủ sai nhóm khác đồng hành,
Xua trừ đánh đuổi, tranh dành lợi thu.
Người làm thất tín gây thù,
Mong rằng chiếm đoạt, cả khu làm giầu.
Ông sai con một làm đầu,
Chúng liền giết chết, âu sầu khổ thân.
Chủ đành xử bọn ác nhân,
Trao vườn kẻ khác, chia phần phước ân.



THỨ BẢY, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 15, 1-3.11-32).
TRỞ VỀ
Dụ ngôn Chúa dậy hôm nay,
Cha già nhân hậu, ơn này không phai.
Yêu con chia cắt gia tài,
Người em thu nhặt, trên vai gánh gồng.
Ra đi thỏa chí tang bồng,
Tiêu xài hoang phí, mọi đồng cha cho.
Hết tiền, hết của trong kho,
Gặp cơn đói kém, lắng lo bội phần.
Xin vào giúp việc nơi cần,
Cám heo rau cỏ, nợ nần khổ đau.
Hồi tâm tự nhủ trước sau,
Xin cha thứ lỗi, quay mau về nhà.
Cha già trông ngóng từ xa,
Yêu thương ôm ẵm, thứ tha tội tình.
Người anh khó chịu em mình,
Cha đành êm dịu, dủ tình xót thương.



Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York