jeudi 14 juin 2018

Toàn văn thỏa thuận “thế kỷ“ Kim Jong-un ký với Trump


Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên ngày 12.6 ở Singapore kết thúc bằng thỏa thuận ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Kim nói “thế giới sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn”, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “Triều Tiên sẽ phi hạt nhân hóa rất, rất nhanh”.

Thỏa thuận được ký kết là lời cam kết của ông Kim và ông Trump về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Dưới đây là toàn văn thỏa thuận ký kết giữa ông Trump và ông Kim, theo Reuters
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald J. Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã lần đầu tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Singapore vào ngày 12.6.2018.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đã tiến hành trao đổi ý kiến toàn diện, sâu sắc và chân thành về các vấn đề liên quan đến việc thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, xây dựng một chế độ hòa bình lâu dài và mạnh mẽ trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Trump cam kết cung cấp, bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên, và Chủ tịch Kim Jong-un tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
Tin rằng việc thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của bán đảo Triều Tiên và thế giới, nhận thấy xây dựng lòng tin lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh:

1. Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên theo nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.
2. Mỹ và Triều Tiên sẽ nỗ lực cùng nhau xây dựng một cơ chế hòa bình bền vững, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
3. Tái khẳng định Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27.4.2018, CHDCND Triều Tiên cam kết tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
4. Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết thu hồi hài cốt của các tù nhân chiến tranh, bao gồm việc trao lại ngay lập tức các thi thể đã được xác định danh tính.

Nhận thấy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-CHDCND Triều Tiên - lần đầu tiên trong lịch sử - là một sự kiện kỷ nguyên có ý nghĩa to lớn, vượt qua nhiều thập kỷ căng thẳng và thù địch giữa hai nước và để mở ra một tương lai mới, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un cam kết thực hiện các quy định trong bản tuyên bố chung này một cách đầy đủ và khẩn trương.
Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo do Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo dẫn đầu, và quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên, vào thời điểm sớm nhất có thể, để thực hiện các kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-CHDCND Triều Tiên.
Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald J. Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết hợp tác, phát triển mối quan hệ mới giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và thế giới.

***********************************

Thỏa thuận Mỹ - Bắc Hàn 'chỉ có tính biểu tượng'


Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un hôm 12/6 cam kết sẽ phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên trong khi Washington cam kết bảo đảm an ninh cho cựu thù của mình.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời một số nhà phân tích chính trị nhận định rằng các kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh "chỉ mang tính biểu tượng" và "chưa cụ thể".
Tuyên bố chung, được ký kết vào cuối cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử của họ ở Singapore, không nói nhiều về cách thức đạt được hai mục tiêu kể trên nhưng ông Trump đã nêu ra một số chi tiết tại một cuộc họp báo.
"Tổng thống Trump cam kết bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên và Chủ tịch Kim Jong Un tái khẳng định cam kết vững chắc của mình về hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", tuyên bố viết.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là tên chính thức của Bắc Hàn.
Ông Trump cho biết ông tiên liệu quá trình phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu “rất, rất nhanh”. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và các quan chức Triều Tiên sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo "vào ngày sớm nhất có thể", tuyên bố cho biết.
Ông Trump nói tại họp báo rằng quá trình đó sẽ được xác minh, và việc xác minh “sẽ liên quan đến sự tham gia của rất nhiều người ở Bắc Hàn”.
Ông cũng nói ông Kim đã nói với ông rằng Triều Tiên đang phá hủy một địa điểm lớn chuyên thử nghiệm động cơ sử dụng cho tên lửa, nhưng các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng sẽ vẫn được duy trì ở thời điểm này.

Riêng về Kim Jong-un không trả lời khi được hỏi liệu Triều Tiên có từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ làm việc với lãnh đạo Triều Tiên để giải quyết bất đồng quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng..
"Chúng tôi có thể xử lý vấn đề đó bằng cách hợp tác. Hai bên sẽ giải quyết một vấn đề lớn", Trump tuyên bố.
Ông Trump cho biết các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc sẽ bị dừng lại.
Ông cho biết động thái này sẽ tiết kiệm cho Washington một khoản tiền khổng lồ và sẽ không được nối lại "chừng nào và cho đến khi nào chúng tôi thấy cuộc đàm phán trong tương lai không diễn ra như mong muốn".
*
Thêm tin tieng Phap liên hệ

https://www.lexpress.fr/ actualite/monde/nucleaire-et- maintenant_2016529.html#xtor= AL-447

===

Singapore trả tiền khách sạn cho Kim Jong-un
(Cậu Ủn không những vừa được đi chơi ngon lành, đạt được tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới và kết quả như mong muốn mà còn đượctài trợ 100 %)



Khách sạn St Regis Singapore, nơi ông Kim Jong-un cùng các quan chức Triều Tiên sẽ lưu lại đến ngày 12/6. Ảnh: Visit Singapore

"Đó là sự hiếu khách mà chúng tôi dành cho họ và như Chủ tịch Kim nói hôm qua, ông ấy mong muốn đến Singapore dù có hay không hội nghị thượng đỉnh này", BBC dẫn lời Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho hay hôm nay.
"Chúng tôi tất nhiên thể hiện sự hiếu khách", ông Balakrishnan đáp khi được hỏi liệu Singapore có chi trả tiền khách sạn cho phái đoàn Triều Tiên hay không. Ông nói thêm rằng đây là một phần trong 15 triệu USD mà Singapore chi ra cho lần đăng cai hội nghị quan trọng này.
Ông Kim Jong-un, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên, và đoàn quan chức tháp tùng hôm qua có mặt ở Singapore, chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về các nỗ lực phi hạt nhân hóa.

Sau khi được ông Balakrishnan nghênh đón tại sân bay Changi, ông Kim được hộ tống di chuyển về khách sạn St Regis, nơi ông cùng các quan chức Triều Tiên sẽ lưu lại đến ngày 12/6.
Đi cùng lãnh đạo trẻ có ông Kim Yong Chol, phó chủ tịch đảng Lao động, Ngoại trưởng Ri Yong Ho và Ri Su Yong, phó chủ tịch các vấn đề quốc tế của đảng Lao động. Em gái ông Kim là Kim Yo Jong cũng được cho là nằm trong phái đoàn lần này.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sau đó, ông Kim đã cảm ơn chính phủ đảo quốc vì "những nỗ lực chân thành" trong việc hỗ trợ chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.
Khi được hỏi Singapore sẽ làm gì để đảm bảo an ninh cho lãnh đạo Triều Tiên, người lo sợ bị ám sát, ông Balakrishnan cho hay nhóm tiền trạm của Triều Tiên đã đến Singapore từ trước, kiểm tra khách sạn, các khuôn viên và gặp các quan chức địa phương.
"Tôi nghĩ trong những tuần ở đây với chúng tôi, họ đã có được niềm tin lớn hơn rằng chúng tôi là những người đơn giản nhưng hiệu quả", ông nói. "Lời nói của chúng tôi đáng tin cậy, chúng tôi cẩn trọng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Tôi nghĩ tất cả những điều đó đã làm họ tin tưởng rằng đây là một địa điểm đúng đắn, lựa chọn đúng đắn".



===

Thêm vài hình ảnh của thượng đỉnh
Trump tới địa điểm họp tại Sentosa


Đoàn xe của Trump tới địa điểm họp thượng đỉnh.. Video: Twitter.

Đoàn xe của Trump trên đường đến khách sạn diễn ra hội nghị

Đoàn xe của Trump xuất phát từ khách sạn Shangri-La để đến khách sạn Capella ở Sentosa, nơi ông sẽ họp với Kim Jong-un.

Ngoại trưởng Mỹ lên đường tới hội nghị


Ngoại trưởng Pompeo rời khách sạn Shangri-La. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời St.Regis
07:13 12/06/2018
13 phút sau khi phái đoàn Mỹ khởi hành từ khách sạn Shangri-La, đoàn xe hộ tống ông Kim Jong-un đã bắt đầu rời khách sạn St.Regis để tới nơi diễn ra thượng đỉnh Mỹ-Triều trên đảo Sentosa.

Ảnh: ST

Hồng Phúc sưu tầm


Après le sommet de Singapour, Donald Trump et Kim Jong-un ont-ils vraiment des atomes crochus ? Décryptage.


Une poignée de main pour l'Histoire, et une avalanche de politesses qui font oublier les insultes - du "gâteux américain" au "petit gros" - des mois passés. "Nous avons noué une relation très spéciale et nous allons nous voir souvent", s'est réjoui le président américain, Donald Trump, à l'issue de sa "fantastique rencontre" avec Kim Jong-un. De son côté, le dirigeant nord-coréen s'est félicité, tout sourire, d'avoir "tourné la page du passé". 
Les drapeaux et les pupitres à peine rangés, arrive toutefois le temps des questions. Que faut-il retenir de l'accord signé ce 12 juin, à Singapour ? A vrai dire, pas grand-chose. Très vague, y compris en termes de calendrier, il ne contient en effet que de vieux engagements, jamais mis en oeuvre par Pyongyang. Surtout, il n'est jamais question dans ce document de dénucléarisation "vérifiable et irréversible", comme le réclamait Washington avant la tenue de ce sommet. 
En d'autres termes, Pyongyang n'envisage pas, à ce stade, la présence d'instances internationales sur son sol pour contrôler le démantèlement de ses installations.  

Deal gagnant pour Kim Jong-un

Derrière cette déclaration d'intention, les deux leaders ont-ils, réellement, la volonté d'aller plus loin ? On peut le penser, tant leurs intérêts sont aujourd'hui alignés. Grand gagnant de ce rapprochement, impensable il y a encore quelques mois, Kim Jong-un a, déjà, réussi un coup de maître. En apparaissant aux côtés de Donald Trump, dans cette mise en scène solennelle, il est en effet parvenu à légitimer son régime et à acquérir une stature internationale. 
Il doit maintenant trouver les moyens de développer sa "nouvelle ligne stratégique", telle qu'il l'avait dévoilée en avril dernier, lors de sa visite éclair en Corée du sud : développer l'économie de son pays. Pour le "Dirigeant suprême", le deal est clair : il s'engage à abandonner l'atome, s'il obtient, en contrepartie, des garanties sur la survie de son régime, et, donc, des "cadeaux" économiques. Parmi ceux-ci, on peut imaginer une levée des sanctions - au moins partielle - et des promesses d'investissements.  
De son côté, Trump a, lui aussi, intérêt à jouer le jeu de la réconciliation. Quelques mois avant les élections de midterm (en novembre prochain), il peut faire valoir ce succès diplomatique auprès de ses électeurs, et leur montrer qu'il a réussi, là où tous ses prédécesseurs avaient échoué. Il pourrait même s'inspirer de leurs erreurs, et elles sont nombreuses. 

Une guerre évitée

A peine élu, en janvier 1993, Bill Clinton doit affronter une crise majeure avec Pyongyang. Le régime nord-coréen est sur le point de fabriquer une bombe atomique. En représailles, la Maison Blanche envisage de bombarder la centrale de Yongbyon. Il faudra l'intervention de l'ancien président, Jimmy Carter, pour éviter la guerre. La Corée du nord accepte de geler son programme contre la levée des sanctions. Les Etats-Unis s'engagent à construire deux réacteurs en Corée du nord pour compenser l'arrêt du programme nucléaire, mais ils tarderont à honorer leurs promesses. Les Nord-coréens devront ainsi attendre six ans que les Américains -avec lesquels ils sont, techniquement, toujours en guerre- leur donnent "l'assurance formelle" que Washington ne les attaquera pas. 

Photographie non datée diffusée par l'agence officielle de la Corée du nord KCNA en 2015 montrant un tir d'essai de missile dans la mer.
Photographie non datée diffusée par l'agence officielle de la Corée du nord KCNA en 2015 montrant un tir d'essai de missile dans la mer.
afp.com/KNS

Durant les années qui suivent, les relations se dégradent. En août 1998, le régime nord-coréen teste un missile balistique de moyenne portée au-dessus de la mer du Japon. Cinq ans plus tard, Pyongyang se retire du Traité de non-prolifération et effectue un premier essai nucléaire, en 2006, à Hwadeari. Nouvel accord en 2007, à Pékin, qui entraîne la fermeture du site de Yongbyon... avant d'être dénoncé, l'année suivante. Le 3 septembre 2017, Pyongyang fait exploser une bombe à hydrogène. En réponse, Donald Trump se dit prêt à "détruire complètement la Corée du Nord".  

Le temps joue pour Kim Jong-un

On revient donc de loin. Mais cette longue succession de crises permet aussi de mesurer le chemin qu'il va falloir parcourir pour instaurer un semblant de confiance. Car le plus dur reste à faire. Dès la semaine prochaine, le chef de la diplomatie américaine, Mike Pompeo, entamera des négociations avec ses homologues nord-coréens. On saura alors si Kim Jong-un est vraiment prêt à renoncer à l'arme nucléaire, qu'il a toujours considéré comme le garant de sa survie politique. 
A l'aube de sa carrière politique, le jeune Kim Jong-un, 34 ans, peut se rassurer. Le temps joue pour lui. Il se passera sans doute des années avant que les experts de l'Agence internationale de l'énergie atomique entrent dans le vif du sujet. Sans même parler de démantèlement, il faudra en effet beaucoup de temps pour faire l'inventaire des équipements et des stocks de plutonium. En espérant que les Nord-coréens, experts dans l'art du camouflage militaire, ne les enfouissent pas entre-temps... 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire