mercredi 31 octobre 2018

Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả


Hóc xương cá là "tai nạn" rất thường gặp. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Những điều không được làm khi bị hóc xương cá

- Không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì c ó thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản.

- Không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ có nguy cơ xương cá lớn đâm thủng mạch máu.

- Không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.




Cẩn thận khi ăn 


Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả : đơn giản mà hiệu quả.

Nhét tỏi vào lỗ mũi

Nếu là hóc bên phải thì dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái , sau đó bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.

Ngậm và nuốt vỏ cam

Khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra. Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt.




Vỏ cam chữa hóc xương cá

Dùng một viên vitamin C
Ngậm một viên vitamin C vì Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam.Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá .

Uống nước quả trám

Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Những trường hợp hóc xương lớn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Theo Trí Thức Trẻ

Chúa ở đâu…. mà gõ cửa cơ chứ ?

Chúa ở đâu…. mà gõ cửa cơ chứ ?

Lc 12,35-38


Nhớ lại những ngày trước đây, vào ban đêm thỉnh thoảng cũng có tiếng gõ cửa và mỗi lần nghe tiếng gõ cửa là tim thót vào, nổi hết cả da gà. Cái gọi là kiểm tra đột xuất ban đêm, tiếng đập cửa dồn dập, biết mình không có tội gì mà sao vẫn cứ sợ.

Đang tự do quen rồi muốn ăn đâu ở đâu chẳng ai bảo gì.

Nay “thời đại mới” tu chui, ngủ lậu hay vì đi học, đi công việc không về được phải ngủ lại nhà anh em, thế là xảy ra những chuyện nửa khóc nửa cười.

Có anh nghe gõ cửa đang ở trên giường lăn một phát xuống gầm giường, khi “nhân viên” kiểm soát thấy có giường chăn chiếu mùng mền đầy đủ mà lại không có người, họ rờ xuống chiếu vào chăn mùng vẫn còn hơi nóng… thế là cũng lại lôi một phát từ gầm giường lên xe về huyện.

Có anh nghe gõ cửa phóng một phát lên tới trần nhà, “nhân viên” vào rọi đèn pin lên trần nhà không thấy… mà sao lại có đôi dép ở dưới… cuối cùng cũng phải từ trần nhà tụt xuống lên xe về huyện.

Lại có anh khi nghe gõ cửa bèn mở cửa sau phóng một phát vào bụi rậm, nín thở… ngồi chờ thật lâu rôi khi nghe tiếng loẹt quyẹt bên ngoài bèn nói vọng ra: Ê tụi mày. Chúng nó đi hết chưa?Thế là chúng nó lôi cổ ra khỏi bụi rậm lên xe về huyện.

Rồi lại có anh khi nghe gõ cửa thì lao thẳng lên sân thượng nhảy vào bể nước… khi “nhân viên” đi rồi, người nhà một phen hú vía nên quên phéng chuyện báo cho người đang ngâm mình trong bể, đến gần sáng chui ra khỏi bể nước tím tái hết cả mình mẩy.

Có anh… có anh…Thôi nhiều anh quá rồi !

Chúa ơi ! cả đời sống chúng con mà Chúa cứ đến theo kiểu “kiểm tra đột xuất” thì chúng con làm sao sống được ?

Chúa đi đâu… mà về cơ chứ ?

Chúa ở đâu…. mà gõ cửa cơ chứ ?

Chúa hằng ngày ở với con thì hà cớ gì con lo sợ gõ cửa ?

Chuyện tỉnh thức là chuyện phía con người chúng con.

Tỉnh thức tức là sống với Chúa đang sống ngay bên, ngay trong cuộc sống hằng ngày.


Tỉnh thức là luôn nhớ đến… mau nhớ đến… sống tương quan thân mật chỉ vì quá hạnh phúc. “Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ”.

Vì quá hạnh phúc nên canh mấy cũng vẫn tỉnh thức chứ lị !

Đầy tớ được ngồi vào bàn ăn và được ông chủ phục vụ từng người, quá đã !

Nhưng cũng đừng vội ham ăn uống nhá ! Niềm vui và hạnh phúc sống tương quan ở trong ở với ở cùng ở bên, nhất là đồng hình đồng dạng… thì “bàn tiệc” đây không cần đến thức ăn và rượu uống thì đã ngây ngất quá chừng rồi và sẽ khám phá ra muôn điều kỳ diệu Ngài đã và đang thực hiện cho con cái loài người chúng ta.

“Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần”.

Càng đọc càng thấm thía càng thấy mình đúng nhé !

“Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú,

nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh,

và là người nhà của Thiên Chúa,

bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ,

còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su”.

Người gắn bó với Chúa hằng ngày

thì không cần phải chờ gõ cửa…

mà nhìn thấy từ xa là đã mở cửa rồi (mỗi lần về trụ sở là gọi điện thoại cho bác gác cổng trước 5 phút, xe đến nơi là chui tọt ngay vào vì cổng đã mở sẵn).

Mỗi ngày vẫn thấy Chúa đang ở với mình

thì là tỉnh thức đấy thôi nhá.
OTC

Nguồn https://tramtubensuoi.blogspot.com/2018/10/chua-o-au-ma-go-cua-co-chu.html

samedi 27 octobre 2018

SUY NIỆM về CÁI CHẾT


Hãy nhớ rằng, cái chết không trì hoãn đâu và ngày hẹn của âm phủ, con nào có biết“ Hc 14,12)

 Không ai trong chúng ta biết được ngày chết và cái chết của mình như thế nào. Mỗi ngày sống của chúng ta là mỗi ngày đi dần đến cái chết, nhưng không ai nghĩ đến chúng cả. „Con đừng sợ án chết. Hãy nhớ rằng: có những kẻ đã đi trước con, và sẽ có những người theo sau“ (Hc 41 3).

Sự chết dạy chúng ta sống như thế nào? Trong đời sống, chúng ta nên thỉnh thoảng suy niệm về cái chết. Một nhà tu đức khi suy niệm về cái chết đã thốt lên cái chết của người già ở trước mặt, cái chết của người trẻ ở sau lưng

Niềm tin Kitô giáo giúp chúng ta tránh đam mê những hạnh phúc giả tạo ở đời này và thúc đẩy chúng ta hãy can đảm chịu đựng những đau khổ để kết hợp đau khổ với Đấng Kitô, và biết đến ích lợi của cuộc đờiphải đi qua đau khổ để vào vinh quang với Ngài. Nếu  lúc con đau khổ xaoxuyếnxin 
nhắc con nhớ rằng trong Vườn DầuChúa đã buồn muốn chết đượcNếu  lúc
 con thấy bóngtối bủa vây conxin nhắc con nhớ rằngTrên Thập GiáChúa đã
 thốt lên: „sao Cha bỏ con“ (Lời nguyện.Rabouni)


Suy nghĩ về cái chết không có nghĩa chúng ta phải buồn rầu, sợ hãi, hoặc ngã lòng. Trái lại, khi suy niệm về cái chết chúng ta sẽ sống một cách hiểu biết hơn về cuộc đời  từ bi nhân ái hơnvì đó chính là luật của Tạo Hóa. „Như cành lá trên cây rậm rạp; lá rụng xuống lá lại mọc ra, thì các thế hệ người phàm cũng vậy: lớp kết thúc, lớp lại sinh ra (Hy 14,18)


Mỗi khi gặp chuyện bực mình khó chịu mà gây gỗ, cãi nhau hay nóng giận với người khác thì được ích lợi gì?Đau khổ, bịnh nạn thì nghĩ rằng đời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết. Đó là điều Đức Chúa quyết định cho hết mọi người phàm. Tại sao cưỡng lại điều Đấng Tối Cao đã muốn? Dù người ta sống được mười năm, trăm năm, hay cả ngàn đi nữa, thì trong âm phủ, chẳng ai trách móc đâu“ (Hc 41, 4).Vậy lo lắng, buồn rầu hoàn toàn không được gì mà sinh ra bất an trong tâm hồn.

Là Kitô hữu thì hằng ngày cầu nguyện với Lời Chúagiúp ta biết suy nghĩ sâu xa về sự sống, sự chết theo lời dạy của Chúa và Giáo Hội. Hãy phó thác và tin tưởng trong tay Ngài. Tất cả đều là hồng ân Ngài banHãy thinh lặng lắng nghe tiếng nội tâm, để Chúa Thánh Thần hướng dẫn ta ý thức và tự kiểm soát lấy mình, không để những suy nghĩ lệch lạc lôi cuốn, ta sẽ cư xử với mọi người hòa ái hơn.

Điều này luôn luôn không phải dễ làm, nhưng khi ta cầu nguyệnsuy niệm về cái chết, Chúa sẽ nhắc nhở mình về sự mong manh và ngắn ngủi của cuộc đời, ta sẽ tự chế và ăn nói với sự dịu dàng hơnsẽ biết sống đẹp lòng Chúa hơn. Chúng ta biết khi chết là lúc chúng ta về với Chúa và sẽ được sống lại với Ngài trong vinh quang thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhân cái chết hơn.

Cái chết bình đẳng cho tất cả mọi người, cho nên ta hãy chọn cách tốt nhất là sống theo Lời Chúa dạy, sống tỉnh thức, sống ý thức, sống yêu thương từng giây phút với hết sức lực, hết trí khôn của mình. Hơn nữa, dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và  chết. Ta sẽ nhẫn nại hơn, sẽ bao dung hơn , tử tế hơn , dịu dàng hơn, dẽ dàng tha thứ hơn đối với bản thân ta và đối với người khác. Cuộc đời thật sự hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Lòng thương yêu từ con tim nhân ái sẽ đâm chồi nở hoa, và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có gì ân hận.

Lạy Chúa, xin Chúa cho con được chết một cách an bình, đừng đau đớn lâu ngày, nhưng Chúa cho con chết như thế nào tùy ý Chúa. Amen.
Elisabeth Nguyễn

vendredi 26 octobre 2018

ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ HIỆN DIỆN CỦA THIÊN CHÚA

18 KHOẢNH KHẮC ĐẶC BIỆT TRONG NGÀY
“Thiên Chúa hành động trong khiêm hạ và tĩnh mịch. Sự ‘phô diễn’ không phải là lối hành xử của Ngài!” (Giáo Hoàng Phan-xi-cô)



Tôi thấy chẳng hiếm họa gì để nghe những lời than vãn như “Thiên Chúa bỏ rơi tôi, Ngài chẳng nghe tiếng tôi van nài,” hay “Tôi chẳng biết Chúa ở đâu.” Con người ngày nay thường sống trong vội vã và để mình bị chôn vùi vào vòng xoáy của công việc, và của muôn vàn hoạt động mà thế giới này đòi hỏi. Những hoạt động ấy có khi làm mất đi trong họ ý nghĩa cuộc đời, và rốt cuộc chúng biến họ thành những người mất phương hướng, rồi lại cảm thấy mình cô độc.

Ngay cả khi con người không cảm thấy Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài thì Ngài vẫn luôn hiện diện giữa họ. Nếu dành một chút lưu tâm, và tạm ngưng dòng suy nghĩ trong giây lát, ta sẽ nhận ra rằng quả thực trong từng bước ta đi, từng nơi ta ở, dù tốt, dù dở, Thiên Chúa vẫn ở đó với ta. Ngài hiện diện, Ngài ước mong con người lắng nghe và cảm thấy mừng rỡ hân hoan khi gặp được Ngài. Có lẽ nhiều người đã sai lầm khi tin rằng người ta chỉ có thể tìm thấy Thiên Chúa trong những khoảnh khắc phi thường; nơi những lúc cầu nguyện sâu lắng hay những phép lạ cả thể. Quả thực Thiên Chúa hiện diện trong những khoảnh khắc đó, tuy nhiên Ngài cũng ở bên ta trong từng bước ta đi. Ngài chờ đợi con người mở toang cánh cửa tâm hồn và lắng nghe Ngài thì thầm bên tai, cảm nghiệm từng chút sự chăm sóc, sự hướng dẫn, và kể cả sự hóm hỉnh nơi Ngài nữa.

Và đây, bạn sẽ thấy 10 tình huống cụ thể diễn ra hằng ngày, mà nơi đó, Thiên Chúa sẽ cho thấy chính Ngài đang hiện diện.

“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20)

1. Khi ta thức dậy và dâng ý nghĩ đầu tiên cho Chúa

Tôi mở mắt ra và nhận thấy cuộc sống của tôi là một món quà khởi xuất từ một tình yêu thương vô bờ, cho dẫu đôi khi vẫn còn đó nơi cuộc đời tôi, những giây phút khó khăn đầy thách đố.

2. Khi tôi chia sẻ những món quà
Đôi lúc tôi chợt nhận ra những kỹ năng và tài khéo độc nhất vô nhị của tôi, chẳng hạn như khả năng trao ban những lời khuyên tốt lành, sửa chữa thứ gì đó, vẽ một bức tranh tặng cho các con tôi, hát một bài hát, và đôi khi nở một nụ cười tươi duyên dáng,…, những tài khéo ấy biến tôi thành duy nhất và khác biệt, đúng như Thiên Chúa muốn tôi là.

3. Khi sự giận dữ xâm chiếm con người tôi, nhưng ngay sau đó, tôi có thể khống chế và điều khiển lối phản ứng của mình

Sự hiện diện của loại phản ứng cáu gắt như thế trong đời sống là một dấu chỉ cho thấy có thứ gì khác thúc đẩy tôi. Việc tôi không bị cuốn theo, nhưng tỉnh thức trước thôi thúc ấy cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong tôi.

4. Khi tôi cảm thấy cô đơn, nhưng ngay sau đó, một hình ảnh ủi an tôi (trước khi tôi rơi vào tuyệt vọng)

Rất nhiều lần trong những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng, tôi trở về với Thập Giá Chúa Kitô và tìm thấy nơi đó ý nghĩa của những đớn đau, phiền muộn tôi gặp phải. Ngài đã mang vác chúng trước tôi.

5. Khi tôi có được những giây phút riêng tư và cầu nguyện
Ngày lại ngày trôi qua tôi hầu như chẳng có được chút thì giờ cầu nguyện. Nhưng có lẽ khi chọn chúng để kết thúc một ngày sống, những khoảnh khắc, những giây phút ấy lại là niềm an ủi cho tôi. Đó là những khoảnh khắc cho phép tôi nghỉ ngơi bên Ngài, để tạ ơn Ngài, và để tìm thấy một sự thanh thản diệu vời.

6. Khi nỗi đau của người khác biến thành nỗi đau của chính tôi

Tôi cảm thấy nỗi đau của người khác. Có những người tôi chưa bao giờ gặp gỡ, hoặc họ ở những nơi tôi chẳng thể nào thăm viếng, nhưng tự nhiên tôi cảm thấy niềm đau xót của họ chính là nỗi đau của tôi. Đó là dấu chỉ Chúa nói trong tôi: “Hãy yêu người thân cận như chính mình.” (Mc 12,31)

7. Khi tôi chiêm ngắm những kỳ quan trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa

Khi chiêm ngắm những kỳ quan trong công trình sáng tạo, tôi trở nên một chứng nhân cho một trật tự đang vận hành vũ trụ. Tôi thấy mình được nhắc nhớ rằng thế giới này xoay vần nhịp nhàng theo một trật tự nhất định, không thể do một định mệnh ngẫu nhiên nào đó.

8. Khi tôi chứng kiến tình yêu mà đứa con yêu quí của tôi dành cho người khác

Một nụ hôn ngây thơ của đứa trẻ vén mở cho tôi dấu chỉ về Thiên Chúa. Dấu chỉ ấy dạy em bé bài học yêu thương ngay từ khi còn thơ ấu.

9. Khi tôi thấy niềm vui của những người đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa
Niềm vui của những người bạn sống đời dâng hiến luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi, đặc biệt khi tôi nói chuyện với họ và khi nhìn họ đón chào người khác. Đời sống họ tỏa lan một thứ niềm vui hẳn phải đến từ một điều gì đó lớn lao hơn nhiều, một sự đồng hành liên lỉ, một sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa.

10. Những khuôn mặt bé thơ đầy hối hận

Khi các con tôi nghịch ngợm và đột nhiên hiểu rằng chúng đã làm một việc không tốt, chúng tỏ ra hối hận. Hối hận là điều vô cùng quan trọng để bắt đầu lại. Thiên Chúa hiện diện trong tình huống như vậy để dạy tôi cách làm mẹ và làm sao để hướng dẫn các con tôi biết hành động theo những điều tốt lành.

11. Khi tôi giúp đỡ người khác

Tình yêu gắn liền với việc trao hiến và phục vụ. Mỗi khi tôi giúp đỡ ai đó, cho dù là bạn bè hay một người xa lạ, trái tim tôi vẫn ngập tràn hoan lạc, và tôi cảm nghiệm được ý nghĩa của điều răn mới Chúa Giêsu để lại cho chúng ta, đó là yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương người thân cận như chính mình.

12. Khi tôi nhớ đến người thân yêu đã khuất
Khi tưởng nhớ đến những người thân yêu của tôi đã li trần, đó là ông bà, chú bác, và cả những người bạn của tôi, Thiên Chúa luôn đến trong tâm tư tôi với một niềm an ủi và lời hứa chúng tôi sẽ gặp lại nhau trong cuộc sống vĩnh cửu mai ngày.

13. Ngợi khen Chúa vì ân huệ có được những người bạn tốt

Tôi có thể chia sẻ với người bạn thiết thân kinh nghiệm, ký ức, những ngày rực sáng, và cả những ngày tăm tối trong cuộc đời tôi. Tình bạn là ân huệ cao vời mà Thiên Chúa ban tặng cho ta. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13)

14. Khi sức mạnh sáng tạo của nhân loại làm tôi thấy ngỡ ngàng
Nhìn vào tất cả nhưng gì con người có thể tạo ra, nơi những đỉnh cao của trí tưởng tượng họ vươn tới, những điều ấy vén mở một thực tại rằng Đấng Tạo Hóa vẫn đang hoạt động trong chúng ta.

15. Khi những đám mây gợi cho tôi nhớ về Thiên Đàng… Bạn có nghĩ như tôi không?

Nhìn lên bầu trời và cảm thấy nỗi nhớ mong vô tận. Điều này nhắc tôi rằng tôi được mời gọi để sống một cuộc đời vĩnh cửu trên Trời.

16. Tôi cảm thấy dạt dào lòng biết ơn khi biết mình có khả năng cảm nghiệm được tình yêu tận nơi sâu thẳm của tâm hồn

Trái tim tôi được lấp đầy bằng một niềm vui khôn tả khi tôi dành tình yêu sâu sắc của mình cho một ai đó, và điều ấy cho phép tôi dám dâng hiến chính bản thân mình. Tôi muốn trao hiến tất cả cho tình yêu. Tôi muốn yêu như Chúa đã yêu thương tôi.

17. Trong những khoảnh khắc tôi nhận ra trái tim mình đau nhói trước sự thoáng qua của cuộc sống.

Nhớ rằng đời sống này là thoáng qua, nhưng tôi vẫn khát khao một cuộc sống vĩnh cửu. Đây là cảm giác mà tất cả chúng ta đều có. Và đó là dấu chỉ của Thiên Chúa rằng Ngài đã chuẩn bị cho chúng ta một cuộc sống trường tồn.

18. Bất thình lình, một vài tư tưởng xuất hiện trong tôi, nhưng tôi không biết chúng đến từ đâu
Biết bao lần thấy mình có được những từ ngữ chính xác, những giải pháp tuyệt vời hay đôi khi, một sự gợi hứng nào đó tự nhiên đến trong tư tưởng, nhưng tôi không biết chúng đến từ đâu. Tuy nhiên, chúng đến thật đúng lúc. Và điều này tỏ cho tôi thấy có ai đó vẫn ở bên cạnh, thì thầm với tôi và luôn chăm sóc tôi.

Tác giả: Silvana Ramos

Chuyển ngữ: Đaminh Phan Quỳnh, SJ

ĐÔI MẮT TÂM HỒN Ở GIÊ-RI-KHÔ (Mc 10:46-52)

Tôi là Ba-ti-mê, một người mù từ thưở lọt lòng mẹ, sinh ra và lớn lên ở miền đất Do Thái cằn cỗi nắng cháy, nhưng lại trù phú về những luật lệ khắt khe, dồi dào những thành kiến về con người.  Chẳng biết cha mẹ tôi, ông bà Ti-mê, có phạm tội lỗi gì không mà Thiên Chúa lại trừng phạt tôi thế này.  Tôi không tin vào điều đó vì biết cha mẹ mình là người hiền lương, ngay thẳng.  Tôi cũng không tin đó là hình phạt bởi một Thiên Chúa Nhân Lành.  Nhưng đó là một tín điều mà cả xã hội Do Thái, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia tin tưởng như vậy.  Bởi thế tôi đã bị liệt vào hạng tội lỗi ngay khi cất tiếng khóc chào đời mà không chịu mở mắt nhìn đời.  Cuộc đời vốn đã bị nhiều thiệt thòi vì không được thấy ánh sáng mặt trời, tôi lại bị loại trừ ra khỏi xã hội loài người vì những thành kiến hũ tục của một xã hội quá “đạo đức.”


Ngày ngày tôi vác bị lê la ra ngồi ăn xin ở cổng thành Giê-ri-khô.  Bữa no, bữa đói tùy vào lòng thương xót của ông đi qua bà đi lại, nói chung cũng đủ để lây lất qua ngày, dù tôi chẳng biết sống qua ngày để làm gì.  Cuộc đời này có gì vui đâu để mà sống?  Vào buổi sáng của một ngày như mọi ngày, khi đang ngồi thơ thẩn chờ đợi ở ngoài cổng thành, tai tôi bỗng nghe được những âm thanh náo nhiệt ở phía trong thành vọng ra.  Tiếng ồn ào lào xào của một đám đông, tiếng người gọi nhau í ới, tiếng chó sủa, tiếng những bước chân chen lấn xô đẩy… đang từ phía trong thành đi ra.  Lạ nhỉ, chắc là một đám đông lớn lắm đây, những âm thanh này khác hẳn với những đám đông khác.  Chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ?  Đám đông này là ai?  Họ đi đâu?  Tôi nghểnh tai nghe ngóng!  Vì mất đi thị giác nên thính giác của tôi rất nhạy bén.  Tôi nghe thấp thoáng xen trong tiếng gió lao xao là những tiếng thì thầm: Ông Giêsu, Giêsu thành Nazarét…  Tim tôi bỗng như ngừng đập.  Có thật không?  Là vị Ngôn sứ Giêsu người đã gây nhiều xôn xao trong những ngày gần đây bởi những phép lạ, những lời giảng dạy về một giáo lý mới mẻ…  Tôi đã nghe thiên hạ bàn tán nhiều về con người lạ lùng này, về lòng thương xót của Người đối với những kẻ bần cùng bị bỏ rơi sống bên lề xã hội.  Tôi biết ông ta mà, không những thế, tôi còn biết cả cha mẹ, nghề nghiệp, và dòng dõi xuất thân của ông ấy nữa.  Ông thuộc dòng dõi Vua Đa-vít, một vị Vua Thánh nổi tiếng nhân từ trong lịch sử dân tộc tôi.  Tôi chờ đợi cơ hội này lâu lắm rồi.  Ông Giêsu đi ngang qua đây thật ư?  Lòng tôi bừng lên một tia hy vọng mong manh.


Tôi đứng phắt dậy, chộp cây gậy và quơ quơ trong không trung, rồi quay bên phải, quay bên trái, lúng túng không biết nên đi về hướng nào.  Sợ mất cơ hội ngàn vàng này, tôi lại bỏ gậy xuống đưa tay lên miệng làm loa hướng về đám đông la thật to:

-          Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi.

Tôi hét thật lớn, lập đi lập lại nhiều lần đến khàn cả giọng với hy vọng ông Giêsu đang ở đâu đó trong đám đông có thể nghe được tiếng kêu lạc loài của tôi giữa những tiếng bát nháo hỗn độn.  Khoảng cách xa quá, tiếng kêu gào chưa tới được tai vị ngôn sứ thì đã làm cho những người đứng gần bên bực bội khó chịu.  Họ quát tháo nạt nộ bảo tôi im miệng.  Tôi cụt hứng, đang còn e dè chần chừ, bỗng một cái tát nảy lửa giáng vào mặt tôi, kèm theo một lời cục cằn thô lỗ:

-          Mày có câm miệng lại không?

Cái tát làm tôi xiểng liểng mất thăng bằng ngã lăn quay ra đất.  Tôi lồm cồm bò dậy, tay run rẩy mò mẫm tìm gậy, người tôi chao đảo làm tư tưởng tôi cũng bị lung lay theo.  Có nên nghe lời mấy người hung dữ này không?  Nếu không nghe họ, tôi có thể tiếp tục ăn thêm mấy cái tát, hay cú đá nữa không chừng.  Rồi sau này họ không bố thí cho tôi nữa thì sao?  Tôi đang sống nhờ lòng thương xót của họ mà!  Sau một lúc dao động, tôi chợt bừng tỉnh!  Không!  Không được, nếu nghe họ, tôi sẽ đánh mất cơ hội ngàn năm một thưở này.  Biết bao giờ ông Giêsu mới đi qua đây lần thứ hai?  Nếu có, tôi đâu dám chắc mình sẽ ngồi ở đây lúc Ngài đi qua?  Hoặc nếu có, ai dám đảm bảo lúc đó lại không có những kỳ đà cản mũi khác?  Tôi không còn gì để mất!  Cuộc đời tôi đã đến tận cùng của bất hạnh rồi, không hoàn cảnh nào có thể tệ hơn.  Bất quá thì đói thôi!  Bất quá thì bị thiên hạ ghét bỏ, hoặc ăn thêm vài cái tát tai nữa là cùng.  Thà đói còn hơn sống kiếp mù loà.  Thà bị ghét mà được sáng mắt, còn hơn được thiên hạ ưu ái mà bị mù.  Lấy hết sức bình sinh tôi lại hướng về phía đám đông tiếp tục gào lên:

-          Lạy Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương xót tôi.

Tôi gào đến lạc cả giọng, chỉ sợ ông Giêsu đi ngõ khác mà biến mất.  Lần này tiếng tôi kêu gào đã thấu đến tai vị Ngôn Sứ thì phải.  Tôi nghe tiếng dừng lại của đám đông, hồi hộp chờ đợi tôi nghểnh cổ nghe ngóng.  Loáng thoáng trong những tiếng ồn ào hỗn loạn, tôi nghe văng vẳng như có tiếng Người gọi tôi:

-          Gọi anh ta lại đây!

Hồi hộp chờ đợi là thế, nhưng khi nghe mình được kêu tên, ngạc nhiên chen lẫn lo sợ làm tôi lại thộn người đứng ì ra đó, không biết phải làm gì, không chắc là mình nghe có đúng không, không dám nhúc nhích, lòng vẫn còn lăn tăn sợ hãi, sợ lại bị ăn thêm mấy cái tát nảy lửa nữa thì khốn.  Như cảm thông với tâm tình rối loạn của tôi, một người đứng bên vỗ nhẹ lên vai tôi như trấn tĩnh, và bảo tôi đừng sợ, rồi một giọng nói thân thiện cất lên:

-          Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!

Đúng thế ư?  Ngài gọi tôi thật sao?  Là vị tiên tri Giêsu mà tôi hằng ao ước được gặp mặt?  Tôi đứng phắt dậy, vất ngay cái áo choàng là vật gia bảo trong kiếp ăn xin của tôi lại, quờ quờ quạng quạng tiến về phía phát ra tiếng nói.  Thấy tội nghiệp, một người đưa tay ra dắt tôi đi, được vài bước rồi ra dấu bảo tôi dừng lại.  Biết là đã đến trước mặt Người, Đấng mà lòng tôi hằng ao ước được diện kiến, tôi quỳ thụp xuống bái lạy Người để tỏ lòng tôn kính.

Một thoáng im lặng ngột ngạt, tôi có cảm tưởng như Giêsu và cả đám đông đang chăm chú quan sát nhìn tôi.  Rồi tôi nghe một giọng mạnh mẽ trầm ấm vang lên, phá tan sự im lặng:

-          Anh muốn tôi làm gì cho anh?

Xúc động trào dâng khiến tôi nghẹn ngào.  Vị ngôn sứ của dân tộc đang hạ mình xuống hỏi tôi, một kẻ ăn xin thấp hèn, cùng đinh của xã hội.  Tự dưng tôi ấp úng lúng búng gãi đầu gãi tai:

-          Thưa Thầy, thưa… thưa… thưa… xin cho tôi nhìn thấy được.

Cung giọng trầm ấm lại vang lên một cách mạnh mẽ quả quyết:

-          Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh.

Ngay lập tức cái màng đen dầy đặc che kín cặp mắt tôi từ bao năm qua được vén sang một bên.  Tôi dụi mắt bồi hồi, cặp mắt đã quen với bóng đêm dày đặc chớp liên hồi.  Tôi mở mắt he hé.  Ánh sáng mặt trời rực rỡ ôm choàng lấy tôi bất kể thân phận tôi là ai.  Lòng tôi nghẹn ngào, rạo rực.  Tôi nhắm mắt lại, rồi mở ra, được một lúc lại nhắm lại, rồi mở ra.  Ánh sáng mặt trời là đây ư?  Chói chang quá!  Những tia sáng rực rỡ muôn màu sắc lung linh nhảy múa, lượn qua lượn lại rồi ôm choàng lấy tôi.  Thế giới này nhiều sắc màu quá, mỗi màu mỗi vẻ, màu nào cũng tươi đẹp đang nở nụ cười chào đón tôi.

Đám đông ồ lên xôn xao khi tận mắt chứng kiến phép lạ cả thể đang xảy ra trước mắt.  Người ta dìu tôi đứng dậy, tay tôi vẫn quơ quơ trong không khí theo phản xạ tự nhiên của những ngày mù lòa.  Tôi nhíu mày bắt đầu đưa cặp mắt yếu ớt nhìn dáo dác một vòng những người xung quanh.  Cái nhìn đầu tiên của tôi chạm ngay một cặp mắt nhân hậu đang mở to nhìn tôi với ánh nhìn trìu mến yêu thương.  Trên khuôn mặt rám nắng nở một nụ cười mãn nguyện của một người cha đang thích thú quan sát đứa con nhỏ loay hoay với món quà mới.  Tôi đoán đây chính là Giêsu, con cháu vua Đa-vít, Người chỉ phán một lời mà đôi mắt tôi thoát ra khỏi màn đêm tăm tối.  Ngài nhẹ nhàng cầm lấy tay tôi, dìu từng bước chân tôi tiến về phía trước, như người cha chào đón đứa con thơ, và tập cho con từng bước đi vào thế giới mới.  Cánh tay rắn rỏi của Ngài thay cho cây gậy là một điểm tựa vững chắc cho tôi trước một thế giới sáng mắt phức tạp mà tôi sắp bước vào.

Rồi Ngài đứng lại, buông tay tôi ra.  Tôi đứng im từ từ quan sát những khuôn mặt chập chờn xung quanh.  Có những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan cùng chia sẻ niềm hạnh phúc với tôi, họ vẫy tay tươi cười chào đón tôi, đặc biệt là đám con nít.  Chúng la hét reo hò, vỗ tay hoan hô Vị Ngôn Sứ như vị anh hùng dân tộc.  Họ vui vẻ cười nói, chúc phúc cho tôi, và hân hoan cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu.  Cũng có những khuôn mặt thờ ơ lạnh lùng bàng quan, họ nhún vai nhếch mép cười khẩy, chẳng buồn cũng chẳng vui!  Phép lạ này chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống họ.  Có những khuôn mặt dữ tợn thô lỗ, họ né tránh cái nhìn của tôi bằng ánh mắt tiu ngỉu, ngại ngùng.  Tôi đoán đây là những người đã la lối hiếp đáp, ngăn cản không cho tôi kêu xin Giêsu.  Bên cạnh đó lại có những cặp mắt đỏ ngầu, cau có tức giận trong những khuôn mặt ra vẻ đạo đức đăm chiêu.  Những đôi môi tím tái mím chặt, như đang muốn thốt ra những lời nguyền rủa thay cho lời tạ ơn. 

Tôi rùng mình nổi da gà khi cặp mắt non nớt của tôi dừng lại trên những khuôn mặt ngút ngàn chất chứa hờn căm, đầy ánh ghen tị đó.  Đa số họ là Pharisêu, kinh sư, và các vị trưởng lão chức sắc trong dân.  Cuộc đời dưới ánh sáng mặt trời đẹp quá mà, sao lại nhìn nhau bằng ánh mắt như thế?  Sao lại ghen tị?  Họ không quý ánh sáng nơi cặp mắt họ, họ không trân trọng những gì họ đang có, đang nhìn thấy được.  Tự nhiên tôi thấy sợ khi phải đối diện với nhóm người này.  Tâm hồn ghen tương đố kỵ của họ trái ngược với vẻ ngoài đạo mạo.  Thà họ dữ tợn cục cằn như đám người lỗ mãng kia thì tôi lại không sợ.

Tôi bối rối nhắm mắt lại định thần, hít thở thật sâu cho lòng lắng xuống, cho những cảm giác ngỡ ngàng ban đầu qua đi, cho những cảm xúc hồi hộp, hoang mang không còn nữa.  Tuy là kẻ cùng đinh trong xã hội nhưng tôi biết mình có quyền chọn cho mình cái hướng để nhìn, một con đường để đi.  Tôi muốn nhìn ai, muốn thấy gì trong thế giới mới này?  Tôi muốn đi đâu, sống cuộc đời như thế nào sau khi đã được sáng mắt?  Đức Giêsu không chỉ cho tôi sáng mắt để thấy ánh sáng mặt trời, thấy thế giới vật chất này, mà Ngài còn mở mắt linh hồn tôi, cho tôi thấy được những điều thầm kín bên trong trái tim mỗi người qua cửa ngõ tâm hồn.  Vâng, tôi là một kẻ ăn xin dơ bẩn hôi hám về thể xác, nhưng tôi không muốn cửa sổ tâm hồn của mình bị vẩn đục bởi những cái không đáng để nhìn.  Tôi mở mắt ra, quay tìm về hướng Giêsu.

Ngài vẫn còn đó, hiền lành và kiên nhẫn dù các môn đệ đang giục Ngài lên đường!  Ánh mắt nồng ấm tiếp tục chờ đợi, chờ cho tôi cứng cáp, chờ cho tôi hoàn hồn trước một thế giới xa lạ, chờ xem sự chọn lựa và quyết định của tôi.  Một nụ cười cảm thông kín đáo như trấn an tôi đừng sợ trước những cái nhìn nham hiểm đầy mưu mô kia, như khích lệ tôi hãy mạnh dạn can đảm đối đầu với cuộc sống mới.  Ôi ánh mắt nhân hậu, cả một bầu trời mở ra, cả một đại dương yêu thương mà tôi muốn chìm mình trong đó.  Đây là cặp mắt mà tôi muốn ngắm nhìn mãi.  Qua cặp mắt Ngài, tôi thấy đuợc những khát vọng hoài bão thiêng liêng đang ấp ủ trong trái tim nồng cháy, tôi cảm nhận được một con tim sùng sục lửa yêu thương, một tình yêu to lớn ôm ấp không chỉ mình tôi mà cả thế giới.  Nơi Ngài toả lan một sức mạnh vô hình cuốn hút lấy tôi, làm tôi không cưỡng lại được.  Tôi chợt nhận ra rằng ngoài Ngài, không còn một con đường nào khác cho tôi.  Ngoài ánh mắt Ngài ra, tôi không thể tìm thấy được cái nhìn yêu thương ấm áp của một người cha như thế.  Không thể tìm đâu được một tâm hồn tuyệt hảo hơn!  Ôi, Giêsu!  Giêsu chữa lành cho tôi không phải vì lời kêu xin của tôi, nhưng vì lòng thương xót vô biên của Ngài, vì Ngài là tình yêu, chứ Ngài không hề nợ nần gì tôi, hoặc có trách nhiệm bổn phận phải chữa lành cho tôi.  Tự dưng nước mắt tôi trào ra khi cảm nhận được tình yêu vô điều kiện đó, những giọt nước mắt đầu tiên từ khi được nhìn thấy cuộc đời. 

Tôi cúi đầu mấp máy vài lời xin cho tôi được đi theo Giêsu và các môn đệ.  Tôi nghẹn ngào không nói được gì nhiều ngoài hai hàng nước mắt tuôn rơi.  Nhưng trong tim tôi thổn thức muốn nói với Ngài bao điều:  “Giêsu ơi, con là người vô dụng, không có tài cán gì ngoài tài ăn xin.  Con là kẻ bị bỏ rơi sống bên lề xã hội, xin hãy đón nhận con người hôi hám dơ bẩn cả về thể xác lẫn linh hồn của con.  Con quên chưa nói lời cám ơn Ngài, vị ân nhân của đời con, nhưng con biết Ngài thấu suốt tâm tư con.  Cuộc đời còn lại của con đây, xin được đặt dưới chân Ngài.  Xin cho con được đi theo Ngài trên mọi nẻo đường Ngài đi.  Cặp mắt con đây, xin dâng lên cho Ngài, xin cho cửa sổ tâm hồn con chỉ nhìn thấy Ngài, thấy những điều tốt đẹp của thế giới, của tình người, những gì mà Ngài muốn con nhìn thấy.  Xin cho con được ở lại trong ánh mắt yêu thương, trong trái tim nhân hậu của Ngài hôm nay, ngày mai và mãi mãi không bao giờ rời xa.”

Lang Thang Chiều Tím
Dư âm những ngày Linh Thao 2017