Affichage des articles dont le libellé est BỆNH UNG THƯ CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI. (NGUỒN TIN CNN). Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est BỆNH UNG THƯ CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI. (NGUỒN TIN CNN). Afficher tous les articles

mardi 17 décembre 2013

BỆNH UNG THƯ CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI. (NGUỒN TIN CNN)

 T cell

BỆNH UNG THƯ CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI.
 (NGUỒN TIN CNN)

Đại học University of Pennsylvania đã nghiên cứu và thành công cho nhiều ca ung thư của trẻ em và người lớn. T-cells (vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch) của bệnh nhân sẽ được lấy ra khỏi người bệnh; sau đó sẽ được chỉnh sửa, thêm vào một số Gen và cấy trở lại bệnh nhân. Một T-cell mới sẽ nhân lên 10 ngàn T-cell. Những T-cell này sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Hiện tại đã có 59 ca thử nghiệm và 25 ca thành công, không còn chiệu trứng ung thư trong gần 2 năm.
Ung thư tưởng chừng không thể chữa được nhưng điều đó sẽ làm được bằng phương pháp quá thông minh. Bằng cách dùng chính hệ miễn dịch của mình để tiêu diệt tế bào ung thư. T-cell là tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch, người bệnh sẽ được lấy ra "nhiều tế bào T-cell" và chỉnh sửa, thêm vào các Gen. Phương pháp mới này sẽ nhân MỘT tế bào lên 10 NGÀN tế bào. Với "đội quân hùng hậu" tế bào T-cell, chúng sẽ tìm và tiêu diệt tế bào ung thư.


Xem video

http://www.cnn.com/2013/12/07/health/cohen-cancer-study/#

Killing cancer like the common cold
 By Elizabeth Cohen, Senior Medical Correspondent

STORY HIGHLIGHTS
·          Nick Wilkins was out of options for battling leukemia
·         He is now cancer free after an experimental treatment
·         Doctors taught Nick's immune cells to become adept at killing cancer
·         Experts hope the treatment will quickly become more widely available

(CNN) -- Nick Wilkins was diagnosed with leukemia when he was 4 years old, and when the cancer kept bouncing back, impervious to all the different treatments the doctors tried, his father sat him down for a talk.
John Wilkins explained to Nick, who was by then 14, that doctors had tried chemotherapy, radiation, even a bone marrow transplant from his sister.
"I explained to him that we're running out of options," Wilkins remembers telling his son.
There was one possible treatment they could try: an experimental therapy at the University of Pennsylvania.
He asked his son if he understood what it would mean if this treatment didn't work.
"He understood he could die," Wilkins says. "He was very stoic."
A few months later, Nick traveled from his home in Virginia to Philadelphia to become a part of the experiment.
This new therapy was decidedly different from the treatments he'd received before: Instead of attacking his cancer with poisons like chemotherapy and radiation, the Philadelphia doctors taught Nick's own immune cells to become more adept at killing the cancer.
Two months later, he emerged cancer-free. It's been six months since Nick, now 15, received the personalized cell therapy, and doctors still can find no trace of leukemia in his system.
Twenty-one other young people received the same treatment at The Children's Hospital of Philadelphia, and 18 of them, like Nick, went into complete remission -- one of them has been disease-free for 20 months. The Penn doctors released their findings this weekend at the annual meeting of the American Society of Hematology.
"It gives us hope that this is a cure," Nick's father says. "They're really close. I think they're really onto something."
'A whole new realm of medicine '
At the conference, two other cancer centers -- Memorial Sloan-Kettering in New York and the National Cancer Institute -- will be announcing results with immunotherapies like the one Nick received. The results are promising, especially considering that the patients had no success with practically every other therapy.
"This is absolutely one of the more exciting advances I've seen in cancer therapy in the last 20 years," said Dr. David Porter, a hematologist and oncologist at Penn. "We've entered into a whole new realm of medicine."
In the therapy, doctors first remove the patient's T-cells, which play a crucial role in the immune system. They then reprogram the cells by transferring in new genes. Once infused back into the body, each modified cell multiplies to 10,000 cells. These "hunter" cells then track down and kill the cancer in a patient's body.
Essentially, researchers are trying to train Nick's body to fight off cancer in much the same way our bodies fight off the common cold.
In addition to the pediatric patients, Penn scientists tried the therapy out in 37 adults with leukemia, and 12 went into complete remission. Eight more patients went into partial remission and saw some improvements in their disease.
The treatment does make patients have flulike symptoms for a short period of time -- Nick got so sick he ended up in the intensive care unit for a day -- but patients are spared some of the more severe and long-lasting side effects of extensive chemotherapy.
Penn will now work with other medical centers to test the therapy in more patients, and they plan to try the therapy out in other types of blood cancers and later in solid tumors.
A university press release says it has a licensing relationship with the pharmaceutical company Novartis and "received significant financial benefit" from the trial, and Porter and other inventors of the technology "have benefited financially and/or may benefit financially in the future."
Searching for one-in-a-million cancer cells
The big question is whether Nick's leukemia will come back.
Doctors are cautiously optimistic. The studies have only been going on since 2010, but so far relapse rates have been relatively low: of the 18 other pediatric patients who went into complete remission, only five have relapsed and of the 12 adults who went into complete remission, only one relapsed. Some of the adult patients have been cancer-free and without a relapse for more than three years and counting.
Relapses after this personalized cell therapy may be more promising than relapses after chemotherapy or a bone marrow transplant, Porter explained.
First, doctors have been delighted to find the reengineered T-cells -- the ones that know how to hunt down and attack cancer -- are still alive in the patients' bodies after more than three years.
"The genetically modified T-cells have survived," Porter said. "They're still present and functional and have the ability to protect against recurrence."
Second, before declaring patients in remission, Penn doctors scoured especially hard for errant leukemia cells.
Traditionally, for the kind of leukemia Nick has, doctors can find one in 1,000 to one in 10,000 cancer cells. But Penn's technology could find one in 100,000 to one in a million cancer cells, and didn't find any in Nick or any of the patients who went into complete remission.
'It's not a fluke'
One of the best aspects of this new treatment is that it won't be terribly difficult to reproduce at other medical centers, Porter said, and one day, instead of being used only experimentally, it could be available to anyone who needed it.
"Our hope is that this can progress really quite quickly," he said. "It won't be available to everyone next year, but I don't think it would take a decade, either."
Right now patients can only get this therapy if they're in a study, but Dr. Renier Brentjens, director for cellular therapeutics at Memorial Sloan-Kettering, says he thinks it could become available to all patients in just three to five years.
"When you have three centers all with a substantial number of patients seeing the same thing -- that these cells work in this disease - you know it's not a fluke," he said.
Two days ago, Brentjens became the co-founder of Juno Therapeutics, a for-profit biotech start-up company that's working on immunotherapies.
"Fifteen years ago I was in the lab looking at these cells kill tumor cells in a petri dish and then I saw them kill tumor cells in mice, and then finally in humans," Brentjens said.
He says he'll never forget the first patient he treated, who initially had an enormous amount of cancer cells in his bone marrow. Then after the therapy, Brentjens looked under the microscope and, in awe, realized he couldn't find a single cancer cell.
"I can't describe what that's like," he said. "It's fantastic."
CNN's John Bonifield contributed to this report.

********************************************************************************************************

Tin vui cho con người: Đã tìm ra phương pháp trị liệu mới cho ung thư máu!

Thay vì sử dụng hoá trị và xạ trị tấn công thẳng vào các tế bào ung thư, những bác sĩ tại Philadelphia đã “huấn luyện” cho các tế bào miễn dịch trong cơ thể của Nick trở nên mạnh mẽ hơn và “chuyên nghiệp” hơn trong việc tiêu diệt những tế bào ung thư.

 Cali Today News - Nick Wilkins được các bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư bạch cầu từ khi mới lên 4 tuổi. Sau 10 năm điều trị, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục quay trở lại dù cho các bác sĩ đã sử dụng tất cả các phương pháp trị liệu, sau cùng người cha đã phải nói chuyện với chính đứa con trai của mình.





Ông John Wilkins giải thích cho Nick, cậu bé con 14 tuổi hiểu rằng các bác sĩ đã cố gắng hết sức, dùng mọi phương pháp trị liệu từ hóa trị cho đến xạ trị, thậm chí là đã tiến hành cấy ghép tủy do chị gái của cậu bé hiến tặng, thế nhưng tình trạng bệnh của cậu bé có vẻ không mấy khả quan hơn.


Ông John hồi tưởng lại: “Tôi nói với thằng bé rằng chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác.”


Chỉ còn một phương pháp điều trị duy nhất mà họ có thể thử: một liệu pháp đang trong quá trình thử nghiệm của Đại học Pennsylvania.

 Dù 14 tuổi nhưng Nick hiểu rằng nếu lần thử nghiệm này thất bại sẽ đồng nghĩa với việc cậu bé có thể chết, thằng bé lúc ấy rất kiên cường. 


Vài tháng sau đó, Nick rời Virginia, nơi gia đình cậu bé đang sống, chuyển đến Philadelphia mang theo hy vọng sống mong manh. Cậu bé chính thức trở thành một phần của cuộc thử nghiệm phương pháp mới này.


Phương pháp mới này được các bác sĩ mô tả là hoàn toàn khác hẳn với những phương pháp mà Nick đã được dùng trước đó: Thay vì sử dụng hoá trị và xạ trị tấn công thẳng vào các tế bào ung thư, những bác sĩ tại Philadelphia đã “huấn luyện” cho các tế bào miễn dịch trong cơ thể của Nick trở nên mạnh mẽ hơn và “chuyên nghiệp” hơn trong việc tiêu diệt những tế bào ung thư.


Hai tháng sau, kết quả thật ngoài sức tưởng tượng, mọi người gọi đó là một phép màu, Nick xuất viện với kết quả xét nghiệm cho thấy cậu bé không còn bị tế bào ung thư đeo bám nữa.


Đã sáu tháng trôi qua kể từ ngày Nick tham gia thử nghiệm phương pháp trị liệu mới, kết quả của những cuộc xét nghiệm và kiểm tra đều đặn đã chứng minh được thành công của phương pháp thần kỳ này. Hiện Nick đã bước sang tuổi 15, sống khoẻ mạnh và không còn dấu hiệu của bệnh tật.


Có khoảng 21 người trẻ khác cũng đã được trị liệu bằng phương pháp mới này tại bệnh viện trẻ em The Children’s Hospital of Philadelphia, và 18 bệnh nhân trong số đó, cũng giống như Nick, đang có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn tế bào ung thư; một trong số đó cũng đã được công bố là không còn tế bào ung thư trong cơ thể. 


Các bác sĩ của Đại học Penn đã công bố phát hiện mới của họ vào cuối tuần này tại hội nghị thường niên của Hội huyết học Mỹ (The American Society of Hematology).


Cũng tại hội nghị này, hai trung tâm nghiên cứu về ung thư khác là Memorial Sloan – Kettering tại New York và National Cancer Institute cũng sẽ công bố kết quả mà họ đạt được bằng phương pháp miễn dịch trị liệu giống như phương pháp mà Nick đã được dùng để chữa trị.




Các công bố này đã mang lại nhiều hứa hẹn cho các bệnh nhân của căn bệnh ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân đã thử qua nhiều phương pháp trị liệu mà vẫn không thành công.


Tiến sĩ David Porter, một chuyên gia về huyết học và là một bác sĩ chuyên khoa thuộc Đại học Penn nói: “Phương pháp này thật sự là một bước tiến vượt bậc so với những phương pháp điều trị ung thư mà tôi từng được thấy suốt 20 năm qua. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới của y học.”


Trong phương pháp mới này, đầu tiên các bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào T-cell (một dạng tế bào bạch cầu), tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Sau đó họ tiến hành tổ chức lại cấu tạo của tế bào bằng cách chuyển đổi cấu tạo gene của nó. Khi được đưa trở lại vào cơ thể bệnh nhân, mỗi tế bào đã được biến đổi sẽ nhân lên đến 10,000 tế bào mới. Những tế bào “thợ săn” này sau đó sẽ theo dõi và tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể của bệnh nhân.


Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đang cố gắng để đào tạo cơ thể của Nick chống lại căn bệnh ung thư, tương tự như cách cơ thể chúng ta chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.


Ngoài những bệnh nhân thuộc khoa nhi, các nhà khoa học của Đại học Penn cũng đã thử phương pháp mới này trên 37 người lớn mắc bệnh bạch cầu và 12 trong số 37 bệnh nhân đó đã hoàn toàn khỏi bệnh. Tám người khác đang dần có dấu hiệu khả quan và các kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng bệnh của họ đang ngày càng thuyên giảm.


Khi tham gia phương pháp điều trị này, các bệnh nhân sẽ có những triệu chứng giống như bệnh cảm cúm trong một quãng thời gian ngắn. 


Các bác sĩ và nhà khoa học của Đại học Penn đang làm việc với những trung tâm y tế khác để có tể kiểm tra tính thành công của phương pháp mới này trên nhiều bệnh nhân hơn nữa. Họ cũng có kể hoạch sẽ thử áp dụng phương pháp này cho điều trị các loại ung thư máu và các khối u rắn.


Câu hỏi lớn được đặt ra là: liệu căn bệnh bạch cầu của Nick có quay trở lại?


Các nghiên cứu chỉ được tiến hành từ năm 2010, nhưng cho đến nay, tỉ lệ tái phát được xác định là tương đối thấp: trong 18 bệnh nhi khác, những bệnh nhân có dấu hiệu khỏi bệnh chỉ có 5 trường hợp bị tái phát bệnh; và trong 12 trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành, những người cũng đã được xác định là đang thuyên giảm sau khi tham gia điều trị bằng phương pháp miễn dịch trị liệu này, chỉ có một trường hợp bị mắc bệnh trở lại. Một số bệnh nhân đã khỏi bệnh được ba năm và không có dấu hiệu tái phát của bệnh.


Tiến sĩ Porter kể lại: Đầu tiên, chúng tôi đã rất vui mừng khi tìm thấy các tế bào T-cell - những tế bào “thợ săn” vẫn còn sống sót trong cơ thể của bệnh nhân sau hơn ba năm. Chúng vẫn còn hoạt động và vẫn làm tốt chức năng của chúng:  tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư, vì thể khả năng tái phát bệnh là rất thấp. Hơn nữa, trước khi tuyên bố bệnh nhân đã thuyên giảm hay khỏi bệnh, chúng tôi phải lùng sục các tế bào ung thư, điều này đặc biệt khó khăn, nhất là với những tế ung thư đã biến đổi, rất khó để nhận dạng chúng. Thông thường, dạng tế bào bệnh bạch cầu mà Nick mắc phải, các bác sĩ có thể tìm thấy từ một trong số 1,000 tến bào cho đến một trong số 10,000 tế bào ung thư. Nhưng công nghệ cua Penn có thể tìm thấy một trong số 100,000 cho đến một trong 1 triệu tế bào ung thư, và chúng tôi đã không tìm thấy bất kỳ tế bào ung thư nào trong cơ thể của Nick hoặc bất cứ bệnh nhân nào đã được tuyên bố khỏi bệnh hoàn toàn. 


Một trong những khía cạnh tốt nhất của phương pháp điều trị mới này là nó sẽ không quá khó khăn hay phức tạp để tiến hành tại những trung tâm y tế khác. Tiến sĩ Porter hy vọng một ngày nào đó, phương pháp này sẽ chính thức được công nhận và sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân chứ không chỉ là phương pháp thực nghiệm.


“Chúng tôi hy vọng điều này sẽ sớm thành sự thật. Có thể năm tới phương pháp này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ không lâu đến một thập kỷ để chờ đợi phương pháp này.”


Cho tới thời điểm này, các bệnh nhân chỉ có thể nhận được phương pháp điều trị này nếu họ đang tham gia vào quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng Tiến sĩ Renier Brentjens, giám đốc của dự án điều trị ung thư bằng liệu pháp tế bào (tương tự phương pháp miễn dịch trị liệu) tại Memorial Sloan – Kettering dự đoán rằng phương pháp này sẽ sớm được phổ biến trong vòng ba đến năm năm tới.


Ông khẳng định, sự thành công của liệu pháp này không phải là một trò chơi may rủi mà là quá trình của sự nghiên cứu và sự tham gia thử nghiệm của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Ông nói rằng ông sẽ không bao giờ quên bệnh nhân đầu tiên mà ông điều trị, bệnh nhân này ban đầu có một lượng lớn các tế bào ung thư trong tủy xương của mình. Nhưng sau khi tham gia thử nghiệm phương pháp mới này, Renier đã quan sát dưới kính hiển vi và kinh ngạc nhận ra ông không thể tìm thấy bất cứ một tế bào ung thư nào nữa cả. Ông kể lại với một niềm tự hào: “Tôi không thể mô tả cảm giác lúc đó. Thật tuyệt vời!”


Kha Trần

 
Tags: Tin vui, Khoa Học, Ung Thư Máu, Trị liệu, phương pháp, con người, Khoa Học, đời sống, con trai, Hoá trị, thử nghiệm, phương pháp, đại học, Hoa Kỳ, bệnh Viện, cậu bé, cái chết



*****************************************************
 18 loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư.

 Ung thư là một căn bệnh đáng sợ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong thập kỷ qua. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa ung thư với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và luôn thấy yêu đời.

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 18 loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư.
Bắp cải
Danh sách 18 thực phẩm chống ung thư bà nội trợ nào cũng cần 1
Bắp cải là một loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu ích.
Nấm
Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.
Bông cải xanh
Sulforaphane có trong rau họ cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh có thể chống ung thư. Hợp chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
Cà rốt
Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Khoai lang
Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.
Bưởi
Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.
Nho
Các nghiên cứu đã chứng minh nho là thực phẩm chiến đấu chống lại ung thư. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý hạt nho chứa proanthocyanidins hóa chất giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú .
Cà chua
Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.
Mâm xôi, dâu tây
Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.
Đu đủ
Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Cam và chanh

Những thực phẩm này có chứa limonene giúp tăng khả năng miễn dịch giết chết các tế bào ung thư. Cam và chanh là một cách tuyệt vời để chống lại các gốc tự do.
Hạt lanh
Hạt lanh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Hạt lanh giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Tỏi
Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư vú.
Nghệ
Curcumin trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm chậm lại sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư.
Trà xanh
Trà xanh có thể được dùng để tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.
Sản phẩm đậu nành
Một số chất có trong đậu nành có liên quan với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Bên cạnh chống ung thư các sản phẩm đậu nành có thể giúp chống lại cholesterol xấu và huyết áp cao .
Dưa hấu
Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.
Theo Dân Việt