Affichage des articles dont le libellé est Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết. Afficher tous les articles

vendredi 5 janvier 2018

Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết

Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết

Kể từ khi bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt trở thành tên gọi quen thuộc có sức hút mãnh liệt đối với du khách. Vùng đất này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều không phải ai cũng biết.

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/lao-boc-nhan-luong-vang01-read-only-1514086124171.jpg

Ông Nguyễn Đức Hòa (phải) - Ảnh tư liệu
Xin giới thiệu với bạn đọc một số câu chuyện về Đà Lạt ít ai biết, hoặc đã biết nhưng chưa tỏ tường...

Kỳ 1: Lão bộc nhận lương bằng... vàng
Ngày 23-12-2017, bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt" với hơn 120 cổ vật quý giá được đưa ra trưng bày. 
Bà Đoàn Thị Ngọ, phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, đã ghi nhận một cách trân trọng rằng ông Nguyễn Đức Hòa là người có công giữ gìn và bàn giao chúng nguyên vẹn cho chính quyền sau năm 1975.

Ông Hòa là ai mà được quyền lưu giữ, bảo quản những cổ vật quý giá được làm từ ngọc, bạc, vàng, đá quý, ngà voi và mã não...? Không nhiều thông tin về ông cho đến khi chúng tôi lục lại những tư liệu cũ liên quan đến dinh Bảo Đại tại Đà Lạt.

Dinh Bảo Đại là một công trình kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á - Âu đầu tiên của triều Nguyễn được xây dựng trong bốn năm (1934-1938). Tên gốc của công trình này là Palais Impérial nằm trên đường Darles (nay là đường Triệu Việt Vương), bao quanh là rừng thông mang tên Bois d’amour (Rừng tình) rộng gần 10ha. 
Sau năm 1975, có tên mới là Dinh 3. Trong biệt điện có một người quản gia tận tụy từ thời vua Bảo Đại qua chế độ Việt Nam cộng hòa cho đến sau ngày đất nước thống nhất. Đó là ông Nguyễn Đức Hòa (1926-2009). 
Sinh thời, giới văn nghệ sĩ và người dân Đà Lạt gọi ông là "lão bộc qua các triều đại".
Theo vua từ thuở mười ba
Trước năm 1945, dinh thự Palais Impérial là nơi sinh hoạt của gia đình vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn. Khi trở thành quốc trưởng và khai sinh ra Hoàng triều cương thổ (năm 1950), vua Bảo Đại đã sử dụng biệt điện này để ở và tiếp khách. 
Công trình kiến trúc này được xây dựng hai tầng, sắp xếp khéo léo từ trong ra ngoài.
Ông Nguyễn Đức Hòa sinh ra và lớn lên tại làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Năm 13 tuổi, được một người bác họ làm ở đội kỵ mã đưa vào Đại nội giúp việc và được thái hậu Từ Cung (bà Hoàng Thị Cúc, mẹ vua Bảo Đại) tin cậy cho theo hầu Bảo Đại.
Ngày 28-4-1949, Bảo Đại được Pháp đưa về Việt Nam. Ngày 14-4-1950, Bảo Đại ra dụ số 6/QT/TG xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Ông Nguyễn Đức Hòa được theo vua lên Đà Lạt. Ông được vua Bảo Đại hết sức tin cậy.
Khi còn sinh hoạt trong dinh, vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu luôn giữ gìn nề nếp gia phong của hoàng tộc. Sau mỗi bữa tối, các hoàng tử, thái tử, công chúa đều được gọi lên phòng để hàn huyên và nghe vua, hoàng hậu giáo huấn, bảo ban. 
Sau khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, ông Hòa được Việt Nam cộng hòa giữ lại làm việc trong dinh. Đây cũng là điều đặc biệt, có lẽ nhờ bản tính điềm đạm, hiền lành, trung thực của ông.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/lao-boc-nhan-luong-vang02-read-only-1514086124172.jpg
Chậu ngọc bịt vàng cẩn đá qúy của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hoà lưu giữ - Ảnh:

Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp
Gìn giữ báu vật hoàng gia
Trước khi ông Hòa mất, chúng tôi có gặp ông và đề nghị ghi âm cuộc trò chuyện, ông vui vẻ đồng ý. Khi hỏi đến tiền lương, ông nói:
- Ngày còn phục vụ vua Bảo Đại, mỗi tháng tôi được 4 lượng vàng.
- Vậy một năm được 48 lượng vàng, bác tiêu sao hết?
- Tuổi trẻ ham chơi, tiêu hết rồi...
- Trong thời gian làm việc với Bảo Đại, có bao giờ bác thấy vợ chồng Bảo Đại to tiếng với nhau không?
- Có chứ! Nhưng mỗi lần cãi nhau thì họ chuyển sang nói bằng tiếng Pháp. Mình chịu. Ông tiếp: Vua Bảo Đại hay dành thời gian nói chuyện với tôi khi đi xa. Ông cũng có nỗi niềm riêng ít ai biết được.
Rồi ông cho biết thêm: "Dưới thời ông Ngô Đình Diệm, tôi được trả lương hằng tháng tương đương 5 lượng vàng, thời ông Nguyễn Văn Thiệu là 7 lượng vàng".
Sau ngày 3-4-1975, chính quyền quân quản cũng tiếp tục nhận ông làm nhân viên, lo các công việc trong dinh Bảo Đại và được hưởng lương theo quy định nhà nước cho đến khi qua đời.
Ông là lão bộc duy nhất được các chế độ khác nhau giữ lại làm quản gia ở dinh Bảo Đại, và là người được Từ Cung thái hậu tín cẩn giao giữ các két sắt có chứa tài sản (gồm tư trang và đồ dùng của gia đình). 
Về sau, tài sản này đã được đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng bảo quản, cất giữ.
Năm 2000, ông Hòa là người đặt ra một số câu hỏi đề nghị những người có trách nhiệm trong chính quyền địa phương trả lời về sự mất còn của số tài sản là ngọc ngà châu báu tại dinh Bảo Đại trước đây. 
Ngày 17-2-2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu chủ tịch tỉnh Lâm Đồng làm rõ sự việc và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.
Kết quả báo cáo như sau (trích):
"Nguồn gốc số tài sản này (gồm tư trang và đồ dùng gia đình) trước ở dinh III là tài sản của Từ Cung thái hậu (mẹ của vua Bảo Đại). Sau ngày 30-4-1975, đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp nhận, bảo quản, cất giữ (có biên bản bàn giao và niêm phong cẩn thận). 
Đến cuối năm 1996, số tài sản đó được đưa sang Kho bạc Lâm Đồng tiếp nhận niêm phong cất giữ cho đến nay và bảo đảm còn nguyên trạng như khi tiếp nhận từ T78.
Sở dĩ tỉnh chưa có kế hoạch trưng bày các cổ vật này vì: Đây là những cổ vật quý, hiếm, có giá trị về lịch sử nên muốn trưng bày phải có chế độ bảo quản nghiêm ngặt. Ngoài ra, khi cho trưng bày thì phải đầu tư trang bị một số thiết bị chuyên dùng để phục vụ công tác bảo quản tránh hư hao xuống cấp đồ vật".
Cho đến khi mất, ông Hòa có hơn 60 năm gắn bó với dinh Bảo Đại, khu Rừng tình và những ký ức khó để nói tường tận về vua Bảo Đại.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/lao-boc-nhan-luong-vang03-read-only-1514086124169.jpg
Bút ngọc của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hòa lưu giữ cho đến khi bàn giao cho tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp
Trưng bày báu vật triều Nguyễn trong festival hoa
Trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt 2017 (từ ngày 23-12-2017 đến ngày 2-1-2018), Bảo tàng Lâm Đồng đã chọn cung Nam Phương Hoàng Hậu (số 4 Hùng Vương, Đà Lạt) làm nơi trưng bày giới thiệu bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt". 
Đây cũng là lần đầu tiên bộ sưu tập hiện vật độc đáo này ra mắt công chúng một cách đầy đủ về số lượng và chuẩn xác về thông tin với trên 120 cổ vật. 
Phần lớn các hiện vật này đều do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, cá biệt có một ít hiện vật thuộc thế kỷ 18.

Kỳ 2: Nhà đá... thứ phi

Ngoài Nam Phương hoàng hậu - người vợ chính thức, vua Bảo Đại còn có các thứ phi và những cuộc tình.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/nha-da-thu-phi01-1read-only-1514166251239.jpg

Chân dung thứ phi Phi Ánh - Ảnh tư liệu
Câu chuyện tình của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Phi Ánh là lý do quyết định khiến tôi tìm hiểu thêm về căn biệt thự này và mua
Ông Nguyễn Trọng Phương
Qua sự "mai mối" của dược sĩ Phan Văn Giáo - thủ hiến Trung Kỳ, cựu hoàng Bảo Đại đã gặp Lê Thị Phi Ánh (sinh năm 1925).
Người tình đặc biệt

Năm 1949, được tin cựu hoàng Bảo Đại trở về nước lại lên ngay Đà Lạt, ông Phan Văn Giáo đã xuống tận phi trường Liên Khương đón vua Bảo Đại và giới thiệu Phi Ánh cho ông. 
Bà Lê Thị Phi Ánh là con út của ông Lê Quang Sáu ở Huế. Bác của Phi Ánh là ông Lê Quang Thiết, phò mã của vua Thành Thái.

Chúng tôi đã nhiều lần được gặp ông Nguyễn Đắc Xuân - một người luôn gắn bó với công việc nghiên cứu về Huế, đặc biệt là chuyện vua tôi nhà Nguyễn. 
Khi nhắc đến Đà Lạt và những câu chuyện liên quan đến những bà thứ phi của cựu hoàng Bảo Đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân rất vui và kể lại rành mạch. 
Bà Lê Thị Phi Ánh người trắng trẻo, cao ráo, mũi cao, mắt sáng, đẹp nhất trong bốn cô "phi". Đang lúc buồn, gặp Phi Ánh, Bảo Đại phải lòng ngay.
Không rõ Phan Văn Giáo đã "tâu" với Bảo Đại như thế nào mà sau khi ân ái với Phi Ánh, Bảo Đại đã "tặng" cho bà một số tiền lớn. Và thật bất ngờ, theo một người thân trong gia đình Phi Ánh cho biết, ông vua "ham chơi" đã bị nhân tình "thất lễ" bằng một cái tát. 
Phi Ánh giải thích cho Bảo Đại biết bà "muốn làm thứ phi của hoàng đế, chứ không phải là gái làm tiền". Bảo Đại vỡ lẽ, không những ông không phẫn nộ mà càng yêu quý Phi Ánh hơn. 
Bà Phi Ánh xuất thân trong một gia đình tử tế và giàu có với nhiều nhà cửa và biệt thự tại Huế. Bà Ánh gọi bà Lê Thị Kim Lộc (bà ngoại của giáo sư Phan Lương Cầm) là cô ruột.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân còn cho biết thêm: Bà Phi Ánh đã sinh cho vua Bảo Đại được 2 người con. Người con gái là Nguyễn Phước Phương Minh, sinh năm 1950 và qua đời tại Mỹ năm 2012. Người con trai là Nguyễn Phước Bảo Ân, sinh năm 1951 tại Đà Lạt. 
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời vào năm 1986 ở tuổi 61.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/nha-da-thu-phi02-1read-only-1514166275097.jpg
Biệt thự đá thời điểm cựu hoàng Bảo Đại mua tặng bà Phi Ánh - Ảnh tư liệu 
Nhà... đá tặng thứ phi
Cựu hoàng Bảo Đại đã mua một ngôi biệt thự bằng đá nằm trên đường René Robin (nay là đường Quang Trung, P.9, TP Đà Lạt) vào năm 1950, được người Pháp xây dựng theo kiến trúc Tây Ban Nha để làm quà tặng cho bà Phi Ánh. 
Đây là món quà tặng đặc biệt của cựu hoàng, nên còn có tên gọi khác là biệt thự Phi Ánh. Theo Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, biệt thự được xây dựng vào năm 1928.
Khác với các ngôi biệt thự khác, kiến trúc của biệt thự Phi Ánh nằm trên một diện tích sân vườn vừa phải. Biệt thự được xây phần lớn bằng đá chẻ, có lối đi rộng nối từ căn nhà bên này sang bên kia, có những ô cửa lớn được thiết kế thành những chiếc vòm cao gió lùa bốn phía. 
Trong biệt thự này có trưng bày các bức tượng vũ nữ, 12 phù điêu hai mặt trên tường, trong đó có 4 bức hoa sen cách điệu có hình hai đầu chim lạ. Một số bức tranh sơn dầu vẽ cựu hoàng Bảo Đại, thứ phi Lê Thị Phi Ánh trên tầng lầu phía bên trái nhìn từ ngoài vào.
Ông Đặng Nguyễn Văn Tích, giám đốc Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, cho biết biệt thự Phi Ánh sau năm 1975 được giao cho khoảng 30 hộ dân sống bên trong, khiến nó xuống cấp trầm trọng vì sử dụng không đúng công năng và quá tải bởi hơn trăm người cư ngụ, trong khi nó được thiết kế cho một gia đình. 
Sau này, nhà đầu tư đã bỏ tiền di dời dân ra khỏi biệt thự, thuê chuyên gia khôi phục nguyên trạng. Đây là căn biệt thự được đánh giá hồi sinh sau khi giao cho tư nhân sử dụng kinh doanh du lịch.
Sau nhiều lần sang tay đổi chủ, hiện nay biệt thự này có tên mới là nhà hàng Phù Đổng. Ông Nguyễn Trọng Phương - người Hà Nội, là người chủ mới nhất của biệt thự này - không chỉnh sửa nhiều mà cố giữ nguyên trạng, đặc biệt là hình dáng và vật liệu làm nên sự độc đáo của ngôi biệt thự là những khối đá xanh lớn. 
Ông Phương cho biết khi đến Đà Lạt có để ý nhiều biệt thự cổ, nhưng sau cùng ông quyết định mua biệt thự Phi Ánh: "Câu chuyện tình của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Phi Ánh là lý do quyết định khiến tôi tìm hiểu thêm về căn biệt thự này và mua".
"Có hơi người thì biệt thự Phi Ánh mới có sức sống. Khi tiếp nhận nó, mở cánh cửa từng căn phòng, tôi cảm nhận hơi lạnh tràn từ góc nhà này sang góc nhà khác. Từ lúc đó, tôi biết căn nhà này không được đóng cửa dù chỉ một ngày" - ông Phương nói. 
Ông bóng gió rằng chính ký ức mãnh liệt của Đà Lạt thời Bảo Đại khiến căn nhà này có sức sống và độ bền bỉ hơn hàng trăm biệt thự cổ khác ở Đà Lạt.
Khi còn sống, kiến trúc sư Nguyễn Văn Lập, nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc tỉnh Lâm Đồng, nhận định biệt thự Phi Ánh có nét riêng biệt giữa 170 biệt thự cổ trên địa bàn TP Đà Lạt. 
Xét về độ độc đáo, nó có thể so sánh với bốn công trình đặc trưng của Đà Lạt là: Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là Trường Grand Lycée Yersin, thành lập năm 1927), nhà ga Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, Cục Bản đồ (trước là Nha Địa dư) dù có quy mô khiêm tốn hơn nhiều.
Trong một tài liệu mới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân cho biết: sau ngày cựu hoàng bị Ngô Đình Diệm truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai dám chứa chấp mẹ con bà, nên ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó, thật mệt mỏi... 
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa cho đỡ cô đơn, vất vả. Các con của bà Phi Ánh và cựu hoàng Bảo Đại cũng có cuộc sống long đong, lận đận không khác gì mẹ mình.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/640/2017/nha-da-thu-phi04-1read-only-1514166309862.jpg

Một bức phù điêu bên trong biệt thự đá Phi Ánh được lưu giữ đến ngày nay -
Quan tâm đến người tình

Không riêng gì với thứ phi Phi Ánh, cựu hoàng Bảo Đại luôn quan tâm đến các thứ phi cũng như người tình của mình khi họ cùng lên Đà Lạt sinh sống với ông. 
Bà Bùi Mộng Điệp được cựu hoàng Bảo Đại mua tặng một ngôi biệt thự sang trọng của ông Basier trên đường Graffeuille, gần ngã ba Trại Hầm (giao giữa đường Hùng Vương và Hoàng Hoa Thám, P.10, Đà Lạt). 
Bà Jenny Woong (Hoàng Tiểu Lan, còn có tên là Tran Ny) được cựu hoàng Bảo Đại đưa về Đà Lạt và dành cho bà một ngôi biệt thự tại số 3 đường Babey (nay là đường Nguyễn Du).

TS sưu tầm