Affichage des articles dont le libellé est Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa. Afficher tous les articles

dimanche 25 janvier 2015

Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa

Chủ nhật - 25/01/2015 04:01
Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa
Não bộ đảm nhiệm chức năng tối quan trọng, chi phối và lãnh đạo mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu mất đi một phần của bộ não, chúng ta sẽ trở nên như thế nào chưa?
Câu trả lời là trong một số trường hợp, con người ta vẫn hoàn toàn khỏe mạnh mặc dù khuyết đi một khối lượng não bộ không nhỏ. Những lý giải khoa học dưới đây sẽ giúp bạn hiểu bản chất thật của loại chất xám này. 
 
Trường hợp có thật về người phụ nữ bị khuyết một phần bộ não...
 
Có một sự thật là không ít người trong chúng ta hiện nay hoàn toàn chưa hiểu hay hiểu sai về cỗ máy đang hoạt động từng giây này.
 
Vào đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu khá bất ngờ khi phát hiện trường hợp một người phụ nữ 24 tuổi ở Trung Quốc bị thiếu hoàn toàn phần tiểu não - cấu trúc đặc biệt nằm phía sau bộ não - chứa hầu hết tế bào não. 
 
Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa 1
 
Đây không phải là trường hợp do bị tổn thương mà bẩm sinh, cô đã bị khuyết thiếu đi một phần não. Tuy nhiên, cô vẫn có cuộc sống bình thường như bao người khi vẫn đi học, tốt nghiệp, kết hôn, mang thai và có con. Vấn đề duy nhất mà cô gặp phải đó là phát âm hơi lắp bắp, không thực rõ ràng.  
 
Việc phát hiện ra trường hợp này đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học khi đây được coi là một minh chứng rõ nét cho sự kỳ diệu, linh hoạt của não bộ.
 
... đến lý giải của khoa học
 
Một phần của bí ẩn này được các nhà khoa học lý giải là, chính bởi não có cấu trúc tương đối đàn hồi nên đã giúp thích nghi với mọi biến động đã trải qua. 
 
Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa 2
 
Tuy nhiên, nhà thần kinh học Gerald Edelman - người dành 30 năm nghiên cứu về bí ẩn não bộ và đoạt giải Nobel về Y học lại đề cập tới một giả thuyết khác. 
 
Theo ông, chức năng sinh học của não được hỗ trợ bởi rất nhiều cầu trúc vật lí nên khi có phần nào bị thiếu sót thì vẫn hoàn toàn có thể được bù đắp bởi những phần não khác.
 
Trên thực tế, rõ ràng là mỗi bộ não đều đảm đương một chức năng riêng biệt song chúng vẫn hỗ trợ lẫn nhau và sẵn sàng thay thế khi cần thiết.
 
Điều này lí giải tại sao các chuyên gia thần kinh học giàu kinh nghiệm lại tốn nhiều công sức để nghiên cứu chức năng của các vùng não đến vậy.
 
Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa 3
 
Nhà thần kinh học Gerald Edelman chia sẻ: "Nếu bạn cứ cố hiểu theo giả thuyết rằng mỗi bộ phận của não đảm đương một chức năng khác nhau thì bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi mớ bòng bong của chức năng và cấu trúc như đã đề cập ở trên.
 
Việc hỏi xem phần nào là quan trọng nhất của bộ não thật sự là ngớ ngẩn bởi chúng đều quan trọng như nhau. Ta có thể lấy ví dụ về bộ nhớ, các chức năng sinh học của bộ nhớ được đảm đương bởi nhiều phần khác nhau của não bộ".
 
Mặc dù tiểu não được xem là phần quan trọng nhất trong điều khiển hoạt động con người thì vẫn có một số bộ phận như hạch não và vỏ não đảm đương chức năng quan trọng không kém. 
 
Con người hoạt động thế nào nếu bộ não chỉ có một nửa 4
 
Nếu vô tình chạm mặt ai đó đã gặp trước kia, bạn có thể dần nhớ ra rằng người đó rất tốt, người đó làm điều gì khiến cho bạn cảm thấy họ tốt hay chỉ đơn giản là một cảm giác rằng họ tốt... Tất cả những hình thái này sẽ làm cho bạn tin tưởng người đó và đương nhiên chúng được thực hiện bởi rất nhiều vùng của não bộ khác nhau.
 
Edelman và đồng nghiệp Joseph Gally đã gọi hiện tượng này là “thứ tài sản sinh học rải rác hay một tổ hợp phức tạp” và đây là một cấu trúc hết sức tự nhiên. 
 
Chính bởi não bộ vô cùng phức tạp nhưng lại chứa đựng nhiều điều lý thú nên hiện nay, các nhà khoa học vẫn miệt mài nghiên cứu về bộ phận đặc biệt này.
 
Nguồn: BBC, Livescience
 
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen