Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara. Afficher tous les articles

mardi 13 février 2018

Lịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara

Lịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara, thác nước nối hai bờ Mỹ – Canada

Inline images 1

Sự hùng vĩ và vẻ đẹp mê hoặc của thác Niagara chưa bao giờ làm thất vọng những người yêu mến nó. Nhưng dù có tận mắt chứng kiến thác nước, không ai có thể hình dung về cuộc đời huyền bí, đầy “thăng trầm” của “con thú hoang chưa bao giờ được thuần hóa” Niagara này.

“Những hạt sương sa phủ khắp con tàu, ngấm vào từng tế bào da khiến tôi có cảm giác tê lạnh. Thuyền càng vào sâu chân thác, tiếng ồ, òa của du khách vang lên thích thú xen lẫn sợ hãi, kinh ngạc. Cả tỷ tấn nước như muốn đổ ụp, nuốt chửng lấy chúng tôi trong biển nước”. Đó sẽ là cảm giác của bất kỳ ai nếu đến Niagara ở Mỹ hoặc Canada..

alt
Ngũ Đại Hồ và sự hình thành của Niagara.

Ở trung tâm Bắc Mỹ, các dòng nước hội tụ. Chúng được gọi là Ngũ Đại Hồ là có lý do. Đây là lưu vực nước ngọt lớn nhất trên thế giới. 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới chảy từ hồ này sang hồ kia rồi tràn vào một eo biển hẹp duy nhất. Đôi bờ thu hẹp dần, dòng nước chảy xiết hơn.

alt
Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) ở Bắc Mỹ.

Khối nước trải rộng hơn 6.500km2 bị dồn vào một dòng chảy hẹp đổ xuống vách núi. Đây là một trong những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất. Cứ mỗi giây lại có 1.500mnước đổ xuống từ vách núi tạo thành thác Niagara.

alt
Đây là lưu vực chứa 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới.

Chúng ta nghĩ về nó như nghĩ về Gibraltar hay đỉnh Everest, một thứ trường tồn và ổn định mãi mãi. Nhưng thực tế, cuộc đời của thác Niagara rất ngắn và dữ dội. Nó là một cái vạc năng lượng hừng hực thiêu cháy chính mình.

alt

Vậy câu chuyện về thác nước này như thế nào? Và nó còn tồn tại được bao lâu nữa? Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã rất nhiều bí mật về thác Niagara.

Lịch sử bắt đầu của Niagara.

Niagara thực tế là hai thác nước, một ở Mỹ và một ở Canada, tạo nên cảnh tượng kép. Thác ở Canada được khéo léo đặt tên là Móng Ngựa và thu hút khoảng 11 triệu người mỗi năm. Dù già hay trẻ, khách tham quan đều thừa nhận rằng đây là một trải nghiệm để đời. Nhưng không có gì ở kỳ quan thiên nhiên này là tự nhiên cả..

alt
Bản đồ thác Niagara.

Niagara là gì? Thời gian đã biến thác nước này thành một kỳ quan công cộng. Trong 10.000 năm, thác nước thuộc về người Mỹ bản địa. Đầu tiên là người Paleo India, cư dân của dân tộc Iroquois vĩ đại. 3 thế kỷ trước họ mới chia sẻ bí mật của mình.

alt

Năm 1963, cha Luis Henoquois là người đầu tiên nhắc tới thác nước với thế giới bên ngoài. Người châu Âu không thể hình dung Niagara qua những thác nước khác trên thế giới. Trong những thế kỷ tiếp theo, người dân vùng biên giới, những người chinh phục và cả du khách theo chân các nhà thám hiểm đến đây, họ vô cùng lãng mạn và hy vọng sẽ tìm được khu vườn Eden thời hiện đại.
Thác Niagara trở thành nơi đầu tiên có cầu treo đường sắt, vườn quốc gia đầu tiên của Mỹ và là một trong những điểm thu hút khách du lịch thực sự ở Bắc Mỹ.

Thác nước là đối tượng để chinh phục, đối với ngành du lịch và đối với cả khoa học. Niagara là một nguồn phát điện và 1 thế kỷ trước, các doanh nhân đã bắt đầu khai thác nó. Tại đây, Thomas Edison đã cố gắng tạo ra một loại năng lượng kỳ lạ có tên là Điện. Và cũng tại đây, Nikola Tesla đã vượt qua Edison với phát minh Dòng điện xoay chiều.

alt
Tại Niagara, Thomas Edison đã phát minh ra năng lượng Điện.


Ông dự đoán thác nước này có thể cung cấp đủ điện năng cho toàn bộ ngành công nghiệp Mỹ. Các nhà máy mọc lên như nấm hai bên bờ sông. Thương mại giống như du lịch đang tái định hình dòng thác. Nhưng Niagara chứa đầy thách thức.

alt

Năm 1938, cầu Trăng Mật, vốn từng là một chiến tích trong giới kỹ sư, giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào dòng nước. Băng đã bám lấy trụ cầu, từng centimet một, băng lạnh đã đánh sập cây cầu.

alt

Trong 75 ngày, khung cầu méo mó nằm dài dưới sông cho tới khi bị dòng nước cuốn trôi. Năm 1954, mỏm đá hùng vĩ ở công viên Protect Point đã từng là một nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp với trọng lượng 185.000 tấn, đã bị sụt lở ở đây.

2 năm sau, Niagara đòi lại vùng bờ sông bằng cách cuốn trôi nhà máy thủy điện lớn nhất Mỹ lúc bấy giờ. Một số vụ tàn phá như thế này đã được cảnh báo trước. Dù có cố gắng chinh phục như thế nào, Niagara vẫn là một con thú hoang hay thay đổi.

alt

Một thế kỷ trước, chúng ta quyết tâm thuần hóa thác nước này. Giờ đây chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải hiểu nó trước đã.

Kettingler là một nhà địa mạo học. Trong suốt 20 năm, anh chỉ nghiên cứu một đề tài duy nhất: “Thác Niagara là một người bạn cũ mà bạn có thể tìm đến bất cứ lúc nào. Một người bạn ở không xa lắm. Tôi có cảm giác rất dễ chịu khi có một quá trình địa chất, một kỳ quan thiên nhiên cứ ở đó mà chờ ta khám phá.”

alt

Sức mạnh của nước đã tạo ra hẻm núi Niagara. Qua năm tháng, bản thân thác nước cũng di chuyển dọc theo hành lang này từng chút một khi nó ăn vào thượng nguồn. Niagara đã cách vị trí nơi sinh ra nó 11m về hướng hạ lưu. Từ đây, theo thời gian, nó lùi lại như một con dao cắt vào vỏ trái đất.

alt
Hẻm núi Niagara.


Đối với các nhà khoa học, hẻm núi này là một manh mối. Khi tạo ra hẻm núi này, Niagara đã phơi bày ra một lớp cắt ngang của lịch sử cổ đại.
Niagara – Những bí mật thiên cổ được tiết lộ
Trong thực tế, Niagara đã dịch chuyển đi 11km chỉ trong 12.500 năm. Đó là độ dịch chuyển khá cao. Niagara có lẽ là thác nước có độ dịch chuyển nhanh nhất trên thế giới.

alt

Thời kỳ hoạt động mạnh nhất, Niagara có thể dịch chuyển đến 1,5m/năm. Làm thế nào nó có thể dịch chuyển nhanh như vậy mà không tự phá hủy chính mình?

Bên dưới dòng nước xiết có một khối đá cứng rất lớn chống xói mòn bảo vệ độ cao cho thác. Miệng thác nhô ra khi những phiến đá diệp thạch mềm hơn bị tróc đi. Nhưng theo thời gian, đá bị thẩm thấu gây ra đứt gãy, cắt miệng thác thành những tảng đá lớn. Hệ quả của quá trình này nằm ngay dưới chân thác Mỹ, làm chứng cho quá trình cuồn cuộn của dòng thác.

alt

Niagara đã tiết lộ những bí mật của trái đất. 440 triệu năm trước, những xáo trộn khí hậu đã gây biến đổi trên lớp địa tầng và sự tuyệt chủng hàng loạt. 420 triệu năm trước, khu vực này nằm ở phía Nam đường xích đạo. Đó là một đường quét bị hóa thạch sau một trận thủy triều nhiệt đới, một góc nhìn khác về quá khứ do Niagara tạo thành.

alt

Sức ăn mòn của thác nước đã trở thành một mối lợi cho các nhà địa chất học. Thế nhưng trong khi tiết lộ về lịch sử trái đất, nó đã xóa mờ dấu vết về lịch sử của chính nó.

Câu chuyện cuộc đời về thác Niagara thế nào? Các nhà địa chất học tâm linh dựa vào Kinh Thánh để giải thích lịch sử tự nhiên. Họ tin rằng thế giới được hình thành như ngày nay là do những trận đại hồng thủy và lụt lội.

alt
Thác Niagara ngày nay có rất nhiều thác nhỏ. Mỗi bước đi trong hành trình, nó lại thay đổi hình dạng và kích thước trở nên rực rỡ hơn.

Tưởng tượng rằng chúng ta có thể trải nghiệm Niagara của 1.000, 5.000 thậm chí hơn chục nghìn năm trước. Có một cách để làm được điều đó nhờ vào những dấu vết mà thác để lại cho chúng ta.

Khi di chuyển, nó đã tạo ra rất nhiều lỗ, hay còn gọi là hố giảm sức dọc theo lòng thác. Hố giảm sức càng sâu thì thác càng lớn và thời gian thác Niagara ở đó càng lâu. Cho đến nay, người ta đo được hố giảm sức trong thác Móng Ngựa sâu 21m..

alt

Theo những lần nước sông lên xuống, một câu chuyện hùng tráng được hé mở. Các dòng sông băng trên trái đất ngày nay đã từng che phủ toàn bộ Bắc Mỹ. 14.000 năm trước, khi loài voi răng mấu còn dạo chơi trên lục địa, những tảng băng mới bắt đầu suy yếu và lùi dần về phương Bắc.

Băng tan tạo thành những bể nước khổng lồ, nguồn gốc của Ngũ hồ ngày nay. Băng tan cuốn đi những vùng đất lớn, nhưng một vách đá cứng vẫn trụ lại nước. Vách Niagara dài 1.500km vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Trên vách còn có một dòng chảy tuôn ra từ Ngũ đại hồ.

alt

Niagara cũng đã bắt nguồn từ một dòng nước như thế. 12.000 năm trước, thác Niagara chỉ lấy nước từ 3 trong số 5 hồ. Hàng nghìn năm qua, mực nước thay đổi cùng với những dịch chuyển tinh tế trong lớp vỏ trái đất đã chuyển hướng nước hồ. Niagara thu hẹp rồi lớn rộng theo dòng chảy thất thường.

4.000 năm trước, thác bắt đầu giải phóng năng lượng. Nó tuôn trào từ một hẻm núi cổ xưa dữ dằn cuốn đi những mảnh vụn lỏng lẻo. Có thể chỉ mất vài ngày, ngọn thác đã vươn ra cả nghìn mét. Kể từ đó, vùng hồ ổn định hơn. Nhưng Niagara lại trở nên dữ dội hơn bao giờ hết.

alt

Cách đây 700 năm, thác nước vẫn chưa tách đôi. Hãy thử nghĩ đến vẻ hùng vĩ của nó khi tất cả chỉ là một vách nước duy nhất rộng đến 360m.

Câu chuyện của Niagara được kể bởi những hẻm dốc viết trên các mặt đá và lòng sông. Thế nhưng trên một khúc sông dài, câu chuyện đột nhiên im ắng.

alt

Thác nước là một thực thể khó nắm bắt. Những dòng thác thách thức tính kiên nhẫn và đập tan hy vọng của cả những người quyết tâm nhất.

alt

8.000 năm trước khi thác di chuyển qua thung lũng, nó chỉ mang theo nước của 1 trong 5 hồ lớn. Lưu lượng chỉ bằng 10% lưu lượng hiện nay. Bằng chứng cho thấy điều đó chính là những gợn sóng cổ trong lòng sông.

Bị tước đi sức mạnh, dòng nước không thể cuốn đi những mảnh vụn trong lòng sông, thác chỉ còn là một tấm rèm nước thưa bị dồn nén và gần như không thay đổi gì trong suốt nửa cuộc đời. Đó là lần đầu tiên thác Niagara vĩ đại chông chênh, nhưng đó không phải lần duy nhất thác chỉ sử dụng một phần lưu lượng nước.

alt

Thực tế là qua nhiều thế hệ, không ai thực sự nhìn thấy Niagara như một thực thể toàn vẹn. Người ta chỉ nhìn thấy một nửa ngọn thác. Câu hỏi đặt ra là: “Có bao giờ chúng ta sẽ chẳng thấy thác nữa không?”

Trong khoảng 2.000 năm, thác Mỹ sẽ mất đi đầu tiên khi mực nước giảm dần và dừng lại hẳn. Thác Móng Ngựa sẽ ăn dần về phía sau và có thể sau 15.000 năm nữa sẽ di chuyển 6km ngược dòng đến một lòng sông mềm mại hơn và tàn lụi.

“Tôi nghĩ rằng mỗi người làm việc ở đây đều tìm thấy niềm vui khi hoàn thành công việc. Chúng tôi giống như quản gia của ngọn thác. Nhưng cuối cùng nó vẫn phụ thuộc vào tự nhiên và chúng ta không thể can dự được.”
Thiên Thủy
Minh Phượng chuyển