Affichage des articles dont le libellé est NHỊP SINH HỌC - ÐẶC ÐIỂM CỦA SỰ SỐNG VÀ VIỆC DÙNG THUỐC. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est NHỊP SINH HỌC - ÐẶC ÐIỂM CỦA SỰ SỐNG VÀ VIỆC DÙNG THUỐC. Afficher tous les articles

mercredi 18 décembre 2013

NHỊP SINH HỌC - ÐẶC ÐIỂM CỦA SỰ SỐNG VÀ VIỆC DÙNG THUỐC

Tác giả : BS. VŨ HƯỚNG VĂN
 
CHU KỲ HOẠT ÐỘNG MANG TÍNH THỜI GIAN

Qua nghiên cứu nhịp ngày đêm, các nhà khoa học thấy trong khoảng thời gian 1 giờ đêm giấc ngủ thường không sâu, dễ nhạy cảm với những cơn đau. 2 giờ đêm, các bộ phận cơ thể đều hoạt động ở mức thấp nhất, riêng gan lại hoạt động tích cực để thải độc... Và 9-10 giờ sáng là lúc tinh thần hưng phấn, sự nhạy cảm với những cơn đau giảm, tim hoạt động hết công suất, khả năng làm việc tăng lên...


Riêng với người cao tuổi, cơ thể sẽ không còn khả năng thể hiện các nhịp ngày đêm bình thường nữa, mặc dù các nhịp này có tính di truyền. Giờ ngủ và thức có xê dịch so với lúc còn trẻ.
Trong ngày, khả năng làm việc của cơ tim thường giảm đi 2 lần vào lúc 13 giờ và 21 giờ. Khi ngủ tim sẽ đập chậm hơn, lượng máu bơm đi trong hệ tuần hoàn vì thế cũng giảm, làm cho cả huyết áp động mạch lẫn tĩnh mạch đều giảm. Tần số co bóp của tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc gần sáng (cuối giấc ngủ), lúc đó máu tụ lại ở các buồng phổi. Ðiều này giúp chúng ta hiểu được vì sao những người bị viêm phổi lại thường bị các cơn ho gần về sáng.
Việc ghi nhận các dòng điện tim giúp người ta có thể phát hiện ra những biến đổi đặc biệt theo thời gian trong ngày ở cả những người khỏe mạnh, vì những dòng điện đi kèm mỗi lần co bóp phản ánh rất nhạy hoạt động của tim. Nếu cơ tim bị thương tổn, nhất là khi bị nhồi máu, trên điện tâm đồ sẽ không còn thấy nhịp biến đổi ngày đêm nữa.
Huyết áp động mạch thường cao nhất vào 18 giờ và thấp nhất vào khoảng 8-9 giờ. Các mao mạch thường giãn nở tối đa vào 18 giờ và co lại nhiều nhất vào 2 giờ sáng. Máu có nhiều huyết cầu tố nhất vào khoảng 11-13 giờ và ít hơn cả là vào 16-18 giờ.
Còn nhãn áp thì tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều.
Về vấn đề tiểu tiện thì nhiều vào ban ngày, ít vào ban đêm. Tuy nhiên đối với một số bệnh thì quy luật này bị đảo lộn: Việc bài tiết nước tiểu cực đại lại về đêm...
Nếu xét nhịp sinh học theo mùa thì lông, tóc người mọc chậm nhất vào tháng giêng và nhanh nhất vào tháng 9. Tim đập mạnh nhất về mùa hè và yếu nhất về mùa đông. Huyết cầu tố, thể tích hồng cầu, protein huyết tương, nồng độ Clo trong máu cho các số liệu cao nhất về mùa nóng... Như vậy chứng tỏ thời gian hoạt động trong ngày của một cơ quan nhất định có thể thay đổi theo mùa trong năm.

CHỌN THỜI ÐIỂM DÙNG THUỐC

Các loại thuốc khi hấp thu vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quyết định nhất là vấn đề chuyển hóa. Thuốc chuyển hóa nhanh, tác dụng dược lý sẽ mạnh nhưng ngắn. Nếu gặp chất chuyển hóa là những chất độc, có thể thuốc sẽ gây độc. Trong trường hợp quá trình chuyển hóa quá chậm, tác dụng của thuốc sẽ yếu, kéo dài thời gian tích lũy trong cơ thể và chậm bài tiết ra ngoài. Nếu thuốc ít nhiều có tính độc sẽ gây hại cho cơ thể.
Qua nhiều nghiên cứu về cấu trúc sinh học theo thời gian, người ta nhận thấy sự chuyển hóa trong cơ thể không phải lúc nào cũng như nhau. Các enzym hoạt động theo nhịp 24 giờ, lúc mạnh lúc yếu, do đó khả năng chuyển hóa thuốc của cơ thể cũng biến đổi tương ứng. Do sức chịu đựng các yếu tố độc hại của cơ thể thay đổi theo một chu kỳ có thể biết trước, nên việc nghiên cứu thời điểm nhằm giúp từng loại thuốc đạt hiệu quả tối ưu đã được đặt ra. Từ đó dẫn đến sự hình thành bộ môn khoa học mới mang tên "dược lý thời khắc" (chronopharmacologie) - là một ngành chuyên khoa của thời sinh học.
Từ lâu trên lâm sàng, người ta đã nhận thấy khi tiêm strophantin vào chiều tối sẽ có hiệu lực hơn ban ngày. Hoặc các thuốc ngủ, thuốc lợi niệu hay strycnin cũng tác dụng mạnh hơn vào buổi chiều. Penicillin tiêm vào chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ cao hơn và phát huy tác dụng lâu hơn nếu tiêm buổi sáng hay ban ngày. Nhưng ngược lại, các thuốc giải phóng adrenalin lại tác dụng đến hệ cơ phế quản mạnh hơn vào buổi sáng.

Trong nha khoa, người ta nhận thấy với cùng một liều thuốc gây tê nhưng thời gian tác dụng ở người bệnh có thể xê dịch trong một phạm vị rộng từ 30-80 phút tùy theo giờ sử dụng. Buổi sáng, thời gian gây tê ngắn nhất và dài nhất vào khoảng 15 giờ.
Morphin có tác dụng ổn định trong cả năm, nhưng các loại nội tiết tố thì có tác dụng theo mùa. Ngoài ra sự biến đổi tác dụng còn thể hiện cả về lượng lẫn chất, thí dụ cortisol tăng tính thấm của thành mạch về mùa xuân, nhưng ACTH lại cho tác dụng mạnh vào mùa hè. Vào các mùa khác thì hai loại thuốc nói trên sẽ làm giảm tính thấm của thành mạch.
Hoặc tác dụng kích thích thần kinh trung ương của nhân sâm mạnh nhất vào mùa thu và mùa đông, thấp nhất vào mùa hè và mùa xuân v.v...
Hiện nay, người ta đã biết đến hơn một trăm nhịp sinh học ngày đêm ở người, và lấy đó làm cơ sở để tính toán thời điểm sao cho các thuốc có thể phát huy được tác dụng tối ưu. 

Nguồn