Affichage des articles dont le libellé est Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (08-03). Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (08-03). Afficher tous les articles

jeudi 8 mars 2012

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (08-03)

Về mặt quốc tế trong những năm gần đây, nhiều bậc nguyên thủ quốc gia thắng cử là phái nữ, các bà Tổng Thống, Thủ Tướng này không những đã có tài, mà còn có luôn cả ‘nhan sắc' thật là toàn hảo, đáng 'khâm phục'.
Bài báo dưới đây ghi về các ‘nguời đẹp’ đã gây ấn tượng trên «chính trường thế giới » trong những năm vừa qua.
Top 10 nữ chính trị gia "thép" nhất thế giới
(GD&TĐ) – Họ thuộc về phái yếu nhưng những gì họ làm được chứng tỏ một sự mạnh mẽ, quyết đoán đặc biệt. Đó là những nữ chính trị gia có thể điều binh khiển tướng của cả một quốc gia.

10. Dailia Grybauskaite – Tổng thống Lithuania
Sau khi bà Grybauskaite lên nắm quyền năm 2009, giới nhà báo châu Âu coi bà như “Người đàn bà sắt” của Lithuania do cách nói cứng rắn của bà và một đai đen karaté mà bà có được. Là con gái của một nữ doanh nhân và một thợ điện, bà đã làm việc bán thời gian tại một nhà máy khi học Tiến sĩ ngành kinh tế. Bà Grybauskaite trở thành Thứ trưởng Tài chính năm 1999 trước khi nắm một loạt vị trí trong Ủy ban châu Âu. Năm 2009, Lithuania ngập trong suy thoái và bà Grybauskaite đã tập trung chiến dịch tranh cử tổng thống vào việc bảo vệ những người có thu nhập thấp nhất và đối phó với nạn thất nghiệp đã cao gần 16%. Tranh cử một cách độc lập, bà đã giành được 68% đa số phiếu – tỷ lệ cao nhất có được trong lịch sử bầu cử tổng thống của Lithuania.

9. Tarja Halonen, Tổng thống Phần Lan.
Lớn lên trong gia đình công nhân ở Helsinki, Halonen đã có được một sự nghiệp chính trị thành công bằng cách xây dựng các mối quan hệ với các liên minh thương mại và các tổ chức phi chính phủ. Làm tổng thống kể từ năm 2000, bà đã đảm nhiệm vai trò là tổng thống, đồng thời là tổng tư lệnh quân đội.

8. Laura Chinchilla, Tổng thống Costa Rica
Trong một đất nước nổi cộm về vấn đề tội phạm, bà vừa đóng vai trò Bộ trưởng An ninh và Bộ trưởng Tư pháp của đảng Tự do. Bà cam kết tiếp tục các chính sách ưu đãi đối với kinh doanh của người tiền nhiệm bằng cách kêu gọi đầu tư quốc tế và mở rộng tự do thương mại.

7. Johanna Sigurdardottir, Thủ tướng Iceland
Sau khi nền kinh tế Iceland bị suy sụp vào tháng 10 năm 2008, bà Sigurdardottir đã phải đối đầu với một làn sóng bất mãn với thủ tướng. Là nữ thủ tướng đầu tiên của Iceland, bà Sigurdardottir, 67 tuổi, cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên không giấu tình trạng đồng tính của mình. Vào tháng 6 năm 2010, khi Iceland hợp pháp hóa hôn nhân cho những người đồng tính, bà Sigurdardottir đã kết hôn với người bạn đời của mình.

6. Sheik Hasina Wajed, Thủ tướng Bangladesh
Hasina, nhà lãnh đạo 62 tuổi của cánh trung tả Awami League, đã may mắn thoát chết trong một loạt các cuộc ám sát và tấn công. Bà là thủ tướng được bầu cử đầu tiên năm 1996. Tuy nhiên, năm 2001, Tổ chức Transparency International đã coi Bangladesh là quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới và Hasina đã bị loại ra. Tuy nhiên, đây chưa phải là sự kết thúc đối với bà. Tháng 1 năm 2009, Awami Leage giành được 230 trong số 299 ghế trong quốc hội và bà lại trở thành thủ tướng.

5. Ellen Johnson Sirleaf, Tổng thống Liberia
Được đào tạo tại trường ĐH Wisconsin và Harvard của Mỹ, nữ Tổng thống đầu tiên của châu Phi đã làm Bộ trưởng tài chính Liberia vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, khi Samuel Doe lên nắm quyền năm 1980 rồi hành quyết Tổng thống và một vài thành viên nội các khác, Johnson Sirleaf đã phải trốn sang Kenya, nơi bà trở thành giám đốc của Citibank. Bà quay trở về tham dự bầu cử tổng thống năm 1996 nhưng đã không vượt qua được Charles Taylor. Năm 2005, bà lại tiếp tục tranh cử và đã thắng cuộc.

4. Julia Gillard, Thủ tướng Australia
Sau khi giúp đảng Lao động đánh bại Thủ tướng Kevin Rudd vào ngày 24.10.2010, bà Gillard, 48 tuổi đã trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Australia. Với nhiệm vụ tái thiết lại sự ủng hộ đối với đảng của bà đang bị yếu ớt đi, bà đã kêu gọi tiến hành các cuộc bầu cử nhanh chỉ trong 3 tuần giữ chức. Tuy nhiên cuộc bầu cử ngày 21.8 chưa có kết quả, cả chính phủ trung hữu của bà và liên minh Quốc gia tự do do ông Tony Abbott dẫn đầu đều không thể bảo đảm được đa số phiếu. Sau hơn 2 tuần bàn luận với một số cử tri tự do, bà Gillard cũng đã có đa số phiếu trong quốc hội để thành lập một chính phủ thiểu số.

3. Dilma Rousseff, tổng thống Brazil
“Tôi muốn các bậc phụ huynh có những cô con gái nhìn thẳng vào mắt họ và nói: Đúng vậy, phụ nữ có thể làm” – Dilma Rousseff đã nói điều này khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil. Bà đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước Nam Mỹ này.

2. Cristina Fernandez de Kirchner, Tổng thống Argentina.
Cristina Fernández de Kichner thường được gọi bằng tên kết hôn của bà là Cristina Kirchner, là Tổng thống đương nhiệm của Argentina thuộc Đảng Chính nghĩa. Bà là phu nhân của cựu Tổng thống Argentina Néstor Kirchner. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 10 năm 2007, Fernández tranh cử chức tổng thống Argentina. Bà là nữ tổng thống thứ hai của Argentina (sau Isabel Martínez de Perón), nhưng là nữ tổng thống đầu tiên được bầu.

1. Angela Merkel, Thủ tướng Đức.
Là nữ chính trị gia có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, bà Merkel đã có bằng tiến sĩ ngành Vật lý ở Đông Đức trước khi sang làm chính trị. Người phụ nữ đã kết hôn 2 lần nhưng không có con này đã làm chủ tịch Liên minh Dân chủ Cơ đốc. Bà đã rất tự tin khi nói trong một cuộc phỏng vấn với TIME rằng: “Tôi không bao giờ đánh giá thấp bản thân mình. Không có gì sai khi tham vọng cả”.
Hà Châu (Theo Wondrous)

Danh sách các nữ nguyên thủ quốc gia và nữ thủ tướng trên thế giới theo thời gian
http://www.motibee.com/blog/10042010-baoxa-danh-sach-cac-nu-nguyen-thu-quoc-gia-va-nu-thu-tuong-tren-the-gioi-theo-thoi-gian.html

Hai Bà Trưng, Việt Nam, vua 40 - 43
Võ Tắc Thiên, Trung Quốc, vua, (690-705)
Sühbaataryn Yanjmaa, Mông Cổ, quyền Chủ tịch, 1953-1954 - người phụ nữ đầu tiên thực hiện nhiệm vụ Tổng thống/Chủ tịch
Sirimavo Bandaranaike, Sri Lanka, Thủ tướng, 1960-1965, 1970-1977, 1994-2000 - nữ thủ tướng đầu tiên trên thế giới
Indira Gandhi, Ấn Độ, Thủ tướng, 1966-1977, 1980-1984
Tống Khánh Linh, Trung Quốc, Quyền Chủ tịch CHND Trung Hoa, 1968-1972, Chủ tịch danh dự CHND Trung Hoa (1981)
Golda Meir, Israel, Thủ tướng, 1969-1974
Isabel Peron, Argentina, Tổng thống, 1974-1976 nữ tổng thống đầu tiên
Elisabeth Domitien, Cộng hòa Trung Phi, Thủ tướng, 1975-1976
Margaret Thatcher, Anh, Thủ tướng, 1979-1990
Maria da Lourdes Pintasilgo, Bồ Đào Nha, Thủ tướng, 1979-1980
Lidia Gueiler Tejada, Bolivia, Thủ tướng, 1979-1980
Dame Eugenia Charles, Dominica, Thủ tướng, 1980-1995
Vigdís Finnbogadóttír, Iceland, Tổng thống, 1980-1996, nữ tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ
Gro Harlem Brundtland, Na Uy, Thủ tướng, 1981, 1986-1989, 1990-1996
Milka Planinc, Nam Tư, Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Liên bang, 1982-1986, nữ thủ tướng duy nhất của hệ thống xã hội chủ nghĩa
Agatha Barbara, Malta, Tổng thống, 1982-1987
Maria Liberia-Peters, Antilles thuộc Hà Lan, Thủ tướng, 1984-1986, 1988-1993
Corazon Aquino, Philippines, Tổng thống, 1986-1992
Benazir Bhutto, Pakistan, Thủ tướng, 1988-1990, 1993-1996
Kazimiera Danuta Prunskiena, Litva, Thủ tướng, 1990-1991
Violeta Barrios de Chamorro, Nicaragua, Thủ tướng, 1990-1996
Mary Robinson, Ireland, Tổng thống, 1990-1997
Ertha Pascal Trouillot, Haiti, Tổng thống lâm thời, 1990-1991
Sabine Bergmann-Pohl, Cộng hòa dân chủ Đức, nguyên thủ quốc gia, 1990 - nữ nguyên thủ duy nhất của CHDC Đức (thực ra bà là Chủ tịch Quốc hội, nhưng lúc đó định chế Hội đồng Nhà nước CHDC Đức đã bị hủy bỏ, nên bà được xem như nguyên thủ luôn)
Aung San Suu Kyi, Myanma (Burma), Thủ tướng: Đảng của bà thắng 80% trong lần tuyển cử tự do 1990 nhưng quân đội từ chối kết quả. Bà được giải Nobel Hòa bình năm 1991
Khaleda Zia, Bangladesh, Thủ tướng, 1991-1996
Édith Cresson, Pháp, Thủ tướng, 1991-1992
Hanna Suchocka, Ba Lan, Thủ tướng, 1992-1993
Kim Campbell, Canada, Thủ tướng, 1993
Sylvie Kinigi, Burundi, Thủ tướng, 1993-1994
Agathe Uwilingiyimana, Rwanda, Thủ tướng, 1993-1994
Susanne Camelia-Romer, Antilles thuộc Hà Lan, Thủ tướng, 1993, 1998-
Tansu Çiller, Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng, 1993-1996 (1993-96, not -95)

*****************************************************

Hình Xưa :
Ngày Phụ Nữ 3/03/1960 tại Sài Gòn -



co`n ngay nay o VN  thi`...
 









Nu HUONG DAO  VN.


Xe hoa Ký Nhi Viện

Xe hoa Phát Triển Cộng Đồng

Xe hoa Liên Đoàn Công Chức Quốc Gia

Trong dịp lễ Phụ Nữ, nhiều cuộc thi và giải thưởng được tổ chức cho phụ nữ tham dự.
Thi Em Bé Đẹp







Một bà mẹ vóc dáng mảnh mai đang trình diện  em bé kho'e. 
nam nay Be' ga'i na`y da 44 tuoi roi do cac ban !
 be co biet rang be van rat xinh  trong long nguoi xem,
  nhung tam hinh khg mac quan nay  cua be 
da duoc chuyen cho ca the gioi xem hi hi


Bà quả phụ của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện đang trao giải thưởng cho Em Bé Đẹp. Bà quả phụ này chính là thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi, là nữ lãnh tụ rất nổi tiếng của Miến Điện hiện nay. Tấm hình bên dưới là bà quả phụ Aung San đang nhận 1 bó hoa hồng từ 1 thiếu nữ VN
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/03/Aung_San_Suu_Kyi_1951.jpg/220px-Aung_San_Suu_Kyi_1951.jpg
A portrait of Khin Kyi and her family in 1948. Aung San Suu Kyi is seated on the floor.
http://d.gr-assets.com/books/1347900824l/106320.jpg
Thi làm bánh




Banh thoi do lam rat that tha voi nhieu  cong phu va
 pham chat  trong lanh , an chi thay ngon thoi..
 chu khg thay ngai an nhu cac loai banh  bay gio 



Thi thêu,  phai cong nhan la ky thuat theu thoi do  kem bay gio rat xa ,
 hien nay cac tranh theu da dat duoc  chat luong va my thuat rat cao .



Thi a'o dài dep , yeu dieu , diu dang thuc nu .. ,
phai buoc di  trinh dien tren bang ghe cao nhu vay ..(so. te')

Thi Văn Chương




Các phụ nữ đang dự thi viết văn

Người đoạt Giải Viết Văn: cô Phạm Thị Nguyệt trường Huỳnh Khương Ninh




Lễ trao giải thưởng các cuộc thi tổ chức nhân Ngày Phụ Nữ VN, 
tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn 03/03/1960

 Các nữ sinh Trung Học Đồng Khánh, Huế, trong ngày lễ Hai Bà Trưng

  Truoc năm 1952 tại Hà Nội, các sinh viên Hà Nội mặc áo dài nhiều màu sắc khác nhau để đến trường,
 trông thật lịch sự nhã nhặn. Sau khi chia đôi vỹ tuyến năm 1954, áo dài bỗng dưng hiếm hoi tại miền bắc,
 Nhưng trong Nam  áo dài  van phổ biến khắp mọi nơi.

 sau 30-4-1975 thì miền nam cũng như miền bắc,
 áo dài bỗng dưng hiếm thấy trên đường phố ..!
__._,_.___