Affichage des articles dont le libellé est Nhìn lại quê hương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhìn lại quê hương. Afficher tous les articles

vendredi 1 mars 2013

Nhìn lại quê hương, Anh Đỗ và cuộc hành trình về quê


Anh Đỗ và cuộc hành trình về quê:

Tập 1 :
Tập 2:


Anh Đỗ tác giả cuả 2 tập video theo gia đình vượt biên tới Australia năm 1982 lúc 2 tuổi.
Khi anh thực hiện bộ phim chiếu trên đài truyền hình Úc Châu tháng 10/2012,như vậy anh mới 32 tuổi.
Một nhà văn Úc gốc Việt trẻ cũng là 1 comedian,anh cùng toán chuyên viên truyền hình Úc quay rất nhiều cảnh sống thực tại VN.
Bộ video mỗi tập dài khoảng 45 phút, hãy dành coi từ từ, rất hấp dẫn và vui nhộn qua tài diễn giải của tác giả.
Có coi kỹ mới càng thấy yêu quê hương cùng thương đời sống dân chúng trong nước.
Ở đâu con người rồi cũng phải sống và cũng phải có nghị lực,vui để mà sống còn.
Như cảnh nơi đèo heo hút gió Sapa ,các trẻ em vùng sơn cước  đã phải đi bộ khoảng 6 km (gần 4 miles) một lượt để tới trường...
Cùng rất nhiều cảnh sống nhọc nhằn khác của người dân....
Anh Đỗ tạo dựng bộ phim này nhằm cho thế hệ trẻ VN cùng người ngoại quốc.
Thế hệ trẻ Việt Nam thường có cảm nhận về quê hương nhiệt tình và cởi mở hơn các thế hệ đi trước.
Mời tuỳ nghi click vào link để coi.
TNT
--------------------------------
Phim du lịch hài ‘Anh Does Vietnam’ của Anh Đỗ - diễn viên hài tài ba, cũng là nhà văn nổi tiếng của Úc - phát trên kênh 7 của Úc tối Chủ nhật 07/10 vừa qua đã thu hút gần 2 triệu lượt người xem.

Anh Đỗ - 'người tị nạn hạnh phúc nhất' (Credit: ABC)

Phim của Anh Đỗ vượt qua ‘Sunday Night’, ‘Seven News’, và cả ’Underground - The Julian Assange Story’ về số lượt người xem, đứng đầu trong xếp hạng các chương trình vào tối chủ nhật rồi.
Đây là kết quả ‘ngoài dự đoán’ - nhà phân tích truyền thông Steve Allen phát biểu trên tờ The Australian.
‘Anh Does Vietnam’ là hành trình về quê của Anh Đỗ. Anh về Việt Nam, đi từ Bắc chí Nam, khám phá lại vùng đất nơi anh sinh ra với một cách nhìn rất cá nhân, vui nhộn.
Trong một thông cáo báo chí, Anh Đỗ cho biết lý do anh thực hiện cuốn phim hai phần này: ‘Vài năm trước, gia đình tôi cùng về lại Việt Nam. Chúng tôi đã thu hình rất nhiều băng video. Gần đây, tôi xem lại và thấy chúng rất vui nhộn, không chỉ bởi các thành viên trong gia đình tôi khá vui tính mà bởi vì người Việt Nam sẵn có năng khiếu hài hước. Bởi vậy, tôi nghĩ đến việc trở lại và khám phá đất nước này cùng đội ngũ làm phim của kênh 7.’
‘Trong cuộc hành trình về quê này, tôi đã tìm câu trả lời cho một câu hỏi, rằng cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu tôi không đến Úc và không trở thành một diễn viên hài. Thực sự đó là một sự kiện làm thay đổi cả số phận. Tôi đã hình dung lại cuộc đời và tuổi thơ của cha mẹ tôi. Kết thúc hành trình, sau nhiều khám phá, với không ít nụ cười và cả những giọt nước mắt, tôi cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có. Có thể, tôi sẽ bị cho là hơi quá lời, nhưng tôi nghĩ chuyến đi đã làm tôi tôi lạc quan hơn.’
Với hai phần của phim, chúng ta có dịp khám phá Việt Nam qua đôi mắt của Anh Đỗ. Từ chuyện anh thử hành nghề xích lô ở Sài Gòn, chuyện đi lại ở thành phố “không bao giờ ngủ”, rồi những câu chuyện  sinh  hoạt đời thường trên đường phố, chuyện tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng, đến khám phá những bản sắc của văn hóa cổ truyền Việt như võ cổ truyền, các phiên chợ. Qua những thước phim vui nhộn, ta khám phá cảnh sắc, hương vị và vẻ đẹp Việt Nam tiềm ẩn. Qua bộ phim, mỗi khán giả hẳn đã có thể tự tìm ra câu trả lời, rằng tại sao Việt Nam là một trong những điểm đến rất thu hút với khách du lịch gồm đủ lứa tuổi ở châu Á.
Phải chăng vì thế mà phim thu hút một lượng khán giả không nhỏ?
Anh Đỗ sinh ra ở Việt Nam. Anh là tác giả cuốn tiểu sử tự thuật 'The Happiest Refugee' (Người tị nạn hạnh phúc nhất), miêu tả cuộc hành trình đến Úc bằng thuyền khi còn là một đứa trẻ hai tuổi.  Cuốn sách đã đoạt nhiều giải thưởng, đáng chú ý nhất là giải 'Book Industry Awards' (Giải thưởng của ngành công nghiệp sách) do Hiệp hội các Nhà xuất bản Úc trao tặng.
Anh Đỗ cũng từng tham gia dàn dựng chương trình truyền hình 'Thank God You’re Here' (tạm dịch: Tạ ơn Chúa, chúng ta ở đây) và 'Good News Week' (tạm dịch: Tuần tin mừng).
Thành Oanh chuyển