Affichage des articles dont le libellé est Tìm Thấy Hoạt Chất Khiến Tế Bào Ung Thư “tự Sát” Trong 30 Phút. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tìm Thấy Hoạt Chất Khiến Tế Bào Ung Thư “tự Sát” Trong 30 Phút. Afficher tous les articles

jeudi 5 septembre 2013

Dầu Olive, Tìm Thấy Hoạt Chất Khiến Tế Bào Ung Thư “tự Sát” Trong 30 Phút

Tìm Thấy Hoạt Chất Khiến Tế Bào Ung Thư “tự Sát” Trong 30 Phút   
Thứ Bảy, Ngày 12 tháng 8-2017


Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) thì các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra mlột hoạt chất trong dầu ô liu có thể khiến các tế bào ung thư “tự sát” trong 30 phút.
https://tokhoe.com/wp-content/uploads/2017/07/ca-gioi1.jpg

Ảnh Internet
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) công bố trên Tạp chí Phân tử & Tế bào ung thư, hoạt chất oleocanthal trong dầu ô liu có thể tiêu diệt được tế bào ung thư có tên lysosome.
Cần phải hiểu oleocanthal có trong dầu olive extra-virgin thu được sau lần ép đầu tiên. Đây là loại dầu oliu tốt nhất được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh giữ được nguyên mùi vị, không có chất bảo quản hay thêm bất cứ phụ gia nào.
Cụ thể, sau khi áp dụng xử lý oleocanthal lên các tế bào ung thư, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào ung thư chết rất nhanh trong chưa đến 30 phút. Trong khi đó, chết tế bào theo chương trình cần khoảng 16-24 giờ.
Bộ 3 nhà nghiên cứu ung thư Paul Breslin của Đại học Rutgers và David Foster và Onica Legendre của Trường Đại học Hunter đã phát hiện ra rằng các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi chính enzyme trong nó.
Chất oleocanthal đã phá vỡ các túi bào lysosome bên trong tế bào ung thư, nơi chứa các chất thải của tế bào. Về cơ bản, các nhà khoa học cho rằng các tế bào tự sát.
Ngoài ra, hợp chất này không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh, chúng chỉ tạm thời dừng chu kỳ sống của chúng, hay nói cách khác là “đưa chúng vào trạng thái ngủ”. Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh sẽ tiếp tục chu kỳ sống của mình.
“Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh phục hồi được chu kỳ. Tuy các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn và nhiều lysosomes hoạt động tích cực hơn nhưng thực tế cho thấy các tế bào này bị tổn thương và yếu đi so với các tế bào khỏe mạnh.
Và chúng tôi vẫn chưa lý giải được điều này”, giáo sư Breslin nhận định.

https://tokhoe.com/wp-content/uploads/2017/07/ca-gioi2.jpg

Ảnh Internet

Được biết, các thử nghiệm trên mới chỉ được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, do đó, bước tiếp theo cần chứng minh được tác dụng của hoạt chất oleocanthal có trong dầu ô liu khi áp dụng trên cơ thể sống.
“Chúng tôi cần phải hiểu tại sao các tế bào ung thư lại trở nên nhạy cảm với chất oleocanthal hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác”, David Foster, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết.
Theo báo cáo Ung thư công bố vào năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong năm 2012 có hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Vì vậy, phát hiên này được xem là một hy vọng mới trong việc tìm ra phương pháp chữa căn bệnh ung thư thành công.
Tác dụng phòng ngừa ung thư của dầu ô liu
Trong khi thử nghiệm hoạt chất trong dầu ô liu “tiêu diệt” tế bào ung thư trong vòng 30 phút vẫn đang còn nằm trong phạm vi phòng thí nghiệm thì tác dụng phòng ngừa ung thư của dầu ô liu lại được chứng minh bằng thực tiễn.
Các nhà khoa học của Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu với 26.000 người tham gia trong 8 năm.
Họ phát hiện ra những người ăn nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ôliu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư lên đến 9%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn của người Địa Trung Hải có thể giảm nguy cơ bị ung thư, bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp và bệnh Alzheimer.
Mà thành phần quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày của người bản địa là dầu ô liu. Đây cũng được xem là yếu tố làm tăng sức khỏe và tuổi thọ của con người nơi đây.

https://tokhoe.com/wp-content/uploads/2017/07/ca-gioi3.jpg

Ảnh Internet
Các món ăn của người dân vùng Địa Trung Hải đều chứa dầu ô liu.
Còn các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Navarra (Tây Ban Nha) đã tiến hành cuộc khảo sát với 4.282 phụ nữ nước này.
Sau gần 5 năm theo dõi, họ rút ra kết luận những người thường xuyên dùng dầu ô liu nguyên chất trong bữa ăn thì giảm 62% nguy cơ mắc ung thư vú.
Dầu ô liu có chứa axit oleic, vốn tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư gây đột biến gen và chất squalene giúp chống ôxy hóa.


Tác dụng khác của dầu ô liu
Tốt cho tim: Dầu ô liu tự nhiên chứa 70 % axit béo không bão hòa đơn, từ đó giúp làm giảm sự tích tụ cholesterol trong máu và làm giảm vấn đề liên quan tới tim mạch.
Tốt cho tiêu hóa: Dầu ô liu được sử dụng như một loại bài thuốc thải độc cho cơ thể, cải thiện đường tiêu hóa. Bạn có thể uống 1-2 thìa dầu ô liu trước bữa sáng để tránh tình trạng táo bón.
Chống viêm và kháng khuẩn: Các phenol có trong dầu ô liu có đặc tính kháng viêm.

https://tokhoe.com/wp-content/uploads/2017/07/ca-gioi4.jpg

Ảnh Internet
Tốt cho xương khớp: Dầu ôliu nhờ chứa vitamin D và canxi giúp tăng cường chức năng đổi mới trong xương, thúc đẩy hệ xương phát triển, duy trì mật độ cho xương, giảm nguy cơ loãng xương.
Giảm nguy cơ mắc đái đường: Dầu ô liu có tác dụng giảm nguy cơ mắc đái đường. Các chất dinh dưỡng giúp cải thiện sự đề kháng insulin và thúc đẩy điều hòa đường máu.
Tốt cho gan và túi mật: Nếu sử dụng dầu ô liu hàng ngày, bạn sẽ giảm nguy cơ bị gan nhiễm mỡ và các rối loạn chức năng gan khác.
Giảm cân: Dầu ô liu là một trong những nguồn thực phẩm tốt cho những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
Ngăn ngừa thiếu máu: Quả ô liu giàu chất sắt, đây là một thành phần quan trọng giúp sản sinh ra hemoglobin, hoạt chất đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể.
Làm đẹp: Dầu ô liu giúp cải thiện làn da, dưỡng tóc, dưỡng tay, chân …
*******************
Dầu Olive 
Olive oil
Theo: Good Housekeeping
***
image
image
Thumbnail


Khi bạn mua dầu olive, điều quan trọng nhất nên nhớ là bạn đang mua một loại nước ép, mà nước ép trái cây thì không có tươi mãi. Thử hỏi bạn có dùng nước cam ép từ hai năm qua để mà nấu ăn không? Dầu olive không giống như rượu càng để lâu càng ngon.

 image
Dầu olive không giống như rượu càng để lâu càng ngon.
Làm thế nào để biết dầu olive mình mua là cũ hay mới?

 image
Dưới đây là những kinh nghiệm quý giá mà tác giả thu nhặt được từ cuộc vận động Flavor Your Life với sự hỗ trợ của Liên Minh Âu Châu, Bộ Nông Nghiệp Thực Phẩm Ý và UNAPROL, tập đoàn sản xuất dầu olive lớn nhất của Ý.

1. Trước tiên, hãy nhìn vào chữ “Harvest Date” hoặc “Crop Date” trên chai.
“Harvest Date” nói cho bạn biết chính xác những trái olives này được hái khi nào. Dầu olive ngon nhất nếu như được dùng trong vòng 18 đến 24 tháng sau khi hái.
Quá thời gian đó, dầu olive vẫn còn ăn được nhưng nên dùng để nấu ăn hơn là dùng để trộn salads. Nhiều hãng dầu olive có ghi hạn tốt nhất để dùng (“best if used by”) nhưng điều này không cho biết là dầu olive đó để bao lâu rồi. Thêm vào đó, mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về việc dầu olive để được bao lâu thì tốt.
2. Dầu olive mắc tiền không phải hẳn là dầu ngon.
Không phải lúc nào bạn trả thêm tiền thì bạn cũng lấy về được phần ngon hơn. Dầu olive ngon nhất đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ở California, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập và đang phát triển ở Úc và Nam Mỹ. Ðất và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, nhưng chất lượng hương vị cũng phụ thuộc nhiều vào việc người nông dân chăm sóc, phát triển, hái lượm, và ép trái olive.
3. Hãy nhìn vào dấu chứng nhận.
Nếu bạn chú tâm vào chuyện phải mua dầu olive từ một vùng nhất định nào đó, thì hãy tìm dấu chứng nhận để biết chắc dầu olive được trồng và ép ở đâu.
Dấu chứng nhận cũng giúp việc ngăn ngừa dầu olive giả, bao gồm cả việc giả mạo về nguồn gốc hoặc thành phần của sản phẩm. Khi nhìn dấu chứng nhận “Toscano” thì người ta biết olive được trồng, ép và đóng gói tại Toscano, Italy. DOP và IGP là con dấu khác đảm bảo việc sản xuất và chế biến dầu olive đã được thực hiện trong một khu vực địa lý cụ thể.

Phân biệt các loại dầu olive:


[Image: 162952-PN-130312-Oliveoil-02.400.jpg]

Các loại dầu olive.


- Extra virgin olive oil: đây được xem là loại tinh chất, vì loại dầu olive này được chiết xuất từ những trái olives tươi tốt nhất, không chứa chất bảo quản, chất tẩy như những loại dầu khác. Chất axit của dầu (axit không béo) không được phép vượt quá 0.8% trên 100 gram. Ðây cũng là loại có tỉ lệ chất chống oxy hóa cao nhất.



Virgin Olive Face
 Masque
- Virgin olive oil: đây là loại ít mùi hơn và không nhẹ như dầu tinh chất Extra Virgin olive oil. Chất axit của dầu không quá 2% trên 100 gram.

Pure Olive Oil Logo
- Pure Olive oil: loại dầu này thích hợp với nhiệt độ cao, dùng để chiên, xào.

Extra Light Olive Oil Logo
- Light: dầu nhẹ do lọc lại nhiều lần, hoặc trộn thêm các loại dầu khác. Dầu Extra light có màu sắc nhạt hơn loại nguyên chất. Dầu này thường dùng để đánh bóng đồ vật. (NL)





[Image: 162952-PN-130312-Oliveoil-01.400.jpg]

Dầu ô liu
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
3.701 kJ (885 kcal)
0 g
100 g
14 g
73 g
11 g
<1.5 g
3.5-21 g
0 g
14 mg (93%)
62 μg (59%)
100 g olive oil is 109 ml
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Olive oil

Olive oil is a fat obtained from the olive, a traditional tree crop of the Mediterranean Basin. The oil is produced by pressing whole olives.
Nutrition Facts



Fat composition
Palmitic acid: 7.5–20.0%
Stearic acid: 0.5–5.0%
Arachidic acid: <0.6%
Behenic acid: <0.3%
Myristic acid: <0.05%
Lignoceric acid: <0.2%
yes
Oleic acid: 55.0–83.0%
Palmitoleic acid: 0.3–3.5%
Linoleic acid: 3.5–21.0 %
α-Linolenic acid: <1.0%


Properties
Food energy per 100 g
3,700 kJ (880 kcal)
−6 °C (21 °F)
300 °C (572 °F)
190 °C (374 °F) (virgin)
210 °C (410 °F)(refined)
Specific gravity at 20 °C
911 kg/m3[1]
Viscosity at 20 °C
84 cP
1.4677–1.4705 (virgin and refined)
1.4680–1.4707 (pomace)
75–94 (virgin and refined)
75–92 (pomace)
maximum: 6.6 (refined and pomace)
0.6 (extra-virgin)
184–196 (virgin and refined)
182–193 (pomace)
20 (virgin)
10 (refined and pomace)
***