Affichage des articles dont le libellé est Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép. Afficher tous les articles

vendredi 10 janvier 2014

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép


Hôm thứ 4 vừa qua tại Paris, một người đàn ông 75 tuổi đã được cấy ghép thành công một quả
tim nhân tạo. Điều này không quá mới mẻ bởi những ca cấy ghép bộ phận nhân tạo đã bắt đầu
được thực hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một quả tim nhân tạo giả sinh học do công ty chuyên sản xuất bộ
 phận nhân tạo Carmat của Pháp sản xuất được cấy ghép vào một con người và quan trọng hơn,
 đây cũng là quả tim nhân tạo  "tự điều hoà" đầu tiên trên thế giới, theo bác sĩ phẫu thuật
tim mạch Alain Carpentier.

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép

"Tự điều hoà" theo ý của Carpentier tức là khả năng tăng tốc hoặc làm chậm dòng chảy
của  máu dựa trên nhu cầu sinh lý học của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân thực hiện một hoạt
động vật  lý đòi hỏi nhiều sức lực thì ngay lập tức, trái tim nhân tạo sẽ phản hồi bằng cách
đập nhanh hơn.
Điều này được thực hiện nhờ các cảm biến nhúng siêu nhỏ và các thuật toán tương ứng 
chạy trên vi xử lý được tích hợp.
Hầu hết các loại tim nhân tạo khác ngược lại đều đập ở một tốc độ không đổi. Do đó, bệnh
nhân phải tránh vận động nhiều và có nguy cơ trở nên khó thở và kiệt sức nhanh chóng.
Theo một báo cáo từ Reuters, quả tim nhân tạo của Carmat có kích thước tương đương 
tim của một người trưởng thành và có thể cấy ghép trên 80% đàn ông nhưng chỉ 20% phụ
 nữ. Carmat cho biết họ đã bắt đầu phát triển một phiên bản nhỏ hơn nhưng trọng lượng
 của quả tim vẫn nặng hơn gấp 3 lần so với tim thật, khoảng 900 gram.
Nguồn năng lượng cho quả tim được cung cấp bởi một gói pin Li-ion gắn ngoài được bệnh
 nhân  mang theo và một pin nhiên liệu tích hợp bên trong. Quả tim nhân tạo của Carmat 
được hướng  đến mục tiêu hoạt động liên tục trong ít nhất 5 năm (khoảng 230 triệu lần đập)
 mặc dù chỉ mới được thử nghiệm lần đầu tiên trên người. Mức độ thành công của ca cấy 
ghép sẽ được đánh giá dựa trên khả năng sống sót của người nhận ít nhất là thêm 1 tháng
sau đó.

Tim nhân tạo tự điều hoà Carmat lần đầu được cấy ghép
Thông tin mới nhất về bệnh nhân vừa được cấy ghép là ông vẫn đang được hồi sức tích 
cực tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris. "Chúng tôi rất lấy làm vui mừng với lần 
cấy ghép đầu tiên này.
Mặc dù vậy,  vẫn còn quá sớm để đưa ra những kết luận về ca cấy ghép vừa được thực
hiện và chúng tôi vân đang  ở giai đoạn đầu của quá trình hậu phẫu", giám đốc điều hành
Carmat -Marcello Conviti cho biết.
Nếu hoạt động thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, những quả tim nhân tạo của Carmat dự kiến
sẽ được cung cấp trên toàn châu Âu vào đầu năm 2015 với mức giá từ 190.000 đến
250.000 USD .




Mô hình tim nhân tạo đầy đủ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Telegraph.

 Giáo sư Carpentier và quả tim nhân tạo - Ảnh: Reuters 

Lê Kiểm sưu tầm