Affichage des articles dont le libellé est Trên đỉnh trời hiu quạnh - SOLDIERS’ STONE. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trên đỉnh trời hiu quạnh - SOLDIERS’ STONE. Afficher tous les articles

mardi 14 mars 2017

Trên đỉnh trời hiu quạnh - SOLDIERS’ STONE

Trên đỉnh trời hiu quạnh

 SOLDIERS’ STONE

Mai Nguyễn
(Phỏng theo bài viết của Henry Howard trên tờ “American Legion” và vài Videos liên quan)



Trụ đá - Ðài Kỷ Niệm Anh Hùng Tử Sĩ

SOLDIERS’ STONE nằm trên cao dộ 10,000 feet của Rio Grande National Forest ở Colorado, giữa một cánh đồng cỏ hoang vắng của 1.8  triệu acres bao la, có cỏ xanh, vàng, cây thông, đất đá, mà con đường tới được thường bị chận bởi lũ lụt mùa hè, tuyết giăng kín mùa đông.

Khách phải là bộ hành, phải qua nhiều khó khăn mới gặp, có khi vô tình gặp, nhưng sẽ vô cùng cảm kích xúc động khi đứng trước một tác phẩm kỳ vĩ giữa chốn không ngờ, một nơi vắng lạnh hoang vu, heo hút gió. Ðứng ở chốn ấy, cảm như hồn tử sĩ lẩn khuất đâu đây.

Trên một tảng đá màu xám trong số 30 tảng trên thân trụ của đài tưởng niệm này có 4 câu dịch ra tiếng Anh từ bài Chinh Phụ Ngâm của bà Ðoàn Thị Ðiểm. Ðọc, hiểu, cảm và thấy quá ngậm ngùi, vì toàn cảnh quá xứng hợp:

“Winds Howl and Howl
at Ghosts of those War’s killed –
on Soldiers’ faces shines the stalking moon.
O men, alive or dead, has anyone portrayed your faces or invoked your souls?
(Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Gót chinh nhân trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặc, nào ai gọi hồn.)
Người VN tuổi sồn sồn già già từng học, đọc tác phẩm thơ Chinh Phụ Ngâm, đứng trước những giòng chữ này, khung cảnh này, chắc phải rơi lệ


Thẻ bài của một cựu quân nhân – nguồn brownshighway.blogspot.com


Trạm kiểm lâm gần nơi ấy nhất cũng cách ven một thành phố nhỏ ở Colorado 15 dặm, nơi chỉ có một trạm xăng và 2 quán ăn nhỏ. Tìm trên Google, trên net thấy có ghi rằng tuy không được phổ biến chính thức, không có trên Map, nhưng đến thành phố Gunnison, đi đến gần Continental Divide hỏi thăm, thì sẽ tìm thấy.

Hiếm có người khám phá ra nơi này, ngoài một số người leo núi tình cờ bắt gặp và loan truyền, nên khi có ai được nghe mà quyết tâm đến viếng trụ đài tưởng niệm, họ đều muốn để lại một chút gì, một lá cờ Mỹ, những cái mề đay chiến binh, những viên đạn, đồng tiền kẽm và một số thứ linh tinh mà họ cho là quý giá đối với người đã chết.

Ông Claire Veech, tư lệnh Quân Ðoàn 54 ở Colorado nói ông thường để lại một vỏ đạn 308 khi đến viếng. Ý nghĩ của ông, “Các anh vẫn đang chiến đấu.”

Ông Veech từng là thủy quân trong chiến tranh Vietnam. Ông nói lần đầu ông nghe đến, ông không nghĩ gì nhiều. Nhưng sau khi đưa nhiều cựu chiến binh viếng nhiều lần, mọi người đều rất xúc động, ông càng thấm đậm ý nghĩa về trụ đá này.

Lịch Sử Tượng Ðài
Ðài Kỷ Niệm anh hùng tử sĩ này có một lịch sử quá kín đáo đến đỗi thường bị diễn dịch sai.
Người đứng sau việc dựng nên cột trụ tưởng niệm đặc biệt, tuy đơn sơ mà vĩ đại này chính là Stuart Allen Beckley, một cựu Trung Tá, cựu chiến binh từng ở VN 11 năm (1962-1973). Ông về Mỹ và hưu trí một năm sau khi cuộc hòa đàm 4 bên ở Paris kết thúc năm 1973 với quyết tâm của Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến tranh VN.

Bản phác thảo – nguồn Hidden Colorado

Mặt thật của cuộc chiến tranh vì tự do làm ông Beckley ngậm ngùi buồn thảm. Ông đau lòng hối tiếc về diễn tiến trong chiến tranh, những nơi mà ông đã từng huấn luyện binh sĩ, đủ các quốc tịch, đẩy họ ra mặt trận để sau cùng, chỉ thấy máu xương đã đổ xuống cho những điều phi lý vô nghĩa của trường chính trị, nhất là ở Vietnam, sau khi VN sa vào tay CS năm 1975.

Tim ông luôn khắc khoải ngậm ngùi, ông thương các đồng đội đã chia sẻ ngọt bùi, ước vọng tự do và hòa bình cho xứ sở họ, và họ đã nằm xuống oan uổng trong khi chính trường vẫn tiếp tục đi vào thảm trạng không kết thúc vì quyền lợi của chỉ một số người, tuy ông được về bình yên.

Với một cõi lòng đau thương ray rứt, ông Beckley không ngưng nghiền ngẫm ý nghĩ phải làm một cái gì để cho các sự hy sinh trong chiến tranh phải được ghi nhớ, những người đã giúp quân đội Mỹ ở khắp nơi, khắp các chiến trường. “Nhiều người đã hy sinh hay bị tàn phế trong chiến tranh đáng để cho người sống phải ghi nhớ,” ông luôn nói như vậy.

Gia đình ông sống ở Texas nhưng có đất đai ở Westcliff, Colorado, trong rặng núi Rockies, nơi mà ông, tự cho mình là một người lính vô danh, tha thiết muốn lập một kiến trúc thiêng liêng không công chúng hóa, không gọi mời du khách, ông chỉ muốn riêng tư tỏ lòng tôn kính đối với các chiến binh đồng ngũ đã chết của ông.

Sự ưu tư dai dẳng trong hồn đã thành niềm thiết tha ước muốn, ông hình dung ra, ông vẽ kiểu ông muốn kiến trúc để xây dựng một tượng đài. Chị/em? (sister) của ông Beckley nói rằng ông từng là cố vấn quân đội Vietnam, Ðại Hàn, Campuchia và Lào.

Ông Beckley đã để nhiều tháng năm tìm nơi ông muốn dựng tượng đài kỷ niệm. Ông muốn tìm một nơi kín đáo để nó không bị phá hoại, ghét ganh, một nơi mà người thiện chí muốn tìm có thể gặp chứ không là một nơi người ta có thể đánh phá. Chiến tranh VN là một chiến tranh dai dẳng và tế nhị, ông nói. Và ông cũng không muốn được nêu tên là tác giả của Ðài Tưởng Niệm.

Một cột đá 7 tầng 4 cạnh vuông, 10 feet cao với 30 tảng granite màu xám quanh 4 phía – nguồn Hidden Colorado

Ông đã trải qua 20 năm dài để dự trù, tốn hàng chục ngàn đô cho dự tính, vẽ kiểu, tìm nơi tượng đài sẽ được dựng. Ông làm tất cả với ý muốn cảm ơn các quân đoàn Pháp (Ðiện Biên 1954), các đồng minh của Mỹ ở Ðông Nam Á và dân chúng đã giúp binh sĩ Mỹ.
Bản vẽ cuối cùng cho thấy sự tận tụy với quyết tâm vô bờ trong việc ông làm để thực hiện ý muốn cao cả của ông:
Một cột đá 7 tầng 4 cạnh vuông, 10 feet cao với 30 tảng granite màu xám quanh 4 phía,  mỗi tảng 300 lbs, uy nghi  mạnh mẽ, tuy đơn sơ mà ý nghĩa rất sâu đậm, sừng sững đứng giữa một vòng tường đá tảng sắp xếp lên nhau chất chồng làm thành một tam giác không xa đài tượng, cao đến gối. Tam giác đó người ta đoán chừng ý nghĩa là Việt, Miên, Lào (Tam giác sắt)?
Nhưng trong nhiều năm, qua nhiều thủ tục nhiêu khê, ông không được ai chấp thuận cho lời cầu xin nơi dựng tượng của ông, Chính quyền, Sở Kiểm Lâm, và Dân chúng.
Trời đã nhìn xuống kẻ có lòng, và có lẽ linh hồn bao tử sĩ anh hùng đã hỗ trợ. Tin vui cho ước muốn mà cũng tin buồn cho cá nhân ông. Năm 1995 kết quả khám nghiệm y khoa cho ông biết là ông bị ung thư. Chính quyền địa phương và Sở Kiểm Lâm đã xúc động mềm lòng đặc cách cho ông thi hành dự án.
Cột đài Tưởng Niệm hoàn thành vào tháng 7, 2005 với sự giúp sức của nhiều tình nguyện viên, nhân viên Sở Kiểm Lâm và binh sĩ đã rất vất vả trong việc chuyển đá lên núi 10,000 ft cao.
Một buổi lễ nhỏ nhưng trang nghiêm đã diễn ra. Lúc đó Ông Beckley đã quá yếu không thể đến dự để tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm của mình nhưng dĩ nhiên ông được nhìn thấy qua phim ảnh, video đầy đủ.
Khi Mục Sư đang cầu nguyện xin Phép Lành, trời rải rắc mưa. Nhưng ngay sau buổi lễ, trời quang mây tạnh và nắng chiếu sáng khắp vùng. Ông Roy em của ông Beckley nói rằng ông ấy khóc và rất xúc động cho rằng Chúa đã ban phép lành cho đài tượng.
Bốn tháng sau, ngày 5 tháng 11, 2005 ông qua đời trong bình an, có lẽ linh hồn ông theo ra tượng đài với những người đã khuất.
Trên các phiến đá trên cột, những câu VN như “chết vinh hơn sống nhục  (dịch ra từ nghĩa “Better to die in honor than live in disgrace) được viết thì lạ lùng (Cnêt Tpovy nov oốvy đụx)
Không biết là chữ gì? Hay là tiếng Việt “nói” của ông Beckley lúc ấy?
Có câu tiếng Pháp “Die en mourant, afin qu’au moins l’honneur est sauf? (chết cho danh dự được bảo toàn)
Chỉ có chữ Á Rập dịch ra là hiểu được,  “May GOD have mercy on our Souls “ (Xin Chúa ban ân lành cho linh hồn chúng con!)
“Long Wars Lost”
“Still in Death lies everyone and the
Battle’ Lost”
Ba chữ quan trọng nhất quanh trên cột trụ mà mọi người không thể không chú ý, là:
VALOR – HONOR – SACRIFICE
Dũng cảm – Danh Dự  – Hy Sinh
Dưới 2 chữ VietNam to và đậm là 2 câu thơ bằng Việt ngữ:
“Nếu khóc than mà có thể biến đổi tiến trình sự việc
Thì dòng lệ của tôi sẽ không ngừng cho đến ngàn thu!”
Có trên 30 phiến đá to nhỏ màu xám khá trơn tru sạch, phẳng, được đặt nằm rải rác khắp nơi không xa tượng đài, trên mỗi tấm đều được khắc chữ Việt, chữ Miên, chữ Lào, chữ Tàu, chữ Pháp…
Những phiến đá trên có khắc chữ mình đọc được qua Video thì có cái thấy ghi năm, thí dụ: “Pour la France”- “Lonely grave died for France (1945-1946)” -“Maroc Division” – “Indian Division” – “Ai bảo Trời không Có Mắt (VN Proverb)”..
Và những câu dài, cũng được khắc đầy đủ:
“Like the fallen leaves of Autumn
To unregimented ranks
Unremembered soldiers
Rest eternally”
“And how can men die bette
Than facing fearful odds
For the ashes of  theirs fallers
And the  temples of their Gods?”
The Hmong – Kr’ua Ke
“It is a worthy thing
To fight for one’s freedom
It is another sight finer
To fight for another man!”
“Let’s once again be what we were
Something which no longer exists
And will never return
The Montagnards”
Một tấm đá ghi trọn 4 câu thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:
“Khi mơ ước mãi không thành hiện thực
sẽ trở thành viên đá tảng lì trơ
Ðể óc tim ta trĩu nặng không ngờ
ta hất xuống nhưng thường không đủ lực          
Flowers from Hell”


Một tấm khác chỉ có mấy chữ Việt,
“Ai bảo Trời không có mắt? Vietnamese Proverb”


Ông chủ tiệm đá tên Mike Donelson ở Rocky Ford cũng là nhà nghệ sĩ đã gắn kết giúp ông Beckley hoàn thành ước mộng. Ông chỉ lấy tiền đá và không tính công khá lớn của ông và nhân viên trong chương trình cắt và mài đá, cho đến đỗi trong một bức thư tháng 9/1993, ông Beckley phải ái ngại nói với ông về việc này, nhưng ông Donelson nhất định chỉ hiến giúp.

Sau này ông nói rằng ông có cảm tưởng là ông Beckley mang một nỗi niềm sâu kín không thể ngỏ cùng ai, có thể là một niềm hối hận (?) đã huấn luyện cho bao người kỹ thuật đánh giặc để họ ra trận và bị giết??


Tác giả thì nghĩ là tâm hồn của ông Beckley cao thượng, và tình cảm. Ông từng là chứng nhân của những sự hy sinh đau thương trên khắp nẻo đường chinh chiến, có thể vì hoàn cảnh tử sĩ đã bị lãng quên, ông muốn “tập họp” họ lại để họ có nhau và để ông vinh danh họ. Và mừng thay, mộng ông đã được thành trước khi ông về với họ.
Ông Donelson cũng cho biết là một số người đã từng đi thăm Bức Tường Ðá tử sĩ ở Washington DC, đã đến thăm Soldierstone, và nói rằng tuy có khác nhau nhưng nơi này quá hoang vu tạo rất nhiều xúc cảm, vì cũng là nơi những người bạn anh hùng vị quốc vong thân có nhau. Họ đáng được tưởng niệm và ghi nhớ.
Không tận mắt đến được Cột Tượng đài kỳ vĩ ở Rocky Mountain, Colorado để chiêm ngưỡng, MN chỉ có lời trân trọng cảm ơn linh hồn ông Beckley, và ông Donelson hiện ở Colorado. Cầu xin vong linh các chiến sĩ phù trợ cho ông Donelson làm ăn được phát đạt thì công lao của ông sẽ được đền bù!
MN 
Nguồn: http://baotreonline.com
Hồng Công chuyển