17 Tháng Hai
Người Buồn Cảnh Có Vui Đâu Bao Giờ
Bỏ xứ
mình để đến phục vụ tại nơi đất khách quê người quả là một lý tưởng đáng ca
ngợi. Hiện nay, người ta thấy có rất nhiều thanh niên thiếu nữ tây phương chán
cuộc sống trống rỗng, thiếu lý tưởng trong xã hội dư dật, đã tình nguyện sang
các nước thuộc thế giới thứ ba để phục vụ.
Một thanh
niên nọ đã xin đến Ấn Độ để phục vụ người nghèo. Ra đi hồ hởi bấy nhiêu, giờ
này chạm với thực tế, anh cảm thấy thất vọng bấy nhiêu. Tất cả đều xa lạ và tất
cả đều làm anh chán nản: từ khí hậu cho đến thức ăn, điều kiện sống và nhất là
những khuôn mặt xem ra rất bí hiểm đối với anh. Nhưng điều làm cho anh mất hết
kiên nhẫn lại là một điều không đáng bận tâm mấy...
Người ta
dành cho anh một căn phòng không sạch sẽ và dĩ nhiên cũng không nhiều tiện nghi
lắm. Anh dọn dẹp và sắp xếp căn phòng lại cho tươm tất. Duy có một chướng ngại
mà anh không thể vượt qua để có thể sống bình thản: đó là sự hiện diện của một
chú thằn lằn. Anh tìm đủ mọi cách để xua đuổi nó ra khỏi căn phòng, nhưng vô
ích: đâu lại vào đó, anh đuổi nơi này, nó chạy vào nơi khác. Cuối cùng con vật
chui được vào trong tủ đựng thức ăn và ngự trị hẳn trong đó. Không còn biết làm
cách nào khác hơn để tẩy chay con vật, anh đành phải nghĩ đến chuyện làm quen
với nó.
Dần dần,
con thú đã trở thành một người bạn của anh. Mỗi khi đi đâu về, việc đầu tiên
của anh là tìm cho được chú thằn lằn. Khi con vật đã trở thành thân thiết với
anh, anh đặt cho nó một cái tên và trò chuyện với nó. Từ một con vật dơ bẩn xấu
xa, giờ này anh nhìn thấy nơi nó rất nhiều đức tính trong đó quan trọng hơn cả
đó là tài săn muỗi của nó.
Sự hiện diện
của chú thằn lằn đã giúp cho anh khám phá được một chân lý trong cuộc sống:
những khó khăn không đến từ môi trường chung quanh, mà chính từ bản thân anh.
Chúng ta vẫn
thường lặp lại câu thơ của Nguyễn Du: "Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ", như để nói rằng lắm khi chúng ta mặc cho ngoại cảnh chính tâm trạng
của chúng ta. Khi chúng ta vui, chúng ta như thấy cảnh vật xung quanh chúng ta
cũng vui lây. Khi chúng ta buồn, cảnh có đẹp đến đâu, chúng ta vẫn thấy u ám.
Lắm khi những vấn đề khó khăn không đến với chúng ta từ ngoại cảnh, từ những
người khác, mà chính từ chúng ta. Gương mặt cau có của chúng ta thường được
chúng ta nhìn thấy nơi tất cả mọi người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta vui,
chúng ta như cảm thấy mọi người đều vui vẻ với chúng ta. Quả thật, chúng ta
đong đấu nào, thì người sẽ đong lại đấu ấy cho chúng ta.
Câu chúc đầu
tiên của Đức Kitô phục sinh mỗi lần hiện ra cho các môn đệ của Ngài là: : "bình
an cho các con". Có sự bình an đích thực trong tâm hồn, chúng ta mới thắng
được sợ hãi, mới vượt qua được những khó khăn trong tâm hồn. Có sự bình an đích
thực trong tâm hồn, chúng ta mới dễ dàng tha thứ và chấp nhận chính bản thân để
rồi từ đó mới có thể tha thứ và chấp nhận tha nhân cũng như mọi nghịch cảnh.
Mang lấy màu xanh của hy vọng, đôi mắt chúng ta mới dễ dàng nhìn đời, nhìn
người một cách lạc quan. Trái lại, mang lấy bộ mặt cau có và buồn chán, đi đâu,
ở đâu, chúng ta cũng chỉ thấy bất mãn, thất vọng và khó chịu.
k mua
RépondreSupprimermáy tính hà nội
màn hình máy tính
mua máy tính cũ
màn hình máy tính cũ