lundi 3 juin 2013

Marseille (French 2013)

Welcome to Marseille
Notre Dame de la garde








Trong nhà nguyện


 



 Đại học Marseille



 Khu Old port
 Cá rất tươi vừa mới đến bến




hỏi thăm cảnh sát (đi xe đạp)  để đi kiếm khu nhà hàng VN




mua bánh ỏ pâtisserie Marseille 



 


 
 







 






  Marseille

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vieux port de Marseille 2.jpg
Cảng cổ của Marseille

Hành chính
Quốc gia Quốc kỳ Pháp Pháp
Vùng
Tỉnh
Phân cấpʁ 16 quận
(trong 8 secteurs)
Liên xã Cộng đồng thành phố Marseille Provence Métropole
Xã (thị) trưởng Jean-Claude Gaudin (UMP)
(từ năm 1995)
City Thống kê
Diện tích đất1 240,62 km2 (92,90 sq mi)
Nhân khẩu1 826,700 [1]  
 - Xếp hạng dân số thứ 2 ở Pháp
 - Mật độ 3.412 người/km2 (8.840 người/sq mi) (2005)
Vùng đô thị 1.290 km2 (500 sq mi) (1999)
 - Dân số 1.349.772 (1999)
Vùng metro 28.302 km2 (10.927 sq mi) (1999)
 - Dân số 1.604.550 (2007)
Múi giờ CET (GMT +1)
Mã bưu chính 13001-13016
Mã quay số 0491 đến 0496
2 Dân số không tính hai lần: cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.
Marseille là một thành phố cảng của nước Pháp. Marseille (phát âm tiếng Pháp /maʁsɛj/, tiếng bản địa [mɑxˈsɛjɐ]; phương ngữ vùng Provençal Occitan: Marselha [maʀˈsejɔ, maʀˈsijɔ] theo phát âm chuẩn cổ điển hoặc tiếng Marsiho [maʀˈsijɔ] ở Mistralian) là thành phố lớn thứ hai của Pháp, sau Paris, và là vùng đô thị lớn thứ ba của Pháp với dân số 1.516.340 người theo số liệu thống kê năm 1999. Thành phố tọa lạc tại tỉnh Provence trước đây, nằm bên Địa Trung Hải, là thành phổ cảng lớn nhất nước Pháp. Thành phố được xem như thủ phủ của Provençale, một trong những thủ phủ Occitan của vùng Occitania nước Pháp.
Marseille là thủ phủ của vùng hành chính Provence-Alpes-Côte d'Azur cũng như là của tỉnh Bouches-du-Rhône. Đây cũng là thành phố cảng đầu tiên của Pháp trên biển Méditerranée và là nơi có đội bóng được yêu thích nhất của Pháp, Olympique de Marseille.

Mục lục

Vị trí địa lý


Marseille nhìn từ vệ tinh SPOT
Là thành phố lớn thứ hai của Pháp nếu xét về mặt diện tich (bao gồm cả các vùng lân cận), Marseille cũng là một trong những thành phố cổ nhất ở Pháp và châu Âu. Thành phố cảng này tạo nên một đài vòng, bao bọc bởi biển Địa Trung Hải ở phía Tây, những ngọn núi (Calanques) ở phía Nam, những đường bờ biển xanh ở phía Bắc mà đã được họa sĩ Paul Cézanne, người con của mảnh đất này, đem vào trong những bức họa của mình.
Nếu tính về diện tích, Marseille rộng hơn 2.5 lần so với Paris, 5 lần so với Lyon. Cũng chính vì điều đó, cộng thêm diện tích chính của thành phố đa phần là đồi núi nên người ta đã gặp rất nhiều khó khăn để phát triển hệ thống giao thông công cộng.
Toàn cảnh thành phố Marseille từ nhà thờ Notre-Dame de la Garde
Toàn cảnh thành phố Marseille từ nhà thờ Notre-Dame de la Garde

Khí hậu

Marseille là thành phố mang kiểu khí hậu Địa Trung Hải điển hình, với số giờ nắng cao: trên 2800 giờ mỗi năm, và đặc biệt là gió Mistral thổi trung bình 93 ngày/ năm. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 525 mm. Nhiệt độ trung bình cùa Marseille là 15,9°C Mặc dù sở hữu một khí hậu tương đối ôn hòa, những biến động về thời tiết ở nơi đây cũng đã được ghi nhận. Nhiệt độ đã từng xuống tới -16,8°C ngày 12 tháng 2 năm 1956 và 40,6°C ngày 26 tháng 7 năm 1983. Ngày 19 tháng 9 năm 2000 và ngày 1 tháng 12 năm 2003 người ta đo được lượng mưa trên 200mm trong vòng 24 giờ. Ngày 14 tháng 1 năm 1987 và ngày mồng 7 tháng 1 năm 2009, lượng tuyết tại đây dày tới 10 cm.
Lượng mưa và số giờ nắng của Marseille[2] · [3]
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả nă
Số giờ nắng trung bình 150 155,5 215,1 244,8 292,5 326,2 366,4 327,4 254,3 204,5 155,5 143,3 2835,5
Nhiệt độ trung bình nước biển (C°) 14 15 15 15 16 18 24.5 25 23 19 17 13 18
Số ngày mưa >= 0.1 m 9 8 8 8 7 6 3 4 6 8 8 9 84
Số ngày mưa >=1m 6,5 6 5,5 5,3 4,9 3,5 1,6 3 3,6 5,8 5,1 6 59

Nhân khẩu

Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng những năm 70 - 80 của thế kỷ XX ( xuất phát từ việc đóng cửa kênh đào Suez), dân số của Marseille đã giảm từ 900 000 người xuống còn 800 000 người. Chính quyền và các nhà chức trách đã khởi động công cuộc tái thiết nền kinh tế thành phố với chương trình Euroméditerranée, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào đây, kéo theo đó là sự gia tăng dân số tại đô thị trung tâm. Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, Marseille là thành phố có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao, vượt mức trung bình cả nước Pháp.[4].
Marseille hiện nay là vùng đô thị lớn thứ 2 của Pháp ( sau vùng đô thị Paris và đứng trên Vùng đô thị Lyon ) với dân số 1 560 343 người ( năm 2008 ). Ngoài khu vực trung tâm, vùng đô thị Marseille bao gồm xã Aix-en-Provence ở phía bắc, Istres, Martigues, Vitrolles ở phía tây, và Aubagne ở phía đông.
Dân số Marseille[5]
250 TCN 1801 1851 1881 1911 1931 1946 1954 1962 1968 1975 1982 1990 1999 2005
50.000 111.100 195.350 360.100 550.619 606.000 636.300 661.407 778.071 889.029 908.600 874.436 800.550 798.430 820.900
Biến động dân số
1793 1800 1806 1821 1831 1836 1841 1846 1851
108 374 96 413 99 169 109 483 145 115 146 239 154 035 183 186 195 258
1856 1861 1866 1872 1876 1881 1886 1891 1896
233 817 260 910 300 131 312 864 318 868 360 099 376 143 403 749 442 239
1901 1906 1911 1921 1926 1931 1936 1946 1954
491 161 517 498 550 619 586 341 652 196 800 881 914 232 636 264 661 407
1962 1968 1975 1982 1990 1999 2006 2009
778 071 889 029 908 600 874 436 800 550 798 430 839 043 850 602
Số liệu được cung cấp từ năm 1962 : population sans doubles comptes - Nguồn : Cassini[6] et INSEE

Văn hóa - xã hội

Marseille được chọn là thủ đô Văn hóa châu Âu năm 2013 [7]

Di sản kiến trúc


Nhà thờ Notre Dame de la Garde nhìn từ cảng cổ Marseille
  • Quần thể kiến trúc Thiên Chúa Giáo ở Marseille là nét hấp dẫn của thành phố này. Trong số đó phải kể đến nhà thờ Notre-Dame de la Garde, xây dựng bởi kiến trúc sư người Nîmes tên là Jacques Henri Esperandieu từ 1855 đến 1870. Trên đỉnh chuông nhà thờ có bức tượng Bonne mère bằng mạ đồng dát vàng cao 53m. Ngoài ra, Marseille còn nổi tiếng với các nhà thờ khác mang tên Sacré-Cœur de Marseille, Notre-Dame du Mont, Saint-Marie-Madeleine. Tu viện Saint-Victor là nơi chiêm bái của nhiều con chiên từ thế kỉ V, và là một trong những tu viện cổ nhất ở châu Âu.
  • Cảng cổ Marseille ( phương ngữ vùng Provence gọi là lo Pòrt Vielh1 )[8] là một di tích lịch sử và trung tâm văn hóa của toàn thành phố kể từ thời cổ đại. Nơi đây từng là trung tâm kinh tế chính của Marseille tới giữa thế kỷ XIX, là nơi kết nối thương mại giữa vùng Địa Trung Hải, sau đó là các thuộc địa của Pháp. Sau đó, hoạt động giao thương đường biển đựoc rời lên các cảng mới ở phía Bắc thành phố. Cảng cổ Marseille hiện nay trở thành nơi thăm thú, điểm tập trung người dân và là địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố này.
Marseille Vieux Port Night.jpg
Cảng cổ Marseille, nhìn từ công viên Pharo

Ẩm thực

  • «Pasti» là loại đồ uống phổ biến của người dân Marseille. Đây là loại đồ uống có cồn, với nguyên liệu chính là hồi và các loại gia vị.
  • «Aïoli» là một loại nước xốt gần giống như mayonnaise, nhũ tương, gồm thành phần chính như tỏi, dầu ô-liutrứng được trộn với rau quả, là món ăn nổi tếng của Marseille nói riêng và vùng Provence nói chung.

Súp hải hản Bouillabaisse
  • «Bouillabaisse» là món súp hải sản nổi tiếng của vùng biển Marseille. Món ăn có nguồn gốc từ những người làm nghề chài lưới, sau chuyến đi biển thường góp các loại hải sản để nấu thành một bữa súp.
  • Bánh bích quy «Navette de Marseille» có hình dáng giống một con thuyền là loại bánh nổi tiếng của Marseille.

Thể thao


Sân vận động Vélodrome
  • Thành phố có 172 sân tennis, 45 phòng tập thể dục, 22 bể bơi và 72 sân vận động và có sân trượt băng lớn nhất nước Pháp [9]. Ngoài ra thành phố có hơn 30 câu lạc bộ tennis, 3 trường đua ngựa và hơn 50 địa điểm phục vụ cho môn lặn[10].
  • Kể từ năm 1947, Marseille đã 12 lần đón tiếp các cua rơ của giải Tour de France. Giải đua thuyền buồn Tour de France à voile được tổ chức thường niên ở đây.

Giao thông

Hệ thống giao thông của Marseille rất phát triển, bao gồm cả đường hàng không, mạng lưới tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc nối với các tỉnh khác và đặc biệt là giao thông đường biển rất thuận lợi với hệ thống cảng biển từ lâu đời.

Đường không

Bài chi tiết: Sân bay Marseille Provence

Lối vào nhà ga 2 sân bay Marseille Provence
Sân bay quốc tế Marseille Provence ( trước kia gọi là Sân bay Marseille-Marignante), cách trung tâm thành phố 25 km, thuộc xã Marignane, là sân bay lớn thứ 4 của Pháp ( sau Sân bay quốc tế Charles de Gaulle (Paris) , Sân bay Lyon-Saint Exupéry (Lyon) và Sân bay Nice - Côte d'Azur (Nice) [11]. Các điểm đến quan trọng của sân bay này là Paris, đảo Corse, và Bắc Phi, Bordeaux, NantesLondon
Hơn nữa, các chuyến xe buýt còn giúp nối liền sân bay Marseille Provence với nhà ga Saint-Charles [N 1]. Nhà ga Vitrolle - Aéroport-Marseille-Provence được mở từ tháng 12 năn 2009, là một trong những trạm dưng chân của mạng lưới TER, cụ thể là tuyến đường sắt Marseille-Avignon.

Giao thông công cộng

Mạng lưới giao thông công cộng của Marseille được quản lí bởi Công ty quản lí giao thông Marseille (RTM), tương tự như RATP tại vùng đô thị Paris.

Mạng lưới tàu điện ngầm Marseille
  • Tàu điện ngầm Marseille (Métro de Marseille) gồm 2 tuyến chính là M1 (tuyến màu xanh) và M2 (tuyến màu đỏ), với độ dài 25 km.

Tàu điện Marseille
  • Mạng lưới tramway dài 12 km.
  • Mạng lưới xe buýt gồm 80 tuyến.

Le Vélo
Ngoài ra, kể từ tháng 10 năm 2007, xe đạp công cộng (Le Vélo) được đưa vào sử dụng tại vùng trung tâm thành phố, với 130 trạm (8 - 30 xe đạp) được phát triển để hướng tới mục tiêu loại hình này đạt mức 1000 xe.

Giao thông đường biển

Cảng biến Marseille là một trong những cảng lớn nhất nước Pháp, kết nối với 220 điểm đến, với 400 cảng biển và 120 nước khác nhau [12], trong đó một nửa là vùng Địa Trung Hải, Châu PhiTrung Đông.

Đường sắt cao tốc

Mạng lưới TGV - Méditerranée giúp rút ngắn thời gian từ Paris đến Marseille, với thời gian 3 giờ đồng hồ. Ga Saint-Charles là ga chính của Marseille, điểm kết thúc của trục TGV PLM (Paris-Lyon-Marseille).

Các thành phố kết nghĩa

Những người con của thành phố

Tham khảo

  • Duchêne, Roger; Contrucci, Jean (2004), Marseille, 2600 ans d'histoire, Editions Fayard, ISBN 2-213-60197-6
  • Liauzu, Claude (1996), Histoire des migrations en Méditerranée occidentale, Editions Complexe, ISBN 2-87027-608-7
  • Savitch, H.V.; Kantor, Paul (2002), Cities in the International Market Place: The Political Economy of Urban Development in North America and Western Europe, Princeton University Press, ISBN 0691091595
  • Peraldi, Michel; Samson, Michel (2006), Gouverner Marseille : Enquête sur les mondes politiques marseillais, Editions La Découverte, ISBN 2-7071-4964-0
  • Busquet, Raoul (1954), Histoire de la Provence des origines à la révolution française, Éditions Jeanne Lafitte, ISBN 2-86276-319-5
  • Attard-Marainchi, Marie-Françoise; Échinard, Pierre; Jordi, Jean-Jacques; Lopez, Renée; Sayad, Abdelmalek; Témime, Émile (2007), Migrance – histoires des migrations à Marseille, Éditions Jeanne Laffitte, ISBN 978-2-86276-450-4, single book comprising 4 separate volumes: La préhistoire de la migration (1482-1830); L'expansion marseillaise et «l'invasion italienne» (1830-1918); Le cosomopolitisme de l'entre-deux-guerres (1919-1945); Le choc de la décolonisation (1945-1990).

Chú thích

Liên kết ngoài


Bạn có thể tham khảo nội dung bài này trong Wikipedia tiếng Pháp để có thêm thông tin mở rộng cho bài này. Nếu bạn không biết tiếng Pháp, có thể dùng công cụ dịch, như Google Dịch.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire