samedi 20 juillet 2013

Y phục phụ nữ- Le Mur Nguyễn Cát Tường



 Video buổi trình diễn y phục phụ nữ do Hoạ Sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu (SBTN).
Đây là một trong chuỗi sinh hoạt " Triển Lãm và Hội Thảo báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn" được tổ chức tại Little Saigon trong hai ngày 6,7 tháng 7 năm 2013.

Buổi trình diễn y phục phụ nữ do Hoạ Sĩ Cát Tường vẽ kiểu được tổ chức tại phòng thu hình của đài TH/ SBTN vào tối 6/7/2013....




với 2 MC duyên dáng Mai Phương, Hồng Tước đều là cựu nữ sinh Trưng Vương và MC Diệu Quyên của đài truyền hình SBTN. 

Có thêm nhiều chi tiết về Họa Sĩ Cát Tường qua phần nói chuyện của Ông Nguyễn Trọng Hiền con trai của nhà HS tài hoa này.

http://trungvuong6370.blogspot.com.au/2013/07/lich-su-chiec-ao-dai-viet-nam.html 

Mời qúy vị, các  bạn xem video chính thức của SBTN,
-------------------------------------------------------------------------------


Thiên An/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) - Lần đầu tiên, hậu duệ họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, người cách tân tà áo dài Việt Nam, tổ chức buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang may theo các thiết kế xưa của ông, có tên “Y Phục Phụ Nữ Tân Thời,” tại studio thu hình đài truyền hình SBTN, Garden Grove, vào tối Thứ Bảy, 6 Tháng Bảy.

Các mẫu áo dài Le Mur thập niên 1940. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
“Chúng tôi rất vui vì đây là buổi trình diễn từ thiết kế Le Mur đầu tiên trên thế giới,” ông Nguyễn Trọng Hiền, người con thứ của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và cũng là người tổ chức buổi trình diễn, cho biết.
Trang phục được may theo các kiễu vẽ, các bức hình cổ, và theo các bài viết luận về thời trang của cố họa sĩ để lại trước khi ông biệt tích vào năm 1946. Sau nhiều thập niên tìm kiếm, công trình sưu tầm y phục Le Mur vừa thu thập thêm một số thông tin quý từ những nguồn lưu trữ ở Úc và Nhật.
Có mặt trong buổi thu hình là thân nhân nhiều đời gia đình ông Le Mur Nguyễn Cát Tường, nhiều tên tuổi lớn trong các lĩnh vực văn hóa, và những người có liên quan đến các tờ báo đầu tiên của Việt Nam như Phong Hóa, Ngày Nay, và Tự Lực Văn Đoàn. Chung quanh họ là gần 200 khán giả đến ngồi kín studio từ rất sớm.
Trên sân khấu, các cựu nữ sinh trường Trưng Vương khoác lên mình những tà áo dài tha thướt, độc đáo của thập niên 1930, 1940 và 1950. Phía sau họ, màn hình hiện lên những bức hình trắng đen các mẫu thiết kế cổ, và những dòng tiểu sử của người họa sĩ đã gắn liền tên tuổi ông với văn hóa và thời trang Việt Nam.
Áo cổ bèo đặc trưng của thiết kế Le Mur. Phía sau là thiết kế của chính ông. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

Ông Nguyễn Cát Tường sinh năm 1911 tại Sơn Tây. Ông tốt nghiệp ngành mỹ thuật trường Mỹ Thuật Đông Dương. Trong thời gian cộng tác với tuần báo Phong Hóa, ông phụ trách mục “Vẻ Đẹp Xin Tặng Các Bà Các Cô,” vẽ các mẫu y phục mới cho phụ nữ Việt, trong đó có các tà áo dài từ tứ thân, ngũ thân được cách tân chỉ còn hai vạt dài. Ông cũng thêm các chi tiết khác như cổ bèo, tay ngắn, đi với giày cao. Ông gọi tên thiết kế của mình là Le Mur, nghĩa là “Tường” trong tiếng Pháp.
Mẫu thiết kế của ông tạo tiếng vang lớn. Tuy vậy, vì quá mới mẻ đến mức vừa bị thành phần Nho giáo phản đối, vừa được cho là bất khả thi, chính người họa sĩ đã phải hướng dẫn cách cắt, may. Ông hợp tác với hiệu dệt Cự Chung ở phố Hàng Bông để bán ra thị trường những áo Le Mur đầu tiên. Y phục Le Mur, những tà áo dài gọn gàng, cá tính, từ đó được phổ biến từ Bắc chí Nam, từ nữ sinh đến các quý bà đều mặc.
Theo thông tin của hậu duệ của họa sĩ, những người hầu hết hiện ở California, ông Nguyễn Cát Tường biệt tích vào năm 1946. Khi về nhà lấy thuốc cho người vợ đang có mang, ông bị dân quân bắt.
Buổi trình diễn thời trang được chia làm năm phần, đan xen với những bài hát man mác gợi nhớ Hà Nội xưa.
Áo dài Xuân -Hạ -Thu -Đông theo thiết kế Le Mur. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

Y phục xuất hiện đầu tiên trên sân khấu là tà áo ngũ thân của những năm 1900, trước giai đoạn Le Mur. Áo nâu đất, người mẫu cầm nón quai thao, thắt dây xà tích, đi dép mũi cong.
Y phục Le Mur nối tiếp ngay sau đó. Mẫu thiết kế vào năm 1934 được đặt song song với chiếc áo ngũ thân, cho thấy sự cách tân táo bạo của người cố họa sĩ trên tay áo ngắn tới khuỷu tay, hai tà áo phía trước ngắn hơn phía sau, cổ nhún bèo.
Phần một chỉ với hai chiếc áo trên, vừa tương phản tân cổ, vừa đồng điệu dịu dàng làm thướt tha vóc dáng phụ nữ Việt.
Phần hai là những mẫu “áo Tây” của Le Mur. Chất liệu vải mềm như vải áo dài. Áo quần đồng màu. Áo tay ngắn, quần ống loe đặc trưng cho cái tên Le Mur.
Phần ba là “Pyjama mặc ngoài bãi bể” và “Mấy mẫu áo cánh mặc trong nhà” được may từ các mẫu vẽ trên tờ Phong Hóa khi xưa, vẫn bằng chất liệu lụa, phin, màu nhã nhặn.
Phần bốn là thời trang áo dài Xuân-Hạ-Thu-Đông, cũng là điểm chính của chương trình. Họa sĩ Le Mur khi xưa không chỉ chú ý về mặt mỹ thuật, mà còn hướng dẫn sử dụng tà áo dài theo thời tiết, theo dáng vóc mỗi cá nhân cho đúng mực thước của phụ nữ Việt Nam.
Phần cuối có lẽ là phần mang lại nhiều thú vị nhất, với hai chiếc áo dài cưới bằng ren trắng, một được may theo đúng hình cưới của họa sĩ Le Mur và vợ, một được may theo bức hình cũ của một cô dâu diện áo Le Mur.
Giữa các phần trình diễn, hình ảnh và tư liệu về cuộc đời của họa sĩ Le Mur hiện lên trên tấm phông của sân khấu. Khán giả được biết rõ hơn về quá trình biến các mẫu thiết kế áo dài, từ những kiễu vẽ trên tờ Phong Hóa, trở thành hiện tượng thời trang của cả nước thời bấy giờ. Những khó khăn mà ông gặp phải những ngày đầu, và những ngày cuối đời trong thời loạn lạc cũng được kể lại chi tiết.
Mười bốn “người mẫu” cựu nữ sinh Trưng Vương đưa ông Nguyễn Trọng Hiền tiến ra chào khán giả, khép lại một chương trình văn hóa ý nghĩa. Từ phía khán giả, những bó hoa rực rỡ và tràng pháo tay như không dứt được dành tặng cho ban tổ chức hiện diện trên sân khấu.

Ông Nguyễn Trọng Hiền, con thứ của họa sĩ Le Mur và là người tổ chức buổi trình diễn, cùng các "người mẫu" chào khán giả. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

Ông Nguyễn Trọng Hiền nói với nhật báo Người Việt: “Chúng tôi rất vui vì đây là buổi trình diễn từ thiết kế Le Mur đầu tiên trên thế giới. Các tài liệu vừa tìm được đã chứng minh ông không phải ‘thợ may’ hay ‘lai Tây,’ mà ông thực sự yêu nền y phục Việt Nam, làm đủ mọi phương cách giúp cho phụ nữ mình đẹp hơn.”
Ông Hiền cũng lấy dẫn chứng qua việc cha ông chọn người mẫu không chỉ đẹp mà còn phải có tri thức, ví dụ như Luật Sư Nguyễn Thị Hậu, sau này là nữ thị trưởng thành phố Đà Lạt.
Cô Lê Bảo Sơn, trưởng nhóm trình diễn của Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, chia sẻ: “Ngày xưa nhờ có y phục Le Mur mà nữ sinh chúng tôi sau này theo đó mặc áo dài đi học. Nhiều kỷ niệm lắm. Hôm nay được khoác lên các kiểu áo của mẹ mình ngày xưa, tôi rất hãnh diện và cảm động.”
Cô cũng cho biết quá trình nhóm chuẩn bị mất khoảng ba tháng, một phần chi phí “tự bỏ ra may vì tình yêu với y phục Le Mur năm xưa,” một phần do gia đình người cố họa sĩ yểm trợ. Về buổi trình diễn tại studio của SBTN, cô Bảo Sơn nói đài “tận tình giúp đỡ kỹ thuật.”
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài SBTN, cho biết: “Chúng tôi hân hạnh đóng góp một bàn tay vào chương trình để cùng giúp bảo tồn văn hóa Việt Nam.”
Từ phía sau hội trường cùng nhân viên kỹ thuật, nhạc sĩ Trúc Hồ nói buổi trình diễn bộ sưu tập “Y Phục Phụ Nữ Tân Thời” sẽ được SBTN chiếu trong hai tuần tới, khoảng 20 Tháng Bảy.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cát Tường (hoạ sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cát Tường (19121946) tên thật là Nguyễn Cát Tường, bút danh là Lemur Cát Tường (nghĩa tiếng Hán: Cát Tường là điềm lànhtiếng Pháp: le murbức tường), là một hoạ sĩ Việt Nam.

Ông sinh tại Sơn Tây[1]

Sự nghiệp

Học vấn

Năm 1928, Cát Tường trúng tuyển vào khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1933 [2].

Những cải tiến cho áo dài

Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài đã “biến thiên”, được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Do học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Cát Tường cùng với nhóm Tự lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Ông đề ra phương châm: "Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước".
"Le Mur" là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài "Le Mur" theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo "Le Mur" của Cát Tường dần không còn phổ biến như trước [3].

Mất tích

Tháng 12 năm 1946, tình hình ở Hà Nội rối ren khi quân Pháp đang trở lại miền Bắc Việt Nam. Cả nước trên đà thực hiện kháng chiến, dân Hà Nội được lệnh tản cư. Gia đình Cát Tường dời về làng Tràng Cát, tỉnh Hà Ðông.
Ngày 17 tháng 12 năm 1946, Cát Tường trở về nhà để lấy thuốc men, quần áo cho các con và người vợ sắp tới ngày sinh. Ông đã bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích [2].

Chú thích

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire