mardi 31 décembre 2013

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (phim hay)


Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi". Loạt phim ngắn này đã được thực hiện đầy tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực.
Phạm Anh sưu tầm
 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI
 

lundi 30 décembre 2013

LY TRÀ CHANH VÀ TRIẾT LÝ HẠNH PHÚC

 
LY TRÀ CHANH VÀ TRIẾT LÝ HẠNH PHÚC    

Một đôi trai gái đang cãi nhau trong một tiệm cà phê và không muốn nhường nhịn nhau. Chàng thanh niên bỏ đi trong giận dữ, trong khi cô gái vẫn ở lại, một mình, khóc lóc. Cô bực dọc quấy ly trà lạnh. Cô dùng muỗng sắt chà mạnh vào miếng chanh có nhiều vỏ. Miếng chanh có vỏ bị chà vào thành ly quá mạnh, nên tiết nước đắng vào trong trà của cô.

Cô gái nói với người bán mang cho cô một ly trà với chanh nhưng không có vỏ. Người bán nhìn cô gái nhưng không nói gì cả. Anh ta lấy ly trà chanh nghiền nát và thay một ly trà chanh có vỏ.
 
Cô gái nóng giận nói với người bán "Tôi nói với anh là bỏ vỏ đi. Không hiểu tôi nói gì sao?".
 
Người bán hàng với cặp mắt sáng, nhìn cô gái thật bình tỉnh và nói "Ðừng nóng giận. Sau một lát, vỏ chanh sẽ bị nước ngấm hết mà. Tất cả vị đắng đã tan trong trà và sẽ làm nước trà trong lại và rất ngọt. Có phải cô muốn như thế không? Ðừng nóng giận. Chờ chừng 3 phút thì mùi chanh sẽ tan vào trong ly trà. Nếu không, cô sẽ làm ly trà thành ly trà đắng".
 
Cô gái chưng hửng và cảm động. Cô ta nhìn thẳng vào đôi mắt người bán hàng và hỏi "Vậy thì, cần bao lâu để lấy hết mùi vị từ lát chanh?". Người bán hàng mỉm cười nói "Mười hai tiếng, lát chanh sẽ hoàn toàn phát hết mùi vị của nó. Sau mười hai tiếng, cô sẽ có một ly trà chanh tuyệt diệu, nếu cô có thể đợi trong mười hai tiếng".
 
Người bán hàng ngừng một chút rồi nói tiếp:
 " Không phải chỉ có trà, nhưng cũng là cách để trừ hết những muộn phiền trong đời sống. Nếu cô kiên nhẫn và chịu đựng trong 12 tiếng, cô sẽ thấy nhiều việc không đến nỗi tồi tệ như cô nghĩ đâu ".
 
Cô gái hỏi "Có phải bạn cho tôi ám hiệu không?".
 
Người bán hàng mỉm cười :" Tôi đang chỉ cho cô cách làm một ly trà chanh. Ðó cũng là cách sống một cuộc đời đẹp đẽ ".
 
Cô gái nhìn ngắm ly trà chanh và suy nghĩ. Sau đó, cô gái về nhà và cố pha một ly trà chanh. Cô ta lặng thinh ngắm những lát chanh trong ly trà và kiên nhẫn chờ kết quả. Cô ta thấy những lát chanh thở và lớn dần trong ly nước trong vắt. Cô ta cảm động, vì cô ta có thể cảm nhận được tâm hồn của lát chanh đang lớn dần và toả ra. Hơn nữa, cô ta kiên nhẫn chờ trong 12 tiếng đồng hồ. Cô ta nếm ly trà chanh và nhận thấy nó ngon nhất trên thế giới.
 
Cô gái chợt hiểu lý do tại sao trà chanh nếm rất ngon khi chanh hoàn toàn hoà tan trong ly trà. Tiếng chuông cửa chợt reo lên. Cô gái mở cửa và thấy chàng thanh niên có mặt tại đó. Anh ta ôm một bó hoa hồng rất đẹp trên tay. Anh ta thành khẩn "Em tha lỗi cho anh nhé?" 

Cô gái mỉm cười và kéo anh ta vào nhà. Cô ta mời anh ta ly trà chanh và nói "Chúng ta nên cam kết. Sau này, mặc dầu chúng ta nóng giận chừng nào, chúng ta không nên mất bình tĩnh. Chúng ta cần phải bình tĩnh và nghĩ đến ly chanh trà".
 
"Tại sao chúng ta phải nghĩ đến ly chanh trà?" Chàng thanh niên hơi khó hiểu. Cô gái trả lời "Vì chúng ta cần phải chờ trong 12 tiếng đồng hồ".
 
Từ đó, cô gái ứng dụng triết lý này trong đời sống. Cô ta có được hạnh phúc và vui vẻ như chưa từng có trước đây. Cô ta nếm những ly trà chanh tuyệt vời và một đời sống tuyệt diệu. Cô ta nhớ đến người bán hàng nói " Nếu cô cố vắt chanh vào trong trà trong 3 phút, cô sẽ thấy trà đắng và nước không trong ".
                                                                    
Ðời sống cũng như trà. Bạn phải chờ đợi kiên nhẫn và cẩn thận nếm nó. Nó sẽ đem lại những giây phút thần tiên. Tuy nhiên , đừng chờ thêm nữa. Nếu không, vị của trà chanh sẽ nhạt đi, vì nó đã làm quá lâu rồi.
 
Vì thế, trong đời sống bạn không nên chờ hay bắt người khác chờ quá lâu. Nếu không, đời sống bạn cũng phai nhạt và nhàm chán.

 
Hồng Phúc Sưu Tầm

samedi 28 décembre 2013

Hoàng Tử Và Cậu Bé Nghèo



King  Edward

29 Tháng Mười Hai
Hoàng Tử Và Cậu Bé Nghèo
 
Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề "Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đau. Đồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên Đàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta... Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: "Này là Mình Ta...".
Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Đức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.
Chén cơm trong ngày

vendredi 27 décembre 2013

Tâm-tình của những nghệ-sĩ ASIA​ đối với ca nhạc sĩ Việt Dũng

*********************************************************************************

Các bài viết liên quan về Việt Dzũng:
Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi
Nghệ sĩ Việt Dzũng
Việt Dzũng là nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo...nhưng không phải a
Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống
“Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”
Việt Dzũng - Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
NHỮNG SAI LẦM VÀ BÍ ẨN BÊN TRONG BÀI BÁO "VIỆT DZŨNG - GÃ GĂ
Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng, 'biểu tượng tự do, nhân quyền, và côn
Đêm Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Việt Dzũng (SBTN)
SBTN & Ca nhạc sĩ Asia tưởng niệm Việt Dzũng:
Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Việt Dzũng 1958: Ca nhạc sĩ Asia
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng
Hình Ảnh Việt Dzũng 6-1997: MC Đón Đức Đạt Lai Lạt M
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng, 'biểu tượng tự do, nhân quyền, và côn
Nguyễn Mạnh Kym: Việt Dzũng, một đời Hướng đạo
Nhà Báo Việt Dzũng
Việt Dzũng và tôi
Nguyễn Mạnh Kym: Việt Dzũng, một đời Hướng đạo
Việt Dzũng đi rồi, hiệu ứng cánh Chim Lửa “Firebird” ở lại!
Việt Dzũng : bỏ thuốc lá thì đời mất một niềm vui.
Việt Dzũng : bỏ thuốc lá thì đời mất một niềm vui.
Công Giáo Việt Nam kêu gọi cầu nguyện cho Việt Dzũng
Chương Trình Lễ Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Phân Ưu của Cộng Đồng Nguời Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Việt Dzũng là nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo...nhưng không phải a
“Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”
Việt Dzũng - Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống
Tất cả báo trong nước đều không đưa tin Việt Dzũng qua đời
Thông Báo "Tang Lễ" của Việt Dzũng
Xin Chút Yên Lành Trong Giấc Ngủ...
MC Nam Lộc nói rõ hơn về vấn đề “Phủ Cờ” trong tang lễ nhạc
LỄ TRAO CỜ CHO THÂN MẪU VIỆT DŨNG TRƯỚC
Việt Dzũng, niềm thương nhớ khôn nguôi
Hàng ngàn đồng hương dự lễ tưởng niệm và vinh danh Nhạc sĩ V
Việt Dzũng chết, nhưng tinh thần và khí phách anh vẫn sống
Cái chết của Việt Dzũng
Từ những góc khuất, Việt Dzũng
Trực tiếp (Live): Lễ an táng Nhạc sĩ Việt Dzũng
Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũn



Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũng

Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế.

TS: Sáng nay, rất đông đảo đồng hương và đại diện chính quyền của các thành phố ở Orange County, đã đến tham dự tang lễ của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Tang lễ của anh là một sự kiện rất đặc biệt, cho thấy cộng đồng Việt Nam thương mến anh thế nào. Số người tham dự đông đến mức khiến cô Julie - xướng ngôn viên đài truyền hình Little Sài Gòn - đã so sánh với “đám tang của một tổng thống.”
Và sáng nay, tại tang lễ, MC Nam Lộc đã đọc điếu văn bằng tiếng Việt và xướng ngôn viên truyền hình Mỹ – cô Leyna Nguyễn – đã chuyển dịch sang tiếng Mỹ.
Kính mời qúy độc giả đọc bài Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũng.

BBT nhật báo Cali Today

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vị trưởng thượng, đại diện các cơ quan đoàn thể, quý thân hào, nhân sĩ, quý vị đồng hương cùng toàn thể tang quyến đang có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng ngậm ngùi chia tay và tiễn đưa một người con, một người chồng, một người anh, một người em, một người bạn và cũng là một nghệ sĩ của tự do, một nhà truyền thông đầy tâm huyết, cùng là một chiến hữu đồng hành với toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới, đến nơi an nghỉ cuối cùng sau gần 40 năm miệt mài tranh đấu để dành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam.
Zoom in (real dimensions: 1024 x 576)Image


Kính thưa quý vị, 2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian. Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi: Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ?

Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là “kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Image


Kính thưa quý vị, Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt, chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới.
Image


Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng, hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh của đài Little Saigon Radio. Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi.

Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.

Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là: “Oan ức, không cần biện bạch”.

Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức, hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua, đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em.

Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng, Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên, cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em.

Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”.

Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.

Vĩnh biệt Việt Dzũng .

3604 tách cà phê "vẽ" bức tranh Mona Lisa



3604 tách cà phê "vẽ" bức tranh Mona Lisa: Một tác phẩm nghệ thuật đầy óc sáng tạo
TB sưu tầm
************************************************** 
Mona Lisa In The Street Of Sydney, Australia .....

Bet you will never be able to
figure out how this was achieved. 


3,604 cups of coffee which have been made into a giant
Mona Lisa painting in Sydney , Australia .
The 3,604 cups  of coffee
were each filled with different amounts
of milk to create the different tones and shades !

Quả dưa hấu hình trái tim

 
Quả dưa hấu hình trái tim 

***

Ðể tạo ra được quả dưa hấu hình trái tim, lão nông Hiroichi Kimura đã trải qua vô số đêm không ngủ, dành thời gian nghiên cứu các tài liệu cấy ghép cây trồng. Chắc hẳn những quả dưa hấu tròn hay vuông có xuất xứ từ Nhật Bản đã không quá xa lạ với chúng ta nhưng quả dưa hấu hình trái tim có lẽ là một trong những thực phẩm độc đáo nhất, một lần nữa đánh dấu thương hiệu của xứ phù tang.

Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 1
Mẻ dưa hấu hình trái tim đầu tiên trên thế giới.

Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng ông nông dân Hiroichi Kimura sống tại thành phố Kumamoto cũng đã cấy ghép thành công loại dưa hấu mang biểu tượng của tình yêu.


Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 2
Ông Hiroichi Kimura đã dành nhiều thời gian và công sức để sản xuất ra loại dưa hấu "tình yêu" này.


Vỏ dưa cứng và có màu xanh bắt mắt đã là điều khiến người nông dân tận tụy cảm thấy hài lòng nhưng vị ngọt mát của dưa hấu trái tim còn khiến ông bất ngờ hơn so với những gì đã tưởng tượng.


Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 3
Vị dưa ngọt mát hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu của người sản xuất.


Trước kia, ông Kimura vốn chỉ trồng dưa hấu tròn thông thường. Nhưng bỗng một ngày, ông Kimura nảy ra ý tưởng về loại dưa hấu hình trái tim. Trí tò mò bắt đầu thôi thúc ông và kể từ đó, người nông dân bắt tay vào dự án sáng tạo độc đáo.


Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 4
Dụng cụ hỗ trợ sản xuất do lão nông Kimura sáng tạo ra.

Ðể đi đến đích, ông Kimura đã phải dành rất nhiều thời gian vào nghiên cứu tài liệu về cấy ghép, gieo trồng, điều kiện đất đai, độ ẩm, nhiệt độ cũng như trải qua vô số lần thất bại.

Mặc dù dưa hấu trái tim đã đem lại thành công vang dội cho lão nông Kimura nhưng ông vẫn đang nuôi dưỡng ý tưởng trồng thêm nhiều loại dưa mang hình thù kỳ lạ khác trong tương lai.


Quả dưa hấu hình trái tim tuyệt đẹp đầu tiên trên thế giới 5
Ông Kimura muốn đem tới cho người tiêu dùng những nông phẩm chất lượng nhất.

"Tôi muốn các khách hàng của mình được thưởng thức những của ngon vật lạ", ông Kimura cho biết.


***
Mai Đoàn sưu tầm

jeudi 26 décembre 2013

Ông Già Noel




26 Tháng Mười Hai
Ông Già Noel
 
Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Virginia đã viết cho tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: Ông già Noel có thật không?
Vài ngày sau, trên một quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau:"Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các bạn của cháu bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia yêu dấu, tất cả mọi trí khôn của loài người, dù là của trẻ em, dù là của người lớn, tất cả đều nhỏ bé. Trong cái vũ trụ bao la này, con người chỉ là một con kiến nhỏ bé.
Virginia ạ, ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại nhờ đó cuộc sống của cháu trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có những tâm hồn ngây thơ trong trắng của những trẻ thơ như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có một niềm tin của trẻ thơ như cháu thì không có một áng văn, một dòng thơ nào có thể làm cho cuộc sống của chúng ta đáng sống nữa. Không có một niềm tin của trẻ thơ thì ánh sáng vĩnh cửu đang lấp đầy thế giới cũng sẽ tắt dần.
Virginia, nếu cháu không còn tin ở ông già Noel nữa, thì cháu cũng chẳng còn tin ở chuyện thần tiên nữa. Có thể cháu sẽ yêu cầu bố cho người ngồi canh ở lò sưởi, ở cuối giường để bắt cho được ông già Noel... Nhưng dù cháu không bắt được ông già Noel đi nữa, điều đó ý nghĩa gì? Chưa có ai thấy ông già Noel, nhưng cũng không ai chứng minh được là không có ông già Noel. Những điều có thực nhất trong thế giới của chúng ta đó là những điều mà trẻ con và ngay cả người lớn cũng chưa từng thấy.
Cháu đã bao giờ thấy các nàng tiên nhảy múa trên thảm cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa. Nhưng có ai chứng thực được các nàng tiên không có không? Không ai có thể có khái niệm hay tưởng tượng được bao điều kỳ diệu chưa thấy hoặc không thể thấy được trong thế giới của chúng ta.
Chỉ có Đức Tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới chúng ta.
Nhờ ơn Chúa, ông già Noel vẫn sống và tiếp tục sống, cháu Virginia ạ. Ông già Noel sẽ tiếp tục làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc".
Lá thư gửi cho cô bé Virginia trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người.
Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già Noel của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.
Giáng Sinh là ngày của nhi đồng do đó cũng là lễ của hòa bình. Một em bé sinh ra là một hy vọng mới chớm nở. Hy vọng là tên mới của hòa bình. Còn hy vọng là còn muốn xây dựng. Xây dựng trên mầm sống đã đành mà còn xây dựng trên những đổ vỡ, mất mát.
Qua Hài Nhi Giêsu, tất cả các em bé trên thế giới đang nhắn gửi đến từng người trong chúng ta niềm hy vọng vào thiện chí của con người. Hòa bình là hoa quả của hy vọng. Còn tin nơi con người, chúng ta còn có thể xây dựng hòa bình.

dimanche 22 décembre 2013

Sinh Hoạt trong Mùa Vọng (KĐ)



Nàng “Tuyết” đã đến thăm Sherbrooke từ giữa tháng 11, tuy còn hơi sớm nhưng nàng  thấy chung quanh đây đồi núi, sông hồ, phong cảnh khá nên thơ, vui quá nàng bèn “quyết định” ở lại luôn dù cho đến hôm nay 21-12 Canada mới chính thức sang Đông, cũng vì lý do đó mà sân nhà tôi lớp Tuyết cũng phải dầy hơn 30 cm gần đầu gối.


21-12-2013 (ngày đầu mùa đông)


  
Thời gian sao cứ qua vùn vụt, mới hôm 1-12 vừa vào Mùa Vọng tôi gởi “meo” chúc bạn bè vào Mùa này được nhiều niềm vui tràn đầy ơn lành mà nay chỉ còn có vài “do do” là sẽ đến ngày Chúa Hài Đồng giáng thế. Không khí Giáng Sinh hiện diện khắp nơi, vì vào mùa này nhất là về đêm, đèn được thắp sáng với  đủ sắc màu trên các cây thông, nhà nhà thiên hạ chịu khó giăng đèn trang hoàng, nào là vòng nguyệt quế, sao chổi, xe ông Santa Claus với đầy những gói quà to nhỏ gói cẩn thận trông thật đẹp mắt.




trong sân tối 21-12-2013 

Từ mấy tuần nay, cuối tuần nào cũng có những sinh hoạt đặc biệt, chủ nhật cuối tháng 11, cô cháu ngoại được tham dự một vai trò trong phần Phúc Âm của  thánh lễ “Chúa Kitô Vua vũ trụ” nên chúng tôi đến họ đạo của các cháu để xem sự đóng góp  của cháu trong ngày lễ đặc biệt này, ca đoàn nơi này lựa những bài thánh ca rất hay, ngắn và sống động thích ứng cho lứa tuổi của các cháu, hợp với tinh thần thánh lễ cho Gia đình.




Hai thứ bảy sau đó cuối tuần nào cũng được mời dự đám cưới của các anh chị đồng hương, có anh chị  tuy không quen thân lắm nhưng trong tinh thần anh em trong đạo Công giáo, anh chị cũng không có người thân đến tham dự nên gia đình KĐ cùng một số các anh chị có đạo, các sơ ở Sherbrooke  đã nhận lời mời góp phần trong Thánh Lễ và luôn thể chụp hình kỷ niệm cho anh chị để ghi  dấu ngày được kết hợp trước mặt Chúa. Buổi lễ tuy đơn giản nhưng thật thân tình, Đoan Tuấn rất vui đã đóng góp được chút ít trong ngày vui của đôi tân hôn này, cầu chúc cho anh chị được trăm năm hạnh phúc.

Ngoài sinh hoạt nhà thờ, bận rộn lo tập hát chuẩn bị cho mini concert tối 24, party với ca đoàn, với bạn bè, nơi sở làm, việc ăn uống ngủ nghê không còn điều độ, hơi thất thường, làm cho cơ thể chưa theo kịp với sự thay đổi, huyết áp bắt đầu lên xuống yo yo, chắc phải để ý kỹ lưỡng hơn những món lạ, không nên thử, phải  nghe ngóng câu trả lời của 'bao tử' nhiều hơn, để cho đừng bị 'surprise effect', mong  trở lại các sinh hoạt bình thường. Trên 60t rồi, thân thể bắt đầu hay nhạy cảm với những sinh hoạt khác thường nhật, chỉ cần hơi thay đổi một chút là nó báo động ngay.

Lúc này tuy khá bận bịu, lo sửa soạn tiếp đón các con cháu và đại gia đình vào dip Lễ Giáng Sinh nhất là cậu lớn Anh Tú mới được dịp về thăm gia đình  sau 5 tháng làm việc bên Singapour. Tuy cũng hơi bị stress, nhưng KĐ thấy vui và mong cho Giáng Sinh  đến thật nhanh để  gia đình được đoàn tụ, có dịp hàn huyên chia sẻ với nhau về những vui buồn trong cuộc sống, anh chị em và các con cháu  nhân dịp họp mặt này cũng sẽ có cuộc chơi Bingo và giải nhất năm nay ai trúng sẽ được trở thành “Triệu Phú” (tiền VN) , năm ngoái KĐ khá hên nên trúng được Mini ipad.



 chuẩn bị Noel


Giáng Sinh cận kề, là mùa của họp mặt, của chia xẻ với các người đơn lẻ, nghèo    khó, xin thương chúc các bạn và gia đình những giây phút thật đầm ấm bên  nhau và được tràn ơn lành, sức khỏe, bình an, hạnh phúc.


KIM ĐOAN

Mùa Vọng Sherbrooke 21-12-2013


.

. .

samedi 21 décembre 2013

Ca nhạc sĩ- MC- nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi” 20-12-2013


Việt Dũng

Phùng Năng Trần

Ca Nhac Si Viet Dzung

  1. 1

    Thề Không Phản Bội Quê Hương - trích trong Hùng Ca Sử Việt - ASIA 2011

    by vietvungvinh 64,175 views
    Trình bày: Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, Việt Dzũn…
  2. 2

    Một Chút Quà Cho Quê Hương _ Việt Dzũng - Trung Tâm Asia

    by Nathalie89618 22,521 views
    Tác Phẩm : Một Chút Quà Cho Quê Hương
    Ca Nhạc Sĩ : Việt Dzũng …
  3. 4

    Tinh Ca Cho Nguyen Thi Sai Gon - Viet Dzung- NNS (HD)

    by Phung Nang Tran 6,783 views
    PPS Link : http://www.box.com/s/18406327e4d9d1a807aa
    New Version : http://www.box.com/s/6f501721eac3e560be47
  4. 5

    Ngày đó - Việt Dzũng

    by Anh Tran 376 views
    Tuy khong phai la mot ca si chuyen nghiep nhung chang MC Viet Dzung voi chat giong ngot ngao truyen cam cua minh, anh da lam say dam nhieu thinh gia voi loi h…
  5. 8

    Chieu Vang - Viet Dzung

    by kirby672 10,198 views
    Chieu Vang
    Performer Viet Dzung
  6. 9

    Đường Chúng Ta Đi -Anh Việt Thu -Việt Dzũng & Nguyệt Ánh -NNS (Super HD)

    by Phung Nang Tran 2,293 views
    PLAYLIST LINK : http://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVYUNEDONzKS­K665bX9c9ox…
  7. 10

    Hoa Hồng Việt Nam, nhạc Việt Dzũng thơ Nguyễn Thị Thanh Bình

    by viet dzung 2,387 views
    Bài hát viết tặng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang bị cầm tù vì chống Trung Quốc.
  8. 14

    Tinh Nhu Cay Ca Rem

    by tranthaolan 884 views
    tinh nhu cay ca rem
  9. 15

    Lời Kinh Đêm - Ý Lan

    by Van Hung Nguyen 964 views
    Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dàị…
  10. 16

    Co nhung chuyen tinh khong la tram nam da nhat yen

    by Viet Bat-Man 469 views
    http://www.mpautopart.com/1998-2000-Volvo-S70-V70-Old-Style-­Bracket-Bumper-Right-Passenger-Side-Front-_p_4255.html http://www.mpautopart.com/-1998-2000
  11. 17

    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2

    by mythsandmasks 653 views
    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2 

    ************************************************************************* 


    Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi”

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ
    Cali Today NewsTheo tin chính thức từ bệnh viện, ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng nay, ngày 20 tháng 12 năm 2013.

    Sáng nay Việt Dzũng ở nhà một mình, anh yêu cầu vợ anh đi làm trước và anh sẽ đến bệnh viện một mình vì chỉ hẹn với bác sĩ vào lúc 10 giờ sáng nay. Đến lúc 9 giờ 44 phút sáng, anh đã gọi cho bên cứu bệnh viện (emergency call). Khi xe cấp cứu đến nhà, Việt Dzũng đã gục ngã ngay tại cửa sau khi mở cửa. Nhà cấp cứu đã cố sức cứu chữa nhưng không kịp nữa, Việt Dzũng đã vĩnh viễn ra đi.

    Tin tức sáng nay về cái chết của ca nhạc sĩ đấu tranh Việt Dzũng truyền đi như một làn sóng mạnh. Nghê Lữ gọi cho biết. Nhạc sĩ Nam Lộc gọi cho biết. Cụ thân sinh của anh Thiện Thành cũng gọi cho biết... Trên email thì tràn ngập tin Việt Dzũng ra đi với bao thương tiếc. Mọi người đều tiếc nuối khi nghe một ca nhạc sĩ dòng nhạc đấu tranh một cách tài hoa là Việt Dzũng đã qua đời.

    Zoom in (real dimensions: 864 x 486)Image Nhạc sĩ Nam Lộc bên Việt Dzung giờ phút lâm chung. Photo: Calitoday

    Với Việt Dzũng, có lẽ không cần phải viết dài dòng về sự nghiệp, về âm nhạc, về đấu tranh. 39 năm qua, cả một cuộc đời, anh đã tận hiến cho cộng đồng và cho đất nước.

    Anh qua đời vì bệnh tim vào lúc 11:15 sáng nay tại Fountain Valley Medical Center, miền Nam California.
    Hệ thống truyền thông Cali Today xin chân thành chia buồn với gia đình.

    Image
    Photo Courtesy: lytuongnguoiviet


    Việt Dzũng qua Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    - Việt Dzũng: Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
    - Sinh 1958 tại Sài Gòn
    - Mất 12/20/2013, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ
    - Thể loại: nhạc hải ngoại
    - Ca khúc tiêu biểu: Một chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm
    Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.



    TIỂU SỬ & SỰ NGHIỆP

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.
    Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
    Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam. Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

    Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng, ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc. Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions
    Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở California. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio, bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

    Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia.

    Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại Nam California (Hoa Kỳ) như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. đấu tranh cho nhân quyền trong nước, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

    TÁC PHẨM ÂM NHẠC TIÊU BIỂU:

    Bên đời hiu quạnh
    Bài tango cuối cùng
    Có những cuộc tình không là trăm năm
    Dấu chân của biển
    Giòng cuồng lưu
    Hát cho người dân oan
    Khóc ru đời trinh nữ
    Lời kinh đêm; ý thơ Mãn Thuận
    Một chút quà cho quê hương
    Mời em về
    Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
    Ngày con về
    Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
    Tình như cây cà-Rem
    Thung lũng chim bay
    Và em hãy nói yêu anh
    Băng và đĩa nhạc
    Anh vẫn còn thương
    Bên bờ đại dương
    Bên em đang có ta
    Hát cho Tự do
    Hùng ca quật khởi
    Lên đường
    Mình ơi, đưa em về quê hương
    Quê hương và em


    NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG VỪA QUA ĐỜI

    Theo tin từ thân hữu miền Nam California cho biết , và có sự phối kiểm của phóng viên Nghê Lữ, nhà báo Huỳng Lương Thiện thì ca nhạc sĩ, xướng ngôn viên Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 am sáng nay ngày 20 tháng 12, 2013 tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.vì một cơn đau tim.

    Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Thân phụ là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, di tản từ năm 1975, định cư tại California.

    Người ta biết đến Việt Dzũng như là MC cho các chương trình ca nhạc, Trung tâm Asia, là xướng ngôn viên và người thành lập đài phát thanh Radio Bolsa, là hưng ca viên của nhóm Hưng Ca Việt Nam tại Nam CA,
    là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, một nhạc phẩm được hát và nghe nhiều nhất là “Chút Quà Cho Quê Hương” qua giọng ca Khánh Ly.

    Bên cạnh nghề nghiệp, Việt Dzũng là người tham dự rất nhiều trong các sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh chống cộng, xuống đường tham dự các cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam, cùng với ca sĩ Nguyệt Ánh xuất hiện trong các cuộc xuống đường như là một đôi song ca chống cộng.

    Trong đời sống thường nhật, Việt Dzũng có nhiều bạn, trong đấu tranh anh có nhiều kẻ chống phá. Sự ra đi đột ngột của ông là một mất mát lớn cho những phong trào đấu tranh của người Việt hải ngoại. Những đồng nghiệp của anh trong ngành truyền thông, báo chí tại Bắc California cho biết có dự định sẽ tổ chức một đêm văn nghệ dành riêng để tưởng nhớ Việt Dzũng vào một ngày rất gần.


    Tưởng cũng nên biết thêm, trong tháng 12 nầy giới yêu văn nghệ đã liên tiếp mất đi hai nhạc sĩ: Nhạc Sĩ Huỳnh Anh ( tác giả Mưa Rừng) vừa qua đời tại San Francisco vào ngày thứ Sáu 13/12/3013 nhạc sĩ Huỳnh Anh, tác giả của Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Lạnh trọn đêm mưa, Thuở ấy có em, Mừng nắng xuân về, Tình chỉ Đẹp Khi Còn Dang Dở, Rừng lá thay chưa, Biết nói gì đây... vừa qua đời tại một bệnh viện thuộc thành phố San Francisco lúc 3:00pm ngày 13/12/2013.

    Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ, là con của nghệ sĩ Sáu Tửng, một trong những người chơi đàn kìm nổi tiếng của cải lương miền Nam. Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt (Tuyên Đức). Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho các đoàn cải lương, phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines.

    Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, piano, tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng nhóm một ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới năm 1975, sau đó cùng gia đình sang Mỹ định cư sinh sống bằng nghề lái Taxi.

    Huỳnh Anh sáng tác khoảng 20 nhạc phẩm, nhưng nhạc phẩm nào cũng được đón nhận nồng nhiệt cho đến ngày hôm nay. Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh: Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên với có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga, và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.

    Tại San Fransisco, và San Jose trong anh em, thân hữu gần gủi, ông là anh Ba hoặc là anh Ba Mưa Rừng. Những năm gần đây ông thường xuất hiện với bạn bè, thân hũu tại san Jose. Khi cùng bạn bè họp mặt, ông thích uống rượu Martell hoặc Hennessy.


    (Nguyễn Dương tổng hợp)

    *************************************************************************
    Nghệ sĩ Việt Dzũng
    Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.


    Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.

     Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.

    Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.

    Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..


     Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.



    Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.


    Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

    Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.
    Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
    Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.

     Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
    Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.
     Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.
     Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.
    Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
    Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
    Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.

    Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
    Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.
    Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.
    Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. 

    Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.
    Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…
    Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.radiobolsa.com/)
    Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.
    Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).
    Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
    Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
     
     Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.


    Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp.


    Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.




     Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi …. Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.


    Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …


    Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).


     Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.

    Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.

    Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.

     Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng

    *************************************************************************

    Nam Lộc nói về sự ra đi của nhạc sĩ Việt Dzũng

    Kính thưa quý anh chị và các bạn. Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quý anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:






    "Tấm ảnh cuối cùng của hai anh em chúng tôi" - Nam Lộc và Việt Dzũng 



    Dĩ nhiên sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa. Tuy nhiên tôi thương anh ít hơn là thương những người quý mến anh còn ở lại trên cõi đời này, trong đó có tôi. Mặc dù đã phải ra đi ở độ tuổi còn trẻ, nhưng suốt hơn 50 năm qua, Việt Dzũng đã sống thật trọn vẹn và thật ầy đủ với những gì anh muốn làm cùng những điều anh muốn thực hiện. Sống với lý tưởng, với lương tâm và đem tâm sức cùng tài năng của mình để phục vụ cuộc đời.


    Vì sức khỏe không được tốt cho nên Việt Dzũng cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những điều bất trắc có thể xẩy ra. Và có lẽ cũng vì thế nên khi có những biến chuyển về bệnh trạng, anh đã ra đi thật nhanh chóng, thật thản nhiên, chỉ để lại bao đau đớn, xót xa cho những người thương mến anh đang còn sống. Điển hình là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tin về sự ra đi của anh được loan truyền đã gây sự xúc động và bàng hoàng cho rất nhiều người. Hầu như điện thoại, text và email của tôi đã tràn ngập lời nhắn của những người thân hoặc những người chưa bao giờ tôi quen biết. Quý vị đã gọi từ khắp mọi nơi trên thế giới kể cả từ VN với những lời chia sẻ, nhắn gửi chân thành và những giọt nước mắt thiết tha dành cho Việt Dzũng.      

    Một trong những điều may mắn và hân hạnh trong cuộc đời của tôi, là được đứng bên cạnh một người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ và quý mến từ bao năm qua cũng như được hoạt động cùng anh trong nhiều lãnh vực. Nếu không có Việt Dzũng ở bên cạnh, nếu không có Việt Dzũng cố vấn, an ủi, khuyến khích thì chắc tôi đã không hoàn thành được những gì mà mình muốn và đã thực hiện.

    Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh. Tôi chỉ buồn một điều là từ nay sẽ không còn ai chọc phá mình trên sân khấu hay trước mặt khán thính giả nữa. Thằng em tôi nó đang ngủ thật bình yên!

    Nam Lộc, December 21, 2013
    Một mùa Giáng Sinh buồn!



    PS: ... và bài trả lời đài phát thanh BBC buổi sáng hôm nay:







    'Trái tim vì tự do đã ngừng đập'


    Nhạc sỹ Nam Lộc điểm lại những đóng góp cho nghệ thuật và cộng đồng ngưởi Việt ở hải ngoại của nhạc sỹ Việt Dzũng, người vừa qua đời ở Mỹ.
    Việt Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc', theo nhạc sỹ Nam Lộc, đồng nghiệp và thân hữu của người nhạc sỹ, ca sỹ vừa qua đời hôm 20/12/2013 ở Mỹ.



    Theo ông Nam Lộc, Việt Dzũng (1958-2013) chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.

    "Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao...", nhạc sỹ chia sẻ cảm xúc từ Hoa Kỳ.

    "Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền,

    "Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,

    "Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," ông nói với BBC hôm 21/12/2013.