Các nhà nghiên cứu Mỹ đã trồng thành công 20 cây tự phát sáng trong bóng tối, có thể được sử dụng như đèn chiếu sáng ở các con đường trong tương lai.
Cây phát sáng trong điều kiện ánh sáng thường (trái) và cây phát sáng trong bóng tối (phải). Ảnh: Bioglow
|
Cây phát sáng còn được gọi là Starlight Avatar. Để tạo ra loại cây phát sáng này, các nhà nghiên cứu cấy thêm gene từ vi khuẩn phát quang sinh học vào hệ gene lục lạp của cây Nicotiana alata, một loài họ hàng với cây thuốc lá được trồng trong nhà.
Theo nhóm nghiên cứu, loài cây này sẽ phát ánh sáng xanh khi được đặt
trong bóng đêm. Các cây sẽ phát sáng trong suốt vòng đời, khoảng từ hai
đến ba tháng. Vì được tạo ra bằng phương pháp riêng, nên khả năng phát
sáng không thể truyền từ cây này sang cây khác bằng cách cho thụ phấn.
Mục tiêu phát triển ban đầu của loại cây này là nhằm cung cấp ánh sáng
cho các căn phòng vào buổi tối, góp phần giảm tải nhu cầu sử dụng điện
năng. Popsi cho hay, khi được phát triển khả năng phát sáng
mạnh và đưa vào ứng dụng trong tương lai, các cây phát sáng sẽ là nguồn
cung cấp ánh sáng ổn định ở các con đường trong thành phố. Đây được coi
là giải pháp làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch
hay điện năng.
Starlight Avatar được nghiên cứu và phát triển từ năm 2010. Đến nay,
các nhà nghiên cứu đã trồng thử nghiệm thành công 20 cây phát sáng.
Những cây này sẽ được bán đấu giá trong thời gian tới.
Thùy Linh
Nguồn
********************************************************************************
Cây phát sáng có thể thay thế đèn đường
Cảnh tượng những cây phát sáng hai bên đường sẽ không chỉ xuất hiện trong các phim viễn tưởng nhờ một nghiên cứu tại Mỹ.
Việc cấy luciferase vào cây cối có thể khiến chúng phát quang. Ảnh: Discovery.
|
Antony
Evans, chủ của một doanh nghiệp công nghệ tại Mỹ, cùng nhà sinh học
Omri Amirav-Drory và chuyên gia thực vật Kyle Tayler quyết tâm tạo ra
một loại cây phát ra ánh sáng mạnh trong dự án mang tên Glowing Plant.
Họ sử dụng luciferase, một loại protein có khả năng phá vỡ cấu trúc của
nhiên liệu để tạo ánh sáng, Discovery đưa tin.
"Quá trình phá vỡ cấu trúc nhiên liệu của luciferase
rất hiệu quả vì nó không tạo ra nhiệt", nhà sinh học Omri Amirav-Drory
phát biểu.
Luciferase giúp đom đóm, nấm và một số vi khuẩn phát
sáng. Cấy luciferase vào thực vật là quá trình tương đối phức tạp. Do
thực vật lấy năng lượng trong tế bào để phát sáng nên khả năng thích
nghi của chúng sẽ giảm so với những cây khác.
Các nhà khoa học trên đảo Đài Loan từng cấy những hạt
nano vàng - còn được gọi là đèn LED sinh học - vào những cây thủy sinh
để chúng phát sáng trong nước. Họ cũng muốn những cây đó trở thành công
cụ chiếu sáng đường phố, song vẫn còn phải vượt qua một số thách thức
trước khi đạt được mong muốn. Một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học New
York cũng tạo ra những cây phát quang, song cường độ ánh sáng của chúng
khá yếu.
Minh Long
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire