13 tháng Giêng
Tiếng
Chó Sủa
Những người có chức vụ và quyền hành trong bất cứ xã
hội nào cũng thường bị chỉ trích và chống đối.
Có một nhà lãnh đạo quốc gia kia thường bị những
người đối lập tấn công và thóa mạ một cách bất công, nhưng lúc nào ông ta cũng
tỏ ra bình thản như không có gì xảy ra. Một hôm, có người bạn hỏi lý do tại sao
ông có thể tỏ ra bình tĩnh được trước không biết bao nhiêu khiêu khích của
người khác, ông đã giải thích như sau:
"Tôi đã học được bí quyết giữ bình tĩnh ngay
từ lúc nhỏ. Chúng tôi sống bên cạnh một nhà láng giềng có nuôi một con chó khó
tính. Cứ mỗi lần trăng tròn, con chó lại sủa một cách giận dữ vô căn cứ, có khi
cơn sủa của nó kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Tất cả những người xung quanh đều
tỏ ra bực bội đối với con vật khó tính ấy, chỉ trừ có người chủ của nó. Ong
không bao giờ tỏ ra bực bội, bởi vì ông ta là một người điếc.
Tất cả bí quyết của tôi nằm ở đó. Trăng sáng, con
chó sủa. Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ
sáng".
Kiên
nhẫn chịu đựng thường bị xem như một thể hiện của tính thụ động, tiêu cực. Có
người còn gọi đó là nhân đức của người nghèo. Thế nhưng, trong cuộc sống, nhất
là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến nhân đức này hơn bao giờ
hết.
Thiên
Chúa là đấng kiên nhẫn. Kiên nhẫn vẫn là nét đặc thù trong công trình sáng tạo
của Ngài. Chúng ta có biết rằng trái đất của chúng ta có bao nhiêu tuổi chưa?
Các nhà địa chất nói với chúng ta rằng trái đất đã được cấu tạo qua từng thời
kỳ kéo dài đến cả triệu triệu năm. Địa chất học quả thực là môn học của sự kiên
nhẫn của Thượng Đế. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn đối với con người. Toàn bộ
Cựu Ước là một quyển ký lục về những nhẫn nhục chịu đựng của Thiên Chúa đối với
sự yếu đuối, khờ dại cũng như hung bạo của con người. Ngài phải chờ đợi đến cả
trăm năm để cho lụt Hồng Thủy trút xuống trên con người. Ngài chờ đợi đến cả
mười năm mới trừng phạt vua Saolô.
Tân Ước lại càng cho chúng ta cảm nhận được bằng
xương thịt. Tình yêu thương nhẫn nhục, chịu đựng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy chiêm
ngắm sự nhẫn nhục của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, đối với kẻ thù của Ngài và
nhất là đối với đám đông nghèo khổ, lạc lõng. Nhưng nhất là những đau khổ, bách
hại mà chính bản thân mình gánh chịu, Chúa Giêsu chỉ biết giữ thinh lặng, thinh
lặng không phải của căm hờn, oán trách mà là của yêu mến, tha thứ cho đến cùng.
14 tháng Giêng
Xuống
Đường
Thông thường, hai chữ "Xuống Đường" gợi lên
cho chúng ta hình ảnh của những chống đối, biểu tình, đôi khi mang tính cách
bạo động trong đường phố. Nhưng cũng có những trường hợp người ta "xuống
đường" là để gặp gỡ, cảm thông với người khác, nhất là những người không
nhà không cửa, những người sống bên lề đường, những người bị đẩy ra bên lề xã
hội cách này hay cách khác: Đó là trường hợp "xuống đường" của một số
giáo dân thuộc xứ Saint Leu Gilles thuộc phận 16 của thủ đô Paris Pháp quốc.
Từ 8 năm qua,
một số giáo dân thuộc xứ trên đây đã tụ họp lại để thành lập một hiệp
hội có tên là "Giải phóng kẻ bị giam cầm". Thật ra đây không phải là
một chương trình xã hội quy tụ các nhà giáo, các cán sự xã hội để săn sóc cho
những người đầu đường xó chợ, mà chỉ là một nhóm nhỏ gồm những tín hữu chỉ muốn
xuống đường, ra khỏi bốn bức tường nhà thờ, hoặc mái ấm gia đình để đến gặp gỡ,
trò chuyện với những người đứng đường như các cô gái điếm, những người nghiện
ngập. Mục đích duy nhất của những gặp gỡ này chính là thiết lập tình thân hữu
với những người mà ai cũng ghét bỏ.
Một thanh niên thường xuyên đến gặp gỡ với những
cô gái điếm ở đường Saint Denis đã giải thích như sau: "Trước mặt Chúa,
chúng ta cũng như những cô gái điếm đứng đường, nhưng chúng ta biết rằng Chúa
yêu thương chúng ta bên kia tất cả những hành động đĩ diếm của chúng ta. Các cô
gái điếm đánh động lương tâm đang ngủ yên của chúng ta. Họ mời gọi chúng ta hãy
tự đặt vào trong cái nhìn của Chúa và đừng bao giờ kết án ai."
Mục đích
của những người xuống đường trên đây không hẳn là thuyết phục những người lầm
đường lạc lối, ăn năn hối cải và quay về với chính lộ. Tất cả cố gắng của họ
chỉ là nói với các cô gái điếm, những người nghiện ngập, những kẻ lang thang
đầu đường xó chợ rằng: Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi
người. Để bày tỏ sứ điệp ấy, những người làm công tác tông đồ này chỉ có mỗi
một động tác là lắng nghe, hỏi han với tất cả yêu thương và cảm thông.
Nếu có
một thứ hoán cải, thì chính những người trong xã hội phải là những người đầu
tiên hoán cải: hoán cải trong thái độ sống đối với người khác, hoán cải trong
cái nhìn đối với người khác. Chúa Giêsu đã từng nói: Các cô gái điếm sẽ vào
Nước Chúa trước các ngươi. Phải chăng, khi xuống đường đến với người khác, những người bị bỏ rơi
trong xã hội, chính chúng ta không là những người cải hóa cho Tin Mừng?
Chén cơm trong ngày
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire