Làm những việc mình ghét là khởi nguồn của sự hối tiếc, ân hận sau này
Trong cuốn “30 Lessons for Living: Tried and True Advice from the Wisest Americans”,
các nhà khoa học thêm một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của lời
khuyên nói trên. Họ kết luận rằng, việc lãng phí thời gian vào những
công việc bản thân không thích là nguyên nhân gây nên sự hối tiếc, bất
hạnh cho mỗi người, và chỉ khi về già, con người mới nhận thức được sự
thật ấy.
Đó là lý do vì sao nhiều người trẻ tuổi
vẫn chấp nhận làm những công việc bản thân không thích hàng ngày, hàng
giờ song không nhận ra được sự bất hạnh của bản thân.
4. Hạnh phúc không có nghĩa là có tất cả
Hạnh phúc là một cụm từ mơ hồ, vẫn có
thể nhận thức được song không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Tiền bạc,
danh vọng, trí tuệ… không phải cứ có tất cả là có hạnh phúc.
Theo các nhà khoa học, hạnh phúc đơn
giản chỉ là việc bạn có được những thứ bạn muốn và cần, dù bằng cách sử
dụng tiền bạc hay được người khác cho.
Tiền bạc...
Quyền lực....
Trí tuệ....
...không đồng nghĩa với hạnh phúc.
Mặt khác, hạnh phúc không hoàn toàn đồng nghĩa với cái được gọi là “cuộc sống có ý nghĩa”.
Người ta phát hiện rằng, những người thường “nhận” từ người khác sẽ
hạnh phúc, trong khi những người “cho” đi lại có xu hướng sở hữu “cuộc
sống có ý nghĩa”. Cả hai thứ đều quan trọng đối với con người và chúng
ta cần cân bằng chúng. Không chỉ lúc nào cũng hướng tới hạnh phúc, con
người cần biết sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Lý do là bởi “cuộc sống có ý nghĩa”
giúp chúng ta khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa
học Nhật thuộc trường ĐH Tohoku trong 7 năm trên 43.000 người trưởng
thành (40-79 tuổi) đã chứng minh điều ấy. Cụ thể, những người có Ikigai
(cuộc sống có ý nghĩa trong tiếng Nhật) sẽ sống lâu hơn những người khác
khoảng 7 năm.
5. Biết cho đi vừa phải
Ai cũng biết làm tình nguyện, giúp đỡ
những người xung quanh sẽ khiến cho bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.
Nhưng không phải ai cũng biết “liều lượng” làm tình nguyện như thế nào
để hạnh phúc nhất.
Con số được các nhà khoa học đưa ra là
100 giờ/năm, tương đương 2 giờ/tuần. Làm tình nguyện, giúp đỡ quá nhiều
sẽ gây phản tác dụng, khiến con người trở nên lo lắng và căng thẳng hơn.
Từ thập niên 1960, thống kê trên 2.000
người Úc đã chứng minh rằng, người làm tình nguyện trong khoảng 100 -
800 giờ/năm sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn những người tình nguyện quá ít
hoặc quá nhiều con số nói trên.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire