vendredi 31 octobre 2014

Bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

                                    





Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel

Giải thưởng danh giá Nobel là dịp vinh danh các nhà khoa học và những người có thành tích, đóng góp quan trọng cho không chỉ nền khoa học mà cả nền văn minh của nhân loại.
Nếu như các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới theo dõi những cái tên được đoạt giải thì các fan ẩm thực và văn hóa cũng có một lý do riêng để ngóng chờ từng mùa trao giải Nobel: bữa tiệc xa hoa Nobel Banquet được tổ chức để chiêu đãi những người đoạt giải.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 1
Lễ trao giải Nobel đầu tiên được tổ chức vào ngày 10/12/1901, theo sau đó là bữa tiệc chiêu đãi tại Grand HotelStockholm. Từ đó thành lệ mỗi năm, sau lễ trao giải, ban tổ chức cùng Hoàng Gia Thụy Điển sẽ mở một bữa tiệc chúc mừng với quy mô khổng lồ cùng danh sách khách mời danh giá đến từ khắp thế giới.
Bữa tiệc này không chỉ thu hút mối quan tâm của những người may mắn được mời đến dự mà của cả những khán giả theo dõi qua tivi hay sách báo.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 2
Hình ảnh nhà hóa học Alfred Nobel.
Được tổ chức đều đặn hàng năm trong suốt hơn một thế kỷ qua, bữa tiệc không chỉ thể hiện lòng kính trọng với người sáng lập ra giải thưởng - nhà hóa học Alfred Nobel - mà còn là đại tiệc tiêu biểu cho lịch sử ẩm thực Châu Âu trong hơn một trăm năm.
Đại tiệc này quy tụ hàng trăm quan khách tại tòa thị chính Stockholm và được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển cũng như ở nhiều quốc gia khác. Không những thế, thông tin về đại tiệc này cũng được đưa tin rộng rãi bởi nhiều kênh thông tin, báo chí.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 3
Bữa tiệc đầu tiên vào năm 1901 đã chứng kiến sự tham gia của 113 khách mời toàn nam. Vào năm 1934, với uy tín tăng cao của giải thưởng này, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc tham gia Lễ trao giải và tiệc chiêu đãi.
Chính vì thế, số lượng quan khách ngày một tăng lên - từ 113 lên con số 350 người. Ngày nay, có khoảng 1.300 người khách được mời mỗi năm. Trong đó có các thành viên học viện, chính phủ, lĩnh vực văn hóa và công nghiệp, ngoại giao đoàn và các thành viên của gia đình Hoàng Gia Thụy Điển.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 4
Hội Trường Gương (The Hall of Mirrors) tại Grand HotelStockholm được lựa chọn làm địa điểm tổ chức đại tiệc chiêu đãi trong suốt 29 năm đầu tiên.
Những bữa tiệc sau đó được chuyển đến "Gyllene Salen" hay Hội Trường Vàng (Golden Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm để phục vụ số lượng khách ngày càng lớn.
Khách sạn Grand Hotel có dịp đón tiếp khách của bữa tiệc một lần nữa vào năm 1931-1933. Nhưng sau đó, bữa tiệc đã có một vài lần chuyển địa điểm để cuối cùng cố định tại Hội Trường Xanh (Blue Hall) của Tòa Thị Chính Stockholm cho đến ngày nay.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 5
Trải qua bao nhiêu năm nhưng những buổi tiệc này vẫn duy trì truyền thống khắt khe. Khách mời nam giới buộc phải mặc lễ phục áo đuôi tôm màu đen, thắt nơ trắng.
Khách mời là nữ giới phải mặc váy đầm dạ hội dài, trừ khi mặc quốc phục của dân tộc mình. Bên cạnh đó, không ai được phép xử dụng điện thoại di động khi tham gia buổi lễ. Không ai được rời khỏi bàn tiệc khi bữa tiệc chưa kết thúc.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt   giải Nobel 6
Tổ chức thành công một buổi tiệc sang trọng phục vụ 1.300 khách mời không phải là một bài toán đơn giản với bất kỳ bếp trưởng nào. Tất cả đòi hỏi một sự chuẩn bị tỉ mỉ, đồng bộ hóa và đạt đến mức hoàn hảo. Hơn nữa, đây lại toàn những món cầu kỳ, đắt tiền và khách mời là nhiều người sang trọng.
Đội ngũ nhân viên của buổi tiệc bao gồm quản lý phục vụ, quản lý phòng tiệc, bếp trưởng, 8 phục vụ trưởng, 210 nhân viên phục vụ, 5 nhân viên rót rượu vang, 20 đầu bếp và khoảng 20 người có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 7
Danh sách mua sắm cho đại tiệc 1.300 quan khách cũng rất ấn tượng. Mỗi bữa tiệc cần đến 2.692 phần ức bồ câu, 475 đuôi tôm hùm, 100kg khoai tây, 53kg pho mát, 45 kg cá hồi hun khói... và còn nhiều hơn thế nữa những phụ liệu đi kèm.
Tất cả công tác chuẩn bị cho bữa tiệc đều được bắt đầu 3 ngày trước buổi lễ và nhân viên đều phải làm việc theo một lịch trình nghiêm ngặt.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 8
Trong những năm đầu tiên, quan khách tại bữa tiệc sẽ ngồi theo bàn được sắp xếp theo hình móng ngựa. Ngày nay, những chiếc bàn dài được xử dụng để phục vụ số lượng khách lớn, và chiếc bàn danh dự được đặt ở chính giữa phòng tiệc.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 9
Vào ngày đại tiệc, 65 chiếc bàn được xếp đúng chỗ cùng 470m khăn trải bàn. 30 người có nhiệm vụ xếp lên đó 6.730 bát đĩa bằng sứ, 5.384 chiếc cốc và 9.422 dao thìa các loại. Việc sắp đặt vị trí ngồi cũng được chăm lo cẩn thận, dù đó là bàn danh dự hay là ghế của khách bình thường như các sinh viên.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa chiêu đãi người đoạt giải Nobel 10
Mỗi bữa tiệc chiêu đãi đều có một chủ đề riêng. Điều này được thể hiện thông qua cách bài trí và các tiết mục âm nhạc cho buổi tối đó. Các loại hoa được lựa chọn để trang trí gồm có hoa Lily, hoa Lan, hoa Gladioli và hoa Hồng với những màu sắc sặc sỡ.
Những bông hoa này được mang đến từ thành phố San Remo, trung tâm nuôi trồng hoa nơi Alfred Nobel sống những ngày cuối đời của ông. Hàng năm, có hơn 23.000 bông hoa được xử dụng để trang trí tại bữa tiệc Nobel này.
Thực đơn các món ăn trong từng bữa tiệc là điểm nhấn không thể bỏ qua. Vào tháng 9 mỗi năm, 3 thực đơn khác nhau được đưa ra đề cử bởi các đầu bếp uy tín.
Sau đó, thực đơn này sẽ được làm thử và để những nhà phê bình nếm, đưa ra ý kiến. Thực đơn được chọn sẽ nằm trong vòng bí mật cho đến ngày lễ. Thực đơn được chọn để nấu cho bữa đại tiệc phải thể hiện được sự phát triển cũng như tinh hoa ẩm thực Châu Âu trong vòng hơn 100 năm qua.
Cận cảnh bữa tiệc xa hoa   chiêu đãi người đoạt giải Nobel 12
Với sự sang trọng và tinh tế, bữa đại tiệc hàng năm Nobel Banquet thực sự là một biểu hiện rõ ràng nhất của sự cao quý và uy tín của giải thưởng danh giá Nobel này.
(Nguồn: Nobel Prize, Wikipedia)
Lệ Châu chuyển

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire