mardi 28 février 2017

Manger des œufs réduirait votre risque de faire un AVC

Manger des œufs réduirait votre risque de faire un AVC



Le 7 novembre 2016.
Les œufs sont bons pour votre santé. Contrairement à l’idée reçue qui incite à en consommer avec modération pour ne pas augmenter votre taux de cholestérol, les œufs réduiraient en fait votre risque de faire un AVC.

Les œufs ne feraient pas augmenter le cholestérol

S’il a longtemps été entendu que les œufs devaient être consommés avec modération, parce qu’ils pouvaient être responsables d’une augmentation du taux de cholestérol dans le sang, cette nouvelle étude revient sur le sujet pour affirmer l’exact contraire. Des chercheurs de l’EpidStat Institut, aux États-Unis, viennent de prouver que la consommation d’un œuf par jour permettrait de réduire de 12 % le risque d’accident vasculaire cérébral.
Selon plusieurs études, qui ont été regroupées au sein de cette nouvelle méta-analyse, les œufs auraient également la vertu le limiter le risque de maladies coronariennes. « Les œufs ont beaucoup d'attributs nutritionnels positifs, y compris des antioxydants, connus pour réduire le stress oxydatif et l'inflammation. Ils sont également une excellente source de protéines, associées à une pression artérielle plus faible », note le Dr Dominik Alexander, principal auteur de l'étude.

L’œuf, à consommer sans modération

Le jaune de l’œuf est en effet riche de multiples substances recommandées pour le bon fonctionnement de l’organisme, notamment de la lutéine, de la zéaxanthine et des vitamines E, D et A.
« La vitamine E réduit le risque de futures crises cardiaques chez les personnes souffrant de maladies cardiaques et la lutéine apporte une protection contre l'obstruction des artères », notent encore les chercheurs qui recommandent la poursuite de la recherche médicale sur les vertus de cet aliment qui ne doit plus être consommé avec modération.
Vous aimerez aussi : Les œufs et la santé

Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức giáo hoàng Phanxicô “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”

Anh chị em thân mến,



Mùa Chay là một khởi đầu mới, một con đường dẫn đến mục tiêu chắc chắn là Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Kitô đối với sự chết. Mùa này thúc giục chúng ta hoán cải. Người Kitô hữu được mời gọi “hết lòng” trở về với Thiên Chúa (Joel 2,12), không chấp nhận lối sống tầm thường nhưng lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giêsu là người bạn tín trung, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về; và qua sự đợi chờ đầy nhẫn nại ấy,Người tỏ lòng sẵn sàng tha thứ cho chúng ta (x. Bài giảng, 08-01-2016).

Mùa Chay là mùa thuận lợi để đi sâu vào đời sống thiêng liêng nhờ những phương tiện thánh hoá Giáo hội đã đem đến cho chúng ta: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Nền tảng của mọi sự là lời Chúa, mà trong mùa này, chúng ta được mời gọi chuyên chăm lắng nghe và suy ngẫm. Giờ đây tôi muốn nói đến dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarô (x. Lc 16,19-31). Chúng ta hãy để câu chuyện đầy ý nghĩa này gợi hứng cho chúng ta, vì nó cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu chúng ta cần phải làm gì để có được hạnh phúc thật và được sống đời đời. Dụ ngôn ấy khuyên chúng ta thành tâm hoán cải.

1. Tha nhân là một hồng ân

Dụ ngôn bắt đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Người nghèo được mô tả chi tiết hơn: người ấy thật tồi tàn và không đủ sức để đứng lên. Nằm trước cửa nhà người giàu có, anh ăn những vụn bánh từ bàn của người ấy rơi xuống. Thân thể anh đầy lở loét và mấy con chó đến liếm những vết thương của anh (x. cc 20-21). Một bức tranh về nỗi khốn cùng; vẽ nên một con người hèn hạ và đáng thương.

Cảnh tượng ấy lại còn ấn tượng hơn nếu chúng ta để ý đến tên của người nghèo là Lazarô: một cái tên đầy hứa hẹn, có nghĩa là Chúa cứu giúp. Như thế nhân vật này không vô danh. Tính cách của anh được mô tả rõ ràng và anh xuất hiện như một cá nhân với câu chuyện của riêng mình. Mặc dù thực tế ông nhà giàu không nhìn thấy anh, nhưng chúng ta nhìn thấy và biết anh như một người quen thuộc. Anh trở thành một khuôn mặt, và do đó, một hồng ân, một kho tàng vô giá, một con người mà Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù hoàn cảnh cụ thể của anh hệt như một kẻ bị ruồng bỏ (x. Bài giảng, ngày 08 Tháng 1 2016).
Lazarô dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Mối tương quan thích đáng với mọi người là nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Ngay cả người nghèo nằm ở cửa nhà người giàu chẳng phải là điều phiền toái, nhưng là lời kêu gọi hoán cải và thay đổi. Dụ ngôn trước hết mời gọi chúng ta mở cửa lòng mình cho người khác vì mỗi người là một hồng ân, dù đó là người láng giềng của chúng ta hay một người bần cùng vô danh. Mùa Chay là mùa thuận lợi để mở cửa cho tất cả những ai túng thiếu và nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi họ.

Mỗi người chúng ta đều gặp những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc đời mà chúng ta gặp là một hồng ân đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở mắt để đón nhận và yêu thương sự sống, đặc biệt khi sự sống ấy yếu đuối và dễ bị tổn thương. Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận những gì Phúc Âm nói với chúng ta về người giàu có.

2. Tội làm cho chúng ta ra mù loà

Dụ ngôn cực tả những điều trái ngược về người giàu có (x. c. 19). Không như anh nghèo Lazarô, ông không có một cái tên; mà chỉ đơn giản được gọi là “một người giàu có”. Sự hào nhoáng của ông ở nơi những y phục lộng lẫy đắt tiền. Vải điều thậm chí còn quý hơn cả vàng và bạc, và do đó chỉ dành cho các vị thần (x. Gr 10,9) và vua chúa (x. Tl 8,26), còn vải lanh mịn dành cho một một nhân vật gần như thần thánh. Rõ ràng người ấy đã phô trương sự giàu có của mình, và ngày nào cũng thế: “ngày ngày yến tiệc linh đình” (c. 19). Ở nơi ông, chúng ta có thể có một thoáng nhìn bi đát về sự đồi bại của tội lỗi, diễn tiến qua ba giai đoạn kế tiếp: lòng ham mê tiền bạc, sự hư ảo và thói tự đắc (x. Bài giảng, ngày 20-09-2013).

Thánh Tông đồ Phaolô nói với chúng ta rằng “lòng ham mê tiền bạc là cội rễ sinh ra mọi điều ác” (1 Tim 6,10). Đây là nguyên nhân chính của sự đồi bại và là nguồn gốc của ghen tị, xung đột và nghi ngờ. Đồng tiền có thể đi đến thống trị chúng ta, đến mức trở thành một thần tượng độc tài (x. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì là một công cụ giúp chúng ta làm điều thiện và bày tỏ tình liên đới với người khác, tiền bạc lại có thể trói buộc chúng ta và cả thế giới vào một thứ luận lý ích kỷ chẳng còn chỗ cho tình yêu và cản trở hoà bình.

Rồi dụ ngôn cho thấy thói tham lam của người đàn ông giàu có làm cho ông ta thành hư ảo. Tính cách của ông thể hiện qua vẻ bên ngoài, qua việc tỏ cho người khác thấy ông có thể làm được những gì. Nhưng cái vỏ bên ngoài của ông chỉ che đậy một sự trống rỗng nội tâm. Cuộc sống của ông là một tù nhân cho cái vẻ bên ngoài, cho những khía cạnh hời hợt và phù du nhất củahiện hữu (x. nt. 62).

Bậc thấp nhất của sự suy thoái đạo đức này là thói tự đắc. Người giàu có phục sức như một vị vua và hành xử như một vị thần, mà quên rằng ông chỉ là người sẽ phải chết. Đối với những kẻ bị thói ham mê của cải làm cho sa đọa, ngoài cái tôi của họ ra, chẳng có gì tồn tại. Những người xung quanh họ ở ngoài tầm mắt của họ. Hậu quả của việc gắn bó với tiền bạc là một thứ mù lòa. Người giàu có không nhìn thấy người nghèo, người đói khát, người bị thương, người nằm ở cửa nhà mình.

Nhìn vào nhân vật này, chúng ta có thể hiểu tại sao Phúc Âm quyết liệt lên án thói ham mê tiền bạc: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: hoặc ghét chủ này và yêu chủ kia, hoặc gắn bó với chủ này và khinh chê chủ nọ. Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền bạc được” (Mt 6,24).

3. Lời Chúa là một hồng ân

Đoạn Phúc Âm về người giàu có và Lazarô giúp chúng ta chuẩn bị chu đáo cho Lễ Phục sinh. Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một kinh nghiệm gần giống với kinh nghiệm của người giàu có. Khi linh mục xức tro trên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở về bụi tro”. Quả vậy, cả người giàu và người nghèo đều chết, và phần quan trọng hơn của dụ ngôn này diễn ra ở đời sau. Hai nhân vật bỗng nhiên khám phá ra rằng “chúng ta đã chẳng mang gì vào trần gian này, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1 Tm 6,7).

Chúng ta cũng thấy những gì xảy ra ở đời sau. Ở đó người giàu năn nỉ với Abraham mà ông gọi là “cha” (Lc 16,24,27), như một dấu chỉ cho thấy ông thuộc về dân Chúa. Chi tiết này làm cho cuộc đời của ông càng thêm mâu thuẫn, vì cho đến lúc này, chẳng có gì cho thấy ông có mối tương quan với Thiên Chúa. Thực tế, trong cuộc đời của ông không có chỗ nào dành cho Thiên Chúa. Vị thần duy nhất của ông là chính ông.

Người giàu có chỉ nhận ra Lazarô khi ông phải chịu những cực hình ở đời sau. Ông xin người nghèo lấy một giọt nước làm cho ông bớt đau đớn. Điều ông xin Lazarô cũng giống như điều ông có thể làm được nhưng đã chẳng bao giờ làm. Abraham nói với ông: “Cả đời con, con đã nhận được bao điều tốt lành, còn Lazarô chỉ nhận toàn điều bất hạnh. Bây giờ Lazarô được an ủi nơiđây, còn con thì phải chịu khốn khổ” (c. 25). Ở đời sau, một loại công bằng được phục hồi và những bất hạnh trong đời đượcđền bù bằng những điều tốt lành.

Dụ ngôn tiếp tục đưa ra một thông điệp cho tất cả các Kitô hữu. Người giàu xin Abraham sai Lazarô đến cảnh báo các anh em của ông còn đang sống. Nhưng Abraham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy lắng nghe các ngài” (c. 29). Và đáp lại lời phản bác của người giàu có, Abraham nói thêm: “Nếu chúng không nghe Môsê và các tiên tri, thì dù người chết sống lại chúng cũng chẳng tin” (c. 31).

Như thế đã lộ ra vấn đề thực sự của người giàu có. Gốc rễ của mọi bất hạnh của ông là không chịu nghe lời Chúa. Kết quả là ông không còn yêu mến Thiên Chúa và càng ngày càng khinh miệt người thân cận của mình. Lời Chúa thì sống động và mạnh mẽ, có khả năng biến đổi những cõi lòng và đưa chúng trở về với Chúa. Khi chúng ta đóng cửa lòng mình trước hồng ân lời Chúa, thì rốt cuộc chúng ta cũng sẽ đóng cửa lòng mình trước hồng ân là những anh chị em của chúng ta.

Anh chị em thân mến, Mùa Chay là mùa thuận lợi để đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta. Chúa là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của Tên Cám Dỗ trong bốn mươi ngày ở sa mạc, sẽ chỉ cho chúng ta con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu cũng hãy thực hiện sự đổi mới thiêng liêng này bằng cách tham gia các Chiến dịch Mùa Chay được nhiều tổ chức Giáo hội phát động tại nhiều nơi trên thế giới, để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ trong gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để nhờ tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô, chúng ta biết mở cửa lòng mình cho những ai yếu đuối và nghèo khổ. Như thế chúng ta mới có thể sống và làm chứng cho niềm vui Phục Sinh cách trọn vẹn.

PHANXICÔ

P.ANH chuyển

lundi 27 février 2017

Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su



Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su
(Suy niệm thứ tư lễ tro)

Con người vốn mang xác thịt nặng nề, là mục tiêu cho ma quỷ và dục vọng tấn công và xâu xé. Chỉ một phút yếu lòng, thiếu canh phòng là con người bị sa ngã, bị hư hỏng và ươn thối.
Vua Đa-vít vốn là một vị vua khôn ngoan, sáng suốt, tài năng đức độ được liệt vào hàng thánh vương, thế mà chỉ vì hình ảnh của một phụ nữ xinh đẹp là Bát-sê-ba lọt vào tâm trí cũng đủ làm nhà vua chao đảo, rồi sa ngã, phạm tội cướp vợ người khác và giết luôn cả người chồng là U-ri-gia, đang khi anh ta đang anh dũng chiến đấu ngoài chiến trường để bảo vệ ngai vàng của vua! (II Samuen 11)
Ngay cả Sa-lô-môn, một vị vua có tiếng là khôn ngoan vô tiền khoáng hậu, nhưng cũng vì chiều chuộng các người vợ ngoại giáo nên đã xiêu lòng theo các tà thần của dân ngoại, xây đền thờ cho họ đối diện với núi thánh Giê-su-sa-lem và đã làm sự dữ trước mắt Gia-vê (I Vua 11, 1-13).
Nói chung, dù ở bất cứ địa vị nào, đẳng cấp nào trong xã hội và tôn giáo cũng có những con người danh giá cao trọng đã phải ngã gục thảm thương và hư thối: hư thối vì lòng tham, hư thối vì những bê bối tình dục, hư thối vì lạm quyền, độc đoán…

Thân phận giòn mỏng của con người
Triết gia Platon diễn tả thân phận con người "như cỗ xe có hai ngựa kéo." Một con ngựa trắng kéo ta về đường lành, đang khi con ngựa đen luôn lôi kéo ta về điều dữ. Thế là con người luôn bị giằng co xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau.
Ngay cả thánh Phao-lô là vị tông đồ rất nhiệt thành và thánh thiện cũng cảm thấy những dục vọng đen tối làm xáo trộn tâm hồn của ngài. Ngài than thở: "Điều lành tôi muốn, tôi lại không làm; trong khi tôi lại làm những điều tôi gớm ghét …thật khốn thân tôi!” (Roma 7,16)

Thân phận con người cũng như những viên bi tròn được đặt trên những mặt phẳng nghiêng. Sức nặng của viên bi lôi kéo nó lăn xuống thế nào thì cũng chính sức nặng của xác thịt và bản năng hư hèn cũng thường xuyên lôi kéo chúng ta xuống bùn như thế.
Thân phận con người cũng như thân phận chiếc thuyền bơi ngược dòng nước, nếu không vững tay lái, không mạnh tay chèo thì vô vàn đam mê, dục vọng và tham muốn thấp hèn như những dòng nước ngược chảy xiết sẽ dìm chúng ta vào trong dòng xoáy của chúng và xô đẩy chúng ta xuống vực thẳm.

Hãy cùng chiến đấu với Chúa Giê-su 
Sống là tranh đấu. Bao lâu còn chiến đấu, con người mới có thể tồn tại như một con người. Khi ngừng chiến đấu, con người sẽ bị suy thoái và không còn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình.
Khi làm người, Chúa Giê-su cũng mang thân phận con người có xác thịt hoàn toàn y như chúng ta. Ngài cũng từng bị cám dỗ y như ta. Những cơn cám dỗ mà hôm nay chúng ta đang phải chịu thì Ngài cũng đã từng chịu, có khác là Ngài đã chiến đấu rất anh dũng, rất kiên cường, không bao giờ lùi bước trước mọi cám dỗ và thử thách. Nhờ đó Ngài luôn luôn chiến thắng và chiến thắng rất vinh quang. Thư Do-thái viết: “Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4, 15).
Lạy Chúa Giê-su,
Ý chí chúng con bạc nhược; xác thịt thì ươn hèn; trong khi đó, các đam mê tội lỗi thì mạnh như vũ bão cuồng phong… nên tự sức mình, chúng con không thể nào vượt thắng các thách thức và cám dỗ.
Vì thế, trong mùa chay nầy, xin cho chúng con tìm đến với Chúa nhiều hơn, gặp gỡ Chúa thường xuyên hơn qua việc cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận bí tích Sám hối và Thánh thể, để nhờ Chúa ban ơn trợ lực, chúng con khỏi bị ngã gục thảm thương nhưng được vững mạnh chống trả ác thần.

Linh mục Inhaxiô Trần  Ngà 

dimanche 26 février 2017

TIN TƯỞNG VÀO SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A
TIN TƯỞNG VÀO SỰ QUAN PHÒNG
CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
"Chúa đã thương bênh đỡ phù trì, Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi, vì yêu thương tôi nên Người giải thoát. " Ca nhập lễ Chúa nhật hôm nay như sợi chỉ đỏ xuyên suốt và một chìa khóa để giải thích ý định của Thiên Chúa tình thương, Ngài muốn giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc thế trần, giúp chúng ta biết "vui vẻ phục vụ không lo lắng" và mong sao "mọi việc ở trần gian luôn diễn tiến trong hòa bình trật tự, theo sự quan phòng của Chúa Cha" (x. Lời nguyện nhập lễ). Vì thế tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa là sứ điệp chính yếu trong phụng vụ lời Chúa của Chúa nhật hôm nay.
Tin tưởng vào Chúa
Để tin tưởng vào Chúa, trước hết chúng ta phải trị sự mất lòng tin của chúng ta, từ khi con rắn làm hư hỏng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người, nó ghen tị với hạnh phúc của chúng ta và hành hạ tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta kém tin vào Chúa. Lời tiên tri Isaia là một thần dược chống lại nọc độc của con rắn xưa : " Sion nói : " Chúa đã bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi ". Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư ? Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu. Lời Thiên Chúa toàn năng phán "(Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa, thật cảm động và đầy an ủi cho dân Chúa trước sự kiện thành Giêrusalem bị tàn phá và cả chúng ta ngày hôm nay nữa.
Lời mời gọi này cũng được đề cập đến trong Tin Mừng Matthêu, khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, là Ðấng thấu biết mọi điều cần thiết của chúng ta (x. Mt 6, 24-34). Chúa Giêsu dạy: " Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy." Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc "tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho". Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.
Nhưng thế giới chúng ta đang sống, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, " một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự ". Nên con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Không làm tôi của cải
Trong cuộc sống, luôn có cái lôi kéo, thậm trí cắt đứt tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giam hãm con người vào trong sợ hãi : sợ về tương lai, sợ người khác, sợ bệnh, sợ không lường trước được, sợ sự đảo ngược của số phận, vì thế chúng ta đi tìm kiếm sự an toàn, bảo đảm mọi sự, với hy vọng sẽ tìm thấy ở tiền, và tiền được cho là bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các thay đổi bất thường của cuộc sống.
Chúa Giêsu đã lấy tiền làm mô hình để áp dụng cho lòng tham, vì tiền của đề cập đến quyền lực và vinh quang theo kiểu thế gian. Tiền tự nó không phải là nguyên nhân : nếu không có tiền, cần phải đặt để một thứ khác để trao đổi, như thế sẽ tốt hơn. Điều Chúa Giêsu chỉ trích ở đây là tương quan của chúng ta với tiền : tiền là đầy tớ, hay đúng hơn là một phương tiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ, nó đã trở thành một mục đích tự thân tuyệt đối, nghĩa là một thần tượng, người ta tôn thờ nó. Và đó là lý do tại sao Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng : "Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được " (Mt 6,24): hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền Của.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi thật lòng mình : Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào ai? Nơi bản thân mình, nơi tiền bạc, hay nơi Thiên Chúa? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình làm trung tâm, và tưởng rằng tự chúng ta có thể xây dựng đời mình và rằng đời mình chỉ được hạnh phúc nếu xây trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Không phải thế. Chắc chắn của cải, tiền bạc hay quyền lực có thể đem lại cảm xúc nhưng nhất thời, ảo tưởng hạnh phúc, rốt cuộc những thứ ấy lại ám ảnh chúng ta và làm cho chúng ta cứ muốn có nhiều và nhiều thêm nữa, không bao giờ thỏa mãn. "Hãy mặc lấy Đức Kitô" và đặt tin tưởng nơi Người, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.
Chúa là nơi ta trú ẩn, là hạnh phúc của đời ta
Chúng ta còn nhớ chuyện nhà phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng : " Hồn ơi! mày có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó: Ðồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai? " Và Đức Giêsu kết luận : " Như thế đó, kẻ lo chất kho cho mình, mà không biết làm giàu nơi Thiên Chúa" ( Lc 12, 16-21 ). Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh : " Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!" (Tv 61, 2-3), người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ : " Hỡi anh em, hãy kể như niềm vui trọn hảo, khi anh em sa vòng trăm điều thử thách, bởi biết rằng: đức tin thí luyện của anh em làm nên kiên nhẫn; mà kiên nhẫn tất sinh quả phúc trọn lành, để anh em nên trọn lành, toàn bích, không thiếu sót về một sự gì." (Gc 1, 2-4).
Khi bàn về vấn đề tiền bạc, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói : "Tiền bạc cho phép chúng ta hạnh phúc và làm ra của cải trên thế giới, nhưng tiền của mà thôi không đủ mang đến hạnh phúc cho chúng ta. (...) hạnh phúc là một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng một trong những thảm kịch của thế gian này là con người không bao giờ tìm thấy, vì nó không ở chỗ con người tìm kiếm. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người" (Thư gửi các bạn trẻ trường công giáo Twickenham).
Lạy Chúa, chúng con chọn Chúa, Chúa là gia nghiệp đời con. Amen.

samedi 25 février 2017

10 điểm đến đắt đỏ nhất châu Á Thái Bình Dương

Nhật Bản là quốc gia có nhiều thành phố đắt đỏ nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, với 4 điểm đứng top 5 trong danh sách.

ECA International vừa đưa ra kết quả khảo sát về chi phí sống ở các thành phố của khu vực châu Á Thái Bình Dương, và xếp hạng 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực này.
Trong đó, thủ đô Tokyo của Nhật Bản đứng thứ nhất, nhảy vọt từ vị trí thứ 5 năm ngoái. Các vị trí tiếp theo là Yokohama, Nagoya, Osaka (Nhật Bản).
10-diem-den-dat-do-nhat-chau-a-thai-binh-duong
Sau Nhật Bản, Trung Quốc là nơi có nhiều điểm đến có giá cả đắt đỏ nhất châu Á Thái Bình Dương. Ảnh: Shanghailist.
Thành phố quán quân của năm 2015, Thượng Hải tụt xuống vị trí thứ 7 trong danh sách. Các địa điểm khác trong top 10 là Hong Kong (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc), Singapore và Busan (Hàn Quốc).
Bản khảo sát cũng đưa ra danh sách 20 thành phố đắt nhất thế giới, trong đó, Tokyo cũng giữ vị trí quán quân, theo sau là thủ đô Luanda (Anglola), Zurich (Đức), Geneva (Thụy Sĩ) và Yokohama (Nhật Bản).
ECA International là một tổ chức hàng đầu thế giới về cung cấp các giải pháp nhân sự toàn cầu. Hàng năm, tổ chức này đều tiến hành đánh giá về điều kiện sống của hơn 400 địa điểm trên toàn thế giới.
Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá và xếp hạng bao gồm: khí hậu, dịch vụ y tế, mức độ cởi mở về thông tin, mạng lưới xã hội, các phương tiện giải trí, mức độ an toàn cá nhân, cơ sở hạ tầng và sự ổn định về chính trị.
Vân Phạm

vendredi 24 février 2017

Gửi Người Em Gái – Bức Thư Tình Mùa Xuân của Đoàn Chuẩn

Gửi Người Em Gái – Bức Thư Tình Mùa Xuân của Đoàn Chuẩn


Sinh thời, Đoàn Chuẩn vẫn được biết đến như một nhạc sĩ của tình yêu. Các ca khúc về mùa thu của ông bao gồm Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Ánh trăng mùa thu… đã đi vào lòng khán giả nhiều thế hệ bởi chất trữ tình sâu lắng và mối thâm tình với quê hương, xứ sở.


 Không nằm trong những ca khúc đó nhưng cũng được khán giả biết đến và yêu thích còn có bài hát Gửi người em gái, qua sự thể hiện của nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam.
Bài hát được viết vào khoảng những năm 1954, khi đất nước trong cảnh chia hai miền Nam – Bắc. Nhiều người vì thế coi ca khúc này là ca khúc mang tính chất “chính trị” duy nhất trong cả cuộc đời “viết thơ tình bằng nhạc” của Đoàn Chuẩn. Không chỉ có thế, nếu như hầu hết tình khúc nổi tiếng của ông đều được khơi gợi cảm hứng từ mùa thu – mùa tình trong năm, trong khi Gửi người em gái lại viết về mùa xuân – mùa sum vầy, đoàn tụ.


Nghe thêm về Đoàn Chuẩn
Sau này, qua những lời kể lại, người yêu nhạc mới biết Gửi người em gái có một số phận khá thăng trầm. Theo đó, bài hát ban đầu vốn có tên đầy đủ là Gửi người em gái miền Nam, được tác giả viết dành tặng riêng một người con gái ông đem lòng thương mến đã cùng gia đình vào Nam sinh sống, trong bối cảnh loạn lạc của chiến tranh.

Gui Nguoi Em Gai - Tieng hat Bao Yen




Gui Nguoi Em Gai - Bao Yen

Gửi Người Em Gái (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Bảo Yến



Nhiều giai thoại cho rằng, “bóng hồng” đó của Đoàn Chuẩn chính một trong hai danh ca Tâm Vấn hoặc Mộc Lan danh tiếng một thời. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về người con gái “tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương” này. Tuy nhiên, không ai trong hai nữ ca sĩ có xác nhận chính thức về mối tình giữa hai đầu đất nước đã đi vào bài hát.
Bản thân ca khúc đến nay cũng được biết đến với hai phiên bản khác nhau. Một phiên bản do ca sĩ Khánh Ly thể hiện trước năm 1975 và một bản được biết đến phổ biến hơn sau này, được rất nhiều các ca sĩ miền Bắc hát thành công. Về tinh thần chung, cả hai bản đều thể hiện nỗi niềm nhớ thương da diết của người con trai gửi tới người con gái phương xa, trong không khí rạo rực xuân về. Tuy nhiên, ở bản đầu (trước năm 1975), nhạc sĩ nói lên một tâm trạng khác so với bản về sau:

“Hà Nội chờ đón tết, vắng bóng người đi”
(bản về sau: “Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi”)

Hồ Gươm trong bản đầu của Đoàn Chuẩn cũng mang một nỗi niềm riêng (Hồ Gươm sao long lanh), khác hẳn với không khí hân hoan, phấn khởi của bản về sau (Hồ Gươm như say mê). Chỉ với đôi câu chữ, tinh thần của bài hát đã hoàn toàn đổi khác.



Khó có thể quy kết rằng phiên bản bâng khuâng, nhớ thương trong cô đơn, tuyệt vọng hay phiên bản háo hức, hân hoan hướng về người yêu khi mùa xuân về là chủ ý chính của tác giả. Đoàn Chuẩn lúc sinh thời cũng đã lên tiếng xác nhận bản về sau là do ông đặt bút chỉnh sửa. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bản do ca sĩ Khánh Ly thể hiện trước năm 1975 mới là bản gốc của bài hát. Sau này, do thời thế hỗn loạn, để tránh “tính chính trị” nhạy cảm, Đoàn Chuẩn đã thay đổi ít nhiều phần lời để hợp thức hóa ca khúc, hòa mình vào tinh thần chung của đất nước, của thời đại.
Mặc dù vậy, giấc mơ về “ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ” có thể là một chỉ dẫn thú vị về cách hiểu bài hát ở đây. Bởi lẽ, vào thời điểm tác giả viết ca khúc, rõ ràng ngày “giang sơn thu về một mối” còn rất xa (tận năm 1975). Nếu cho rằng đây là lời tiên đoán trước thời đại cũng không hoàn toàn sai nhưng e rằng có phần hơi gượng ép. Đặt vào hoàn cảnh “yêu xa” của tác giả, “ngày thống nhất” ở đây có lẽ nên hiểu là một giấc mơ mòn mỏi, xa vời mà người nghệ sĩ mang theo giữa mùa xuân – mùa đôi lứa sum vầy, đoàn tụ.


Theo cách ấy, chúng ta mới thấy Hồ Gươm sao long lanh, Hà Nội hoang vắng, u buồn, không người qua lại. Chính tình yêu thiếu vắng đã làm nên chất thơ, khoảng sâu lắng cho bài hát chứ không phải đất trời mùa xuân rạo rực, say mê gọi mời.
Bài hát được viết theo khúc thức ba đoạn A – B – A. Đây là hình thức phổ biến mà không chỉ Đoàn Chuẩn, rất nhiều nhạc sĩ khác như Cung Tiến, Văn Cao sử dụng trong các tình khúc của mình. Song, điểm độc đáo, mới mẻ của Gửi người em gái là trên tinh thần phương Tây hiện đại đó, tác giả thả vào một nét chấm phá bằng cặp câu lục bát:

“… Người đi trong dạ sao đành
Đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa…”

Ca khúc nhờ thế vẫn mang đậm tinh thần dân tộc và không khí Hà Nội xưa. Nhiều thế hệ người Việt xa xứ đã lắng nghe và đồng điệu với “bức thư tình” của Đoàn Chuẩn cũng bởi mối “tình xưa nghĩa cũ” mà nhạc sĩ gửi gắm trong bài hát này.


Không rộn ràng, hân hoan như các ca khúc về mùa xuân thông thường vốn thế, Gửi người em gái của cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sau nhiều năm qua đi, vẫn khiến chúng ta nao lòng trong khoảnh khắc Tết đến, xuân về.
Cảm thức về thời gian như một nỗi ám ảnh lớn đối với người nghệ sĩ đã chứng kiến những bước thăng trầm trong lịch sử. Dấu vết về sự đổi thay, phôi phai in rõ trên từng lớp ca từ của ông (lớp người đổi mới khác xưa/ đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân…). Đó là cảm thức của một trái tim nặng lòng với quá khứ, với “đường quen lối cũ” và những mối tình vượt thời gian.


Có thể nói rằng Gửi người em gái là tình khúc Đoàn Chuẩn ưu ái viết riêng về Hà Nội. Bởi chỉ có ai chứng kiến một Hà Nội hoang vắng, lặng lẽ trong những ngày đầu năm, mới hiểu được cảm giác “Hồ Gươm sao long lanh”, “Ngọc Sơn sao uy nghi” và nhận ra một Hà Nội rất tình, rất xưa dường như vẫn chưa mất hẳn, giữa dòng đời chật chội, xô bồ…

Khuyết Danh

https://www.youtube.com/watch?v=1yUyzYi2Nec



Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Đường phố vắng bóng đèn
Chạnh lòng tôi nhớ tới người em
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương,
Mắt nồng rộn ý yêu thương
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều
Ôi tình yêu
Nhưng một sớm mùa thu khép giữa trời tím ngắt
Nàng đi gót hài xanh
Người đi trong dạ sao đành
Đường xưa lối cũ ân tình nghĩa xưa
Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh khôn ai ngừng
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em giữa cầu Hiền Lương
Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay lả lơi bên hai vai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi
Đường phố vắng bóng đèn
Chạnh lòng tôi nhớ tới người em
Em tháp Rùa yêu dấu
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa
Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều
Cả tình yêu
Em nhẹ bước mà đi giữa khung trời bát ngát
Tình ta hết dở dang
Đường xưa lối ngập lá vàng
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân
Lòng anh như giấy trắng, thanh tân ép hoa tàn
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng
Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về em
Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian
Em tôi mơ, miền xưa qua hương lan
Đường phố lóa ánh đèn
Một người em gái nhớ người thương
Đường phố vắng bóng đèn
Một người anh thương nhớ chờ em

Thúy Ái sưu tầm
 Lan Nguyễn chuyển