samedi 29 avril 2017

Nước Mắt Nước Biển và Thuyền Nhân Việt -Trần Mộng Tú


Hành Trình Về Biển

Sau 42 năm - Trùng Dương và Trần Mộng Tú theo chân Thuyền Nhân trở về biển đảo Thái Bình Dương.Tất cả hình ảnh trong bài của Trùng Dương.

Nước Mắt Nước Biển và Thuyền Nhân Việt




Chiều hôm ngày 30 tháng 3. Chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan.Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, chị Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.

Chúng tôi may mắn có ba Linh Mục , Cha Nguyễn Hùng đến từ Đài Loan, cha Phạm Hồng từ Úc và Phạm Tâm ( cũng còn là Bác Sĩ Y Khoa) đến từ Houston, Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Houston, Thầy Tây Tạng Geshe Gawa đến từ Úc.
Trong nhóm còn một Bác Sĩ trẻ nữa là Kenneth Nguyễn đến từ California.

Trại Tỵ Nạn Songkla

Chuyến hành hương đầu tiên của chúng tôi, bắt đầu trở lại thăm nền trại tỵ nạn Songkla. Từ thành phố ra tới địa điểm đó khoảng một tiếng lái xe.

Xe đi ra ngoại ô qua những vùng trồng mía, xoài và rất nhiều cánh rừng trồng cây cọ (Palm) dùng cho việc thủ công nghệ. Nhà cửa giống hệt những vùng quê Việt Nam thời chưa đổi mới. Cũng nhà tôn, nhà lá, thỉnh thoảng chen vào một ngôi nhà ngói, bên cạnh bụi chuối, cây hoa sứ. Cũng những con chó trước cửa sủa bâng quơ, những con gà trống nghiêng đầu ngơ ngác, thằng bé ở trần vừa chạy vừa ngã. Chiếc xe như mang chúng tôi trở về quê xưa ngày cũ.

Chiếc xe ca chở hơn năm mươi người đậu lại, biển xanh trước mặt, nắng gắt trên đầu. Mắt mở to, mọi người xôn xao chỉ tay về phía bên phải.

- Cứ đi vào đây, hướng này đúng rồi. Sẽ thấy cái giếng.

- Cái giếng mấy năm trước tôi trở lại còn thấy, bây giờ đã bị biển xâm thực rồi. Biển đã mang thêm cát vào, đã chôn mất miệng giếng, nhưng còn cây đa. Chính nơi này là trại tạm cư cho thuyền nhân chờ được định cư ở đệ tam quốc gia. (mặc dù cây đó trông giống một cây thùy dương hơn là cây đa. Có thể họ muốn gọi như thế để có một chút hơi hướm quê nhà.)

Vùng bờ biển, nền lều trại dựng ngày trước đã được dọn sạch không còn vết tích, một con đường trải nhựa, chạy song song với biển đã như có sẵn tự bao giờ. Chúng tôi tới gốc cây đa đó, vẫn thấy dấu thờ cúng chưa cũ lắm, có bát cơm đổ nghiêng ngả, hạt cơm vừa khô, có nhang đèn vứt lăn lóc, những bức tượng đổ vỡ, những đồ thờ cúng kiểu Thái cái gẫy, cái bể.

Tú và Miếu Thờ ở Songkhla

Ba linh mục và nhà sư kêu gọi mọi người tụ họp lại cùng thay nhau đọc kinh, tụng niệm.

Nhang được thắp lên, nước mắt thi nhau ràn rụa. Tên Chúa, tên Phật được thốt trên môi mọi người, để cầu cho người chết , kẻ lưu vong. Sau phần tụng niệm cha Hồng bắt đầu giọng cho mọi người hát theo.

Giữa buổi trưa nắng chang chang, không một ngọn gió, tiếng hát của hơn năm mươi người hát vang vang như muốn át tiếng sóng biển đang đập vào bờ:

Tự Do ơi Tự Do tôi trả bằng nước mắt

Tự Do hỡi Tự Do anh trao bằng máu xương

Tự Do ơi Tự Do em trả bằng thân xác

Vì hai chữ Tự do Ta mang đời lưu vong (Nam Lộc)

Mọi người xúm lại chụp hình. Các anh, chị làm phát thanh, truyền hình bắt đầu công việc của mình. Có người đi tách ra riêng một chỗ thì thầm với biển, với dĩ vãng, với kỷ niệm.

Biển Cũ Bãi Xưa

Bao nhiêu người đã được định cư ở nơi êm ấm? Bao nhiêu xác đã trôi giạt vào bãi bờ này?

Nước mắt, nước biển, trôi đi hai hàng oan nghiệt
Tóc bạc, tóc xanh, chìm sâu một khối tủi hờn.

Tôi cúi xuống vốc lên một nắm cát, nhặt một chiếc vỏ ốc đã vỡ, quay lưng lại với biển, chân thấp chân cao, vừa đi vừa lau nước mắt.

Nơi đây cũng đã dánh dấu bao cuộc tình tỵ nạn. Gặp nhau như rong rêu giạt vào bờ, bám lấy nhau rồi lại phải buông nhau ra vì mỗi người phải đi định cư ở hai nơi khác nhau, hay người đi người vẫn ở lại ngóng trông. Tương lai là một trang giấy trắng chờ tay ai vẽ xuống.

Chúng tôi rời bãi này để tới một bờ khác.

Tha Sala và Mười Một Cô Gái Việt

Trưởng nhóm, anh Hùng Lê cất tiếng:

- Bây giờ Hùng đưa các cô chú đến thăm đền thờ Mười Một Cô.

Đó là chuyện mười một cô gái Việt, không một mảnh áo quần, bị trói cổ vào nhau, thả nổi trên biển. Xác các cô trôi tới bãi Tha Sala này, được người địa phương thương tình vớt vào chôn cất. Ai nghe cũng phải xót thương, rùng mình, uất hận.

Những nàng thiếu nữ như hoa đỏ
Một sớm theo nhau bước xuống thuyền
Hoa bỗng rơi ra từng cánh mỏng
Thả vào lòng biển máu oan khiên


Tha Sala không chỉ vớt Mười Một Cô, Tha Sala còn vớt thêm bao nhiêu cái xác trôi đơn lẻ, trôi hai ba, trôi năm bẩy, giạt vào bờ.
Người đàn bà Thái khoảng 60 tuổi, gia đình hiện sống trên bãi đã lập một miếu thờ cho những vong linh này. Mỗi ngày bà mang ra miếu một bát cơm trắng, một chén nước lạnh và mấy cây nhang.
Đây là câu chuyện của bà: Khi gia đình bà tới ở trên bãi này thì vẫn còn rất hoang vu. Họ đào đất dựng nhà, chạm phải nguyên một chiếc thuyền chôn sâu trong cát. Họ tin là thuyền của người vượt biển bị đắm, sóng đánh vào và cát phủ lên. Bà cũng theo người lớn tuổi hơn ra biển mỗi lần có xác giạt vào. Khi đó tuổi của bà, khoảng tuổi các cô con gái Việt này. Gia đình bà dựng một ngôi đền nhỏ thờ vong linh của thuyền nhân và mười một cô gái. Chiếc thuyền cứ thế để nguyên trước cửa đền. Theo năm tháng, biển xâm thực và bão tố, ngôi đền chỉ còn lại cái nền vỡ và cái thuyền chỉ còn lại một mảnh ván dài, nhưng bà vẫn cơm trắng, nước lạnh và thắp nhang mỗi ngày.

Người Việt bị người Thái giết, thì cũng chính người Thái thờ cúng những oan hồn người Việt. Có phải đó là sự đền bù của đất trời không?

Hùng Lê và Mảnh Thuyền Cùng Khóc

Sau Tha Sala, chúng tôi được đưa tới một địa điểm gần bờ biển phía lên đảo Koh Kra.
Nơi dừng chân là chùa Wat Samphreak, trong chùa còn có một ngôi trường Tiểu Học. Tối hôm đó chúng tôi được ngủ lại trong chùa. Chúng tôi trải chiếu của nhà chùa, nằm bình an trong chánh điện, dưới chân những tượng Phật. Tôi trăn trở vì nóng, vì muỗi hay vì câu chuyện thương tâm của mười một cô gái bất hạnh. Nghe nói tuổi của các cô khoảng từ 19 tới 23. Ôi cái tuổi tinh khôi, mơ mộng và tràn đầy ước vọng!

Biển gọi em hay em gọi biển
Sóng đang reo sao bỗng khóc gọi hồn.

Nước mắt tôi ứa ra, trái tim tôi thổn thức. Tôi thương các em, thương cha mẹ các em, thương cho dân tộc tôi quá đỗi! Chúa ở đâu? Phật ở đâu?

Lên Thuyền ra đảo Koh Kra

Bốn giờ sáng ngày mồng 1 tháng 4, từ bãi của làng chài lưới Hua Sai, thuộc Nakhar Si Thammarat, cách đảo Koh Kra 80 cây số, chúng tôi lên thuyền ra biển đi tới đó.
Trên bãi biển tiếng gọi nhau khe khẽ, tiếng chân trên cát, ánh đèn pin lóe lên, dắt tay nhau, chúng tôi leo lên những chiếc thuyền tam bản của dân đánh cá Thái Lan, thuyền không mui, chạy bằng máy đuôi tôm.

- Sao đi sớm thế?
- Giờ này biển êm, không có sóng

- Chạy bao lâu thì tới?
- Khoảng hơn 3 tiếng

Ngồi sát vào nhau, tám người một thuyền. Bắt đầu tách bờ tiến về đảo Koh Kra.
Có tiếng nói khẽ cất lên:

- Hồi đi vượt biên, chúng em đi bằng thuyền nhỏ như thế này, gọi là taxi, đưa ra ngoài có thuyền lớn hơn đón.

- Nhưng hồi đó phải ngậm miệng, không được nói, và rất sợ hãi bị bắt lại, cộng thêm nỗi sợ bão biển, sợ hải tặc và chúng em chẳng ai có áo phao mặc như thế này.

Tôi ngồi co rúm người lại, thuyền đang chạy, nước biển bắn tung tóe lên mặt, những hạt muối mặn trên môi. Trời vẫn tối chưa nhìn tỏ mặt nhau. Biển mênh mông, biển tối om, tôi bắt đầu hiểu mang máng thế nào là nỗi sợ của người vượt biển. Nếu thuyền lật bây giờ, cũng khó lòng mà tìm cứu được nhau trong bóng tối. Đây thực ra mới là vịnh chưa ra tới biển.

Thuyền Đi Trong Mù Sương

Trời dần sáng. Lên tới bãi san hô của đảo Koh Kra thì sáng hẳn. Bờ biển này không có cát, chỉ toàn những mảnh san hô, nên không thể đi chân trần được. Năm 1979 đã có tới hơn 2000 thuyền nhân bị hải tặc nhốt giam ở đây. Vợ chồng chị Vũ Thanh Thủy và anh Dương Phục cùng nhóm gần 200 người đã trốn hải tặc 21 ngày đêm ở đây. Những con thú mang hình người đã hành hạ thuyền nhân Việt ở mức độ dã man ngoài sự tưởng tượng của một đầu óc bình thường.
Hàng ngàn người đã bị hải tạc giam cầm trên đảo này, con số người chết ở đây không ai biết rõ là bao nhiêu? Bao nhiêu phụ nữ đã bị hãm hiếp, bao nhiêu người chồng, người yêu, cha mẹ, anh trai, bất lực và bất hạnh trước thảm nạn dưới tay hải tặc. Chỉ có Trời mới biết con số chính xác này.

Những cô gái nạn nhân này chịu nhiều khổ hạnh khác nhau. Có người bị bắt đi luôn không biết còn sống hay đã chết. Nếu sống, họ có còn muốn tìm về gặp lại những người thân yêu nữa hay không? Hay họ tự coi như cuộc đời cũ đã chấm hết, đã xóa tên họ. Họ đã chấp nhận sống hai đời trong một kiếp.
Có người khi được cứu đã mang thai nhưng họ can đảm không bỏ đi giọt máu oan khiên đó, nó là một phần xương thịt họ. Họ mang con đến một nơi khuất lấp, xa lánh cộng đồng Việt, không gặp những người thân và tự nuôi con. Họ là những người mẹ vượt lên trên tất cả mọi thử thách mà định mệnh đã đặt vào họ.
Có cô gái chọn nhẩy xuống biển chết thay vì bị hải tặc hiếp đáp, nhưng số phận không cho cô chết, cô sống kẹt trong một khe đá, cô đói, khát, lạnh và bị cá tôm rúc rỉa hai chân cô trong 21 ngày. Khi cứu được cô ra, người ta nhìn thấy hai ống xương chân không da thịt.
Tôi đau đớn tự hỏi: Nước mắt nào khóc rửa được những vết thương này.

Nghe bước chân mình trên đá nhọn
nghe trăm gai sắc nhói trong tim
nghe sóng biển đập vào lồng ngực
nghe em gào khóc nỗi oan khiên.

Còn bao nhiêu câu chuyện nữa chưa được kể ra. Những người sống sót không ai muốn nhắc lại ký ức đau thương ấy. Họ im lặng, lãng quên đi hay thậm chí đã mất trí nhớ sau những tai nạn khốc liệt cho cả tâm hồn và thể xác ấy.
Tác giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đã ghi lại trong hồi ký cả ngàn trang “Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển” của anh chị một phần nào những thảm cảnh trên đảo Koh Kra, những thảm cảnh mà Việt Nam và Thái Lan ngày nay đều cố tình phủ nhận và lẩn tránh. Tinh thần trách nhiệm và liêm sỉ của một quốc gia là chiếc hộp đen cả hai nước đều né tránh không muốn mở ra, nhìn lại.

Chúa Từng Mảnh Chờ Đóng Đinh

Mỗi người bắt tay vào mỗi việc. Căng lều tập thể, căng lều cá nhân. Người lo dựng tượng Phật, tượng Đức Mẹ, Thánh Giá . Chúa thì phải lắp từng mảnh vào với nhau. (Những tượng này và vật liệu cần thiết đã được anh trưởng nhóm và một vài anh mang tới trước mấy hôm.) Người lo mắc võng cá nhân, người lo treo những chiếc đèn lồng từ thân cây này sang thân cây kia. Sửa soạn sẵn cho một đêm hoa đăng trên đảo.

Chúng tôi xếp ra từ trong hộp những tấm mộ bia có khắc ghi tên tuổi thuyền nhân và những tấm khắc lời tưởng niệm (Được anh trưởng nhóm đặt mang từ Việt Nam sang), sửa soạn gắn những bia này chung quanh một bức tường tượng trưng cho khu nghĩa trang.
Buổi trưa nắng qua nhanh, Mỗi người được ăn trưa một tô mì gói, trước khi gạch, xi măng được chuyền tay nhau vác lên đồi tôn giáo. Một số người xuống tắm biển, có người leo lên thuyền trở về đất liền mua thêm vật dụng.
Công việc dựng tượng mới làm được một phần.

Buổi chiều, mọi người còn đang tất bật thì có hai chiếc thuyền tuần duyên từ đâu rẽ sóng tới, bốn năm người lính Thái có vũ trang nhẩy vào bờ. Cô bé Nhung thông ngôn thiện nguyện (sống ở Thái) được gọi ra để trả lời những câu hỏi. Lính Thái bắt chúng tôi chia ra làm hai hàng, bên nam, bên nữ. Chúng tôi vội cho người đi mời mấy vị sư Thái ( Hiện tu hành trên đảo) xuống, cắt nghĩa rõ ràng là chúng tôi đến dựng tượng và thăm mộ thân nhân. Đất Thái là đất Phật, đi đến mỗi góc đường đều có am, miếu, thờ cúng, nên người dân Thái rất nể trọng các vị sư. Họ bắt chúng tôi cầm Thông Hành của mỗi người lên ngang mặt để họ chụp hình trước khi họ xuống thuyền. Sau khi nói chuyện với các nhà sư xong họ mới chịu xuống thuyền, rời bãi.

Khi họ đi rồi, một nỗi hoang mang dậy lên trong lòng những cựu thuyền nhân: Họ nói, không ai có thể biết được hải tặc có thông đồng với lính tuần duyên hay không? Nhưng chúng ta nhờ có các sư và hiện mang thông hành ngoại quốc nên tương đối an toàn.

Buổi chiều, một cơn mưa to ập xuống, dù lều được dựng dưới những tán lá cây, nước mưa vẫn làm ướt đầm chúng tôi. Khổ nhất là công việc dựng tượng và gắn bia cho người đã chết không tiến hành được, cả những tấm ghi dòng tưởng niệm, cũng phải xếp vào thùng. Nhang đèn, gạch, xi măng, phải che chắn lại. Đêm “Hoa đăng tưởng niệm” như dự tính đã không thành.
Buổi tối vẫn còn mưa. Trong tình cảnh, dưới lưng là những mảnh san hô lớn, nhỏ, mấp mô, rồi nước chẩy vào thành từng vũng, quần áo, dày dép ướt sũng. Nhưng các anh em cũng kéo nhau ra lều tập thể hát dưới những giọt mưa.
Tiếng hát hòa đồng với tiếng mưa. Trong ánh lửa nến nhỏ nhoi xoi không tỏ mặt người, họ hát cho nhau nghe, cho hồn ma bóng quế cùng nghe.

Có hay không! Những hồn ma bóng quế đang rủ nhau cùng về ngồi trong lều với những người đồng hương của mình?

Đêm vẫn rào rào đổ mưa xuống, nhóm 8 người chúng tôi, nằm giữa một tấm bạt to, gấp đôi lại, nửa trải dưới đất, nửa căng trên đầu, buộc hai góc bạt vào hai thân cây. Frank nằm sát ngoài cùng phía bên phải lều, rồi Tú, Trâm, Nguyệt, Trùng Dương, Thủy, Phục và ngoài cùng là Cha Tâm bìa bên trái. Tội nghiệp Cha Tâm và Frank là hai người nằm ngoài bìa lều, ướt như chuột từ đầu tóc, quần áo, đến giầy dép.

Chắc chắn những nhóm khác, trong những chiếc lều nhỏ kiểu cắm trại, cũng ướt không kém gì chúng tôi. Nhưng may, sáng ra trời tạnh, phải dậy thu dọn và ra lều tập thể ngay để làm lễ liên tôn cho các vong linh trên đảo.

Lễ Cầu Siêu Trên Đảo Koh Kra
Các vị chủ tế cùng mọi người cùng quay lưng ra biển, mặt hướng về phía trong đảo, nơi có những nấm mồ của hơn 100 thuyền nhân được biết và thêm bao nhiêu mồ không được biết đích xác, được chôn vùi từ những ngày tháng đó của mấy ngàn thuyền nhân bị hải tặc lùa vào đây.

Chương trình hành lễ được Cha Tâm đề nghị, bắt đầu làm lễ với các Sư Thái đang ở đảo được mời tới cử hành đầu tiên bằng tiếng Phạn, sau đó đến Hòa Thượng Thích Huyền Việt và phần cuối là Cha Hùng, Cha Tâm Cha Hương chia nhau dâng lời nguyện.
Vừa xong hai phần về Phật Giáo, tiếng các Cha bên Công Giáo chưa cất lên thì có tiếng hốt hoảng gọi vào lều.

- Xin chấm dứt và sửa soạn ra về ngay, vì có tin báo bão sẽ tới lúc 3 giờ.

Mọi người hấp tấp đứng dậy chạy ra khỏi lều để thu dọn hành lý, riêng các Cha, Hòa Thượng và những người Công Giáo vẫn ở lại.
Cha Hùng vừa cất tiếng lên đã nghẹn ngào:

Giữa biển khơi lồng lộng gió bốn phương

Chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến tranh huynh đệ đau thương, cùng nhau về đây chiêu hồn lưu xứ.
Xin những đấng tối cao mở lòng đón nhận, vớt lên giữa bọt sóng lênh đênh những oan hồn, uổng tử.

Xin hãy mang hồn vào giấc ngủ ấm yên
Vòng tay Đức Mẹ, vòng tay Phật Bà xin hãy là những tấm khăn mềm
thấm khô ngàn máu lệ.
Chúng tôi cúi đầu gửi lời kinh tiếng kệ
Tiếng chuông tiếng mõ gọi hồn về.

Giọng Cha trầm trầm, bi thương, nghẹn ngào, Cha đọc hết bốn trang bài “Văn Tế Muộn Màng”.
Rồi các Cha thay nhau đọc tên từng người trên những mộ bia mới làm. Sóng cứ nhô cao, bão cứ tới, mọi người vẫn bình tâm với những dòng kinh nguyện.

Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời (Kinh Hòa Bình-Thánh Francis)


Chiếc lều cuối cùng được kéo xuống, gấp lại, gấp cả những giọt nước mưa còn đọng đêm qua. Tôi lấy tay quẹt trên giọt nước, nếm thấy mặn như những giọt lệ.

Những chiếc thuyền tam bản, không mui, rẽ sóng trở lại đất liền. Trời không nắng, âm u, nước biển bắn tung từng đợt lên mặt mũi, quần áo. Trưởng nhóm Hùng khóc rưng rức nhìn hòn đảo Koh Kra chìm dần vào những đám mây đen đang từ từ kéo tới. Anh khóc vì nhiệm vụ chưa hoàn tất. Chúng tôi phải mỗi người nói một câu an ủi anh, nhưng thật sự trong lòng chúng tôi cũng đang thổn thức. Mây đen kéo mỗi lúc một dầy sau lưng chúng tôi, hòn đảo như chìm từ từ xuống biển, tiếng kêu của những vong linh không vọng được lên trên tiếng sóng. Hòn đảo như biến mất, giữa kẻ chết và người sống một đường vạch dài và đen chia đôi.

Bidong và Những Ngôi Mộ Tập Thể Ở Mã Lai

Xe ca đi từ Thái Lan sang Mã Lai, mất 8 tiếng, qua những chặng đường biên giới, phải làm thủ tục nhập cảnh. Chúng tôi tới Mã Lai thì đã trời chiều.
Phụ nữ ở đây đa số mặc quốc phục nhiều màu sắc, khăn chùm đầu của họ rất đẹp, đủ màu, đủ kiểu quấn khác nhau chung quanh khuôn mặt. Bạn tha hồ ngắm mắt môi và nguyên khuôn mặt thân thiện, hay cười của họ. Hiếm hoi lắm mới thấy một vài bà đứng tuổi quấn mình kín mít trong tấm vải đen chỉ để lộ hai con mắt đủ nhìn bước chân mình. Đàn ông cũng thân thiện không kém, ông tài xế taxi hay nói về đời sống gia đình cho bạn nghe, về việc họ vẫn cầu nguyện năm lần một ngày, mỗi lần bẩy phút.

Mã Lai là nước đã nhận gần 300 ngàn người tỵ nạn Việt Nam trong hai thập niên 1975-1995. Những thuyền nhân đi trong nhóm kể lại: nạn hải tặc Mã ít hơn hải tặc Thái rất nhiều. Lính Mã ban đêm có vào trại kiếm những cô vừa mắt mang về làm vợ, không ai can thiệp được. Nhưng lính Mã không hiếp phụ nữ và giết người ngay trước mặt mình.

Mã Lai cũng là nơi có nhiều xác thuyền nhân tạt vào bờ nhất nên cũng là nơi duy nhất có nhiều mộ tập thể. Những người bạn thuyền nhân trong nhóm nói có khi thuyền gần vào tới bờ vẫn bị lật như thường, người đến trước trên bờ có thể nhìn thấy người chết chìm trước mặt mà không làm gì cứu được. Về sau được người địa phương cho biết là khúc biển gần vào đến bãi, dọc biển đó có nhiều vũng xoáy, có khi thuyền vào trúng chỗ xoáy mà không biết, gặp biển êm thì thoát, khi biển lúc đó động thì chỗ xoáy hút thuyền vào, thuyền lật, không cách nào cứu được. Đó là trường hợp của rất nhiều chiếc thuyền đã nhìn thấy bờ mà không vào được bến.

Viếng Ngôi Mộ Tập Thể Đầu Tiên Ở Kelanta

Mã cũng là quốc gia duy nhất có nhiều mộ tập thể của thuyền nhân, có đầy đủ lý lịch, vì họ chết gần bờ.

Ngôi mộ tập thể số 1 chúng tôi tới ở Balai Bachock thuộc tỉnh Kelangta, mộ đó có 46 người, trong đó có 3 em nhỏ.

Lần đầu tiên trong đời người, đứng trước một ngôi mộ tập thể. Ngôi mộ chơ vơ trên đồng đất nước người với những cái tên Việt Nam, tôi không cầm nổi lòng mình, nghe nôn nao, quặn đau trong ruột, nước mắt ràn rụa. Từ bao lâu nay chỉ nghe tiếng “Thuyền Nhân” chỉ nhìn “HìnhThuyền Nhân”, cái thương cảm đó có đấy, nhưng chỉ thoáng ngậm ngùi như vết xước ngoài da. Phải tới đó, trên một đất nước xa lạ nhìn thấy nấm mộ đó mới hiểu được tình người trong một nước nó sâu đậm đến đâu, mới hiểu rõ hai chữ “Đồng Bào” cùng một cội nguồn dân tộc với nhau. Mình bỗng chốc thấy thương dân, thương nước mình quá đỗi! Vì đâu, vì ai , vì nghiệp lực nào mà chết thảm, chết khổ, đến thế này! Cá nhân mình có lãnh một phần trách nhiệm nào trong đó không?
Nhang, nến, thắp lên, lời kinh hòa đồng, Phật, Chúa có nhìn xuống chúng sinh không?

Tôi nghĩ tới lời Sư Huyền Việt nói với tôi: Nghiệp lực làm khổ nhau. Cái khổ phải xẩy ra một lần trong cuộc đời và cái khổ vẫn tiếp tục xẩy ra.
Ngôi mộ thứ hai tại Cherang Ruku, cách nơi này không xa còn to hơn nữa, còn nhiều người hơn nữa, nó cho ta cái cảm tưởng đây là một cái nghĩa trang nhỏ chứ không phải là một nấm mồ. Mộ chôn 123 người, sau nhận thêm 5 người nữa chôn ở nơi khác được đưa về. Tổng cộng là 128 người. Những ngôi mộ tập thể đã được chôn chung như thế nào? Đây là lời kể của bà vợ ông Alcoh Wong Yahao (Sẽ nói đến vị ân nhân này sau)

“Chúng tôi xếp xác từng lớp, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Cứ một lớp xác người xếp lên một lớp khăn liệm, rồi lại tiếp một lớp xác người khác, trên cùng chúng tôi đặt một lớp ván ép, rồi xúc đất đổ lên. Thế là thành một ngôi mộ lớn.

Ngôi mộ thứ hai này và ngôi mộ thứ nhất với 46 người, cộng thêm 5 người mang tới sau, họ cùng đi với nhau trên chiếc tàu khởi hành từ Mỹ Tho, tên tàu là MT- 065, khỏi hành ngày 1 tháng 12, tới gần biển Mã Lai ngày 4 tháng 12 thì bị lật chìm. Tổng số người đi trên thuyền là 300 người.

Mộ Tổng Cộng 128 Người

Chúng tôi cúi đầu khấn nguyện Chúa, Phật, cầu xin các vong linh về chứng giám cho lòng thành của chúng tôi. Chúng tôi, những phụ nữ dựa vào vai nhau mà đẫm lệ.

Sau đó cha Tâm đề nghị mỗi người cầm nhang đi chung quanh ngôi mộ cắm xuống. Mỗi nén nhang có mang theo những giọt nước mắt.

Hỡi hồn bập bềnh trên biển
Về đây nghe lời kinh an
Trăm ngàn mảnh hồn ướt sũng
Muối nào trong lệ không tan.


Mắt Nào Không Lệ Chảy
Đừng khóc vội, tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến nấm mộ to như một nghĩa trang nhỏ này.
Trong mấy ngày hôm sau khi chúng tôi đi thăm những nghĩa trang có chôn rải rác thuyền nhân, tôi thấy xuất hiện trong đoàn một thanh niên rất trẻ, tôi hỏi chuyện làm quen, khi em giúp nắm tay tôi dắt bước qua những mô đất. Em tên là Alex Trần, 28 tuổi, em đi thăm mộ ông bà ngoại và các chú, bác, của mẹ em.Vì thời khóa biểu không trùng hợp với nhóm nên em đến chậm một đôi ngày, em phải đi thăm ông bà ngoại một mình.

- Tại sao mẹ không đi với con?
- Mẹ sợ , mẹ không dám nhìn lại.

Em nói tiếng Việt rất giỏi, rất lễ phép, chứng tỏ em được lớn lên trong một gai đình tốt. Em kể:
Gia đình của mẹ con, tất cả 18 người đi trên chiếc tàu MT-065 này. Lúc đó mẹ con là một cô bé 12 tuổi, dì của con lên 10. Khi tầu lật, họ kẹt trong khoang, dì con 10 tuổi dùng đầu đập vào cửa kính thuyền,(chắc cửa kính thuyền rất mỏng) hai chị em chui được ra bên ngoài. Cả hai chị em cùng không biết bơi, ngất xỉu. Sóng đánh họ giạt vào bờ, được cứu sống. Cả gia đình chết 13 người, còn lại 5 người trong đó có mẹ con, dì con và ba người họ hàng.

Em thơ dại sao mà em may mắn
Cả một thuyền chết hết chỉ còn em
Sau đó hai chị em được một gia đình Mỹ bảo trợ, nuôi ăn học, cho tới lúc lập gia đình. May mắn gia đình đó ở Orange County, California ngay trung tâm của người Việt nên hai cô bé đó đã vẫn giữ và nói tiếng Việt. (Khi làm mẹ, cô cũng cho con đi học tiếng Việt)

Hai chị em cô bé này quả thật trong bất hạnh có lồng may mắn. Hai cô được cha mẹ Mỹ cho đi học tiếng Việt và lớn lên với cộng đồng Việt.
Nhìn cậu thanh niên khôi ngô, đĩnh ngộ, lớn lên ở Mỹ, nói tiếng Việt rõ ràng, lễ phép trong một gia đình có hoàn cảnh như thế, tôi thấy mình không khóc được nữa. Tôi đứng sững nhìn cậu, nghe cậu kể lại câu chuyện nhiều lần (vì nhiều người hỏi). Tôi hình dung ra mẹ và dì của cậu như những viên ngọc lăn rơi xuống từ những mỏn đá cao và sắc mà không hề sây sát. Không có viên ngọc nào có thể đẹp hơn nữa.
Tôi nghĩ đến đôi ngày vừa qua, khi cậu một mình đứng trước ngôi mộ tập thể, cậu chạm tay mình lên trên tên ông bà ngoại, tôi biết chắc cậu đã khóc bằng đôi mắt của mẹ mình.

Một Mộ Bia Tập Thể Của Người Việt Trên Đất Mã Lai

Người Chủ của Những Ngôi Mộ Thuyền Nhân
Một khu nghĩa trang của người Hoa cũng ở Terengganu với những ngôi mộ xây theo hình vòng cung như cái bào thai của người mẹ (Người Hoa nói đó là tượng trưng cho ta trở về nơi ta đã từ đó ra đi) Trong nghĩa trang này có 4 khu A, B,C,D. Khu A có hơn 400 thuyền nhân được chôn ở đây. Khu B,C,D có hơn 200. Mộ chôn rải rác, khi thì một người, khi thì ba hay bốn người, tùy theo có bao nhiêu giạt vào bờ lúc đó. Có mộ thấy lên tới bảy người, mười người.

Hỏi anh Lưu Dân, một thuyền nhân ở Úc đã tổ chức tới đây nhiều lần, có gia đình nào về lại Mã Lai cải táng thân nhân đem đi không? Anh nói, có một người đã làm được. Nhưng người Mã ở thành phố này, không muốn cho người Việt đến cải táng mang đi. Họ nêu ra ba lý do:

Thứ nhất, đã chết ở Mã là người Mã.

Thứ hai, mộ ở đây lâu năm đã thành mộ bạn.
Thứ ba, nếu người Việt ai cũng cải tháng thì đâu còn ai tới thành phố này (Terengganu là một thành phố cần du khách.)
Cha Tâm mặc áo lễ, dâng bánh Thánh ngay trong nghĩa trang này.Tôi và Vũ Thanh Thủy, Ngọc Hân cùng cất tiếng hát:Chúa nhân từ xin lắng nghe linh hồn con tha thiết. Ăn năn kêu van, lậy Chúa xin dủ thương, ban xuống niềm tin ấp ủ cho tâm hồn.
Hình Cha Tâm Dâng Lễ
Nắng rát da, trời cao vời vợi, những hạt nước mắt rơi trong tiếng hát, rơi nhòe trên trang giấy hát.

Hòa Thượng Huyền Việt đã rời Thái lan sau khi ở Koh Kra về, nên anh Ngô Đức Hữu từ Úc đại diện Phật Giáo mỗi lần tới các phần mộ, anh phụ trách khấn nguyện.Tiếng Việt miền Nam của anh nhẹ nhàng, ấm áp, bài kinh anh rút ra từ đạo Ông Bà, nghe thật cảm động, xin trích một đoạn:

Cầu Thượng đế từ bi hỉ xả. Cho linh hồn ổn thoả nghe kinh. Cầu xin giảm bớt tội tình. Cho vong nhàn hạ nhẹ mình thảnh thơi. Cảnh ly biệt hỡi ôi thê thảm. Đức Thần Minh phất phưởng tràng phan. Cho hồn noi đó nhẹ nhàng. Trở về cứu vị an nhàn hưởng vui…..
Hóa Vàng Mã

Sau lễ chúng tôi đi thắp nhang trên các ngôi mộ, không phân biệt Hoa, Việt, người địa phương hay thuyền nhân. Nghi thức hóa vàng mã tiếp theo rất phong phú, các anh chị trong nhóm mua ngay tại địa phương nên mua được rất nhiều ( Theo thống kê năm 2010 Mã Lai có 19.8 % theo đạo Phật)
Chúng tôi hóa vàng xong thì xuất hiện một người đàn bà Hoa, được những người trong nhóm giới thiệu đó là bà Alice Wong, vợ của ông Alcoh Wong một vị ân nhân chôn cất gần như là hầu hết những xác thuyền nhân trôi vào bờ bãi Mã Lai.

Chân Dung Ông Wong và Bia Công Đức

Ông chính là người đã chôn cất những ngôi mộ Tập Thể, hơn thế nữa bao giờ có xác táp vào bờ là người ta đi gọi ông. Ông in ra cuốn sách The Vietnamese Boat People(VBP) along The East Coast Of Malaysia Peninsula để hướng dẫn những người đi tìm mộ thân nhân dọc theo bờ biển phía đông vùng biển Mã Lai. Vùng biển phía đông Mã Lai đối diện với mũi Cà Mâu là nơi thuyền nhân tới đông nhất và cũng chết đắm nhiều nhất.

Ông để hết thời gian của mình chỉ để lo cho những cái xác của thuyền nhân Việt Nam trôi giạt vào vùng bãi biển Mã Lai, gần nơi ông cư ngụ. Chiếc thuyền đầu tiên của người Việt tỵ nạn ông Wong được nhìn thấy vào ngày 23 tháng 11 năm 1978 đã vào gần tới bãi nhưng chưa được lên bờ. Ông nhìn thấy những khuôn mặt hốc hác, sợ hãi nhưng tràn đầy hy vọng. (Về sau ông được hội Hồng Nguyệt Red Cresent cho biết, chiếc thuyền đó đã bị lật trong khi được hướng dẫn vào bờ ngay trong cùng ngày. Cả thuyền 137 người bị chết đuối.)
Ông và những người bạn của ông ngoài việc chôn cất, còn đi tìm những phần mộ của thuyền nhân rải rác trên đất Mã đem về gần nhau.

Những nấm mộ thuyền nhân tập thể được nhìn như “Mồ vô chủ” thì trên một ý nghĩa nào đó, ông Wong chính là “Chủ”những nấm mồ này.
Cho tới khi ông mất, năm 2006 trước đó một tuần ông vào nghĩa trang thăm mộ thuyền nhân ông đã hát bài “I will follow you forever”

Nói theo nhà Phật, kiếp trước ông có nợ người Việt Nam hay chính ông là một người Việt Nam trong kiếp trước?
Tấm lòng của ông Wong đối với thuyền nhân từ năm đầu tiên 1978, khi ông nhìn thấy chiếc thuyền tị nạn 137 người kéo vào vùng vịnh Kuala Terengganu, tới năm ông qua đời 2006 là 28 năm dài.
Hai mươi tám năm đó biết bao nhiêu tình?
Viếng Tạ ở Mộ Ông Wong ( Bà Wong mặc áo đen)

Đảo Bidong và Những khu mộ.
Chúng tôi cũng tới đảo Bidong bằng thuyền. Thuyền này chạy bằng máy cao tốc và từ đất liền ra tới đảo khoảng 20 phút. Đi giữa trưa nắng gắt.


Từ năm 1975- 1991 đã có 250,000 thuyền nhân sống sót tạt thuyền vào sinh sống ở đây. Nhiều người chờ bảo lãnh có thể ở trên đảo từ hai tới bốn năm, nhiều người bị trả lại. Có người bệnh chết, có người tự tử. Họ được mang lên đỉnh đảo chôn cất.

Cầu Tàu Lên Đảo Bidong
Mộ chia ra từng khu A, B, C….Khu cho trẻ em riêng. Khu F được coi là đông nhất tới hơn 200 ngôi mộ. Chúng tôi kéo nhau lên đó. Bước thấp, bước cao, chống gậy, cầm dao, vừa leo vừa phạt cây rẽ lối. Cuối cùng cũng lên tới tấm bia có ghi 151 người (có bia mộ) Thật ra số mộ ở đây trên con số 200.

Cùng Nhau Cất Tiếng Kinh Cầu
Giữa Cây Thánh Giá

Đồi Tôn Giáo nơi trước đây có nhà thờ Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Chùa thì nay đã vừa bị phá, vừa xụp đổ theo thời gian, trông vô cùng hoang phế. Đau lòng hơn nữa những tượng Phật, tượng Đức Mẹ đều bị chém cụt đầu (vì một số người cuồng tín tin là mất đầu thì không còn linh thiêng nữa) Thánh giá Chúa thì chỉ còn dấu vết trên tường mà thôi.
Tôi và Thái hai chị em đi lang thang chung quanh đồi, Thái lo chụp hình, tôi lo…buồn. Tôi đứng trên cao nhìn mông lung bao quát bãi cát dưới chân đồi.
Nơi đây bao nhiêu người dân Việt của tôi giạt vào, giạt vào bằng thân xác còn thở được, còn hy vọng sẽ được chuyển tới một quốc gia nào đó để gây dựng lại cuộc đời cho con,cháu hay chính bản thân mình? Bao nhiêu người chỉ còn là những cái xác bập bềnh giạt vào bờ? Bao nhiêu cảnh chia ly của những mối tình vừa nhận được sau những đau thương mất mát? Bao cảnh đời uất hận bị gửi trả về nơi mình đã không sống được phải bỏ đi? Bao nhiêu người đã phải ở đây cả ba, bốn năm trong hy vọng, trong tuyệt vọng trước khi được rời nơi này?

Giang Tay Với Chúa
Biển dưới kia đang ập vào từng đợc sóng, nước mắt của mấy mươi năm về trước còn giọt nào pha trong muối đại dương?
Biển phải làm gì để giữ mãi được những giọt lệ, những tiếng khóc, tiếng cười, hy vọng và tuyệt vọng của một dân tộc luôn luôn “Đi không yên ổn, ngồi không vững vàng” ngay trên chính đất nước mình.
Chúng tôi xuống đồi để sửa soạn quay về đất liền. Xuống đến chân đồi ngoái đầu nhìn lại, một cánh bướm đen thật lớn từ trên đồi bay xuống
lượn vòng ngay sau lưng tôi. Một thoáng rùng mình, một thoáng rưng rưng, tôi dừng lại, nói thầm trong cuống họng mình. “Thôi nhé, tôi về, nhớ mãi hôm nay” Giơ tay áo lên, quẹt ngang dòng nước mắt. Cánh bướm bay mất hút lên đồi.
Sau một đêm mắc võng, chùm chăn (cho khỏi muỗi) ngủ lăn lóc trên cầu tàu, chúng tôi trở về đất liền, tiếp tục cuộc hành trình tìm mộ thuyền nhân.

Rải Rác Mộ Thuyền Nhân Dọc Đường
Trên đường sang Kuala Lumpur, trong tỉnh Dungun có hai nghĩa trang. Hai nghĩa trang này có biển trước mặt nên khi xác thuyền nhân giạt vào được vớt lên chôn ngay tại đây. Khi họ vớt được 1 xác, khi được 2,3, khi được 5,7. Có khi cả trên 10 xác vào một lúc.

Nghĩa trang thứ nhất lối vào có đền thờ với hàng chữ Tao Yan Dian Temple, có 80 ngôi mộ thuyền nhân, trong đó 38 mộ có tên. Một ngôi mộ tập thể nằm dưới gốc một cây bàng lớn, chôn trên 100 người, được khắc chung một tấm bia .Bia được Văn Khố Thuyền Nhân xây ngày 23 tháng 3 năm 2007
Dưới Gốc Cây Bàng
Những ngôi mộ trong khu thứ hai được đặt trong một nghĩa trang đặc biệt do nhà thờ Công Giáo St.Thomas trông coi. Những thân xác thuyền nhân được bao quanh bởi ba ngôi thánh đường của: Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo. Còn được gọi là Migrants Cemetery.

Những linh hồn này thật được chúc phúc an ủi biết bao!
Nhang được thắp lên, lời kinh được cất lên, nước mắt lại chẩy xuống, Chúa, Phật trên cao được mời xuống dự tiệc bi ai của nhân loại.

Mộ Trong Migrants Cemetery

Viết tới đây. Tôi tưởng tượng ra, tôi là người dân Mã Lai sống dọc theo miền đông biển Mã Lai, mỗi sáng trở dậy nghe tiếng gọi nhau ơi ới bên ngoài cánh cửa: Ra vớt xác thuyền nhân Việt đang giạt vào bờ. Không phải một xác, hai xác, mà vô số xác. Rồi cùng nhau tẩm liệm, chôn cất, có khi lập miếu thờ.
Tôi tưởng tượng ra trong những cái xác bất hạnh đó, một cái xác của chính mình.

Những cái xác của đồng bào mình (hay của chính mình) đã được những người không cùng chủng tộc xót thương, được ghi lại in thành sách (như sách của ông Wong) để sau chính những người Việt về tìm lại

Hỏi bạn còn nước mắt để khóc không?
Chôn cất cả trăm, ngàn, nấm mộ không phải là chuyện giản dị. Việc xây cất làm sao chu đáo được. Theo thời gian, mưa nắng những ngôi mộ không tồn tại được.
May mắn thay Văn Khố Thuyền Nhân của người Việt (Do ông Trần Đông, từ Úc-Sáng lập 2004), đã tới Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương trùng tu lại hầu hết những nấm mộ này. (Theo VKTN-Trong vùng Đông Nam Á có hơn 2000 nấm mộ vừa tập thể vừa cá nhân)

Tôi Đọc Tên Tôi
Hội Hồng Nguyệt ( Malaysian Red Cresent Society - Hồng Thập Tự Mã Lai) đã lưu trữ hai trăm ngàn (200,000) hồ sơ của những người sống sót. Để hôm nay những thuyền nhân trong nhóm chúng tôi đến tìm lại . Mỗi khi tìm được tên của mình hay thân nhân mình, họ òa vỡ ra cùng một lúc tiếng cười và giọt lệ:
Tôi vừa đọc tên tôi trên tấm thẻ
Có phải tôi không trên lý lịch này
Ngày tháng đó tưởng vùi chôn đáy biển
Bỗng sóng đánh vào bờ sáng hôm nay

Khi chúng tôi tới viếng hội, câu chào hỏi đầu tiên của ông Dato’ Sayed A. Rahman,Tổng Thư Ký hội Hồng Nguyệt là:“Chúng tôi không cần biết anh là người nước nào, chúng tôi chỉ biết giúp đỡ một con người.” Nghe mà ứa nước mắt.

Ông Misnan, nhân viên điều hành của hội, nói được vài câu bằng tiếng Việt rất thân tình. Đặc biệt là ông hát cho chúng tôi nghe bằng tiếng Việt, bài hát “Bài Tình Ca Cho Em” của Vũ Thành An thật hay. Hay một cách bất ngờ!

Thế gian đầy quỷ dữ, nhưng Trời cũng ban phát xuống những thiên thần cứu trợ.

Sau 42 năm nhìn lại, chúng ta có rất nhiều những trang Sử mới. Trên hết, mỗi một cái chết của thuyền nhân, của tù cải tạo, của người Quốc Gia chết cho Tự Do là một trang Sử mới được cộng vào.
Tất cả con dân Việt đều phải học Sử Việt.

San Hô, vỏ Ốc ở Songkhla, Koh Kra và Bidong ( Trong vườn Seattle-WA)

Trần mộng Tú

Ngày 20 tháng 4 năm 2017

- Viết trong cuộc hành trình về Trại Tỵ Nạn Songkhla, đảo Koh Kra và Trại Tỵ Nạn Bidong từ 30 tháng 3 tới 16 tháng 4-2017

(*)Những câu Thơ trong bài – tmt

vendredi 28 avril 2017

Summer Palace Beijing, Le Palais d'été, Di Hòa Viên 04 2017

Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu.




đây cũng có cảnh sát giữ an ninh

đường vào hoa Magnolia nở rộ


Cô wanda chờ mọi người đến để giải thích trước  khi đi tham quan






Nhìn bốn phương đều thơ mộng 






















Tower of Buddhist Incense







 
2 tour guide Sharp và Wanda 




2 bạn vào đây chụp hình lưu niêm

Hoàng hậu cười tươi còn vua sao nghiêm thế!


                                                                        




smile
anh Tuấn đứng cao nên thấy rõ hơn, zoom khỏi  bị vướng đầu người




Vạn Thọ sơn






rất đông học trò đi tham quan vì cuối tuần có ngày nghỉ dài













dọc theo long corridor có hơn 8000 bức tranh sơn thủy
nơi Thái Hậu đi dạo thư giãn 



 

chỗ nào cũng đầy người






















Au revoir




Di Hòa viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Di Hòa Viên
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Di Hòa Viên tại Bắc Kinh
Quốc giaFlag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc
KiểuVăn hóa
Hạng mụci, ii, iii
Tham khảo880
Vùng UNESCOChâu Á-Thái Bình Dương
Lịch sử công nhận
Công nhận1998 (kì thứ 22)
Di Hòa Viên (tiếng Trung: 颐和园/頤和園; bính âmYíhé Yuán), hay cung điện mùa hè - là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

Vạn Thọ Sơn nhìn từ hồ Côn Minh.

A Panorama shot taken in Winter

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.
Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa.
Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang.
Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này.
Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ, ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa... Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới.
Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu.
Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào.
Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên.
Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.
Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp.
Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc cũng như trên thế giới.

Các công trình[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình Di Hòa Viên chia làm 4 khu vực chính:


****************************



Summer Palace

From Wikipedia, the free encyclopedia
Not to be confused with Old Summer Palace.
For other uses, see Summer Palace (disambiguation).
Summer Palace
Scenery of Longevity Hill.JPG
The Summer Palace in Beijing
LocationBeijing, China
Coordinates39°59′51.00″N 116°16′8.04″ECoordinates39°59′51.00″N 116°16′8.04″E
Official name: Summer Palace, an Imperial Garden in Beijing
TypeCultural
Criteriai, ii, iii
Designated1998 (22nd session)
Reference no.880
RegionAsia-Pacific
Summer Palace
Summer Palace (Chinese characters).svg
"Summer Palace" in Simplified (top) and Traditional (bottom) Chinese characters
Simplified Chinese颐和园
Traditional Chinese頤和園
Literal meaning"Garden of Preserving Harmony"
The Summer Palace (Chinese頤和園pinyinYíhéyuán), is a vast ensemble of lakes, gardens and palaces in BeijingChina. It serves as a popular tourist destination and recreational park. Mainly dominated by Longevity Hill (万寿山萬壽山Wànshòu Shān) and Kunming Lake (昆明湖Kūnmíng Hú), it covers an expanse of 2.9 square kilometres (1.1 sq mi), three-quarters of which is water.
Longevity Hill is about 60 metres (200 feet) high and has many buildings positioned in sequence. The front hill is rich with splendid halls and pavilions, while the back hill, in sharp contrast, is quiet with natural beauty. The central Kunming Lake, covering 2.2 square kilometres (540 acres), was entirely man-made and the excavated soil was used to build Longevity Hill.
In December 1998, UNESCO included the Summer Palace on its World Heritage List. It declared the Summer Palace "a masterpiece of Chinese landscape garden design. The natural landscape of hills and open water is combined with artificial features such as pavilions, halls, palaces, temples and bridges to form a harmonious ensemble of outstanding aesthetic value".

History[edit]

Pre-Qing dynasty[edit]

The origins of the Summer Palace date back to the Jurchen-led Jin dynasty in 1153, when the fourth ruler, Wanyan Liang (r. 1150–1161), moved the Jin capital from Huining Prefecture (in present-day Acheng DistrictHarbinHeilongjiang) to Yanjing (present-day Beijing). He ordered the construction of a palace in the Fragrant Hills and Jade Spring Hill in the northwest of Beijing.
Around 1271, after the Yuan dynasty established its capital in Khanbaliq (present-day Beijing), the engineer Guo Shoujing initiated a waterworks project to direct the water from Shenshan Spring (神山泉) in Baifu Village (白浮村), Changping into the Western Lake (西湖), which would later become Kunming Lake. Guo's aim was to create a water reservoir that would ensure a stable water supply for the palace.
In 1494, the Hongzhi Emperor (r. 1487–1505) of the Ming dynasty had a Yuanjing Temple (圓靜寺) built for his wet nurse, Lady Luo, in front of Jar Hill (瓮山), which was later renamed Longevity Hill. The temple fell into disrepair over the years and was abandoned, and the area around the hill became lush with vegetation. The Zhengde Emperor (r. 1505–21), who succeeded the Hongzhi Emperor, built a palace on the banks of the Western Lake and turned the area into an imperial garden. He renamed Jar Hill, "Golden Hill" (金山) and named the lake "Golden Sea" (金海). Both the Zhengde Emperor and the Wanli Emperor (r. 1572–1620) enjoyed taking boat rides on the lake. During the reign of the Tianqi Emperor (r. 1620–27), the court eunuch Wei Zhongxian took the imperial garden as his personal property.

Qing dynasty[edit]

In the early Qing dynasty, Jar Hill served as the site for horse stables in the imperial palace. Eunuchs who committed offences were sent there to weed and cut grass.
In the beginning of the reign of the Qianlong Emperor (r. 1735-1796), many imperial gardens were built in the area around present-day Beijing's Haidian District and accordingly, water consumption increased tremendously. At the time, much of the water stored in the Western Lake came from the freshwater spring on Jade Spring Hill, while a fraction came from the Wanquan River (萬泉河). Any disruption of the water flow from Jade Spring Hill would affect the capital's water transport and water supply systems.
Around 1749, the Qianlong Emperor decided to build a palace in the vicinity of Jar Hill and the Western Lake to celebrate the 60th birthday of his mother, Empress Dowager Chongqing. In the name of improving the capital's waterworks system, he ordered the Western Lake to be expanded further west to create two more lakes, Gaoshui Lake (高水湖) and Yangshui Lake (養水湖). The three lakes served not only as a reservoir for the imperial gardens, but also a source of water for the surrounding agricultural areas. The Qianlong Emperor collectively named the three lakes "Kunming Lake" after the Kunming Pool (昆明池) constructed by Emperor Wu (r. 141–187 BCE) in the Han dynasty for the training of his navy. The earth excavated from the expansion of Kunming Lake was used to enlarge Jar Hill, which was renamed "Longevity Hill". The Summer Palace, whose construction was completed in 1764 at a cost of over 4.8 million silver taels, was first named "Qingyiyuan" (清漪園; "Gardens of Clear Ripples"").
The design of the Summer Palace was based on a legend in Chinese mythology about three divine mountains in the East Sea, namely Penglai, Fangzhang (方丈) and Yingzhou (瀛洲). The three islands in Kunming Lake – Nanhu Island (南湖島), Tuancheng Island (團城島) and Zaojiantang Island (藻鑒堂島) – were built to represent the three mountains, while the lake itself was based on a blueprint of the West Lake in Hangzhou. Besides, many architectural features in the palace were also built to resemble or imitate various attractions around China. For example: the Phoenix Pier (鳳凰墩) represented Lake Tai; the Jingming Tower (景明樓) resembled Yueyang TowerHunan; the Wangchan Pavilion (望蟾閣) resembled Yellow Crane Tower; the shopping streets were designed to imitate those in Suzhou and Yangzhou. The centrepiece of the Summer Palace was the "Great Temple of Gratitude and Longevity" (大報恩延壽寺). There was also a Long Corridor more than 700 metres long which was furnished with artistic decorations. As the palace was not equipped with facilities for long-term staying and daily administration of state affairs, the Qianlong Emperor hardly lived there and only remained there for the day whenever he visited it.
As the Qing Empire started declining after the reign of the Daoguang Emperor (r. 1820–1850), the Summer Palace gradually became more neglected and the architectural features on the three islands were ordered to be dismantled because the costs of maintenance were too high.
In 1860, the French and British looted the Summer Palace at the end of the Second Opium War and on October 18, 1860 the British burned down the nearby Old Summer Palace (Yuanmingyuan). The destruction of the palace was ordered by Lord Elgin, the British High Commissioner to China, and was undertaken in response to the torture and killing of two British envoys, a journalist for The Times, and their escorts. The destruction of large parts of the Summer Palace still evokes strong emotions among some people in China.[1]
Between 1884–95, during the reign of the Guangxu Emperor (r. 1875–1908), Empress Dowager Cixi ordered 22 million silver taels,[2] originally designated for upgrading the Qing navy (the Beiyang Fleet), to be used for reconstructing and enlarging the Summer Palace to celebrate her 60th birthday. As the funds were limited, the construction works were concentrated on the buildings in front of Longevity Hill and the dams around Kunming Lake. The Summer Palace was also given its present-day Chinese name, "Yiheyuan" (頤和園), in 1888.
In 1900, towards the end of the Boxer Rebellion, the Summer Palace suffered damages again when the forces of the Eight-Nation Alliance destroyed the imperial gardens and seized many artifacts stored in the palace. The palace was restored two years later.

Post-Qing dynasty[edit]

In 1912, following the abdication of Puyi, the Last Emperor, the Summer Palace became the private property of the former imperial family of the Qing Empire. Two years later, the Summer Palace was opened to the public and entry tickets were sold. In 1924, after Puyi was expelled from the Forbidden City by the warlord Feng Yuxiang, the Beijing municipal government took charge of administrating the Summer Palace and turned it into a public park.
After 1949, the Summer Palace briefly housed the Central Party School of the Communist Party of China. Many of Mao Zedong's friends and key figures in the Communist Party, such as Liu Yazi and Jiang Qing, also lived there. Since 1953, many major restoration and renovation works have been done on the Summer Palace, which is now open to the public as a tourist attraction and park.
In November 1998, the Summer Palace was designated a World Heritage Site by UNESCO. Towards the end of 2006, the Chinese government also started distributing commemorative coins to celebrate the Summer Palace as a cultural relic of the world.
Pictorial plan of the Summer Palace, c. 1888.

Attractions[edit]

The entire Summer Palace is centred around Longevity Hill and Kunming Lake, with the latter covering about three quarters of the area. Most of the important buildings were built along the north–south axis of Longevity Hill, which is divided into the front hill and the back hill. There are three small islands within Kunming Lake: Nanhu Island, Zaojiantang Island and Zhijingge Island. The West Dam of Kunming Lake divides the lake into two. The East Dam was constructed during the reign of the Guangxu Emperor. The attractions in the Summer Palace may be divided into six different sections or scenic areas: the Halls, Longevity Hill, Kunming Lake, the Farming and Weaving Picture Scenic Area, the Long Corridor, and the Central Axis area.
Dragon boats at Summer Palace.jpg

Front Hill[edit]

  • Eastern Palace Gate (东宫门東宮門Dōnggōngmén): The main entrance to the Summer Palace. The two bronze lions on either side of the gate are preserved from the Qianlong Emperor's time while the Cloud Dragon Steps in front of the gate are relics from the Old Summer Palace. The three Chinese characters "Yiheyuan" on the sign above the gate were written by the Guangxu Emperor.
  • Hall of Benevolence and Longevity (仁寿殿仁壽殿Rénshòudiàn): The hall where court sessions were held. It was called "Hall of Good Governance" (勤政殿) in the Qianlong Emperor's time but was given its present-day name by the Guangxu Emperor. The well north of the hall is called "Year-Prolonging Well" (延年井) while the rockery behind the hall was designed to imitate the Lion Grove Garden in Suzhou. The stalactites are relics from the Old Summer Palace.
  • Hall of Jade Billows (玉澜堂玉瀾堂Yùlántáng): Located west of the Hall of Benevolence and Longevity. It was the living quarters of the Qing emperors. The Guangxu Emperor was once confined here by Empress Dowager Cixi.
  • Yiyun Hall (宜芸馆宜芸館Yíyúnguǎn): Located north of the Hall of Jade Billows. It was originally a library in the Qianlong Emperor's time, but became the living quarters of Empress Longyu in the Guangxu Emperor's time. It housed a collection of stone carvings of calligraphy written by the Qianlong Emperor.
  • Dehe Garden (德和园德和園Déhéyuán): Houses the three-storey Great Opera Hall (大戲樓), where opera performances were staged.
  • Hall of Joy and Longevity (乐寿堂樂壽堂Lèshòutáng): The living quarters of Empress Dowager Cixi.
  • Long Corridor (长廊長廊Chángláng): Stretches from the Hall of Joy and Longevity in the east to Shizhang Pavilion in the west. The entire corridor is 728 metres long and contains artistic decorations, including paintings of famous places in China, and scenes from Chinese mythology and folktales, The Twenty-four Filial Exemplars and the Four Great Classical Novels.
  • Hall of Dispelling Clouds (排云殿排雲殿Páiyúndiàn): Situated on the centre of the central axis of Longevity Hill. Originally the Great Temple of Gratitude and Longevity (大報恩延壽寺), it was renovated in 1892 and became a place for Empress Dowager Cixi to receive guests, host grand ceremonies, and celebrate her birthday.
  • Buddhist Temple at Summer Palace.jpg
    Tower of Buddhist Incense (佛香阁佛香閣Fóxiānggé): Located right in the centre of the front hill of Longevity Mountain. The tower was originally meant to be a nine-storey Buddhist pagoda built to resemble the Yellow Crane Tower. The Qianlong Emperor ordered the construction to be stopped just after the eighth storey was built. The tower was built on a 20-metre-tall stone base, measures three stories and 41 metres in height, and is supported by eight ironwood pillars. Empress Dowager Cixi visited the tower to offer incense and pray.
  • Sea of Wisdom (智慧海Zhìhuìhǎi): Located on the peak of Longevity Hill. It was built from coloured glass and houses over 1,000 statues of Buddhist figures. It was partially damaged during the Cultural Revolution.
  • Stele of Longevity Hill and Kunming Lake (万寿山昆明湖碑萬壽山昆明湖碑Wànshòushān Kūnmínghú Bēi): Located east of the Hall of Dispelling Clouds. The stele bears six Chinese characters written by the Qianlong Emperor.
  • Pavilion of Precious Clouds (宝云阁寶雲閣Bǎoyúngé): Located west of the Tower of Buddhist Incense. It was originally called "Bronze Pavilion" (銅亭) and was built in 1755. The doors and windows were stolen by soldiers from the Eight-Nation Alliance in 1900. In the 1980s, they were purchased by overseas Chinese and donated back to the Summer Palace.
  • Stone Boat (石舫Shífǎng): The Stone Boat is 96 metres long. The original wooden boat was burnt in 1860 and has been replaced with a marble copy with western style paddle wheels.
    Marble Boat Summer Palace.jpg
  • Oriole-Listening Hall (听鹂馆聽鸝館Tīnglíguǎn): Located west of Longevity Hill. It used to be where Empress Dowager Cixi watched opera performancees. The hall is now converted into a restaurant specialising in Qing imperial cuisine.
  • Huazhongyou (画中游畫中游Huàzhōngyóu): Located west of Longevity Hill.
  • East of the Front Hill (前山东部前山東部Qiánshān Dōngbù): Has many pavilions and halls.
  • West of the Front Hill (前山西部Qiánshān Xībù): Has many pavilions and halls.
  • West of the Long Corridor (长廊西端長廊西端Chángláng Xīduān): There is a "West Four Hall" (西四廳) located north of Shizhang Pavilion. The Guangxu Emperor's Consort Zhen was confined in the hall by Empress Dowager Cixi. It used to be the west entrance into the Summer Palace during the Qianlong Emperor's time.

Back Hill[edit]

  • Suzhou Street (苏州街蘇州街Sūzhōujiē): In 1762, after returning from touring the Jiangnan region, the Qianlong Emperor ordered the construction of a shopping street resembling Shantang Street in Suzhou. The street was destroyed by the British and French in 1860 and was only restored in 1988.
  • Garden of Harmonious Pleasures (谐趣园諧趣園Xiéqùyuán): Located in the northeast corner of the Summer Palace. In 1751, when the Qianlong Emperor toured the Jiangnan region, he was so impressed with Jichang Garden in Wuxi that he ordered a Huishan Garden (惠山園) to be built in the Summer Palace and modelled after Jichang Garden. Huishan Garden was renamed "Xiequ Garden" in 1811.
  • Four Great Regions (四大部洲Sìdàbùzhōu): Located on the centre of the central axis of the back hill. It was designed to resemble the Samye Monastery in Tibet, and houses statues of Bhaisajyaguruthe Buddha and Amitābha. It was destroyed by the British and French in 1860 but was restored later.
  • Flower Pavilion and Glass Tower (花承阁琉璃塔花承閣琉璃塔Huāchénggé Liúlítǎ): Located east of the back hill. It was destroyed by the British and French in 1860; only the Glass Tower remains. During the Cultural Revolution, the Buddhist statue at the bottom of the tower was disfigured by the Red Guards.
  • Former Location of Gaichunyuan (赅春园遗址賅春園遺址Gāichūnyuán Yízhǐ): Located west of the back hill. A small garden was built there during the Qianlong Emperor's time and the emperor also had his personal study room there. Gaichunyuan was mostly destroyed by the British and French in 1860.
  • Former Location of Qiwang Pavilion (绮望轩遗址綺望軒遺址Qǐwàngxuān Yízhǐ): Located west of the back hill beside the lake. A small garden was built there during the Qianlong Emperor's time.

Eastern Dam[edit]

  • Zhichun Pavilion (知春亭Zhīchūntíng): Located on the east bank of Kunming Lake at the south of the Hall of Jade Billows.
  • Wenchang Tower (文昌阁文昌閣Wénchānggé): Built to resemble a city gate. It served as an important entry point into the Summer Palace from the east and south during the Qianlong Emperor's time. The Wenchang Hall (文昌院) beside Wenchang Tower displays cultural artefacts from the Summer Palace.
  • Kuoru Pavilion (廓如亭Kuòrútíng): Situated in the middle of the eastern dam, east of the 17 Openings Bridge. It covered an area of 130 square metres.
  • Bronze Ox (铜牛銅牛Tóngniú): A bronze statue of an ox built in 1755.
  • Yelü Chucai Shrine (耶律楚材词耶律楚材祠Yēlǜ Chǔcái Cí): A shrine built by the Qianlong Emperor to commemorate Yelü Chucai, an influential statesman in the Mongol Empire. It was closed down after 2003 and its front section was converted into a souvenir shop.

Nanhu Island[edit]

  • 17-Arch Bridge (十七孔桥十七孔橋Shíqīkǒngqiáo): Has 17 different types of arches on it. It incorporates features of the Precious Belt Bridge in Suzhou and the Lugou Bridge in Beijing. The entire bridge is 150 metres long and eight metres wide.
  • Dragon King Temple (龙王庙龍王廟Lóngwángmiào): A temple built to worship the Dragon King.
  • Hanxu Hall (涵虚堂涵虛堂Hánxūtáng): Located at the north of Nanhu Island, directly facing the Tower of Buddhist Incense on the north bank.

Western Dam[edit]

  • Lake Dividing Bridge (界湖桥界湖橋Jièhúqiáo): The bridge that separates Kunming Lake from the northern lake.
  • Jade Belt Bridge (玉带桥玉帶橋Yùdàiqiáo)
  • Binfeng Bridge (豳风桥豳風橋Bīnfēngqiáo)
  • Jingming Tower (景明楼景明樓Jǐngmínglóu): It was destroyed by the British and French in 1860 and was restored only in 1992. It was designed to imitate Yueyang Tower.
  • Mirror Bridge (镜桥鏡橋Jìngqiáo)
  • White Silk Bridge (练桥練橋Liànqiáo)
  • Willow Bridge (柳桥柳橋Liǔqiáo): Located most south of the western dam.
  • Farming and Weaving Picture Scenic Area (耕织图景区耕織圖景區Gēngzhítú Jǐngqū): Built during the Qianlong Emperor's time, it was designed to bring to life a scene from the daily lives of peasants. This area was excluded from the Summer Palace after it was renovated by Empress Dowager Cixi. In 1949, the area was occupied by the People's Liberation Army and a paper-making factory was built there. In 2003, the area was incorporated back into the Summer Palace and some old buildings were restored.

Images[edit]

See also[edit]

References[edit]