️XIN ĐỪNG CHỦ QUAN!!!
mercredi 31 mars 2021
Xem bài này nhé SAU KHI TIÊM ngừa ! Đừng CHỦ QUAN !! .Bs Bùi Khải
lundi 29 mars 2021
Chà Bông Thịt Heo hay Ruốc-Vành Khuyên
CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU
CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU
Nghi thức tuần thánh khởi đầu bằng một cuộc kiệu Lá để tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem. Một cuộc kiệu tưng bừng tiếng tung hô: “Hoan hô thái tử nhà Đa-vít! Chúc tụng Vua Ít-ra-en,” nhưng lại nhuốm buồn vì liền ngay sau đó chúng ta được nghe trình thuật về cuộc thương khó của Chúa. Trong suốt Tuần Thánh này, có ba cuộc kiệu như thế. Hai cuộc kiệu còn lại vào chiều thứ Năm tuần thánh - kiệu Mình Thánh Chúa, và Đêm Vọng Phục Sinh - kiệu Nến Phục Sinh. Những cuộc kiệu trong khung cảnh cuộc thương khó vừa mở ra trước mặt chúng ta một con đường, vừa như là một nhắc nhớ: đằng sau buồn thương có niềm vui cứu độ, qua khổ nạn sẽ là Phục Sinh.
Đường đưa tới vinh quang
Bài thương khó theo thánh Mát-thêu đã gợi lên những hình ảnh xem ra hoàn toàn trái ngược với cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem. Thật vậy, việc Chúa được dân chúng tung hô đón rước khi Ngài vào thành thánh chỉ là hình ảnh báo trước vinh quang đích thực Ngài sẽ nhận được khi Chúa Cha cho Ngài sống lại từ cõi chết. Nhưng để được vinh quang ấy, Đức Giêsu phải đi vào con đường khổ nạn, phải tự hiến mình làm hy lễ dâng lên đẹp lòng Cha.
Rất nhiều lần chiêm ngắm bức ảnh Chúa hấp hối, chúng ta thấy được gì phía sau hình ảnh một Chúa Giêsu đẹp đẽ uy nghi quì gối bên một phiến đá dưới ánh trăng vàng đầy thơ mộng? Chúng ta có nhận thấy một Đức Kitô đang gập mình xuống đất, oằn oại trong cơn khủng hoảng vượt quá sức mình? Chúng ta có hiểu được lời Ngài thổ lộ với các môn đệ: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được” (Mt 26, 38) và cả tiếng kêu thống thiết trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27, 46).
Nỗi đắng cay như vây kín và xiết chặt lấy Ngài, đắng cay của người bị bạn mình phản bội, của Thầy bị môn đệ chối từ và bỏ rơi, của Đấng cứu tinh bị dân mình loại trừ. Tất cả đều do sự ích kỷ, lòng kiêu căng và nỗi tham vọng của con người. Thân xác Chúa khổ sầu đến nỗi mồ hôi máu đổ ra và tâm hồn Ngài gần như tan nát không phải vì những roi đòn và nhục mạ, nhưng chính là gánh nặng của tội lỗi nhân loại. “Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53, 4).
Qua khổ nạn mới đến Phục Sinh. Đó chính là chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa, nhờ đó Chúa Cha và Chúa Con được tôn vinh. Còn trong thực tế cuộc sống, có nhiều người lại muốn đạt đến vinh quang bằng những con đường ngắn nhất và dễ nhất. Cuối cùng, những gì mà họ có được chỉ là hư ảo, tầm thường nhất và cũng mau qua nhất.
Đường nở hoa tình yêu
Đức Giêsu chịu chết khổ hình nhằm cứu chuộc nhân loại và cũng để tôn vinh Thiên Chúa Cha. Nhiều khi ta tự hỏi: có cần phải như thế với một Thiên Chúa quyền năng? Hẳn rằng điều làm cho Hiến Lễ Thập Giá của Đức Giêsu trở nên có giá trị và đem lại ơn Cứu Độ không phải là đau khổ hay sự chết, mà là tâm tình vâng phục trong yêu mến đối với Chúa Cha; nhưng chính đau khổ và Thập Giá lại là cách thế diễn tả tâm tình đó thật tuyệt vời.
Sự vâng phục yêu mến của Đức Giêsu đã được I-sai-a báo trước qua hình ảnh người tôi trung: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (Is 50, 5). Còn thánh Phao-lô đã ca ngợi: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 7 - 8). Lời cầu nguyện của Đức Giêsu thưa với Chúa Cha trong vườn cây Dầu đã nói lên tất cả sự vâng phục yêu mến: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha” (Mt 26, 42).
Con Thiên Chúa đâu có lạ gì với những đau khổ của phận người khi bước vào trần gian. Đứng trước con đường khổ nạn, Ngài không hỏi tại sao cũng chẳng buông lời nguyền rủa, nhưng Ngài đã bước đi và đi tới cùng với tất cả tình yêu, tình yêu thật lớn lao dành cho Cha và nhân loại, và lập tức bao nhiêu đau khổ kia trở nên ý nghĩa. Con đường Thập Giá bỗng nở hoa rộn ràng. Cây Thánh Giá đã trở nên lộng lẫy với vương miện tình yêu. Qua đó, Đức Giêsu cũng dạy cho con người một bí quyết để sống hạnh phúc, để có hòa bình: Tình yêu và tha thứ.
Như thế, con đường mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang mở ra cho chúng ta chẳng phải là “con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về,” nhưng là con đường đã in dấu chân, đã thấm mồ hôi và đã mang cả trái tim của Thầy Giêsu - Con Đường Thập Giá.
Cùng Chúa ta lên đường
Lời Chúa hôm nay muốn đưa chúng ta vào mầu nhiệm thánh giá của Đức Giêsu không phải để gợi lên trong ta niềm thương cảm đau xót, nhưng là muốn mời gọi chúng ta hãy can đảm bước theo Đức Giêsu trên con đường thập giá. Rước lá đi theo Chúa trong vài giờ là điều dễ. Theo Chúa giữa lúc Ngài được tung hô, chẳng khó khăn gì. Nhưng tiếp tục theo Ngài và ở lại khi Ngài bị mọi người bỏ rơi, điều đó khó hơn nhiều.
Pascal đã nói: “Chúa Giêsu sẽ còn hấp hối đến tận thế.” Mỗi năm có hàng triệu thai nhi bị loại khỏi lòng mẹ một cách bất công. Và còn bao nhiêu người đang ở trong điều kiện sống chẳng xứng với phẩm giá của mình. Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối giữa thế giới hiện đại. Chúng ta vẫn gặp những Kitô hữu đang bị lo lắng, buồn rầu, ấm ức... dày vò nghiền nát. Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối trong nhiệm thể Ngài. Và chính đời sống chúng ta nhiều khi cũng nhuốm phiền muộn, bất an, lo sợ, nghi ngại và xáo trộn. Nếu ta biết đón nhận với lòng khiêm tốn và tình yêu để cứu rỗi thế gian thì trong ta, Đức Kitô cũng đang tiếp tục hấp hối và thân thưa với Chúa Cha rằng: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin vâng ý Cha hoàn toàn.”
Đã hơn 2000 năm rồi, tất cả những gì đã xảy ra dường như vẫn đang còn diễn lại. Chúng ta vẫn đang cùng Đức Giêsu đi vào đời và ở trong đời với lý tưởng cứu thế. Chớ gì lời Đức Giêsu mời gọi: “Hãy vác thập giá mình hằng ngày” (Lc 9, 23) luôn vang vọng bên tai chúng ta mỗi khi phải đối mặt với thử thách hay khi bị lăng nhục nhạo cười... Sau khi đã hiểu thấu ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa, hẳn chúng ta sẽ thấy yêu Thánh Giá của Chúa hơn, và cũng mến Thánh Giá của mình hơn, đồng thời biết kính trọng Thánh Giá của người khác nữa.
Chiêm ngắm Đức Giêsu chịu Thương Khó, có lẽ mỗi người chúng ta đều rất sốt sắng với lời hát: “Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình... Xin giúp con đường thiêng liêng theo lối...” Chớ gì chúng ta luôn có được tâm tình của Đức Giêsu hôm nay, để hân hoan tiến bước vào đời tiếp tục con đường nên Thánh và cứu thế của Ngài, Con Đường Tình Yêu dẫn tới Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc.
Lm. Kiều Công Tùng
|
vendredi 26 mars 2021
What a difference between war and peace.
Click again and it will go back to 1944.
Scroll down for next photo.
http://interactive.guim.co.uk/embed/2014/apr/image-opacity-slider-master/index.html?ww2-dday
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
Click or drag to fade between images ...
jeudi 25 mars 2021
10 conseils pour vivre heureux
10 conseils pour vivre heureux
Un jour ou l'autre, au cours de notre vie, nous sommes confrontés à des questions existentielles et à des remises en question. Les épreuves, les événements malheureux, les différents irritants qui se présentent sur notre route ont une grande influence sur notre cheminement. Comment trouver le bonheur malgré les problèmes? Comment faire pour être heureux dans la vie? Certains êtres humains ont des prédispositions au bonheur, d'autres auront besoin de soutien psychologique ou d'assistance médicale, lors d'une dépression, par exemple.
Voici quelques pistes pour nous aider à préserver l'équilibre du bonheur.
1. Oublier le passé
Vivre le moment présent! Au risque d'être saturé par ce concept, il s'agit pourtant d'un conseil plus que précieux. Nous ne pouvons rien modifier du passé, souvent ponctué d'événements malheureux que nous regrettons. Ruminer ces pensées nous empêche de vivre sereinement et positivement.
Quant à l'avenir, nous n'en savons rien et nous ne pouvons en être garants. Vivre pleinement le moment présent en accomplissant toutes les tâches qui s'y rattachent nous permet d'apprécier la vie et les richesses qu'elle nous offre.
2. Croire en soi
Cesser de chercher l'approbation des autres et se fier à ses propres convictions n'est pas chose aisée. Nous voulons satisfaire tout un chacun, pour un besoin d'amour et par crainte du rejet. La confiance en soi demande patience et indulgence envers soi-même, mais lorsqu'elle est atteinte, elle devient une force inestimable pour permettre d'affronter la vie de façon positive.
3. Apprécier ce que la vie nous offre
Rien n'est parfait, nous le savons tous. Il est bénéfique d'apprendre à profiter de chaque petit moment, à savourer chaque instant. Les personnes qui ont traversé des épreuves difficiles optent pour ce regard neuf sur la vie. Lorsque nous avons craint de tout perdre, les détails prennent alors toute leur importance. Si nous sommes rarement malades, si nos relations avec nos proches sont harmonieuses et si notre travail nous satisfait, nous sommes privilégiés.
4. Pardonner
Apprendre à pardonner est un acte qui nous libère des sentiments négatifs pouvant contaminer notre vie. Bien sûr, il n'est pas question d'approuver les actes répréhensibles, mais plutôt de les comprendre. Toute l'énergie dépensée à nourrir notre ressentiment envers ceux qui nous ont blessés est un véritable poison pour l'âme. Pardonner, c'est réaliser que nous sommes tous des êtres humains.
5. Exploiter ses talents
L'ambition bien dosée dans le but de réussir est extrêmement positive, car le sentiment d'accomplissement est vraiment satisfaisant. Exploiter nos talents dans le but de créer devient un cadeau pour nous-mêmes, un cadeau que nous pouvons partager avec autrui.
6. Aider les autres tout en se préservant
Il est très gratifiant d'être à l'écoute d'autrui, de lui apporter soutien et empathie. Cependant, il est indispensable de se protéger contre l'agressivité et la négativité de la personne en détresse. Si nous devenons le réceptacle des émotions négatives et des frustrations des autres, nous risquons de porter cette lourdeur en nous. C'est souvent le cas des professionnels en relation d'aide qui sont exposés à ce genre de situation. S'ils ne se préservent pas, ils font éventuellement face à la dépression. Il faut apprendre à être empathique, à l’écoute tout en comprenant que les problèmes des autres leur appartiennent et que c’est à eux d’y faire face.
7. Apporter un regard positif sur les autres
Nous pouvons toujours améliorer nos relations avec notre entourage, les membres de notre famille et nos amis, en les acceptant tels qu'ils sont et en appréciant leurs qualités plutôt que de mettre l'accent sur leurs travers.
8. Rire
Lorsque nous étions enfants, toutes les occasions étaient bonnes pour rire. La vie adulte et son lot de stress nous empêchent aujourd'hui de rire et même parfois de sourire. Plusieurs recherches démontrent les effets bénéfiques du rire pour chasser les pensées négatives et contrer les conséquences du stress. Contrairement à l'anxiété qui accélère le rythme cardiaque, le rire déclenche plus d'échanges respiratoires facilitant une meilleure oxygénation du sang. Quand nous sommes stressés, nos muscles sont tendus. Le rire provoque une détente musculaire au niveau du corps dans son ensemble. Des chercheurs semblent dire qu'un fou rire équivaut à une dizaine de minutes de complète relaxation!
9. Donner
Donner sans compter, offrir son temps, de l’attention ou de l’affection rend bien. Aider son prochain sans attendre le retour, sans calculer, le faire gratuitement avec le sentiment du devoir accompli apporte une intense satisfaction. Beaucoup de bénévoles se disent heureux d’apporter un peu de bonheur aux autres pour le pur plaisir d’aider son prochain. N’est-ce pas ça, au fond, le sens de la vie? Certains spécialistes affirment même que se tourner davantage vers l’autre pourrait, dans certains cas, éloigner la dépression. Ainsi, quand on donne au suivant, on penserait un peu moins à son propre malheur et on trouverait un sens à sa vie.
10. Demander un soutien psychologique
Certaines personnes, malgré les différents efforts fournis, tels les activités physiques, les différentes méthodes de relaxation et le contrôle des émotions, n'arrivent pas à vivre de façon positive. Elles doivent alors avoir recours à du soutien extérieur, sous forme de psychothérapies comportementales, analytiques ou cognitives. Pour les dépressions profondes, ce soutien devra souvent être accompagné d'un traitement de nature médicamenteuse (antidépresseurs).
Être positif et vivre heureux, c’est aussi une question d’attitude. Notre cerveau nous permet de mieux évaluer les événements et nous fournit, généralement, les outils pour tirer parti de toutes les situations. Il ne reste, en fait, qu'à marier tous ces éléments pour jouir pleinement de ce que la vie nous apporte. Et si un incident survient (une crevaison, par exemple), demandez-vous quelle sera son importance dans un, cinq ou dix ans? Vous risquez de sourire, malgré le pneu à plat!
Jacinthe Dompierre, rédactrice Canal Vie
mercredi 24 mars 2021
Coronavirus : quels sont les lieux les plus à risques ?
Coronavirus : quels sont les lieux les plus à risques ?
L’Institut Pasteur, en collaboration avec la Caisse Nationale d’Assurance Maladie, l’institut Ipsos (entreprise de sondage français) et Santé Publique France, a mené une étude, ComCor, permettant de décrire les « les lieux et les circonstances de contamination ». Que révèlent les analyses de données ?
La personne à l’origine de l’infection est-elle toujours connue ?
L’étude, qui a démarré le 1er octobre 2020 et s’est terminée le 31 janvier 2021, inclut plus de 77 200 participants (hors personnels soignants) qui ont contracté la Covid-19 dans une forme aiguë. D’après les résultats, 45 % des malades connaissent la « personne source », c'est-à-dire la personne à l’origine de la contamination. Pour 37 % des personnes infectées, elles ignorent comment elles ont attrapé la maladie et 18 % d’entre elles suspectent plutôt un événement particulier.
Quels sont les lieux les plus à risques ?
Lorsque la personne source est connue, il s’agit d’une personne au sein du domicile pour près de la moitié d’entre eux, soit 42 %. Pour 21 %, il s’agit d’une origine au sein de la famille élargie, pour 15 % une source professionnelle et pour 11 %, d’un ami. En résumé, c’est lors de réunions privées (famille élargie et entre amis) et pendant le travail en bureaux partagés que les personnes sont le plus à risque de se transmettre la Covid-19. « Les repas, aussi bien en milieu privé que professionnel, sont les circonstances les plus fréquemment rapportées à l’origine de ces transmissions », rapporte l’Institut Pasteur.
Par ailleurs, une personne a plus de risque d’être contaminée lorsque les fenêtres sont fermées (80% des cas pour une origine extra-domiciliaire) qu’à l’intérieur, avec des fenêtres ouvertes (15 % des cas). Le risque, en extérieur, s'élève à 5 %. Ce sont les conclusions d’une analyse, qui a porté sur plus de 10 000 cas.
Il s’avère également qu’un « enfant scolarisé représente un sur-risque d’infection pour les adultes », en particulier ceux gardés par une assistante maternelle, les collégiens et lycéens. Aussi, l’étude met en évidence certaines catégories professionnelles les plus à risques, notamment les cadres (fonction publique, ingénieurs, administratifs et commerciaux d’entreprise), les chefs d’entreprises d’au moins 10 salariés, les professionnels de la santé et du social ainsi que les chauffeurs. Le covoiturage est associé à un sur-risque d’infection, de plus de 58 %, mais également les déplacements à l’étranger (+53%).
Dans quelles conditions le danger est-il moins important ?
Pour le moment, avoir un enfant scolarisé en primaire ne représente pas de sur-risque d’infection au coronavirus. Concernant le travail, les agriculteurs, les professionnels du secteur scientifique, les professeurs des écoles, les policiers et militaires sont moins exposés à une contamination. Le télétravail est protecteur, avec une diminution des risques de 30 %. Les résultats de l’étude démontrent également que les amphithéâtres, la pratique du sport en extérieur, la fréquentation des lieux de culte, commerces et des salons de coiffure n’ont pas été associés à un sur-risque d’infection.
mardi 23 mars 2021
Cùng Nhìn lại một số Trường Nữ Sinh VN. trước 1975
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người,vì ở đó chúng ta được tiếp nhận kiến thức, được rèn luyện đạo đức, nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít.Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất trong đời mỗi con người .Ngày ấy, dưới thời đệ nhất Cộng hòa ( 1954- 1963) ở miền nam VN các trường Trung học công lập, nam nữ sinh học riêng. Nên những ngôi trường nữ trở thành lâu đài tình ái, là khung trời thơ mộng của đám học trò con trai mặt đầy ...trứng cá :Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,Tuổi mươi lăm đến, có ai ngờ,Một hôm trận gió tình yêu lạiĐứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.(Học trò của Huy Cận)Thuở ấy ở Saigon trường Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất. Hàng năm vào dịp Lễ Hai Bà Trưng được tổ chức quy mô và hai người đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi tham dự diễn hành.Trường Trưng Vương của bà Hiệu trưởng Tăng xuân An giáo sư Sử địa. Học trò lớp đệ nhất học bài Á Châu gió mùa của bà nó dài lê thê giống như đọc văn Thạch Lam bai Gió đầu mùa.Trường Gia Long thật đồ sộ, bốn con đường bao quanh trường được mang tên 4 văn nhân thi sĩ đó là Bà huyện Thanh Quan, Đoàn thị Điểm, Ngô thời Nhiệm và Phan thanh Giản. Bà Hiệu trưởng Huỳnh hữu Hội rất nghiêm khắc với học trò và có uy quyền với các Giáo Sư vì bà là Hội trưởng hội Phụ nữ Liên Đới mà chủ tịch là bà Ngô đình Nhu.Ngày ấy, nữ sinh Gia Long mặc áo dài xanh da trời ngày thứ hai để chào cờ ,các ngày khác thì mặc áo trắng, mang giày Sandal có quai sau. Học trò ở xa trường có xe Hiệu đoàn đưa rước nên anh nào trồng cây si đành chịu... chết :Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệpChờ trước cổng trường ngắm mái tóc thân quenNgười con gái mùa sau biết có còn gặp lạiNgày khai trường áo lụa gió thu bay...(Mối tình đầu, Đỗ trung Quân)Hơn nửa thế kỷ trôi qua, các nữ sinh ngày nào giờ đây đã thành bà nội bà ngoại và trở nên mềm mỏng dễ thương, lúc nào cũng nhỏ nhẹ không như xưa mặt lúc nào cũng kênh kênh thấy... ghétTìm đâu những ngày thơ ấu qua?Tìm đâu những ngày xinh như mộng?Tìm đâu những ngày thơ?Tìm đâu những chiều mơ?Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?(Những ngày thơ mộng HTT)
Pham Duy-Con Duong Tinh Ta Di Tra Lai Em Yeu - Duy Quang (1080p)
Pham Duy-Con Duong Tinh Ta Di Tra Lai Em Yeu - Duy Quang (1080p)"Con đường tuổi măng tre,nắng vàng tươi đẹp đẽBóng người dài trên hè,con đường tình ta đi"....."Trả lại em yêu mối tình vời vợiNgôi trường thân yêu, bạn bè cũ mớiĐường buồn anh đi bao giờ cho tới?Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài"Lời Giới Thiệu: Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường Trung Học Trưng Vương, ngoài những loạt bài viết về bản nhạc gắn liền với tên trường “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”, Thế Giới Nghệ Sĩ đã tổng hợp, sưu tầm một số tài liệu về các trường Trung Học nữ sinh tại miền Nam trước 1975. Những tà áo dài thướt tha của Gia Long, Lê Văn Duyệt, Đồng Khánh (Huế), Trưng Vương… như những cánh bướm lượn mãi trong ký ức về Saigon một thời thanh bình, tươi đẹp. Phần tổng hợp từ nhiều nguồn sau đây có thể còn thiếu sót, kính mong quý độc giả đóng góp để hoàn chỉnh hơn.
Không rõ lý do vì sao ở miền Nam trước 75 thường phân chia riêng biệt trường nữ và trường nam Trung Học. Những tà áo dài thướt tha của các trường nữ sinh như Gia Long, Lê Văn Duyệt, Đồng Khánh (Huế), Trưng Vương… như những cánh bướm lượn mãi trong ký ức về một thời thanh bình, tươi đẹp.
Trường Trung Học nữ sinh Trưng Vương (Sài Gòn)Trường nữ sinh Trưng Vương, tiền thân là trường nữ Trung Học Trưng Vương từ Hà Nội di cư vào Nam sau năm 1954 nên đội ngũ giáo sư học sinh ban đầu chủ yếu là gốc Bắc.Trường Trưng Vương ban đầu phải học nhờ tại Gia Long, nhưng sau đó trường đã có cơ sở và khuôn viên riêng. Cụ thể là năm 1957, trường dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Thảo Cầm Viên Sài Gòn và cũng gần trường nam sinh Võ Trường Toản nữa. Do vậy, có rất nhiều mối tình thuở thiếu thời Trưng Vương – Võ Trường Toản; chúng vẫn đẹp mãi trong lòng những người cựu sinh viên hai trường. Có nhiều anh chàng nam sinh Võ Trường Toản đã tinh nghịch trèo tường sang Trưng Vương chơi đã trở thành những kỷ niệm đáng nhớ.Ai đã từng đi qua hàng cây trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa thì sẽ hiểu vì sao chỉ một mùa thu qua, mà nhạc sĩ Nam Lộc đã bâng khuâng với cảm giác nắng vương nhẹ gót chân, với lá rơi đầy sân. Cảm giác ấy có lẽ sẽ được những nữ sinh Trương Vương ngày đó mang theo trong ký ức của họ đến mọi nẻo đường trong cuộc đời.“Tim em chưa nghe rung qua một lầnLàn môi em chưa hôn ai cho thật gầnTình trần mong manh như lá me xanhNgơ ngác rơi nhanh…”(Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu – Lời Việt: Nam Lộc)TRƯỜNG TRUNG HỌC NỮ SINH GIA LONG (Sài Gòn)
Trường Gia Long là một trong những ngôi trường nữ sinh nổi tiếng một thời có lịch sử tới hơn 100 năm. Trường được mở từ thời Pháp thuộc dưới kiến nghị của nghị viên hội đồng Quản Hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung và vợ Tổng Đốc Phương cùng với một số nhân sĩ khác.Đằng sau một ngôi trường thơ mộng từng được mệnh danh là trường “nữ sinh áo tím” (vì trước đó nữ sinh Gia Long nổi tiếng với màu áo tím) là khát vọng về một xã hội tự do, nơi có nam nữ bình quyền – đều có quyền được sống, được hưởng một nền giáo dục và học tập ngang nhau.Trường nữ Gia Long là niềm tự hào của biết bao nhiêu nữ sinh thời ấy. Có thể nói cho đến tận bây giờ, hai tiếng Gia Long vẫn có thể thay cho tiếng chào kết bạn, là sợi dây kết nối khi họ tình cờ gặp nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới, là niềm tự hào của người thiếu nữ trưởng thành trong một nền lễ giáo của gia đình miền Nam thời ấy.Nữ sinh Gia LongTrong âm nhạc, những bóng dáng thướt tha của nữ sinh Gia Long được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ghi lại trong ca khúc Cô Nữ Sinh Gia Long:“Đường xa cô gái Gia Long về đâuDừng chân cho nhắn thăm cô vài câuBao cô dưới cùng mái trườngKhi xưa đã tặng hoa mừngNay có còn theo bước thương không…”
Bài hát này kể câu chuyện tình giữa cô nữ sinh và người lính.Võ Thị Hai, một cựu nữ sinh Gia Long, hồi tưởng lại một thời áo trắng của bà và của những người cùng thế hệ:“Có lẽ đại đa số cựu nữ sinh Gia Long chọn người yêu đi lính là một sự vô tình, không phải là sự chọn lựa. Vì thời đó là thời loạn, đại đa số thanh niên phải đi nhập ngũ, làm nghĩa vụ của người trai. Có những người trở về, có những người mất tích, một thiểu số ở lại nếu họ bị thương.Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.”Cuộc tình của cô nữ sinh và người chiến sĩ trong nhạc phẩm của Phượng Linh (bút danh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông) là một trong rất nhiều cuộc tình khác đã nảy sinh trong thời kỳ loạn ly ấy. Ông gọi cô gái của mình với cái tên chung là cô nữ sinh Gia Long, đơn giản như món quà là màu hoa thép súng của người lính trao tặng cô ngày anh lập chiến công.“Này cô xuân nữ Gia Long thành đôMàu hoa thép súng xin dành tặng côHoa em vẫn vẹn sắc màuTrao anh chiếm cả tấm lòngMột sắc màu em đã ghi sâu”TRƯỜNG NỮ SINH LÊ VĂN DUYỆT (Sài Gòn)Khác với sự lâu đời của trường Gia Long và Trưng Vương, trường nữ Lê Văn Duyệt hiện ra với dáng dấp năng động của một ngôi trường nữ sinh trẻ.Cũng như Gia Long, trường Lê Văn Duyệt “made in Saigon” chính hiệu, nhưng có tiền thân là trường Trương Tấn Bửu đào tạo cả nam và nữ. Sau khi tách cả nam nữ ra thì trường nữ sinh Lê Văn Duyệt được thành lập tại số 95 đại lộ Lê Văn Duyệt – vốn là một lô đất mới (nay là đường Đinh Tiên Hoàng).Nhiều người thắc mắc tại sao một trường nữ sinh lại mang tên một nam nhân vậy? Có lẽ ngày xưa trường Trương Tấn Bửu tọa lạc gần nơi thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông – Bà Chiểu), lại nằm trên đường Lê Văn Duyệt nên người ta lấy tên ông đặt tên cho trường.Có người đã nói về cái tên trường như sau: “Tiếc thương cho người em Lê Văn Duyệt, không phải vì thua kém đàn chị Gia Long hay Trưng Vương, nhưng tại cái tên… khó đưa vào văn thơ quá nên chẳng thể nào khớp được vào thơ ca của Phạm Duy”.Vào năm 1963 thì trường chưa có lớp Đệ Nhất nên nữ sinh phải chia tay trường sang Trưng Vương học lớp Đệ Nhất. Nhưng sau đó thì các lớp Đệ Nhất đã được mở thêm. Sau năm 1975, trường mang tên Võ Thị Sáu đào tạo cả nam lẫn nữ.TRƯỜNG NỮ SINH ĐỒNG KHÁNH (Huế)Trường nữ sinh Đồng Khánh là trường dành cho nữ sinh duy nhất ở miền Trung. Trường đặt tại Huế, miền đất của nét trữ tình và lãng mạn.Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraaut, Khâm Sứ Trung Kỳ J.E. Charles, quyền Khâm Sứ Bắc Kỳ J.Le Galler, các hoàng thân, các vị Thượng Thư và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.Trong buổi lễ này, vua Khải Định đã cho đặt xuống móng ngôi trường một số hiện vật để làm kỷ niệm, gồm một cái hộp kim loại chứa 10 đồng Khải Định thông bảo và hai tờ giấy ghi biên bản của buổi lễ bằng tiếng Pháp. Dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành.Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học. Theo thời gian, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau:– Từ 1919 – 1954, trường mang tên Cao Đẳng Tiểu Học Đồng Khánh– Từ 1955-1975, trường mang tên Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.– Sau 1975, trường mang tên Trường Cấp III Trưng Trắc.– Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng.Nhạc sĩ người Huế – Thu Hồ (thân sinh của ca sĩ Mỹ Huyền) đã có bài hát nói về những cô gái Huế nữ sinh Đồng Khánh như sau:nữ sinh Đồng Khánh kia ơiCô đi về đâu tan buổi học rồiCô xuôi Đập Đá hay về Nam GiaoCô về Bến Ngự hay về Đông BaCô về Vỹ Dạ hay ngược Kim Long…Khi gió mới lên làn tóc tung tăngXõa ngang bờ vai khi tuổi dậy thìĐôi môi hồng thắm duyên là nên duyênMắt tròn như mộng say đời xinh xinhCô là tất cả trời đẹp xứ Kinh…TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC BÙI THỊ XUÂN (Đà Lạt)Trường Bùi Thị Xuân được thành lập năm 1952 với cả nam và nữ theo học, là trường nữ công lập đầu tiên ở vùng tây nguyên. Đến năm 1957 thì trường chỉ đào tạo nữ theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục VNCH. Nam sinh được chuyển sang trường Trần Hưng Đạo.Trái với Trưng Vương, Gia Long hay Lê Văn Duyệt nằm ở chốn đô thành náo nhiệt, Bùi Thị Xuân mang vẻ đẹp êm ả của xứ Đà Lạt mộng mơ. Do vậy mỗi khi nhắc đến Bùi Thị Xuân là nhắc đến Đà Lạt, một vùng đất quanh năm sương phủ đẹp đến nên thơ, nơi mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết lên khúc huyền thoại Thành Phố Buồn.Tuy vậy, trường có vị trí khá gần với những vùng chiến sự ác liệt của một thời nên cũng trải qua biết bao thăng trầm, trôi nổi cùng lịch sử. Với những người nghiên cứu về các trường nữ sinh xưa, không ai có thể quên hình ảnh cô Hiệu Trưởng Lệ Minh – đóa hồng một thời. Cô là một người phụ nữ đẹp, có đủ tài lẫn sắc. Hiện cô đang định cư tại Hoa Kỳ.Hiện nay, trường Bùi Thị Xuân vẫn giữ nguyên tên và được xem là một trong những trường học lớn, số lượng học sinh đông và có tuổi đời lâu nhất của thành phố Đà Lạt.Trước khi ngôi trường chính thức mang tên Bùi Thị Xuân năm 1957 cho đến nay thì đã từng mang nhiều tên khác nhau:Đầu thập niên 1950, để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em người Việt Nam ở đây, chương trình Trung Học Việt Nam đã được thiết lập với sự ra đời của trường Trung Học Việt Nam (Lycée Vietnamien) vào tháng 9 năm 1952 với địa điểm đầu tiên tại trường Tây Hồ (nay là trường THCS Phan Chu Trinh). Lúc này, trường chỉ có duy nhất 1 lớp Đệ Thất (lớp 6). Trường trở thành một trong 3 trường Trung Học công lập của Đà Lạt lúc bấy giờ là trường Lycée Yersin và trường Lycée Bảo Long.Năm 1953, trường chuyển sang mượn tạm địa điểm tại trường Tiểu Học bổ túc Đà Lạt (nay là trường Tiểu Học Đoàn Thị Điểm). Lúc bấy giờ trường có 3 lớp: 2 lớp Đệ Thất (lớp 6) và 1 lớp Đệ Lục (lớp 7).Năm 1954, trường được chuyển về địa điểm hiện nay, lúc đó vừa mới được xây xong. Trường lấy tên là trường Phương Mai – tên của Công Chúa, con gái Quốc Trưởng Bảo Đại và chỉ có một dãy nhà A gồm 10 phòng học. Do hệ quả của Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20/07/1954, rất nhiều người dân đã di cư từ phía Bắc vào miền Nam và định cư tại Đà Lạt, số học sinh của trường vì vậy cũng tăng lên khiến trường phải mở thêm các lớp Đệ Ngũ (lớp 8), Đệ Tứ (lớp 9).Năm 1955, khi Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế sau một cuộc Trưng Cầu Dân Ý do chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức vào tháng 5, trường Phương Mai được đổi tên thành trường Quang Trung. Trường mở thêm Đệ Nhị Cấp (Tương đương cấp THPT hiện nay).Năm 1957, trường Quang Trung được đổi tên thành trường Bùi Thị Xuân và mang tên này cho đến nay.TRƯỜNG TRUNG HỌC MARIE CURIE (Sài Gòn)Ngay khi chiếm xứ Nam Kỳ, người Pháp đã thiết lập trường học để giảng dạy tiếng Pháp và tiếng An Nam, mở trường bổn quốc và trường nữ (trường nữ là Trường Marie Curie sau này). Như vậy, Trường Marie Curie được thiết lập trong khoảng từ năm 1858 đến 1862 (năm Pháp giành quyền bảo hộ xứ Nam Kỳ theo Hòa ước Nhâm Tuất 1862).Trường mang tên nữ Bác Học Marie Curie từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh, với tên gọi ban đầu là Cao Đẳng Tiểu Học nữ sinh người Pháp (Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles Françaises) Lycée Marie Curie.Sau khi Nhật tiến vào Đông Dương năm 1941, trường bị trưng dụng làm bệnh viện nên phải chuyển địa điểm sang một trường Mẫu Giáo ở đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay.Một năm sau, trường được trả lại và dời về địa điểm cũ với tên gọi mới là Trung Học cơ sở Calmette.Sau khi quân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, trường được đổi tên thành Trung Học Lucien Mossard.Đầu năm 1948, trường trở lại với tên gọi cũ là Trung Học Marie Curie (hay Lycée Marie Curie), mang tên nhà Khoa Học người Ba Lan – Pháp từng hai lần đoạt giải Nobel Vật lý.Trong thời kỳ VNCH, trường là trường Trung Học tư thục cho nữ sinh. Đến năm 1970, trường mới tiếp nhận thêm nam sinh theo học.Sau 1975, Trường Marie Curie đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2&3 Marie Curie (cũ) cho hai niên học (1975-1976 và 1976-1977); đến niên học 1977-1978, trường không còn dạy các lớp cấp 2 phổ thông hệ 12/12 năm, chỉ dạy cấp 3 phổ thông hệ 12/12 năm (lớp 10, 11 và 12 các khối AB – C – D) nên Trường Phổ thông cấp 2&3 Marie Curie (cũ) đổi tên thành Trường Phổ Thông Trung Học Marie Curie…Năm 1997, trường được đổi tên thành Trung Học phổ thông bán công Marie Curie. Trước đây, trường từng là trường Trung Học phổ thông lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm.Năm 2006, trường được chuyển sang hệ công lập với tên gọi Trung Học phổ thông Marie Curie cho đến nay.Ngôi trường này có kiến trúc đậm chất Pháp lưu lại trên cổng chào, từng góc cầu thang gỗ, khu vườn với đài phun nước… vẫn còn cho đến ngày nay.TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN BÁ TÒNG (Sài Gòn)Năm 1956, trường được thành lập mang tên vị Giám Mục tiên khởi của Công Giáo Việt Nam có sự trợ giúp đặc biệt của cơ quan Caritas Germanica Đức Quốc, cơ quan NCWC, Công Giáo Hoa Kỳ. Trường tọa lạc tại số 73-75 đường Bùi Thị Xuân, quận 1 Sài Gòn.Trường có nhiều cấp lớp từ Đệ Thất đến Đệ Nhất đủ các môn A, B, C đặt dưới quyền đìều khiển của 8 vị Linh Mục cùng với sự giáo dục của 160 vị giáo sư, 30 nhân viên văn phòng (ghi nhận vào năm 1963). Là một trường Trung Học tư thục nhưng trường được đánh giá cao trong việc giáo dục, uy tín nhất thủ đô. Từ năm 1971 trường chỉ dành riêng cho học sinh nữ. Từ năm 1975, trường trở thành trường Trung Học phổ thông công lập và trường được đổi tên thành trường THPT Bùi Thị Xuân, dành cho cả học sinh nam và nữ.Ngôi trường này cũng là nơi đã sản sinh nhiều người nổi tiếng, trong đó có ca sỹ Mai Hương, Khánh Ly, Ý Lan. Một số thầy giáo đã dạy trường này như Nhạc sỹ Thu Hồ (nhạc), Nhà văn Bùi Nhật Tiến (Lý Hóa), Nguyễn Văn Kỷ Cương (Toán), Linh Mục Đỗ Đình Tiệm làm Hiệu Trưởng.TRƯỜNG TRUNG HỌC SAINT PAUL (Sài Gòn)Khi đi ngang ngôi nhà trắng tại số 4 Cường Để, quận 1 (nay là Tôn Đức Thắng) mọi người chỉ biết đây là một Nữ Tu Viện. Tòa nhà này trước kia còn được gọi là “Nhà Trắng”, không phải vì sơn toàn màu trắng như Tòa Bạch Ốc (White House) mà vì ngôi nhà này được xây dựng và làm chủ bởi những nữ tu dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Phaolô thành Chartres) “trinh bạch từ linh hồn đến những chiếc áo dòng trắng toát”.Trước năm 1975, trong nhà dòng này có một trường tư thục với các lớp từ Mẫu Giáo tới Tú Tài với số lượng 1.600 học sinh (có ký túc xá cho học sinh nội trú). Sau năm 1975, có một thời gian là Trường Sư Phạm Mầm Non.Nếu ai có dịp vào đây sẽ choáng ngợp với không gian rộng rãi, khoáng đãng với kiến trúc ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, phía trước là một sân cỏ rộng với tượng thánh bổn mạng của dòng Phaolô. Đó là thiết kế mà theo nhận định của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là: “Một giáo đường huy hoàng với đường nét thẩm mỹ lối Gothique. Các khu vòm hình liềm cung, đua nhau vượt lên tới 20 thước, không một chút chạm trổ hoa hòe làm cho khách tưởng nhớ đến giáo đường Sainte Chapelle. Cảm tưởng nhẹ nhàng vì sự thành công của vị kiến trúc sư làm cho ai vào đó cũng cảm thấy thoát tục…”Theo các tài liệu lịch sử truyền giáo, vào ngày 20/5/1860, các nữ tu dòng Thánh Phaolô gốc ở thành Chartres (Soeurs de Saint Paul de Chartres) từ Hong Kong đặt chân đến Sài Gòn. Họ cùng tạm định cư tại một căn nhà nhỏ vùng Chợ Cũ cùng các nữ tu dòng kín (đến Sài Gòn năm 1861).Vào tháng 9/1862, Mẹ Bề Trên dòng thánh Phaolô Benjamin khởi công xây cất nhà giám tỉnh tại khu đất Đường Thành (Rue de la Citadelle). Toàn bộ công trình này hoàn thành vào ngày 10/8/1864. Trong bản thảo viết tay của Mẹ Benjamin chỉ ghi lại tên Kiến Trúc Sư là Thầy Học. Lúc ấy các bà phước chẳng biết Kiến Trúc Sư “Thầy Học” là ai. Không biết trước đây đã có tài liệu nào xác định Thầy Học là ai chưa.Riêng cụ Vương Hồng Sển trong quyển Sài Gòn Năm Xưa in năm 1958 cho biết: “Tương truyền nhà lầu cao lớn nơi đây là do ông Nguyễn Trường Tộ năm xưa đứng coi xây cất”. Vậy Thầy Học, tức là ông Nguyễn Trường Tộ là người thiết kế, xây cất tòa nhà này? Trong tạp chí Văn Đàn (số 4 năm 1961, Sài Gòn) ông Phạm Đình Khiêm đã công bố nhiều tài liệu trong thư khố tu viện đã chứng minh Thầy Học chính là ông Nguyễn Trường Tộ.TRƯỜNG COUVENT DES OISEAUX (Đà Lạt)Trường nữ tu Couvent Des Oiseaux có vị trí khá đặc biệt khi không nằm trên địa hình bằng phẳng, mà là một đồi thông, thuộc số 2 đường Huyền Trân Công Chúa, khá gần thác Cam Ly, Đà Lạt…Về lịch sử của ngôi trường, thì cần nhắc đến người thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan, là tiểu thư khuê các trong gia đình đại phú hộ Sài Gòn xưa. Bà vốn là nữ sinh của trường nữ tu dòng Đức Bà tại Paris (Cours des Champs-Élysées, rue de Ponthieu).Sau khi về nước, kết hôn với vị Hoàng Đế cuối cùng của triều Nguyễn là Vua Bảo Đại, trở thành bậc Mẫu Nghi Thiên Hạ, với tước hiệu Nam Phương Hoàng Hậu, bà đã giúp các vị nữ tu dòng Đức Bà mở trường Công Giáo đầu tiên ở Việt Nam cho các nữ sinh trên đồi Lâm Viên Đà Lạt vào năm 1935.Thuở ban đầu, trường có tên là Notre Dame du Langbian, gọi theo cách thuần Việt là trường Đức Bà Lâm Viên. Cùng với trường Notre-Dame du Rosaire tại Hà Nội (1937) và trường Regina Mundi tại Saigon (1950), thì Notre Dame du Langbian đã đóng góp công lao trong việc giáo dục tri thức.Tuy nhiên, vào thời điểm mới thành lập, trường chỉ phục vụ là nữ sinh có xuất thân từ các gia đình người Pháp, người Việt, người Campuchia và Lào. Mô hình phát triển của trường được nâng lên dần từ vườn trẻ, trường Tiểu Học rồi chuyển hóa thành nữ sinh Trung Học. Tên gọi chính thức của trường là Couvent des Oiseaux. Đây cũng là một ngôi trường nổi tiếng chu đáo và nghiêm khắc. Ngày nay, ngôi trường trở thành Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Lâm Đồng.Trường THIÊN PHƯỚC (Sài Gòn)Vào năm 1877, để đáp lại lời mời của Đức Cha Colombert, Giám Mục Địa Phận Đàng Trong, Mẹ Benjamin cho lập một Nhà Dục Anh tại Tân Định và cơ sở này được gọi là “Sainte Enfance de Tân Định”.Soeur Ignace lúc bấy giờ phụ trách Công Đoàn tiên khởi tại Viễn Đông. Hằng năm bà và các nữ tu đón nhận cả trăm em sơ sinh bị bỏ rơi để săn sóc và nuôi dưỡng chúng. Nhưng có một số trẻ vì quá yếu, bệnh tật không cứu sống được.Vào năm 1881, Cha Sở Eveillard mời các chị em Dòng Thánh Phao-Lô đến dạy giáo lý cho các em trai và gái của giáo xứ. Ba mươi năm sau, dưới sự huớng dẫn của Soeur Suzanne, nguời phụ trách Công Đoàn, các chị em đảm nhiệm luôn việc giáo dục các thiếu nhi nam nữ tại cơ sở cạnh Công Đoàn.Gia đình trong họ đạo gởi con em đến cơ sở của các nữ tu để vừa học giáo lý vừa học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo Dục. Các con em của họ học đạo chung với các cô nhi, cũng có một số em của họ đạo xin vào nội trú hoặc bán trú tại trường.Trong khoảng năm 1918-1938, song song với sự phát triển của họ đạo, Công Đoàn có những bước tiến đáng ghi nhớ trong thời kỳ Soeur Andréa Amé phụ trách. Lần lượt các lớp Sơ Cấp được mở ra, học sinh đến mỗi ngày một đông…Vào năm 1941, Soeur Marie Rose lúc bấy giờ đang dạy ở Trường Jeanne d’Arc, Ngã Sáu Chợ Lớn, được mời đến phụ trách Công Đoàn Tân Định thế cho Soeur Amé.Vào khoảng 1946-1948, lúc tình hình Đệ Nhị Thế Chiến lắng dịu, các lớp Nhì và Nhất đuợc mở thêm để bổ túc chương trình Tiểu Học. Soeur Marie Rose cũng dần dần cho mở thêm các lớp dạy theo chương trình Pháp. Được một năm thì Soeur phải về Pháp chữa mắt và không trở lại. Soeur Alice de Jésus phụ trách tiếp Công Đoàn.Năm 1950, Soeur Alice de Jésus đã xây cất thêm các lớp học bên cánh phải của cơ sở, lên lầu viện cô nhi, mở ký túc xá cho các nữ sinh ở tỉnh lên học. Lúc bấy giờ nhà trường Sainte Enfance đã có đủ các lớp Mẫu Giáo, các lớp Tiểu Học Việt-Pháp dọn thi Certificat d’Études Primaries Franco-Indigènes (CEPFI) và mở năm đầu để dọn thi bằng Trung Học Pháp BEPC.Khoảng giữa thập niên 1950, trường Sainte Enfance có hai chương trình Trung Học Việt và Pháp.Vào tháng 8 năm 1957, Công Đoàn Tân Định đón tiếp Soeur Pétronille de Marie, nữ tu sĩ Việt Nam đầu tiên đến phụ trách.Ngày 6 tháng Giêng năm 1958, trường Sainte Enfance de Tân-Định được giấy của chính quyền qua Sở Giáo Dục cho phép đi tên là “Trường Thiên Phước” và màu hồng nhạt được chọn cho đồng phục của trường. Trước 1975, ở đây có khoảng 43 nữ tu nhưng vào khoảng thời gian 2001, chỉ còn lại 12 nữ tu. Đứng đầu nhóm nữ tu lúc bấy giờ là Soeur Marie-Patrice Trương Thị Nhung.Ngày nay, trường này được đổi tên thành Trường THCS Hai Bà Trưng, địa chỉ 295 Hai Bà Trưng, Q3, Sài Gòn.TRƯỜNG NOTRE DAME DES MISSIONS (Sài Gòn)Tên trường được chọn là Notre Dame Des Missions đơn giản là vì trường của dòng Notre Dame Des Missions. Trường ở Thủ Đức, dạy theo chương trình Pháp và đến năm 1970 thì có thêm chương trình Việt song song cho Trung Học Đệ Nhất Cấp.Khu đất của trường được mua từ năm 1959 từ nhiều chủ khác nhau, và khởi công xây dựng năm 1960. Dãy nhà đầu tiên làm trường Tiểu Học, nhà nội trú và dãy nhà dành cho các Soeurs. Đến năm 1969 thì mới xây thêm dãy nhà danh cho Trung Học Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp.Đến năm 1975, khu nhà trường Tiểu Học và nhà nội trú cùng dãy nhà trường Trung Học bị chính quyền mới sử dụng làm cơ quan cho đến nay. Vì không sử dụng đúng mục đích nên các Soeurs đã làm đơn đòi lại cơ sở từ năm 2004.TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC HỒNG ĐỨC (Đà Nẵng)Trường được lập ra cuối năm 1967, sau khi niên khóa 67-68 đã bắt đầu. Địa điểm được chọn nằm trên đường Thống Nhất, cạnh trường Trung Học Phan Châu Trinh và Nam Tiểu Học, thành phố Đà Nẵng. Ngôi trường được xây trên một nghĩa trang cũ của người Pháp, có người mê tín cho là không tốt nên yểu mệnh.Niên khóa đầu tiên, trường có thi tuyển để nhận thêm nữ sinh vào, bên cạnh những nữ sinh được chuyển qua từ trường Phan Châu Trinh và gồm có có Đệ Thất đến Đệ Tứ. Liên lớp đàn chị ra trường năm 1971, niên khóa 70-71.Trường mang tên Nữ Trung Học Hồng Đức từ niên khóa 73-74. Mùa xuân Ất Mão, trường lần đầu tiên tổ chức hội chợ rất quy mô. Đặt ngày truyền thống 30 tháng 1 Âm lịch (húy nhật của vua Lê Thánh Tôn, bút hiệu Hồng Đức) và lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng.Nhưng tiếp theo đó là cuộc di tản của đồng bào từ Quảng Trị, Thừa Thiên về. Nhà trường biến thành trại tị nạn. Kế đến biến cố 29 tháng 3 năm 1975. Niên Khóa 74-75 kéo dài đến hết niên khóa, sau đó trường biến thành Đại Học Sư Phạm. Học sinh còn theo học của Nữ Trung Học Hồng Đức phân tán đi khắp nơi.TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC QUI NHƠN (Ngô Chi Lan)Cơ sở này nguyên là Trung Học Tư Thục Tân Bình, mở dạy các lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp nằm trên đường Nguyễn Huệ, nhưng quay mặt về hướng Bắc, phía Nhà Thờ Chánh Tòa (còn gọi là Nhà Thờ Nhọn), và cổng trường thông ra đường Hai Bà Trưng. Sau năm 1963, cơ sở này được sung công và thuộc tài sản của tỉnh Bình Định, rồi chuyển cho Bộ Giáo Dục để mở một trường Trung Học công lập cho tỉnh.Từ giữa năm 1964, trường này trở thành công lập, cổng quay lại về hướng Nam (phía bờ biển) để thông ra đường Nguyễn Huệ và đổi tên là trường Nữ Trung Học Quy Nhơn.Trường được hợp thức hóa bằng nghị định số 2214/GD/PC/NĐ, ký ngày 4 tháng 12 năm 1964 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, và khai giảng niên khóa đầu tiên 1964-1965. Ban đầu, trường chỉ có các lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp, rồi được phát triển thành Đệ Nhị Cấp. Niên khóa 1972-1973, trường sở phát triển tới 18 phòng học với sĩ số là 2559 người, trong đó có 1892 nữ sinh Đệ Nhất Cấp và 667 nữ sinh Đệ Nhị Cấp.Nữ Trung Học Qui Nhơn là trường công lập Đệ Nhị Cấp có lớp 12, và trải qua 3 đời Hiệu Trưởng: Cô Trần Thị Gia (1964-1968), cô Vương Thúy Nga (1968-1970) và cô Lê Thị Cúc (1970-1975).Một sự kiện quan trọng, niên khóa 1972-1973, trường Nữ Trung Học Qui Nhơn được Bộ Giáo Dục cho đổi tên thành trường Nữ Trung Học Ngô Chi Lan, là tên của một nữ danh sĩ thời Hậu Lê. Bà Ngô Chi Lan nổi tiếng về nhan sắc và đức hạnh, giỏi thi ca, thông nhạc lý, viết chữ đẹp. Chính vua Lê Thánh Tông đã ban khen, phong danh hiệu Kim Hoa Nữ Học Sĩ, cho dự nhiều cuộc xướng họa thơ văn của triều đình, được giao việc dạy lễ nghi và văn chương cho các cung nhân.TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC QUẢNG NGÃITrường Nữ Trung Học Quảng Ngãi là trường nữ công lập lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi trước năm 1975. So với bốn trường tư thục khác thời ấy là Kim Thông, Bồ Đề, Hùng Vương, Chấn Hưng, tiêu chí tuyển chọn nữ sinh của trường rất khắt khe.Lớp 12 Trung Học công lập Bình Sơn (Quảng Ngãi), chăm chú làm bài thi Lục Cá Nguyệt. (Photo 1974 - Trương Quang)Ngôi trường không chỉ nổi tiếng bởi có nhiều nữ tú, xinh đẹp mà còn đào tạo cả đức tài. Học sinh ngoài học văn hóa ra còn được thầy cô dạy cho đức tính công dung ngôn hạnh, dạy nấu ăn, cầm, kỳ, thi họa và cả cách đi đi đứng, ăn nói…Theo cô Nguyễn Thị Loan – Hiệu Trưởng nhà trường từ năm 1971 đến 1975 thì Trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi được hình thành từ việc tách số nữ sinh từ lớp lớp 6 đến lớp 9 của Trường Trung Học Trần Quốc Tuấn. Khi chưa có cơ sở chính thức, trường phải học nhờ khắp nơi. Đến tháng 6.1965, trường được khánh thành và duy trì hoạt động cho đến năm 1975.Thời điểm ngôi trường được xây dựng hoàn thành, cũng là lúc cô Loan được bổ nhiệm về công tác tại trường. Cô Loan nhớ lại, lúc đó trường có 13 lớp từ lớp 6 đến lớp 10. Cho đến niên khóa 1974 -1975, trường có 41 lớp với gần 2.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 nhưng chỉ có 15 phòng nên việc học cũng gặp nhiều khó khăn.Trường có quy chế khá nghiêm ngặt, luôn đặt vấn đề kỷ luật lên hàng đầu. Các em đi học phải mặc đồng phục áo dài, quần dài trắng, bất kể trời nắng hay mưa. Học sinh nào đi trễ năm phút bị ở ngoài cổng và xem như vắng học không phép.“Học sinh ngày ấy rất ngây thơ, giàu tình cảm và hiếu học. Phần lớn các em được tuyển chọn từ các vùng quê trong tỉnh về học nên rất biết giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài vấn đề kỷ luật, thành tích học tập, một lĩnh vực khiến chúng tôi vô cùng tự hào khi nhắc đến bề dày thành tích của Trường Nữ Trung Học chính là phong trào văn nghệ. Đội văn nghệ của trường “ăn đứt” các trường khác, luôn dẫn đầu trong các cuộc thi giữa các trường Trung Học trong toàn tỉnh”, cô Hà Thị Tham – Giám thị nhà trường nói với vẻ đầy tự hào.Nói về đội ngũ dạy học, trường hội tụ đội ngũ giáo sư có năng lực, trình độ chuyên môn ở khắp nơi về công tác, chiếm đa số vẫn là giáo sư đến từ xứ Huế mộng mơ. Giọng Huế ngọt ngào và ấm áp của các thầy, cô khiến cho các bài giảng nhẹ nhàng hơn trong mỗi tiết học, dễ đi vào lòng học sinh.Kim Phượng st