VN không thiếu anh tài .
Ai họa kiểu sáng tạo ra máy định vị? (GPS - Global Positioning System) - William Hoàng
Một trong bốn người họa kiểu máy định vị (GPS) là Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá. Ông là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa có cấp bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kỳ.
*
Hiện nay nhiều người đã sử dụng máy định vị GPS để đi đường, khỏi phải dùng bản đồ.
Máy GPS giúp người ta đến các địa chỉ cần tìm như hàng ăn, cây xăng, cửa tiệm, …và tất nhiên là đến đúng ngay số nhà cần tìm.
Quân đội Mỹ đã sử dụng máy này để đột nhập vào ngôi nhà mà Bin Laden (Trùm khủng bố) đang ẩn náu.
Một trong bốn người họa kiểu máy định vị (GPS) là Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá. Ông là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lựcViệt Nam Cộng Hòa có cấp bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kỳ.
Ông được Cục Truyền Tin/Quân Lực VNCH gửi đi tu nghiệp tại Mỹ và khi trở về được bổ nhiệm làm Giám Đốc Cơ Quan Quản Trị Truyền Thông (Communications Management Agency, CMA), chuẩn bị tiếp thu và tái phối trí các đài trong hệ thống viễn liên của Mỹ (ICS) trong kế hoạch Việt Nam Hóa.
Về sau đổi tên thành Trung Tâm Điều Hành Viễn Liên trực thuộc Phòng 6/Tổng Tham Mưu do Đại Tá Nguyễn văn Thịnh làm GiámĐốc. Trung tâm này có trách nhiệm bảo đảm và duy trì liên lạc viễn liên trên toàn cõi VN cho quân đội và dân sự.
Sau biến cố 30/4/1975, ông bị tập trung cải tạo. Nhưng sau chính quyền VN cho ông cùng một số nhân viên khác miễn tù cải tạo với danh nghĩa là chuyên viên. Sau đó vài năm ông ra đi vượt biên.
Tới Mỹ, ông được đặc biệt giúp đỡ ghi danh và chỉ hai tuần sau khi đến Mỹ, được tuyển dụng vào làm việc tại NASA ở Houston. Ông cũng được đặc biệt giúp đỡ bảo lãnh ngay vợ con qua Mỹ.
Hiện nay ông đã về hưu. Tôi là người phục vụ trực tiếp dưới quyền ông và đã gặp lại ông tại Houston năm 2010. Ông đưa cho tôi coi một số các Tưởng Lục (Awards) về những công trình nghiên cứu khoa học của ông.
Có thể nói TS Lữ Phúc Bá là một trong những nhân tài Việt không được quyền nổi danh vì lý do những công việc làm liên quan tới những bí mật quốc phòng. GPS là một trong những chương trình nghiên cứu phát triển cho quốc phòng mà ông tham gia, và phải 10 năm sau, máy này mới được phép đưa ra cho dân sự sử dụng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire