Vẻ Vang Dân Việt.
jeudi 29 septembre 2022
Vẻ Vang Dân Việt: Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy
mercredi 28 septembre 2022
NHẠC PHÁP TUYỂN CHỌN 1- Sỹ Đan
vendredi 23 septembre 2022
Xếp hạng những quốc gia tốt nhất trên thế giới, CANADA đứng đầu
Xếp hạng những quốc gia tốt nhất trên thế giới (the best countries to live in), Canada đứng đầu !
Sáu năm liên tiếp, vị trí No 1 của Canada không thay đổi!
Xếp hạng những quốc gia tốt nhất trên thế giới (the best countries to live in), Canada đứng đầu !
Sáu năm liên tiếp, vị trí No 1 của Canada không thay đổi!
Việt Nam đứng hạng 32, Mỹ 20, Tàu 23, Ấn Độ không khá hạng 38, JAPAN hạng 13.
Overview of Canada
- CAPITAL
- Ottawa
- REGION
- North America
- GDP PER CAPITA, PPP
- $50,661
- GDP
- $1.74 trillion
- POPULATION
- 37,593,384
- AREA
- 9,984,670 SQ.KM
Canada takes up about two-fifths of the North American continent, making it the second-largest country in the world after Russia. The country is sparsely populated, with most of its residents living within 125 miles of its border with the United States. Canada’s expansive wilderness to the north plays a large role in Canadian identity, as does the country’s reputation of welcoming immigrants.
Canadians pride themselves in encouraging all of their citizens to honor their own cultures. In 1971, Canada adopted a national policy of multiculturalism, which celebrates the country’s diversity. At the same time, Canada faces national challenges related to the concerns of indigenous people and those in the predominantly French-speaking province of Quebec. While constitutional guarantees allow the province wide-ranging cultural and linguistic autonomy, movements for complete independence come in waves.
The list of accomplished and eclectic Canadian writers and artists is long. Joni Mitchell, Avril Lavigne and Drake are just a few of the Canadians who have made an impression on modern music.
Technically, Canada is a constitutional monarchy with the U.K. monarch as the head of state. The royal leader is represented locally by a largely ceremonial governor-general appointed by the Canadian prime minister. The government follows the British style of parliamentary democracy. The capital, Ottawa, is located in the province of Ontario.
Canada is a high-tech industrial society with a high standard of living. Trade agreements in the 1980s and 1990s dramatically bolstered trade with the U.S., and now the two counties are each other's largest trading partner. While the service sector is Canada’s biggest economic driver, the country is a significant exporter of energy, food and minerals. Canada ranks third in the world in proven oil reserves and is the world’s fourth-largest oil producer.
Canada is a member of the United Nations, through which it has participated in many peacekeeping missions. It is also a member of NATO and the Commonwealth of Nations.
Canada Rankings
#1
OVERALL RANK
CATEGORYRANKSCORE
mercredi 21 septembre 2022
MỘT VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CHIẾC "ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG" CỦA BẠN
Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè…
Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục nếu ta biết được những “tuyệt chiêu” của chiếc ĐTDĐ.
1 - Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi ĐTDĐ lại báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc pin. ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.
Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# và bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng… Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa! Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo đang có 50% dung lượng!
3 -Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
- Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
- Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
- Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
4 - Mỗi ĐTDĐ đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng. Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.
Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại. Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã qua sử dụng, hãy nhớ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải là người ăn cắp!
***
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất ĐTDĐ của bạn? Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang sử dụng:
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang với… hàng mã để đốt cúng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc pin. Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất trước khi mua!
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.
***
Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!
NGUYỄN BÍCH
dimanche 18 septembre 2022
3 CÁCH NHÌN NGƯỜI
3 CÁCH NHÌN NGƯỜI
Trong cuộc sống, việc nhận diện tính cách của một người rất quan trọng. Đây không phải là đánh giá điều gì về họ, mà chỉ để xác lập mối quan hệ đúng mực và hợp lý. Dưới đây là 3 cách nhìn người mà cổ nhân để lại.Cách nhìn thứ nhất: dùng thời gian để nhìn ngườiDùng thời gian để nhìn người, tức là sau lần gặp đầu tiên, chúng ta cần có thời gian để bình tĩnh quan sát đối phương. Thường thì khi gặp lần đầu chúng ta sẽ có những quan niệm đánh giá khác nhau, yếu tố tình cảm đôi khi khiến ta nhìn người không chính xác.Thông thường chúng ta chỉ hiểu rõ một người khi gắn bó với người ấy và câu tục ngữ “Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người nông sâu” vẫn đúng trong cuộc sống hiện tại. Với thời gian chúng ta sẽ nhận ra tính cách, kiểu người. Có 3 loại người:– Người không thành khẩn: vì họ không thành thật, do vậy lúc đầu rất nhiệt tình, sau đó lại thờ ơ. Lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ.– Người nói dối: nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẽ hở từ đầu đến cuối. Dùng “thời gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối đó.– Người lời nói không đi đôi với hành động: loại người này nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động.Để học cách nhìn người, trước hết chúng ta phải học cách điềm tĩnh, không vội vàng phán xét ngay lập tức.Cách nhìn thứ hai: Nhìn người qua đánh giá 360 độChúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận lợi thế của cách dùng “thời gian” để nhìn người. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để quan sát, mà chúng ta cần sử dụng tới một cách khác.Đó là cách nghe ngóng từ mọi phía hay đánh giá 360 độ. Chú ý những điểm tương đồng giữa các ý kiến bình luận, nhận xét về một người, giúp chúng ta có thể có cái nhìn khái quát về người đó.Đôi khi, chúng ta cũng có thể đánh giá người đó dựa trên những người mà họ kết giao. Cổ nhân có câu ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’.Ngoài ra, chúng ta còn có thể đánh giá khi quan sát gia đình của người này. Hãy xem cách họ cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em, vợ chồng, con cái ra sao, đối với hàng xóm như thế nào.Cách nhìn 3: Dùng điểm tương đồng, sở thích để nhìn ngườiCó một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp kể rằng:“Có một vị vua nuôi vài con khỉ trong nhà. Ông luyện cho chúng cách nhảy múa, và mặc cho chúng những bộ quần áo tuyệt đẹp, đeo cho chúng những chiếc mặt nạ hình mặt người. Khi lũ khỉ nhảy múa trông rất giống như người thật.Một ngày kia, vị quân vương bắt bọn khỉ nhảy múa cho các triều thần thưởng thức. Diễn xuất điêu luyện của lũ khỉ đã nhận được nhiều tràng vỗ tay khen ngợi. Nhưng trong số các triều thần, có một vị đã cố ý làm rơi một trái chuối trên sàn nhà. Những con khỉ thấy vậy đã tháo lớp mặt nạ, lao vào để tranh nhau trái chuối. Kết quả là cuộc trình diễn tinh vi của lũ khỉ đã trở thành trò chế giễu cho mọi người”.Qua câu chuyện ngụ ngôn ở trên, chúng ta thấy rằng bản tính của chú khỉ vẫn không thay đổi, dù đã được học nhảy múa và đeo mặt nạ. Khỉ vẫn là khỉ, nhìn thấy trái chuối sẽ lộ nguyên hình. Cũng vẫn đúng nếu ta đem so sánh giữa con người với các chú khỉ ở trên.Con người ta trong cuộc sống hàng ngày dường như cũng đang đeo những chiếc mặt nạ để đóng các vai và biểu diễn trên sân khấu của cuộc đời. Do vậy, kẻ tiểu nhân đang đeo mặt nạ của người quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ của người lương thiện. Kẻ háo sắc đeo mặt nạ của người đoan chính, tử tế.Biểu hiện của con người có thể không thật giống như khỉ, nhưng cho dù bạn có cải trang thế nào, gặp phải thứ trong lòng yêu thích, bạn sẽ vô thức và hiện rõ bộ mặt thật của chính mình. Do vậy, kẻ háo sắc bình thường rất tử tế nhưng nhìn thấy người đẹp, hai mắt sẽ dán chặt vào người đẹp, ngôn từ thất thái. Kẻ thích đánh bạc bình thường không đam mê, nhưng nhìn thấy chiếu bạc không thể kìm nén được bản thân.Chúng ta đối nhân xử thế, tất nhiên không muốn làm hại đến ai, không phải dẫn dụ họ sa ngã mà chỉ là tìm cách bộc lộ rõ bản chất của họ. Áp dụng trên thực tế, bạn có thể chủ động tạo tình huống để người đó bộc lộ những sở thích, ham muốn của mình, khiến anh ta quên mất mình đang đóng vai gì, từ đó lộ rõ bộ mặt thật.Nếu bạn không có năng lực sắp xếp tình huống, vậy thì bạn nên tận dụng mọi cơ hội để quan sát họ trong những tình huống mà họ không ngờ nhất, như khi họ tiếp xúc với một người phục vụ, một người ăn xin, một đứa trẻ, một người xa lạ… Quan sát này có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự sắp đặt vì đối tượng bị quan sát không phòng bị, bộ mặt thật lộ ra tương đối xác thực.Nói chung, cách nhìn người được xem như một kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần rèn luyện. Tuy nhiên, điều gì đến với chúng ta cũng không hề ngẫu nhiên, đôi khi phụ thuộc chủ yếu vào bản thân mình. Muốn mọi chuyện suông sẻ chúng ta cần trở nên tốt hơn, đặc biệt trong tính cách, lối sống, đạo đức.
H.Phúc sưu tầm
samedi 17 septembre 2022
Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2022 chính thức trở lại
(Ngày Nay) - Ngày 15/9, tại Khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, UBND thành phố Nam Định, Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2022 nhân kỷ niệm 722 năm Ngày hóa Đức Thánh Trần đã chính thức khai mạc.
Ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định cho biết, sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội Đền Trần mới được tổ chức trở lại đúng vào dịp kỷ niệm 722 năm ngày hóa Đức Thánh Trần. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời cũng là dịp tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng và giữ nước.
Sau nghi lễ dâng hương tưởng niệm anh linh các vị Vua Trần, Đức Thánh Trần, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: Lễ rước kiệu, lễ tế và phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống như hát chèo, hát văn, múa kiếm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của nhà Trần và công lao của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra lễ hội, các tiết mục múa lân, múa sư tử, múa rồng; biểu diễn võ thuật; thi đấu vật; thi đấu cờ người; chọi gà; múa rối nước… cũng sẽ được tổ chức.
Để Lễ hội Đền Trần diễn ra trang trọng, an toàn, Ban Tổ chức Lễ hội đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho cho từng đơn vị trong đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ tại khu di tích thời gian diễn ra Lễ hội; xây dựng phương án tuyên truyền, phòng ngừa dịch bệnh tại nơi đông người, chuẩn bị đủ số thuốc cấp cứu cần thiết và lực lượng túc trực tại đền Trần, chùa Tháp; đảm bảo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với những hộ bán hàng ăn uống trong khu vực lễ hội; đặc biệt, không để tình trạng người lang thang ăn xin xảy ra trong thời gian diễn ra lễ hội…
Đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Hàng năm, tại đây, Lễ hội đền Trần truyền thống vào dịp tháng 8 (âm lịch) và Lễ hội Khai ấn đầu năm đều được tổ chức. Đây là hai lễ hội lớn tại Nam Định, thu hút đông đảo nhân dân, khách thập phương về dự, thắp hương tưởng nhớ công đức của các vị vua Trần và Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội đền Trần năm 2022 diễn ra đến hết ngày 25/9.
mercredi 14 septembre 2022
Những quan niệm sai lầm trong ăn uống
Top 7 quan niệm sai lầm trong ăn uống nhiều người mắc phải
Trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những quan niệm sai lầm dưới đây.
Những quan niệm sai lầm trong ăn uống
Ăn uống lành mạnh là điều mà ai cũng muốn, nhất là trong thời tiết mùa hè oi bức. Không ai muốn tăng cân, thiếu máu dẫn đến mệt mỏi hay bị bệnh trong thời tiết này, vì vậy, mọi người cố gắng tìm kiếm cách ăn uống tốt nhất cho cơ thể.
Nhưng, trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những sai lầm trầm trọng như dưới đây.
1. Ăn chuối khiến cơ thể tăng cân
Ai cũng biết, ăn quá nhiều trái cây có đường có thể làm cho bạn tăng cân. Trong chuối có nhiều đường nhưng chuối lại không phải là thực phẩm khiến bạn tăng cân. Nếu bạn ăn chuối kết hợp với các thực phẩm khác như bơ hạt hoặc thực phẩm chứa chất béo thì có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên nếu bạn chỉ ăn mỗi chuối thì bạn sẽ không phải lo về điều này.
Theo các nhà khoa học, chuối là loại hoa quả giàu calo, giàu chất xơ và chất đường, vì vậy, một mặt loại quả này có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói, mặt khác có thể giúp bạn bố sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Trong chuối có 3 loại đường thiên nhiên là: sucro, frutose, và gluco được tích hợp cùng với chất xơ, khiến cho nó có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể.
Không những thế, chuối còn được cho là có tác dụng giúp bạn giảm cân. Khi ăn chuối, quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột, giúp tiêu diệt các độc tố trong cơ thể, kích thích tiêu hoá tốt.
2. Chế độ ăn chay sẽ gây bệnh
Bản thân chế độ ăn chay không phải là tác nhân gây bệnh hoặc đe dọa sức khỏe của bạn nếu bạn ăn chay đúng. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận… Trong khi đó, nếu bạn ăn chay khoa học, bạn có thể giảm được 20% nguy cơ tim mạch.
Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.
Nếu bạn ăn chay, hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng từ rau lá xanh, các loại rau, trái cây, các loại hạt, hạt và một lượng vừa phải các loại ngũ cốc...
3. Không ăn thịt sẽ gây thiếu máu
Một số loại thịt chứa hàm lượng sắt phong phú và khi bạn tiêu thụ sẽ góp phần tăng cường chất lượng của máu. Nhưng sắt không phải là chất duy nhất tốt cho máu của bạn và thịt không phải là nhóm thực phẩm duy nhất chứa sắt.
Nếu không thích ăn thịt, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bổ mãu cho cơ thể từ thực phẩm thực vật (rau, củ, quả, hạt...). Ví dụ như rong biển, chỉ cần một muỗng rong biển có thể bổ sung 100% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 80% nhu cầu vitamin B12 mà cả sắt và vitamin B12 đều tốt cho máu. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung hạt gai dầu, hạt chia... vì chúng cũng rất giàu chất sắt.
1 thìa cà phê nhỏ có thể cung cấp 45% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 1 muỗng hạt quinoa cung cấp 15% và cacao nguyên chất cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn.
4. Ăn nhiều rau có thể chữa táo bón?
Ảnh: ChowhoundĂn nhiều rau có thể giúp bạn hết táo bón nếu nguyên nhân là do thiếu chất xơ.
Tuy nhiên, có nhiều lý do khác dẫn tới táo bón. Ở hầu hết người cao tuổi, tình trạng này thường liên quan đến sự suy giảm số lượng vi khuẩn đường ruột, bệnh ở phần hông hoặc hậu môn, tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trong những trường hợp đó, ăn nhiều rau không có tác dụng cải thiện táo bón.
Bởi vậy, nếu bạn ăn một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có chế độ ăn kiêng thiếu khoa học sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có chức năng tiêu hóa kém.
5. Tì vị yếu không thể ăn cay?
Ảnh: SCMPCó nên ăn cay hay không thực tế phụ thuộc vào thể lực. Vị cay mang tính nóng, có tác dụng thải khử độ ẩm khỏi cơ thể. Đối với những người ăn không ngon miệng, thực phẩm cay với lượng vừa phải có thể đánh thức vị giác.
Do đó, những thực phẩm cay như hành, gừng, tỏi nếu ăn đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị chứng đau dạ dày do nhiễm hàn. Nhưng đối với những người bị loét dạ dày, hãy sử dụng ít hơn.
6. Đa dạng hóa dầu ăn là dùng các loại dầu có tên gọi khác nhau?
Ảnh: Medical News TodayCác chuyên gia dinh dưỡng thường nhấn mạnh sự đa dạng hóa trong việc dùng dầu ăn. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng tháng này ăn dầu đậu nành, tháng sau nên chuyển qua dầu hướng dương hoặc dầu hạt cải…
Tuy nhiên, từ “đa dạng” đề cập đến việc thay đổi dầu theo cấu trúc axit béo. Các loại dầu có cấu trúc axit béo tương tự nhau được phân loại theo các nhóm dưới đây:
- Nhóm 1: Dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương
- Nhóm 2: Dầu đậu phộng và dầu gạo
- Nhóm 3: Dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hạt trà
- Nhóm 4: Dầu hạt lanh và dầu hạt tía tô
7. Xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít bị thất thoát chất dinh dưỡng?
Nhiều người cho rằng vitamin “sợ” nhiệt độ cao, nếu xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít làm thất thoát chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu xào rau trên lửa lớn trong thời gian ngắn thì chỉ mất 17% lượng vitamin C. Nếu sau khi xào nấu lại đem om rim, thực phẩm sẽ mất đến 59% lượng vitamin C.
Do đó, bạn nên xào rau ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, có thể thêm chút giấm sẽ giúp ích cho việc bảo quản vitamin có trong rau.
H.Phúc sưu tầm
mardi 13 septembre 2022
Những Chiếc Bánh Trung Thu Độc Đáo Nhất
Những Chiếc Bánh Trung Thu Độc Đáo Nhất
Trung thu đang đến rất gần, lòng người rộn ràng chờ đón ngày trăng tròn đẹp nhất trong năm. Gia đình nào cũng chọn mua những chiếc bánh nướng bánh dẻo ngon và đẹp để dành tặng người thân và để làm quà cho bọn trẻ. Hãy tham khảo những chiếc bánh thú vị nhất của năm nay. Ngày nay bánh trung thu được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, có nhiều sắc màu, hương vị, hình dáng và kích thước, khiến bạn vừa thích thú nhưng cũng rất lưỡng lự khi phải lựa chọn.
1. Bánh trung thu giònNhững chiếc bánh hình hoa hồng vô cùng đẹp mắt này xuất xứ từ Singapore, được làm với quy trình đặc biệt. Bánh được nướng chín sau đó lại mang ướp lạnh nên phần vỏ giòn, nghe thật lạ, bánh trung thu mà lại giòn. Nhưng độ giòn vỏ vừa phải kết hợp với phần nhân mềm nhiều hương vị hấp dẫn như: trà xanh, hạt sen, hạt dẻ hay sữa dừa lại tạo được sự hấp dẫn riêng, ăn không ngán.
2. Bánh trung thu hoa quảTrái cây mang lại hương vị mới lạ “đột phá” cho chiếc bánh. Thơm ngon và vô cùng bắt mắt, những chiếc bánh cũng đa dạng theo sự phong phú của các loại hoa quả, từ vị sầu riêng, vua của các loại trái cây, đến dâu tây quyến rũ, vị chuối ngọt ngào cho đến vị quả vải mùa hè…Ngoài ra các đầu bếp còn kếp hợp các loại trái cây lạ làm nhân bánh như nhân mít, nhân quả bơ hay nhân xoài xốp. Các loại hoa quả được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ rồi trộn với nhân, khi ăn đôi khi bắt gặp những miếng trái cây thực khách sẽ thấy ngạc nhiên thích thú.Bạn sẽ không bao giờ chán bánh trung thu nữa.
3. Bánh trung thu vị rượuNhững chiếc bánh dẻo được làm tỉ mỉ như tác phẩm nghệ thuật, màu sắc của nó khiến ta phải ngỡ ngàng. Tất cả đều là nguyên liệu tự nhiên nhưng với cách kết hợp khéo léo, một chút phương tây và một chút á đông: nhân khoai lang Nhật với chocolate và rượu champagne.Vỏ bánh màu hồng bao nhân kem-hạt dẻ-whiskyHay kỳ lạ hơn nữa với viên chocolate chứa rượu bailey bên trong rồi nhân nho khô rượu rum, nhân kem-hạt dẻ-whisky. Thật tuyệt vời.
4. Bánh trung thu oải hươngHoa oải hương không chỉ là thứ thảo mộc chữa bệnh, làm mỹ phẩm hay dầu thơm thư giãn nữa. Nó còn xuất hiện trong món bánh trung thu của người châu Á.Loại bánh này có màu tim tím nhẹ nhàng như hoa oải hương nước Pháp. Không những thế người làm bánh còn trực tiếp cho hoa oải hương vào trong bánh khiến người ăn thấy tò mò và háo hức, bên cạnh hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, hoa oải hương tạo nên thứ mùi hương huyền ảo. Và bạn đã bao giờ thử bánh trung thu vị hoa chưa?
5. Bánh trung thu kiểu TâyCác nghệ nhân Hồng Kông đã tạo ra một thứ bánh trung thu mới với hơn 40 hương vị khác nhau. Vỏ bánh mềm mịn và lớp nhân mượt như nhung, những chiếc bánh này sẽ chinh phục bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên.Bạn sẽ không thể từ chối bánh nhân đậu xanh pho mát, bánh caramel cà phê và đậu đỏ, bánh vừng đỗ trắng hay bánh pho mát và chocolate.
6. Bánh trung thu “mỹ phẩm”Mỹ phẩm từ bánh trung thu? Hoàn toàn không phải mà đó là những chiếc bánh được tạo hình và tạo màu như một bộ đồ trang điểm của phái đẹp.Bạn sẽ thắc mắc, bánh trung thu màu đen ư? Có thể chứ khi người ta tạo ra thứ màu huyền bí của bóng đêm đó cho chiếc bánh từ những hạt vừng đen.
7. Bánh trung thu vị mùa xuânLấy cảm hứng từ mùa xuân loại bánh này có màu xanh mịn màng, phần nhân được sáng tạo với đậu nành, lòng trắng trứng và hương trà xanh. Màu sắc của chiếc bánh gợi cho ta không khí đầy sức sống, màu hồng dịu dàng của hoa đào, màu xanh mướt của lộc non tươi mới. Ngoài hình thức vô cùng hấp dẫn nhân bánh được làm từ đậu nành cũng là một nét độc đáo, quyến rũ mới.Thanh Lan sưu tầmTẾT TRUNG THU Ở CHÂU ÁKhắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, đến Việt Nam... người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng.Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm lịch, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là bánh Trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.
Đối với người phương Đông, Trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết Âm lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ăn bánh Trung thu, ăn bưởi, uống trà và ngắm trăng. Có khi họ dùng bữa ngoài trời. Trẻ con nông thôn thường hay đặt vỏ quả bưởi trên đầu như là một biểu hiện để xua đi những điều không may không tốt lành trong nửa năm vừa qua. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân.Ở Trung Hoa, tết Trung thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương quý phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng.
Nhiều nơi ở Trung Quốc, người dân mặc trang phục cổ truyền thống và tổ chức Lễ cúng trăng. Ảnh:Xinhua
Trong lễ Trung thu, người ta làm bánh Mooncake. Có thể nói bánh Trung thu Trung Quốc rất gần vũi với người Việt Nam bởi cách chế biến gần như giống nhau. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều. Ở Trung Quốc có rất nhiều loại bánh Trung thu.
Tại Singapore, lễ đón Trung thu diễn ra khá vui nhộn. Ở quảng trường Sengkang, mọi người tập trung đông đủ để chơi các trò chơi thú vị.
Tại Nhật Bản, trung thu được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, nghĩa là “ngắm trăng”. Người ta quây quần bên nhau ngồi ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ của vầng trăng và làm thơ. Người Nhật không ăn bánh Trung thu trong lúc ngắm trăng, mà thay vào đó là món bánh gạo nếp. Vì rằm tháng 8 cũng là lúc thu hoạch của các loại cây trồng, nên người Nhật cũng tổ chức các nghi lễ để cảm tạ sự ưu ái của thiên nhiên. Mặc dù lịch âm đã không được sử dụng từ sau cải cách Minh Trị, nhưng hiện nay người Nhật Bản vẫn giữ được thói quen đón Trung thu. Một số đền, chùa ở Nhật Bản cũng tổ chức lễ hội Trung thu theo truyền thống.
Bánh mặt trăng (Tsukimi Dango) - Nhật Bản
Người Thái gọi Tết Trung thu là “lễ cầu trăng”, vì vào đêm Trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Trên bàn thờ còn quả đào và bánh Trung thu. Theo truyền thuyết của người Thái, nếu làm như vậy, Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Người Hàn Quốc gọi Trung thu là Chusok và họ có ba ngày để vui chơi, ăn bánh Trung thu, các cửa hàng giảm giá một tháng trước lễ hội. Ngoài ra, các khu phố người Hoa ở Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng ngập tràn màu sắc trong ngày này.
Trong ngày lễ Chuseok, trẻ em cũng mặc trang phục truyền thống.
Người Lào gọi tết Trung thu là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Camphuchia: Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm - từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.
Việt Nam: Lúc tết Trung thu sắp đến gần, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai cuộc đua về bánh Trung Thu cùng đồ chơi, làm cho không khí ngày lễ hội trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam trở nên tưng bừng, rộn rã hẳn lên.
Khác với tết Trung thu Trung Quốc, tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau, cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các loại thức ăn đồ uống... đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.SỰ TÍCH BÁNH TRUNG THU VIỆT NAMTết Trung Thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.Truyền thống Ăn!Người Việt ta vốn coi trọng truyền thống "ăn," do đó thường dành một món ăn đặc thù cho mỗi dịp tết nhất hội hè. Theo cổ tục, người Việt trong quá khứ đã từng ăn bánh chưng, bánh dầy vào Tết Nguyên Đán; ăn bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn Thực; ăn rượu nếp, bánh tro, bánh ú vào Tết Đoan Ngọ; ăn heo quay cúng ngày Rằm Tháng Bảy; ăn bánh dẻo, bánh nướng vào Tết Trung Thu; uống rượu cúc vào tiết Trùng Cửu.
Ngày nay, nhiều cổ tục trên đã biến mất, tuy nhiên tập tục ăn bánh Trung Thu vẫn thịnh hành. Trước đây, nhiều người tự hào từng ăn bao nhiêu bánh mua từ những tiệm như Đông Hưng Viên, Đồng Khánh, Tân Tân, Á Đông, nhưng mấy ai biết bánh Trung Thu có một sự tích lâu đời, mang nhiều biến thái qua không gian và thời gian và nhất là mang nhiều giai thoại lý thú.Chẳng hạn như sau 1975, dù kinh tế chật vật, bánh Trung Thu không hề ế, và bánh Trung Thu vẫn đóng vai trò quà "hữu nghị" trong sự giao tế với giới chức cửa quyền, cũng như ngày trước, một viên chánh sự vụ Bộ Kinh Tế chỉ cần hứa ký một giấy phép cho nhập hàng ngoại hóa từng được biêù một khay bánh Trung Thu tròn lớn, trên có con rồng có cặp mắt long lanh. Bà vợ mừng hụt hơi khi khám phá ra mắt rồng là một cặp hột xoàn 7, 8 li và bụng bánh chứa toàn vàng lá.
Và cách đây ba năm, 50 công nhân của công ty thực phẩm Đồng Khánh (hay nhà hàng Đồng Khánh cũ bị quốc doanh hoá) đã làm một cái bánh nướng khổng lồ kỷ lục cho 10,000 người ăn, nặng 735 kilô, đường kính 2 thước, cao 4 tấc.
Bánh Trung Thu ở Việt Nam và ở Trung Hoa
Ở VN từ xưa đến nay, bánh Trung Thu gồm hai hình thức: dẻo và nướng.
Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái VN hơn bánh nướng. Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình" và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng:
"Đêm khuya chung bóng trăng tròn sánh vai" (Kiều). Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoạ Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở VN hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.
Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.
Nhìn qua lục địa Trung Quốc vốn là cái nôi khai sinh ra tục ăn bánh Trung Thu thì chúng ta thấy hình thức của chúng rất khác và thay đổi tùy theo tình trạng thổ sản, môi trường kinh tế và khẩu vị của từng địa phương như sau:
- Kiểu Tô Châu có một lịch sử gốc gác hơn 1,000 năm. Tại vùng này, đếm ra có hơn cả tá kiểu thức mà phổ thông nhất là chiếc bánh Kim-Thuỷ Mai-Quế Nguyệt Bính nặn bằng tay, vỏ bánh mỏng chứa nhân bằng trái cây hay hạt tán nhuyễn. Bánh kiểu Tô Châu nổi danh với lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tanh, ăn ngọt và béo.
- Kiểu Bắc Kinh có hai biến thể: một gọi là bánh "Ti-chiang" (đề tương) chịu ảnh hưởng Tô Châu, khác chăng là vỏ xốp nhẹ hơn là từng lớp mỏng như bánh Tô Châu; hai là bánh "Fan Mao" (phiến mao) - nhẹ như lông, vỏ bánh nhẹ tơi màu trắng, nhân bánh có vị dược liệu Sơn Tra. Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ rất ngon mắt và rất hấp dẫn gợi thèm.
- Kiểu Ninh Ba thoát thai từ kiểu Tô Châu và rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang. Vỏ bánh đặc chắc chứa nhân dăm-bông hay hải tảo, điểm mùi gia vị cay và mặn.
- Kiểu Vân-Nam được dân điạ phương gọi là "T'o," có vỏ làm bằng nhiều thứ bột phối hợp của gạo, lúa mạch, v.v., có vị ngọt.
- Kiểu Quảng Đông rất quen thuộc với dân VN về những đặc điểm như đã nói trên.
- Kiểu Đài Loan gọi là "Nguyệt quang bính" với nhân làm bằng khoai lang, ăn rất ngọt, mềm và không ớn.
Trên thực tế, người Hoa quen dùng bốn tiếng sau để gọi bốn kiểu thức theo bốn địa phương chính là: Bình Tô Quảng Đài (Bình hoặc Ping chỉ Bắc Bình hay Bắc Kinh), Tô (Su - tức Tô châu), Quảng (Kuang - tức Quảng Đông), Đài (Tai chỉ Đài Loan).Ngoài ra, người ta còn phân biệt bánh mặn (huân) dùng mỡ heo và bánh chay (tố trai) dùng dầu mè.
Ở vùng Đông Nam Á, chiếc bánh Trung thu cũng bị biến thái, ví dụ như bánh kiểu Mã Lai thì vỏ bọc bằng súc cu la và có nhân bằng đậu đỏ và dầu mè, hoặc có nhân hạt sen và nhiều thứ lá thơm ngọt; bánh kiểu Hương cảng có nhân đậu nành thơm vị cam, hột sen trắng, đậu đen và lá trà.
Ở VN, tại Sài Gòn và Chợ Lớn những nhà sản xuất như Kinh Đô, Đồng Khánh, Ái Huê, Hỉ Lâm Môn còn chế những bánh nhân cùi dừa, ngó sen trộn sữa, sầu riêng, đậu xanh và những loại hạt giẻ. Có nhà lại chế thêm nhiều rượu whisky, lại có nhà quảng cáo làn bánh Trung Thu "kiểu đai-ét" tbớt ngọt và không có cholesterol theo nhu cầu y tế thời thượng.
H.Phúc chuyển