Những Công Trình Vĩ Đại Phục Vụ Loài Người Của Tỷ Phú Elon Musk Trúc Giang MN
Tỷ phú Elon Musk với những công trình vĩ đại, ông muốn tạo ra con người thông minh nhất, một siêu nhân. Bằng cách cấy một con chip vào bộ óc con người. Để thực hiện tham vọng đó, ông thành lập công ty Neuralink, đang trên đường phát triển. Công ty SpaceX của ông lập ra công ty Starlink nhằm mục đích phủ sóng internet toàn cầu với tốc độ thật nhanh. Công ty SpaceX sẽ phóng lên vũ trụ với 7,518 vệ tinh truyền thông. Đồng thời xây dựng một triệu (1,000,000) trạm vệ tinh cố định trên mặt đất để kết nối với Starlink.
Tham vọng của nhà tỷ phú Musk không dừng lại ở đó, ông đang kiến tạo những thiết bị tạo ra điện mặt trời, vừa rẻ tiền, vừa góp phần chống lại tai họa do thay đổi khí hậu, tức là ô nhiễm không khí, hâm nóng địa cầu tạo ra. Công việc chính của công ty SpaceX là chế tạo hỏa tiễn hạng siêu nặng là Starship để bay lên Mặt trăng, sao Hỏa, hay bất cứ một hành tinh nào trong hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ (Solar System). Đó là những công trình vĩ đại của tỷ phú Elon Musk.
1. Tiểu sử Elon Reeve Musk Elon Reeve Musk sinh ngày 28-5-1971 tại Pretoria, Nam Phi. Mẹ ông là bà Haldeman sinh tại Canada, lớn lên ở Nam Phi. Elon Musk có một em trai tên Kimbal Musk (sinh năm 1972), và một em gái tên Tosca Musk (sinh năm 1974). Mặc dù người cha tên Errol Musk khăng khăng một mực muốn ông vào Đại học Pretoria, nhưng ông quyết tâm chuyển sang Hoa Kỳ. Ông nói: “Tôi đã suy nghĩ và thấy rằng nước Mỹ là nơi có thể có những điều tuyệt vời hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới”.
• Về học vấn
Năm 1989, Elon Musk rời Nam Phi đến Canada, vào Đại học Queen ở Kingston. Năm 1992, vào Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) lấy bằng Cử nhân Kinh tế. Sau đó, nhận bằng Cử nhân Khoa học Vật lý. Ông Bruce Leak, kỹ sư trưởng của công ty Apple nêu nhận xét về ông Musk: “Anh ta có năng lực vô biên. Bọn trẻ ngày nay không biết gì về phần cứng và cách hoạt động của máy vi tính, nhưng anh ta có căn bản của một hacker (tin tặc) để tìm ra mọi thứ mà không sợ điều gì cả”.
Năm 1995, Musk được nhận vào học chương trình tiến sĩ về Vật lý năng lượng/Khoa học vật liệu của Đại học Stanford ở California, nhưng ông bỏ học, ra thành lập công ty Zip2.
• Về Sự nghiệp
1). Mở công ty Zip2
Năm 1995, Musk và em trai Kimbal mở công ty Zip2 cung cấp phần mềm (Software). Năm 1999, bán công ty Zip2 cho hãng Compaq giá 307 triệu đô la tiền mặt, và 34 triệu đô la cổ phiếu.
2). Hợp tác mở công ty Paypal Năm 1999, hợp tác mở dịch vụ Paypal, dịch vụ thanh toán tiền bạc. Đến tháng 10 năm 2002, bán Paypal cho công ty eBay với giá 1.5 tỷ đô la, giá trị cổ phiếu.
3). Thành lập công ty Tesla Sản xuất xe hơi chạy bằng điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh chống lại việc hâm nóng địa cầu, để tránh tai họa diệt chủng do biến đổi khí hậu tạo ra.
4). Mở công ty Neuralink Tạo ra một máy vi tính trong con chip 4mm, cấy vào bộ não con người để tạo ra “siêu nhân”.
5). Thành lập công ty SolarCity Tạo ra điện mặt trời giá rẻ, đồng thời năng lượng xanh cũng góp phần chống sự hâm nóng địa cầu, tránh tai họa do biến đổi khí hậu tạo ra.
6). Lập công ty Starlink Để cung cấp dịch vụ internet trên toàn cầu với tốc độ nhanh và mạnh.
7). Thành lập công ty Công nghệ Thám hiểm Không gian SpaceX (Space Exploration Technologies Corporation), là công ty chế tạo hỏa tiễn, tàu vũ trụ và dịch vụ vận chuyển trong không gian. Với tham vọng là chiếm Sao Hỏa làm thuộc địa và đưa người lên đó sinh sống.
Thành lập công ty Tesla Tesla, Inc. (Tên cũ là Tesla Motors) là công ty sản xuất xe ô tô chạy bằng điện, đồng thời cung cấp các linh kiện và phụ tùng xe điện, như pin sạc Lithium-ion, cho các công ty chế tạo ô tô điện khác, bao gồm Daimler (Đức), Toyota (Nhật).
Chiếc xe ô tô điện đầu tiên của Tesla là chiếc Tesla Roadster, thuộc loại thể thao. Mẫu kế tiếp là chiếc Model S, loại sedan hạng sang chạy bằng điện. Sedan là loại xe phổ biến, có 4 cửa và chiếc xe có 3 khoang riêng biệt, khoang động cơ, khoang hành khách, và khoang hành lý. (Cốp xe ở đuôi xe).
Từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2012, Tesla đã bán được tổng cộng 2,250 chiếc Roadster đến 31 quốc gia. Tesla, Inc. hiện có 3,000 nhân viên tại trụ sở chính ở Palo Alto, California.
Chiến lược của công ty Tesla
Trước hết, sản xuất xe loại cao cấp, nhắm vào thành phần thượng lưu, giàu có, với giá cao. Khi sản phẩm đã trở thành hoàn hảo, thì nhản hiệu xe sẽ trở thành mong ước của giới bình dân, khơi dậy tâm lý tranh đua, chơi trội để khoe bạn bè, nâng cao đẳng cấp xã hội, thì hãng xe sẽ sản xuất những xe giá hạ hơn. Ông Elon Musk nói: “Công nghệ mới, trong bất cứ lãnh vực nào cũng cần có những phiên bản tối ưu, trước khi trở thành phổ biến trên thị trường”.
Trong khi chiếc Roadster giá 109,000 USD, thì sau đó, chiếc Model S chỉ có 57,000 USD. Và công ty đã lên kế hoạch ra mắt những chiếc Tesla giá chỉ có 30,000 USD.
Xe ô tô chạy bằng điện nằm trong kế hoạch kiến tạo môi trường xanh để cứu nguy nhân loại trước thảm họa diệt chủng do thay đổi khí hậu.
Mở công ty Neuralink để tạo “siêu nhân”
Khỉ Pager đang chơi games qua điều khiển bằng ánh mắt.
Năm 2016, tỷ phú Elon Musk thành lập công ty Neuralink, với mục đích đầy tham vọng, là tạo ra một máy vi tính trong con chip 4mm, để cấy vào bộ não con người. Trước hết khoan hộp xương sọ rồi dùng phẩu thuật đặt con chip vào bộ não. Con chip nối kết với bộ não thông qua hàng ngàn dây thần kinh nhân tạo siêu nhỏ.
Mục tiêu ban đầu là giúp những người bại liệt, để họ có thể điều khiển máy tính hay smartphone.
Tiếp theo, giúp điều trị những người bị mất trí nhớ, hay những bịnh có liên quan đến thần kinh như động kinh, tê liệt, tổn thương bộ não và trầm cảm. Và mục đích cuối cùng là giúp tăng cường trí thông minh của con người, tạo ra một “siêu nhân”.
Ông Elon Musk cho rằng sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ Nhân tạo (AI=Artificial Intelligence), có thể gây ra mối đe dọa con người, đó là máy móc trí tuệ nhân tạo sẽ bỏ con người lùi lại phía sau, cụ thể là con người không thông minh bằng máy móc trí tuệ nhân tạo.
Để tránh tình trạng nầy, thì con người cần phải có những thiết bị giúp tăng cường về sức mạnh trí tuệ và thể chất. Đó là con chip của công ty Neuralink.
Một bước tiến quan trọng
Sau một thời gian thử nghiệm, mới đây ông Elon Musk tiết lộ rằng, Neuralink đã có một bước tiến quan trọng khi cấy ghép thành công con chip vào trong não bộ của một con khỉ, để giúp chú khỉ nầy có thể chơi game như con người thông qua suy nghĩ, thay vì bằng tay cầm điều khiển.
Ông Elon Musk phát biểu trong một show truyền hình trực tiếp, trên trang mạng ứng dụng di động có tên là Clubhouse:
“Chúng tôi đã có một con khỉ với thiết bị cấy ghép trong hộp sọ, cho phép nó có thể chơi game bằng suy nghĩ. Chú khỉ được cấy ghép không hề cảm thấy khó chịu, và cảm thấy khác biệt. Con chip cấy ghép trong não bộ cho phép nó điều khiển một giao diện điện tử bằng suy nghĩ” (Giao diện, Interface, màn hình trước mắt)
Neuralink đang có dự án tuyển một giám đốc phụ trách thử nghiệm lâm sàng, trực tiếp bao gồm xét nghiệm, chụp X quang, điện tim… Đồng thời cũng tìm một bịnh nhân tự nguyện cho chương trình nầy.
Chương trình Neuralink đang chờ sự chấp thuận của Cục Thực phẩm và Dược phẩm FDA. (FDA=Food and Drug Administration).
Giới khoa học nêu nhận xét, mặc dù Neuralink là một dự án táo bạo, nhưng còn nhiều viễn tưởng, khó thành công trong tương lai.
Thành lập Công ty SolarCity
1. Lý do thành lập môi trường xanh
Loài người đang phải đối diện với thảm họa diệt chủng do biến đổi khí hậu tạo ra. Các nhà máy điện chạy bằng than đá đã nhả ra khí carbonic (CO2), khí nầy giữ sức nóng của mặt trời, hâm nóng bầu khí quyển trái đất. Các nhà khoa học cho biết, nếu như theo cái đà “hâm nóng bầu khí quyển” như hiện nay, thì 100 năm nữa, băng tuyết ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan ra, làm nước biển tăng lên 1m, thì 700 hòn đảo của Indonesia sẽ chìm dưới mặt nước, kể cả bang Florida và Thủ đô Tokyo của Nhật cũng mất dạng. Trước sự đe dọa của thảm họa đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới xử dụng điện mặt trời.
Mỗi khi nhìn thấy những đau khổ của tha nhân hay những bất hạnh xảy ra chung quanh, trong tâm hồn tôi lại phảng phất lời bài hát Dấu chân của Đức Cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống với giai điệu mượt mà:
“Bao nhiêu dấu chân qua, bấy nhiêu niềm cảm tạ. Đôi khi có những bước phôi pha, mà hình bên bóng chẳng rời xa. Hôm nao thấy dấu chân đôi: Đó là Chúa đi bên tôi. Hôm nào còn một dấu chân thôi: Là bởi vì Chúa ẵm tôi lên rồi.”
Lời bài hát dựa trên một giấc mơ kể rằng: Có một chàng trai ngày nào cũng đi dạo bộ với Chúa Giêsu trên bãi biển rất êm ả và bình yên. Chàng thích thú vì những dấu chân song hành như hai người bạn. Đến một ngày sóng to gió lớn, chàng lại chỉ thấy có một dấu chân. Trong hoảng hốt và sợ hãi, chàng hỏi Chúa đi đâu lúc cuộc đời đầy biến động. Chúa trả lời: “Chính những lúc ấy Ta đang bồng bế con trên tay.”
Suy nghĩ của chàng thanh niên cũng là suy nghĩ của nhiều người chúng ta. Khi đau khổ dường như chỉ thấy dấu chân của mình lê thê bước, nhưng đâu hiểu rằng dấu chân ấy là chính Chúa đang nỗ lực dìu chúng ta qua khổ nạn.
Nhìn vào lịch sử cứu độ chúng ta thấy có rất nhiều vị thánh đã được Thầy Giê-su dìu qua khó khăn những đoạn đường đắng cay của cuộc đời. Chúng ta thử đồng hoá mình với những nhân vật trong Tin Mừng để thấy Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta bao giờ. Nhất là trong những lúc bị hiểu lầm, bị kết án, bị khổ đau bởi nghèo đói và bệnh tật.
Hãy nhìn xem một Madalena bị xã hội lên án, ruồng bỏ... lại được ngồi dưới chân Chúa. Một Giakêu bị xếp vào hạng người bất chính, lại được Chúa đồng bàn ăn uống…
Hãy nhìn xem người bất toại đã quá nửa đời người nằm ăn xin ở Betsaida hay người phụ nữ bị băng huyết đã quá khổ bởi bệnh tật, và biết bao người phong hủi sống lấy lất bên ngoài xã hội, thế mà Chúa đã đến và giải cứu họ.
Hãy nhìn xem những người bị ma quỷ khống chế đến nỗi chẳng còn là người, sống lây lất, điên rồ thế mà Chúa đã cho họ trở về trong tự do của con người.
Dường như Chúa không bỏ rơi một ai đang đau khổ, điều cần là sự kiên nhẫn trong lời cầu nguyện và luôn xác tín sự hiện diện của Chúa trong đời sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống đầy gian truân.
Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu sánh ví tình thương của mình như tình thương của người mục tử dành cho đàn chiên. Người mục tử tốt lành đầy yêu thương luôn gắn bó với đàn chiên, luôn sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình vì lợi ích đàn chiên. Ngài chính là vị mục tử mà bài đáp ca đã ca ngợi rằng: Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tuơi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính. Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có chúa ở cùng con.”
Người mục tử không bỏ đàn chiên mà hết lòng ra tay cứu giúp. Ngài vẫn tiếp tục cúi xuống băng bó từng vết thương và cõng trên vai và đưa về ràn trong tình yêu bao bọc của Ngài.
Giữa khủng hoảnh Covid 19 nhân loại cảm tưởng như đang đơn độc đối phó với sự dữ, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi. Nhưng hãy tin vào Thiên Chúa. Ngài im lặng cũng có lý do. Giống như cha mẹ khi thấy con cái khổ đau, tuy không nói ra nhưng vẫn tìm cách để cho con cái bớt khổ đau. Thiên Chúa chúng ta tốt lành, chắc Ngài cũng khổ nhiều khi nhân loại chìm trong khổ sầu. Ngài cũng đang nói với chúng ta giữa cơn gian nguy này, hãy để lòng mình trong thinh lặng sẽ nghe được tiếng sáo của người mục tử đang gọi đàn. Hãy về hợp đoàn. Hãy đến với lòng thương xót của Chúa để tìm sự bình an giữa trăm bề sự dữ. Hãy để Thiên Chúa lo liệu mọi sự cho chúng ta và hãy an tâm phó thác nơi Ngài. Amen!
TÂN NHẠC VN – NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – NHẠC PHỔ THÔNG – “CHỈ LÀ GIẤC MƠ QUA” (“YELLOW BIRD”) – OSWALD DURAND, MICHEL MAULÉART MONTON, NAM LỘC, TRƯỜNG KỲ
Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune”) của các nhạc sĩ Michel Mauléart Monton, Nam Lộc, Trường Kỳ, phổ từ bài thơ “Choucoune” của thi sĩ Oswald Durand.
Thi sĩ Oswald Durand (September 17, 1840 – April 22, 1906) là một nhà thơ và chính trị gia người Haitian, được người ta cho rằng “ông đối với Haiti giống như là Shakespeare của England và Dante của Italy”. Trong các bài thơ nổi tiếng của ông có bài “Choucoune” với lời thơ ca tụng nét đẹp của người yêu, một phụ nữ người Haitian, sau khi người yêu đã bỏ chàng để theo một người da trắng. Lời thơ nhằm bảo vệ văn hóa Haiti này đã trở thành một bài hát suy tôn tổng thống và bài hát quốc gia của Haiti.
Sinh ra ở Cap-Haïtien, ông đã từng dạy học trước khi được bầu vào Thượng Nghị Viện năm 1885, một vị trí mà ông được tái đắc cử 6 lần. Ông thỉnh thoảng hoạt động trong giới báo chí, làm việc với tính cách tư vấn, viết bài, trong vài trường hợp còn là người sáng lập.
Nhạc sĩ Michel Mauléart Monton (1855–1898) chẳng những là một nhạc sĩ dương cầm mà ông còn là nhà soạn nhạc. Ông nổi tiếng vì đã soạn bản nhạc méringue classic “Choucoune” – còn được biết đến là bài “Yellow Bird” trong Anh ngữ.
Ông sinh ra ở Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, US, trong một gia đình cha là người Haitian và mẹ là người American. Thân phụ ông tên Emilien Monton, là một thợ may di cư đến Louisiana hành nghề. Vì lý do của gia đình ông được chị lớn của ông, Odila Monton, chủ nhân tiệm “Rue du Magasin de l’Etat” ở Port-au-Prince nuôi dưỡng. Nhờ đó ông đã học âm nhạc cùng với Toureau Lechaud, một nhạc sĩ danh tiếng được kính trọng người Haitian dạy ông đàn Piano.
Phong cách âm nhạc của ông ảnh hưởng sự quyến rũ nồng ấm của vùng thiên nhiên nhiệt đới Haiti, pha lẫn âm nhạc Phi châu Vodou và âm nhạc cổ điển Âu châu. Ông trộn lẫn những âm hưởng này vào rất nhiều sáng tác của ông.
Ông được biết đến khi ông soạn nhạc cho bài thơ “Choucoune” của thi sĩ Oswald Durand, được viết khoảng 10 năm trước đó vào năm 1883. Bài hát này phát hành trên đài phát thanh công cộng ngày 14 tháng 5 năm 1893. Trên thể điệu meringue nhẹ và chậm được gọi bằng tên phổ thông “Ti Zwazo” hay “Ti Zwezo” (nghĩa tiếng Pháp: “Little Bird”. “Choucoune” thành công ngay trên Haiti và thế giới liền sau đó, và được đưa vào United States dưới tên “Yellow Bird”.
“Yellow Bird” nằm ở vị trí #70 trên bảng sắp hạng “Billboard Hot 100” do nhóm Mills Brothers trình bày năm 1959. Nó được sống lại thành công nhất trong mùa hè 1961 nằm ở vị trí #4 trên bảng “Billboard Hot 100” dưới dự trình bày của nhóm Arthur Lyman Group, và đứng vị trí #2 trên bảng sắp hạng “Easy Listening” với thể điệu hòa âm bằng những nhạc cụ Hawaiian, đồng thời cùng với bản hòa âm của Lawrence Welk nằm ở vị trí #61.
“Yellow Bird” được vô số nghệ sĩ và các chương trình truyền hình liên tục thu âm và phát hành từ đó đến nay. Nhạc phẩm còn được đưa vào làm nhạc nền trong phim “The Sapphires” của Australia năm 2012.
Trước năm 1975, trong các phiên bản thu âm “Yellow Bird” của nhiều nghệ sĩ, thịnh hành nhất ở miền Nam VN là phiên bản của ban nhạc “The Brothers Four”. Qua phiên bản này hai nhạc sĩ Nam Lộc và Trường Kỳ đặt lời Việt thành “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” cho “Yellow Bird”.
Nhạc sĩ Trường Kỳ (1946 – 2009) là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và là nhà biên khảo về Tân Nhạc Việt Nam. Cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, anh được mệnh danh là “Vua Nhạc Trẻ” từ những thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam.
Anh tên thật Joseph Vũ Trường Kỳ, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội.
Ngoài việc sáng tác ca khúc và viết lời Việt cho các ca khúc nước ngoài, anh còn viết phóng sự cho báo Kịch Ảnh, Màn Ảnh, phụ trách trang nhạc trẻ trên nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử, cộng tác với các báo Tinh Hoa, Chính Luận, Tiền Tuyến, Thứ Tư…
Anh cũng là người viết tiểu thuyết. Quyển tiểu thuyết “Tuổi Choai Choai” của anh đã được dựng thành phim “Vết Chân Hoang”.
Sau biến cố 1975, Trường Kỳ và gia đình định cư ở Canada từ năm 1980, tiếp tục sinh hoạt văn nghệ, cộng tác với nhiều tờ báo ở Canada cũng như ở Hoa Kỳ. Những năm cuối đời, anh cộng tác với Đài VOA trong chương trình “Nghệ Sĩ và Đời Sống”, chương trình phát thanh hàng tuần vào khuya thứ bảy về âm nhạc Việt và đời sống nghệ sĩ.
Sáng chủ nhật 22 tháng 3 năm 2009, anh thấy mệt và được cấp cứu chuyển vào bệnh viện thành phố Mississauga, Ontario, Canada và sau đó 1 giờ, anh đã từ trần tại nơi đây, để lại một con gái duy nhất và vợ anh ở Montreal, Canada.
Những tác phẩm nổi tiếng của Trường Kỳ gồm có “Biết Đến Thuở Nào” (cùng sáng tác với Tùng Giang), “Khi Ta Hai Mươi”, “Rồi Mai Đây”, “Yêu Nhau Đi”, “Như Một Giấc Mơ”, v.v…
Nhạc sĩ Nam Lộc, tên đầy đủ là Nguyễn Nam Lộc, anh sinh năm 1944 tại Bắc Ninh trong một gia đình có 11 anh chị em (anh là người con thứ hai). Gia đình anh di cư vào Miền Nam năm 1954 lúc anh được 10 tuổi.
Nam Lộc nổi tiếng với nhạc phẩm “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”, và MC cho các chương trình ca nhạc của Trung Tâm Asia.
Lớn lên ở Sài Gòn, anh tham gia Phong trào Nhạc Trẻ vào đầu thập niên 1960s, và mở đường “Việt hóa” nhiều bản nhạc ngoại quốc thịnh hành đương thời bằng cách đặt lời tiếng Việt. Cùng trong nhóm này có những nhạc sĩ tên tuổi gồm: Phạm Duy,Trường Kỳ, Nguyễn Duy Biên, Tùng Giang, Jo Marcel…
Vào những năm đó anh điều hành quán cà phê “Quán Gió”. Đồng thời anh còn hợp tác với Cục Tâm Lý Chiến trình diễn “Đại Hội Nhạc Trẻ” quy mô ở Vận Động Trường Hoa Lư và Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, anh cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ. Anh làm việc cho cơ quan thiện nguyện USCC giúp cộng đồng người Việt tỵ nạn an cư. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt anh có công đóng góp xây dựng Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California, US.
“Choucoune” – Nguyên thủy lời Creole (phối hợp của 3 thứ tiếng: Pháp, Tây Ban Nha, Phi Châu) của thi sĩ Oswald Durand – Courtesy of Gage Averill
1. Dèyè yon gwo touf pengwen Lot jou mwen kontré Choukoun Li souri lè li wè mwen Mwen di : « Syèl a la bèl moun » Mwen di : « Syèl a la bèl moun » Li di : « Ou trouve sa chè ? »
(Chorus:) Ti zwazo nan bwa ki t’ apé kouté (x2) Kon mwen sonjé sa Mwen genyen lapen Ka dépi jou-sa De pyé mwen nan chen Kon mwen sonjé sa Mwen genyen lapen De pyé mwen nan chen
2. Choukoun sé yon marabou Jé li klére kon chandèl Li genyen tété debou A si choukoun té fidèl A si choukoun té fidèl Nou rété kozé lontan
(Chorus:) Jis zwazo nan bwa té parèt kontan (x2) Pito bliyé sa Sé two gran lapen Ka dépi jou-sa De pyé mwen nan chen Pito bliyé sa Sé two gran lapen De pyé mwen nan chen
3. Ti dan Choukoun blan kou lèt Bouch li koulè kayimit Li pa gwo fanm, li gwosèt Fanm konsa plè mwen touswit Fanm konsa plè mwen touswit Tan pasé pa tan jodi
(Chorus:) Zwezo te tandé tout sa li té di (x2) Si ou sonjé sa Yo dwé nan lapen Ka dépi jou-sa Dé pyé mwen nan chen Si ou sonjé sa Yo dwé nan lapen Dé pyé mwen nan chen
4. N’alé lakay manman li Yon granmoun ki byen onèt Sito li wè mwen li di: “A mwen kontan sila-a nèt” “A mwen kontan sila-a nèt” Nou bwe chokola nwa
(Chorus:) Eske tout sa fini, ti zwazo nan bwa (x2) Pito bliyé sa Sé two gran lapen Ka dépi jou-sa De pyé mwen nan chen Pito bliyé sa Sé two gran lapen De pyé mwen nan chen
5. Yon ti blan vini rivé Ti bab wouj, bèl figi woz Mont sou koté, bel chivé Malè mwen, li ki lakoz Malè mwen, li ki lakoz Li trouvé choukoun joli
(Chorus:) Li palé fransé, Choukoun renmen li (x2) Pito bliyé sa Sé two gran lapen Choukoun kité mwen Dé pyé mwen nan chen Pito bliyé sa Sé two gran lapen Dé pyé mwen nan chen
1. Behind a thick cactus grove Yesterday I found my Choucoune Oh! That smile when she saw me I said “Heaven, what beauty!” I said “Heaven, what beauty!” She said, “Dear, do you think so?”
(Chorus:) Little bird, who listened deep in these woods (2X) When I think of this It brings me such pain Ever since that day Both my feet in chains When I think of this It brings me such pain Both my feet in chains
2. Choucoune is a marabout, Eyes as bright as candlelight Her breasts ever so perky Ah! If Choucoune had been true! Ah! If Choucoune had been true! We stayed and talked a long while
(Chorus:) All the birds looked so happy in these woods (2X) Better forget this The pain is too great Ever since that day Both my feet in chains Better forget this The pain is too great Both my feet in chains
3. Choucoune’s teeth are white as milk Her lips pink as caimite She’s not fat but well padded Women like this send me fast Women like this send me fast Though yesterday’s not today
(Chorus:) Little bird, who heard every word she said (2X) If you think of this It will make you sad Ever since that day Both my feet in chains If you think of this It will make you sad Both my feet in chains
4. We went to her mother’s house A straight-talking old woman Soon as she saw me she said Ah! This one I like the best! Ah! This one I like the best! We drank up her hot cocoa
(Chorus:) Is all lost, dear little bird of these woods (2X) Better forget this! The pain is too great Ever since that day Both my feet in chains Better forget this The pain is too great Both my feet in chains
5. Young white fellow came around Trim red beard on his pink face Pocket watch and hair of silk My troubles, he brought them all My troubles, he brought them when He found my pretty Choucoune
(Chorus:) Spoke French words that made my Choucoune love him (2X) Better forget this The pain is too great Choucoune left me here Both my feet in chains Better forget this The pain is too great Both my feet in chains
(Notes on the translation: This is the first complete English translation of Oswald Durand’s marvelous poem. I strived to keep the meaning and meter; the rhyme will have to wait for a better poet. The lines “A si choukoun té fidel, Nou rété kozé lontan” are sometimes replaced with “A si choukoun té fidel, Mwen ta renmen li lontan” (Ah! If Choucoune had been true, I’d have loved her a long time,” which would seem more sensible. On the other hand, the heart of the poem is that the writer remembers his time with Choucoune as if it happened yesterday, as he casually glides from past to present and back in his lamentations to a bird, and so I respected the original lyrics found by Averill. Another small example of Durand’s genius that defies translation: “Pyé mwen nan chen” is an Haitian Creole proverb about being hopeless stuck on someone, and “Dé pyé mwen nan chen” means doubly so. DC)
“Choucoune” (Trần Đình Hoành dịch từ bản dịch tiếng Anh của Dady Cherry)
(TĐH: Oswalk Durand, tác giả bài thơ này là người Haiti. Và người con gái trong bài thơ này, tên cúng cơm là Choucoune, cũng là người Haiti. Người Haiti là người có nước da xạm đen, gần giống người Châu Phi. Trong bài nói đến người đàn ông da trắng đến và giành mất Choucoune của tác giả. Oswalk Durand là một chính trị gia Haiti. Ông dùng cô người yêu Choucoune làm biểu tượng cho nước Haiti chạy theo văn hóa tây phương).
1. Phía sau vườn xương rồng Tôi gặp Choucoune hôm qua Ôi! Nụ cười khi nàng gặp tôi Tôi nói: “Trời, đẹp quá!” Nàng nói: “Vậy sao, anh?”
(Điệp khúc) Này chim bé, đang lắng nghe trong rừng (2 lần) Khi nghĩ đến chuyện này Lòng tôi đau đớn Kể từ ngày ấy Hai chân tôi bị xiềng
2. Choucoune là cò trắng Mắt sáng như ánh đèn cầy Ngực đứng cao A! phải chi Choucoune chân thật!
A! phải chi Choucoune chân thật! Chúng mình đã ở lại và nói chuyện lâu
(Điệp khúc:) Chim chóc vui tươi trong rừng này Tốt hơn là quên chuyện này Đau đớn quá Kể từ ngày ấy Hai chân tôi bị xiềng
3. Răng Cchoucoune trắng như sữa Môi nàng hồng như vú sữa Nàng không mập nhưng tròn trịa Phụ nữ như thế làm tôi ngã ngay
Phụ nữ như thế làm tôi ngã ngay Dù hôm qua không là hôm nay
(Điệp khúc:) Này chim bé, nghe mỗi lời nàng nói (2 lần) Nếu em nghĩ đến chuyện này Em sẽ buồn Kể từ ngày ấy Hai chân tôi bị xiềng Nếu em nghĩ đến chuyện này Em sẽ buồn Hai chân tôi bị xiềng
4. Hai đứa đến nhà mẹ nàng Người phụ nữ thẳng tính Vừa thấy tôi bà nói A! Tôi thích cậu này nhất
A! Tôi thích cậu này nhất Chúng tôi uống ca cao nóng của bà
(Điệp khúc:) Tất cả đã mất, chim bé trong rừng ơi (2 lần) Tốt hơn là quên chuyện này Đau đớn quá Kể từ ngày ấy Hai chân tôi bị xiềng Tốt hơn là quên chuyện này Đau đớn quá Hai chân tôi bị xiềng
5. Một chàng da trắng trẻ đã đến Râu quai nói tỉa gọn trên khuôn mặt hồng Đồng hồ bỏ túi và tóc tơ Phiền não của tôi, hắn mang đến tất
Phiền não của tôi, hắn mang đến khi Hắn thấy được Choucoune đẹp của tôi
(Điệp khúc:) Nói vài lời yêu thương bằng tiếng Pháp (2 lần) Tốt hơn là quên chuyện này Đau đớn quá Choucoune bỏ tôi lại đây Hai chân tôi bị xiềng Tốt hơn là quên chuyện này Đau đớn quá Hai chân tôi bị xiềng
Nhạc phẩm “Yellow Bird” (“Choucoune” – Nhạc sĩ Michel Mauléart Monton, Thi sĩ Oswald Durand)
Yellow bird, up high in banana tree Yellow bird, you sit all alone like me. Did your lady friend, leave your nest again That is very sad, make me feel so bad You can fly away, in the sky away You’re more lucky than me. I also had a pretty girl, she’s not with me today They’re all the same those pretty girls Take tenderness, then they fly away.
Yellow bird, up high in banana tree Yellow bird, you sit all alone like me.
Let her fly away, in the sky away Pick a town and soon, take from night to noon Black and yellow you, like banana too They might pick you someday. Wish that I was a yellow bird I’d fly away with you But I am not a yellow bird So here I sit, nothing else to do. Yellow bird, Yellow bird…
“Chim Vàng” (Trần Đình Hoành dịch lời phiên bản “Yellow Bird” tiếng Anh”)
(Lời dịch này đi theo nốt nhạc, để hát. Tặng các anh chị thích hát. Lời dịch đi theo lời nguyên thủy là lời của một cậu. Tuy nhiên các cô có thể đổi vài từ và biến thành lời của một cô:-) )
Chim vàng ơi, thật cao trên đọt cây chuối kia. Chim vàng ơi, ngồi cô đơn một nơi giống tôi Nàng của chim lại đã rời nhà thêm lần nữa? Thật là buồn đau quá, làm lòng tôi tê tái Trời rộng sâu thăm thẳm, bạn còn bay xa lắm. Bạn được phúc hơn tôi rồi.
Tôi cũng từng chia tháng năm với nàng, nhưng lúc này thật lẻ loi. Con gái từ xưa đến nay vẫn vậy Nhận dịu dàng âu yếu, xong vẫy bay lên trời.
Chim vàng ơi, thật cao trên đọt non chuối kìa. Chim vàng ơi, ngồi cô đơn một nơi giống tôi Trời rộng cao thăm thẳm, giờ bạn nên bay trốn Người làm vườn đang đến, chặt từ đêm tới nắng Vàng và đen như chú, nhìn thật như trái chuối Chợt họ lỡ tay thêm phiền
Tôi ước làm chim lẻ loi cánh vàng, tôi sẽ cùng bay với chim Nhưng tiếc rằng tôi chẳng chim cánh vàng, vậy nên ngồi đây Chằng có chi để làm
Nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune” – Lời Việt: Nam Lộc & Trường Kỳ)
Như làn mây, tình yêu thôi, giờ đây lững lờ Như làn gió, tình yêu thôi, giờ đây hững hờ. Rồi một lần xa cách là một đời than trách Rồi cuộc tình bay mất và một người đi khuất Tình chỉ còn cay đắng để chỉ còn xa vắng Để chỉ còn nắng vương cuối đường.
Thương người thương, ngàn xưa ơi, ngàn sau nét cười Vương sầu vương, đường xưa nay giờ đâu bóng người. Tình nhiệm màu tan vỡ lòng chỉ còn nhung nhớ Giờ một mình quên lãng lạnh lùng theo năm tháng Dù một lần em đã mềm lòng như chiếc lá Là một lần xóa mối duyên đầu.
Em nhớ ngày, anh đón em góc trường E ấp, thẹn thùng, vấn vương Em nhớ ngày, anh đón em cuối đường Dù đường lan vết nắng, nắng vẫn lung linh màu.
Thôi giờ đây, còn đâu ngọt ngào đôi má hồng Thôi giờ đây, tìm đâu đây mùi hương ngất ngây. Ngày tàn dần như khói chiều buồn dần muôn lối Một mình lang thang tới miền cỏ hoang nắng chói Ngày nào ta chung lối nhẹ nhàng đan tóc rối Chỉ còn là giấc mơ qua rồi.
Dưới đây mình có bài:
– YELLOW BIRD (Chỉ là giấc mơ qua), ca khúc truyền thống Haiti (trích)
Cùng với 11 clips tổng hợp nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune”) do các ca sĩ nổi tiếng trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Sau Greenfields, một ca khúc khác do The Brothers Four thu đĩa ngày ấy cũng rất được thính giả yêu nhạc ngoại quốc ở Sài Gòn ưa chuộng là bản Yellow Bird, được Nam Lộc (và Trường Kỳ?) đặt lời Việt với tựa Chỉ là giấc mơ qua.
Khoảng đầu thập niên 1960, khi được nghe bản này do ban nhạc Arthur Lyman hòa tấu, chúng tôi cứ ngỡ đây là một bản nhạc có gốc gác đảo Hạ-uy-di (Hawaii), bởi giai điệu và âm hưởng đặc thù Hạ-uy-di trong đó. Về sau có cơ hội tìm hiểu mới biết mình vừa sai vừa… đúng: đây là một ca khúc truyền thống của đảo quốc Haiti (một cựu thuộc địa của Pháp trong vùng biển Caribbean) chứ không phải của đảo Hạ-uy-di (ở Thái bình dương), nhưng đã được ban Arthur Lyman cải biến thành một nhạc khúc mang giai điệu và âm hưởng Hạ-uy-di.
Ca khúc nguyên thủy của Haiti có tựa đề Choucoune, do nhạc sĩ dương cầm Michel Mauléart Monton, một người có cha Haiti và mẹ Mỹ, phổ từ bài thơ có cùng tựa của thi sĩ Haiti Oswald Durand vào năm 1883.
Bài thơ được viết bằng tiếng Haiti, tức “Créole” – là phối hợp của ba ngôn ngữ Pháp, Tây-ban-nha và Phi Châu, nội dung ca tụng nhan sắc của một phụ nữ Haiti có biệt danh là “Choucoune”.
Được được trình diễn lần đầu tiên ở thủ đô Port-au-Prince vào năm 1893, về sau Choucoune đã trở thành một trong những ca khúc truyền thống phổ biến nhất trên hòn đảo này. Năm 1949, trong các buổi liên hoan kỷ niệm 200 năm lập quốc của Haiti, Choucoune đã được sử dụng như một ca khúc chính thức sau quốc ca.
Năm 1957, cặp vợ chồng nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc nổi tiếng Alan và Marilyn Bergman của Mỹ đã đặt lời Anh cho bản Choucoune với tựa “Yellow Bird”. Nội dung lời hát trong nguyên bản tiếng Haiti và phiên bản tiếng Anh hoàn toàn khác nhau; riêng tựa đề Yellow Bird, Alan và Marilyn Bergman được gợi ý từ chữ “ti zwero” (little birds) trong điệp khúc của ca khúc nguyên bản; từ đó, một số người còn gọi ca khúc này là bản Ti Zwero.
Vào khoảng thời gian nói trên, thể điệu “Calypso” sôi động của vùng biển Caribbean đang được xem là thời thượng, cho nên hầu hết các ca sĩ, ban nhạc đã trình bày Yellow Bird theo thể điệu “Calypso”.
Tuy nhiên, đĩa Yellow Bird thành công nhất lại là một đĩa mang giai điệu và âm hưởng Hạ-uy-di, do ban Arthur Lyman Group thu đĩa năm 1961, như chúng tôi đã viết ở một đoạn trên.
Arthur Lyman (1932 – 2002) ra chào đời tại Hạ-uy-di, mẹ là người bản địa, cha mang 4 dòng máu Hạ-uy-di, Pháp, Bỉ, và Trung Hoa. Arthur Lyman được xem là một trong những nhạc sĩ chơi đàn marimba hay nhất từ trước tới nay (“marimba” là một loại đàn gõ tương tự đàn “xylophone”, nhưng làm hoàn toàn bằng gỗ, nên có thanh âm trầm ấm hơn).
Mùa hè năm 1961, bản Yellow Bird do Arthur Lyman Band thu đĩa đã lên tới hạng 4 tính tất cả các thể loại (Billboard Hot 100) và hạng 2 trong danh sách nhạc nhẹ (Easy Listening) tại Hoa Kỳ.
Trong khi đó tại các quốc gia Mỹ la-tinh nói chung, vùng biển Caribbean nói riêng, Yellow Bird lại rất phổ biến và được ưa chuộng qua sự trình tấu của các nhạc sĩ sử dụng “steel drums” (trống thép), còn được gọi là “steel pans”.
Nhạc cụ độc đáo này xuất phát từ Cộng hòa Trinidad and Tobago, là những cái trống bằng thép, mặt trống chia thành nhiều ô tròn hoặc bán nguyệt, khi được gõ lên, mỗi ô sẽ tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau.
Riêng những người đàn guitar, có lẽ ai cũng biết tới, và yêu thích bản Yellow Bird qua nghệ thuật trình bày của danh cầm Mỹ Chet Atkins (1924-2001), người đã có công khai sáng một thể loại nhạc “country music” êm dịu hơn, thường được gọi là “Nashville sound” (Nashville, thuộc tiểu bang Tennessee, là thủ đô của country music và folk music của Hoa Kỳ).
Về các đĩa Yellow Bird do các ca sĩ hoặc ban hợp ca của Mỹ trình bày, được ưa chuộng nhất tại miền nam Việt Nam trước năm 1975 chính là đĩa của The Brothers Four.
Yellow Bird
Yellow bird, up high in banana tree Yellow bird, you sit all alone like me. Did your lady friend, leave your nest again That is very sad, make me feel so bad You can fly away, in the sky away You’re more lucky than me. I also had a pretty girl, she’s not with me today They’re all the same those pretty girls Take tenderness, then they fly away.
Yellow bird, up high in banana tree Yellow bird, you sit all alone like me.
Let her fly away, in the sky away Pick a town and soon, take from night to noon Black and yellow you, like banana too They might pick you someday. Wish that I was a yellow bird I’d fly away with you But I am not a yellow bird So here I sit, nothing else to do. Yellow bird, Yellow bird…
Trước năm 1975, Yellow Bird đã được Nam Lộc (có tài liệu ghi là Trường Kỳ, hoặc Nam Lộc & Trường Kỳ) đặt lời Việt với tựa Chỉ là giấc mơ qua.
Chỉ là giấc mơ qua
Như làn mây, tình yêu thôi, giờ đây lững lờ Như làn gió, tình yêu thôi, giờ đây hững hờ. Rồi một lần xa cách là một đời than trách Rồi cuộc tình bay mất và một người đi khuất Tình chỉ còn cay đắng để chỉ còn xa vắng Để chỉ còn nắng vương cuối đường.
Thương người thương, ngàn xưa ơi, ngàn sau nét cười Vương sầu vương, đường xưa nay giờ đâu bóng người. Tình nhiệm màu tan vỡ lòng chỉ còn nhung nhớ Giờ một mình quên lãng lạnh lùng theo năm tháng Dù một lần em đã mềm lòng như chiếc lá Là một lần xóa mối duyên đầu.
Em nhớ ngày, anh đón em góc trường E ấp, thẹn thùng, vấn vương Em nhớ ngày, anh đón em cuối đường Dù đường lan vết nắng, nắng vẫn lung linh màu.
Thôi giờ đây, còn đâu ngọt ngào đôi má hồng Thôi giờ đây, tìm đâu đây mùi hương ngất ngây. Ngày tàn dần như khói chiều buồn dần muôn lối Một mình lang thang tới miền cỏ hoang nắng chói Ngày nào ta chung lối nhẹ nhàng đan tóc rối Chỉ còn là giấc mơ qua rồi.
Trong khi nguyên tác Choucoune có nội dung ca tụng nhan sắc của một giai nhân thì Yellow Bird lại viết về nỗi sầu lẻ bóng, còn Chỉ là giấc mơ qua thì tiếc nhớ mối duyên đầu! Tuy nhiên, cả hai ca khúc hát lên, nghe cũng chỉ thấy bâng khuâng, man mác. Có lẽ vì nét nhạc đẹp cho nên nỗi buồn cũng nên thơ?!
(Hoài Nam)
oOOo
Yellow Bird – Nhóm The Brothers Four:
LK Yellow Bird & The John B Sails Marianne Jamaica Farewell – Nhóm The Brothers Four (2012):