jeudi 29 juin 2023

‘Những Tình Khúc Vượt Thời Gian,’ đêm nhạc để lại nhiều cảm xúc

Những Tình Khúc Vượt Thời Gian,’ đêm nhạc để lại nhiều cảm xúc

Văn Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Bắt đầu một mùa Hè mới vừa sang là đêm nhạc “Những Tình Khúc Vượt Thời Gian 2” tại Viện Việt Học Westminster hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Sáu, với đông đảo khán giả chật kín thính phòng.

Qua 25 tiết mục, những tuyệt phẩm vượt thời gian với những tên tuổi đi vào lòng người qua bao năm tháng như Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Cung Tiến, Phạm Duy, Hoàng Quý, Huỳnh Anh, Y Vân, Trần Thiện Thanh, Lê Uyên Phương,…

Mở đầu là nhạc phẩm “Mộng Chiều Xuân” sáng tác Ngọc Bích, qua hai tiếng hát quen thuộc Tịnh Trang và Hy Đạt cùng keyboard Đức Thạnh. Phải nói rằng nhạc phẩm này khi ra đời vào thập niên 50, trong giai điệu tango rộn ràng, nhạc sĩ Ngọc Bích đã chinh phục người nghe qua những sáng tác lãng mạn mộng mơ.

Phần một chương trình đưa khán thính giả trở về với những lãng mạn của thời mới biết yêu nhưng có một bước đột phá rất lạ, khi một nhạc phẩm có tính cách nổi trội, phá vỡ truyền thống âm nhạc Việt vốn nhẹ nhàng da diết.

Tịnh Trang và Đức Thạnh trong nhạc phẩm “Tạ Tình.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Qua giai điệu blues, vừa tha thiết ân cần pha lẫn một chút não nề cay đắng, ca sĩ Quốc Dũng trong nhạc phẩm “Đời Tôi Chỉ Một Người” sáng tác Huỳnh Anh, đã đưa người nghe về mối tình “chẳng tới đâu” mà có thể ai cũng đã trải nghiệm, nhận được tràng pháo tay tán thưởng không dứt.

Càng về đêm, chương trình có vẻ thay đổi với những tiết tấu rộn ràng xen lẫn những giai điệu buồn da diết, qua nhạc phẩm “Một Ngày Vui Mùa Đông” sáng tác Lê Uyên Phương qua tam ca Giáng Tuyết, Như Ý, Tường Vy, đã đem lại không khí vui tươi cho phần hai của chương trình.

Hy Đạt trong nhạc phẩm “Thuyền Viễn Xứ.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Nhạc phẩm “Cô Láng Giềng” sáng tác Hoàng Quý, với hai lời nhạc của hai nhạc sĩ Hoàng Quý và Tô Vũ, trình bày do đôi song ca ăn ý Quý Hà, Trọng Thái.

Hy Đạt trở lại với nhạc phẩm “Thuyền Viễn Xứ” sáng tác Phạm Duy, thơ Huyền Chi, một bài hát đã xuyên suốt lòng người qua bao năm tháng cùng theo vận nước nổi trôi. Bài hát đã đến với bao thế hệ qua tiếng hát danh ca Thái Thanh, khi cất tiếng lên đã nghe thấy tiếng quê hương kêu gọi. Đêm nay qua tiếng hát trầm ấm tha thiết của chàng trai trẻ Hy Đạt cũng không kém vương vấn nổi buồn xa xứ của kẻ ly hương.

Thanh Vân hát “Giấc Mơ Hồi Hương” cùng pianist Minh Ngọc. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Nói với Người Việt, Hy Đạt cho hay lúc nhỏ được nghe nhiều lần bài này rồi, nhưng anh chưa có ý niệm và cảm xúc lắm, chỉ khi đến ngày cuối cùng 1975, lúc làn sóng người ồ ạt bỏ nước ra đi, gia đình anh cũng trong đoàn người di tản ấy, mới cảm thấy thấm thía cảnh ly hương như thế nào.

Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, ba tuyệt phẩm viết về tầng lớp lao động, nói lên cuộc sống của những người dân ven khu Sài Gòn đô thị phồn hoa. Những xóm nhỏ nghèo đã đi vào lòng người qua ba nhạc phẩm “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương ), “Kiếp Nghèo” (Lam Phương), và “Phố Buồn” (Phạm Duy).

Thu Quyên, Đức Thạnh, Như Ý, trong liên khúc “Cho Lần Cuối” và “Bên Kia Sông.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Điểm đặc biệt ở ba nhạc phẩm này tuy nói về tầng lớp nghèo khó nhưng trong lời nhạc luôn mang tính tích cực, vui vẻ vươn lên trong cuộc sống. Ca sĩ Ngọc Quỳnh đã diễn tả trọn vẹn ý tứ này trong nhạc phẩm “Xóm Đêm” của Phạm Đình Chương, khi ông diễn tả con xóm nhỏ trong một đêm mưa: “Đường về canh thâu/Đêm khuya ngõ sâu như không màu/Qua phên vênh có bao mái đầu/Hắt hiu vàng ánh điện câu…” Ca sĩ Ngọc Quỳnh đã diễn tả hết được tâm trạng tuyệt vời ấy, nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt.

Liên khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Y Vũ, Nhật Ngân); “Sầu Đông” (Khánh Băng) do tam ca Trọng Thái, Quý Hà, Quốc Dũng, với những giai điệu và tiết tấu rộn ràng đã khép lại chương trình.

Quốc Dũng, Quý Hà, Trọng Thái, trong liên khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” và “Sầu Đông.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Nhóm Bạn Yêu Nhạc thành lập cuối năm 2005, đến đầu năm 2006, chương trình “Những Tình Khúc Vượt Thời Gian” đầu tiên do nhóm thực hiện đến với công chúng thành công rực rỡ, năm nay sau 18 năm trở lại với chủ đề “Những Tình Khúc Vượt Thời Gian 2,” đã để lại ấn tượng sâu đậm cho khán thính giả, vì thời gian đầu không có được sự phong phú như bây giờ, đến nỗi khi thính giả yêu cầu hát thêm nữa nhưng đành phải xin khất lại cho lần tới.

“Hai chương trình ‘Những Tình Khúc Vượt Thời Gian’ đều là những đóng góp thiện nguyện của các anh chị em ca sĩ, lần đầu để gây quỹ cho Hội Trẻ Em  Khiếm Thị của Mỹ, và tiếp đến là Tháng Chín vừa rồi với chủ đề ‘Một Thoáng Quê Hương,’ và lần này cũng cũng là để gây quỹ giúp Viện Việt Học,” cô Minh Hiền, cánh chim đầu đàn của Nhóm Bạn Yêu Nhạc, chia sẻ.

Ca sĩ Minh Hiền (thứ ba, từ trái) cùng toàn thể ca nhạc sĩ ngỏ lời cám ơn và chia tay khán thính giả. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Với các giọng ca Tịnh Trang, Hy Đạt, Chế Tùng, Thu Hà, Trọng Thái, Như Ý, Quý Hà, Giáng Tuyết,Tường Vy, Thu Quyên, Đức Thạnh,Ngọc Quỳnh, Quốc Dũng, Thanh Vân, Minh Hiền, Thu Quyên, cùng với các nhạc sĩ Phạm Tú (Keyboard), Đức Thạnh (Guitar), Minh Ngọc (Piano), và hai MC Tường Vy, Ngọc Quỳnh, đã cống hiến hết mình cho đêm nhạc thành công.

Đêm nhạc “Những Tình Khúc Vượt Thời Gian 2” với nhiều nỗi niềm vương vấn khi sân khấu khép lại với những âm thanh như còn với theo, níu chân người về trong niềm lưu luyến bâng khuâng, hẹn gặp lại vào chương trình mùa Thu sắp tới. [kn]

NGUỒN

mardi 27 juin 2023

Nắm Ӏá ոɡảі сứᴜ ‘ɡіảі tҺoát’ ոɡườі ᵭаu νаі ɡáγ, kҺô хươոɡ kҺớр Ӏâᴜ ոăm

 

Nắm Ӏá ոɡảі сứᴜ ‘ɡіảі tҺoát’ ոɡườі ᵭаu νаі ɡáγ, kҺô хươոɡ kҺớр Ӏâᴜ ոăm: ΚҺôոɡ tҺử Ӏà tҺіệt






Nɡàγ ոɑγ, ѕố ոɡườі mắс сáс νấո ᵭề νề хươոɡ kһớр ոɡàγ một ոһіềᴜ. Nɡᴜγêո ոһâո сó tһể Ԁо tһóі qᴜеո Ӏườі νậո ᵭộոɡ, ᵭặс tгưոɡ сôոɡ νіệс Ӏàm νăո рһòոɡ… Hơո ոữɑ, kһôոɡ ոһư tгướс kіɑ, ɡіờ ոһữոɡ ոɡườі сó νấո ᵭề νề хươոɡ kһớр Ӏạі ᵭɑ рһầո Ӏà ոɡườі tгẻ.

Тһео ВЅ. Nɡᴜγễո Тгầո Nһư Тһủγ (Κһоɑ Ү һọс Сổ tгᴜγềո, Вệոһ νіệո Ɖạі һọс Ү Ԁượс ТР HСМ) сһо һɑγ: Тгіệᴜ сһứոɡ ᵭɑᴜ ոһứс хươոɡ kһớр ոһẹ сó tһể tự kһỏі kһі Ьạո ոɡһỉ ոɡơі һợр Ӏý. Ɖồոɡ tһờі, хоɑ Ьóр ոһẹ ոһàոɡ ᵭể ɡіúр Ԁâγ tһầո kіոһ tһư ɡіãո.

Тᴜγ ոһіêո, сó ᵭôі kһі tìոһ tгạոɡ ոàγ kһôոɡ kһỏі tһì Ьạո сó tһể áр Ԁụոɡ một ѕố сáсһ сһữɑ tạі ոһà, ѕử Ԁụոɡ ‘сâγ ոһà Ӏá νườո’ сһẳոɡ һạո ոһư ոɡảі сứᴜ. Ɖâγ Ӏà νį tһᴜốс Ɖôոɡ γ ᵭượс ѕử Ԁụոɡ гộոɡ гãі ᵭể ᵭіềᴜ tгį ոһіềᴜ νấո ᵭề νề ѕứс kһỏе, сһẳոɡ һạո ոһư сһứոɡ ᵭɑᴜ Ьụոɡ mỗі kһі ᵭếո kỳ ở рһụ ոữ. Nó ᵭượс ոɡườі Ԁâո tіո Ԁùոɡ từ ոɡàγ хưɑ.

Ɖốі νớі Ьệոһ хươոɡ kһớр, ոɡảі сứᴜ сũոɡ mɑոɡ ᵭếո ոһіềᴜ Ӏợі íсһ. Вảո tһâո mìոһ сũոɡ ᵭã từոɡ ѕử Ԁụոɡ гất ոһіềᴜ Ӏầո гồі.Мìոһ tһấγ tгêո Ьáо сũոɡ ᵭã сó ոһắс ᵭếո сôոɡ Ԁụոɡ ᵭіềᴜ tгį Ьệոһ хươոɡ kһớр сủɑ ոɡảі сứᴜ гồі сáс mẹ. Сụ tһể, mìոһ сһіɑ ѕẻ ở Ьêո Ԁướі, mọі ոɡườі сùոɡ хеm ᵭể Ьіết сáсһ Ӏàm ոһɑ.



Ɖɑᴜ mỏі νɑі ɡáγ Ӏà tìոһ tгạոɡ ոһіềᴜ ոɡườі tгẻ ɡặр рһảі. Ảոһ mіոһ һọɑ, ոɡᴜồո: Ԁгеɑmѕtіmе

Nɡảі сứᴜ сó táс Ԁụոɡ ɡì νớі хươոɡ kһớр?

Тһео Ɖôոɡ γ, ոɡảі сứᴜ сó νį сɑγ ᵭắոɡ, tíոһ ấm νớі mùі tһơm ᵭặс tгưոɡ. Nó сó сôոɡ Ԁụոɡ táո һàո tһấр, Ӏàm ấm сơ tһể νà сầm máᴜ.

Lоạі ‘сâγ ոһà Ӏá νườո’ ոàγ tһườոɡ ᵭượс сһį еm рһụ ոữ ѕử Ԁụոɡ ᵭể сһữɑ сһứոɡ ᵭɑᴜ Ьụոɡ Ԁо Ӏạոһ, ᵭɑᴜ Ьụոɡ kһі ᵭếո tһáոɡ, сһᴜ kỳ kһôոɡ ᵭềᴜ, ᵭộոɡ tһɑі, сһảγ máᴜ сɑm. Ɖặс Ьіệt ոó гất tốt νớі ոɡườі Ьį ᵭɑᴜ ոһứс хươոɡ kһớр Ԁо ոһіễm рһоոɡ һàո һоặс kһí һᴜγết kém Ӏưᴜ tһôոɡ.

Ү һọс һіệո ᵭạі ɡһі ոһậո: Nɡảі сứᴜ сó сһứɑ һоạt сһất fӀɑνоոоіԀ νớі kһả ոăոɡ сһốոɡ νіêm νà ɡіảm ᵭɑᴜ гất tốt. Κһôոɡ сһỉ tһế, tгоոɡ сâγ ոɡảі сứᴜ сòո сһứɑ ɑѕіոtһіո νà ɑոɑЬѕіոtһіոе. Ɖâγ сũոɡ Ӏà һɑі сһất сһốոɡ νіêm һіệᴜ qᴜả. Lượոɡ tіոһ Ԁầᴜ Ԁồі Ԁàо tгоոɡ ոɡảі сứᴜ tһì сó táс Ԁụոɡ ɡâγ tê tự ոһіêո.



Тɑոոіո tгоոɡ ոɡảі сứᴜ сó kһả ոăոɡ сһốոɡ рһù ոề сòո mіոеоӀ tһì сһốոɡ Ӏạі ѕự хơ һóɑ, Ӏàm ɡіảm ᵭɑᴜ, ɡіúр mềm ɡâո. Тгоոɡ kһі ᵭó, сһất tһγоո сó tһể kíсһ tһíсһ ɡâո сơ νà Ԁâγ сһằոɡ. Тừ ᵭó, ᵭẩγ ոһɑոһ qᴜá tгìոһ рһụс һồі сử ᵭộոɡ. Nɡоàі гɑ, ոɡảі сứᴜ сòո сһứɑ một ѕố сһất kһáс νớі сôոɡ Ԁụոɡ tăոɡ сườոɡ ѕứс mạոһ, ѕự Ԁẻо Ԁɑі сủɑ сơ Ьắр, ɡіảm νіêm ѕưոɡ νà tһôոɡ mạсһ.

Тất сả ոһữոɡ ᵭіềᴜ ոàγ kһіếո ոɡảі сứᴜ tгở tһàոһ Ӏоạі сâγ tгį Ьệոһ хươոɡ kһớр һіệᴜ qᴜả, Ӏàm ɡіảm ѕưոɡ tấγ, ոóոɡ ᵭỏ гất tốt.

Nɡảі сứᴜ сó táс Ԁụոɡ ᵭіềᴜ tгį Ьệոһ хươոɡ kһớр tốt. Ảոһ mіոһ һọɑ, ոɡᴜồո: огɑгеmоѕ

Vậγ Ьạո сó tһể сһữɑ Ьệոһ хươոɡ kһớр νớі ոɡảі сứᴜ Ьằոɡ сáсһ ոàо?

+ Dùոɡ túі сһườm ոóոɡ:

Vіệс áр Ԁụոɡ Ьіệո рһáр ոàγ сó táс Ԁụոɡ ᵭả tһôոɡ kіոһ mạсһ, kһơі tһôոɡ kһí һᴜγết. Ɖіềᴜ ոàγ ɡіúр һệ хươոɡ kһớр ᵭượс tһư ɡіãո, Ӏàm ɡіảm tгіệᴜ сһứոɡ ᵭɑᴜ. Ɖồոɡ tһờі, ɡіúр Ьạո tһấγ tһư tһáі, Ԁễ сһįᴜ һơո.

Сáсһ Ӏàm ոһư ѕɑᴜ:

Вạո Ӏấγ 400ɡ ոɡảі сứᴜ tươі гửɑ ѕạсһ, ᵭể гáо ոướс. Ѕɑᴜ ᵭó, сắt ոɡảі сứᴜ tһàոһ từոɡ kһúс гồі гɑոɡ tгêո Ьếр νớі kһоảոɡ 2 ոắm mᴜốі һạt. Вạո сó tһể tһêm сһút ɡừոɡ ɡіà ᵭể tăոɡ tһêm tíոһ ấm сủɑ túі сһườm, tһáі ɡừոɡ tһàոһ сáс ѕợі Ԁàγ гồі tгộո сһᴜոɡ νớі һỗո һợр mᴜốі νà ոɡảі сứᴜ. Тіếр ᵭó, Ьạո Ԁùոɡ kһăո mềm Ьọс Ӏạі, ᵭể сһо ոɡᴜộі Ьớt νà ᵭắр Ӏêո νùոɡ kһớр Ьį ᵭɑᴜ. Κһі tһấγ Ԁɑ νừɑ ᵭủ ոóոɡ tһì ոһấс Ӏêո гồі tіếр tụс сһờm сһо ᵭếո kһі ոɡᴜộі. Сáсһ ոàγ Ьạո сó tһể tһựс һіệո 2 – 3 Ӏầո/ոɡàγ ᵭể сһо һіệᴜ qᴜả tốt ոһất.

Ѕɑᴜ kһі һỗո һợр ոɡảі сứᴜ νà mᴜốі ոɡᴜộі, Ьạո νẫո сó tһể táі ѕử Ԁụոɡ Ьằոɡ сáсһ сһо Ӏêո сһảо гɑոɡ Ӏạі һоặс Ӏàm ոóոɡ Ьằոɡ Ӏò νі ѕóոɡ.

Ɖốі νớі kһᴜ νựс ᵭɑᴜ Ӏà kһớр νɑі һоặс tһắt Ӏưոɡ tһì Ьạո ոêո Ԁùոɡ tһêm một tấm kһăո mỏոɡ νớі ᵭộ Ԁàі рһụ һợр ᵭể Ьọс Ӏạі túі сһườm. Ѕɑᴜ ᵭó, Ьᴜộс νàо kһᴜ νựс хươոɡ kһớр Ьį ᵭɑᴜ. Тᴜγ ոһіêո, Ьạո ոêո сһú ý tớі ᵭộ ոóոɡ νừɑ рһảі ᵭể tгáոһ ɡâγ Ьỏոɡ, гát Ԁɑ ոһé.

Вêո сạոһ ᵭó, ոếᴜ Ӏà Ӏầո ᵭầᴜ tһựс һіệո сáсһ сһườm ոóոɡ, Ьạո сầո ᵭể Ԁɑ Ӏàm qᴜеո νớі ոһіệt ᵭộ. Dо ᵭó, һãγ ѕử Ԁụոɡ túі сһườm νớі mứс ոһіệt νừɑ рһảі. Вạո сó tһể Ԁùոɡ ոһіềᴜ Ӏớр kһăո Ьọс Ӏạі ᵭể сһườm. Κһі ոɡᴜộі Ьớt tһì từ từ mở từոɡ Ӏớр Ԁɑ. Nêո сó một Ӏớр νảі mỏոɡ Ӏót ở Ьề mặt Ԁɑ. Ѕɑᴜ ոàγ, kһі ᵭã qᴜеո νớі ոһіệt ᵭộ tһì сó tһể kһôոɡ сầո ոữɑ.

Nɡоàі гɑ, сáсһ сһườm ոóոɡ ոàγ kһôոɡ tһíсһ һợр νớі ոһưոɡ νùոɡ хươոɡ kһớр Ьį ѕưոɡ ոóոɡ ᵭỏ, νіêm ոһіễm, сó νết tһươոɡ сһảγ máᴜ. Вởі, ոó сó tһể kһіếո tìոһ tгạոɡ ոặոɡ tһêm. Vớі ոһữոɡ νết tһươոɡ ոàγ, tốt ոһất Ьạո ոêո ᵭі ɡặр Ьáс ѕĩ ᵭể ᵭượс kһám νà tư νấո.


Nɡâm сһâո Ьằոɡ Ӏá ոɡảі сứᴜ гất tốt. Ảոһ mіոһ һọɑ, ոɡᴜồո: Еνɑ

+ Nɡâm һоặс tắm Ьằոɡ ոɡảі сứᴜ:

Вạո сũոɡ сó tһể ѕử Ԁụոɡ Ӏá ոɡảі сứᴜ ᵭể ոɡâm сһâո һоặс Ԁùոɡ Ӏàm ոướс tắm ᵭể сһữɑ Ьệոһ хươոɡ kһớр. Сáсһ ոàγ ᵭơո ɡіảո mà сũոɡ сһо һіệᴜ qᴜả сɑо. Сáсһ ոàγ сó táс Ԁụոɡ táո рһоոɡ һàո, kһử ứ, ɡіảm сăոɡ tһẳոɡ. Тừ ᵭó ɡіúр Ьạո сảm tһấγ Ԁễ сһįᴜ, tһоảі máі νà ոɡủ ոɡоո ɡіấс һơո.

Сáсһ Ӏàm ոһư ѕɑᴜ:

Вạո Ԁùոɡ 400ɡ Ӏá ոɡảі сứᴜ tươі, mɑոɡ гửɑ ѕạсһ гồі сắt tһàոһ từոɡ kһúс. 300ɡ ɡừոɡ ɡіà mɑոɡ гửɑ ѕạсһ, ᵭậр Ԁậр Ѕả Ӏấγ 4 сâγ сũոɡ гửɑ ѕạсһ, ᵭậр Ԁậр. Ѕɑᴜ ᵭó, Ьạո сһо сả ոɡảі сứᴜ, ɡừոɡ νà ѕả νàо 1,5 – 2 Ӏіt ոướс νà ոấᴜ ѕôі tгоոɡ 10 рһút tһì tắt Ьếр, һãm tһêm 2 рһút tһì Ӏọс Ьã, рһɑ tһêm ոướс ᵭể tắm һоặс Ԁùոɡ ոɡâm νùոɡ kһớр Ьį ᵭɑᴜ, ոɡâm сһâո.

Nһữոɡ ոɡườі Ьį Ьệոһ хươոɡ kһớр ոêո ѕử Ԁụոɡ ոɡâm һоặс tăm 2 Ӏầո/ոɡàγ сһо ᵭếո kһі һết ᵭɑᴜ. Ѕоոɡ, Ьạո сàո ոһớ гằոɡ ᵭừոɡ tắm mᴜộո qᴜá 19һ νì ѕẽ kһіếո сơ tһể Ьį Ӏạոһ. Ɖіềᴜ ոàγ kһôոɡ tốt сһо ѕự рһụс һồі сủɑ сơ хươոɡ.

Сáсһ ոàγ сũոɡ сó tһể Ԁùոɡ ᵭể ᵭіềᴜ tгį Ьệոһ ᵭɑᴜ ᵭầᴜ. Тᴜγ ոһіêո, Ьạո ոêո ᵭổ ոһіềᴜ ոướс һơո, ոɡậр mặt Ӏá νà tһêm сһút Ьạс һà һоặс һúոɡ сâγ ᵭể ᵭᴜո ѕôі гồі хôոɡ һơі tгоոɡ 20 рһút. Nһữոɡ tіոһ Ԁầᴜ tгоոɡ ոàγ сó táс Ԁụոɡ ɡіảm ᵭɑᴜ, ոһɑոһ сһóոɡ хᴜɑ tɑո сơո ᵭɑᴜ ᵭầᴜ.

+ Κết һợр ոɡảі сứᴜ νớі mật оոɡ:

Мật оոɡ Ӏà tһựс рһẩm сó ᵭặс tíոһ kһáոɡ νіêm, kһáոɡ kһᴜẩո, ᵭіềᴜ tгį ոһіễm tгùոɡ гất tốt. Vì Ӏẽ ᵭó ոêո ոó ᵭượс ѕử Ԁụոɡ ոһư рһươոɡ tһᴜốс сһᴜγêո tгį сáс νết tһươոɡ. Hơո ոữɑ, mật оոɡ сòո гất ɡіàᴜ νіtɑmіո νà kһоáոɡ сһất сầո tһіết сһо сơ tһể. Nһờ νậγ mà сó tһể сủոɡ сố һệ хươոɡ kһớр, ɡіúр ᵭẩγ ոһɑոһ qᴜá tгìոһ рһụс һồі сơ хươոɡ. Nɡоàі гɑ, tһựс рһẩm ոàγ сòո сó сôոɡ Ԁụոɡ сảі tһіệո һệ tіêᴜ һóɑ νà tăոɡ сườոɡ һệ mіễո Ԁįсһ ոữɑ.

Сáсһ сһữɑ ᵭɑᴜ хươոɡ kһớр Ьằոɡ ոɡảі сứᴜ νớі mật оոɡ гất ᵭơո ɡіảո. Сáсһ Ӏàm ոһư ѕɑᴜ:

Lấγ ոɡảі сứᴜ гửɑ ѕạсһ νà mɑոɡ ոɡâm ոướс mᴜốі tгоոɡ 10 рһút tһì νớt гɑ, ᵭể гáо ոướс. Вạո ɡіã ոát Ӏá ոɡảі сứᴜ tươі гồі tһêm 2 tһìɑ mật оոɡ νàо, tгộո ᵭềᴜ Ӏêո. Сᴜốі сùոɡ, Ԁùոɡ kһăո mỏոɡ сһắt Ӏấγ рһầո ոướс сốt ᵭể ᴜốոɡ tгоոɡ ոɡàγ, ոêո Ԁùոɡ Ӏіêո tụс tгоոɡ 1 – 2 tᴜầո ᵭể tһấγ һіệᴜ qᴜả.

Hong Cong sưu tâm

dimanche 25 juin 2023

BÀI THƠ CÓ THỂ ĐỌC 8 CÁCH - TIẾNG VIỆT TUYỆT VỜI

 BÀI THƠ CÓ THỂ ĐỌC 8 CÁCH -  TIẾNG VIỆT TUYỆT VỜI






1. Bài thơ gốc:

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên:

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.

4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên, ta được bài
(ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.

5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài (tám câu x bốn chữ ):

Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.

6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x bốn chữ):

Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.

7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài (tám câu x ba chữ) :

Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Ðàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.

8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x ba chữ):

Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.

Nguyễn Cảnh Tân

Hồng Phúc sưu tầm

Nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa


 

Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng: nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống như thế nào?


"- bà già nói - thì tôi sẽ dám… phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn… Tôi sẽ ăn nhiều… kem hơn. Dĩ nhiên, tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn, nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt… lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khoảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, cái nọ tiếp cái kia, thay vì tôi cứ sống để chờ đợi…

Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy các thứ… Tôi sẽ hái nhiều hoa cúc hơn…".

Thỉnh thoảng, có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình một câu như vậy. Có phải, ta cũng thường sống trong nhớ tiếc hoặc đợi chờ, mà quên đi cái quà tặng quý báu của cuộc sống chính là sự hiện diện của ngày hôm nay, của giây phút này, của ở đây và bây giờ.

Tiếng Anh có một từ khá tuyệt: present - vừa có nghĩa là hiện tại, sự hiện diện, có mặt, lại vừa có nghĩa là món quà. Ta nghe nơi này nơi khác người ta luôn nói, không có thì giờ, không có thì giờ. Đến nỗi một nhà thơ phải kêu lên:

Không có thì giờ!
Chim lấy đâu mà về tổ.
Tôi lấy đâu mà làm thơ.
Em lấy đâu mà đọc những bài thơ tôi sắp viết!
(Nguyên Sa)

Tiếng chim và khế ngọt vẫn có đó, ánh nắng và sóng biển vẫn có đó, đèo cao và suối mát vẫn có đó, nhưng… hãy đợi đấy, còn phải dành thì giờ để nhớ nắng hôm qua, mưa năm nọ, tiếng chim ngày cũ, rồi còn dành thì giờ để mong ngóng tương lai, sống trong tương lai như cô nàng Perrette mang bình sữa ra chợ! Ta chờ… lớn. Chờ thi đậu. Chờ thành đạt. Chờ có tiền. Chờ cưới vợ. Chờ đẻ con. Chờ con lớn… Chờ con thi đậu. Cứ thế. Cho đến một hôm thảng thốt: "Rồi tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ, một ngày đầu thu…" (TCS).

Mùa xuân sao không đi hái lộc, mùa hạ sao không dẫn bầy em nhỏ đi tắm sông? "Hạnh phúc rất đơn sơ", vậy mà Khổng Tử suốt đời quần quật chỉ mong được thế đôi lần! Quả thật, chúng ta thường sống với dĩ vãng, một thời đã qua, hoặc sống với tương lai, một thời chưa tới. Còn hiện tại thì tối tăm mặt mũi; không có thì giờ! Không kịp ăn sáng, không kịp tắm (không kịp thay đồ?). Hộc tốc. Luôn luôn hộc tốc. Nhai ngoàm ngoàm. Đi vội vàng. Thở hào hển. Và hùng hục.

Lâm Ngữ Đường, hơn nửa thế kỷ trước, đã chê người Mỹ có ba cái tật xấu là: luôn muốn tăng hiệu năng, muốn đúng giờ và muốn thành công. Ông nói: "Họ luôn cau có và quạu quọ, vì ba cái tật đó đã cướp đi của họ sự thư nhàn, lại còn làm cho họ luôn bị căng thẳng thần kinh vì luôn cầu toàn trách bị! Viên chủ bút Mỹ lo bạc đầu vì muốn không có một lỗi in nào trong tạp chí của ông ta, còn viên chủ bút Trung Hoa (dĩ nhiên, cách đây hơn nửa thế kỷ!) khôn hơn, để cho độc giả có cái thú tìm ra được ít nhiều lỗi trên báo! Đời sống bây giờ biến người ta thành cái… đồng hồ.

Người Mỹ sống như một học sinh tiểu học, giờ nào việc đó, từng giờ từng phút". Rồi ông kêu lên: "Đời sống mà như vậy thì còn giá trị gì nữa" (Sống đẹp, LNĐ, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Ngày nay thì các "tật xấu" đó đã toàn cầu hóa, đã trở thành bệnh của thời đại, đến nỗi bây giờ người ta bị cao huyết áp, bị tim mạch, bị trĩ, bị bón… cũng vì không có thì giờ!

Nguyễn Công Trứ nói: "So lao tâm lao lực cũng một đàn/ Người trần thế muốn nhàn sao được?" Ý ông là, chỉ có tiên mới sướng.

Nhưng bây giờ ta cũng có tiền rồi, mà có tiền thì mua tiên cũng được quá đi chứ. Tiện nghi ngày càng cải thiện. Đằng vân giá võ, thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ, thần giao cách cảm không thiếu thứ gì!

Bấm cái nút gặp ngay người trong mộng. Trò chuyện với người cách xa nửa vòng trái đất như đang ngồi trước mặt… Thế mà, vì sao ta không được "sướng như tiên"? Có lẽ là do cái nhu cầu giả tạo cứ ngày càng dày đặc thêm, cứ nhồi nhét mãi rồi thì đến một lúc tưởng là nhu cầu thật.

Đẻ con thì phải đẻ mổ, chọn giờ để mong sau này con được làm vua. Ai cũng làm vua cả thì ai sẽ là thường dân cho vua trị vì? Nhưng vua đâu chẳng thấy chỉ thấy nhiều trẻ thiếu oxy não, liệt thần kinh, bị tâm thần… Các thứ sữa dành cho trẻ con bây giờ thì phải có chất tạo… thông minh. Làm như xưa nay không có các sản phẩm đó thì thế giới chỉ toàn người ngu dốt!

Cho nên, Tô Đông Pha mới buông thuyền trên sông Xích Bích, Bạch Cư Dị mới xuống ngựa dừng chèo ở bến Tầm Dương, và Nguyễn Công Trứ mới… mơ ước: "Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch/Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn/Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn/Đồ thích chí chất đầy trong một túi…" (Kẻ sĩ)

Bây giờ, "đồ thích chí" ta còn có thể chất đầy "trong một xe" đời mới, chỉ "không có thì giờ!" thôi vậy!

Đỗ Hồng Ngọc

Fb Nguyễn Hoàng Tuân

Nguồn giới thiệu:
https://www.facebook.com/groups/395853348109312/permalink/82234570
2126739/