jeudi 21 août 2014

Sát Thủ Thầm Lặng

 

Sát Thủ Thầm Lặng: Muối

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Montreal, 2014
 
Muối là một chất rất cần thiết cho sự sống của con người. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.

Muối cũng xâm nhập cả vào lãnh vực văn chương bình dân truyền khẩu của văn hóa Việt Nam, như “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư’’ (giáo dục con cái) hay “Miệng ăn mắm ăn muối, đừng có nói bậy bạ không nên’’ (có tính cách dị đoan, sợ đụng chạm đến thánh thần) hoặc bình dân hơn thì: “Còn trẻ quá mà tóc đã điểm muối tiêu rồi!” (có người dám nói là tại vì xấu máu) và chót hết là “Ông chủ tao đã đi bán muối rồi” (tức là ổng đã đi tàu suốt về bên kia thế giới).

Trong chuyện bếp núc thì có muối mè, muối tiêu, muối ớt, muối sả, hột vịt muối, cà muối, v.v… Còn có khát nước thì làm bậy một ly nước đá chanh muối cũng đã lắm.

Muối giúp cho món ăn bớt nhạt nhẽo, tăng khẩu vị và dễ bắt cơm hơn, nhưng trớ trêu thay ngày nay khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe… có thể làm chết người.

Khoa học gán cho muối một cái tên: sát thủ thầm lặng, giết người một cách âm thầm lặng lẽ.

Video: CDC Salt Matters: Preserving Choice, Protecting Health

* * *
Muối và sức khỏe

Con người ta sống được là nhờ có muối, nói đúng ra là nhờ chất sodium trong muối …

Sodium rất thiết yếu trong việc điều hòa và giúp thể dịch trong cơ thể được giữ ở một mức độ thích nghi.

Sodium cũng còn dự phần trong các hoạt động biến dưỡng như giúp vào hoạt động dẫn truyền mệnh lệnh thần kinh, hấp thụ dưỡng chất của tế bào và co thắt của các cơ.

Nhu cầu về muối thay đổi tùy theo tuổi tác, trọng lượng cơ thể, nếp sinh hoạt và cũng tùy theo sức khỏe của mỗi người.

Ở người có sức khỏe bình thường, sự thặng dư sodium được thận loại bỏ ra ngoài theo nước tiểu.

Ở một số người khác có tính nhạy cảm với muối, thì sự loại bỏ sodium như vừa kể không mấy dễ dàng nên tỉ lệ chất nầy không ngừng gia tăng lên mãi kéo theo hiện tượng giữ nước trong gian bào và trong máu.

Để thích nghi với sự gia tăng của một khối lượng máu quá lớn, tim phải làm việc nhiều hơn và mạnh hơn đồng thời hệ thống mạch máu phải giãn nở thêm hơn.

Áp lực lưu thông của máu trong huyết quản nếu vượt qua một giới hạn nào đó sẽ được xem là hiện tượng cao máu (hypertension).

Khi đo huyết áp, ở người bình thường giới hạn tối đa không nên vượt qua là 140/90. Đối với những người đang bị bệnh tiểu đường thì giới hạn tối đa là 130/80.

Trong các trường hợp huyết áp động mạch có vẻ cao hơn bình thường thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Khoa học gọi hiện tượng cao máu là sát thủ thầm lặng (tueur silencieux, silent killer) vì lẽ nó giết ta một cách thật âm thầm, bất ngờ mà không báo hiệu ra một triệu chứng gì trước đó cả.

Tuổi tác càng cao thì sức đàn hồi của động mạch lại càng giảm vì vậy bệnh cao máu càng dễ xuất hiện, rất nguy hiểm vì có thể gây ra tai biến mạch máu não (stroke, accident vasculaire cérébral AVC).

Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều chỉ đích danh sự thặng dư muối như là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp động mạch.

Để theo dõi huyết áp của mình một cách thường xuyên, bạn có thể mua một cái máy để mỗi ngày tự đo lấy huyết áp của mình. Bạn cũng có thể ghé vào bất kỳ những pharmacies lớn nào tại Hoa Kỳ hay Canada để nhờ họ đo giùm. Dịch vụ nầy hoàn toàn miễn phí!.

Các loại sodium

Muối (chlorure de sodium) dùng để nêm nếm thức ăn tức muối bọt, chỉ chiếm có một phần nhỏ trong tổng số lượng sodium thật sự được sử dụng.

Số còn lại bao gồm sodium hiện diện một cách tự nhiên trong thực vật rau cải, trái cây.

Cuối cùng là các loại sodium khác, không ở dưới dạng muối, được sử dụng để pha trộn vào thực phẩm biến chế. Mục đích chính là để giúp gia tăng phẩm chất, hương vị, màu sắc và để việc tồn trữ được kéo lâu dài hơn.

Ngoài việc sử dụng muối để bảo quản, sodium còn giúp sản phẩm tăng tính giữ nước và thêm cân. Đây là hiện tượng thường thấy trong kỹ nghệ sản xuất thịt nguội (charcuterie) thí dụ như saucisse, jambon, lạp xưởng v.v…

Muối ẩn là gì?

Sự kiện thực phẩm công nghiệp có chứa nhiều muối như pizza, chip, BigMac, Gà rán KFC, đậu phọng rang, v.v… cũng khiến người tiêu thụ dễ bị khát nên có khuynh hướng cần phải uống nước và đương nhiên giúp nhà hàng tăng số bán các loại nước ngọt như Coke, Pepsi, Seven Up…

Các loại muối sodium nầy được gọi là muối ẩn (caché, hidden) rất nguy hiểm vì chúng ta không thể thấy chúng được. Đó là Nitrite de sodium và erythorbate de sodium (dùng trong kỹ nghệ thịt nguội để ướp lạp xưỡng, saucisse, jambon, hot dog, nem…), Bicarbonate de sodium còn gọi là baking powder (men, bột nổi để làm bánh), Phosphate de sodium, Benzoate de sodium (trong trái cây khô), Citrate de sodium (trong các loại đồ hộp), Propionate de sodium (giúp bánh mì không bị mốc meo) và chót là Monosodium glutamate (MSG) mà chúng ta quen gọi là bột ngọt …

Sản phẩm có chứa muối sodium nhưng ăn lại không thấy mặn. Chết người là chỗ đó!

Những chất gì có thể thay thế được muối?

Trên thị trường cũng có một số sản phẩm có thể được dùng để thay thế muối ăn (Salt substitute) vì chứa rất ít hoặc không có chứa sodium gì hết. Thông thường thì những sản phẩm loại này lại chứa quá nhiều potassium nên không mấy thích hợp cho một số người.

Thức ăn nào có chứa nhiều sodium?

Hầu như thức ăn, thức uống nào cũng có chứa ít nhiều sodium hết. Sodium có trong thịt, thịt nguội charcuterie (jambon, saucisse), thịt bacon, lạp xưỡng, tôm cá, trong đồ conserve, các lon súp, các lon rau đậu, các lon nước ép trái cây như tomato juice, cocktail aux légumes V8, Clamato, trong thức ăn đông lạnh frozen meals, plats cuisinés surgelés (TV dinner), trong các viên cube để làm bouillon, trong các loại fast food (pizza, hamburger, Gà KFC, McCroquettes…), trong tất cả các loại chip, crackers, bretzels, mais souflé (bắp nổ), mì gói ramen, trong sữa, bơ (loại salé), margarine, fromage fondu, fromage à tartiner, ketchup, trong nước khoáng (mineral water) như Vichy celestin, cải chua choucroute (sauerkraut) và cả trong rau quả chẳng hạn như celeri … Đối với các món ăn VN, món ăn nào mặn là có nhiều muối tức phải chứa nhiều chất sodium rồi, chẳng hạn như tương, chao, miso, nước tương, dầu hào, nước mắm, các loại cá khô (cá sặc, cá lóc), cá mặn, tép rang, tôm khô, khô bò, dưa mắm, các loại mắm như mắm nêm, mắm ruốc, mắm ruột, mắm kho, mắm chưng, bún mắm, thịt kho, cá kho tộ, tôm kho Tàu, cua rang muối, hột vịt muối, xoài tượng chấm nước mắm đường, v.v…

Ăn nhiều sodium: hãy coi chừng

Theo Santé Canada cho biết, mỗi người dân Canada tiêu thụ trung bình lối 8gr muối (gần 2 muỗng café) trong một ngày, nghĩa là gấp hai lần số lượng cho phép ở người trưởng thành …

Ở những người có sức khỏe bình thường thì cơ thể tự điều hòa lượng sodium sử dụng bằng cách thải bớt ra ngoài qua mồ hôi, qua nước tiểu và qua phân. Đối với một số người khác, sự thặng dư sodium sẽ có hại cho tim thận, cũng như làm tăng huyết áp động mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não rất nguy hiểm …

Tiêu thụ quá nhiều sodium sẽ kéo theo mất mát calcium qua thận và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương (osteoporosis) và có nguy cơ dễ bị gãy xương.

Ngược lại, một tình trạng thiếu sodium rất hiếm thấy xảy ra do vấn đề ăn uống thiếu thốn. Thiếu sodium sẽ làm cho cơ thể bị mất nước (deshydratation). Sự kiện này có thể thấy xảy ra trong trường hợp xuất mồ hôi quá nhiều, bị tiêu chảy lâu ngày, hoặc do ói mửa dữ dội.

Ngoài ra việc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu (diuretic) để mong giảm cân cho ốm cũng dễ đưa đến tình trạng cơ thể bị thiếu sodium..

Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Người ta ước lượng có từ 10 đến 30% dân số Bắc Mỹ có mang sẵn trong người gène cao máu.

Một số nhà khoa học thì cho rằng sodium không phải là nguyên nhân trực tiếp của vấn đề làm cao huyết áp. Nó chỉ làm trầm trọng thêm các yếu tố khác liên quan với bệnh lý này mà thôi.

Ngoài muối ra, một số yếu tố khác như thuốc lá, nếp sống ù lì ít vận động, béo phì, stress cũng ảnh hưởng đến việc làm tăng huyết áp động mạch.

Tháng tư, 2007 tạp chí Hypertension có đăng tin một nhóm khảo cứu gia thuộc Đại học Bristol Anh Quốc qua thí nghiệm trên chuột đã nhận diện được nguyên nhân gây hiện tượng gia tăng huyết áp. Đó là protein Junctional Adhesion Molecule-1 (JAM-1)… JAM-1 được tìm thấy trong lớp tế bào endothelium, tức các tế bào lát trong lòng các mạch máu não bộ. Sự kiện khá đặc biệt là JAM-1 có tác dụng giam giữ các bạch huyết cầu, gây nên tình trạng viêm sưng (inflammation) não, cản trở việc lưu thông máu và giới hạn nguồn cung cấp oxy trong đầu.

Với khám phá quá mới mẻ nầy, các nhà khoa học nghĩ rằng trong tương lai phương cách trị liệu bệnh cao máu có thể sẽ được duyệt xét lại.

Vậy các bạn hãy cẩn thận. Ăn mặn quá có hại cho sức khỏe. Cơ quan American Heart Association khuyến cáo mọi người nên giảm số lượng muối dùng hằng ngày, không nên vượt quá một muỗng cà phê (5,5gr) tương đương với 2400mg sodium (muối chứa 40% sodium và 60% chlore). Trong thực tế, chúng ta tiêu thụ nhiều gấp bội số lượng trên.

Tại Canada luật bắt buộc nhà sản xuất phải trộn thêm 0,01% iode (iodure de potassium) vào muối bán để ngừa bướu cổ (goiter, goître) do tình trạng tuyến giáp trạng thiếu iode gây ra.

Cách ăn kiêng, ít muối, ít sodium

Những ai đang có vấn đề tim mạch, huyết áp cao, thận yếu hoặc đang bị tiểu đường thì nên cẩn thận trong việc ăn uống. Không nên ăn mặn quá, quên muối luôn càng tốt. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê ra các cách ăn kiêng thích hợp.

Trong thực tế, tại Canada và Hoa Kỳ luật bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ số sodium chứa trong sản phẩm.

Nhãn hiệu dinh dưỡng Nutrition Facts ghi trên sản phẩm có thể giúp chúng ta có một ý niệm về sodium trong món hàng.

Nếu bạn muốn tính ra số lượng muối thì phải lấy số lượng sodium và nhân cho 2,5. Thí dụ 500mg sodium x 2,5= 1250mg muối (hay 1,25g), và nhớ rằng đây chỉ là số lượng sodium của một phần chuẩn (par portion, per serving size) mà thôi.

Ăn càng nhiều thì số lượng muối càng tăng!

Theo FDA Hoa Kỳ

Nhìn nhãn hiệu dinh dưỡng (nutrition facts label) trên bao bì để giới hạn lượng sodium ăn vào.

http://www.fda.gov/Food/ResourcesForYou/Consumers/ucm315393.htm

Bản % giá trị dinh dưỡng hằng ngày hay % DV (%Daily Value)

5%DV (120mg) hay thấp hơn cho mỗi phần chuẩn: có nghĩa là sodium thấp (tốt)

20% DV (480mg) hay nhiều hơn cho mỗi phần chuẩn có nghĩa là sodium cao (nên tránh)

Tại Hoa Kỳ, các từ sau đây có nghĩa là gì?
  • Salt/Sodium-Free → Less than 5 mg of sodium per serving
  • Very Low Sodium → 35 mg of sodium or less per serving
  • Low Sodium → 140 mg of sodium or less per serving
  • Reduced Sodium → At least 25% less sodium than in the original product
  • Light in Sodium or Lightly Salted → At least 50% less sodium than the regular product
  • No-Salt-Added or Unsalted → No salt is added during processing, but not necessarily sodium-free. Check the Nutrition Facts Label to be sure!

Trên 75% sodium của thức ăn có nguồn gốc từ thực phẩm đóng hộp và từ thức ăn nhà hàng. Đa số người Mỹ tiêu thụ quá nhiều sodium và Sodium liên quan đến hiện tượng cao máu, có nguy cơ gây ra bệnh tim bệnh tim, bệnh thận và tai biến mạch máo não.

Theo CFIA Canada, những từ sau đây có nghĩa là gì?

Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA), thông qua luật về nhãn hiệu đã quy định rõ rệt những từ ngữ được cho phép ghi trên bao bì, thí dụ:
  • SANS SEL ou SANS SODIUM: sản phẩm không được chứa hơn 5mg sodium cho một phần chuẩn (per serving, par portion). Đây là loại sản phẩm chứa ít muối, ít sodium nhứt.
  • SANS SEL AJOUTÉ ou NON SALÉ: Không có thêm muối vào thức ăn. Các nguyên liệu sử dụng cũng không có chứa một lượng sodium nào đáng kể hết.
  • FAIBLE TENEUR EN SEL ou EN SODIUM ou HYPOSODIQUE: Thức ăn chứa 50% muối (hay sodium) ít hơn sản phẩm bình thường và cũng không thể có hơn 40mg sodium cho 100g (nếu là cheddar cheese) cũng như không thể có hơn 80mg sodium cho 100g nếu là thịt hay cá. Được kể như sản phẩm để ăn kiêng (diète).

CFIA-Allégations relatives au sodium (sel)

http://www.inspection.gc.ca/aliments/etiquetage/l-etiquetage-des-aliments-pour-l-industrie/allegations-relatives-a-la-teneur-nutritive/exigences-particulieres-concernant-les-al

Muối, một vấn đề lo nghĩ của nhiều quốc gia

World Action on Salt and Health (WASH) là một tổ chức quốc tế quy tụ trên 200 chuyên gia đến từ 48 quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra về hàm lượng muối của 30 sản phẩm giống nhau được bán trong các hệ thống siêu thị và nhà hàng Fast food trên khắp thế giới.

Riêng đối với Canada, kết quả thật đáng ngại vì có nhiều món hàng cho thấy có chứa một hàm lượng muối 17 lần nhiều hơn sản phẩm đồng loại bán ở các xứ khác. Thủ phạm bị nêu đích danh, đó là Kellog’s, Burger King và McDonald’s (Le Peril blanc, Protégez Vous, No Mai 2007).

WASH cho biết vấn đề muối không phải chỉ thuần túy giới hạn ở các món như hamburger, khoai Tây chiên hoặc vài loại céréale đâu, nhưng theo họ nguồn sodium quan trọng và đáng ngại nhất xuất phát từ các loại thịt nguội (charcuterie), thịt biến chế, chip, bánh biscuit, crackers, craquelins, bánh mì khô (biscottes), thức ăn làm sẵn đóng hộp (plats cuisinés), các loại sauces, soupe lon, bột pha thành soupe, nói chung là trong các loại thực phẩm biến chế công nghiệp.

Coi chừng, có khi một thức ăn có nhiều sodium không nhất thiết là phải có vị mặn lúc ăn vào đâu. Sodium có thể thấy trong bánh mì, trong các thỏi cớm céréale (barres tendres, chewy granola bars) và thậm chí… có thể thấy cả trong cà rem nữa (alginate de sodium).

Nhiều quốc gia trong khối Liên Âu đã ý thức rằng sự thặng dư muối là một vấn đề y tế công cộng quan trọng…

Tại Phần Lan (Finlande), sự can thiệp của chánh phủ vào vấn đề muối từ những năm 1970 đến cuối những năm 1990 đã làm cho sự tiêu thụ muối giảm xuống còn 30%…

Ở Anh quốc, cơ quan Food Standards Agency năm 2003 đã tung ra chiến dịch nhằm kích động giới kỹ nghệ hạn chế lượng sodium trong một số mặt hàng chẳng hạn như trong các lon súp, rau cải đóng hộp, bánh mì và fromage. Mục đích chính của chiến dịch nhằm cắt giảm 1/3 số muối tiêu thụ ở mỗi người dân Anh xuống để không được vượt quá giới hạn 6gr/ngày…

Tại Pháp, cơ quan Agence Francaise de Sécurité Sanitaire des Aliments cũng rất quan tâm đến vấn đề muối trong các sản phẩm bán trên thị trường. Năm 2002 chánh phủ Pháp đã đặt ra một chương trình nhằm giảm thiểu sự tiêu thụ muối ở người dân xuống 20% trong vòng năm năm…

Tại Canada, dù rằng mối nguy cơ của muối đã quá rõ rệt rồi nhưng bộ luật Loi sur les Aliments et Drogues vẫn không xem muối như một chất phụ gia (food additive) nên không ấn định hàm lượng tối đa sodium dùng trong thực phẩm. Muối chỉ được xem như là một nguyên liệu bình thường mà thôi.

Kết luận

Hình như dân VN mình có thói quen ăn rất mặn. Không biết có phải đây là nhu cầu tự nhiên của các dân tộc ở những xứ nóng, nhất là đối với những người lao động nặng nhọc thường hay bị đổ mồ hôi nên mất nhiều sodium hay không? Ngày xưa lúc còn nhỏ chúng ta cũng thường hay nghe người lớn nói là ăn mặn cho chắc da, chắc thịt, cho khỏe đó sao?

Muối, đường và mỡ là ba vấn đề quan trọng mà không ai lại có thể thờ ơ được. Đây cũng là mối lo ngại chính yếu của những người lớn tuổi lúc ăn uống.

Đối với một số người kể cả tác giả, thói quen ăn mặn cũng không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ đi được.

Thôi thì chúng ta hãy cố gắng ráng bỏ bớt muối được chừng nào tốt chừng đó../.

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Montreal, 2014

mardi 19 août 2014

Tại sao không hạnh phúc?

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com, Tiến sĩ STEVE McSWAIN)
19.08.2014 Để lại bình luận
 
image001 

“Cái Tôi” là thủ phạm chính của tình trạng không hạnh phúc của con người. Hãy tìm cách vượt qua “sức ép” tự nhiên này và làm chủ hạnh phúc của chính mình. Đó là một triết lý rất… triết lý, vừa thú vị vừa nhức buốt! Bài viết này mang tính triết lý sâu sắc liên quan tâm linh, xin mời bạn đọc và suy…

Văn thi sĩ Robert Louis Stephenson (1850-1894, người Scotland) đã viết: “Tôi có một bóng rợp nhỏ ở bên trong và bên ngoài tôi, điều có thể tận dụng nó không gì hơn là phải nhìn thấy nó. Nó rất giống tôi từ đầu tới chân, tôi thấy nó nhảy trước tôi khi tôi lên giường”. Ông nói về cái gì?
Dĩ nhiên là ông nói về “cái tôi” (the ego, the self). Đó là thủ phạm gây bất hạnh cho con người. Tuy nhiên, đa số người ta sống và chết với “quái vật nội tâm” này suốt cuộc đời. Họ không nhận ra nó nên không biết cách vượt qua nó. Nếu nhận biết và vượt qua nó, họ sẽ áp dụng những bước cần thiết để tiêu diệt nó.
“Cái tôi” là cái quái gì? Đó là chính con người của bạn, Martha Beck gọi là “cái tôi xã hội” – tức là chính con người của bạn mang tính xã hội. Đó là cái mà triết gia Immanuel Kant mô tả là “cái tôi nhỏ bé quý giá”. Đó là ảo ảnh của chính bạn, là sự tập hợp nghiệp dĩ về kinh nghiệm sống của bạn. Dĩ nhiên, nó không thực sự là bạn, bất kỳ cái gì khác cũng không là bạn, ngay cả hình ảnh bạn thấy mình trong gương cũng không là bạn. Đó chỉ là hình bóng của bạn, là “cái tôi” mà bạn chiếu tỏa ra thế giới. Vì thế, đó là cái mà người ta mô tả là “cái tôi giả vờ” của bạn (make-believe self), hoặc “mặt nạ xã hội” (social mask) của bạn.
“Cái tôi” được phân biệt bằng sự tự nhận mình là trung tâm, tự quan sát, và chỉ quan tâm tới mình. Nó có mục đích, Wayne Dyer mô tả đó là “loại bỏ Thiên Chúa”. Đó là tình trạng con người, một thực tế mà mọi người đều có điểm chung. Theo Kinh Thánh, cả Cựu ước và Tân ước, “cái tôi” được mô tả là “tội lỗi”. Đó là cái mà bạn có thể nghĩ là bạn nhưng thực sự lại không là bạn. Thay vì nó là “cái bóng” của bạn – theo cách nói của Stephenson, hoặc là “con chó” của bạn – theo cách nói của triết gia Nietzsche, nó lại đã từng được gọi như vậy.
Vì “cái tôi” là chính “quái vật bé nhỏ” này ở trong mỗi người và là nguyên nhân, không chỉ là bất hạnh cá nhân, mà còn thực sự là vấn đề của mối quan hệ và tệ nạn xã hội trong thời đại chúng ta. Có thể làm gì để chiến thắng nó? Đây là ba gợi ý:
  1. Trước hết, hãy nhớ rằng tiếng vang ở trong đầu chúng ta là tiếng nói của “cái tôi”. Từ đó tôi đã viết một cuốn sách nói riêng về vấn đề này, đó là cuốn “The Enoch Factor: The Sacred Art of Knowing God” (Yếu Tố Enoch: Nghệ Thuật Thành Nhận Biết Thiên Chúa). Không cần đi sâu vào chi tiết ở đây.
Tuy nhiên, tôi sẽ nói nhiều về vấn đề này. Hãy chú ý tiếng nói trong đầu mình, và xét xem nó nói gì. Quan trọng nhất là đừng tin nhiều về tiếng nói đó. Hãy hỏi lại nó. Phần bạn đang tìm kiếm là vượt qua “cái tôi”, như vậy bạn sẽ gần với con người thật của mình.
  1. Thứ nhì, hãy nhớ rằng đừng chống lại “cái tôi”. Nếu chống lại, chắc chắn bạn sẽ thua. Hằng ngàn năm lịch sử loài người đã qua, “cái tôi” trở nên khá lanh lẹ. Tốt nhất là nhận biết nó ở trong bạn. Trong những cuộc đối thoại, “cái tôi” cũng có “cái tôi” của nó, và nhiều lần nó cảm thấy bị chống lại. Hãy chú ý lúc nào “cái tôi” bắt đầu xét đoán người khác hoặc trong tình huống nào đó mà bạn phát hiện. Hãy nhớ rằng khi bạn thấy mình thn phiền, tranh luận, đấu tranh với người khác, muốn bảo vệ mình, cảm thấy bị lép vế, đó là lúc “cái tôi” nổi dậy. Thực sự đó không là chính bạn. Đừng mắc cở, đừng ngại! Hãy nhận biết “cái tôi” khi nó như con rắn trong câu chuyện ông bà nguyên tổ Adam và Eva, nó đã ngước cái đầu xấu hoắc lên rồi ngông nghênh nói chuyện với bạn… than phiền bạn… nói bạn xúc phạm về điều gì đó khiến nó bị tổn thương. Đừng chống lại “cái tôi”. Đừng tự phê phán hoặc tự kết án khi bạn bắt quả tang “cái tôi” quen thói kiêu căng và tự cho mình là “số dzách”. Cứ biết nó như thế thôi. Nhận biết nó để đủ sức giảm bớt quyền kiểm soát của “cái tôi” đối với bạn.
Cũng nên lưu ý rằng thi sĩ Stephenson đã viết: “Thấy anh nhảy nhót trước tôi / Khi tôi định nhảy tới nơi cái giường” (And I see him jump before me when I jump into my bed). Đó là dạng quan sát mà bạn phải có. Là người quan sát, bạn có thể tự luyện để nhận biết trò hề của “cái tôi bé nhỏ” bên trong con người của bạn. Nếu bạn làm cho điều này thành việc thực hành tâm linh, bạn sẽ đủ sức chiến thắng “cái tôi”.
  1. Thứ ba, hãy biết rằng con đường tới hạnh phúc là con đường từ chối “cái tôi”. Ích kỷ là bản chất của “cái tôi”, nó sẽ giảm bớt nếu bạn càng ngày càng nhận biết nó ở trong bạn. Ý thức, quan sát, và nhận biết “cái tôi” là đóng những cây đinh đóng vào Thập Giá của Chúa Giêsu. Chúng sẽ đóng đinh “cái tôi” vào nơi đó để bớt kiêu căng, bớt ngạo mạn, và “chết một lần cho tất cả”, như thứ năm mùa Thương: “Xin cho con biết đóng đinh tính xác thịt con vào Thánh Giá Chúa”. Khi Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, “cái tôi” trong Ngài đã hết quyền kiểm soát Ngài. Cũng vậy, bạn càng nhận biết “cái tôi” trong bạn thì bạn càng được tự do… giảm bớt bất hạnh, tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống và các mối quan hệ. Bạn sẽ thấy mình tự do hơn, ít chỉ trích mình (chê mình nên bạn cảm thấy không hạnh phúc), bạn sẽ thấy mình giảm bớt chê trách người khác và các tình huống khác (nguyên nhân gây đau khổ). Chẳng hạn, khi phê phán người khác, bạn ở trong tình trạng đối kháng. Một người hướng dẫn tâm linh nói: “Bạn kháng cự điều gì thì nó càng đeo bám”. Nghĩa là, nếu bạn không thích cái gì hoặc người nào, bạn luôn cằn nhằn khó chịu (đa số chỉ là ngẫu nhiên, và xảy ra trong đầu bạn), sẽ ngạc nhiên khi thấy những cách hành xử kỳ cục và thế là đau khổ cứ tiếp tục leo thang trong bạn. Tại sao không tự nhận biết sức kháng cự này? Cuối cùng, chẳng ai trồng khoai đất này, đó chính là “cái tôi”, và bạn hãy cố vượt qua nó.
Do đó, con đường tới hạnh phúc là con đường “chết cho chính mình”. Đó là lý do Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24). Vác thập giá mình không phải là cứ chịu đựng sự thử thách gay go trong khi vẫn lầm bầm cằn nhằn. Cũng không là cảm thấy buồn sầu cho số phận mình phải vác nhiều thập giá. Không phải vậy. Chính “cái tôi” mà Chúa Giêsu bảo chúng ta chối bỏ đó là “cái tôi ảo tưởng” trong chúng ta. Khi “cái tôi” bị gắn chặt vào thập giá và “chết”, bạn sẽ tự do và thanh thản bước đi trên con đường vui sống như Chúa muốn. Nói các khác, khi nào “cái tôi” trong bạn chết thật thì bạn sẽ sống. Khi nào “cái tôi” chưa chết thì bạn chưa thực sự sống!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com, Tiến sĩ STEVE McSWAIN)

dimanche 17 août 2014

Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Châu Á lần thứ 6

 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Châu Á lần thứ 6 tại Haemi, khoảng 150 km phía nam Seoul, ngày 17 tháng 8 năm 2014.


 Đức Giáo Hoàng đến cử hành Thánh lễ bế mạc ngày Giới trẻ Châu Á tại Haemi, phía nam Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/8/2014.

Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Châu Á lần thứ sáu do giáo hoàng Phan Xi Cô chủ sự diễn ra vào chiều hôm nay kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ 5 ngày của người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã đến bán đảo Triều Tiên.

Quang cảnh

Địa điểm diễn ra thánh lễ là tại thành Haemi thuộc thành phố Seosan. Đây là vùng đất thuộc giáo phận Daejeon nơi đăng cai tổ chức Đại hội Giới trẻ Công giáo Á Châu lần thứ sáu.
Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hảo, người phụ trách di dân tại một giáo xứ cách thủ đô Seoul chừng 40 kilomet cho biết vị trí của ông tại khu vực diễn ra thánh lễ như sau:
Giới trẻ đến rất đông ở trong cũng như ngoài sân; những người có vé vào sân đã vào gần hết. Số người vào sân cũng chia ra hai ba lớp chứ không phải tất cả được vào lễ đài chính. Như tôi đây, khi vào thành này tôi phải vào cửa đông, vào rồi chỉ đứng ngoài vòng rào. Nơi tôi đứng, chút nữa đây Đức Thánh Cha sẽ đi qua để đến lễ đài.
Thành này rộng mấy héc ta là một thành cổ, một bên có những nhà cổ, một bên là công trường. Ngày xưa khi vua quan có việc gì xử lý thì đến công trường, một dạng như thế.
Họ làm bàn thờ dạng một cổng tam quan như hồi xưa.
Một công nhân Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc cũng cho biết:
Tôi đang ở trung tâm, ngay bên ngoài của hàng rào. Tôi tên Dự ở Bùi Chu.

Ấn tượng
Linh mục Gioan Baotixita là người tham gia buổi lễ phong chân phước cho 124 vị tử vì đạo Hàn Quốc diễn ra vào ngày thứ bảy, thuật lại những ấn tượng của buổi lễ cũng như đánh giá về tác động chuyến thăm của người đứng đầu giáo hội đến Hàn Quốc trong mấy ngày qua, và một vài so sánh với tình hình truyền giáo tại Việt Nam:
Tôi nghĩ sau chuyến thăm của giáo hoàng này, giáo dân tại Hàn Quốc sẽ tăng mạnh. Theo thống kê cách đây chừng vài chục năm, đến nay giáo hội Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần. Tôi nghĩ, trong đợt này giáo hội Hàn Quốc sẽ tăng con số rất mạnh, rất nhanh
Linh mục Gioan Baotixita
Tôi nghĩ sau chuyến thăm của giáo hoàng này, giáo dân tại Hàn Quốc sẽ tăng mạnh. Theo thống kê cách đây chừng vài chục năm, đến nay giáo hội Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần. Tôi nghĩ, trong đợt này giáo hội Hàn Quốc sẽ tăng con số rất mạnh, rất nhanh. Lý do sự hiện diện của Đức Giáo hoàng khích lệ tinh thần của anh chị em, tinh thần của giới trẻ. Tinh thần của giới trẻ đó sẽ lan truyền ra. Đặc biệt tại Hàn Quốc trong thời gian qua, truyền hình, báo chí truyền thông tập trung đưa tin về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng. Đương nhiên khi truyền thông đưa tin thì giống như truyền giáo, hình thức tuyên truyền. Mà truyền thông chỉ đưa những nét tích cực, tốt đẹp không; nên tôi nghĩ hiệu quả sẽ đến.
Thứ nữa đối với người dân Hàn Quốc, ai có tôn giáo rồi thì đã rõ, còn những ai chưa có tôn giáo, thì khái niệm về tôn giáo của họ như tờ giây trắng, giờ ai viết vào điều gì, họ in hằn điều đó, nên việc đón nhận tôn giáo rất dễ dàng.
Chứ không phải như Việt Nam. Tại Việt Nam, khái niệm về tôn giáo có thể do sống, do xã hội… rồi do giáo dục nữa; ( chẳng hạn như chúng tôi đi lễ này thì họ nói có gì đâu đó là lễ của phương Tây…), tôi hay nói đùa với anh chị em trong cộng đoàn là khái niệm về tôn giáo tại Việt Nam bị ‘lập trình’ rồi, mà gỡ đi hơi khó.
Đối với những anh chị em Công giáo Việt Nam bên này, người nào có tâm tình tôn giáo, cộng thêm tâm tình với giáo hội, qua chuyến thăm của Giáo hoàng, họ có thể can đảm hơn, có thể căn tính tôn giáo của họ rõ ràng hơn; ví dụ như thế. Tôi hy vọng như vậy, vì sáng nay trời mưa, nhưng họ vẫn đội mưa để đi; như thế tinh thần khá cao.
Người công nhân Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết giá trị về mặt tâm linh khi anh đến tham dự thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Á Châu lần thứ sáu tại Hàn Quốc:
Tôi rất hồi hộp và có tâm trạng rất muốn được gặp Đức Thánh Cha. Tôi nghĩ rằng đây là lần duy nhất trong đời tôi được gặp. Cảm nhận của tôi rất phấn khởi và nhiều xúc động, vì ở nhà chưa bao giờ cảm nhận được một không khí lễ hội như thế này.  Dịp này tạo cho tôi sự an tâm hơn vì có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, phần nào đó như người cha nâng đỡ tôi mạnh mẽ hơn để sống tốt hơn trong đời sống đạo.
Tôi nghĩ tâm tình của tôi cũng như của bất cứ người nào có tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, ai cũng ước muốn quê hương mình một lần được tổ chức đại hội giới trẻ khắp thế giới, khắp châu lục, đặc biệt có một lần nào đó đón Đức Giáo hoàng đến thăm đất nước chúng tôi như Hàn Quốc
LM. Nguyễn Đức Hảo
Ước vọng

Tại Việt Nam, số giáo dân Công giáo La Mã được cho biết khoảng chừng 6-7 triệu người. Mỗi khi nói đến mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam, người ta thường đề cập đến khả năng một chuyến viếng thăm của một vị giáo hoàng. Và bản thân của một số giáo hoàng như đương kim giáo hoàng và những vị tiền nhiệm đều bày tỏ mối quan tâm đến giáo hội Việt Nam; tuy nhiên chưa có một giáo hoàng nào đến thăm đất Việt.
Đây là mong mỏi của nhiều giáo dân như trình bày của linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hảo:
Tôi nghĩ tâm tình của tôi cũng như của bất cứ người nào có tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, ai cũng ước muốn quê hương mình một lần được tổ chức đại hội giới trẻ khắp thế giới, khắp châu lục, đặc biệt có một lần nào đó đón Đức Giáo hoàng đến thăm đất nước chúng tôi như Hàn Quốc. Hai đất nước này đều là châu Á, dân số Hàn quốc bằng một nửa dân số Việt Nam. Người Công giáo thì chừng 10-11%, hơn Việt Nam một chút, nhưng số giáo dân thì Việt Nam đông hơn. Tâm tình của tôi và cũng như của những người khác là trong tương lai gần, chứ không phải tương lai xa, được đón tiếp Đức Giáo hoàng và đón chào bạn bè thế giới, chí ít là Châu Á như ngày lễ hôm nay. Vừa là ngày lễ tôn giáo nhưng cũng mang tính lễ hội châu lục.
Bán đảo Triều Tiên hiện bị chia cắt thành hai miền như Việt Nam trước đây. Tình hình giáo hội tại Bắc Triều Tiên hiện nay được cho biết cũng bị chính quyền cộng sản Bình Nhưỡng khống chế và không để phát triển một cách tự do như ở miền nam. Thống kê cho thấy vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nam Hàn chỉ có chừng 1 triệu 7 tín đồ Công giáo nhưng đến nay con số được phát triển lên hơn 5 triệu người.
Với sự phát triển nhanh chóng của những giáo hội như Hàn Quốc, Vatican nhìn về Châu Á như là một cánh đồng truyền giáo của giáo hội dù rằng hiện nay cả châu lục này chỉ mới có 3,2 giáo dân Công giáo mà thôi.

vendredi 15 août 2014

Lê Quỳnh một nhân vật điện ảnh VN

NHÂN VẬT ĐIỆN ẢNH
 
Lê Quỳnh Diễn Viên
Tiểu sử
Lê Quỳnh sinh ngày 06/09/1934 tại Hà Nội, mất ngày 05/01/2008 tại Santa Ana - Hoa Kỳ. Ông theo đạo Phật, với pháp danh là Phổ Giải Thoát, ông tốt nghiệp Tú tài ban Văn chương. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Lê Quỳnh là một trong những nam diễn viên kỳ cựu và thành danh của điện ảnh Việt Nam. Ông tham gia lãnh vực điện ảnh từ trước năm 1954 trong nhóm làm phim tại Phan Thiết.
Năm 1956, Lê Quỳnh xuất hiện trong vai nam chính Đại đội trưởng Vinh là một thanh niên yêu nước, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà trong bộ phim đầu tay Chúng Tôi Muốn Sống của cố đạo diễn Vĩnh Noãn, được sản xuất bởi hãng phim Tân Việt.
 
 
Vai Vinh của Lê Quỳnh trong phim này đã hoàn toàn chinh phục khán giả thời ấy. Nét diễn duyên dáng và đầy cá tính của Lê Quỳnh được nhà sản xuất phim là ông Bùi Diễm đã kể lại như sau: "Khi bắt đầu làm bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống thì chúng tôi cũng muốn chọn một người diễn viên mà có thể nói rằng không những đẹp trai, nhưng mà lại còn có khả năng để đóng phim được thì trong thời gian lựa chọn ấy chúng tôi thấy Lê Quỳnh là người rất là xứng đáng đóng vai chính, thành ra chúng tôi ở trong hãng phim Tân Việt, tức hãng phim sản xuất ra bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống có nhờ đạo diễn Vĩnh Noãn và một người đạo diễn Philippines tên là Manuel Condez, hai người hợp tác với nhau, cho nên chúng tôi sản xuất được bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống. Trải qua rất nhiều thời gian với nhau khi làm bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, chúng tôi phải đi quay tại Nha Trang, ở trong một cái trại do quân đội Việt Nam giúp, thành thử chúng tôi sống chung với Lê Quỳnh. Do đó chúng tôi quen biết nhiều về cái gọi là khả năng đóng phim của Lê Quỳnh. Bộ phim đó về một phương diện gọi là kỹ thuật, cũng như về phương diện tinh thần, thì vào thời đó có thể coi là một bộ phim đầu tiên được sản xuất với đầy đủ kỹ thuật. Lắm lúc chúng tôi cũng không được rõ Lê Quỳnh học diễn xuất ở đâu nhưng mà sau khi quay một vài lần diễn thử thì chúng tôi thấy Lê Quỳnh diễn thật đầy đủ khả năng để đóng phim. Chúng tôi đưa kịch bản phim cho Lê Quỳnh đọc để Lê Quỳnh nghĩ xem Lê Quỳnh có đảm nhận vai đó một cách có thể, nghĩa là lột được tinh thần của bộ phim không. Thì ngay lúc đầu Lê Quỳnh nhận thấy là Lê Quỳnh có thể làm được. Và sự thật sau một hai tuần làm việc thì chúng tôi thấy Lê Quỳnh đúng là người có khả năng có thể đóng vai trò chính trong phim đó, đóng vai chính với một tinh thần làm việc hết sức là thận trọng, thành thử vai trò của Lê Quỳnh là vai trò hết sức xuất sắc trong bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống.”.
 

Sau bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, Lê Quỳnh liên tục được mời đóng trong hầu hết những bộ phim có tầm vóc lớn và quan trọng khác của Việt Nam hay do các hãng phim quốc tế thực hiện như Đất Lành, Thiếu Phụ Nam Xương, The Quiet American, A Night Of The Dragon,… Đặc biệt là khi nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh lần đầu tiên đóng phim và đã xuất hiện bên cạnh Lê Quỳnh trong bộ phim nổi tiếng khác của Việt Nam, đó là phim Hồi Chuông Thiên Mụ của đạo diễn Lê Dân, thực hiện trong hai năm 1957-1958, do hãng phim Tân Việt sản xuất, khởi đầu cho sự kết hợp nghệ thuật tốt đẹp giữa hai tên tuổi được yêu thích nhất của nền điện ảnh Việt Nam thời bấy giờ.
Hành trang điện ảnh của ông rất “nặng” qua hàng loạt vai diễn chính trong các bộ phim như: Đất Lành, Hồi Chuông Thiên Mụ, Thiếu Phụ Nam Xương (đạo diễn Jean le Duc), Vụ Án Tình, Ngàn Năm Mây Bay, Đôi Mắt Người Xưa, Tổ Đặc Công 13, Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ, 11 Giờ 30, Chờ Sáng, Mùa Thu Cuối Cùng, Bẫy Ngầm. Lê Quỳnh cũng đã từng cộng tác với những phim quốc tế như The Quiet American (đạo diễn: Joseph L.Mankiewicz, thực hiện năm 1958), A Night Of The Dragon, Transit A Saigon. Đặc biệt với phim Bẫy Ngầm của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Quỳnh đoạt giải nam diễn viên hay nhất trong năm.

Nhận xét về những yếu tố chính giúp diễn viên Lê Quỳnh đạt được thành công trong lãnh vực phim ảnh cũng được diễn viên kỳ cựu Kiều Chinh chia sẻ: "Lê Quỳnh là một người làm việc rất là có lòng, có tình với công việc cũng như với bạn hữu trong khi đóng phim. Trước khi được làm việc với anh Lê Quỳnh trong phim Hồi Chuông Thiên Mụ năm 1957 thì chúng tôi là bạn, thế nên chúng tôi được biết nhau trước khi chúng tôi được đóng phim với nhau, thế nên khi đóng phim thì rất là thoải mái. Lê Quỳnh là một người đẹp trai, một người có tài. Trên sàn quay lúc nào anh cũng là một người làm việc hăng say và vui vẻ với bạn bè. Anh tạo nên không khí rất vui và đầy hứng khởi. Anh là một người vui vẻ, thẳng thắn và rất là thông minh. Sau bộ phim đầu tiên Hồi Chuông Thiên Mụ quay năm 1957, sau đó, mấy năm sau chúng tôi lại quay được phim thứ hai với nhau, đó là phim Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ, cùng có với Đoàn Châu Mậu, với lại Thẩm Thuý Hằng. Rồi sau đó chúng tôi lại quay một phim thứ ba, được làm việc cùng với nhau, đó là phim Chờ Sáng của đạo diễn Thân Trọng Kỳ”.
 
 
Thành công ở vai trò diễn viên, Lê Quỳnh còn thử sức mình với công tác đạo diễn. Ông đã từng làm đạo diễn bộ phim Giã Từ Bóng Tối thực hiện vào năm 1969.

Trước 1975 có thời gian nam diễn viên Lê Quỳnh còn làm Giam đốc Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh Việt Nam (số 11 Thi Sách - quận 1 - Sài Gòn) phụ trách mảng quay phim thời sự. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào những hoạt động hành chánh dân sự và xã hội khác và đã từng ra ứng cử dân biểu quốc hội vào năm 1967.

Năm 1966, Lê Quỳnh đại diện Việt Nam tham dự Đại hội điện ảnh Á Châu tại Seoul (Hàn Quốc) và đã đoạt được hai giải thưởng trong Đại hội này. Năm 1967, Lê Quỳnh cũng tham dự Đại hội điện ảnh quốc tế tại Berlin (Đức), lần này ông được mời làm hội viên danh dự của nghiệp đoàn diễn viên điện ảnh quốc tế.

Định cư tại miền Nam California Hoa Kỳ vào năm 1975, Lê Quỳnh cũng cố gắng để tái tham dự vào những bộ phim của Hoa Kỳ được thực hiện tại Mỹ. Họ cứ nhờ ông đóng những vai của người Á Châu ở nước khác, thí dụ như trong một phim thì họ nhờ ông đóng vai một người chồng Hàn Quốc chẳng hạn, thì ông có tâm sự với bạn bè là thôi, ông sẽ không xuất hiện trong vấn đề phim ảnh cho đến khi mà họ quyết định sử dụng ông trong những vai của người Việt Nam. Ông tuy cũng được mời đóng phim tại Hollywood nhưng có thể vì tuổi đã hơi cao, không còn cơ hội đóng vai chính trong những phim Mỹ nên đành phải đổi nghề. Ông được cơ quan bác ái Công Giáo địa phận Los Angeles, tức Hội USCC, tuyển dụng và ông đã là một trong những người cố vấn về di trú đầu tiên được sự chọn lựa của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng như là của Sở Di Trú để làm về vấn đề di trú, ông làm việc tại đây hơn 13 năm, rồi ông làm chủ một tiệm phở Nụ Cười Sài Gòn được ít lâu thì bị tai biến mạch máu não cách đây khoảng 10 năm trở lại. Trong những năm cuối đời ông đã phải ngồi xe lăn.

Lê Quỳnh chẳng những đóng phim hay mà còn có giọng hát hay. Lê Quỳnh là mẫu người đàn ông rất đàn ông trong phim và ngoài đời. Người vợ đầu của ông là bà Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ danh ca Thái Thanh (em gái cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương) - người được mệnh danh là tiếng hát vượt thời gian của nền tân nhạc Việt Nam, ông kết hôn vào năm 1956. Trong cuộc sống mối tình của Lê Quỳnh và Thái Thanh đã từng một thời là khuôn mẫu của gia đình nghệ sĩ Việt Nam. Họ có với nhau 5 người con: 3 gái, 2 trai; đó là: Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số năm người con kể trên, chỉ có Ý Lan là nổi tiếng hơn cả khi ra hải ngoại trở thành ca sĩ, sau đó mới tới Quỳnh Hương. Cuộc hôn nhân giữa Lê Quỳnh và Thái Thanh mang rất nhiều sóng gió. Lê Quỳnh nổi tiếng đóng phim hay nhưng cũng nổi tiếng bay bướm hào hoa. Thế rồi mối giao cảm giữa Mai Thảo và Thái Thanh gây ra nhiều ngộ nhận cho Lê Quỳnh. Thế rồi cuộc đánh ghen tại phòng trà ca nhạc Bồng Lai bùng nổ. Nhưng lúc đó tướng Nguyễn Cao Kỳ vì mến yêu giọng hát của Thái Thanh nên dùng quyền lực của mình ém nhẹm chuyện đó, không cho báo chí khai thác. Cuộc đổ vỡ trong hôn nhân giữa một diễn viên điện ảnh và một danh ca không sao cứu vãn được. Nhưng Lê Quỳnh vẫn nghĩ đến các con, có van nài khóc lóc xin Thái Thanh bỏ qua vụ đánh ghen vừa rồi, nhưng Thái Thanh cảm thấy mình bị sỉ nhục nên cương quyết ly dị, họ đã chính thức ly dị khi người con gái đầu lòng là nữ ca sĩ Ý Lan mới được 8 tuổi.
 
 
Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một mình đóng trọn vai trò vừa là mẹ vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Bà không thể ngủ mê trên danh vọng để quên mất việc hướng dẫn đàn con trên đường đời. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, bà mong các con bà có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở nên những Con Người có thể viết hoa. Dù các con bà đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ý Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi trẻ còn nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con bước vào nghề ca hát. Bà khuyên răn con cái đừng lấy nghề ca hát làm chính vì dù có ở địa vị số một trong lãnh vực này cũng không tránh khỏi những khó khăn, gian nan để sống còn.
Lê Đại là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: Khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt cấp tính từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới, xương sống cũng bị sụm. Năm 4 tuổi, chú bé được tổ chức Terre Des Hommes mang qua nước Ý chữa trị 3 năm liền và năm 1971, Lê Đại trở về Việt Nam (7 tuổi), bắt đầu học vần quốc ngữ với mẹ và các anh chị tại nhà. Sau 1975, bà Thái Thanh tìm đường đưa được Lê Đại và Quỳnh Hương qua Pháp (1980). Sau đó hai chị em được bố bảo lãnh sang Hoa Kỳ và Lê Đại được học qua điện thoại chương trình dành cho trẻ tật nguyền. Năm 1985, Thái Thanh xuất cảnh sang Mỹ, bà lại bắt đầu tập dợt và trình diễn trên sân khấu khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, bà đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù bà không thích chút nào, nhưng “phải tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học”. Sau hai năm học tại College Golden West Lê Đại đã được vô đại học Long Beach. Sự kiên trì và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đã giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê) tự tin hơn, yêu đời hơn và tốt nghiệp Bachelor tại University of California, Long Beach năm 1996 về bộ môn âm nhạc, thêm nhiều tín chỉ về computer. Ngày nay, Lê Đại đang đi làm Webmaster trong một phân bộ về giáo dục và nghiên cứu của đại học U
CI Long Beach, sống tự túc thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường. Lê Đại đi làm bằng xe buýt, mỗi cuối tuần bà mẹ Thái Thanh đều tới thăm nom, mang thêm vài món ăn Việt Nam bà nấu cho cậu út.

Còn cô bé Thanh Loan sang tới Hoa Kỳ (1985), bắt đầu bị bệnh phiền muộn nặng hơn, Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành bình thường như các anh chị em được, cô đã cố gắng dìu dắt con gái, cùng đi làm những việc thiện nguyện, mong con tìm được niềm vui sống. Nhưng bệnh tình Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng bà vẫn kiên trì phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của mình để giúp đỡ con yêu và một lần nữa Thái Thanh đã thắng được định mệnh: Sau hơn mười năm chữa trị, Thanh Loan ngày nay đang tập trở lại sống bình thường trong xã hội. Cô bé đã có bằng về cắm hoa và rất mong muốn sống tự lập được sau khi đi làm. 
 
 
Lê Quỳnh lập gia đình với người vợ sau và có thêm 4 người con. Người vợ sau của ông là bà Lê Ngọc Trúc, đã chung sống với ông hơn 30 năm nay. Bốn người con bao gồm: Lê Quang Lộc, Lê Quang Nido, Lê Quang Victor, Lê Trúc Natalie. Tóm lại diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh có hai đời vợ và 9 người con gồm 5 trai 4 gái, tất cả đều đã trưởng thành, trong số đó có hai người theo nghiệp cha đi vào con đường phục vụ nghệ thuật, đó là nữ ca sĩ Ý Lan và MC kiêm ca sĩ Quỳnh Hương.
 
Lê Quỳnh có người anh trai là giáo sư Lê Xuân Khoa, các em ruột gồm có: Lê Đại Toàn, Lê Đại Tường, Lê Đại Quang, Lê Kim Hoàng.

Diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh qua đời vào lúc 12 giờ 40 sáng thứ bảy mùng 05/01/2008 (nhằm ngày 27/11 năm Đinh Hợi), tại một bệnh viện của thành phố Santa Ana ở vùng Orange County, tiểu bang California, hưởng thọ 74 tuổi và được hỏa táng ngày 16/01/2008.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Bài viết của Akino (c) www.yXine.com 2008

Kim Liên sưu tầm

mercredi 13 août 2014

MỚI HÔM QUA THÔI



MỚI HÔM QUA THÔI


• Chủ Nhật, Tháng Tám 10th, 2014
MỚI HÔM QUA THÔI

Nhạc: Vĩnh Điện             Thơ: Đỗ Hồng Ngọc

Ghi chú: Năm 1993, tháng 12, mùa tuyết trắng xóa ở Canada, tôi có dịp đến thăm một Nursing home ở Montreal, bên cạnh dòng sông Saint Lawrence. Canada là nơi có chế độ chăm sóc người già rất tốt, có thể nói nhất thế giới, thế nhưng lòng tôi nặng trĩu khi nhìn thấy những kiếp người, mà ngoài kia Như-lai vẫn “như như bất động”… vẫn tuyết rơi trắng xóa, vẫn dòng dòng mênh mông…
Tôi viết mấy câu – thực ra, chỉ là một “ghi chép lang thang” những điều mắt thấy tai nghe giữa lạnh lùng băng giá hôm đó bên dòng sông tuyết trắng… “Trong một nhà giữ lão ở Montreal”.
Hai mươi năm sau, nhạc sĩ Vĩnh Điện gởi về tôi bài hát, phổ từ “Trong một nhà giữ lão ở Montreal” và đề nghị đổi tựa là “Mới hôm qua thôi”. Tôi nghe. Sửng sờ. Mới hôm qua thôi. Mới hôm qua thôi! Với giọng hát thiết tha của Vũ Hoành, với những hình ảnh minh họa đầy sống động của clip nhạc, tôi băn khoăn không biết có nên post lên đây để sẻ chia cùng bè bạn không, vì có người bảo thôi đi, buồn quá, có người bảo rất nên để tự nhắc nhở mình, thấy ra sự thật phủ phàng… . Vậy, bạn cứ tùy… hỷ nhé! Thân mến,
(ĐHN).
Trong một nhà giữ lão ở Montreal
Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Có người
Trên chiếc xe lăn
Chạy vòng vòng
Có người
Trên chiếc xe lăn
Bất động
Họ ngồi đó
Hói đầu
Bạc trắng
Móm sọm
Nhăn nheo
Mới hôm qua thôi
Nào vương
Nào tướng
Nào tài tử
Nào giai nhân
Ngựa xe
Võng lọng
Mới hôm qua thôi
Nào lọc lừa
Nào thủ đoạn
Khoác lác
Huênh hoang
Mới hôm qua thôi
Nào galant
Nào qúy phái
Nói nói
Cười cười
Ghen tuông
Hờn giận
Họ ngồi đó
Không nói năng
Không nghe ngóng
Gục đầu
Ngửa cổ
Móm sọm
Nhăn nheo
Ngoài kia
Tuyết bay
Trắng xóa
Ngoài kia
Dòng sông
Mênh mông
Mênh mông…
Đỗ Hồng Ngọc
(Montréal, 1993).
 
Mời bạn nghe bài hát:
Moi_Hom_Qua_Thoi

Hồng Phúc chuyển

Bài thơ ghi vội buồn thật anh Ngọc ơi! Buồn quá nhưng chắc không ai thoát khỏi cảnh buồn đó được. Những ông già bà lão ngồi xe lăn còn có phước, ở VN mình có người không có được chiếc xe oan nghiệt đó. Cuộc đời vốn dĩ nó như vậy, giống như một vở tuồng có hỉ nộ ái ố và có nhân có quả, vậy mà hình như người ta không sợ hãi cứ mải mê danh lợi, cứ gây lắm hận thù… Nhưng ngày mai mặt trời vẫn mọc và nắng ấm vẫn chan hòa. Mọi việc đời VẪN CỨ NHƯ HÔM QUA thôi! Nghe Vĩnh Diện phổ nhạc và giọng thiết tha của Vũ Hoành càng thấy ý nghĩa hơn và buồn hơn cho kiếp con người.

vendredi 8 août 2014

Gothenburg (Thụy điển 2014)

 Đến cảng Gothenburg rồi


) /jœte'bɔrj/) là thành phố lớn thứ nhì ở Thụy Điển, sau thủ đô Stockholm, là thành phố lớn thứ 5 trong các quốc gia Nord. Thành phố toạ lạc ở bờ biển tây nam Thuỵ Điển, dân số nội thành năm 2005 là 510.491, tổng dân số ở vùng đô thị là 906.691 người.[1]
Thành phố này được vua Gustavus Adolphus của Thụy Điển lập năm 1621. Thành phố nằm bên biển, tại cửa sông Göta Älv - một con sông chảy qua thành phố này, là hải cảng lớn nhất của các nước Bắc Âu.[3] Thành phố này có nhiều sinh viên do ở đây có Đại học Göteborg (đại học lớn nhất vùng Scandinavia) và Đại học Công nghệ Chalmers. Göteborg có Sân bay thành phố Göteborg.


 Welcome to Gothenburg




















 




Có hoa tulip đen thật đặc biệt
























 Shopping Center




Đến giờ rời bến rồi  Au revoir!

*********************************************************************************

Gothenburg

From Wikipedia, the free encyclopedia
For other uses, see Gothenburg (disambiguation).
Gothenburg, Sweden
Göteborg
From left to right: View over Gothenburg and the Göta älv, Götaplatsen, Svenska Mässan, Gothenburg heritage tram, Elfsborg Fortress, Ullevi.
From left to right: View over Gothenburg and the Göta älv, Götaplatsen, Svenska Mässan, Gothenburg heritage tram, Elfsborg Fortress, Ullevi.
Nickname(s): Little London
Little Amsterdam,
Gothenburg, Sweden is located in Sweden
Gothenburg, Sweden
Gothenburg, Sweden
Coordinates: 57°42′N 11°58′ECoordinates: 57°42′N 11°58′E
Country Sweden
Province Västergötland and Bohuslän
County Västra Götaland County
Municipality Gothenburg Municipality,
Härryda Municipality,
Partille Municipality and
Mölndal Municipality
Charter 1621
Area[1]
 • City 447.76 km2 (172.88 sq mi)
 • Water 14.5 km2 (5.6 sq mi)  3.2%
 • Urban 203.67 km2 (78.64 sq mi)
 • Metro 3,694.86 km2 (1,426.59 sq mi)
Elevation 12 m (39 ft)
Population (2013 (urban: 2010))[1][2]
 • City 533,260
 • Density 1,200/km2 (3,100/sq mi)
 • Urban 549,839
 • Urban density 2,700/km2 (7,000/sq mi)
 • Metro 956,118
 • Metro density 260/km2 (670/sq mi)
Demonym Gothenburger (Göteborgare)
Time zone CET (UTC+1)
 • Summer (DST) CEST (UTC+2)
Postal code 40xxx - 41xxx - 421xx - 427xx
Area code(s) (+46) 31
Website www.goteborg.se
Gothenburg (Swedish: Göteborg, pronounced [jœtəˈbɔrj] ( )) is the second largest city in Sweden and the fifth largest in the Nordic countries. Situated by the Kattegat, on the west coast of Sweden, the city proper has a population of 533,260, with 549,839 in the urban area and 956,118 inhabitants in the metropolitan area.[1] Gothenburg is classified as a global city by GaWC, with a ranking of Gamma−.[3] The city was ranked as the 12th most inventive city in the world by Forbes, and third in Sweden after Malmö and Stockholm.[4]
Gothenburg was founded by royal charter in 1621 by King Gustavus Adolphus. At the mouth of the Göta älv, the Port of Gothenburg is the largest port in the Nordic countries.[5]
Gothenburg is home to many students, as the city includes both the University of Gothenburg and Chalmers University of Technology. Volvo was founded in Gothenburg in 1927.[6] The city is a major centre in Sweden for sports and home to the IFK Göteborg, BK Häcken, GAIS and Örgryte IS association football teams as well as the Frölunda HC ice hockey team.
Gothenburg is served by Göteborg Landvetter Airport, located 30 km (18.64 mi) southeast of the city centre, and by Göteborg City Airport, located 15 km (9.32 mi) from the city centre.
The city is known for hosting some of the largest annual events in Scandinavia. The Göteborg International Film Festival, held in January since 1979, is the leading film festival in Scandinavia with over 155,000 visitors annually.[7] During the summer a broad variety of music festivals take place, such as Way Out West and Metaltown. Gothia Cup, held every year in Gothenburg, is in regards to the number of participants the world's largest football tournament: in 2011, a total of 35,200 players from 1567 teams and 72 nations participated.

Name

The city was named after the Geats (Swedish: Götar varied: Geatas, Gautar, Goths, Gotar, Gøtar, Götar), the inhabitants of Gothia, now southern Sweden—i.e., "Geat Castle".[8] The river on which the city sits is the Göta älv or Gothia River. Göta borg "Gothia Fortress" is the fort on the Göta River, built to protect the port.
In Dutch, Scots, and English, all being languages with a long history of being spoken in this trade and maritime-oriented city, the name Gothenburg is used for the city. The French form of the city name is Gothembourg but in the French texts, the Swedish name Göteborg is more frequent. Gottenburg can also be seen in some older English texts. These traditional forms are now sometimes replaced with the use of the Swedish Göteborg, for example by the Göteborgsoperan and the Göteborg Ballet. However, Göteborgs universitet, previously designated as Göteborg University in English, changed to the University of Gothenburg in 2008.[9] The municipality of Gothenburg has also reverted to the use of the English name in international contexts.[10] Other old variations in Swedish are Götheborgh, and the more common, Götheborg. One English text written in the late 15th century states the name as "Guthaeborg".[citation needed].

History

Further information: History of Gothenburg

Gothenburg c. 1700 from Suecia Antiqua et Hodierna
In the early modern period, the configuration of Sweden's borders made Gothenburg strategically critical as the only Swedish gateway to the North Sea and Atlantic, lying on the west coast in a very narrow strip of Swedish territory between Danish Halland to the south and Norwegian Bohuslen to the north. After several failed attempts, Gothenburg was successfully founded in 1621 by King Gustavus Adolphus (Gustaf II Adolf).
The site of the first church built in Gothenburg, subsequently destroyed by Danish invaders, is marked by a stone near the north end of the Älvsborg Bridge in Färjenäs park. The church was built in 1603 and destroyed in 1611. The city was heavily influenced by the Dutch, Germans and Scots, and Dutch planners and engineers were contracted to construct the city as they had the skills needed to drain and build in the marshy areas chosen for the city. The town was designed like Dutch cities such as Amsterdam, Batavia (Jakarta) and New Amsterdam (Manhattan Island). The plan of the streets and canals of Gothenburg closely resembles that of Jakarta, which was built by the Dutch around the same time.[11] The Dutchmen initially won political power and it was not until 1652, when the last Dutch politician in the city's council died, that Swedes acquired political power over Gothenburg.[12] During the Dutch period the town followed Dutch town laws and there were propositions to make Dutch the official language in the town. Heavy city walls were built during the 17th century. These city walls were torn down after about 1810, because the development of cannons made such walls less valuable as a defence.[citation needed]
Along with the Dutch, the town also was heavily influenced by Scots who came to settle in Gothenburg. Many became people of high profile. William Chalmers was the son of a Scottish immigrant and donated his fortunes to set up what later became Chalmers University of Technology. In 1841 the Scotsman Alexander Keiller founded the Götaverken shipbuilding company that still exists today. His son James Keiller donated Keiller Park to the city in 1906.
The Gothenburg coat of arms was based on the lion of the coat of arms of Sweden, symbolically holding a shield with the national emblem, the Three Crowns, to defend against its enemies.

Swedes emigrating to the Americas from Gothenburg
In the Treaty of Roskilde (1658) Denmark-Norway ceded the then Danish province Halland, to the south, and the Norwegian province of Bohus County or Bohuslän to the north, leaving Gothenburg in a less exposed position. Gothenburg was able to grow into an important port and trade centre on the west coast thanks to the fact that it was the only city on the west coast that was granted, together with Marstrand, the rights to trade with merchants from other countries.[12]

1888 map of Gothenburg
In the 18th century, fishing was the most important industry. However, in 1731 the Swedish East India Company was founded, and the city flourished due to its foreign trade with highly profitable commercial expeditions to China.
The harbour developed into Sweden's main harbour for trade towards the west, and with Swedish emigration to the United States increasing, Gothenburg became Sweden's main point of departure. The impact of Gothenburg as a main port of embarkation for Swedish emigrants is reflected by Gothenburg, Nebraska, a small Swedish settlement in the United States.[13]
With the 19th century, Gothenburg evolved into a modern industrial city that continued on into the 20th century. The population increased tenfold in the century, from 13,000 (1800) to 130,000 (1900). In the 20th century, major companies that developed included SKF (est. 1907) and Volvo (est. 1926).

View over Gustav Adolfs torg, square named after Gustavus Adolphus, the founding father of Gothenburg.

Geography


Gothenburg viewed from space
Gothenburg is located on the west coast, in Southwestern Sweden, approximately half way between the capitals Copenhagen, Denmark, and Oslo, Norway. The location at the mouth of the river Göta älv, which feeds into Kattegatt, an arm of the North Sea, has helped the city grow in significance as a trading city. The archipelago of Gothenburg consists of rough, barren rocks and cliffs, which also is typical for the coast of Bohuslän. Due to the Gulf Stream the city has a mild climate and quite a lot of rain.
The Gothenburg Metropolitan Area (Stor-Göteborg) has 816,931 inhabitants and extends to the municipalities of Ale, Härryda, Kungälv, Lerum, Mölndal, Partille, Stenungsund, Tjörn, Öckerö in Västra Götaland County, and Kungsbacka in Halland County.

View from Älvsborg Bridge
Angered, a suburb outside Gothenburg, consists of Hjällbo, Rannebergen, Hammarkullen, Gårdsten and Lövgärdet. It is a Million Programme part of Gothenburg, like Rosengård in Malmö and Botkyrka in Stockholm. Angered has 40,000 inhabitants in total. It lies north from Gothenburg and is isolated from the rest of the city. Bergsjön is another Million Programme suburb north of Gothenburg, Bergsjön has 14,000 inhabitants. Biskopsgården is the biggest multicultural suburb on the island Hisingen, which is a part of Gothenburg separated by the river.
A panorama of central Gothenburg taken from Keillers park, facing south. From left to right: Göta älvbron, Skanskaskrapan, Barken Viking, Göteborgsoperan in front of Göteborgshjulet, Skansen Kronan, Oscar Fredrik Church, Masthugget Church, and Älvsborg Bridge

Climate

Gothenburg has an oceanic climate according to Köppen climate classification. Despite its northern latitude, temperatures are quite mild throughout the year and much warmer than places in similar latitude, or even somewhat further south, mainly because of the moderating influence of the warm Gulf Stream.[citation needed] During the summer, daylight extends 18 hours and 5 minutes, but lasts 6 hours and 32 minutes in late December.
Summers are warm and pleasant with average high temperatures of 19 to 20 °C (66 to 68 °F) and lows of 10 to 12 °C (50 to 54 °F), but temperatures of 25–30 °C (77–86 °F) occur on many days during the summer. Winters are cold and windy with temperatures of around −5 to 3 °C (23 to 37 °F), even though it rarely drops below −15 °C (5 °F). Precipitation is regular but generally moderate throughout the year. Snow mainly occurs from December to March, but is not unusual in November and April and can sometimes occur even in October and May.
Typical temperatures and precipitation for each month:[14]
[hide]Climate data for Gothenburg
Month Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Year
Record high °C (°F) 10
(50)
10
(50)
19
(66)
28
(82)
30
(86)
34
(93)
34
(93)
34
(93)
29
(84)
21
(70)
13
(55)
10
(50)
34
(93)
Average high °C (°F) 1
(34)
1
(34)
5
(41)
9
(48)
16
(61)
19
(66)
20
(68)
20
(68)
16
(61)
11
(52)
6
(43)
3
(37)
10.5
(50.9)
Daily mean °C (°F) −1.5
(29.3)
−2.0
(28.4)
1.5
(34.7)
5.0
(41)
11.0
(51.8)
14.5
(58.1)
16.0
(60.8)
16.0
(60.8)
12.0
(53.6)
8.5
(47.3)
3.5
(38.3)
0.0
(32)
7.04
(44.68)
Average low °C (°F) −4
(25)
−5
(23)
−2
(28)
1
(34)
6
(43)
10
(50)
12
(54)
12
(54)
8
(46)
6
(43)
1
(34)
−3
(27)
3.4
(38.1)
Record low °C (°F) −26
(−15)
−26
(−15)
−19
(−2)
−10
(14)
−4
(25)
1
(34)
6
(43)
2
(36)
−3
(27)
−7
(19)
−16
(3)
−22
(−8)
−26
(−15)
Precipitation mm (inches) 62
(2.44)
41
(1.61)
50
(1.97)
42
(1.65)
51
(2.01)
61
(2.4)
68
(2.68)
77
(3.03)
81
(3.19)
84
(3.31)
84
(3.31)
75
(2.95)
776
(30.55)
Avg. precipitation days 15 12 10 12 10 12 14 14 16 15 16 17 163
Mean monthly sunshine hours 40 71 126 182 241 266 243 220 143 94 58 38 1,722
Source: climatedata[15]

Parks and nature

Gothenburg has several parks and nature reserves ranging in size from tens of metres to hundreds of hectares. There are also many green areas which are not designated parks or reserves.
Selection of parks:
  • Kungsparken. 13 hectares, built between 1839–1861. Surrounds the canal that circles the city centre.
  • Trädgårdsföreningen. A park and horticultural garden, it is located next to Kungsportsavenyn. Founded in 1842 by the Swedish king Carl XIV Johan and on initiative of the amateur botanist Henric Elof von Normann. In the park there is an acclaimed rose garden with some 4,000 roses of 1,900 species.
  • Slottsskogen. 137 hectares, Created in 1874 by August Kobb. Has a free "open" zoo that includes Harbor seals, penguins, horses, pigs, deer, moose, goats and many birds. Hosts the Way Out West Festival.
  • Änggårdsbergens Naturreservat. 220 hectares. Bought in 1840 by Arvid Gren, a pharmacist, in 1963 donated to the city by Sven and Carl Gren Broberg who stated the area must remain a nature and bird reserve. Lies partly in Mölndal.
  • Delsjöområdets Naturreservat. Approx. 760 hectares. In use since 17th century as a farming area, a lot of forest management was carried out in the late 19th century. Skatås gym & motionscentrum is situated here.
  • Rya Skogs Naturreservat. 17 hectares, in 1928 became a protected area. Contains remnants of a defensive wall built in the mid to late 17th century.
  • Keillers Park. James Keiller donated the park in 1906. He was the son of Scottish Alexander Keiller who founded Götaverken, a shipbuilding company.
  • S.A. Hedlunds Park. Sven Adolf Hedlund, newspaper publisher and politician bought the 15 hectare Bjurslätt farm in 1857, in 1928 it was given to the city.
  • Hisingsparken. Gothenburg's biggest park.
  • Flunsåsparken. Built in 1950. Has many free activities during the summer such as concerts and theatre. See links.
  • Gothenburg Botanical Garden. 175 hectares. Opened in 1923. Won an award in 2003 and in 2006 was 3rd in "The most beautiful garden in Europe" competition. Around 16,000 species of plant and tree. The greenhouses contain around 4500 species including 1600 orchids.

Culture


The Poseidon Statue at Götaplatsen remains a well-known cultural symbol and landmark.

The Haga district in Gothenburg, made almost entirely out of wood
The sea, trade and industrial history of the city is evident in the cultural life of Gothenburg. The greatest attraction in the city is the amusement park Liseberg (see Points of interest). Another fact related to the industrial heritage of the city is that many of the cultural institutions, as well as hospitals and the university, were created thanks to donations from rich merchants and industrialists, for example the Röhsska Museum.
The Universeum is a public science centre that opened in 2001, the largest of such a kind in Scandinavia. It is divided into six sections, each containing experiment workshops and a collection of reptiles, fish and insects. The Universeum occasionally gives Swedish secondary school students a chance to debate with Nobel prize-winners and professors.
There are many free theatre ensembles in the city, besides institutions like Gothenburg City Theatre, Backa Theatre (youth theatre), and Folkteatern. On 29 December 2004, the Museum of World Culture was opened in Gothenburg, located near Korsvägen.
The Göteborg International Film Festival, held each year, is the largest film festival in Scandinavia.[16] Similarly, the Gothenburg Book Fair, held every year in September, is the largest such event in Scandinavia.
The International Science Festival in Gothenburg is an annual festival since April 1997 in central Gothenburg with thought provoking science activities for the public. The festival is visited by about 100,000 people each year.[17] This makes it the largest popular science event in Sweden[18] and one of the largest popular science events in Europe.[19]
Citing the Financial Crisis the International Federation of Library Associations and Institutions has announced that Gothenburg will host the 2010 World Library and Information Congress,[20] previously to be held in Brisbane, Australia.

Architecture


Many buildings in the old part of the city were built along canals
There are very few houses left from the 17th century when the city was founded, since all but the military and royal houses were built of wood.[21] A rare exception is Skansen Kronan.
The first major architecturally interesting period is the 18th century when the East India Company made Gothenburg an important trade city. Imposing stone houses with a Classical look were erected around the canals. One example from this period is the East India House, which today houses Gothenburg’s City Museum.[citation needed]
In the 19th century, the wealthy bourgeoisie began to move outside the city walls which had protected the city when the Union of Denmark and Norway was still a threat.[citation needed] The style now was an eclectic, academic, somewhat over decorated style which the middle-class favoured. The working class lived in the overcrowded city district Haga in wooden houses.
In the 19th century the first important town plan after the founding of city was created, which led to the construction of the main street, Kungsportsavenyn. The perhaps most significant type of houses of the city, Landshövdingehusen, were built in the end of the 19th century; three storey-houses with the first floor in stone and the other two in wood.
The early 20th century, characterized by the National Romantic style, was rich in architectural achievements.[citation needed] Masthugget Church stands out as one of the architectural monuments of this period. In the early 1920s, on the city's 300th anniversary, the Götaplatsen square with its Neoclassical look was built.
After this the predominant style in Gothenburg and rest of Sweden was Functionalism which especially dominated the suburbs like Västra Frölunda and Bergsjön. The prominent Swedish functionalist architect Uno Åhrén served as the city planner here from 1932 through 1943. In the 1950s, the big stadium Ullevi was erected when Sweden hosted the 1958 FIFA World Cup.
The modern architecture of the city is being formed by such architects as Gert Wingårdh who started as a Post-Modernist in the 1980s.[citation needed]
A further remarkable construction is Brudaremossen TV Tower, one of the few partially guyed towers in the world.

Characteristic buildings

The Gothenburg Central Station is in the heart of the city, just next to Nordstan and Drottningtorget. The building has been renovated and expanded numerous times since the grand opening in October 1858. In 2003 a major reconstruction was finished which brought the 19th-century building into the 21st century expanding the capacity for trains, travellers and shopping. Not far from the central station is Skanskaskrapan, or more common known as "The Lipstick". It is 86 meters high with 22 floors and coloured in red-white stripes. The skyscraper was designed by Ralph Erskine and built by Skanska in the late 1980s as the headquarters for the company.
By the shore of Göta älv is the Gothenburg Opera. It was completed in 1994. The architect Jan Izikowitz was inspired by the landscape and described his vision as "Something that makes your mind float over the squiggling landscape like the wings of a seagull."
Feskekôrka, or Fiskhallen,[22] is a fishmarket by the Rosenlundskanalen in the heart of Gothenburg. Feskekôrkan was opened on 1 November 1874 and the name comes from being compared with a church.
The Gothenburg Law Court is in the Beaux-Arts.
The Gothenburg Synagogue at Stora Nygatan, near Drottningtorget, was built in 1855 according to the designs of the German architect August Krüger.

Music

Further information: List of bands from Gothenburg
Gothenburg has a diverse music community—the Gothenburg Symphony Orchestra is the best known when it comes to classical music. Gothenburg also was the birthplace of the Swedish composer Kurt Atterberg. Bands like The Soundtrack of Our Lives and Ace of Base are well known pop representatives of the city. There is also an active indie scene. For example, the musician Jens Lekman was born in the suburb of Angered and named his 2007 release Night Falls Over Kortedala after another suburb (Kortedala). Other internationally acclaimed indie artists include the electro pop duos Studio, The Knife, Air France, The Tough Alliance, songwriter José González and pop singer El Perro Del Mar as well as genre bending quartet Little Dragon fronted by vocalist Yukimi Nagano. Another son of the city is one of Sweden's most popular singers, Håkan Hellström, who often includes many places from the city in his songs. The glam rock group Supergroupies derives from Gothenburg.

Entrance to the Way Out West Festival
Gothenburg's own commercially successful At the Gates, In Flames, and Dark Tranquillity are credited with pioneering melodic death metal, but in fact bands such as Eucharist (band) from the Gothenburg suburb Veddige, and Ceremonial Oath came first. Other well known bands of the Gothenburg scene are thrash metal band The Haunted, progressive power metal band Evergrey and power metal bands HammerFall and Dream Evil.
There are many music festivals that take place in the city every year. The Metaltown Festival is a two-day festival featuring heavy metal music bands, held in Gothenburg. It has been arranged annually since 2004, taking place at the Frihamnen venue. The previous festival in June 2012, included bands such as In Flames, Marilyn Manson, Slayer, Lamb of God, and Mastodon. Another popular festival, Way Out West, focuses more on rock, electronic and hip-hop genres.
The 3D-animated anthropomorphic blue frog known as Crazy Frog originally hails from Gothenburg as well. The eurodance act marketed to kids gained some brief success on several international music charts in the mid-noughties.

Food and drink

The city has a number of star chefs – over the past decade, seven of the Swedish Chef of the Year Awards have been won by Gothenburgers.[23] A popular place to buy fish ingredients is the Feskekôrka ("Fish Church"); an indoor fish market which got its name from the building's resemblance to a Gothic church. Five Gothenburg restaurants have a star in the 2008 Michelin Guide: 28 +, Basement, Fond, Kock & Vin, Fiskekrogen and Sjömagasinet.[24]
The Gustavus Adolphus pastry, eaten every 6 November in Sweden, Gustavus Adolphus Day, is especially connected to and appreciated in Gothenburg because the city was founded by King Gustavus Adolphus.

Sports


Ullevi Stadium, the second largest outdoor sports arena in Scandinavia

With around 20,000 sailboats and yachts scattered about the city, sailing is a popular sports activity in the region, particularly because of the nearby Gothenburg Archipelago.
As in all of Sweden, a variety of sports are followed, including but not limited to football, ice hockey, basketball, team handball, baseball, and figure skating. There is a varied amateur and professional sports clubs scene.
Gothenburg is the birthplace of football in Sweden as the first football match in Sweden was played there in 1892. The city's three major football clubs, IFK Göteborg, Örgryte IS and GAIS share a total of 34 Swedish Championships between them. IFK has also won the UEFA Cup twice. Other notable clubs include BK Häcken (football), Pixbo Wallenstam IBK (floorball), multiple national team handball champion Redbergslids IK, and three time national ice hockey champion Frölunda HC, Gothenburg has also a professional basketball team Gothia Basket. The bandy department of GAIS, GAIS Bandy, played the first season in the highest division Elitserien last season. The group stage match between the main rivals Sweden and Russia in the Bandy World Championship for men 2013 was played at Arena Heden in central Gothenburg.[25]
The city's most notable sports venues are Scandinavium (ice hockey), and Ullevi (multisport) and the new-built Gamla Ullevi[26] (football).
The 2003 World Allround Speed Skating Championships were held in Rudhallen, Sweden's only indoor speed skating arena. It's a part of Ruddalens IP, which also has a bandy field and several football fields.
The one and only Swedish heavyweight champion of the world in boxing, Ingemar Johansson, who took the title from Floyd Paterson in 1959, was from Gothenburg.
Gothenburg has hosted a number of international sporting events including the 1958 FIFA World Cup, the 1983 European Cup Winners' Cup Final, an NFL preseason game on 14 August 1988 between the Chicago Bears and the Minnesota Vikings, the 1992 European Football Championship, the 1993 and the 2002 World Men's Handball Championship, the 1995 World Championships in Athletics, the 1997 World Championships in Swimming (Short track), the 2002 Ice Hockey World Championships, the 2004 UEFA Cup final, the 2006 European Championships in Athletics, and the 2008 World Figure Skating Championships. Annual events held in the city are the Gothia Cup and the Göteborgsvarvet.
Gothenburg hosted the XIII FINA World Masters Championships 2010.[27] Diving, swimming, synchronized swimming and open water competitions took place from 28 July to 7 August. The water polo events were played on the neighboring city of Borås.
Gothenburg is also home to the Gothenburg Sharks, a professional baseball team in the Elitserien (highest) Division of baseball in Sweden.
In June 2015, the Volvo Ocean Race, professional sailing's leading crewed offshore race, will conclude in Gothenburg.

Economy


Fireworks at the opening ceremony of Gothia Cup.
Due to the Gothenburg's advantageous location in the centre of Scandinavia, trade and shipping have always played a major role in the city's economic history, and they continue to do so. Gothenburg port has come to be the largest harbour in Scandinavia.[5]
Apart from trade, the second pillar of Gothenburg has traditionally been manufacturing, and industry which significantly contributes to the city's wealth. Major companies operating plants in the area include SKF, Volvo, and Ericsson. Volvo Cars is the largest employer in Gothenburg, not including jobs in supply companies. The blue collar industries which have dominated the city for long are still important factors in the city's economy, but they are being gradually replaced by high tech industries.
Banking and finance are also important trades as well as the event and tourist industry.[5]
Gothenburg is the terminus of the Valdemar-Göteborg gas pipeline, which brings natural gas from the North Sea fields to Sweden, through Denmark.[28]
Historically, Gothenburg was home base of the 18th century Swedish East India Company and were from the founding of the city until the late 1970s a world-leading city in ship building with shipyards as Eriksbergs Mekaniska Verkstads AB, Götaverken, Arendalsvarvet and Lindholmens varv.

Government

Demographics

Gothenburg has an ethnic Swedish population of approximately 78%.[29] Like most Swedish metropolitan areas the city has a sizeable immigrant population.[30] According to Statistics Sweden in 2005, there are 108,480 immigrants resident in Gothenburg,[31] which is about 22% of the population, out of which 10% are from Iran, 9% from Iraq and 7% from Finland.[29]

Education

Gothenburg has two universities, both of which started off as colleges founded by private donations in the 19th century. The University of Gothenburg has approximately 25,000 students and is one of the largest universities in Scandinavia[32] and one of the most versatile in Sweden. Chalmers University of Technology is a well-known university located in Johanneberg 2 km (1 mi) south of the inner city, lately also established at Lindholmen in Norra Älvstranden, Hisingen.[33]
There are also four folk high schools (Arbetarrörelsens Folkhögskola i Göteborg, Folkhögskolan i Angered, Göteborgs Folkhögskola, and Kvinnofolkhögskolan).
Gothenburg has some 25–30 high schools. Three of the more notable schools are Sigrid Rudebecks gymnasium, Hvitfeldtska gymnasiet and Göteborgs Högre Samskola. There are also some high-schools connected to big Swedish companies. One is SKF Technical high-school (belonging to SKF) and Gothenburg's technical high-school (belonging to Volvo). There is an International school with campuses in Guldheden and central Gothenburg called the International School of the Gothenburg Region.

Points of interest


Liseberg, the largest amusement park in Scandinavia, chosen as one of the top ten amusement parks in the world (2005) by Forbes.[34]

Swedish Exhibition & Congress Centre, Scandinavia's biggest assembly.
Gothenburg is a popular destination for tourists on the Swedish west-coast, and offers a number of cultural and architectural highlights.
The main boulevard is called Kungsportsavenyn (commonly known as Avenyn, "The Avenue"). It is about one kilometre (0.62 miles) long and starts at Götaplatsen — which is the location of the Gothenburg Museum of Art, the city's theatre, the city library as well as the concert hall— and stretches out all the way to Kungsportsplatsen in the old city centre of Gothenburg, crossing a canal and a small park. The Avenyn was created in the 1860s and 1870s as a result of an international architecture contest, and is the product of a period of extensive town planning and re-modelling.[35] Avenyn has Gothenburg's highest concentration of pubs and clubs.
Gustaf Adolf Square is a located in central Gothenburg. Interesting buildings on the square include Gothenburg City Hall (formerly the stock exchange, opened in 1849) and the Nordic Classicism law court. The main canal of Gothenburg also flanks the square.
Scandinavia's largest shopping centre, Nordstan, is located in central Gothenburg. Gothenburg's Haga district is known for its picturesque wooden houses and its cafés.
The Gothenburg Opera house was inaugurated in 1994, and is an architectural landmark situated right next to the Göta älv river. Museums include the Gothenburg Museum of Art, Göteborgs Konsthall, Röhss Museum, and several museums of sea and navigation history, natural history, the sciences, and East India. The Museum of World Culture[36] was inaugurated in 2004. Aeroseum, close to the Göteborg City Airport, is a unique aircraft museum in a former military under ground Air Force base.
The Gothenburg Botanical Garden[37] is considered to be one of the most important botanical gardens in Europe with three stars in the French Guide Rouge. Next to the botanical garden is Gothenburg's largest park, Slottsskogen, where the Natural History Museum (Naturhistoriska Museet) is located. The park is also home to the city's oldest observatory and a zoo.
The amusement park Liseberg is located in the central part of the city. Liseberg is Scandinavia's largest amusement park by number of rides,[38] and the most popular attraction in Sweden by number of visitors per year (more than 3 million). Located near Liseberg is a science discovery centre named Universeum.
One of Gothenburg's most popular natural tourist attractions is the Southern Gothenburg Archipelago, which is a set of several picturesque islands that can be reached by ferry boats mainly operating from Saltholmen. Within the archipelago Älvsborg Fortress, Vinga and Styrsö islands are popular places to visit.
The Gunnebo House is a country house located to the south of Gothenburg, in Mölndal. It was built in a neoclassical architecture towards the end of the 18th century.
Created in the early 1900s was the Vasa Church. It is located in Vasastan and is built of granite in a Neo-Romanesque style.
The Volvo museum has exhibits of the history of Volvo and the development from 1927 until today. Products shown range from cars, trucks, marine engines, buses, etc.

Transport

Map showing the locations of airports around Gothenburg

Air

There are two international airports around Gothenburg:
  • Göteborg Landvetter Airport (IATA: GOTICAO: ESGG) is located 20 km (12 mi) east of Gothenburg, and is the largest international airport serving the Gothenburg region in Sweden. With 4.9 million passengers in 2011 it is Sweden's second-largest airport. It is operated by the Swedish Civil Aviation Administration (Luftfartsverket). It has connections with about 40 scheduled destinations.
  • Göteborg City Airport (IATA: GSEICAO: ESGP) is located 10 km (6 mi) northwest of the city centre. It was formerly known as Säve Flygplats, and today it is Gothenburg's second international airport and Sweden's 7th largest airport.[39] It is located within the borders of Gothenburg Municipality. In addition to commercial airlines, the airport is also operated by a number of rescue services, including the Swedish Coast Guard, and is used for other general aviation. Most civil air traffic to Göteborg City Airport is via low-cost airlines such as Ryanair and Wizzair. It has connections with 23 scheduled destinations.

Sea


Gothenburg harbour seen from the Älvsborg bridge. Seen to the left is the ship HSS Stena Carisma and to the right MS Stena Scandinavica.
The Swedish company Stena Line operates between Gothenburg/Frederikshavn in Denmark and Gothenburg/Kiel in Germany.
The "England ferry" (Englandsfärjan) to Newcastle over Kristiansand (run by the Danish company DFDS Seaways) ceased at the end of October 2006,[40] after being a Gothenburg institution since the 19th century. DFDS Seaways' sister company, DFDS Tor Line, continues to run scheduled freight ships between Gothenburg and several English ports, and these have limited capacity for passengers and their private vehicles. There are also freight ships to North America and East Asia.

Rail and intercity bus

Other major transportation hubs are Centralstationen (Gothenburg Central Station) and the Nils Ericson Terminal with trains and buses to various destinations in Sweden, as well as connections to Oslo and Copenhagen (via Malmö).

Freight

Gothenburg is an intermodal logistics hub and Gothenburg harbour has access to Sweden and Norway via rail and trucks. Gothenburg harbour is the largest port in Scandinavia with a cargo turnover of 36.9 million tonnes per year in 2004.[41]

Public transport


Gothenburg's popular tram system covers most of the city which makes it the most extensive in Scandinavia.
With over 80 km (50 mi) of double track the Gothenburg tram is the largest tram/light rail network in Scandinavia. The bus network, however, is almost as important. There are also some boat and ferry services. The lack of a subway is due to the soft ground on which Gothenburg is situated. Tunneling is very expensive in such conditions. There is also a commuter rail in Gothenburg servicing some nearby cities and towns.

Notable people

International relations

The Gothenburg Award is the city’s international prize that recognises and supports work to achieve sustainable development – in the Gothenburg region and from a global perspective. The award, which is one million Swedish crowns, is administrated and funded by a coalition of the City of Gothenburg and twelve companies.[42] Past winners of the award have included Kofi Annan, Al Gore, and Michael Biddle.[43]