Affichage des articles dont le libellé est Giải nghĩa được tình yêu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giải nghĩa được tình yêu. Afficher tous les articles

mercredi 10 octobre 2018

Giải nghĩa được tình yêu


Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Lời mở Yêu là một trong các hành động thường ngày của con người, liên hệ mật thiết với sự sống: sống để yêu và yêu để sống. Tình yêu vừa là cội nguồn tạo ra sự sống vừa là cùng đích của sự sống. Thậm chí ngay cả khi không còn sống trên trần thế, người ta vẫn có thể tiếp tục yêu để sống trọn vẹn và sung mãn như bao tổ tiên anh hùng của đất nước và các bậc thánh hiền của nhân loại. Tuy nhiên, thực tế của đời sống hiện nay lại là một thảm trạng về tình yêu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam đã có hàng triệu cuộc tình tan vỡ và hàng triệu bào thai bị phá bỏ mỗi năm, chưa kể hàng ngàn người bị giết hại, lừa bịp, tự tử và hàng chục triệu bệnh nhân tâm thần, chỉ vì con người không hiểu được nghĩa tình yêu và không biết yêu thương. Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tình yêu thật sự là gì và phải yêu như thế nào mới đúng đắn và tốt đẹp.

1. Những người không giải nghĩa được tình yêu Trước hết chúng ta muốn nói đến những người không giải nghĩa được tình yêu.

1.1. Loại người đầu tiên là những người không tin có tình yêu Dù yêu là một từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ngày: yêu cha mẹ, yêu vợ con, yêu người tình, yêu bè bạn, yêu công việc, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu đất nước... nhưng thật khó giải nghĩa tình yêu là gì nên cũng không thể xác định yêu như thế nào mới tốt đẹp. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài Vì sao trong tập “Thơ Thơ”, sáng tác năm 1938, rằng: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu, Có nghĩa gì đâu một buổi chiều, Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu ". 1 Ông cho rằng tình yêu là cái gì đó mờ ảo, mông lung, bàng bạc trong thiên nhiên cũng như trong lòng người, nhưng không thể giải thích và xác định được.
1 X. Xuân Diệu (1916-1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông nổi tiếng với các bài thơ về tình yêu, nhưng lại mang tiếng về tình yêu “đồng tính”, qua những bài thơ Biển , Tình Trai mà nhà văn Tô Hoài đã viết trong cuối hồi ký Cát bụi chân ai. (Internet, ngày 15/3/2016, Hội thảo Khoa học “Xuân Diệu với văn hoá dân tộc”).

Điều này được minh chứng: trong hơn 4.000 trang khổ lớn của bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam do hàng trăm giáo sư tiến sĩ của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn và xuất bản năm 2005, người ta không tìm thấy mục từ “tình yêu” mà chỉ có “tình bạn”, “tình cảm”, “tình dục”. Các người theo ý thức hệ duy vật không tin có tình yêu và cho rằng tình yêu là sản phẩm tưởng tượng của người theo chủ nghĩa duy tâm. Bất cứ máy móc hiện đại của khoa học tiên tiến nhất cũng không tìm thấy một dấu vết nào của tình yêu trong trái tim hay bộ não của con người. Điều nực cười là trong khi các thầy cô dạy các học sinh lớp mẫu giáo, tiểu học phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, thì học sinh và sinh viên lớp lớn lại được dạy tình yêu chỉ là sản phẩm bịa đặt của thuyết duy tâm sai lạc.

1.2. Loại người thứ hai tin rằng thật sự có tình yêu nhưng lại không biết tình yêu bắt nguồn từ đâu. Họ đồng hoá tình yêu với tình dục và không biết tình yêu bắt nguồn từ đâu. Họ lầm tưởng tình yêu chỉ thôi thúc họ chiều theo những bản năng thấp kém thuộc về sinh lý con người. Vì thế, họ đồng ý với thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, rằng: “ Tu là cõi phúc, tình là dây oan”. 2
Chúng ta còn thấy có những người tuy nhận ra tình yêu chân thật và giá trị tốt đẹp của nó, nhưng họ không đi trọn được đường tình của mình do bị lừa dối, phản bội. Có người bi quan hơn thì cho những khổ đau đó là lẽ thường tình của kiếp người vô thường. Tình yêu chỉ đem lại thứ hạnh phúc nửa vời. Nhiều người cho rằng: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mất vui khi đã vẹn câu thề. 3

1.3. Loại người thứ ba là những người biết rõ cội nguồn của tình yêu Họ biết rõ cội nguồn của tình yêu là Chúa Trời Đất. Nhà thơ Công giáo Hàn Mạc Tử đã nói thay cho họ qua bài Đà Lạt trăng mờ , rằng: Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để nghe Trời giải nghĩa yêu . 4 Kitô giáo nói rất rõ về tình yêu khác hẳn với tất cả các tôn giáo khác. Nhưng ít người tín hữu Kitô hiểu được ý nghĩa phong phú tuyệt vời và diễn tả được nó trong đời sống, nên họ vẫn chưa thuyết phục người khác theo đạo của họ. Cho đến nay, mới chỉ có 7% dân số Việt Nam theo đạo Công giáo và khoảng
2 X. Đây là câu 2658 trong Truyện Kiều. Sư Giác Duyên nói với Thuý Kiều: “Sự rằng phúc hoạ đạo trời, Cỗi nguồn
cũng ở lòng người mà ra. Có trời mà cũng tại ta, Tu là cõi phúc tình là dây oan ”.
3 X. Lấy ý từ bài thơ Ngập Ngừng của thi sĩ Hồ Dzếnh trong tập thơ “Quê Ngoại”, sáng tác năm 1943. Nguyên văn:
“Tình mất vui khi đã vẹn câu thề, Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở ”.
4 X. Hàn Mạc Tử (1912-1940), tên thật là Phêrô Nguyễn Trọng Trí, sáng tác được 213 bài thơ. Các câu thơ này ở trong
tập Thu Thương (Thơ Điên, sáng tác năm 1937). Ông bị bệnh phong cùi, chết ở Quy Nhơn.
2% theo đạo Tin Lành. Số tín hữu Kitô trên thế giới chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu.

1.4. Hậu quả của việc không giải nghĩa được tình yêu Hậu quả là trong cộng đồng gồm những con người không biết yêu thương và không tin có tình yêu chân thật nơi con người, thì tất cả các mối tương quan chỉ được kết nối bằng sợi dây cơ học vật chất: tiền bạc, danh lợi, quyền lực, những rung động cảm xúc trên thân xác. Gặp trắc trở hay hết tiền bạc, hết danh lợi thì người ta cũng hết tình. Những con người trong xã hội này không cảm nghiệm được hạnh phúc chân chính của tình yêu. Họ chỉ cảm nghiệm được niềm vui khi thoả mãn được các đòi hỏi của thể xác, chứ không biết đến những nhu cầu của tinh thần. Vì thế cộng đồng xã hội họ sống đầy dẫy những bất công, gian dối, tham lam, giết hại lẫn nhau. Còn trong cộng đồng của những người tin có tình yêu nhưng lại không tìm ra cội nguồn, ta chỉ gặp thấy những loại hạnh phúc dở dang, những niềm vui không trọn vẹn. Người ta vội vàng yêu nhau, sống thử với nhau như vợ chồng để khi sống thật lại ly dị nhau vì những lý do nhỏ nhặt. Người ta có cùng một lúc rất nhiều những người tình để có thể chọn lựa ra người "bạn trăm năm", nhưng lại không muốn gắn bó suốt đời, dù thề thốt với nhau hàng trăm lần với sự chứng giám của trời đất, núi sông.

2. Đi tìm một định nghĩa tình yêu

2.1. Hiểu lầm tình yêu là tình cảm yêu đương nam nữ Các văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, các triết gia, học giả, các nhà xã hội học, các nhà thần học... đều nói rất nhiều đến tình yêu, nhưng hầu hết đều hiểu là tình cảm yêu đương nam nữ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thôi thúc mọi người "hãy yêu nhau đi": "Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới Mặt đất đã cho ta những ngày vui với Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời. Hãy trao cho nhau muôn vàn yêu dấu Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau. Trái tim cho ta nơi về nương náu Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều ". 5 Rồi người ta phân biệt tình yêu này với tình cha, tình mẹ, tình huynh đệ, lòng ái quốc... dù mỗi người chỉ có một trái tim để yêu cha mẹ, vợ con, người tình, cũng như để yêu nghề nghiệp, yêu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu nhân loại... Mở cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên với sự cộng tác của các nhà ngôn ngữ học, chúng ta tìm được câu định nghĩa sau đây: "Tình yêu là
5 X. Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ lớn (1939-2001) của âm nhạc đại chúng với 236 ca khúc được phổ biến rộng rãi.
tình cảm yêu mến, làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người với vật ", nghĩa thứ hai mới là "Tình cảm yêu đương giữa nam và nữ " . Còn yêu là 6 "có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng". Nghĩa thứ hai của yêu mới là "có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác giới nào đó, muốn sống chung và cùng nhau gắn bó cuộc đời ". Yêu đồng nghĩa với thương (x. sđd, tr.1492). Các tôn giáo khác rất ít khi nói đến tình yêu và hành động yêu mến, vì thường hiểu đó là tình cảm yêu đương nam nữ của con người bị bản năng sinh lý chi phối, nên thường bỏ qua và còn nhắc nhở các tu sĩ phải xa tránh hay kiêng cữ cho xứng đáng với thần linh. Chúng tôi thử tìm định nghĩa về tình yêu trong các từ điển của Phật giáo nhưng không thấy . Các tín đồ Phật giáo thường đưa tình yêu vào một trong 7 ba, hay vào cả ba loại phiền não căn bản, quấy nhiễu thân tâm, đầu độc con người là tham-sân-si, vì tình yêu, hiểu theo nghĩa tình dục, làm cho người ta tham lam, giận dữ, ngu si và phải dùng các phương pháp đối phó như phép quán bất tinh, quán từ bi, quán nhân duyên để giải trừ . Chắc hẳn còn nhiều 8 bộ từ điển Phật giáo khác đã đề cập đến định nghĩa tình yêu mà chúng tôi chưa có điều kiện để tham khảo.

2.2. Tình yêu theo Kitô giáo Tôn giáo nhắc nhiều đến tình yêu là Do Thái giáo. Người Do Thái hiểu biết và cảm nhận được tình yêu (2Sbn 2,11) của Thiên Chúa Giavê mà họ thờ kính (x. Xh 20,6) nên họ cũng phải yêu mến đồng bào (x. Lv 19,18) và cả ngoại kiều (x. Đnl 10,19) bằng tình yêu chân thành như tình yêu đối với Giavê (x. Đnl 6,5; 11,1). Các tác giả Thánh Kinh mô tả tình yêu vợ chồng (x. 1V 11,1), tình bạn (x. 1Sm 18,1.3; 20,17), tình yêu đối với lề luật Chúa (x. Tv 119) với đền thờ Giêrusalem (x. Tv 122)... bằng một từ duy nhất: yêu để dẫn mọi người đến cội nguồn tình yêu là chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, chỉ Kitô giáo mới là tôn giáo duy nhất xác định tình yêu là gì, phải yêu thương cụ thể như thế nào, tình yêu bắt nguồn từ đâu và dẫn con người đến đâu. Người Công giáo đã dựa trên giáo huấn về tình yêu này để xây dựng nên nền văn hoá đặc biệt của mình trong suốt 20 thế kỷ qua, kể từ lúc Đức Giêsu Kitô rao giảng Tin Mừng về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Nền văn hoá này đã tác động mạnh mẽ nơi các dân tộc ở các nước Âu Mỹ trong nhiều thế kỷ qua, cho đến đầu thế kỷ 21, khi con người đặt tất cả niềm tin vào khoa học kỹ thuật và ít quan tâm đến những giá trị tinh thần, trong đó có tình yêu.
6 X. Vietlex, Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt , 2013, NXB Đà Nẵng, mục từ "Tình yêu", tr.1284.
7 X. Đoàn Trung Côn, bộ Phật học Từ điển , 3 cuốn, NXB TP.HCM, 1992; Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bộ Từ điển Phật học Hán Việt , 2 cuốn, NXB Phân viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1992; Thích Minh Châu - Minh Trí, Từ điển Phật học Việt Nam , NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991.
8 X. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn, Từ điển Bách khoa Việt Nam, mục từ "Tham Sân Si", NXB Từ điển Bách
khoa, Hà Nội 2005, tr.137.
Riêng ở Việt Nam, người tín hữu Công giáo có nguy cơ bị lầm lạc khi họ lẫn lộn "tình yêu" với "tình thương", bắt nguồn từ việc phiên dịch thiếu chính xác các bản văn Thánh Kinh và các văn bản chính thức của Giáo Hội. Do ảnh hưởng của xã hội và cả những người có tôn giáo đã đồng hoá tình yêu là tình dục, nên các dịch giả Công giáo đã dùng từ "tình thương" để dịch từ Agape của tiếng Hy Lạp, từ Caritas và Amor của tiếng La Tinh hay Love của tiếng Anh. Tuy nhiên, tình thương khác với tình yêu. Tình thương, theo gốc tiếng La Tinh, là Misericordia và tiếng Anh là Mercy, không thể dùng lẫn lộn với từ "tình yêu" được, dù rằng "tình thương" bắt nguồn từ tình yêu. "Tình thương" được Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết " và nó mang một ý nghĩa thương xót: "cảm 9 thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước một cảnh ngộ không may nào đó " . 10 Trong khoảng 20 năm gần đây, Giáo hội Công giáo cổ vũ phong trào "Lòng Chúa Thương Xót" nên người ta càng thích dùng từ tình thương thay cho tình yêu. Có tác giả lại kết hợp cả hai và tạo nên từ "tình yêu thương" để diễn tả tình yêu mang nhiều sắc thái của Thiên Chúa cũng như của con người. Thật ra, khi đồng hoá tình yêu là tình thương, người ta đã làm nghèo nội dung của tình yêu, vì con người có thể chia sẻ, quan tâm săn sóc người khác mà vẫn không yêu họ, như người vợ săn sóc người chồng đã phản bội mình. Đó là kiểu yêu nhau vì nghĩa chứ không phải vì tình. Hơn nữa, dùng từ như vậy có thể hiểu sai nghĩa thần học, vì khi nói "tôi thương Thiên Chúa" thì người ta lại hiểu lầm rằng Thiên Chúa đang gặp một cảnh ngộ bất hạnh nào đó đáng cho ta động lòng thương xót đối với Ngài. Tuy nhiên, Thiên Chúa có đầy đủ mọi sự, hoàn hảo và không cần đến lòng thương xót của ta! 11 Nhóm Phiên dịch Các giời Kinh Phụng vụ có công rất lớn trong việc dịch và phổ biến bản văn Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo. Với cả triệu cuốn Tân Ước , Kinh Thánh Trọn bộ , hàng chục ngàn cuốn Phụng vụ các giờ kinh, cuốn Bài đọc trong Thánh lễ , nhóm này đã đưa từ "tình thương" thay cho "tình yêu" và đã ảnh hưởng đến rất nhiều những văn bản khác của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thí dụ: "Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy... anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,10-13). Trong Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa năm 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, người ta dùng tựa đề "Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống", thay vì dùng từ "tình yêu"! Chúng tôi hy vọng rằng việc dùng từ chính xác để phiên dịch Lời Chúa sẽ giúp chúng ta trình bày trung thực thánh ý của Ngài.
9 X. Sđd., Vietlex, Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt , 2013, NXB Đà Nẵng, mục từ "Tình yêu", tr.1283. 10 X. Sđd., Vietlex, Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt , 2013, NXB Đà Nẵng, mục từ "Tình yêu", tr.1256, mục từ "Thương" và tr.1237, mục từ "Thương xót". 11 X. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá , NXB Tôn Giáo, 2015, tr.136-137.
Chỉ tiếc rằng Từ điển Công giáo, do Hội đồng Giám mục Việt Nam xuất bản năm 2016 với 2022 mục từ, lại không có mục từ “tình yêu”, dù có từ “thương xót”.

3. Cảm xúc và tình yêu con người bắt nguồn từ đâu? Đối với nhiều người, tim (con tim, quả tim, trái tim) là biểu tượng của tình yêu bởi vì tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn. Tim bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi sống toàn thân con người. Tình yêu cũng được coi là động lực quan trọng nhất đem lại sức sống và niềm vui cho con người. Đối với các tôn giáo, nhất là Công giáo, “Trái tim” là thuật ngữ chỉ toàn thể nội tâm con người vừa là trung tâm của cảm xúc (x. 1V 8,66; 1Sm 1,8), vừa là nơi phát sinh tư tưởng (x. 1V 5,9; Hc 17,6), diễn tả ý chí hành động (x. Et 7,10) và cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa (x. 1 Sm 12,24; G 32,40) . Vì thế, người Công giáo tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hay tôn kính Trái 12 tim Vẹn sạch Đức Mẹ Maria. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu được các mức độ tình yêu, người ta phải phân tích hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của con người vì khi ta biết rõ cảm xúc và suy tư của con người, ta sẽ hiểu tại sao con người lại lầm tưởng tình yêu là cảm xúc, là tình cảm, là tình dục và mới hiểu tình yêu bắt nguồn từ đâu.
12 X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ điển Công giáo , Mục từ Con tim, NXB Tôn Giáo, 2016, tr. 7
Khi con người yêu một đối tượng nào đó, dù là đồ vật hay là người khác, thậm chí là yêu khoa học, yêu tổ quốc, yêu Thiên Chúa, thì họ yêu bằng cả con người của mình, nghĩa là với các giác quan, cảm xúc và ý nghĩ. Những yếu tố này xuất hiện trong hệ thần kinh. Hệ thần kinh gồm não, tuỷ sống và các tế bào thần kinh gọi là neuron. Hệ này cho phép chúng ta thích nghi được với hoàn cảnh chung quanh, cảm nhận được thế giới quanh mình và hài hoà với nó . Hệ này tiếp nhận thông tin từ tất cả bộ phận của cơ thể và 13 đáp lại bằng các chỉ thị đến mọi mô và cơ quan . 14 Tuỷ sống thu thập các thông tin từ thân mình và các chi rồi chuyển chúng lên não. Các thông tin này càng đi lên cao, hướng đến các phần cao của não: chất xám và chất trắng ở vỏ não, thì càng tiến gần tới sự nhận biết có ý thức của con người. Thí dụ: Người ta thấy người mình yêu xinh đẹp, thơm tho, giọng nói êm ái, làn da mát dịu, cặp môi ngọt ngào ... đó là phần cảm giác. Rồi có những rung động trong những phần nhạy cảm của cơ thể, qua những hormon từ bộ não tiết ra, thúc đẩy họ gắn bó mật thiết hơn nữa qua những cảm xúc để thoả mãn bản năng, giải toả những mặc cảm tự ti hay tự tôn về mặt tâm lý. Nhờ bộ nhớ của ký ức và nhờ học hỏi thu thập những kinh nghiệm, con người vươn lên mức độ tình cảm yêu thương. Cuối cùng, người ta có thể đạt tới mức độ tình yêu khi biết yêu một cách vô vị lợi, quảng đại hy sinh cho người khác. Như thế, tình yêu của con người phải trải qua nhiều giai đoạn và mức độ nếu hiểu tình yêu là loại tình cảm yêu mến làm cho gắn bó mật thiết và có trách
13 X. A.Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người , NXB Y học, 2015, tr.295.
14 X. A.Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người , NXB Y học, 2015, tr.302.
nhiệm đối với người hay vật mình yêu. Để đạt đến độ mật thiết, tình yêu con người đòi hỏi phải có thời gian để phát triển khi gộp lại nhiều cảm xúc và nhiều sự kiện liên quan. Để hiểu được trách nhiệm của mình đối với đối tượng, người ta cũng cần phải có một trình độ hiểu biết nào đó về trách nhiệm cao cả và nặng nề đối với đối tượng mình yêu, chẳng hạn như đối với cha mẹ, tổ tiên, người tình, nghề nghiệp và xa hơn nữa là dân tộc, nhân loại và cả Thiên Chúa. Như thế, khi mới gặp nhau lần đầu hay quen nhau sơ sơ mà đã nói “yêu” ngay rồi như “tôi yêu bạn / anh yêu em / em yêu anh”, thì đó thường chỉ là những lời dối trá, và nếu có ai tin những lời ấy thì cũng thật là mê muội, sai lầm. Cũng như một trẻ thơ vài ba tuổi không thể hiểu biết đầy đủ trách nhiệm của mình khi nói: “con yêu cha mẹ vì cha mẹ sinh thành nên con” hay “con yêu quê hương” vì “quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày...” . Tình yêu luôn đòi hỏi một quá trình trải nghiệm và nhận thức chứ 15 không thể hoàn toàn ngẫu nhiên và bất ngờ với những “tiếng sét ái tình” như người ta thường nói!

4. Các mức độ nhận thức của con người về tình yêu Dù công nhận có hay không có tình yêu thì con người hiện đại (homo sapiens) vẫn yêu bằng cả con người mình và vẫn tiếp tục suy tư về tình yêu của mình. Mức độ nhận thức về tình yêu càng cao thì tình yêu của người đó càng giá trị và đối tượng họ yêu càng được nâng cao. Chúng ta tạm chia theo các mức độ sau đây.

4.1. Mức độ thấp nhất là yêu theo cảm giác Cảm giác là hình thức thấp nhất của nhận thức. Đó là những sắc thái cảm xúc nhất thời, không được chủ thể yêu ý thức một cách rõ ràng. Cảm giác là quá trình tâm lý cho ta biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật đang tác động vào các giác quan của ta. Thí dụ: giọng nói nhỏ nhẹ, làn da mịn màng, khuôn mặt tròn trĩnh, mùi nước hoa thơm ngát... của người tình qua việc vuốt ve, ôm hôn, sờ mó, nghe nhìn... Ngoài 5 giác quan chính như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, ta còn có cảm giác thăng bằng, đau đớn . Các thụ thể cảm giác phát đi các tín hiệu thần kinh đi từ cơ quan cảm 16 giác như mắt, tai, lưỡi, mũi, da qua tuỷ sống, đến phần cao nhất của não là vỏ não, để từ đó phát ra các ý nghĩ, cảm nhận, học hỏi và ra quyết định có ý thức.
15.X. Bài hát Quê Hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân.
16 X. A.Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người , NXB Y học, 2015, tr.310.
Rất nhiều người đang yêu ở mức độ cảm giác này. Họ giống như đứa bé đang bú sữa mẹ cảm nhận được dòng sữa ngọt ngào, làn da mềm mại, mùi cơ thể, khuôn mặt, giọng nói của người mẹ. Khi thôi bú, bé nằm im, không cần ai hết. Khi đói nó mới khóc đòi bú theo bản năng mà thôi. Có những người chỉ yêu cha mẹ vì được cho ăn, yêu nghề nghiệp vì kiếm được tiền bạc, yêu người khác vì được cho quà, yêu đất nước vì đang được hưởng lợi, yêu thần linh vì nhận được ơn lành. Khi không còn những mối lợi là họ trở thành một con người vô cảm: xa lạ với cha mẹ, người tình; thay đổi nghề nghiệp, quốc tịch, tôn giáo. Họ chỉ yêu cách thụ động để thu nhận vào cho mình theo cảm giác của cơ thể.

4.2. Mức độ cao hơn là yêu theo cảm xúc Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người trước những sự vật hay hiện tượng có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Cảm xúc thể hiện qua cử chỉ, hành vi, điệu bộ và những phản ứng về mặt sinh lý. Thí dụ: khi giận dữ người ta thường nhíu mày và trừng mắt, đôi môi mím lại; hoặc khi vui vẻ thì người ta cười tự nhiên với nếp nhăn ở đuôi mắt, gò má nâng lên, thay đổi các cơ ở vùng mặt và não tiết ra chất endorphine. Theo tiến sĩ Paul Ekman, có 7 cảm xúc cơ bản của con người thể hiện giống nhau ở mọi nền văn hoá: vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên, ghê tởm, khinh bỉ . Cha ông ta nói đến 7 cảm xúc chính của con 17 người là hỷ (vui), nộ (giận), ai (buồn), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét), dục (muốn). Ngoài ra còn có các cảm xúc khác như: chán, hận, nhút nhát, quá khích, yêu thích, hưng phấn, tự tin. Xét về lĩnh vực sinh lý, “não cảm xúc” là một thuật ngữ thường áp dụng cho hệ viền là một nhóm các phần nằm trên đỉnh của thân não, gồm: hạnh nhân, đồi thị, vùng dưới đồi, vòm và các thể núm, các vùng hướng vào trong của vỏ não và hồi đai. Hệ viền chi phối khi có các cảm giác sâu kín và phản ứng mãnh liệt trong những lúc xúc động mạnh và lý trí khó có thể kiểm soát. Đặc biệt là vùng dưới đồi, nối não với hệ thống hormon, là trung tâm của những nỗ lực, bản năng, phản ứng cảm xúc và tình cảm. Thí dụ: khi giận, tuyến thượng thận tiết ra chất adrenalin để thúc đẩy hành động bất ngờ. Nhiều phần của hệ viền có liên quan đến việc hình thành ký ức. Vì thế, khi có cảm xúc mạnh, người ta có ký ức mạnh ngay lúc đó và lại có cảm xúc trước đây khi ký ức này được gợi lại . Điều này khiến ta hiểu vì sao những cảm 18 xúc mạnh như ngày đầu tiên đi học, lần đầu đi xe đạp, nụ hôn đầu đời, kỷ niệm ngày cưới... khiến người ta nhớ mãi. Hoặc một người chứng kiến cha mẹ mình bị tai nạn, mỗi khi trở lại quãng đường xảy ra tai nạn, thường nhớ lại hình ảnh, có những cảm xúc như khóc ngất do không làm chủ được mình.

17 X. P. Ekman, Emotions Revealed, 2003; mạng internet 21/3/2017, Ngan Nguyen, Tìm hiểu về 7 cảm xúc cơ bản . 18 X. A.Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người , NXB Y học, 2015, tr.306.