dimanche 30 mai 2021

“Em lớp sáu” – Học trò Saigon xưa.

 “Em lớp sáu” – Học trò Saigon xưa.

   Bùi Bảo Trúc 



Đang lang thang tôi tình cờ tìm thấy những bức ảnh ấy trong Internet nhưng không biết ai là người chụp nó, cố gắng mãi tôi cũng không biết những cô cậu học sinh nhỏ ấy học trường nào mặc dù ở cổ áo dài trắng của cô có gắn huy hiệu trường, tôi chắc đó phải là một trường nữ nào đó, tất cả các bạn của cô đều mặc đồng phục trắng, và tuổi khoảng 11 hay 12 là cùng.

Cô có mái tóc ngắn uốn quăn, không một nỗ lực làm dáng hay chải chuốt nào. Cô đeo ở tai một cặp tòn ten, miệng cười chúm chím. Cô có cái nét tươi tắn hơn tất cả những người bạn cùng lớp trong ảnh. Ở tuổi đó, chắc cô đang học lớp đầu trung học, có thể là lớp Sáu. Có một điều lạ trong bức ảnh đó: cô có nét mặt rất miền Nam. Hỏi cái nét miền Nam đó là nét gì thì quả thực tôi không biết trả lời làm sao. Nhưng nhìn cô học sinh nhỏ ấy, tôi nghĩ ngay cô là một cô bé miền Nam. Hồn nhiên, hiền lành, đằm thắm. Cô cười, hai mắt cũng cười theo.

Tự nhiên khi xếp những chi tiết tưởng tượng đó lại gần nhau, tôi nhớ ngay đến một bài thơ đăng trong tờ Bách Khoa mà một người quen mua được ở Việt Nam khoảng hơn hai chục năm trước và cho lại tôi. Bài thơ ấy nguyên được tìm thấy trong tờ báo xuân năm 1975 của trường trung học Bùi Thị Xuân. Tác giả là một người tên Trần Bích Tiên, chắc là một nữ sinh Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Bài thơ nhan đề là “Nói Với Em Lớp Sáu”.

Bài thơ viết bằng 7 chữ có 9 đoạn 4 câu, tổng cộng 36 câu kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ buổi chiều ngoài phố. Cô học sinh lớp Sáu tung tăng chạy trước, tác giả Trần Bích Tiên đi sau. Tác giả nhìn cô rồi nhớ lại tuổi thơ trong lửa đạn của mình. Cha mẹ đã khuất, nhà cửa tan nát vì binh lửa, và người từng rót vào hồn tác giả những lời hạnh phúc ngày nào cũng không còn nữa. Tác giả muốn người bạn nhỏ mới quen cứ hồn nhiên, vô tư đuổi hoa bắt bướm như trong buổi chiều hai người quen nhau vì chính tác giả đã đánh mất cái thời hoa niên đẹp đẽ đó.

Câu cuối cùng “Giữ hoài cho chị tuổi Hoa Niên” cũng làm nhớ một câu trong một ca khúc của Lê Trạch Lựu: “Đường đời anh muốn em còn mơ”.

Bức ảnh ít nhất phải được chụp từ hơn 40 năm. Cô học trò nhỏ đó ngày nay phải ở tuổi ngoài 50. Cô đang ở đâu nơi quê hương mù mịt đó? Cô có còn ở cái thành phố nơi cô đi học và lớn lên không? Đời sống của cô như thế nào? Cô có làm được như lời căn dặn của câu cuối trong bài thơ không? Và cả Trần Bích Tiên nữa. Cô có còn làm thơ nữa không? Thơ cô làm còn buồn như bài thơ cô viết cho báo xuân năm nào?

Này em lớp sáu này em nhỏ
Gặp em rồi không quen em đâu
Chiều nay hai đứa về qua phố
Rất tự nhiên mà mình quen nhau

Em chạy tung tăng không mắc cỡ
Chị thì bước bước chậm theo sau
Tuổi mười hai chị xa vời quá
Chị gọi em chờ, em chạy mau

Này em lớp sáu này em nhỏ
Em hãy dừng chân một chút lâu
Chị vuốt tóc em rồi chị nhớ
Tóc em thơm ngát mùi hương cau

Hương cau vườn chị xa như tuổi
Ba má chị nằm dưới mộ sâu
Vườn cũ nhà xưa tàn với lửa
Chị đi về hai buổi âm u

Gặp em ngoài phố mình như bạn
Thời mộng trong bàn tay nắm nhau
Chị ngắt cho em hoa cúc nhỏ
Em cười cái miệng mới xinh sao

Ngày xưa chị cũng như em chứ
Cũng rất ngây thơ rất ngọt ngào
Chị nhớ mỗi chiều tan học sớm
Bạn bè đuổi bướm thật xôn xao

Những con bướm lượn trên bờ cỏ
Chị cũng như em chạy đuổi mau
Bây giờ bướm biệt trên đường phố
Em đuổi sương mù chơi chiêm bao

Này em lớp sáu này em nhỏ
Gặp em rồi muôn thuở không quên
Trời ơi câu đó ngày hôm trước
Ai rót vào hồn chị hỡi em?

Sách trên tay chị nghe chừng nặng
Sao cặp em đây vẫn nhẹ tênh?
Thôi nhé em về con phố dưới
Giữ hoài cho chị tuổi Hoa Niên

Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an, giữ mãi được tuổi Hoa Niên cho dù bất cứ ở đâu trong thế giới này.

Bùi Bảo Trúc

( Bùi bảo Trúc, nhà văn, nhà báo tác giả mục “Thư Gửi Bạn Ta” đã qua đời năm 2016 tại California, Hoa Kỳ.

 Nhà thơ Trần Bích Tiên (Bùi Thu Huệ) đã định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1980).

Mỹ Trang chuyển

Để nhớ lại một thời cắp sách tới trường với bao ngây thơ trong sáng! 
Tuy nhiên cũng không quên nhất quỷ nhì ma và thứ ba là chúng mình! 
MTrang


BÀ GIÁO U80 NGÀY ĐI BÁN VÉ SỐ, TỐI ĐỨNG LỚP GIEO CHỮ CHO HỌC SINH

ảnh minh họa (internet)

Đều đặn hơn 5 năm nay, ban ngày bà Nguyễn Thị Ba (72 tuổi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) rong ruổi đi bán vé số, buổi tối lại đứng trên bục giảng dạy chữ cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn....

Bà Ba từng học tại ĐH Sư phạm Sài Gòn năm 1968. Ra trường, bà được phân công về dạy ở trường Tiểu học Tương Bình Hiệp (Bình Dương) đến năm 2003 thì về hưu. Có sẵn nghề trong tay nên việc dạy những học sinh khó khăn biết viết, biết đọc không phải là vấn đề lớn...

Lớp học cách nhà khoảng 2km nhưng bà Ba ít đi xe ôm mà thường đi bộ đến lớp. Dù 17h30 mới vào lớp nhưng bà thường đến sớm 1 tiếng để chuẩn bị bài vở và đón các em đến lớp...

Bà Ba đứng lớp tình thương từ năm 2016 đến nay đã được 5 năm. Lớp học hiện nay có 19 học sinh, rải đều từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi em mỗi hoàn cảnh, mỗi độ tuổi. Em nhỏ nhất cũng đã 10 tuổi, học sinh lớn nhất thì đã 33 tuổi đã gắn bó với lớp từ ngày bà Ba mở lớp giảng dạy...

Biết được lớp học tình thương của bà giáo Ba, nhiều mạnh thường quân thường nấu cơm nấu bún mang đến cho các em ăn lót dạ sau 1 ngày đi bán vé số, đánh giày, chạy bàn để các em có sức đến lớp...

19h, lớp học kết thúc cũng là lúc bà Ba đi bộ về nhà trọ. Trên đường đi, bà tranh thủ đi mời khách những tờ vé số...

Mỗi tháng bà Ba dư khoảng 3 triệu đồng từ tiền bán vé số. Một nữa tiền này, bà mua gạo, đường sữa và sách bút làm quà cho học sinh của mình, một nửa còn lại, bà chi trả phí sinh hoạt hàng ngày...

"Cuộc đời cô có nhiều nỗi buồn nhưng từ ngày có lớp học, có các em học sinh khiến cô yêu đời hơn nên cô sẽ gắn bó với lớp đến khi nào ko còn sức làn nữa" bà Ba tâm sự...!

Anh Thư chuyển

Khác biệt bánh cuốn khắp ba miền

 Bánh cuốn Hà Giang được ăn kèm với nước ninh xương, bánh cuốn Sài Gòn ăn kèm giá trụng, còn ở miền Tây có bánh cuốn ngọt.



 Bánh cuốn Hà Giang được tráng từ bột gạo xay, lớp vỏ mỏng với nhân mộc nhĩ và thịt băm; hoặc nhân trứng gà để nguyên lòng đỏ và lòng trắng gấp gọn trong lớp bánh gạo dày hơn. Bên trên mỗi đĩa bánh cuốn đều phủ thêm hành phi giòn. Điểm đặc biệt của bánh cuốn Hà Giang là phần nước chấm được ninh từ xương lợn hầm trong 3-4 tiếng có vị thanh ngọt. Bát nước chấm có thêm 1-2 thanh giò và hành lá, rau mùi thái nhỏ. Thực khách có thể thêm ớt chưng, dấm, hoặc gia vị để nước xương thêm đậm đà.

Bánh cuốn Hà Giang ít khi cắt nhỏ, mà để nguyên chiếc để người ăn chấm, ngâm trong nước xương.
Theo giải thích của người dân địa phương, cách ăn bánh cuốn này đã có từ lâu đời và nước xương nóng hổi, ngọt thanh sẽ giúp làm ấm cơ thể trong tiết trời se lạnh của vùng cao. Bạn cũng có thể tìm thấy bánh cuốn chấm nước hầm xương tại Cao Bằng, Lạng Sơn... Hiện nay bánh cuốn được bán nhiều nơi ở Hà Giang, đặc biệt ở khu chợ cổ thị trấn Đồng Văn với giá 25.000 - 30.000 đồng/suất. Ảnh: Bảo Ngân



Bánh cuốn Thái Nguyên cũng ăn với nước hầm xương. Nhưng một bát gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả quế hay giò. Nước ninh xương sánh, béo đậm đà mà vị vẫn ngọt thanh, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ. Bạn có thể ăn bánh cuốn cho bữa sáng, tại các quán nhỏ ở huyện Đồng Hỷ, vùng Cao Ngạn hoặc trên đường Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên với giá chỉ 15.000 đồng một bát. Ảnh: Lê Thương



Bánh cuốn Hà Nội cổ truyền là loại bánh tráng mỏng, ăn kèm nước mắm của làng Thanh Trì. Bà Dương Thị Hanh, người bán bánh cuốn gốc làng Thanh Trì cho biết điểm ngon nhất của bánh cuốn Hà Nội là lớp vỏ mỏng, dai. Hiện nay, các loại bánh cuốn phổ biến ở các quán hàng vẫn là bánh không nhân tráng mỏng, hoặc có thêm thịt băm, mộc nhĩ, từng chiếc to bằng 2 ngón tay, sau đó cắt đôi hoặc cắt 3. Ngoài ra là bánh cuốn trứng có lòng đỏ, lòng trắng được đánh đều trước khi tráng lên bánh. Phía trên bánh cuốn có phủ thêm hành khô, ăn kèm có chả quế, một số quán có chả nướng than.
Nước chấm của bánh cuốn Hà Nội là nước mắm pha chua, ngọt, thay vì nước xương như ở Hà Giang. Ở Hà Nội có nhiều quán bánh cuốn được nhiều thực khách lựa chọn là quán bà Hanh, bà Hoành, bà Xuân... Ảnh: Nguyễn Phương Hải



Bánh cuốn Hưng Yên vẫn được tráng vỏ mỏng như thông thường, nhưng sau khi chín sẽ được xếp lên thành chồng. Khi có khách gọi, chủ quán mới xúc nhân từ thịt băm và hành khô vào giữa tấm vỏ bánh rồi cuốn lại. Bánh cuốn Hưng Yên được ăn kèm với nước chấm có hòa cùng chút nhân bánh và vài lát ớt đỏ. Ảnh: Đỗ Huyền



Bánh cuốn Hà Nam được ăn nguội cùng thịt nướng và nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm một số loại rau thơm khác. Bánh sau khi được tráng sẽ được xếp thành từng tấm đặt chồng lên nhau. Chả ăn kèm được làm từ thịt lợn ba chỉ để khi nướng lên không bị quá khô hay ngấy. Thịt sau khi thái miếng vừa ăn sẽ được ướp cùng nước mắm, hành khô, tiêu, đường và vừng trắng rồi nướng trên than củi, tới khi bên ngoài miếng thịt có màu vàng rộm là đã có thể bày lên đĩa mời thực khách. Ảnh: @thanhtambuithi/Instagram



Bánh cuốn Quảng Ninh có phần bánh và nước chấm không có khác biệt lớn so với bánh cuốn Hà Nội, tuy nhiên đồ ăn kèm được thay thế bằng chả mực - đặc sản nổi tiếng của địa phương; một số nơi tráng bánh cuốn nhân tôm, ăn kèm ruốc tôm. Đến Hạ Long, du khách có thể thưởng thức món ăn ở một số địa chỉ như quán bà Ngân, bà Yến, quán Gốc Bàng. Ảnh: Nguyên Chi



Bánh cuốn Thanh Hóa gây ấn tượng với thực khách bởi phần nhân tôm, thịt băm. Bánh cũng thường được ăn kèm nước mắm chua cay. Ngoài ra, bánh cuốn còn được tráng không nhân để ăn cùng cháo lươn. Ảnh: Lê Thương



Bánh mướt Nghệ An thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng cách ăn đa dạng. Dân dã nhất là chấm bánh với nước mắm vắt chanh, sang hơn thì có bánh mướt ăn kèm chả; thịt vịt, bò, gà hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết). Trên ảnh là phiên bản súp lươn ăn cùng bánh mướt phổ biến tại Vinh. Ảnh: Phạm Mai Anh



Bánh mướt Hà Tĩnh hấp dẫn nhờ kết hợp giữa bánh mướt dẻo, mỏng, thơm mùi gạo và chiếc ram giòn, nóng hổi, béo ngậy, chấm nước mắm quê pha thêm nước sôi, đường, bột ngọt. Ram cuốn chặt tay, bên trong có nhân thịt lợn băm nhỏ, hành, miến, ngò tàu. Lớp vỏ ram dày hơn bánh tráng thông thường và có màu nâu vàng, được làm từ gạo và mật mía. Phần bánh mướt dai, thơm và mịn tráng từ bột gạo nếp ủ qua một đêm. Thực khách có thể chọn cuốn với giò lụa hoặc giò lắt (giò kết hợp giữa thịt lợn xay và thịt mỡ) và rắc thêm một ít hành phi để tăng hương vị.
Một phần bánh giá từ 20.000 đến 25.000 đồng. Các địa chỉ gợi ý cho thực khách trong thành phố Hà Tĩnh là Quán Nhâm Phú (ngõ 318, đường Nguyễn Du), Bà Lài (số 5 đường Võ Liêm Sơn), Quán Ram - Bánh Mướt (số 15 đường Nguyễn Biểu), Bà Diệu (ngõ 7 đường Xuân Diệu)... Ảnh: Bảo Ngân



Bánh cuốn Sài Gòn được coi là có nguồn gốc từ miền Bắc, tuy nhiên lại có nhiều thay đổi để phù hợp với khẩu vị người miền Nam. Trong đó điểm khác biệt lớn nhất là nước chấm ngọt hơn. Ngoài ra các loại nhân ăn kèm bánh cuốn Sài Gòn thường có giá trụng, xà lách rau thơm thái nhỏ, nem, bánh tôm hoặc chả giò. Ảnh: Di Vỹ



Bánh cuốn ngọt hay bánh ướt ngọt là một đặc sản của miền Tây. Trong đó phần vỏ bánh được làm từ bột gạo, nước cốt dừa và các loại nước tạo màu từ tự nhiên như lá dứa, lá cẩm, củ dền... Bánh cũng được tráng bằng lồng hấp như các loại bánh cuốn khác nhưng phần nhân gồm đậu xanh, dừa hoặc khoai môn ngọt. Sau khi cuốn xong, bánh được phủ thêm một lớp vừng (mè) rang để thêm vị bùi, ngậy. Ảnh: @jennytruong1308/Instagram

 Lan Hương

T.Phước sưu tầm

vendredi 28 mai 2021

Công Dụng Diệu Kỳ của lá Tía Tô. L.Y Nguyễn Công Đức


Đọc thêm

https://eva.vn/suc-khoe/18-tac-dung-cua-la-tia-to-voi-suc-khoe-va-lam-dep-c131a434733.html

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước uống lá tía tô

https://meta.vn/hotro/uong-nuoc-la-tia-to-co-tac-dung-gi-6800
 

Tía tô là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc. Loại rau này không chỉ sử dụng để ăn sống, làm nguyên liệu chế biến món ăn mà nó còn được dùng để nấu nước uống. Vậy thực chất, uống nước tía tô có tác dụng gì, cách nấu lá tía tô uống như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!

Nước lá tía tô có tác dụng gì

Uống nước tía tô có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng mà nước lá tía tô mang tới cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người:

Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa

Uống nước tía tô đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da trắng sáng, đầy lôi cuốn. Lý do là bởi, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.

Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.

Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.

>> Xem thêm: Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Thành phần của lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout.

Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout.

Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology cho thấy, chiết xuất từ tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.

Nước lá tía tô

Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, việc điều trị triệt để tình trạng này còn khá khó khăn, thế nhưng bạn có thể tận dụng nước lá tía tô để làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra.

Sau khi đun nước uống, bạn cũng có thể tận dụng luôn phần bã lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn để tình trạng ngứa được cải thiện hơn nhé.

Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Nước tía tô có tác dụng gì? Một trong số các tác dụng mà loại nước này mang lại đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Lý do là bởi 2 hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương, làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày. Chính vì thế, nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, hãy thử sử dụng nước tía tô xem nhé.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Thành phần của lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chấtvitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.

Cách nấu lá tía tô uống đơn giản, hiệu quả

Khi đã hiểu được uống nước tía tô có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu lá tía tô bạn nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gam lá tía tô tươi
  • 2 lát chanh
  • 2,5 lít nước lọc

Lưu ý: Bạn nên mua lá tía tô ở nơi uy tín, đảm bảo. Nếu tự trồng được hoặc mua được lá tía tô hữu cơ là tốt nhất.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bạn rửa lá tía tô với nước sạch rồi ngâm với mước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại lá tía tô 2 đến 3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Bước 2: Bạn đun sôi 2,5 lít nước lọc, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 3: Sau khi nước tía tô nguội, bạn lọc lấy phần nước và bình thủy tinh rồi cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, bạn có thể cho nước lá tía tô vào ngăn mát tủ lạnh nhé.

Lưu ý: Không nên đun lá tía tô quá 15 phút bởi nó có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và nước lá tía tô sẽ không còn tác dụng.

Nước lá tía tô có tác dụng gì

Lưu ý khi uống nước lá tía tô

Mặc dù nước lá tía tô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp, thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng loại nước này quá mức nhé. Vậy sử dụng nước lá tia tô thế nào cho hiệu quả và an toàn? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được lời giải đáp.

Uống lá tía tô nhiều có tốt không?

Uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên uống với mức độ vừa phải. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ ra uống làm nhiều lần.

Nên uống nước lá tía tô khi nào?

Nếu muốn giảm cân, bạn có thể uống nước lá tía tô trước lúc ăn khoảng 30 phút bởi nó sẽ giúp ngăn ngừa hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Còn nếu không có ý định giản cân, bạn nên uống nước lá tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút nhé.

Một số lưu ý khác khi sử dụng nước lá tía tô

  • Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến. Thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ đồng hồ. Nếu để lâu hơn thì tốt nhất bạn nên bỏ và đun nước mới bởi khi để càng lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất hết tác dụng, thậm trí gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Không dùng nước lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi.
  • Trẻ em hoặc phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu được uống nước lá tía tô có tác dụng gì cũng như cách nấu nước lá tía tô uống như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

jeudi 27 mai 2021

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý

William BlakeL'Ancien des Jours (Urizen mesurant le Monde),

1 - Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước,vì muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2 - Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3 - Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4 - Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài cơ thể, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5 - Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

*  *  *

Và ta thấy ai làm ngược những điều trên thường cuộc sống vui ít buồn nhiều...

Tuấn Mai SG

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao


AN THANH, THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC

Đến cuối đời, ngay trước thời khắc từ giã cuộc sống, người đàn ông cũng hoàn thành được tâm nguyện lớn lao mà mình chờ đợi suốt 50 năm.

Có những câu chuyện tình yêu trở thành ám ảnh. Họ yêu nhau ngày chưa tròn đôi mươi và chỉ thật sự được thành vợ chồng khi đã ở những thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Đôi lúc, người ta phải đặt câu hỏi tại sao tình yêu lại vừa ngọt ngào lại vừa đau đớn đến như thế.

Mối tình đầu không thể tiến đến

Utsui Ken là một nam diễn viên nổi tiếng Nhật Bản. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Tokyo. Gia đình ông sở hữu một nhà hàng ẩm thực nhưng bản thân Utsui đam mê sân khấu từ nhỏ và muốn theo ngành diễn viên.

Thế nhưng ước mơ này bị người lớn trong nhà phản đối kịch liệt bởi ngành nghề ấy trong mắt những nhà quý tộc là thấp kém. Sau đó, Utsui được đưa đến Đại học Waseda học tập ngành Văn học.

Chán nản, ông thường xuyên đến Izakaya (quán rượu sake) gần trường để uống vài ly. Không phải vì nhà hàng này cao cấp mà ở đó có cô phục vụ xinh đẹp Fumie Kase.

Kase mới 17 tuổi, xinh xắn và ngọt ngào, vô cùng sôi nổi. Trong mắt Utsui, Kase đến từ vùng nông thôn và có khí chất đáng yêu, khác biệt với nhiều cô gái gò bó, già dặn ông biết.

Sau đó, Utsui đã tâm sự về câu chuyện của mình cho Kase nghe. Cô gái nhỏ thoải mái đáp lời: "Nếu anh hướng tới ước mơ của mình thì phải kiên trì. Nhất định nó sẽ thành hiện thực".

Sau đó Kase nâng chiếc túi nhỏ trên tay lên và nói: "Ước mơ của tôi là bắt đầu tiết kiệm tiền từ bây giờ để mở cho mình một cửa hàng riêng trong tương lai".

Lúc đó, Utsui bật cười rồi bỏ vào đó số tiền hơn 1500 Yên (khoảng 330 nghìn đồng) và nói: "Tôi sẽ là người đầu tiên giúp cô".

Vài ngày sau, Utsui quay lại quán nhưng không có Kase ở đó. Nhà hàng yên tĩnh trở nên ảm đạm hơn và trái tim ông trống rỗng.

Khi ông đang say sưa thì Kase đột nhiên xuất hiện, đưa một đống tài liệu cho ông rồi nói: "Tôi cũng muốn giúp anh trở thành người đầu tiên thực hiện ước mơ của mình".

Đó là tài liệu tuyển sinh của toàn bộ hội biểu diễn nghệ thuật khu vực Tokyo cũng như các khóa đào tạo. Bà đã tìm kiếm tài liệu khắp nơi ở Tokyo - nơi xa lạ với chính bà để thu thập tất cả.

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao - Ảnh 1.

Diễn viên Utsui

Đêm đó, nhìn ánh mắt dịu dàng và thẹn thùng đó, Utsui không kiềm lòng được mà ôm bà vào lòng.

Bà nhìn thẳng với vẻ mơ màng rồi bất chợt thổ lộ: "Em vẫn còn một ước mơ khác đó là làm vợ anh".

Đột nhiên, gương mặt nghiêm khắc của bố mẹ hiện lên trong đầu Utsui, ông nhận ra rằng người phụ nữ này không bao giờ có thể làm vợ mình. Ông bất ngờ thả tay đang ôm lấy vai bà rồi xoay người bỏ đi.

Utsui sinh ra trong gia đình quý tộc, ông có trách nhiệm thừa kế gia tộc và hiểu rõ ai mới có thể sánh đôi cùng mình, được gia tộc ủng hộ. Nhiều ngày liền Utsui không đến quán rượu đó nữa. Ông nhớ lại nụ cười của bà biến mất khi mình đẩy ra. Ông đau đớn khi cảm nhận thấy mối tình đầu chớm nở đã tan vỡ. Sự đau đớn ấy khiến ông quyết tâm vùng lại và cho rằng khác biệt về địa vị không quan trọng.

Ông quay lại quán rượu nhưng Kase đã rời đi. Lúc đó, ông quyết tâm theo lời bà nói, làm những gì mình muốn làm.

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao - Ảnh 2.

Ông trên màn ảnh

Cuộc hôn nhân vào những ngày cuối cuộc đời

Ông bỏ học và được nhận vào khóa đào tạo của một công ty sân khấu. Sau khi tốt nghiệp, ông đóng hai bộ phim và bắt đầu có tên tuổi.

Năm 23 tuổi, nhờ sự sắp đặt của người khác, ông kết hôn với tiểu thư Abe Chieko và sinh được một người con trai.

Năm 1962, Utsui đến Nagoya để quay phim. Khi rảnh rỗi, đoàn làm phim đã đến một nhà hàng nổi tiếng nhất địa phương để tụ họp. Sau đó, Utsui thấy một bóng dáng quen thuộc.

Ông không gặp bà 10 năm nhưng nhận ra trong nháy mắt. Bà chủ nhà hàng trưởng thành, xinh đẹp và thanh lịch.

Hôm đó, ông say khướt. Kase đã đích thân chăm sóc, hỏi han nhiều điều. Bà cười nhẹ nói với ông: "Để xứng với anh, em có thể làm bất cứ điều gì".

Từ số tiền nhỏ ngày xưa ông tặng, bà đã tự mình cố gắng lao động rồi đứng lên làm chủ.

Cuối tuần sau, ông lại đến Nagoya.

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao - Ảnh 3.

Utsui và Kase sau này

Người vợ nhạy cảm và tinh tế đã cảm nhận thấy sự khác lạ của chồng. Bà ý tứ để bên cạnh Utsui một tờ báo. Nội dung trên đó là chuyện một ngôi sao nổi tiếng đã xin lỗi công khai do bê bối đời tư khiến danh tiếng của anh ta sụt giảm nghiêm trọng.

Điều này thức tỉnh Utsui. Ông là người đàn ông có trách nhiệm nên không thể làm gì có lỗi với gia đình.

Sau đó, vợ của Utsui mắc bệnh ung thư máu. Ông vừa chăm sóc vợ, chăm con, lo cho sự nghiệp và đành chôn chặt nỗi nhớ Kase vào lòng.

Kase thì càng thành công trong sự nghiệp. Bà có công việc kinh doanh lớn mạnh, có những tập tiểu luận xuất hiện ở báo chí và thậm chí sản xuất phim.

Người phụ nữ ấy chưa từng kết hôn. Bà muốn đợi, không biết có đợi được không nhưng vẫn kiên quyết đợi.

Lúc đó, bà bước vào tình yêu này đơn thuần nhưng ai ngờ, suốt hàng chục năm mối quan hệ ấy vẫn khiến bà không thể quay đầu.

2 năm sau ngày vợ đổ bệnh, Utsui mới có thời gian đến Nagoya. Lúc đó ông thúc giục Kase tìm đàn ông tốt để kết hôn. Bà lắc đầu cười rồi nói đùa: "Mấy ngày nữa phim mới ra mắt. Nếu ngày nào cũng được nhìn thấy anh trên Tivi thì hay đấy".

Câu nói này khiến cho Utsui sự nghiệp đang xuống dốc không phanh tỉnh ngộ. Sau năm 1965, ông chuyển hướng đóng phim truyền hình và đạt đến đỉnh cao khi bước vào tuổi trung niên. Ông và Kase vẫn giữ mối quan hệ tri kỷ, không đi quá giới hạn. Tình cảm ấy gia đình Utsui đều biết cả.

Năm 2006, người vợ hơn 40 năm kết hôn của Utsui qua đời. Ông đã ở bên vợ và chăm sóc cho bà suốt hàng chục năm bệnh nặng như thế.

Sau này, Utsui muốn tiến tới với Kase nhưng gia đình và bạn bè của ông phản đối. Biết được điều ấy, Kase quyết định ra nước ngoài nghỉ ngơi. Trong thời gian ấy, Utsui rơi vào cảnh cô đơn và sức khỏe trở nên tồi tệ.

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao - Ảnh 4.

Cặp đôi có những năm tháng cuối đời bên nhau

83 tuổi lên xe hoa lần nữa, nam diễn viên qua đời ngay sau khi biết mối tình đầu đã trở thành vợ mình, câu nói trước lúc mất mới đau xót làm sao - Ảnh 5.

Utsui khi về già

Kase biết chuyện nên quyết định về nước, đến bên để chăm sóc ông bất chấp những ánh mắt của người khác. Bà đưa ông đến Hawaii với trời biển xanh ngắt và giúp ông quên đi những muộn phiền.

Bà không quan tâm tin đồn, gác lại công việc kinh doanh để đồng hành với ông trên phim trường. Nhờ sự chăm sóc của Kase mà Utsui đã đóng phim đến tận năm 80 tuổi.

Phải mất nửa thế kỷ, hai người mới đường hoàng xuất hiện cạnh nhau mà không lo sợ điều gì nữa. Tình trạng của Utsui ngày càng tồi tệ và thường xuyên phải nhập viện.

Bà chăm sóc ông cả năm trời ở viện, những điều tiếng hay lời phản đối đều tan biến tất cả trước tình cảm sâu đậm của cả hai.

Tháng 3/2014, Utsui cảm nhận thời gian không còn bao nhiêu nên cầu hôn Kase: "Em lấy anh nhé".

Câu nói mà bà mong đợi cả đời cũng đã được thốt ra. Nhưng đối mặt với nó là thời gian của Utsui đang ít dần đi. Kase đã bật khóc nức nở.

Ngày 14/3, trong ngày Valentine trắng, Utsui khoác bộ vest đen mới tinh, hoàn thành lễ cưới với Kase dưới sự chứng kiến và ủng hộ nhiệt liệt từ người thân, bạn bè.

Khi nghe tin Kase đã chính thức được nhập khẩu vào gia đình Utsui, trở thành một người trong dòng tộc nhà mình, ông thốt lên với giọng yếu ớt: "Tuyệt vời quá". Sau đó, ông qua đời trong vòng tay của Kase.

Ba ngày sau, Kase tổ chức tang lễ cho chồng. Sau này, bà chia sẻ trong cuộc phỏng vấn: "Đó là ngày Valentine trắng tuyệt vời nhất mà tôi từng trải qua. Cuối cùng tôi cũng có một gia đình tuyệt vời".

Tình yêu mãnh liệt này đi từ tuổi trẻ đến khi đầu bạc trắng. Nó có đủ sự cẩn trọng, tự giác, sâu sắc, dịu dàng và hi sinh. Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời, cuối cùng họ đã có câu trả lời cho tình cảm thanh xuân bị bỏ lỡ.

Nguồn: QQ, Kknews

Anh Thư

lundi 24 mai 2021

Ba vị Tiến sĩ “lặng thinh” trước câu hỏi của một cụ bà

 Ba vị Tiến sĩ “lặng thinh” trước câu hỏi của một cụ bà

21 Tháng Năm 2021
Góp ý kiến

Pt. Nguyễn Mạnh San sưu tầm

Sau Thế chiến I, một nước nọ muốn dùng phương pháp khoa học để tuyên truyền người dân không tin vào Thần Phật, họ mong muốn cả dân tộc thoát ly khỏi tín ngưỡng. Vậy là trong một buổi hội thảo, chính quyền mời ba vị Tiến sĩ lên thuyết giảng…

Vị thứ nhất là Tiến sĩ về Thiên văn, sau khi ông bước lên sân khấu lý giải vô số lý do về thuyết vô thần, cuối cùng ông hô to: “Tôi đã dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ trông thấy Thần, vì thế chắc chắn không có thần thánh”. Sau câu nói ông nhận được tràng pháo tay của số đông công chúng.

Vị thứ hai là Tiến sĩ Y học, sau khi nói rất nhiều đạo lý cho rằng con người tuyệt nhiên không có linh hồn, ông kết luận: “Tôi từng giải phẫu hàng trăm thi thể, quan sát tỉ mỉ các bộ phận, thế nhưng không phát hiện có nơi nào để linh hồn gửi gắm. Trong tim à? Trong đầu à? Trong máu à? Tôi đều giải phẫu nhiều lần rồi nhưng không thấy gì, vì thế chắc chắn không có linh hồn”. Nói xong lại nhận được tràng pháo tay vang dội.

Vị thứ ba là một nữ Tiến sĩ, một nhà luận lý học. Cô từ từ bước lên sân khấu rồi phát biểu: “Người chết giống như cái đèn bị tắt. Chết là hết, tuyệt đối không có cái gọi là Thiên đàng hay Địa ngục để phán xét. Tôi từng đọc qua các sách cổ kim đông tây nhưng không thấy ghi chép gì về chuyện này”.

Sau khi ba vị tiến sĩ thuyết giảng xong, người điều khiển chương trình  hướng về phía công chúng nói: “Nếu trong tất cả mọi người có ai không thỏa mãn, hoặc muốn tranh luận, đều có quyền lên thảo luận công khai”.

Sau một lúc lâu nhưng không có ai lên tiếng phản bác, buổi tuyên truyền chuẩn bị kết thúc trong sự đắc thắng. Bỗng một bà cụ bước lên sân khấu, nói: “Tôi có thể hỏi thêm vài câu hỏi được không?”

Vị điều khiển chương trình trả lời: “Rất hoan nghênh cụ!”

Thế rồi bà cụ nhìn vị tiến sĩ đầu tiên, hỏi: “Anh dùng kính viễn vọng nhìn được hơn 20 năm, thế anh có nhìn thấy gió không? Nó có hình dạng thế nào?”.

Vị tiến sĩ trả lời: “Kính viễn vọng sao có thể trông thấy gió được thưa cụ?”

Bà cụ nói: “Trên thế giới có gió không? Anh dùng kín viễn vọng nhìn không thấy gió, lẽ nào anh có thể dùng kính viễn vọng nhìn thấy Thần? Anh dùng kính viễn vọng nhìn không thấy Thần thì có nghĩa là không có Thần sao?”. Vị Tiến sĩ chỉ biết im lặng không thể nói lại được.

Thế rồi bà cụ lại nhìn sang vị Tiến sĩ thứ hai, hỏi: “Anh có yêu vợ anh không?”

Vị Tiến sĩ kia thưa: “Dạ, có yêu thưa cụ”.

Bà cụ tiếp lời: “Vậy anh đưa con dao giải phẫu cho tôi, tôi thử mổ bụng anh xem thử cái gọi là ‘yêu’ đó nằm ở bộ phận nào? Trong gan? Trong dạ dày? Hay trong ruột?”. Bên dưới mọi người cười vang dội.

Tiếp tục, bà cụ lại nhìn sang nữ Tiến sĩ hỏi: “Cô đã đọc quyển sách này chưa? Nó gọi là «Kinh thánh». Chẳng phải rõ ràng quyển sách này có nói mọi người sau khi chết đều chịu phán quyết sao? Cô đừng tưởng chết là hết, phải biết rằng việc sau khi chết còn nhiều và dài hơn lúc còn sống rất nhiều! Khi cô còn trong bụng mẹ, nếu có người nói với cô rằng ‘không lâu nữa cô sẽ có mặt trên trái đất, có trời trăng sơn thủy, phải ăn cơm mặc quần áo’, cô có tin không? Thế nhưng hôm nay cô không chỉ tin mà còn thực sự đã đang sống trong thế giới này. Thế giới vĩnh hằng cũng là như thế!”

…..(khoảng lặng dài)……

Nguồn: Internet