Affichage des articles dont le libellé est Nên uống thuốc lúc nào-Bs Wynn Trần. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nên uống thuốc lúc nào-Bs Wynn Trần. Afficher tous les articles

jeudi 23 juillet 2020

Nên uống thuốc lúc nào-Bs Wynn Trần

1. Thuốc cao mỡ (cao cholesterol) như Statin - Đây là loại thuốc thông dụng để giảm mỡ, giảm rủi ro đột quỵ - Quý vị nên uống vào buổi tối, kết hợp với tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống - Lý do: Cholesterol được tạo ra cao nhất vào nửa đêm, thấp nhất vào buổi sáng, vì vậy uống giảm cao mỡ uống vào ban đêm có hiệu quả nhất - Statin gần đây nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng do những tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim (nghiên cứu SPARCL 2017), cộng thêm khả năng làm chậm lão hoá. Tôi sẽ viết một bài chi tiết về statin sau. 2. Thuốc cao huyết áp: - Có nhiều loại thuốc chữa cao huyết áp, hoạt động bằng nhiều nguyên lý khác nhau. Đa số các thuốc này đều uống 1 lần/ngày. Có những loại chống cao huyết áp uống 2 hay 3 lần trong ngày thì quý vị nên chia theo giờ. - Huyết áp chúng ta lên xuống trong ngày, cao nhất là ban ngày, thấp nhất là ban đêm. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi hoặc quý vị có bệnh cao huyết áp lâu năm, thành mạch máu dày hơn, huyết áp không còn tụt xuống vào ban đêm nữa, đây là hiện tượng huyết áp không giảm khi về đêm (non-dipping hypertension). Đây cũng là một trong những rủi ro của đột quỵ. Hiện tượng non-dipping thường thấy ở bệnh nhân có bệnh ngưng thở khi ngủ (OSA)
- Nên uống thuốc hạ HA mỗi đêm nếu là loại ACEI (Lisinopril) hay ARB (Losartan) - Lý do, những thuốc này giữ HA đúng mức về đêm, nhất là những trường hợp non-dipping hypertension 3. Đau khớp do thoái hoá (osteoarthritis): - Rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh thấp khớp và đau nhức. Điểm quan trọng là chỉ uống thuốc giảm đau khi đau thật sự. Tập thể dục và giảm cân giúp giảm đau khớp rất nhiều. Các nghiên cứu cho thấy nên uống thuốc giảm đau một vài giờ trước khi cơn đau lên đỉnh điểm. Đau nhức khớp thường lên xuống trong ngày, tuỳ theo thời tiết (đau hơn khi lạnh). - Các thuốc giảm đau thông dụng là NSAID (Ibuprofen, Naproxen, Aleve, Aspirin) hay APAP (Acetaminophen). Nếu quý vị bị đau buổi trưa trong ngày, nên uống thuốc giảm đau buổi sáng để giảm đau. Nếu đau thường xuyên vào ban đêm, quý vị có thể uống trước khi ngủ. - Lý do: thuốc NSAID thường cần 2-4 giờ để đạt mức cao nhất trong máu, trùng với độ đau cực đại, sẽ giúp quý vị chữa đau hiệu quả nhất. 4. Đau bao tử: - Thường do dư lượng acid trong bao tử, khiến cho quý vị cảm giác ợ hơi, ợ chua, hay đau rát bao tử. Thông thường, bao tử tạo ra acid nhiều vào lúc 10g đêm đến 2g sáng - Quý vị nên dùng thuốc bao tử (thường là H2 blocker, tên cuối là chữ "tidine" như cimetidine, famotidine, ranitidine, nizatidine) hay PPI trước buổi ăn tối và giảm thiểu khả năng tăng dịch acid về đêm 5. Suyễn: - Cơn suyễn thường bùng phát thường lúc 4 và 6 giờ sáng hơn là ban ngày. Trung bình, có 4 trong 10 người bị suyễn thức dậy lúc nửa đêm do lên cơn. - Khi nào dùng thuốc suyễn: dùng sau buổi trưa nếu là thuốc uống, dùng buổi chiều nếu là thuốc xịt Steroid - Vì sao? Thuốc xịt steroid buổi chiều tối sẽ giúp giảm viêm đường thanh quản, giảm thiểu khả năng lên cơn suyễn lúc nửa đêm về sáng. 6. Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) - Đây là dạng viêm khớp do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào chính các khớp gối của họ (quân ta đánh quân mình), dẫn đến viêm khớp lâu dài, có thể dẫn đến tàn tật, khớp dị dạng nếu không chữa trị. Thường các triệu chứng đau khớp dạng này nhiều nhất là lúc sáng sớm, khi chúng ta vừa ngủ dậy, với các khớp tê cứng. - Khi nào dùng thuốc khớp: uống lúc ban đêm, trước khi đi ngủ - Lý do: Uống NSAID, Aspirin, hay các thuốc trị đau khớp vào buổi tối làm giảm cơn đau lúc sáng. Quý vị có thể uống Steroid liều thấp, dạng thấm từ từ (slow relief, hiện chưa có tại Việt Nam) để giảm cơn đau lúc sáng, giúp ngủ ngon hơn.