dimanche 29 mai 2022

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – Tiếng hát thời vàng son

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – Tiếng hát thời vàng son





Danh ᴄa Duy Tráᴄ tên thật là Khuất Duy Tráᴄ, sinh nɡày 12/5/1936 tại Sơn Tây. Cùnɡ với Anh Nɡọᴄ và Sĩ Phú thì Duy Tráᴄ là một trᴏnɡ 3 nam danh ᴄa nổi tiếnɡ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tình ᴄa trướᴄ 1975

Từ khi ᴄòn họᴄ tiểu họᴄ ở quê nhà, Duy Tráᴄ đã thể hiện đượᴄ nănɡ khiếu ᴄa hát và đượᴄ lên trình diễn nhiều lần trᴏnɡ ᴄáᴄ buổi lễ ở Sơn Tây. Ônɡ nói rằnɡ lúᴄ đó, vì ᴄòn quá nhỏ nên mỗi lần hát đều phải đứnɡ trên ɡhế. Lên trunɡ họᴄ, Duy Tráᴄ họᴄ tại Việt Bắᴄ (Phú Thọ) ở 2 trườnɡ trunɡ họᴄ Hùnɡ Vươnɡ và trunɡ họᴄ Khánɡ ᴄhiến, nơi ᴄó ᴄáᴄ ɡiáᴏ sư nổi tiếnɡ trᴏnɡ lĩnh vựᴄ văn họᴄ, sư phạm và ᴄhính trị như: Sᴏnɡ An Hᴏànɡ Nɡọᴄ Pháᴄh (hiệu trưởnɡ), Trần Văn Khanɡ, Đặnɡ Quốᴄ Quân, Nɡuyễn Nɡọᴄ Cư, Nɡuyễn Thị Thụᴄ Viên, Nɡuyễn Khánh Tᴏàn, Nɡụy Như Kᴏntum… Năm 1951, ônɡ rời vùnɡ khánɡ ᴄhiến để về Hà Nội họᴄ tiếp trunɡ họᴄ, ᴄó thời ɡian đượᴄ thеᴏ họᴄ với 2 nhà thơ nổi tiếnɡ là Đᴏàn Phú Tứ và Lan Sơn. Thời ɡian này, Duy Tráᴄ ở trọ nhà ᴄhú ruột là ᴄa sĩ Quáᴄh Đàm, nɡười sau này đã tham ɡia trᴏnɡ ᴄhươnɡ trình nɡâm Taᴏ Đàn ở đài phát thanh Sài Gòn. Nhận thấy triển vọnɡ từ ɡiọnɡ hát đặᴄ biệt ᴄủa nɡười ᴄháu, Quáᴄh Đàm đã thúᴄ ɡiụᴄ Duy Tráᴄ tham ɡia ᴄuộᴄ thi tuyển lựa ᴄa sĩ ᴄủa đài phát thanh Hà Nội năm 1954 (trướᴄ đó danh ᴄa Kim Tướᴄ đã đượᴄ ɡiải nhất vàᴏ năm 1953). Mặᴄ dù Duy Tráᴄ đã từ ᴄhối, nhưnɡ ônɡ Quáᴄh Đàm đã tự ý đănɡ ký dự thi, rồi khi nhận đượᴄ ɡiấy ɡọi, Duy Tráᴄ đành ᴄhấp nhận tham ɡia và ɡiành ɡiải nhất năm 1954. Sau khi đượᴄ ɡiải nhất, Duy Tráᴄ hát ở đài phát thanh một thời ɡian nɡắn rồi một mình di ᴄư vàᴏ Sài Gòn năm 1954. Thời ɡian đầu ônɡ ở tại khu lều bạᴄ ở Khám Lớn Sài Gòn (vốn là nhà tù dᴏ Pháp xây dựnɡ ᴄạnh tòa án, đã bị ᴄhính quyền đệ nhất Sài Gòn phá hủy để sau đó xây trườnɡ Văn Khᴏa và Thư viện Quốᴄ ɡia). Khu lều này đượᴄ ᴄhính quyền dành ᴄhᴏ nhữnɡ họᴄ sinh di ᴄư khônɡ ᴄó ɡia đình. (Khu đất này lúᴄ đó nằm trên đườnɡ Gia Lᴏnɡ, nay là đườnɡ Lý Tự Trọnɡ). Khᴏảnɡ đầu năm 1955, Tổnɡ hội baᴏ ɡồm nhữnɡ sinh viên Hà Nội di ᴄư vàᴏ Sài Gòn năm 1954 đã tổ ᴄhứᴄ nhữnɡ đêm văn nɡhệ manɡ tên Nhớ Về Hà Nội, và Duy Tráᴄ đã lên hát ᴄa khúᴄ Hướnɡ Về Hà Nội ᴄủa Hᴏànɡ Dươnɡ, đã ɡây xúᴄ độnɡ mạnh mẽ với nhữnɡ khán ɡiả vốn là bạn bè đồnɡ tranɡ lứa và đồnɡ hươnɡ vừa rời xa quê hươnɡ, khônɡ ᴄó ɡia đình bên ᴄạnh.
Thời điểm đó nhạᴄ sĩ Lê Thươnɡ đanɡ làm phónɡ sự ᴄhᴏ đài phát thanh Pháp Á, tườnɡ thuật ᴄáᴄ đêm văn nɡhệ đó ᴄủa tổnɡ hội sinh viên, và ônɡ rất ấn tượnɡ với ɡiọnɡ hát ᴄủa ᴄhànɡ họᴄ sinh trunɡ họᴄ Khuất Duy Tráᴄ nên đã đến tìm, rồi thay mặt đài Pháp Á mời Duy Tráᴄ về hát ᴄhᴏ đài này. Ônɡ kể về thời ɡian đó như sau: “Đến bây ɡiờ tôi vẫn ᴄòn nhớ nhữnɡ ᴄảm ɡiáᴄ run rợ, lᴏ lắnɡ mỗi khi lên đài hát. Hồi đó ban nhạᴄ ᴄhơi vivant (tứᴄ khônɡ thu thanh trướᴄ, mà phát thẳnɡ lên làn sónɡ điện), ban nhạᴄ tᴏàn là nɡười Pháp, hòa âm khó hơn nhiều sᴏ với đài Hà Nội, và nhạᴄ trưởnɡ Maritan thì rất khó tính. Mỗi lần vô trật ᴄáᴄ intrᴏduᴄtiᴏn hᴏặᴄ hát sai thì lãnh đủ, khônɡ thuốᴄ nàᴏ ᴄhữa đượᴄ nữa và mỗi lần như thế nhạᴄ trưởnɡ ᴄhửi như tát nướᴄ. Cũnɡ ᴄhính nhờ vậy mà một ɡiọnɡ hát tay mơ như tôi (khônɡ qua trườnɡ lớp hᴏặᴄ họᴄ thầy nàᴏ), đã dần dần trưởnɡ thành”.
Vàᴏ Sài Gòn ᴄhỉ khônɡ lâu, Duy Tráᴄ đã trở thành ᴄa sĩ đài phát thanh và ᴄó tiền để tiếp tụᴄ hᴏàn thành ᴄhươnɡ trình phổ thônɡ tại trườnɡ Chu Văn An, sau đó thi vàᴏ Đại họᴄ Luật khᴏa, tốt nɡhiệp nɡành luật và ɡia nhập luật sư đᴏàn năm 1960. Năm 1962, ônɡ nhập nɡũ vàᴏ trườnɡ sĩ quan trừ bị Thủ Đứᴄ, sau khi họᴄ xᴏnɡ đượᴄ bổ nhiệm làm phụ tá Ủy viên ᴄhính phủ tại tòa án quân sự mặt trận vùnɡ 3 ᴄhᴏ đến năm 1966 thì ɡiải nɡũ để trở về với nɡhề luật sư. Sau Mậu Thân 1968, Duy Tráᴄ đượᴄ lệnh tái nɡũ và biệt phái về làm ᴄhuyên viên Luật pháp tại Phủ Tổnɡ thốnɡ. Năm 1974, ônɡ bị tổnɡ thốnɡ ᴄắt ᴄhứᴄ, sanɡ năm 1975 bị ᴄhính quyền bắt ɡiữ vì ᴄó nhữnɡ bất đồnɡ quan điểm ᴄhính trị với ᴄhính quyền tổnɡ thốnɡ Nɡuyễn Văn Thiệu. Đến nɡày 27-4-1975 thì ônɡ mới đượᴄ tổnɡ thốnɡ Trần Văn Hươnɡ tha bổnɡ. Trᴏnɡ thời ɡian bị ᴄắt ᴄhứᴄ, Duy Tráᴄ ᴄhuyển sanɡ làm ᴄố vấn Luật pháp ᴄhᴏ Tổnɡ ᴄụᴄ Gia ᴄư, ᴄhuyên viên Luật pháp tại Thượnɡ nɡhị viện, Hạ nɡhị viện và Giám sát viện. Sᴏnɡ sᴏnɡ với việᴄ làm ᴄônɡ ᴄhứᴄ, Duy Tráᴄ vẫn đi hát, và trᴏnɡ suốt sự nɡhiệp ᴄa hát 20 năm ở Sài Gòn, ônɡ ᴄhỉ hát ở ᴄáᴄ đài phát thanh và thu bănɡ dĩa ᴄhứ ᴄhưa baᴏ ɡiờ lộ diện trướᴄ ᴄônɡ ᴄhúnɡ ở phònɡ trà hay là đại nhạᴄ hội. Vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt ᴄhᴏ ônɡ biệt danh “ᴄhànɡ ᴄa sĩ ᴄấm ᴄunɡ”. Sau này Duy Tráᴄ ɡiải thíᴄh rằnɡ ônɡ là ᴄa sĩ khó họᴄ thuộᴄ lời nhạᴄ nhất trᴏnɡ số nhữnɡ ᴄa sĩ Việt Nam từ trướᴄ đến nay, nên ᴄhỉ tự tin khi hát trᴏnɡ phònɡ thu âm. Nɡᴏài ra ônɡ ᴄũnɡ nói rằnɡ mình khônɡ ᴄó ᴄảm ɡiáᴄ thᴏải mái khi đứnɡ trướᴄ ᴄônɡ ᴄhúnɡ hay máy quay phim, thậm ᴄhí là máy ᴄhụp hình. Trᴏnɡ ᴄuộᴄ đời hᴏạt độnɡ nɡhệ thuật ở Sài Gòn trướᴄ 1975, nɡᴏài âm nhạᴄ thì Duy Tráᴄ ᴄòn tham ɡia ban kịᴄh truyền thanh trᴏnɡ nhiều năm; tham ɡia ᴄhuyển âm (lồnɡ tiếnɡ) ᴄhᴏ hai ᴄuốn phim ᴄủa Đặnɡ Trần Thứᴄ (Hè Muộn) và Hà Thúᴄ Cần (Đất Khổ). Nɡᴏài ra ônɡ ᴄũnɡ hát nhạᴄ phim ᴄhᴏ hãnɡ Alpha.



Dù là một danh ᴄa hànɡ đầu ᴄủa âm nhạᴄ miền Nam, nhưnɡ Duy Tráᴄ luôn nói rằnɡ mình ᴄhỉ là ᴄa sĩ nɡhiệp dư, và ᴄa hát ᴄhỉ là nɡhề tay trái. Tuy nhiên, ᴄó lẽ ᴄhính vì xеm nɡhề hát như ᴄhỉ là ᴄuộᴄ dạᴏ ᴄhơi, nên ônɡ hát rất tự dᴏ thᴏải mái, hát vì niềm vui và sở thíᴄh ᴄhứ khônɡ ᴄhịu áp lựᴄ mưu sinh. Nhữnɡ bài Duy Tráᴄ ᴄhọn hát thườnɡ là nhữnɡ ᴄa khúᴄ mà ônɡ tâm đắᴄ ᴄhứ khônɡ bị ép phải hát nhữnɡ bài mình khônɡ thíᴄh. Dù là “nɡhề tay trái”, nhưnɡ nɡhề đi hát lại dài hơn bất kỳ nɡhề tay phải nàᴏ ᴄủa Duy Tráᴄ, đã ɡiúp ônɡ rất nhiều trᴏnɡ thời ɡian vừa ᴄhân ướt ᴄhân ráᴏ đến Sài Gòn, rời xa quê nhà để đến một vùnɡ đất hᴏàn tᴏàn xa lạ khi ᴄhỉ là ᴄậu họᴄ sinh năm ᴄuối trunɡ họᴄ, phải đi hát kiếm tiền để tranɡ trải việᴄ họᴄ. Dònɡ nhạᴄ sở trườnɡ ᴄủa Duy Tráᴄ, như ônɡ từnɡ tâm sự, đó là lᴏại nhạᴄ trữ tình (kể ᴄả nhạᴄ tiền ᴄhiến hay lᴏại nhạᴄ viết sau này) vì nó phù hợp với ɡiọnɡ hát và lối hát ᴄủa ônɡ. Cáᴄ nhạᴄ sĩ sánɡ táᴄ mà ônɡ yêu thíᴄh là Phạm Duy, Cunɡ Tiến, Phạm Đình Chươnɡ, Vũ Thành. Nɡᴏài ra, Duy Tráᴄ ᴄũnɡ nhắᴄ đến Trịnh Cônɡ Sơn là nhạᴄ sĩ mà ônɡ yêu thíᴄh, dù trᴏnɡ sự nɡhiệp Duy Tráᴄ ᴄhỉ hát một bài nhạᴄ Trịnh duy nhất là Du Mụᴄ.

Nhữnɡ ᴄa khúᴄ mà danh ᴄa Duy Tráᴄ thíᴄh hát nhất, thеᴏ lời ônɡ kể, đó là Nɡày Đó Chúnɡ Mình (Phạm Duy), Hươnɡ Xưa (Cunɡ Tiến), Thuở Ban Đầu (Phạm Đình Chươnɡ), Tiếnɡ Chuônɡ Chiều Thu (Tô Vũ), Áᴏ Lụa Hà Đônɡ (Nɡô Thụy Miên)… Vì hát thеᴏ sở thíᴄh nên Duy Tráᴄ đã hát thành ᴄônɡ hơn ᴄáᴄ bài kháᴄ và đượᴄ thính ɡiả rất mến mộ, đặᴄ biệt là với ᴄa khúᴄ Hươnɡ Xưa đượᴄ nhạᴄ sĩ Cunɡ Tiến ɡhi lời đề tựa là “Tặnɡ Khuất Duy Tráᴄ”. Danh ᴄa Duy Tráᴄ và nhạᴄ sĩ Cunɡ Tiến vốn là nhữnɡ nɡười bạn thân và rất hợp nhau trᴏnɡ âm nhạᴄ.
Trᴏnɡ ᴄuốn Chân Dunɡ Nhữnɡ Tiếnɡ Hát, nhà văn Hồ Trườnɡ An đã ɡọi ɡiọnɡ hát Duy Tráᴄ là Tiếnɡ Hát Đại Hồ Cầm, với lời tán tụnɡ như sau: “Giọnɡ hát Duy Tráᴄ ᴄó một âm sắᴄ đẹp và trầm hùnɡ trᴏnɡ ɡiọnɡ hát, khônɡ phải là ở nhữnɡ lúᴄ ônɡ hát nhữnɡ bài hành khúᴄ mà nɡay lúᴄ ônɡ hát nhữnɡ bài tình ᴄảm. Âm sắᴄ trầm rền và dội sâu đó ᴄùnɡ với làn hơi phᴏnɡ phú ᴄủa ônɡ làm ᴄhᴏ nɡười nɡhе ᴄó ᴄảm tưởnɡ đó là tiếnɡ âm u huyền bí ᴄủa miền thâm sơn hᴏanɡ dã. Nó như vọnɡ manɡ manɡ khắp bãi sú bờ hᴏanɡ ᴄủa dải Trườnɡ Gianɡ, hay dội bập bùnɡ vàᴏ hanɡ thẳm hay trên váᴄh đá dựnɡ, váᴄh ᴄổ thành. Và ta ᴄũnɡ ᴄảm tưởnɡ đó là tiếnɡ trốnɡ từ một thế ɡiới vàᴏ thời thái ᴄổ hồnɡ hᴏanɡ nàᴏ vọnɡ lại. Tiếnɡ hát ônɡ ᴄhứa một tiềm lựᴄ bền bỉ, một sinh lựᴄ dồi dàᴏ. Chuỗi nɡân ᴄủa ônɡ rõ nét sónɡ thu, khônɡ nhỏ mứᴄ như ᴄhuỗi hạt ᴄườm, mà ᴄũnɡ khônɡ nhọn sắᴄ rănɡ ᴄưa. Tiếnɡ hát Duy Tráᴄ ᴄhẳnɡ nhữnɡ khônɡ phải là tiếnɡ hát tài tử mà là tiếnɡ hát nhà nɡhề ᴄựᴄ kỳ điêu luyện, một ɡiọnɡ tinh túy đượᴄ ɡạn lọᴄ hết nhữnɡ ᴄái tạp ᴄhất ɡiữa một số đônɡ ɡiọnɡ danh tiếnɡ đươnɡ thời hᴏặᴄ đi sau ônɡ. Nếu Duy Tráᴄ hát ở một thính phònɡ ấm ᴄúnɡ hᴏặᴄ ở phònɡ trà nhᴏ nhỏ, dù ɡiàn nhạᴄ khônɡ ᴄó ᴄây đại hồ ᴄầm (ᴄᴏntrеbassе), tiếnɡ hát ônɡ vẫn ᴄó thể ɡợi dư âm dư hưỡnɡ ᴄủa tiếnɡ đại hồ ᴄầm ấy. Tiếnɡ hát trầm ᴄủa ônɡ ᴄànɡ xuốnɡ thấp ᴄànɡ ᴄhắᴄ nịᴄh, như vọnɡ âm rền rền vàᴏ nhữnɡ nɡõ nɡáᴄh kín đáᴏ ᴄủa trái tim ᴄủa thính ɡiả, vàᴏ nhữnɡ hẽm hóᴄ huyền bí ᴄủa tâm hồn thính ɡiả.”
Sau năm 1975, danh ᴄa Duy Tráᴄ là một trᴏnɡ nhữnɡ ᴄa sĩ bị ᴄhính quyền mới ɡiam ɡiữ lâu nhất. Sở dĩ như vậy là bên ᴄạnh “nɡhề tay trái” là ᴄa hát, ônɡ ᴄòn là một sĩ quan biệt phái. Duy Tráᴄ đã phải trải qua nhữnɡ nɡày thánɡ khổ ᴄựᴄ nhất trᴏnɡ ᴄuộᴄ đời, qua nhữnɡ nhà laᴏ nổi tiếnɡ như Trảnɡ Lớn – Tây Ninh, rồi nhà tù Phú Quốᴄ, Lᴏnɡ Khánh, đến Z30D ở Hàm Tân, đỉnh điểm là trại A20 ở Phú Khánh, nơi dành ᴄhᴏ nhữnɡ trườnɡ hợp nɡhiêm trọnɡ. Năm 1981, Duy Tráᴄ đượᴄ trả tự dᴏ sau 6 năm, nhưnɡ lại bị bắt lại vàᴏ năm 1984 trᴏnɡ một vụ án manɡ tên Biệt Kíᴄh Văn Hóa vì ɡửi bài viết và nhạᴄ để đănɡ ở hải nɡᴏại. Năm 1988, ônɡ đượᴄ trả tự dᴏ lần 2, sau đó ᴄả ɡia đình ônɡ đượᴄ sanɡ Mỹ vàᴏ năm 1992. Tại hải nɡᴏại, Duy Tráᴄ xuất hiện 2 lần trên Paris By Niɡht trᴏnɡ 2 ᴄa khúᴄ Đôi Mắt Nɡười Sơn Tây và Áᴏ Lụa Hà Đônɡ ᴄùnɡ trᴏnɡ năm 1993. Đó ᴄũnɡ là 2 lần hiếm hᴏi mà ônɡ xuất hiện trᴏnɡ một ᴄhươnɡ trình thu hình ᴄó khán ɡiả. Nɡᴏài ra, ᴄùnɡ thời ɡian này, ônɡ phát hành CD manɡ tên Còn Tiếnɡ Hát Gửi Nɡười, ᴄũnɡ là ᴄa khúᴄ dᴏ ᴄhính ônɡ sánɡ táᴄ, dᴏ trunɡ tâm Thúy Nɡa phát hành, và CD Giã Từ dᴏ trunɡ tâm Diễm Xưa phát hành.

Từ đó đến nay đã ɡần 20 năm nữa trôi qua, Duy Tráᴄ rất hiếm khi xuất hiện trướᴄ ᴄônɡ ᴄhúnɡ, ᴄũnɡ như khônɡ ᴄòn ᴄó thêm sản phẩm âm nhạᴄ nàᴏ kháᴄ nữa. Trᴏnɡ lần xuất hiện hiếm hᴏi trên Paris By Niɡht năm 1993, Duy Tráᴄ tâm sự về sự nɡhiệp ᴄa hát ᴄủa mình: “Tôi lạᴄ bướᴄ vàᴏ khu vườn âm nhạᴄ trᴏnɡ mấy ᴄhụᴄ năm, và dù ᴄa hát là nɡhề tay trái, nhưnɡ dài hơn bất kỳ nɡhề tay phải nàᴏ ᴄủa tôi. Trᴏnɡ vườn âm nhạᴄ này, tôi đã ɡặt hái đượᴄ nhiều hᴏa thơm ᴄỏ lạ, tôi đã đượᴄ hưởnɡ nhữnɡ phút ɡiây hạnh phúᴄ, tôi đã đượᴄ khán thính ɡiả traᴏ ᴄhᴏ ᴄái tình thân ái, tình tri kỷ, nên tôi ᴄhợt nɡhĩ rằnɡ khi tôi rời khu vườn âm nhạᴄ này, tôi sẽ khép 2 ᴄánh ᴄửa lại và ra đi với lònɡ thanh thản. Xin ᴄám ơn âm nhạᴄ, xin ᴄám ơn bạn bè, xin ᴄám ơn ᴄuộᴄ đời”.


Đônɡ Kha (nhaᴄxua.vn) biên sᴏạn Published under copyright license

N.Quách chuyển

Nouveau pavillon de l’Institut quantique à l’Université de Sherbrooke 26-05-2022

Un lieu unique d’effervescence pour les sciences et les technologies quantiques


Doté d’équipements scientifiques et de laboratoires à la fine pointe de la technologie ainsi que d’espaces originaux et conviviaux d’échanges et de rencontres créatives, le nouveau pavillon qui abrite l’Institut quantique (IQ) de l’Université de Sherbrooke sera manifestement le creuset de révolutions technologiques futures.

En plus de contribuer à la formation de personnel hautement spécialisé dont la société a déjà besoin, le pavillon permettra également d’accueillir des conférences internationales et des écoles d’été ainsi que des ateliers spécialisés. Il contribue déjà au rayonnement de l’IQ et de l’UdeS à l’international et permettra de recruter davantage de personnes de talents en recherche quantique et d’attirer de nouveaux partenaires.

L'inauguration s'est déroulée le 26 mai dans l'espace central du nouveau pavillon de l'Institut quantique.Photo : Michel Caron - UdeS

Une cérémonie d’inauguration a rassemblé quelque 150 personnes, dont la députée de Sherbrooke, Élisabeth Brière; la mairesse de Sherbrooke, Évelyne Beaudin; le recteur de l’Université de Sherbrooke, le professeur Pierre Cossette; le directeur scientifique de l’IQ, le professeur Alexandre Blais; et le directeur adjoint, le professeur Michel Pioro-Ladrière.

Les personnes invitées ont pu découvrir les nouvelles installations, dont l’architecture toute en courbes et en spirales inspirée d’un réfrigérateur à dilution, l’instrument au cœur des recherches quantiques. Représentant un investissement de plus de 13 M$, le nouveau pavillon a bénéficié de financements provenant du gouvernement du Canada, par l'entremise de la Fondation canadienne pour l’innovation, du ministère de l’Économie et de l’Innovation du Québec ainsi que de l’Université de Sherbrooke et ses partenaires.

Pour le recteur, ce nouvel ajout sur le campus illustre le dynamisme de la communauté qui gravite autour de l’Institut quantique : « Les activités de recherche qu’on retrouve ici sont de calibre international et placent Sherbrooke au cœur des efforts en quantiques au Québec et au Canada. Après la désignation de la Zone d’innovation, l’ajout de ce bâtiment signature sur le campus constitue une preuve de plus de l’importance de ce domaine de recherche pour l’Université de Sherbrooke. »

Le professeur Cossette estime que le pavillon contribuera à attirer à Sherbrooke les plus grands esprits de la recherche quantique :

Le recteur de l'UdeS, le professeur Pierre Cossette. En arrière-plan, la doyenne de la Faculté des sciences, la professeure Carole Beaulieu. Photo : Michel Caron - UdeS

L’excellence scientifique de l’Institut quantique et la qualité des installations que nous avons réussi à lui fournir sont les deux fondements d’une attractivité que nous souhaitons mondiale. Les recherches, échanges scientifiques, applications transférées et activités de formation qui auront lieu ici sont une contribution de l’UdeS pour changer le monde tout en gardant en perspective que ces technologies sont au service des personnes et de la société.

Pierre Cossette, recteur

Pour le ministre de l’Innovation, des Sciences et de l’Industrie, l'honorable François-Philippe Champagne, cet appui du gouvernement du Canada est motivé par le désir de faire avancer la société sur des bases solides : « La science quantique transforme notre façon de concevoir et de mettre au point tout ce qui nous entoure. Elle est source de recherche et d’innovation, et c’est pourquoi notre gouvernement appuie les chercheurs et scientifiques dans la poursuite de leurs travaux dans cette discipline émergente et révolutionnaire. Au moment même où le gouvernement élabore la Stratégie quantique nationale du Canada, les contributions de l’Institut quantique de l’Université de Sherbrooke montrent le chemin à suivre afin de consolider notre rôle de chef de file dans les technologies de l’avenir. »

La secrétaire parlementaire de la ministre de la Santé mentale et des Dépendances et ministre associée de la Santé, et députée de Sherbrooke, Élisabeth Brière, croit pour sa part que les sciences quantiques sont très prometteuses, notamment au chapitre de la cybersécurité :


La députée de Sherbrooke, Élisabeth Brière. Photo : Michel Caron - UdeS

Le pavillon de l’Institut quantique de l’Université de Sherbrooke, véritable carrefour du savoir et de la technologie quantique au pays, est le résultat d’une vision audacieuse, ambitieuse et inclusive. La science quantique est en plein essor, ici à Sherbrooke, en raison notamment de nos dynamiques chercheurs et du financement offert par le gouvernement du Canada. Cette technologie de pointe permet d’accroître notre capacité en matière de cybersécurité, de communication et de sciences informatiques de façon telle qu’on n’aurait pu l’imaginer il y a dix ans. L’IQ accélère cette révolution en jetant des ponts entre la science et les technologies du futur. Félicitations pour cette étape déterminante.

Élisabeth Brière

Du côté provincial, le ministre de l’Économie et de l’Innovation et ministre responsable du Développement économique régional soutient que ce pavillon arrive à point nommé, alors que la recherche en quantique prend de l'expansion au Québec : « Le Québec développe une expertise de calibre mondial dans les technologies quantiques, un domaine que je suis fier d’avoir appuyé avec la création de la Zone d’innovation de Sherbrooke. Tout cela est possible grâce à nos chercheurs, qui pourront maintenant se réunir dans un nouveau pavillon à la hauteur de leurs ambitions. »

Aux yeux de la députée de Saint-François, Geneviève Hébert, « la région de l’Estrie, et en particulier la ville de Sherbrooke, est désormais une référence dans le quantique. On y trouve un écosystème de recherche et d’innovation solide et diversifié, qui rayonne ici et ailleurs dans le monde. L’Institut quantique canalise les connaissances et les efforts de tous les intervenants du milieu avec l’objectif de faire du Québec un pôle incontournable dans ce domaine de pointe ».

Quant à la mairesse de la Ville de Sherbrooke,  Évelyne Beaudin, l'Université se démarque une fois de plus par son grand sens de l'innovation :


La mairesse de la Ville de Sherbrooke, Évelyne Beaudin.

Photo : Michel Caron - UdeS

L’Université de Sherbrooke illustre à nouveau son caractère innovant avec la création de ce pavillon. C’est une immense richesse pour notre ville d’avoir une institution qui affiche autant de vision et de leadership dans le monde universitaire. Grâce à l’Université de Sherbrooke, le futur passera par chez nous.

Évelyne Beaudin

Pour le directeur scientifique de l’IQ, le professeur Alexandre Blais, on ne fait que commencer à voir poindre le potentiel des sciences et technologies quantiques :


Le directeur scientifique de l'Institut quantique, le professeur Alexandre Blais. Photo : Michel Caron - UdeS

Les découvertes dans le domaine des sciences quantiques s’accélèrent, et les retombées potentielles sont vastes. La réalisation de ces idées nécessite de la recherche fondamentale et appliquée, des infrastructures de pointe et l’intersection de plusieurs expertises. Nous retrouvons maintenant chacun de ces ingrédients, tous réunis dans ce nouveau pavillon de l’Institut quantique de l’Université de Sherbrooke.

Alexandre Blais

Favoriser les interactions entre les membres et les espaces d’échange

Grâce à ce bâtiment, les expertes et experts reconnus internationalement en matériaux quantiques, en informatique et en génie quantique pourront être rassemblés sous un même toit.

« La recherche se fait dans les laboratoires, alors que la science se produit dans les corridors. » 




C’est ainsi que le directeur adjoint de l'IQ, le professeur Michel Pioro-Ladrière, a résumé l’esprit qui a animé ceux et celles qui ont participé à la conception du pavillon :



Nous voulions favoriser les interactions entre les membres de l’IQ. De cette façon, le bâtiment lui-même devient un équipement de recherche. C’est en favorisant la collision d’idées qu’on pense vraiment créer une synergie pour en faire un lieu où il y a de meilleures réflexions, plus de créativité, et c’est ainsi qu’on va réaliser de plus grandes découvertes scientifiques.

Michel Pioro-Ladrière

Le professeur a profité de l’occasion pour remercier les nombreux partenaires et, surtout, la communauté de l’IQ, qui s’est mobilisée pour que ce projet devienne réalité.

REF


Informations complémentaires

mercredi 25 mai 2022

AKEBI NHO CHOCOLATE NHẬT BẢN

AKEBI NHO CHOCOLATE NHẬT BẢN








Vườn nho Akeibe


Akebi hay còn gọi là nho Chocolate Nhật với bề ngoài khá độc đáo như quả cà tím nhưng bên trong lại giống chanh dây, có màu trắng đục và rất nhiều hạt đen. Nếu ăn phần ruột sẽ có vị ngọt pha chút đắng, riêng phần vỏ màu tím được sử dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như akebi tẩm bột, salad, muối dưa, mứt Akebi, Akebi dồn thịt rồi kho…ngon tuyệt cú mèo.






Nho Akebi độc lạ vừa cho trái ngon, vừa làm cảnh


Dễ trồng, tiện chăm sóc, không tiêu tốn quá nhiều diện tích, phù hợp với khí hậu – thổ nhưỡng ở Việt Nam.

Cho quả to với hình dáng độc đáo, nhanh thu hoạch với năng suất cao

Cho hoa đẹp lung linh

Thích hợp để trồng làm cảnh, tạo không gian khoáng đãng cho ngôi nhà.

TÔI YÊU NÔNG NGHIỆP XIN CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ GIỐNG NHO AKEBI


Akebi được trồng chủ yếu tại tỉnh Yamagata thuộc vùng Tohoku Nhật bản. Trước đây, Akebi là một loại quả mọc hoang dã nhưng vì chúng có nhiều công dụng hữu ích cũng như vẻ đẹp bắt mắt nên người dân Nhật đã đưa vào trồng trọt một cách có quy mô tại các trang trại từ 20 năm trở lại đây.






Cây ra trái sau 5-8 tháng trồng


Cây Nho Akebi cho quả có hình dáng giống như củ Khoai Lang, dài khoảng 6 đến 10 cm. Quả Akebi có vỏ màu tím, phần ruột màu trắng đục và rất nhiều hạt đen bóng. Quả cũng mọc thành từng chùm, khi quả còn nhỏ hoặc chưa chín sẽ có màu xanh lá và khi chín chúng sẽ chuyển sang màu tím và có một đường nứt vỏ ra để lộ phần nhân cơm bên trong. Điểm đặc biệt của quả Akebi là khi nứt vỏ ra quả mới không bị hư thối.






Nho Akebi chuyển tím nứt đôi là thu hái được


Trái Akebi khá đa năng như vỏ ngoài xào với rau, nướng, hoặc lăn bột. Vỏ akebi hơi cay và đắng nhưng khi nấu lên sẽ loại bỏ được vị cay ra khỏi vị đắng. Chúng ta xào nó với bột miso, một sự tương phản hoàn hảo với vị đắng của loại vỏ này. Còn ruột akebi thì như giống ruột của trái chanh dây nhưng khi ăn phải bỏ hột đi.






Akebi có thể chế biến thành nhiều món ngon


Giống Akebi có thể trồng quanh năm và thu hoạch sau 5-8 tháng trồng, chúng sẽ thu hoạch vào mùa thu tháng 9,10. Mỗi độ Akebi chín, giàn akebi trổng rất thích mắt, chúng như những củ khoai tím lủng lẳng.






Akebi có năng suất rất cao


Hạt của giống Akebi có thể chiết xuất thành tinh dầu, dược liệu. Lá dùng làm trà. Vỏ được làm nguyên liệu ẩm thực. Ngoài ra Nho Akebi còn có một vài công dụng tốt cho sức khỏe của con người.






Trái Akebi có rất nhiều công dụng


Đặc biệt, Nho Akebi còn là một loại cây cảnh bonsai cực HOT. Điểm hấp dẫn của giống cây Akebi đua nhau săn tìm không chỉ nằm ở quả lạ, quả ngon mà hoa của chúng còn rất đẹp. Đến mùa thu hoa Akebi kết quả thì chúng cho ra những cụm hoa mọc thành từng chùm, màu sắc rất đẹp, mùi thơm rất nồng nàn quyến rũ và sau khi hoa tàn sẽ trổ quả. Một chậu Akebi bonsai làm cảnh trong nhà thì quả là mới mẻ, giúp cho căn nhà của bạn thêm phần sinh động.









Nho Akebi trồng bonsai cực đẹp







Nho akebi cho hoa và quả đều đẹp

mardi 24 mai 2022

Khánh thành SAIGON PARK 14-05-2022- Công viên đầu tiên đại diện cho sự THÀNH CÔNG của người VIỆT tại Canada



Vào năm 1979, chính phủ Canada đã khiến cả thế giới sửng sốt trước một chương trình chưa từng có, khi tiếp nhận trên 50,000 thuyền nhân tị nạn Việt Nam. Chính hành động này cũng đã được Liên Hiệp Quốc trao huy chương Nansen vào năm 1986, để rồi hôm nay, hành động ấy trở thành tiền đề làm nên định nghĩa người Canada gốc Việt. Lại một lần nữa, Canada cho thấy sự ủng hộ và khích lệ cộng đồng người Việt, khi lần đầu tiên xây dựng một công viên được đặt tên Saigon, một cái tên rất thân thương đối với cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như người Việt tại Canada. Cùng Hoàng Anh và nhóm Culture tham gia Lễ chính thức khánh thành công viên Saigon, tọa lạc tại đại lộ Matheson Blvd., thành phố Mississauga (trong GTA). *** Mời đăng ký kênh Coming To Canada-Di Dân Di Trú & Đời Sống Canada: https://www.youtube.com/channel/UCl2F... #tincanada #culturepodcast #culturechannel #culturemagazin #tinthegioi #MCHoangNgoc ---- Đăng ký kênh Culture Channel để cập nhật video mới nhất hàng ngày. ✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/CultureChan... ✅ Spotify: https://spoti.fi/3oDGd98 ✅ Facebook: https://www.facebook.com/CultureMagaz... ✅ Instagram: https://www.instagram.com/culturemagazin ✅ Website: https://culturemagazin.com


Kết thúc virus Corona với cách phòng chống này của Đức:súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm.

  Thông tin COVID-19

Tin tham khảo : Các quốc gia sau đã tuyên bố bãi bỏ tất cả các thủ tục kiểm dịch, xét nghiệm coronavirus và tiêm chủng bắt buộc, đồng thời coi coronavirus chỉ là bệnh cúm theo mùa:

1) Thổ Nhĩ Kỳ


2) Brazil


3) Vương quốc Anh


4) Thụy Điển


5) Tây Ban Nha


6) Cộng hòa Séc


7) Mexico


8) Salvador


9) Nhật Bản


10) Singapore


* Kết thúc virus Corona với cách phòng chống này của Đức. *

Các nhà khoa học Đức đã công bố sau một loạt nghiên cứu rằng virus Corona không chỉ nhân lên trong phổi như virus SARS năm 2002 mà còn lây lan rộng khắp cổ họng trong tuần đầu tiên lây nhiễm.

Các nhà khoa học đề nghị Thủ tướng Đức và Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu mọi người làm một việc đơn giản nhiều lần trong ngày - súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm.

Từ lâu, họ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải làm điều này, và bây giờ, sau kết quả của các thí nghiệm do các nhà sinh vật học người Đức thực hiện về sự sinh sản của vi rút Corona trong cổ họng, họ đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải súc miệng bằng dung dịch nước ấm và Muối. ..

Các nhà khoa học Đức đảm bảo với Bộ Y tế Đức: nếu tất cả mọi người súc sạch họng nhiều lần trong ngày, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm thì virus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn nước Đức trong vòng một tuần.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng bằng cách súc miệng bằng dung dịch nước và muối, chúng ta liên tục biến cổ họng của mình thành một môi trường hoàn toàn kiềm, và môi trường này là môi trường tồi tệ nhất đối với coronavirus, bởi vì với nước muối, độ pH của khoang miệng chuyển thành kiềm. pH, và nếu chúng ta súc miệng nhiều lần trong ngày, hãy súc miệng bằng nước muối ấm, chúng ta không cho coronavirus có cơ hội sinh sôi.

Vì vậy, tất cả mọi người cần phải súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà và sau khi trở về nhà, để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona.

Chúng ta hãy yêu cầu tất cả mọi người áp dụng nghiêm ngặt những lời khuyên sức khỏe quan trọng và đơn giản này.

Khi bài báo này lan truyền, bạn cũng sẽ nằm trong số những người chống lại sự lây lan của coronavirus.
Gửi đến những ngư
ời thân yêu của bạn.

LÒNG QUẢNG ĐẠI

 LÒNG QUẢNG ĐẠI


 Có một quả tim bao la, một lòng quảng đại nghĩa là gì?

 Một lần trong một trận bóng chày ở trường trung học, một trọng tài đã xử bất công cho đội chúng tôi.  Cả đội tức tối, chúng tôi hét lên giận dữ chống ông, thóa mạ ông, kêu tên ông ra chửi, lớn tiếng trút cơn giận của mình.  Nhưng một trong các bạn trong đội không làm theo.  Thay vì la hét trọng tài, anh cố gắng chận chúng tôi đừng la hét.  “Bỏ qua đi!”  Anh cứ lặp đi lặp lại với chúng tôi: “Bỏ qua đi! Chúng ta lớn hơn thế!”  Lớn hơn gì cơ chứ?  Anh không nói đến sự non nớt của trọng tài, nhưng đến sự non nớt của chúng tôi.  Và chúng tôi “không lớn hơn thế” ít nhất là trong lúc này.  Chắc chắn tôi không thể nuốt được bất công.  Tôi chưa đủ lớn. 

Nhưng có cái gì đã ở lại trong lòng tôi sau sự cố này.  Thách thức phải “lớn hơn” bên trong sự việc đã làm chúng ta yếu đi.  Tôi vẫn không làm được, không phải luôn luôn, nhưng tôi là người tốt hơn, quảng đại hơn khi tôi làm, cũng như tôi sẽ là người thấp hơn, nhỏ nhen hơn khi tôi không làm được. 

Nhưng cũng như các bạn đồng đội của chúng tôi đã thách thức chúng tôi trong những năm qua, chúng tôi phải tiếp tục “lớn hơn” giây phút nhỏ nhen lúc đó.  Lời mời gọi này nằm ở trọng tâm thách thức đạo đức của Chúa Giêsu trong Các Mối Phúc.  Ngài mời gọi chúng ta có một “đức tính sâu đậm hơn các người biệt phái và các luật sĩ.”  Và có nhiều điều ẩn giấu trong đó hơn là những gặp gỡ đầu tiên với những nhà luật sĩ và người biệt phái, vì những người này rất đạo đức.  Họ cố gắng trung thành với lề luật đức tin, họ là những người có lòng tin và giữ công lý nghiêm ngặt.  Họ không bất công như các trọng tài!  Nhưng bên trong lòng tốt này thiếu một cái gì mà Các Mối Phúc mời gọi chúng ta, một lòng quảng đại nào đó để có quả tim và tinh thần khá lớn, để vươn lên, để không bị yếu, để lớn hơn trong một khoảng khắc nhất định.

Cho phép tôi đưa ra một chuyện về điều này: Đức Gioan-Phaolô II là giáo hoàng đầu tiên chống án tử hình.  Điều quan trọng cần lưu ý là ngài không nói án tử hình là sai.  Kinh thánh nói chúng ta có quyền thi hành án tử hình.  Đức Gioan-Phaolô II cũng thừa nhận.  Tuy nhiên, và đây là bài học, ngài nói, khi chúng ta có thể thực thi công lý bằng bản án tử hình, nhưng chúng ta không nên làm điều đó vì Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm một cái gì cao hơn, cụ thể là tha thứ cho kẻ có tội và không xử tử họ.  Đó là lòng quảng đại, là lớn hơn ở thời điểm chúng ta nắm bắt nó. 

Thánh Tôma Aquinô, trong sự khôn ngoan về đạo đức của ngài, ngài đã làm một phân biệt mà chúng ta ít nghe thấy, cả ngoài đời lẫn trong giảng dạy của nhà thờ.  Ngài nói, có một vài chuyện có thể là tội đối với người này, mà không là tội đối với người kia.  Về thực chất, một cái gì đó có thể là tội cho một người có trái tim quảng đại, ngay cả khi nó không phải là tội đối với người thấp bé và có trái tim nhỏ.  Đây là ví dụ: trong một bình luận đầy thách thức cực kỳ khó, Thánh Tôma Aquinô đã viết, thật là tội lỗi khi từ chối khen một người thực sự xứng đáng, vì khi làm như vậy chúng ta từ chối một phần thức ăn mà người đó cần để sống.  Trong việc giảng dạy điều này, Thánh Tôma rõ ràng cho rằng, chỉ là tội đối với một người có lòng quảng đại, rộng lượng và có một mức độ trưởng thành nhất định.  Một người chưa trưởng thành, ích kỷ và nhỏ mọn thì không có cùng mức độ đạo đức và thiêng liêng. 

Làm thế nào có thể, tội không còn là tội, dù đó là người như thế nào?  Không phải lúc nào cũng vậy.  Có một cái gì là tội hay không là tội tùy thuộc vào chiều sâu và mức độ trưởng thành trong mối quan hệ.  Chúng ta hình dung chuyện này: một người đàn ông và vợ mình có mối quan hệ sâu sắc, nhạy cảm, quan tâm, tôn trọng và thân mật đến mức các biểu hiện nhỏ nhất của tình cảm hoặc coi thường là đủ để cho họ hiểu.  Chẳng hạn, buổi sáng khi họ chia tay nhau đi làm, khi nào họ cũng có một biểu lộ tình cảm, như một nghi thức chia tay.  Bây giờ, nếu một trong hai bỏ biểu lộ này vào một buổi sáng bình thường, khi không có lý do gì đặc biệt, thì đó không phải là chuyện nhỏ, chuyện vô tình.  Có một cái gì lớn ở đây.  Ngược lại, nếu một cặp vợ chồng khác có mối quan hệ ít gần gũi, ít quan tâm, ít tình cảm, ít tôn trọng và không có thói quen thể hiện tình cảm khi chia tay.  Quên như vậy sẽ không có nghĩa gì.  Không nhẹ, không có ý định, không có hại, không có lỗi, chỉ là thiếu quan tâm như bình thường.  Đúng, một số điều có thể là tội cho người này mà không tội cho người kia. 

Chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi để những gì tốt nhất trong chúng ta trở nên đủ lớn, để có trái tim và tâm trí, để biết là có tội nếu không khen, để biết dù Kinh Thánh cho phép chúng ta thi hành án tử hình, nhưng chúng ta vẫn không nên làm, và để biết rằng chúng ta là những người tốt hơn khi chúng ta lớn hơn bất kỳ chuyện gì nhỏ bé mà chúng ta trải qua trong một thời điểm nhất định. 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

dimanche 22 mai 2022

Linda Lê, nữ văn sĩ người Pháp gốc Việt vừa từ trần, hưởng thọ 58 tuổi

 Linda Lê, nữ văn sĩ người Pháp gốc Việt vừa từ trần, hưởng thọ 58 tuổi

Tờ Sài Gòn Nhỏ đưa tin nhà văn "lừng danh" người Pháp gốc Việt tên là Linda Lê mới qua đời. Bà có thể là một nhà văn rất tiếng tăm bên Pháp như bài báo cho biết nhưng thú thực tôi chưa từng nghe tên nữ văn sĩ này bao giờ. Tôi sẽ phải kiếm đọc vài tác phẩm của nữ văn sĩ đó xem văn bà ấy như thế nào. Mời quý anh chị và các bạn đọc bản tin dưới đây:

Nữ văn sĩ lừng danh Pháp gốc Việt Linda Lê ra đi ở tuổi 58

Y Nguyên, 10 tháng 5, 2022, Sài Gòn Nhỏ


Nữ văn sĩ Linda Lê (Ảnh : Télérama)

Báo chí Pháp đã đồng loạt đưa tin buồn về sự kiện này, chẳng hạn tờ Le Figaro đưa lên trang trọng, với lời mô tả ngậm ngùi “người mãi mãi lưu đày” (éternelle exilée).

Nhà văn Linda Lê bước vào lĩnh vực văn học với cuốn Bài ca tội ác (Les Évangiles du crime), xuất bản năm 1992. Với những tác phẩm gây tiếng vang của mình, tác giả người Pháp gốc Việt đã nhận giải thưởng Hoàng tử Pierre của Monaco năm 2009, cùng nhiều giải thưởng văn chương danh giá khác.

Các tác phẩm của nhà văn Linda Lê đã để lại những dấu ấn khó quên trong độc giả Pháp nói riêng, và thế giới nói chung. Độc giả ở Việt Nam cũng biết đến nhiều tác phẩm của nhà văn Linda Lê được dịch sang tiếng Việt như: Ba số phận (Les Trois Parques), Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu).

Bà Linda Lê, người vừa qua đời hôm Thứ Hai, 9 Tháng Năm, ở tuổi 58 vì một cơn bạo bệnh. Người ta nói nhiều về cuốn sách cuối cùng của bà đã được xuất bản vào Tháng Hai. Cuốn De personne je ne fus le contemporain (Tạm dịch: Người không cùng thời) kể lại cuộc gặp gỡ năm 1923 của hai người đàn ông có điểm chung tính cách nổi loạn: Hồ Chí Minh và nhà thơ Nga Ossip Mandelstam – người đã chết khi bị trục xuất về Kolyma.

“Hồ Chí Minh có lăng của mình, Mandelstam có danh gia vọng tộc”, câu nói này được bà Linda Lê dùng làm tiêu đề cho cuốn sách, mượn từ lời của Mandelstam. Đây là một cuốn sách gây tò mò cho những ai cùng thời, sống lưu lạc, cảm nhận về sự hỗn độn của thế giới nhân danh lý tưởng, cô độc trong sự khát cao của mình.

Lúc sinh thời, Linda Lê viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp nhưng các tác phẩm phần lớn đều được dịch sang tiếng Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha và tiếng Việt. Nhà văn Linda Lê từng nói về công việc của mình: “Viết là tự dấn thân lưu đày”. Và đó cũng là ý tưởng là tờ Le Figaro đặt tựa cho bài viết về bà, một người chọn sống và chết với văn chương.

Tác giả Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt, lớn lên ở Sài Gòn. Năm 14 tuổi bà theo mẹ sang Pháp, sống ở thành phố Le Havre. Năm 1981, bà chuyển đến Paris, theo học lớp dự bị văn học ở Trường Henri 4, sau đó vào Đại học Sorbonne. Bà say mê Balzac và Hugo.

Nhật báo Libération nhìn thấy nét cá tính và tính cách đặc biệt trong đời tư ở nữ nhà văn gốc Việt này: Đó là người đàn bà này thích sống trong cô độc. Trong các tác phẩm của Linda Lê, người ta thường thấy hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người tình hờ hững. Nhưng trong đó người ta cũng thấy những câu chuyện huyễn hoặc, siêu thực phảng phất đâu đó như trong các tác phẩm của Shakespeare.

Từ bé, Linda Lê đã diễn đạt bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt với cha và tiếng Pháp với mẹ. Với cha, bà nói tiếng Việt; với mẹ, bà nói tiếng Pháp. Trong trí nhớ của bà, Việt Nam là một đất nước bị cộng sản chiếm đóng, được thống nhất sau khi dừng tiếng súng nhưng tạo ra một vết nứt, một mối bất hòa có lẽ là mãi mãi.

Linda Lê chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp từ người mẹ. Gia đình họ có bốn cô con gái, Linda là người chị thứ hai và người duy nhất mang cái tên có vẻ “Tây” này. Sau ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, bà theo mẹ sang Pháp định cư năm 1977 khi chưa đầy 14 tuổi. Cha của bà, một người làm việc cho hãng Mỹ bị bắt đi tù cải tạo, sau đó qua đời trong tù mà không được gặp lại vợ và các con. Linda vẫn luôn nhắc tới người cha bị bỏ rơi, cảm thấy như có lỗi với ông. Nhà báo Christian Hoche của Le Figaro kể lại việc người cha của bà Linda Lê bị giam cầm trong rừng rậm Việt Nam nào đó mà gia đình cũng không còn nhớ nổi tên.

Người Pháp xem bà là công dân văn chương của ngôn ngữ Pháp. Báo chí Pháp mô tả bà là người có tính cách lạ thường nhưng mạnh mẽ. Chọn cô độc trong cuộc sống cá nhân, nhưng Linda Lê không đơn độc trong văn chương, xung quanh bà luôn có rất đông độc giả ngưỡng mộ. Trên tờ Télérama, ký giả, nhà phê bình văn học Marine Landrot viết về sự ra đi của Linda Lê: “Bà qua đời sáng nay 9/5, sau một trận ốm dài, Linda Lê gia nhập chòm sao những tác giả khắt khe hiếm hoi, bằng cách cống hiến cho độc giả những tác phẩm đáng ngưỡng mộ. Sự im lặng là chủ đề yêu thích của bà mà bà đột nhiên xé ra để viết những cuốn sách cấp thời, bằng một thứ ngôn ngữ rõ ràng như sắc bén, được khảm bằng những từ ngữ hiếm hoi, chứa đựng sự giận dữ và thông minh”.

https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/nu-van-si-phap-goc-viet-linda-le-ra-d
i-o-tuoi-58/

Lễ Khánh Thành Công Viên Sài Gòn Tại Canada | www.sbtngo.com



Lễ Khánh Thành Công Viên Sài Gòn Tại Canada | www.sbtngo.com

samedi 21 mai 2022

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ:


Virus gây bệnh nguy hiểm như thế nào?

(20-05-2022 2:55 PM | Quốc tế)

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ hầu như không lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên số ca mắc bệnh đang xuất hiện nhiều tại các quốc gia khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi
•••••••••••

Đậu mùa khỉ có triệu chứng giống đậu mùa. 36 trường hợp đậu mùa khỉ hiếm gặp ghi nhận ở Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Mỹ. Hiện các nhà khoa học đưa giả thuyết đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục, vốn không phải cách thức lây thường gặp ở bệnh này.

Ngày 17/05, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) thông báo thêm 4 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus tại nước này lên tổng cộng 7 người.

Giới chức y tế Anh nhận định đây là các trường hợp "hiếm gặp và bất thường" và họ đang điều tra mối liên hệ giữa các ca mắc. Tất cả bệnh nhân đều là đồng tính nam, song tính hoặc quan hệ tình dục đồng giới nam.

Trên Zing, TS Susan Hopkins (Cố vấn Y tế của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh) cho biết:

“Các bằng chứng cho thấy có thể virus đậu mùa khỉ đang lây lan trong cộng đồng qua những tiếp xúc gần gũi. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những người đồng tính nam, lưỡng tính lưu ý về bất kỳ vết phát ban hoặc tổn thương bất thường nào và liên hệ ngay với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục".

Ngày 18/05, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Sở Y tế Công cộng Massachusetts xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ, một căn bệnh hiếm gặp vừa bất ngờ xuất hiện ở một số nước châu Âu. Giới chức Mỹ đang phối hợp nhằm truy vết những người tiếp xúc bệnh nhân. Người này vừa quay về từ Canada và đã nhập viện điều trị. Tình trạng bệnh đang chuyển biến tốt. Đây là ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ trong năm nay.

Trước đó, Tây Ban Nha cảnh báo đợt bùng dịch của virus gây bệnh ở Madrid. Tổng cộng 23 người đã mắc bệnh ở nước này, trong đó 8 ca nghi nhiễm là người đồng tính nam. Bồ Đào Nha cũng ghi nhận khoảng 20 ca nghi nhiễm virus gây đậu mùa khỉ trong số các thanh niên ở khu vực gần Lisbon.

Virus gây đậu mùa khỉ hầu như không lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên gần đây, số ca mắc bệnh này đang xuất hiện nhiều ở Anh và một số quốc gia khác khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi.

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện khi nào?

Virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát của bệnh giống như thủy đậu xảy ra trên những con khỉ ở phòng thí nghiệm. Do đó, được gọi là bệnh đậu mùa khỉ.

Lo ngại virus đậu mùa khỉ sẽ nối tiếp đại dịch COVID-19

Các loại virus khác cùng họ thường gây ra các bệnh như đậu mùa, còn được gọi là bệnh đậu bò. Tuy nhiên, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở một số loài động vật, bao gồm một số loài khỉ và động vật gặm nhấm khác. Nó cũng có thể lây sang người, nhưng con người không phải là ổ chứa tự nhiên của virus.

Virus xâm nhập và gây ra triệu chứng gì?

Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể.

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 5 - 21 ngày. Sau đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện, bao gồm nhiều triệu chứng giống bệnh đậu mùa như sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và các tổn thương lan rộng trên da, nổi mủ và vỡ ra.


Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa thông thường

Một số triệu chứng đặc hiệu giúp bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa thông thường và bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ khiến các hạch bạch huyết sưng lên. Khi người bệnh bị sốt, đặc trưng của virus đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, khởi phát sau 1-3 ngày. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang những bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo. Các triệu chứng có thể tồn tại hơn 4 tuần mới hồi phục, nhưng thường biến mất sau 2 tuần. Da của người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương.


Cách thức lây truyền bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Người lành có thể nhiễm virus thông qua 3 con đường chính:

- Một là từ vết cắn hoặc vết xước của động vật mang virus.

- Hai là khi ăn thịt động vật mắc bệnh.

- Ba là tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc chạm vào giường, quần áo bị ô nhiễm.


Virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi, miệng). Ở người, virus lây truyền chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, song, nó không thể văng xa đến vài metre, vì vậy cần phải tiếp xúc gần mới có thể lây nhiễm.

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện chủ yếu ở đâu?

Bệnh đậu mùa ở người chủ yếu gây ra các đợt bùng phát ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Tây Phi và không thường thấy ở châu Âu.

Vào năm 1970, đã ghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC).

Kể từ đó, các ca bệnh đã được báo cáo ở 11 quốc gia châu Phi: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan.

Tiếp đó, năm 2003, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo bên ngoài châu Phi. Nó liên quan việc nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm bệnh vào Mỹ.

Vào những năm 2018, 2019, các du khách từ Vương Quốc Anh (2), Israel (1), Singapore (1) có lịch sử du lịch về từ Nigeria, được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ.


Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Ghi nhận từ Zing, hiện chưa có cách điều trị cụ thể cho bệnh này. Người mắc thường tự khỏi. Vaccine đậu mùa có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa đã được xóa sổ cách đây khá lâu nên các loại vaccine thế hệ đầu không còn được tiêm cho người dân.

Một loại vaccine khác đang được phát triển để phòng đậu mùa và đậu mùa khỉ.

Nhà sản xuất Bavarian Nordic đặt tên vaccine là Imvanex, Jynneos và Imvamun, sau khi được giới chức y tế EU, Mỹ, Canada phê duyệt. Ngoài ra, thuốc kháng virus khác cũng đang được phát triển.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp các biến chứng, bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc thai chết lưu. Các ca bệnh nhẹ có thể không được phát hiện và lây truyền từ người sang người.

( TP st theo SKĐS)