dimanche 31 mars 2024

Bữa tối cuối cùng - MỪNG CHÚA SỐNG LẠI

Từ khoảng năm 1495, Da Vinci đã dành hết tâm huyết cho việc sáng tạo bức “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper). Đây là một trong những tác phẩm hoàn hảo nhất của Da Vinci, được đặt trong phòng ăn của Tu viện Santa Maria ở Milan, nước Ý. Với ý tưởng tuyệt diệu, ngôn ngữ cơ thể của nhân vật rất sinh động, tựa như một vở hí kịch trong đó mỗi người có một trạng thái nội tâm khác biệt.

Chủ đề bức tranh

Bức “Bữa tối cuối cùng” ban đầu thuộc về đề tài “Jesus gặp nạn” trong các bức tranh thời Trung cổ. Nó cũng trở thành chủ đề của bức tranh độc lập trong thời Phục Hưng. Trong các phiên bản khác nhau của sách Phúc Âm (ghi lại lời dạy của Jesus), trong phần mô tả “Bữa tối cuối cùng” có một vài điểm chính như sau: Thứ nhất, Chúa Jesus tuyên bố rằng ông sẽ bị một trong các môn đồ có mặt tại đây phản bội. Các môn đồ đã bị sốc và tự hỏi liệu có phải là họ không; thứ hai, hình ảnh chia bánh mỳ và rượu của Jesus trong bữa ăn; thứ ba, khi Chúa Jesus tuyên bố rằng mình sẽ bị phản bội, đôi tay của Judas và Chúa Jesus đồng thời đặt trên đĩa, đây như là một tín hiệu là để vạch trần kẻ phản bội.

Da Vinci đã kết hợp các tình tiết trên thành một bức tranh duy nhất. Ông tổng hợp các sự kiện đơn lẻ đan xen với nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, điều Leonardo Da Vinci muốn nhấn mạnh nhất là khoảnh khắc kịch tính trong câu chuyện. Đó là khi Chúa Jesus tuyên bố với các môn đồ của mình rằng: “Một trong các ngươi muốn phản bội ta” và những phản ứng khác nhau của mười hai môn đệ.


Kết cấu bức tranh

Chúng ta hãy cùng tham khảo một số bức tranh của các tác giả khác về chủ đề này, được vẽ trước khi bức “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci ra đời:


“Bữa tối cuối cùng” của hoạ sỹ Castagno, được vẽ năm 1450. (Ảnh: Public Domain)


“Bữa tối cuối cùng” của hoạ sỹ Jilanda, được vẽ năm 1480. (Ảnh: 3g.163)

Da Vinci không cô lập Chúa Jesus sang phía đối diện của bàn ăn như những bức tranh trong quá khứ. Ông cũng không sử dụng hào quang để phân biệt giữa các Thánh đồ và kẻ phản bội. Thay vào đó, ông sắp xếp tất cả nhân vật đối mặt với khán giả. Chuyển động và thái độ của các nhân vật phản ánh “niềm vui” của thế giới thực: không thể phân biệt giữa các vị Thánh và nhân vật phản diện khi nhìn từ ngoại hình.



Bức họa “Bữa tối cuối cùng” trong phòng ăn của Tu viện Santa Maria ở Milan: trong thế kỷ 16 một tu sỹ đã vô ý mở cánh cửa giữa phòng ăn này và làm hư hỏng phần hình ảnh bên dưới Chúa Jesus. (Ảnh: Epochtimes)

Để đạt được hiệu quả thực tế, Da Vinci đã tính toán chính xác khiến cho phối cảnh của bức tranh phù hợp với cấu trúc của phòng ăn của tu viện, đồng thời cũng tạo ra nguồn sáng cho bức tranh. Dường như, có một không gian khác được mở ra trong phòng ăn này.

Bức tranh sử dụng sự đối xứng trái và phải; trọng tâm nằm ở Chúa Jesus. Mười hai môn đồ được chia đều cho hai bên, tạo thành một cấu trúc ổn định và khác biệt. Các môn đồ phản ứng dữ dội, thể hiện ở những chuyển động khác nhau của thân thể. Nhưng dưới sự sắp xếp khéo léo của Da Vinci, mỗi nhóm người được kết nối và liên kết bởi các chuyển động của chân tay, tạo thành một sự thay đổi liên tục về mật độ và nhịp điệu thị giác.

Chúa Jesus ở trung tâm dường như bị cô lập. Nhưng các môn đồ và cử chỉ của họ đều hướng về Chúa Jesus, đôi mắt đổ dồn vào Chúa Jesus, tạo thành một loại tập trung vào trung tâm, đảm bảo sự thống nhất của bức tranh và ý nghĩa tổng thể. Đây là tính thẩm mỹ của “sự đa dạng mà thống nhất”. Từ góc nhìn xa, có thể thấy bức tranh ổn định và trang trọng, nhưng phong thái của các nhân vật lại vô cùng sống động.

Vì vậy, vấn đề của Leonardo da Vinci là: Làm thế nào để thể hiện sự khác biệt giữa Judas -kẻ phản bội- với những người còn lại?


Thể hiện trạng thái nội tâm bằng ngôn ngữ cơ thể

Theo ghi chép của Vasari về tiểu sử nghệ sỹ, Da Vinci thường lang thang khắp các quảng trường và đường phố để quan sát hành vi của nhiều người khác nhau. Da Vinci cũng đã viết trong cuốn “Bàn về hội họa” rằng: “Một họa sỹ giỏi nên vẽ được ra hai điều chính: người và ý hướng tâm linh của người… Điều quan trọng nhất trong hội họa là tư thế của nhân vật phải thể hiện được trạng thái bên trong của anh ta, như khao khát, khinh miệt, tức giận và cảm thông…” Vì vậy, mọi nhân vật dưới cây cọ của Da Vinci đều có tình cảm và tư tưởng.

Để đạt được mục tiêu này, ông nhấn mạnh rằng họa sỹ nên luôn mang theo bên mình một quyển phác thảo, để có thể dễ dàng ghi lại biểu cảm và hành động của những người trò chuyện với mình, vẽ chúng lên quyển phác thảo bằng những nét vẽ cực nhanh, giữ lại những bản phác thảo này như một tài liệu tham khảo cho con đường hội họa của bản thân. Trên thực tế, đây cũng là thói quen thường thấy của Leonardo Da Vinci. Có thể hình dung rằng, Da Vinci – người đã nỗ lực quan sát cách cư xử và mối quan hệ tâm lý của mọi người trong một thời gian dài – đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trước khi tạo ra bức tranh tuyệt vời “Bữa tối cuối cùng” này.

Do đó, trong khi Leonardo đang hình dung toàn cục, ông cũng cố gắng tìm ra ngoại hình, dáng vẻ và phản ứng của những người có tính cách và bối cảnh khác nhau, cũng như sự tương tác giữa các nhân vật. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng các cử chỉ khác nhau để mô tả trạng thái tinh thần của Chúa Jesus và các môn đồ lúc đó.



Các phác thảo của Da Vinci dành cho bức “Bữa tối cuối cùng”. Từ trái qua: Chúa Jesus; Một môn đồ; Nhân vật Judas. (Ảnh: Public Domain/Epochtimes)

Da Vinci tin rằng: các chuyển động khác nhau của bàn tay và cánh tay nên dùng để thể hiện ý đồ trong tư tưởng của họ. Miễn là người xem tranh muốn phán đoán, họ có thể hiểu được ý định bên trong của nhân vật bằng cách quan sát hướng chuyển động của những bàn tay trong bức tranh.

Trong “Bữa tối cuối cùng”, cử chỉ của các nhân vật đóng vai trò định hướng thị giác, cường hóa sự thống nhất của hình ảnh. Quan trọng hơn, những ngôn ngữ cơ thể này thể hiện một cách khéo léo ý định bên trong của các nhân vật. Da Vinci cũng đã sử dụng kỹ thuật này để chỉ ra danh tính của Judas – kẻ phản bội.



Chúa Jesus dang hai tay tạo thành một tư thế hình kim tự tháp, thể hiện một vẻ ngoài điềm tĩnh, khoan dung và tha thứ, trái ngược với các vị môn đồ đang nhiễu động xôn xao từ hai bên.



Môn đồ Peter, người căm ghét sự thù hận, đang nắm lấy vai của John (người ngồi cạnh bên phải Jesus), như yêu cầu anh ta hỏi xem ai là người đã bán đứng Jesus. Kẻ phản bội Judas ở ngay bên cạnh, tay đang cầm túi tiền nghe thế mà giật mình quay đầu lại.



Thomas với ngón tay chỉ lên trời như thể hỏi Jesus về manh mối tìm ra kẻ phản bội. James Major (James “Lớn”) trong tâm trạng khá sốc với hai tay dang ra hai bên. Philip thì tự chỉ vào bản thân như muốn hỏi: “Liệu đó có phải là con không?”.



Cụm nhân vật Bartholomew, James Minor (James “Nhỏ”) và Andrew; họ đều tỏ vẻ kinh sợ. Andrew giơ tay lên như biểu thị cho hai người kia: “Bình tĩnh! Bình tĩnh nào!”.



Ba người ở bên trái xa nhất là Matthew, Thaddeus và Simon đang nói chuyện với cử chỉ rất mãnh liệt. Với đôi tay chỉ vào Chúa Jesus ở trung tâm bức tranh, họ như đang tranh luận xem ai là kẻ mà Jesus đang nói tới.

Trong bức tranh này, Da Vinci đã chỉ ra danh tính của kẻ phản bội Judas theo những cách khác nhau:

Thứ nhất Judas là người duy nhất trong bức tranh không tương tác với người khác, ở trong một trạng thái bị cô lập. Vì cảm giác tội lỗi và tâm lý tự bảo vệ, cơ thể hắn rút lui, tạo thành một sự tương phản với những người khác. Các môn đồ khác đều hướng đến trung tâm là Chúa Jesus, mà Judas lại không quan tâm. Thứ hai là hành động cầm giữ bằng chứng tội ác – chiếc túi đựng tiền. Mặt khác, hắn đang vươn tay ra đĩa giống Chúa Jesus. Ngoài ra, khuôn mặt của Judas cũng được cố ý vẽ để cho thấy ông ta là một người tội lỗi (mặt nghiêng 1/2 và cau có, đen đúa với chiếc cằm nhọn hoắt). Với những manh mối này, không khó để khán giả có thể phán xét được ai là kẻ phản bội.

Trước Leonardo Da Vinci, không họa sỹ nào có thể miêu tả thành công mối liên hệ giữa tư tưởng bên trong và ngôn ngữ cơ thể bên ngoài của con người. Quan niệm hoàn hảo từ cấu trúc không gian, sự sắp xếp các nhân vật, sự tương tác của các chuyển động cơ thể, nhân vật cùng biểu cảm… Toàn bộ bố cục đều được xem xét cẩn thận và hoàn hảo. Leonardo da Vinci cũng không coi nhẹ chủ nghĩa hiện thực. Theo mô tả của Vasari: “Mọi chi tiết trong bức tranh đều tinh tế đến mức khó tin, kể cả kết cấu của tấm khăn trải bàn”.



Chân dung danh họa Leonardo Da Vinci. (Ảnh: Fæ on VisualHunt.com / CC BY)


Thái độ làm việc của Da Vinci

Tinh thần nghiên cứu của Da Vinci – tìm kiếm và theo đuổi sự hoàn hảo – đều được mọi người biết đến. Để tái tạo cảnh “Bữa tối cuối cùng” vào thời điểm đó, Da Vinci đã nghiên cứu các thói quen trong cuộc sống, bộ đồ ăn thời Chúa Jesus và hỏi ý kiến các học giả có liên quan về tôn giáo.

Vào thời điểm sáng tạo bức tranh, Da Vinci đã dốc hết trái tim của mình. Trong hồi ký của Stewalog, có một mô tả sống động như sau: “Da Vinci thường trèo lên giàn giáo vào sáng sớm, từ mặt trời đến đêm, cây cọ không bao giờ rời khỏi thân, thậm chí đến quên cả ngủ. Đôi khi ông không đi đâu trong ba hoặc bốn ngày, đối mặt với những bức tranh tường trong sự bàng hoàng, đứng trong một hoặc hai giờ, suy nghĩ về hình ảnh trong một thời gian dài. Thỉnh thoảng vào buổi trưa, khi mặt trời đang chói chang, tôi cũng thấy ông chạy ra khỏi tòa nhà quốc hội, đi thẳng đến tu viện, trèo lên giàn giáo, chỉ để thêm một hoặc hai nét vẽ vào một phần nào đó”.



Toàn bộ các nhân vật trong “Bữa tối cuối cùng”. (Ảnh: Wikipedia Commons)


Phương pháp vẽ tranh

Vì theo đuổi sự hoàn hảo mà Da Vinci đã nhiều lần thay đổi thói quen vẽ tranh. Những bức bích họa ướt truyền thống (Fresco, Pháp) được vẽ trực tiếp trên bùn khô, phải được sơn nhanh chóng theo một khu vực nhất định. Nhưng một khi chúng đã được hoàn thành, rất khó để có thể sửa đổi. Điều này rất bất tiện cho Leonardo Da Vinci, vì vậy khi tạo ra “Bữa tối cuối cùng”, ông muốn cải thiện công thức và kỹ thuật của tranh tường, để những bức tranh tường có thể dễ dàng sửa đổi, kể cả sau khi được hoàn thành. Ông đã sử dụng phương pháp pha trộn dung môi mới cho bức tranh tường trên nền vữa khô, giống như áp dụng cho vẽ tranh trên nền gỗ thông thường. Tiếc rằng phương pháp này không phù hợp khi được sử dụng để vẽ tranh tường. Đó cũng chính là lý do tại sao bức tranh tường “Bữa tối cuối cùng” nhanh chóng bị bong tróc ra.



“Bữa tối cuối cùng”, sơn dầu năm 1520, của hoạ sỹ Giampietrino (1495-1549), hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London. Đây là bản sao tác phẩm của Da Vinci, phục chế lại bản gốc khi tác phẩm vĩ đại này đang bị thời gian tàn phá: (Ảnh: Wikipedia Commons)

Cũng có thể vì sự ẩm ướt của bức tường, bức “Bữa tối cuối cùng” đã bị hư hại kể từ năm 1500. Sau 20 năm, các bức tranh tường bắt đầu bong tróc mạnh. Từ đó, các thế hệ sau đã phải đau đầu để suy ngẫm về kho báu nghệ thuật mong manh mà vĩ đại này.

“Bữa tối cuối cùng” chắc chắn là một trong những kiệt tác nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử hội họa của nhân loại. Sau khi tác phẩm ra đời, đã lập tức giành được sự tán thưởng và khen ngợi. Da Vinci một lần nữa trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Với cấu trúc hoàn hảo, miêu tả nhân văn sắc sảo và hiệu ứng kịch tính sống động, tác phẩm này đã trở thành mẫu hình cho các thế hệ sau học hỏi.


Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai vào năm 1943, phòng ăn của Tu viện này đã bị trúng bom và sụp đổ, nhưng bức tường trên đó vẽ bức “Bữa tối cuối cùng” may mắn thoát nạn nhờ sự che chắn của bao cát và màn trướng. Giống như nhiều di tích nghệ thuật hoàn hảo khác của các nền văn minh cổ đại, Thượng Đế dường như luôn cố ý bảo hộ những di sản nghệ thuật quý giá này, để các thế hệ sau có thể tham khảo các chuẩn mực nghệ thuật cổ xưa và quay trở lại với con đường nghệ thuật chính thống.

jeudi 21 mars 2024

Bs Bảo Khanh-Mẹo Nấu Cơm Giúp Ngăn Ngừa Tiểu Đường

 

 150 064 vues 10 mai 2023 

 Những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều gạo trắng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Vậy nên, việc giảm khoảng 10% lượng calo trong một chén gạo, đã có thể có một tác động rất lớn cho sức khỏe. 

 https://www.youtube.com/watch?v=CSEc5WEJEn4

 * nấu cơm thêm 1 muỗng canh dầu dừa cho 299 g gao, để nguội cho vào tủ lạnh 10 giờ rồi hấp ăn. giảm 50 % glucoz. Gạo dài Basmati ít đường

mercredi 20 mars 2024

Há Cảo - Har Gow- Diễm Na Uy

 

Nguyên liệu / Ingredients: ( 40 cái / 40 har gow ) ◽️ 

Nhân / Prawn filling 300g tôm đã lột vỏ / 300g prawn without shell 1/3 mcf muối / 1/3 tsp salt 50g mỡ heo / 50g pork fat 20g gừng / 20g ginger 50g củ năng / 50g water cheastnut 1 mcf bột nêm gà / 1 tsp chicken powder 1 mcf tinh bột bắp / 1 tsp corn starch 1 mcf tiêu trắng / 1 tsp white pepper 1 mc dầu / 1 tbsp vegetable oil 1 mc dầu mè / 1 tbsp sesame oil ◽️

 Vỏ bánh / The wrappers 130g tinh bột mì ( Bột tàn mì ) / 130g wheat starch 50g tinh bột năng / 50g tapioca starch 20g bột nếp / 20g glutinous rice flour 1/3 mcf muối / 1/3 tsp salt

 250ml nước sôi / 250ml boiling water 2 mc dầu / 2 tbsp vegetable oil  

#diemnauy #hacao #hargow

 


Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì?

 Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì?

Tỏi và mật ong là những gia vị quen thuộc trong nhà bếp, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khi kết hợp cùng nhau. Tuy nhiên, khá nhiều người chưa hiểu rõ vai trò khi kết hợp chung tỏi với mật ong. Vậy tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì với sức khỏe?



1. Công dụng của tỏi ngâm mật ong

Từ xa xưa tỏi ngâm mật ong đã được sử dụng trong điều trị các vấn đề về hô hấp, ho, cảm lạnh, nhiễm trùng da, các bệnh lý tim mạch, đau răng, viêm khớp,...Ngày này, y học hiện đại đã chứng minh những công dụng của mật ong ngâm tỏi như sau:

1.1. Chữa bệnh dạ dày

Mật ong ngâm tỏi được xem là một bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Khi cơ thể xuất hiện những cơn đau dạ dày dai dẳng, người bệnh có thể sử dụng hỗn hợp này vào trước mỗi bữa ăn, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế những thực phẩm cay nóng sẽ giúp tạo lớp màng bảo vệ đường tiêu hóa và làm giảm những cơn đau dạ dày gây nên.

1.2. Chữa viêm xoang, viêm mũi

Trong tỏi và mật ong đều có tính chống oxy hóa cực mạnh, có thể tiêu diệt một số loại virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Sự phối hợp giữa tỏi và mật ong giúp suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh, trong đó có bệnh viêm phổi do các chủng vi khuẩn như Streptococcus, Salmonella và Staphylococcus aureus hoặc ngộ độc thực phẩm.

Vì thế, sử dụng hỗn hợp dung dịch tỏi và mật ong có thể chữa một số bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,... Ngoài ra, còn giúp nâng cao sức đề kháng.

1.3. Điều trị bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng hỗn hợp tỏi ngâm với mật ong có thể làm tăng khả năng bài tiết insulin giúp cơ thể tự điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp chất làm ngọt tự nhiên và rất lành tính cho người bệnh mắc tiểu đường.

1.4. Điều trị cao huyết áp

Dung dịch mật ong ngâm tỏi có chứa thành phần chống oxy hóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp. Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu, mệt mỏi thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người bệnh mắc huyết áp cao nên sử dụng hỗn hợp dung dịch này hằng ngày giúp giảm hấp thu cholesterol, hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng đông máu và sự đông cứng của mạch máu. Điều này giúp huyết áp ổn định hơn và quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

1.5. Tăng cường trí nhớ

Ngoài tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật thì các chất chống oxy hóa là axit kyolic có trong mật ong và tỏi còn giúp bảo vệ não khỏi những tổn thương do bệnh tật và lão hóa như Alzheimer hoặc mất trí nhớ.

1.6. Trị mụn trứng cá

Do tỏi có tính kháng khuẩn cao nên khi kết hợp chung mật ong với tỏi giúp làm dịu tình trạng sưng, viêm cũng như ngăn ngừa các yếu tố hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, những thành phần chất chống oxy hóa dồi dào trong hỗn hợp sẽ làm giảm mờ vết thâm, sẹo, mụn, đem lại một làn da sáng mụn như ý.

NGUỒN 

2. Hướng dẫn cách ngâm tỏi mật ong đúng cách
  1. Bước 1: Tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch với nước, cắt lát nhỏ hoặc đập dập.
  2. Bước 2: Rửa sạch lọ thủy tinh, để khô rồi cho mật ong và tỏi vào với tỷ lệ 15g tỏi/100ml mật ong.
  3. Bước 3: Đậy nắp kín lọ thủy tinh và ngâm từ 14-20 ngày là có thể đem sử dụng.

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? - Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
https://www.vinmec.com › ... › Sức khỏe tổng quát

 

CÒN LẠI GÌ SÀIGÒN- Khu NGUYỄN BỈNH KHIÊM GÓC PHỐ KỶ NIỆM


https://mail.google.com/mail/u/0/#inbox/FMfcgzGxSRFVHGgxPbFcbWWKDbrWwcQd?projector=1

mardi 19 mars 2024

Tout savoir sur la noix de pécan et nos délicieuses recettes

Tout savoir sur la noix de pécan et nos délicieuses recettes

Par Virginie Le vendredi 9 juin 2023

Bol de noix de pécan

Souvent présente dans d’exquises pâtisseries sucrées comme les muffins, les brownies, les tartes, elle représente le nord de l’Amérique à elle seule. Étonnamment, elle s’adapte aussi très bien à de nombreuses recettes salées. La noix de pécan est certes délicieuse, mais elle a d’autres secrets sous sa coque : elle renferme nombre de fibres, vitamines et minéraux. Elle aide à renforcer notre système immunitaire, favorise une bonne santé cardiovasculaire et lutte contre le diabète. Quels sont les atouts de la noix de pécan pour notre organisme ? Comment la cuisiner et la déguster salée ou sucrée ? Tour d’horizon sur l’utilisation de cette noix magique et en bonus, recettes savoureuses pour épater vos invités.

Noix de pécan : origine et utilisation

La noix de pécan, également appelée pacane, est un fruit à coque originaire du sud-est des États-Unis et du nord du Mexique. On le cueille sur le pacanier ou noyer de pécan (Carya illinoinensis, du grec ancien καρύα, karya, « noyer »), un grand arbre rustique cultivé pour ses noix, pouvant atteindre 30 mètres de hauteur. Le pacanier est l’emblème du Texas depuis 1919 en hommage à son gouverneur qui appréciait particulièrement cet arbre. Et on comprend pourquoi : la noix de pécan renferme de nombreux bienfaits grâce à ses vitamines et ses acides gras. 

Mais l’atout incontestable de cette noix est son goût : elle parfume nombre de recettes sucrées et salées. Elle se déguste en cerneaux, fraîche, séchée, en poudre, rôtie ou émondée (débarrassée de sa peau). Elle est parfaite pour agrémenter les desserts, comme :

  • les muffins, brownies ou biscuits;
  • les glaces, par exemple vanille - pécan qui fait un carton tous les étés ;
  • la tarte aux noix de pécan, très populaire aux États-Unis ;
  • les salades de fruits rehaussées de noix de pécan pour le croquant ;
  • dans les mélanges de fruits secs, idéaux pour booster vos petits-déjeuners, vos en-cas et grignotages ;
  • la mousse au chocolat ou le moelleux au caramel beurre salé. Rien que d’y penser, on salive  !

Côté salé, la noix de pécan n’est pas en reste. Elle parfume de nombreuses recettes : 

  • la farce pour les volailles, particulièrement en automne et à Noël ;
  • les délicieuses salades équilibrées, associée à la pomme par exemple ;
  • pour paner viandes, légumes et poissons sous sa forme concassée ;
  • pour relever vos sauces, en fin de cuisson.

Enfin, l’huile de noix de pécan a une saveur à mi-chemin entre l’huile de noix et celle d’amande. Elle donne un petit goût supplémentaire à vos assaisonnements et se marie particulièrement bien en sauce vinaigrette avec du vinaigre balsamique pour vos entrées.

Enfin, l’huile de noix de pécan a une saveur à mi-chemin entre l’huile de noix et celle d’amande. Elle donne un petit goût supplémentaire à vos assaisonnements et se marie particulièrement bien en sauce vinaigrette avec du vinaigre balsamique pour vos entrées. Attention, l’huile de noix de pécan ne se réchauffe pas, car elle s’oxyde. Mais vous avez le feu vert pour agrémenter toutes vos préparations froides.

Bienfaits des noix de pécan

Apports énergétiques

À l’instar des autres fruits secs et oléagineux, la noix de pécan est une alliée de choix pour équilibrer son alimentation. Elle est riche en glucides, en protéines, mais aussi en lipides, et c’est d’ailleurs le fruit à coque qui en contient le plus. Avec toute l’énergie qu’elle fournit à notre organisme, elle est très utile en cas de coup de mou l’après-midi. Une poignée suffit pour recharger vos batteries.

Faire du sport grâce à la noix de pécan

Source de vitamines et minéraux 

Si l’on regarde du côté des valeurs nutritionnelles, ce fruit à coque est très intéressant. La noix de pécan contient des micronutriments pour faire le plein de fibres, vitamines et minéraux :  

  • vitamine A, pour renforcer les yeux, la peau et le système immunitaire ;
  • vitamine C, pour aider au bon fonctionnement du métabolisme, réduire la fatigue et favoriser la cicatrisation ;
  • vitamine B, pour l’énergie et la régénération des cellules, 
  • vitamine K pour une bonne coagulation sanguine et la défense des os.

Elle fournit de précieux minéraux et oligo-éléments, comme du calcium, du fer, du magnésium, du phosphore, du zinc et du potassium. Tous ces éléments aident votre système immunitaire à se renforcer. La noix de pécan est aussi source de Manganèse, un antioxydant puissant qui aide au bon fonctionnement des organes et à la lutte contre les radicaux libres. Si vous en doutiez encore, consommer des noix de pécan n’a que des atouts. Elle permet de contribuer à garder une bonne santé cardiovasculaire, à contrôler le diabète et à diminuer les risques liés à la vésicule biliaire.

Satiété et gestion du poids

En outre, la noix de pécan permet de se sentir rassasié. Elle représente une alternative saine en cas d’envie de grignotage. Elle est riche en acides gras insaturés dont des oméga 6, aussi appelés « bon » gras, qui contribuent à la diminution du mauvais cholestérol. Elles sont donc bonnes pour la santé et, contrairement à leur réputation, elles ne font pas grossir tant qu’elles sont consommées en quantités raisonnables dans le cadre d’un régime équilibré. 

Précautions liées à la consommation de noix de pécan

Combien de noix de pécan par jour ?

Selon cette étude américaine, la consommation quotidienne de noix de pécan a une influence positive sur notre santé. En effet, les essais prouvent que la noix de pécan aide à lutter contre les risques de maladies cardiovasculaires, diminue les risques de mortalité due au diabète de type 2, et améliore la santé cardiométabolique en général, tout particulièrement chez les patients souffrant de surpoids et d’obésité. 

Manger 7 à 20 noix de pécan par jour permet de bénéficier de leurs bienfaits sans pour autant prendre du poids. Si vous trouvez que ce rythme est difficile à tenir, essayez de consommer une poignée de noix de pécan deux fois par semaine. Ainsi, vous ne vous lassez pas et vous profitez tout de même de leurs vertus !

Noix de pécan et calories

Vous avez peur de manger des noix à cause de l’incidence qu’elles pourraient avoir sur votre silhouette ? La noix de pécan apporte effectivement des calories à notre organisme : comptez 736 kcal pour 100 grammes. Mais ces calories représentent un apport d’énergie indispensable au bon fonctionnement de notre corps. La noix de pécan est également riche en antioxydants et en acides gras insaturés, ce qui lui confère un réel avantage comparé aux aliments ultra-transformés. N’ayez pas peur de la balance : les noix en général sont de véritables atouts santé. Et si votre poids vous inquiète, faites un bilan avec un médecin qui saura vous conseiller une alimentation adaptée. En attendant, si une fringale arrive, préférez toujours une poignée de fruits secs bio aux aliments industriels. Vous serez rassasié plus longtemps et votre corps vous dira merci  !  

Précautions

La consommation de noix, et notamment de noix de pécan, est déconseillée aux personnes sujettes aux calculs rénaux. En effet, elles contiennent des oxalates, qui peuvent irriter les reins et les articulations chez les personnes fragiles. Si vous adorez les noix de pécan mais avez des problèmes de santé, il est possible de diagnostiquer votre sensibilité aux oxalates. Un simple test urinaire peut détecter les marqueurs responsables des réactions indésirables. Pour toutes questions, consultez votre médecin : il saura vous conseiller au mieux sur votre alimentation.  

Recettes noix de pécan

Recette salée 

Maintenant que les noix de pécan vous (et nous !) ont mis l’eau à la bouche, il est temps d’aborder le sujet de manière concrète : place aux recettes ! Pour utiliser la noix de pécan de façon originale, vous pouvez l’intégrer à un crumble. Nous voulions vous proposer un plat facile, rapide, économique et compatible avec un régime végétarien. Nous avons donc choisi la recette suivante : 

Crumble de patates douces aux noix de pécan

Ingrédients
  • 1 kg de patates douces
  • 75 grammes de beurre
  • 2 œufs

Ingrédients pour réaliser le crumble :

Farine de blé T110 Bio

Préparation
  1. Épluchez les patates douces et coupez-les en gros cubes
  2. Faites-les cuire dans un faitout ou une grosse casserole d’eau bouillante jusqu’à ce que les morceaux soient tendres quand vous les piquez avec une fourchette. 
  3. Égouttez les patates.
  4. Écrasez-les et ajoutez les œufs et le beurre pour obtenir une purée bien lisse. Salez, poivrez à votre convenance. 
  5. Mélangez les ingrédients du crumble à part, dans un bol. Ajoutez-y les noix de pécan concassées.
  6. Versez la purée dans un plat à gratin.
  7. Émiettez le crumble au-dessus de la purée pour former une croûte.
  8. Enfournez pour 30 minutes sur la position gril et retirez le gratin du four une fois le crumble bien doré.
  9. Servir bien chaud.

Voilà une spécialité facile à réaliser. Les noix de pécan apportent une petite touche étonnante. Bon appétit !

Recette tarte aux noix de pécan

Tarte aux noix de pécan

La tarte aux noix de pécan, ou pecan pie, est un grand classique américain et canadien. Traditionnellement, elle est servie pour le repas de Thanksgiving, cette fête nationale célébrée le quatrième jeudi du mois de novembre aux États-Unis et le second lundi d’octobre au Canada. Facile à réaliser même pour les débutants, on l’apprécie pour sa garniture fondante et caramélisée. Voici sa recette :

Ingrédients 
  • pâte brisée, maison de préférence 
  • 3 œufs
  • 200 grammes de noix de pécan
  • 175 grammes de sucre et cassonade
  • 35 grammes de beurre 
  • 1 cuillère à soupe de maïzena
  • 1 cuillère à soupe d’extrait de vanille ou 2 sachets de sucre vanillé
  • 1 cuillère à soupe de miel

Optionnel : si vous aimez cette petite saveur supplémentaire, rien ne vous empêche d’ajouter une cuillère à soupe de whisky ou de rhum ambré dans la préparation. L’alcool s’évapore à la cuisson, mais il parfume la tarte agréablement.

Préparation 

  1. Dans un saladier, fouettez les œufs et les sucres.
  2. Ajoutez le beurre fondu, le miel et la vanille. 
  3. Ajoutez la maïzena.
  4. Étalez la pâte brisée dans un moule à tarte.
  5. Placez les noix de pécan sur le fond de pâte.
  6. Recouvrir les noix avec la préparation.
  7. Enfournez à 175 °C ou thermostat 5 et laissez cuire pendant 45 minutes.

Il est conseillé de laisser la tarte refroidir au moins deux heures avant de la déguster. Si en la préparant à la maison vous vous apercevez que vous n’avez pas assez de noix de pécan, pas de panique. Il est possible de mélanger avec d’autres fruits à coque comme les noix, dont la texture ressemble un peu à celle des noix de pécan. Et voilà, votre tarte est sauvée  ! 

La noix de pécan s’associe volontiers à du chocolat ou du caramel. Grâce à ses bienfaits, elle est toute désignée pour réaliser des barres gourmandes maison, pour le petit-déjeuner ou les snackings. À La Fourche, on est particulièrement fan des barres chocolat et noix de pécan et des barres de granola maison aux noix de pécan et sirop d’érable. Avec sa texture croquante, elle agrémente de façon intéressante vos crumbles, salés ou sucrés. Comment ne pas succomber ? Allez, c’est l’heure de faire les courses. N’oubliez pas les noix de pécan sur votre liste !

Où acheter des noix de pécan ?

Comment bien choisir ses noix de pécan  ?

La saison de la noix de pécan est de septembre à décembre. C’est une formidable source d’énergie pour l’automne et le début de l’hiver, quand le soleil est moins présent et que les vacances sont loin derrière nous  !

Nous vous conseillons de choisir des noix de pécan bio. Vous serez ainsi certain ainsi que vous achetez un produit de qualité supérieure, sans pesticides ni additifs chimiques. Et si vous souhaitez faire un pas de plus pour préserver la planète et réduire les emballages, pourquoi ne pas passer aux fruits secs en vrac ?

Prix des noix de pécan

Le prix des aliments est toujours variable, puisqu’il dépend de facteurs environnementaux (météo, entre autres) et des coûts d’acheminement. Le bio est légèrement plus cher que le non-bio, mais la sélection n’est pas la même : avec l’alimentation conventionnelle, vous n’êtes pas certains de l’absence de résidus de pesticides. Selon l’association Générations Futures, les produits bio contiendraient en moyenne 223 fois moins de pesticides que les produits non bio ! 

Pour référence, sur le site du magasin bio en ligne La Fourche, comptez entre 4 et 6 euros les 100 grammes de noix de pécan.

Comment bien conserver des noix de pécan

Conservez vos noix de pécan dans leur emballage, à l’abri de la lumière. Vous pourrez les consommer jusqu’à six mois après l’achat. La date limite d’utilisation optimale est toujours indiquée sur leur paquet. Au réfrigérateur, dans un récipient hermétique, elles se préservent encore mieux. Ainsi, elles peuvent être mangées pendant un an maximum. Si vous les placez au congélateur, la durée de conservation peut être rallongée de quelques mois. 

Si les noix de pécan ont été écalées, elles tiennent bien moins longtemps. Consommez-les dans le mois. 

Et enfin, un conseil : pour éviter qu’elles ne périment, achetez vos noix de pécan en petites quantités. Ainsi, vous vous assurez de leur fraîcheur et de leur saveur tout en réduisant le gaspillage. Bonne dégustation !

Source

BOROBUDUR (Indonesia) | Largest Buddhist temple in the world (full tour)


Borobudur - a UNESCO World Heritage Site - ranks with Bagan in Myanmar and Angkor Wat in Cambodia as one of the great archeological sites of Southeast Asia. 

The video also includes a tour of Prambanan temple, the largest Hindu temple site in Indonesia and also a UNESCO World Heritage Site. 

Video chapters: 
0:00 Borobudur 
6:17 Prambanan



CHIA SẺ0

vendredi 15 mars 2024

Bánh Bột Lọc Trần Làm Như Bánh Bèo Giản Tiện - Clear Shrimp and Pork Belly Tapioca Starch Dumplings -LÊ THUY



Công Thức - Recipe
Đầu năm Giáp Thìn, với tiêu chí giản tiện mình làm bánh bột lọc theo kiểu làm bánh bèo. Không nhồi bột, chẳng cần gói, chẳng bị xì nhân khi luộc, làm nhanh ăn cũng nhanh. Mình xài chén đất, chén silicone, hoặc khuôn làm bánh, có gì làm nấy.
Nguyên Liệu - Ingredients: Vỏ Bánh/ batter 400g bột năng/ tapioca 1tsp muối/salt 900g nước nóng/water water 2Tbsp dầu ăn / cooking oil Nhân/Fillings: 250g thịt ba chỉ / pork belly 200g tôm nhỏ có vỏ/ shrimps 1 tsp bột tỏi /garlic powder 2 tsp nước mắm/ fish sauce 1/2 tsp tiêu/ black pepper 1 tsp màu điều/ annatto powder 1/2 tsp salt / muối 1/2 tsp bột nấm/ shiitake powder 1Tbsp hành phi/fried shallot 1Tbsp hành tím bằm/ minced shallot 1/2Tbsp tỏi bằm/ minced garlic 1Tbsp dầu ăn/ cooking oil Ăn kèm/ Topping 1/4 cup hành lá/ green onion 1Tbsp dầu hành / shallot oil 2Tbsp nước măm/ fish sauce 2Tbsp nước uống/ drink water 2 trái ớt đỏ/hot pepper 2Tbsp hành phi / fried shallot Dụng cụ - Utensils: (paid link), #ad or #CommissionsEarned. As an Amazon Associate, I earn from qualifying purchases. Chén silicone: https://amzn.to/3SDFXrG Bột màu điều: https://amzn.to/3OMzJ7r

Người tháp chữ A vào tên PARIS


Don’t just stand there with your Eiffel Tower smile.

Tell me you love me, and tell me in French

Jarod Kintz

Tiền & tem có in hình Eiffel


Nhắc đến nước Pháp, người ta nghĩ đến thủ đô Paris. Nhắc đến Paris, người ta lại nghĩ đến tháp Eiffel. Thật vậy, từ rất lâu, chữ A trong tên của thủ đô nước Pháp đã được tượng hình hoá bằng những nét phác họa của ngôi tháp thanh thoát này.

Gần như ai cũng biết tháp Eiffel do công ty của ông… Eiffel xây. Nhưng, ông ấy là ai? Gustave Eiffel sinh tháng 12/1832 tại Dijon (Pháp) và mất tháng 12/1923 tại Paris. Họ khai sinh của ông là “Bonickhausen dit Eiffel”, nhưng lúc 45 tuổi, ông xin bỏ phần họ gốc Đức, chỉ giữ lại chữ Eiffel mà thôi. Năm 1855, sau khi tốt nghiệp kỹ sư École Centrale de Paris, ông khởi nghiệp trong 2 ngành luyện kim và xây dựng các công trình bằng kim loại, đặc biệt về thép. Ở tuổi 26, ông chịu trách nhiệm cho công trình lớn đầu đời: xây cây cầu dài 510 m dành riêng cho xe lửa ở thành phố Bordeaux. Từ đó, công ty của ông liên tiếp thực hiện những đề án liên quan đến hệ thống đường sắt, nhà ga, cầu, hải đăng, sườn, vòm các công trình kiến trúc tại Pháp và nhiều nơi trên thế giới: Hung Gia Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, Catalogne, Thuỵ Sĩ, Bồ Đào Nha, Bỉ, Phần Lan, Estonie, Algérie, Ai Cập, Madagascar, Brésil, Việt Nam … Họ tên của ông gắn liền với ngọn tháp cao nhất thủ đô Paris, từng được mệnh danh là “người đàn bà sắt”, nhưng ít ai biết đến việc công ty của ông cũng đã thực hiện việc đúc cốt sắt cho một người đàn bà khổng lồ nổi tiếng khác: pho tượng Nữ thần Tự Do tại New-York, cũng như sự trùng tu cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương (có tên cũ là cầu Mây, Sắc, Thành Thái, Clémenceau rồi Nguyễn Hoàng) và việc thiết kế phần khung sườn bằng kim loại cho Bưu điện trung tâm của Sài Gòn. Cũng nêu thêm ở đây, sau khi Gustave Eiffel ngừng hoạt động trong ngành xây dựng, công ty đổi tên thành Levallois-Perret và đã xây cầu Mống (còn có tên gọi khác: Arc-en-ciel) bằng thép kiên cố, bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền quận 1 và Khánh Hội (quận 4 bây giờ) của Sài Gòn. Hiện nay, một số công trình của Eiffel đã được công nhận là di sản thế giới hoặc di tích lịch sử của quốc gia.


Tượng bán thân Gustave Eiffel đặt dưới chân tháp

Riêng về tháp Eiffel, được xây dựng chỉ trong 26 tháng, từ 01/1887 đến 03/1889, cho kịp dịp khai mạc Hội chợ đấu xảo hoàn vũ (Exposition universelle) tổ chức tại Paris đầu tháng 05/1889. Trước sự kinh ngạc của dân chúng thủ đô, từ 4 chân trụ, được tính toán để lắp ghép khít khao đến từng cm, ngôi tháp “mọc” thêm 12m mỗi tháng để đạt đến chiều cao 312m khi khánh thành. Chỉ riêng trong năm 1889, đã có gần 2 triệu người hiếu kỳ đến thăm tháp. Từ đó đến nay, theo ước tính, khoảng 300 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về để có thể thực hiện giấc mơ “ôm ấp nhân tình ở ngọn Eiffel”*. Trừ 2 trận Đại Thế Chiến và gần 10 tháng gián đoạn vì đại dịch Covid-19 vừa rồi, mỗi năm, ngôi tháp này tiếp đón chừng 7 triệu người đến viếng thăm.




Vài công trình của Gustave Eiffel tại Việt Nam: Cầu Trường Tiền-Huế, Cầu Mống Sài Gòn

Nhận được huy chương cao quý Bắc Đẩu bội tinh ngay sau khi xây xong tháp, nhưng Gustave Eiffel đã không tránh khỏi búa rìu dư luận. Ngay khi mới khởi công xây dựng, hơn 50 thân hào, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ đã lên tiếng phản đối bằng cách gửi thư đến giám đốc công trình. Trong thư ngỏ in trên báo Le Temps đề ngày 14 tháng 2 năm 1887, có đoạn viết : “…Ngọn tháp lố bịch cao chót vót này, tựa một ống khói đen khổng lồ của nhà máy, sẽ chiếm lĩnh bầu trời Paris, và bằng sức nặng cục mịch của mình, đè bẹp Notre-Dame, Sainte-Chapelle, tháp Saint-Jacques, điện Louvre, vòm điện Invalides, Khải Hoàn Môn, tất cả những công trình kiến trúc của chúng ta bị sỉ nhục, bị thu nhỏ và sẽ biến mất trong cơn ác mộng này. Rồi trong suốt 20 năm nữa, chúng ta sẽ thấy chiếc bóng bỉ ổi như vết mực của cây cột bằng kim loại ghê tởm này tiếp tục đổ dài xuống khắp thủ đô…” Báo chí cũng không tha, với những bài viết có tựa đề giật gân: “Chưa xây xong, tháp sẽ đổ và đè chết cả ngàn người”, “Lên đến đỉnh tháp, khách viếng thăm sẽ chết ngạt”, “Thảm họa xảy ra khi tháp sẽ bị lún sâu xuống đất”… May mắn thay, những lời gièm pha kia đã không cản được quyết tâm của Eiffel, hợp đồng ban đầu giữa công ty của ông và thành phố Paris rồi cũng thực hiện: sau 20 năm, toà tháp không bị dỡ bỏ (dù đã có kẻ rắp tâm giả mạo hồ sơ để bán nó cho các cơ sở thu gom phế liệu!), ngược lại, từng được sử dụng để làm đài quan sát quân sự, trạm phát sóng truyền thanh, truyền hình, nơi đặt phòng thử nghiệm khí tượng cùng một số nghiên cứu khoa học khác, cũng như đang được website TripAdvisor xếp hạng 5 trong 10 địa điểm thu hút khách du lịch nhất thế giới. Mặt khác, vào ngày khánh thành, “ống khói đen khổng lồ của nhà máy” lại khoác một lớp sơn đỏ tươi rực rỡ, như để sẵn sàng chào đón những ngày hội hoa đăng sắp đến. Trong suốt hơn 130 năm, sau nhiều lần chuyển màu sơn từ đỏ son sang đỏ nâu, vàng nghệ, cam nâu, vàng nâu, cho đến màu “nâu Eiffel” đặc trưng, ngôi tháp này sẽ lại sắp thay màu áo trong vài năm sắp tới. Đó là ban ngày. Về đêm, tháp Eiffel lộng lẫy với dàn đèn chiếu từ chân đến đỉnh, soi rõ từng góc cạnh đan xen và thông thoáng như đăng-ten của công trình đặc sắc này. Từ loại đèn dùng hơi đốt soi dáng tháp ngày khánh thành đến đèn led hiện đại của thế kỷ XXI, thêm đèn pha trên đỉnh như một ngọn hải đăng, thêm kỹ thuật đèn nhấp nháy như một cây thông Giáng Sinh khổng lồ, những năm gần đây, được trang bị hệ thống đèn rọi từ mặt đất đặt chung quanh tháp, Eiffel có thể đổi màu cho phù hợp với các sự kiện đang diễn ra: đỏ rực mừng Tết âm lịch, nửa xanh dương nửa vàng như màu cờ Ukraine, hồng để ủng hộ chương trình chống ung thư vú… Vào dịp Quốc khánh 14 tháng 07, Eiffel về đêm chính là cái đinh của các buổi hoà nhạc và bắn pháo bông, trở thành biểu tượng, không chỉ riêng Paris, mà còn chung cho cả nước Pháp nữa!


Tượng Nữ thần Tự Do & tháp Eiffel bên sông Seine

Thật ra, Gustave Eiffel chỉ là người thực hiện. Chính 2 kỹ sư của công ty ông đã trình dự án dựng nên toà tháp này, Émile Nouguier và Maurice Koechlin, cùng với bản phác hoạ của kiến trúc sư Stéphen Sauvestre. Vì vậy, về sau, Eiffel được đánh giá là một doanh nhân, thầu khoán thành đạt, giỏi tính toán, kiên quyết “dám nói dám làm”, hơn là một kỹ sư đầy tài năng như thuở mới bước chân vào ngành xây dựng.



Tháp Eiffel trong khi xây dựng

Qua đời ở tuổi 91, ông không tái hôn dù vợ mất rất sớm, khi Eiffel mới ngoài 40. Ông bà có 5 mặt con, họ đều ít nhiều thừa hưởng được từ bên nội sự trường thọ, nên gia đình ông thuộc loại “con đàn cháu đống”, điều hiếm thấy nơi các gia đình Pháp sống nơi phố thị. 100 năm sau ngày mất, cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn tạo được nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nối tiếp. Ngoài bộ phim màn ảnh rộng “Eiffel” của Pháp sản xuất năm 2021, không ai có thể kể hết tên những bộ phim, vở kịch, quyển truyện, bài thơ, bức ảnh có nhắc đến tên ông, đến các công trình do ông và cộng sự xây dựng, nhất là ngôi tháp sừng sững giữa trời phía tả ngạn thủ đô, ngày đêm soi bóng dòng Seine:

Vén áo tháp cổ cao ngồng

hươu đứng giữa Paris

mắt sao trời đơn lạc…

(“De la tour” – Hoàng Xuân Sơn)



Tháp Eiffel về đêm

CN – Thiais 02.2024

* lời bài hát “Kể chuyện đi xa” của nhạc sĩ Phạm Duy

Thanh Phước sưu  tầm

jeudi 14 mars 2024

Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng 2024 - Montréal, Canada



Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Canada vùng Montréal tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng vào ngày 10 tháng 3 năm 2024, với sự đóng góp của các thiện nguyện viên. 00:00:00 Mở đầu + Tóm Tắt --------------------------------------------------------- 00:14:40 Nghi Lễ Khai Mạc: Chào Quốc Kỳ và Phút Mặc Niệm 00:20:26 Hợp ca: "Cô Gái Việt" và "Đêm Mê Linh" - HPNVN --------------------------------------------------------- 00:28:57 Lễ Dâng Hương 00:34:08 Đọc tiểu sử Hai Bà Trưng ( Lê Anh Tú ) 00:38:12 Múa kiếm Trưng Trắc -Trưng Nhị ( Đan Trinh & Quỳnh Lan ) 00:42:44 Diễn văn chào mừng của bà Chưởng khế Nguyễn Thanh Tuyền, Hội Trưởng HPNVN vùng Montréal ---------------------------------------------------------- 00:45:36 Biểu Diễn Trống (Đội Trống Dân Tộc VN - Montréal) --------------------------------------------------------- 00:54:59 Alex Trịnh Gia Bảo: “Yêu người yêu đời" và "Tôi muốn” (Lê Hựu Hà) 01:01:22 Thanh Hương: "Bài Không tên số 50" (Vũ Thành An) 01:08:20 Phương Bình: "Nếu em được chọn lựa" (Thái Thịnh) 01:14:52 Hợp Ca Ban Hương Xưa: Liên khúc "Đêm Đô Thị" và "Sàigòn” ------------------------------------------------------- 01:19:36 Danse en ligne (Nhóm Viet Dancers) -------------------------------------------------------- 01:24:26 Ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn 01:41:43 Ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn và Ái Ni 01:55:04 Ca sĩ Ái Ni ------------------------------------------------------- 01:59:57 Trình Diễn Áo Dài của HPNVN ------------------------------------------------------- 02:12:44 Thu Huyền: “Thuyền Viễn Xứ ” (Phạm Duy) 02:18:31 Lê Tân Dân: “Chờ Đông” (Ngân Giang) ------------------------------------------------------ 02:22:51 Màn Vũ "Vọng Cố Nhân" (Vũ đoàn Nguyệt Cầm) ----------------------------------------------------- 02:27:25 Thi Uyên: “Trời tháng giêng mưa bay” (Trang Thanh Trúc) 02:31:47 Alex Trịnh Gia Bảo: “Sẽ hơn bao giờ hết” (Trúc Hồ) ---------------------------------------------------- 02:39:10 Hợp Ca : Việt Nam Việt Nam (Hội Phụ Nữ) 02:41:57 Lời Bế Mạc