samedi 31 juillet 2021

Kangaroo, hòn đảo hoang dã của nước Úc

   Kangaroo, hòn đảo hoang dã của nước Úc

                                              Wildlife Australia: Kangaroos 
                                  https://youtube.com/embed/QDrSuudakBE 

Từ thủ phủ Adelaide của bang Nam Úc, chúng tôi chất thật nhiều đồ ăn lên xe rồi thong thả chạy tới Cape Jervis để đón phà ra Kangaroo, hòn đảo lớn thứ ba nước Úc.

Mất ba tiếng đồng hồ cho quãng đường hơn trăm cây số bởi phải chờ phà, tuy nhiên so với đi máy bay từ trung tâm Adelaide chỉ mất 30 phút thì đa số dân địa phương vẫn thích đi xe. Đảo Kangaroo rộng 4.500 cây số vuông mà hệ thống xe buýt rất thưa thớt. Không có xe coi như cầm chắc bỏ lỡ nhiều cảnh quan đẹp có tiếng.

Vùng đất bị lãng quên

Phong cảnh đẹp ở Kangaroo Island

Phong cảnh đẹp ở Kangaroo Island

Leo lên chiếc phà mang tên Sealink, mọi người bắt đầu thấy hồ hởi. Ngày nắng đẹp nên trời và biển đều xanh ngăn ngắt. Đi được một chút, cả chuyến phà xôn xao náo động khi xuất hiện đàn cá heo nhào lộn trên biển. Trước khi đặt chân lên đảo, tất cả hành khách đều được giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái đặc sắc trên đảo và cả những khuyến cáo cần thiết nhằm đảm bảo cho môi trường tự nhiên của Kangaroo Island duy trì được sự hoang dã. Hành khách được dặn kỹ là không đem theo thỏ, cáo, mật ong, những ai đi cắm trại thì phải rửa kỹ vật dụng cắm trại để tránh đem theo mầm cỏ dại lên đảo.

Một đoạn đường đẹp trên đảo

Một đoạn đường đẹp trên đảo

Vui đùa với chim bồ nông

Vui đùa với chim bồ nông

Mùa này là mùa đông khách nhất ở Kangaroo. Vậy mà chúng tôi đi mãi mới gặp một chiếc xe ngược chiều. Cả đảo chưa tới năm ngàn dân, tính ra bình quân mỗi người sở hữu cả cây số vuông đất đai! Đường sá trên đảo chủ yếu vẫn là đường đất, chỉ có đường ở các thị trấn và trục đường chính của đảo là được trải nhựa. Các dự án xây cầu nối đảo với đất liền và phát triển hạ tầng trên đảo đều bị từ chối. Đa số người dân muốn giữ Kangaroo cho nguyên vẹn như khi đảo được người Anh phát hiện 200 năm trước.

Gấu koala trên đảo rất thân thiện với du khách

Gấu koala trên đảo rất thân thiện với du khách

Xe chúng tôi chạy dọc nhiều bãi biển đẹp tuyệt vời. Những bãi cát mịn màng trải dài mấy cây số mà chẳng có bóng người, chỉ có đàn hải cẩu mập ú nằm phơi nắng. Đoàn dừng chân ở một bãi biển có những tảng đá khổng lồ bị gió và nước xoáy mòn tạo ra các hình thù ngoạn mục. Thật khó tin hòn đảo hoang vắng này từng có thổ dân sinh sống từ 16 ngàn năm trước, thời mà đảo còn nối với đất liền bằng một dải đất thấp. Cho đến những năm đầu Công nguyên nước biển dâng lên, dải đất thấp biến mất, thổ dân rút hết về đất liền. Hòn đảo trở nên hoàn toàn cách biệt và hệ sinh thái cũng ngày càng khác với đất liền.

Mua tour đi rừng, chúng tôi được cho lên chiếc xe chuyên dụng với cửa sổ bằng kính rất rộng. Ngồi trong xe nhưng hành khách vẫn có tầm nhìn bao quát toàn bộ khung cảnh xung quanh. Hơn một nửa diện tích đảo là rừng nguyên sinh. Vậy nên trước mắt mọi người chỉ là bạt ngàn màu xanh non lá cây của đồng cỏ, hàng cây hai bên đường, rặng núi xa tít chân trời, cả trời và biển cũng xanh, nhưng là màu xanh ngọc bích trong veo. Thiên nhiên hoang dã không hề yên tĩnh như tôi vẫn tưởng. Cuộc đấu tranh sinh tồn của chuột túi, sư tử biển, cá heo, chim biển, thú mỏ vịt, thiên nga đen… và hàng trăm loài thực vật quý hiếm rất sôi động qua lời kể của hướng dẫn viên say mê muông thú.

Cần nói thêm là các dịch vụ du lịch ở đảo rất bài bản, nhân sự thì gọn nhẹ tối đa. Hướng dẫn viên thông thái của cả đoàn cũng kiêm luôn nhiệm vụ tài xế một cách điệu nghệ. Giao thông trên đảo không phức tạp, song bầy thú hoang thường xuyên cắt ngang đầu xe bất ngờ nên người lái phải hết sức tập trung và bình tĩnh. Vậy mà bác tài vừa nhẹ nhàng điều khiển vô-lăng, vừa thao thao kể chuyện đầy duyên dáng và hóm hỉnh. Vào rừng quốc gia, du khách thích thú nhất khi được ôm ấp gấu koala hoặc vuốt ve những con kangaroo và tận tay đưa thức ăn vào miệng chúng. Gấu koala bé nhỏ dễ thương, di chuyển chậm chạp là một loài động vật riêng biệt của nước Úc. Giống như kangaroo, koala có một chiếc túi để đèo con trước bụng.

Hòa mình giữa thiên nhiên bao la

Buổi trưa, xe tiến về phía khu vực American River để mọi người lên thuyền cao tốc đi dạo chơi ven đảo theo đường biển. Khi thuyền rời cầu cảng, tiếng động cơ làm đàn bồ nông đang nghỉ ngơi gần đó xao xác một chút rồi lại thảnh thơi làm việc của mình. Đúng là động vật trên đảo chẳng hề sợ người. So về số lượng, động vật hoang dã ở đây hoàn toàn áp đảo con người. Vừa qua khỏi địa bàn của bồ nông, chúng tôi lại sa vào thế giới của loài mòng biển. Trên những mỏm đá to rộng, hàng trăm con mòng biển đang ồn ã ríu rít với thứ ngôn ngữ riêng của chúng.

Người lái thuyền đưa cả đoàn đi về phía bờ Tây để giới thiệu với mọi người mấy chú cá heo mà anh quen mặt. Anh khoe rằng đó là những người bạn thân nhất của mình vì hai bên gặp gỡ nhau hằng ngày. Những chú cá heo bơi sát mạn thuyền hoặc tiến lên phía trước mũi, hai chú dẫn đầu còn uốn lượn rẽ nước song song cùng nhau như biểu diễn. Mặc dù sống ngoài tự nhiên nhưng cá heo rất thân thiện với du khách.

Tuy vậy việc cho chúng ăn bị cấm bởi như vậy sẽ làm mất bản năng sinh tồn của loài. Bác lái thuyền kể rằng những hôm không có khách anh vẫn dong thuyền ra đây chỉ để ngắm nhìn đàn cá heo rồi lại về. Quả thật, cư dân của đảo phải là người yêu thiên nhiên, muông thú. Đời sống vật chất tiện nghi trên đảo chỉ ở mức tối thiểu, thực phẩm và xăng đắt đỏ, chỉ có thiên nhiên là tuyệt vời. Hầu hết dân Kangaroo mà chúng tôi gặp đều rất vui tính và thong dong. Họ hài lòng với căn nhà đơn sơ cùng những con đường đất bụi mịt mù, thú vui giải trí phổ biến là câu cá và tắm biển.

Trên con đường xuyên đảo

Trên con đường xuyên đảo

Buổi chiều, chúng tôi đến Seal Bay – vịnh Hải Cẩu. Cung đường đi về phía biển hai bên chủ yếu là cây bụi. Khung cảnh cằn cỗi mới nhìn có vẻ vắng lặng nhưng quan sát kỹ thì thấy vài con chuột túi thò đầu khỏi bụi cây, rồi biến mất rất nhanh khi xe đến gần. Thi thoảng, bên lùm cây lại rung lên kèm tiếng thở nặng nhọc khiến chúng tôi giật mình, hóa ra đó là một chú hải cẩu trở mình khi đang ngủ.

Một tảng đá có hình thù kỳ lạ

Một tảng đá có hình thù kỳ lạ

Seal Bay là khu vực bảo tồn hải cẩu và sư tử biển. Dù phải giữ khoảng cách để không làm chúng hoảng sợ, chúng tôi vẫn nhìn rõ được vẻ đáng yêu của loài động vật mũm mĩm này. Đa số hải cẩu nằm ngủ lăn lóc khoe thân hình béo ú, chỉ vài ba con nhỏ xíu vừa lê la tìm mẹ, vừa ư ư kêu la nghe rất da diết. Anh hướng dẫn của khu bảo tồn vui vẻ giải thích: “Các bạn đừng lo! Mẹ chúng phải đi kiếm ăn, có khi hai ngày mới về. Hải cẩu con tìm mẹ mệt rồi thì lăn ra ngủ, mẹ chúng về sẽ tìm thấy chúng ngay mà thôi”.

Du khách ngắm đàn chuột túi sống bên bờ biển

Du khách ngắm đàn chuột túi sống bên bờ biển

Một góc vịnh Hải Cẩu

Một góc vịnh Hải Cẩu

Hoàng hôn xuống dần, mọi người yên lặng ngắm cảnh mặt trời lặn trên biển. Những chú hải cầu đùa giỡn nhau dưới ánh nắng vàng đang nhạt dần trên mặt nước, những đợt sóng vỗ dồn dập và hơi nước mằn mặn theo làn gió thổi nhẹ vào bờ… Hòn đảo hoang dã của nước Úc đã cho chúng tôi một ngày thật thư giãn!

Săn Sóc Đôi Bàn Chân - Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

hình internet

Có một nhà nghiên cứu đã tò mò, tỉ mẩn ngồi tính ra rằng, trong suốt cuộc đời, con người đã cất bước đi tới trên 1 tỷ lần. 

Ðây là lấy con số trung bình.

Chứ người vô công rồi nghề, la cà bát phố suốt ngày, người phải lội bộ kiếm kế sinh nhai thì chắc là phải nhân lên nhiều lần.

Cũng như những ai thường xuyên “lên xe mercedes, xuống ngựa sắt Honda hai bánh” thì những bước chân đi sẽ âm thầm ít ỏi hơn.

Mà bước đi được như vậy là nhờ ở đôi bàn chân. Bàn chân cũng giúp cơ thể đứng vững và bám vào mặt trái đất.

Bàn chân và cổ chân có một cấu trúc khá phức tạp với:

–  26 chiếc xương nhỏ, chiếm 1/4 tổng số xương của cơ thể.

–  33 khớp xương

–  33 sợi gân, cơ, dây chằng

–  Trên một cây số mạch máu, dây thần kinh nằm trong da và tế bào mềm.

Phần trước của bàn chân gồm có năm xương bàn chân và năm ngón chân.

Xương bàn chân thứ nhất to và ngắn hơn nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc đẩy bước đi về phía trước.

Gót chân gồm hai xương sên (talus) và xương gót chân (calcaneus). Xương sên nằm trên xương gót chân, giúp cho cổ chân cử động qua lại được.

Ðầu ngón chân có thể chuyển động lên, xuống, ra phía ngoài và vào phía trong.

Tất cả các thành phần này làm việc phối hợp nhịp nhàng với nhau để cung cấp cho cơ thể một thế đứng vững chắc, những bước đi, bước chạy, bước nhẩy cao nhẩy xa, khiêu vũ, múa may nhịp nhàng.

Bàn chân có hai nhiệm vụ chính: chống đỡ sức nặng cơ thể và đẩy cơ thể về phía trước. Ngoài ra, các khớp của bàn chân cũng phải du di uyển chuyển để chân có thể thích ứng với sự không bằng phẳng của mặt đất. Các khớp này tạo ra độ cong của bàn chân

Vậy mà đôi khi bàn chân cũng có bệnh tật bất thường, khiến cho con người không đi đứng được vì đau đớn, vì có sự thay đổi hình dạng, cấu trúc của hai bàn chân.

Sau đây là một số bệnh tật thường thấy của bàn chân.

Ðau gót chân

Với người trưởng thành, đau gót chân là rối loạn thường thấy nhất của bàn chân. Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày.

Xương gót chân là xương lớn nhất của bàn chân đồng thời cũng là phần đầu tiên tiếp xúc với mặt đất khi ta bước đi.

Ðau gót chân thường thấy ở lớp người ngoài 40 tuổi mà lại hoạt động nhiều. Ở lớp tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt.

Nguyên nhân thông thường nhất là viêm mô liên kết chạy từ gót chân tới ngón chân dọc theo mặt dưới bàn chân. Nguyên do kế tiếp là gẫy xương gót chân và bệnh thấp khớp.

Dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm ngầm đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc chung quanh gót chân.

Nếu không điều trị, cường độ đau tăng dần, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc khi ngồi quá lâu. Trong khi ngủ, ít có cảm giác đau.

Đa số các trường hợp đau gót chân đều tự nhiên khỏi.

Ưu tiên điều trị là để bàn chân nghỉ ngơi trong vài ngày để giảm viêm, sưng và đau.

Uống thêm thuốc chống đau như aspirin, ibuprofen trong dăm ba ngày.

Thoa bóp và chườm gót chân với nước đá cũng rất công hiệu.

Có thể mua một miếng lót gót chân đặt trong giầy để giảm cọ sát, gây đau.

Khi cảm giác đau thuyên giảm, từ từ sử dụng lại bàn chân.

Xin cứ kiên nhẫn, vì đôi khi cơn đau kéo dài cả tháng, nhưng đa số trường hơp, bệnh sẽ qua khỏi.

Chẳng may mà cả hai tháng sau, bệnh chưa hết thì nên đi bác sĩ để được khám. Có thể là có vấn đề với xương chân như gẫy xương, viêm xương…mà chụp hình X- quang sẽ làm sáng tỏ.

Trong trường hợp trầm trọng, thuốc cortisone được chích tại chỗ để giảm đau.

Vật lý trị liệu cũng là phương thức trị liệu tốt.

Rất ít trường hợp phải giải phẫu vì đau gót chân.

Viêm bao hoạt dịch ngón chân (Bunion)

Ðây là một sự sưng dầy vừa rất khó coi mà lại còn gây đau ở các mô bào chung quanh xương ngón chân cái.

Nguyên nhân có thể là do thừa kế gia đình (giao chỉ) hoặc đi giầy quá chật, gót quá cao.

Ngón chân cái, thay vì hướng thẳng về phía trước, lại vẹo về phía ngón chân thứ hai. Mô bào sẽ mọc phủ lên mấu xương nhô ra để bảo vệ ngón chân lệch chỗ. Qua sự cọ xát với giầy, lớp mô này càng ngày càng dầy lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Hình dạng bàn chân cũng thay đổi và không vừa với giầy.

Lâu ngày, bệnh gây khó khăn cho sự đi đứng nếu không điều trị.

Ðiều trị không làm giảm sưng, nhưng có thể tránh sưng trở nên trầm trọng, và để giảm đau. Ðó là mang một loại giầy đặc biệt bằng da mềm, phần đầu rộng rãi để ngón chân khỏi ép vào nhau, gót thấp để giảm áp lực lên ngón chân.

Giải phẫu ít khi được dùng trong trường hợp này.

Mục đích của giải phẫu là để giảm đau chứ không phải để làm đẹp bàn chân. Cần thảo luận kỹ càng với bác sĩ chuyên khoa về xương và bàn chân trước khi quyết định phẫu thuật.

U dây thần kinh (Morton neuroma)

Một dây thần kinh ở bàn chân có thể bị kẹp giữa hai ngón chân thứ ba và thứ tư vì mang giầy quá chật, bóp xương các xương vào với nhau. Lâu ngày, dây thần kinh đó phản ứng lại bằng cách tạo ra một cục u, gây ra đau. Cảm giác đau lan cả xxuống các ngón chân.

Ðiều trị rất giản dị

Chỉ cần mang giầy rộng rãi để tránh co ép các xương bàn chân, uống ít viên thuốc chống viêm- đau ở chung quanh dây thần kinh. Mang một miếng lót dưới gót chân cũng giảm đau.

Trong một số trường hợp, thuốc cortisone cũng được bác sĩ chích vào chung quanh u dây thần kinh.

Khi cảm giác đau không giảm với các phương thức vừa kể, giải phẩu cắt bỏ u dây thần kinh có thể được áp dụng. Cần thảo luận cặn kẽ với bác sĩ về công hiệu trước khi quyết định giải phẫu.

Chai cứng da

Chai là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân dầy cứng lên, thường là do đi giầy quá chật, các ngón chân ép với nhau hoặc cọ xát với giầy. Ngón chân cái và ngón thứ năm thường hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân.

Ngâm chân vào nước ấm cho tới khi chai mềm, rồi dùng hòn đá riêng có bán ở tiệm để mài chai cho mòn xuống. Sau đó mang miếng đệm để giảm sức đè vào da.

Nên cẩn thận với vài loại thuốc bôi tẩy chai, có chất acid salicylic, ví chất này có thể hủy hoại tế bào lành ở chung quanh.

Nếu chai quá dầy và gây đau, khó khăn đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Ngón chân búa (Hammertoes)

Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân.

Ngón chân bất thường cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim, vì các sợi gân của ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Biến dạng cũng xẩy ra khi mang giầy quá chật, quá ngắn. Vì lẽ đó, nữ giới thường hay bị tật này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân.

Bất cứ ngón chân nào cũng có thể bị biến dạng, nhưng ngón chân thứ hai và thứ năm thường bị nhiều hơn. Lớp da trên ngón chân đó dầy cứng thành chai vì liên tục cọ sát với giầy, gây đau khi đi lại.

Nếu ngón chân búa không gây đau và không gây khó khăn cho sự đi đứng, thì cũng không cần chữa trị. Có điều hơi mất thẩm mỹ, khi mình trần tắm biển, hồ bơi.

Nếu chân đau, khó chịu có thể mang miếng đệm bao phủ ngón chân có bán sẵn ở các dược phòng hoặc mang giầy rộng rãi để ngón chân được thoải mái, không ép vào với nhau và cọ xát với da giầy.

Trong trường hợp ngón chân búa gây trở ngại cho sinh hoạt đi đứng hàng ngày, giải phẫu có thể là phương tiện tốt để giải quyết vấn đề.

Nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa xương (orthopedic surgeon) hoặc bác sĩ chỉnh hình chân (podiatrist)

Mụn cóc bàn chân (Plantar warts)

Mụn cóc thường thấy ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt, như cạnh hồ bơi. Người nhiễm phải khi đi chân đất.

Thường thường mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong, vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau mạnh mẽ hơn khi đi đứng.

Mụn cóc bàn chân hơi khó chữa. Thuốc bôi acid salycilic có thể hủy hoại mụn cóc.

Bác sĩ có thể chích vài loại thuốc vào mụn cóc, làm đông cứng mụn với dung dịch nitrogen, hoặc cắt mụn cóc với tia laser, tiểu giải phẫu.

Bệnh nấm giữa ngón chân

Tiếng Anh gọi bệnh là athhlete’s foot, có lẽ vì các lực sĩ luôn luôn đi giầy không phải bằng da súc vật, bàn chân đổ mồ hôi, nóng và bí hơi tạo ra môi trường tốt cho những loại nấm gây bệnh. Nấm thông thường tấn công bàn chân thuộc nhóm Trichophyton.

Bàn chân luôn luôn ngứa ngáy khó chịu với các mụn nước, da chóc, nứt nẻ, mùi hôi như mùi chuột chết.

Có thể giải quyết nấm với bột thuốc chống nấm hoặc kem chống nấm có hoạt chất clotrimazole, mua tại tiệm thuốc tây.

Thay tất thường xuyên. Không nên mang một đôi giầy mấy ngày liên tiếp, để giấy khô bớt độ ẩm.

Không nên đi chân đất nơi công cộng, để tránh lan truyền nấm cho người khác, nếu họ cũng đi chân không.

Móng chân mọc vào trong da (Ingrown Toenails)

Như tên gọi, bệnh này là do cạnh móng chân mọc lẹm vào trong da thịt, gây ra đau và có thê nhiễm vi khuẩn. Ngón chân cái thường hay bị bệnh hơn các ngón khác

Nguyên nhân gồm có đi giầy quá bóp vào ngón chân, đi trên đầu ngón chân hoặc đôi khi vì một vài bất thường của xương ở bên dưới.

Trường hợp bệnh nhẹ, ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho da và móng mềm và loại hết mủ dưới móng. Nếu khéo tay và không sợ đau, lấy đầu mũi dao nhọn, nâng cạnh móng lên một chút rồi nhét vài sợi bông gòn khô, để móng khòi lẹm vào da.

Làm như vậy trong vài ngày cho tới khi móng mọc bình thường ra phía trước.

 Nếu da bị nhiễm trùng nhẹ, bôi với kem có thuốc kháng sinh và bao che với một miếng band- aid.

Ðôi khi cũng phải giải phẫu cắt một phần móng nếu liên tục mọc vào da.

Và từ nay, nên mang giầy thích hợp, để các ngón chân được thoải mái

Trên đây là một số bệnh thường thấy ở đôi bàn chân. Một số thay đổi khác xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh tổng quát. Chẳng hạn:

– Sưng phù một bàn chân có thể là do huyết cục tĩnh mạch nằm sâu hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết.

– Sưng phù hai bàn chân trong bệnh tim, thận, gan.

– Ngón chân hai bên tái xanh trong bệnh Raynaud vì co thắt hoặc vữa xơ động mạch.

– Ðau bàn chân khi nghỉ hoặc nâng cao, bớt đau khi hạ thấp trong giai đoạn cuối của bệnh động mạch

– Bàn chân đau với cảm giác tê tê do bệnh của dây thần kinh ngoại vi như trong trường hợp tiểu đường.

– Ðầu ngón chân và cổ chân đau, nóng và đỏ trong bệnh thống phong (gout)…

Tiện đây xin nói rõ một chút về hai nhà chuyên môn y học mà ta có thể tới để tham khảo, điều trị khi có khó khăn của bàn chận.

Bác sĩ y khoa chuyên ngành xương (orthopedic surgeon) là bác sĩ y khoa có huấn luyện chuyên môn thêm về các bệnh xương khớp- cơ bắp. Các vị bác sĩ này cũng khám chữa các bệnh về xương ở chân.

Bác sĩ chuyên về chân (podiatrist) được huấn luyện về khám xét định bệnh, điều trị và phòng ngừa các bệnh của bàn chân, có thể làm giải phẫu, làm giầy đặc biệt cho người bệnh.

Kết luận

Hai bàn chân nom tuy bé nhỏ nhưng công dụng cho cơ thể rất nhiều. Chúng cần được chăm sóc chu đáo để luôn luôn trong tình trạng tốt lành.

Bàn chân cần khoảng chống để thở. Chúng không thích bị gò bó, ép sát với nhau trong đôi giầy kiểu cọ hợp thời trang nhưng không thoải mái cho chúng.

Chúng cũng cần được rửa sạch mỗi ngày, được mang đôi tất mềm mềm, khô sạch, để nấm độc không quấy rầy.

Riêng với quý bà quý cô, lâu lâu cũng nên tới mỹ viện để được các chuyên viên trau chuốt, tô điểm đôi bàn chân xinh xinh, có gót hồng hồng.

Ðược chăm sóc chu đáo, chẳng bao giờ bàn chân quên ơn.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức 

Bài học xương máu:đang bật bếp ga, tuyệt đối không được rắc bột mì.

 Bài học xương máu: Vợ vừa mới xào rau trong bếp, bỗng qua đời trong nháy mắt, ở trong bếp không được làm điều này !!!

Bài học xương máu: Vợ vừa mới xào rau trong bếp, bỗng qua đời trong nháy mắt, ở trong bếp không được làm điều này !!!
Vợ nói với chồng: “Anh giúp em đổ bột mì ra”. Chồng vội nói: “Khoan đã! Đổ bột bên cạnh bếp ga, em không muốn sống à?”
Câu nói trên không phải là trò đùa. Vào ngày 27/6/2015, một vụ nổ xảy ra tại công viên ở Đài Loan, kết quả là 10 người chết, 500 người bị thương, nguyên nhân của vụ nổ chính là một loại bột màu tạo hiệu ứng sân khấu được phun vào đám đông đang nhảy trong tiếng nhạc rất lớn. Đám mây bột bốc cháy và phát nổ ngay sau đó, đây được cho là “thảm họa tồi tệ nhất ở Tân Đài Bắc”.
Dưới đây là lý giải nguyên nhân của vụ nổ:
 
Ảnh Internet


1. Một bên đốt lửa, một bên là bột mì, điều gì sẽ xảy ra?

Khi lửa gặp bột mì, ngay lập tức ngọn lửa bốc lên. Nếu thay thế bột mì bằng bột cà phê hay bột ngô, kết quả cũng tương tự.

Thí nghiệm chứng minh: Khi chúng ta đang bật bếp ga, tuyệt đối không được rắc bột mì.

2. Bột mì nổ trong không gian kín

Nếu ở trong một không gian kín, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Trong cuộc thí nghiệm, các điều tra viên đã rắc bột mì trong một
  phòng kín.        

 

          Ảnh Internet

Họ dùng quạt thổi bột lên rồi mở bật lửa điện tử điều khiển từ xa, kết quả là căn phòng nổ tung.

Thí nghiệm chứng minh: Trong không khí có nồng độ hạt bột nhất định, gặp một tia lửa, vụ nổ có thể xảy ra.

3. Trở lại vụ nổ ở Đài Loan

Đầu tiên, các điều tra viên đem bột màu rắc trên mặt đất. (Kết quả cũng tương tự nếu sử dụng bột mì).Ảnh Internet


Sau đó mở quạt công nghiệp khiến cho bột màu (làm bằng bột ngô) bay khắp hiện trường rồi mở các thiết bị đánh lửa điện tử.

Thí nghiệm chứng minh: Dù ở ngoài trời, khi các hạt bột đạt tới nồng độ nhất định, gặp lửa sẽ phát nổ.

Ngoài ra còn có vụ nổ khác gọi là “nổ bụi”. Vậy, nổ bụi là gì?

Bụi bay lơ lửng trong không khí, khi đến một nồng độ nhất định, nếu gặp phải nguồn lửa sẽ nhanh chóng phát nổ. Nổ bụi có tốc độ cực nhanh, sức công phá lớn.

Tại sao bụi phát nổ?

Nổ bụi không khác nhiều so với nổ xăng, hơi xăng bay vào không khí đến một nồng độ nhất định gặp lửa sẽ phát nổ. Khi bụi khuếch tán trong không khí đến nồng độ nhất định, gặp lửa thì cũng sẽ phát nổ giống như xăng.

Đám mây bụi của mọi loại vật liệu có thể cháy sẽ phát nổ nếu mức độ bụi tập trung trong không khí rơi vào ngưỡng gây nổ và có nguồn phát ra lượng nhiệt cần thiết cho nó, theo Dust Explosion Info. Chúng ta có thể ngăn vụ nổ xảy ra bằng cách đảm bảo loại trừ một hoặc tốt nhất là cả hai điều kiện. Tuy nhiên, không phải mọi đám mây bụi đều phát nổ khi có hai điều kiện nêu trên. Độ dày đặc của chúng phải nằm trong một ngưỡng nhất định. Mây bụi sẽ không phát nổ nếu độ dày đặc thấp hơn hoặc vượt quá ngưỡng này.
Nổ bụi là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa trong ngành công nghiệp. Ngày 7/2/2008, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy đường Imperial Sugar ở Port Wenworth, bang Georgia, Mỹ, làm 14 người chết và 38 người bị thương.

Trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được rắc bột mì hay bột màu, cũng không nên phun thuốc xịt côn trùng!

Một bà nội trợ nấu ăn trong bếp, nhìn thấy con gián ở bồn rửa, cô đã tiện tay cầm chai thuốc xịt côn trùng phun vào con gián. Con gián nhanh chóng chạy đến bếp gas, cô phun thuốc xịt côn trùng vào đúng lúc bếp gas đang cháy. Kết quả là xảy ra vụ nổ, phòng bếp bùng cháy, bà nội trợ đáng thương bị lửa cháy toàn thân, tỷ lệ tổn thương đạt 85%. Lúc đưa đến bệnh viện, cô bị tử vong do suy tim và phổi.Phòng bếp đã bị thiêu hủy hoàn toàn


Đây là một ví dụ sinh động nhắc nhở chúng ta nhất định phải ghi nhớ: Khi trong phòng bếp đang có lửa cháy, tuyệt đối không được phun thuốc diệt côn trùng!

Chúng ta phải biết rằng: Tất cả thuốc xịt côn trùng hay thuốc trừ sâu đều có dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy. Khi phun thuốc trừ sâu, hoặc thuốc diệt côn trùng chỉ cần một tia lửa nhỏ trong không khí chứa oxy là sẽ đốt cháy hỗn hợp và phát nổ. Sai lầm thông thường này có thể xảy ra đối với bất cứ gia đình nào.Phòng bếp đã bị thiêu hủy hoàn toàn



12 bí mật giúp sống trên 100 tuổi không mất trí nhớ

Người Nhật nổi tiếng thế giới với tuổi thọ trung bình cao. Số người sống trên trăm tuổi ở Nhật Bản là hơn 60.000 người vào năm 2015.

Gần đây, qua nghiên cứu đúc kết của Tiến sĩ Takuji Shirasawa mang tên "101 cách sống đến 100 tuổi không bị mất trí nhớ" chỉ ra rằng chế độ ăn uống và thói quen tốt trong cuộc sống góp phần đáng kể vào việc giữ bộ não minh mẫn và nhanh nhạy. Dưới đây là 12 điều được cho là có thể giúp con người sống trên 100 tuổi mà không mất trí nhớ.




1/. Uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy.

Chúng ta mất khoảng 500cc (½ lít) nước trong khi ngủ, vậy nên cần phải bổ sung nước cho cơ thể sau khi thức dậy. Nước ấm có thể làm tăng 10% nhiệt độ và sự trao đổi chất của cơ thể.

2/. Uống nước ép rau hoặc hoa quả ít nhất 3 lần một tuần.
Uống nước ép rau hoặc hoa quả ít nhất 3 lần một tuần có thể giảm 76% nguy cơ mất trí nhớ.

3/. Tắm nắng trong vòng 15 phút mỗi ngày.

Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể bổ sung vitamin D vốn được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư.

4/. Ăn sô-cô-la đen (dark chocolate).

Sô-cô-la đen rất giàu polyphenol, vốn là chất làm chậm quá trình lão hóa và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

5/. Nấu ăn ở nhà.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thích nấu ăn là không dễ mắc chứng mất trí, vì nấu ăn có thể kích thích tới hoạt động của não bộ.

6/. Tránh xa các đồ uống có ga và thực phẩm chế biến sẵn.
Đồ uống có ga và thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như thức ăn nhanh, rất giàu phốt pho, vốn là chất cản trở sự hấp thụ canxi và có hại đến xương.

7/. Đổ mồ hôi.

Tập thể thao có thể mang đến lợi ích khi nó khiến bạn đổ mồ hôi, điều này giúp loại bỏ các độc tố ở bên trong cơ thể.

8/. Giảm 5% trọng lượng cơ thể.

Những người sống đến 100 tuổi mà không mắc bệnh có một điểm chung – họ không có chất béo dư thừa của cơ thể. Những rủi ro về bệnh tiểu đường và cao huyết áp được giảm thiểu nếu trọng lượng cơ thể của bạn giảm 5%.

9/. Đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Những người hầu như không tập thể dục, hoặc không vận động có tỷ lệ tử vong cao nhất. Đi bộ trong vòng 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng lưu thông tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.

10/. Thực hành thiền định.

Thiền định có thể chữa lành và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Chỉ cần ngồi thiền trong vòng 10 phút vào buổi sáng có thể bắt dau mot ngày mới tốt đẹp, tuy nhiên nếu dành thêm thời gian thì tốt hơn.

11/. Ăn hành tây.

Hành tây rất tốt cho việc hạ huyết áp một cách tự nhiên nhờ có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch.
Khi ăn sống, hành tây sẽ mang đến lợi tác dụng lớn nhất. Gợi ý cho bạn là món salad rau với hành tây thái lát.

12/. Không ăn sau 9 giờ tối.

Chất béo được tích lũy dễ dàng nhất vào lúc 2 giờ sáng. Nếu chúng ta không ăn thứ gì sau 9 giờ tối, có nghĩa là không có chất béo nào sẽ được tích lũy.

T,Phước chuyển

mercredi 28 juillet 2021

Eating Broccoli Every Day Will Do This To Your Body


Sources: https://pastebin.com/JDGJKxXV Timestamps: Intro - 0:00 You’ll feel fuller and eat less - 0:33 Inflammation in your body will be reduced - 01:31 You’ll recover better after exercise - 02:50 Your Body Will Be Detoxified - 03:56 Stable Blood Sugar Levels - 04:54 Improved Digestive System - 05:53 Relief From Constipation - 06:29 Better Concentration - 07:17 Say Hello to a Younger You - 08:04 How to include broccoli in your diet? - 08:26

Phải làm gì khi gặp hỏa hoạn ?

Tại Mỹ các học sinh tiểu học được giáo dục, người dân Việt Nam đều không biết!


 

Gặp hỏa hoạn và cơ thể đã bị bắt lửa thì chúng ta nên xử lý tính trạng đó như thế nào, đây không phải là điều ai cũng biết. Hầu hết mọi người trong cơn hoảng loạn đã thực hiện sai cách và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Khi cơ thể bị cháy, việc mà nhiều người ngay lập tức làm - đó là chạy một cách hoảng loạn hoặc lấy quần áo để dập lửa. Tuy nhiên, hãy nhớ, đây là những hành động không khôn ngoan tí nào !

Chạy như thế sẽ làm tăng oxy tạo điều kiện cho lửa cháy nhanh hơn, đồng thời với việc này là chúng ta sẽ hít thở mạnh hơn, cơ thể sẽ hít phải khói độc nhanh hơn, đây chính là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất.

Ngoài ra, nơi dễ bị tổn thương nhất khi bị cháy là đầu và mặt, do đó nếu chúng ta đứng hoặc ngồi, lửa sẽ bắt cháy từ dưới lên trên nhanh hơn và đương nhiên hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Vậy chúng ta làm gì khi bị cháy ?

– Nếu cơ thể đã bị bắt lửa lớn, chúng ta phải thật bình tĩnh, ngay lập tức dùng hai tay bảo vệ khuôn mặt, đồng thời, nhanh chóng quỳ xuống và nằm úp về phía trước để dập lửa phần trước cơ thể ... Sau đó, lăn qua lăn lại để dập tắt lửa phía sau lưng và hai bên. Đây là những động tác đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

– Không cố thu tìm vật giá trị hay các loại thú nuôi trong tòa nhà. Không cần tìm hiểu đám cháy xuất phát từ đâu vì bạn sẽ không đủ thời gian.




Bò trên sàn nhà để thoát nếu có khói. Không khí sạch sẽ nằm thấp hơn khói. Khi hỏa hoạn, chúng ta luôn bị chết ngạt trước khi chết cháy.

– Trước khi mở cửa để thoát ra, dùng mu bàn tay đặt vào cánh cửa, nếu cửa nóng nghĩa là bên kia cửa đang cháy, mở cánh cửa đó ra có trể lửa sẽ ập vào thiêu cháy bạn. Dùng mu bàn tay thay cho lòng bàn tay vì phòng hờ trường hợp bị phỏng nếu cửa nóng thì lòng bàn tay sẽ không bị bỏng.. Lòng bàn tay bỏng, sẽ gây cản trở cho việc vận động …. trong lúc thoát.

– Trước khi mở cửa, chú ý quan sát có khói bốc lên từ các khe cửa không.. Nếu có lửa và khói rất sát bên ngoài, mở ra khói và lửa sẽ ập vào. Khi quan sát không có khói luồn vào khe cửa thì dùng mu bàn tay sờ nắm cửa, nếu không ấm, nóng thì từ từ mở cửa và tìm lối thoát hiểm hay tìm tiếp các nơi có thể thoát ra tương tự như cách trên.

– Không trốn vào phòng kín, phòng tắm hay WC vì chắc chắn bạn sẽ chết ngạt.

– Trường hợp không tìm ra lối thoát, hoặc lối thoát bị bao trùm lửa. Hãy bình tình tìm vật dụng mềm như vải, gối, chăn hay bất cứ thứ gì mềm. Sau đó dùng vật cứng đập vỡ cửa kính, quăng các vật mềm ấy xuống đất để đỡ bạn phần nào trước khi nhảy thoát thân. Trường hợp lầu cao, hãy thoát dần trên các mái nhà lân cận.

– Điều cuối cùng đừng quay lại khi bạn đã thoát ra ngoài.

Trên đây là những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết hay đủ bình tĩnh để thực hiện khi bị cháy.

Dù trong tình trạng nguy hiểm nào, thì việc chúng ta bình tĩnh và có những cách xử lý khôn ngoan sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Hãy chia sẻ thông điệp này để tất cả mọi người được biết. Đây cũng là cách để chúng ta bảo vệ bản thân, già đình và xã hội ./.

Thanh Hải chuyển

mardi 27 juillet 2021

ĐẠI DỊCH "VIRUS CORONA" : THẢM HỌA HƠN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI !!!

Kể từ tháng 01/2020 cho đến nay dịch bệnh lan tràn khắp các nước trên thế giới đã gây ra thiệt hại nhân mạng hơn 4 triệu người, thiệt hại kinh tế không dưới 20 ngàn tỷ USD....
Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, tôn giáo,... ngưng trệ và suy thoái.


Sự sụp đổ của các đế chế & Bi thảm trong mọi ngành nghề :

1. Victoria’s Secret tuyên bố phá sản.
2. Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng.
3. La Chapelle rút 4391 cửa hàng.
4. Chanel đã ngừng sản xuất.
5. Hermes bị ngưng.
6. Patek Philippe ngừng sản xuất.
7. Rolex ngừng sản xuất.
8. Ngành công nghiệp xa xỉ của thế giới đã ngừng sản xuất.
9. Nike có tổng cộng 23 tỷ USD chuẩn bị cho giai đoạn sa thải thứ hai.
10. Không cần phải nói về du lịch.
11. Người sáng lập AirBnb nói rằng vì đại dịch, 12 năm nỗ lực đã bị phá hủy trong 6 tuần.
12. Ngay cả Starbucks cũng tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn 400 cửa hàng của họ. . . . . . . .


NẾU DOANH NGHIỆP HOẶC CHỖ LÀM CỦA BẠN VẪN CÒN DUY TRÌ VÀ TRẢ LƯƠNG CHO NHÂN SỰ ĐẦY ĐỦ THÌ BOSS CỦA BẠN ĐANG CĂNG NÃO VÀ CỐ GẮNG LẮM ĐÓ.

CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI


(St)



T. Phước chuyển

TRẦM TĨNH SỐNG




Cuộc Sống Không Nhất Thiết Chuyện Gì Cũng Phải Phân Rõ Trắng Đen .

Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.”

Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi .

Tính toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt .

Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn.

Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình. Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.

Rủ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.

Ở đời, sống đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.

Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân
Không có người lo lắng thì càng phải mạnh mẽ
Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên
Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.
Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết

Chúc bạn bình an trong đời sống & bình an trong tâm hồn.

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ

lundi 26 juillet 2021

Delta Có Thể Lây Nhiễm Mà Không Cần Tiếp Xúc Trực Tiếp

 Delta Có Thể Lây Nhiễm Mà Không Cần Tiếp Xúc Trực Tiếp/Covid-19 biến thể Delta nguy hiểm cỡ nào: Những đặc điểm đáng sợ nghe xong là phải tránh xa

FYI

Saturday, July 24, 2021


Delta Có Thể Lây Nhiễm Mà Không Cần Tiếp Xúc Trực Tiếp




Delta hiện đã trở thành biến chủng toàn diện nhất của Covid-19 (Ảnh minh họa)

Với Delta, tốt nhất là nên nghiêm túc ở nhà: Biến chủng Covid lây lan quá kinh khủng, chỉ cần vài giây lướt qua là đủ nhiễm bệnh

Delta có thể lây nhiễm mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Chỉ mất 5 – 10s là đủ để một người nhiễm bệnh.

Gần 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi Covid-19 trở thành một đại dịch toàn cầu. Nhưng bây giờ, chúng ta không còn đối diện với thứ virus từng gieo rắc kinh hoàng cho Vũ Hán xưa kia. Với biến chủng Delta, Covid-19 đã có một thứ vũ khí toàn diện hơn, và cũng chết chóc hơn. Các biện pháp phòng dịch trước kia đang dần trở nên mất hiệu quả.

Năm 2021 mới đi được hơn một nửa chặng đường, nhưng số người chết vì Covid-19 đã vượt qua năm 2020. Tính đến cuối năm ngoái, có khoảng 1,8 triệu ca tử vong, thì nay đã là hơn 4 triệu người ra đi mãi mãi.

Lây nhiễm qua tiếp xúc “lướt qua”

Vấn đề lớn nhất của Delta là khả năng lây nhiễm. Ở Sydney (Úc), một số người đã nhiễm bệnh theo cái cách rất bất ngờ, khi thậm chí còn chẳng tiếp xúc với F0. Những gì họ làm đơn giản chỉ là đi ngang qua ca bệnh trong một quán cafe hoặc trung tâm thương mại.

Cuối tháng 6/2021, camera an ninh tại Sydney ghi nhận 2 trường hợp lan truyền virus dù chỉ đi ngang qua nhau ở một trung tâm thương mại. Chủng virus lây lan chính là Delta, thứ đã khiến nhiều tiểu bang của Úc quay trở lại tình trạng phong tỏa toàn diện – gần đây nhất là Victoria.

“Với Delta, chúng ta đang chứng kiến khả năng lây nhiễm ở mức độ rất nhanh chóng và dữ dội, chỉ cần tiếp xúc thoáng qua. Vào đầu đại dịch, những ca tiếp xúc trên 15 phút mới đáng ngại. Còn giờ, chỉ 5 – 10s là quá đủ. Nguy cơ lây nhiễm đã cao hơn năm ngoái rất nhiều,” – trích lời Tiến sĩ Jeannette Young, quan chức y tế tại bang Queensland.

Và đó là chưa kể, chu kỳ lây nhiễm của Delta (nghĩa là từ lúc phơi nhiễm cho đến khi có khả năng lây lan) đã giảm xuống chỉ còn 2 – 4 ngày, thay vì 7 ngày như trước.

Nhưng Delta vẫn chưa phải là tất cả. Úc đã xuất hiện một biến thể mới – Kappa, với khả năng lây lan qua giọt bắn lơ lửng trong không khí. Vào tháng 5, tại sảnh của một khách sạn dùng để cách ly của Úc, nhiều người đã bị nhiễm dù không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Sự việc đã khiến cho 300 địa điểm trở nên nguy hiểm hơn, và 17.000 người có nguy cơ lây nhiễm.

Khả năng lây lan “lướt qua” này có lẽ nên là lời cảnh báo cho toàn thế giới. So sánh với Alpha (chủng gốc tại Vũ Hán), Delta mang đến rủi ro nhập viện cho người nhiễm cao hơn gấp 2 lần. Phân tích dữ liệu di truyền của CDC cho thấy Delta hiện đang chiếm hơn 58% số ca nhiễm tại Mỹ (số liệu ghi nhận vào ngày 14/7).

Đẩy nhanh tiêm chủng – giải pháp duy nhất

Đầu tháng 7/2021, Úc ghi nhận một bữa tiệc sinh nhật đã trở thành ổ dịch, sau khi có ca bệnh “siêu lây nhiễm” xuất hiện ở đó. 24 khách tham dự đã dương tính, chỉ 7 người thoát nạn. 6 người trong đó là các nhân viên y tế, đều đã tiêm chủng toàn bộ. 1 khách tham dự còn lại đã tiêm chủng 1 mũi.

Bộ trưởng Bộ Y tế bang New South Wales (NSW) Brad Hazzard cho biết, sự kiện này là minh chứng cho thấy “vaccine quan trọng đến mức nào”. Dẫu vậy, tốc độ tiêm chủng tại nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ – cũng đang chậm lại. Đây là sự đe dọa rất lớn cho an toàn của cả thế giới trước đại dịch, với những biến chủng đang ngày càng nguy hiểm hơn.

Nguồn: Forbes, Yahoo, News Chant


Covid-19 biến thể Delta nguy hiểm cỡ nào: Những đặc điểm đáng sợ nghe xong là phải tránh xa



Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu dự đoán rằng vào cuối tháng 8/2021, 90% ca nhiễm Covid-19 ở Châu Âu sẽ do chủng virus biến thể Delta gây ra. Đặc điểm của chúng là gì?

Hơn một năm rưỡi kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã có nhiều chủng biến thể thu hút sự chú ý của toàn cầu, trong đó, biến thể Delta được đánh giá là rất dễ lây lan, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn, biểu hiện lâm sàng thay đổi, v.v.

Trong số đó, virus biến thể Delta rất đáng sợ, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, hiện đang lây lan nhanh chóng ở ít nhất hơn 100 quốc gia. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu cũng đã dự đoán rằng vào cuối tháng 8/2021, 90% ca nhiễm Covid-19 ở Châu Âu sẽ do chủng virus biến thể Delta gây ra.

Vậy, chúng ta đã hiểu hết sự nguy hiểm của virus biến thể Delta chưa? Hãy chú ý những đặc điểm nổi bật nhất sau đây.









Virus biến thể Delta rất đáng sợ

Các triệu chứng chính của người nhiễm biến thể Delta

Theo thông tin từ kênh BBC đưa tin, dẫn lời Giáo sư Spector, người phụ trách nghiên cứu về các triệu chứng của Covid-19 cho biết, ho, sốt và mất khứu giác hoặc vị giác là những triệu chứng chính của người nhiễm Covid-19, nhưng nếu khi bạn nhiễm virus biến thể Delta thì cảm giác giống như nhiễm trùng cúm hơn.

Phổ biến nhất giống như bạn bị cảm lạnh nặng, nhức đầu, đau họng và chảy nước mũi, và không nhất thiết phải xuất hiện sốt. Mặc dù những triệu chứng này không nghiêm trọng đối với những người trẻ tuổi, nhưng chúng có thể làm lây lan virus và khiến người khác gặp nguy hiểm.

Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất được thu thập bởi ứng dụng "Nghiên cứu triệu chứng Covid-19 ZOE" (The ZOE Covid Symptom Study) của Vương quốc Anh, các triệu chứng của chủng virus biến thể Delta đã thay đổi đáng kể, cụ thể:

Bệnh nhân dưới 40 tuổi:

✅ Đau đầu 66,4%

✅ Đau họng 53,6%

✅ Chảy nước mũi 49,2%

✅ Sốt 42,1%

✅ Ho dai dẳng 40%

Bệnh nhân trên 40 tuổi:

✅ Đau đầu 53,5%

✅Chảy nước mũi 36,3%

✅Khác 34,5%

✅Hắt xì 31,7%

✅Đau họng 30,3%

Đặc điểm của biến thể virus Delta

Theo Giáo sư Trương Trung Đức (Zhang Zhongde), Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, biến thể virus Delta có hại hơn và bệnh nhân thậm chí có thể trở nên nặng trong vòng 24 giờ. Ông cũng liệt kê các đặc điểm của bệnh nhân bị nhiễm các chủng biến thể Delta bao gồm:

1. Thời gian ủ bệnh ngắn, thường khởi phát trong vòng 3 đến 7 ngày.

2. Có nhiều bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn, cao nhất là 92 tuổi, người trên 80 tuổi khá nhiều, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh cơ bản/bệnh nền và biến chứng tương đối cao.

3. Bệnh tiến triển nhanh, trước đây thời gian để bệnh trở nặng là từ 7 đến 9 ngày, đợt này bệnh nhân nặng chỉ trong 3 đến 4 ngày, trường hợp nặng thì chuyển sang giai đoạn nặng hoặc trực tiếp dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 giờ.

4. Trong đợt dịch này, bệnh nhân nặng và nguy kịch chiếm 15%.

5. Tải lượng virus lớn và xét nghiệm axit nucleic chuyển sang âm tính chậm.

Sức lây lan của virus

Theo Giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), một chuyên gia đầu ngành về phòng chống Covid-19 Trung Quốc, biến thể Delta có hệ số lây truyền từ 4,04 đến 5, tức là một người có thể lây cho 4 người, 4 người đến 16 người và từ 16 người đến 64 người. Khả năng lây nhiễm cao hơn 60% so với của biến thể Alpha của Anh, gấp khoảng hai lần so với chủng ban đầu.

Việc lây nhiễm virus biến thể Delta sẽ xảy ra trong vòng hai hoặc ba ngày.

Chủng Delta có tải trọng cao, khí thở ra có độc tính cao và khả năng lây nhiễm cao. Do đó, bệnh xảy ra trong cùng một không gian, cùng một đơn vị, trong cùng một tầng ở tòa nhà, và trong cùng một tòa nhà.

Trong bốn ngày đầu tiên, những người tiếp xúc với những bệnh nhân này là những người thân thiết, và khoảng cách xã hội phải kéo dài đến 2,5 mét để an toàn hơn.


N.Quách chuyển