samedi 30 novembre 2019

TEL AVIV-JAFFA (10-2019)

 đến Ben  Gurion Airport  Tel Aviv ( DoThái) 10-2019



trên đường gặp hải quan immigration (bên hông họ làm như bức tường (wester wall ) ở Jérusalem



đến Hotel Grand Beach at Tel Aviv vào 17h30  trời bắt đầu tối



 đi doc theo bãi biển về đêm  ở Tel Aviv gần khách sạn

có nhiều hàng quán dọc bờ biển




 dọc bờ biển (port historique)  gần khách sạn
 gặp phái đoàn 49 anh chị bên Tin Lành do mục sư Hồ Xuân Phước ở Los Angeles hướng dẫn
chụp hình lưu niệm







 21h mà dân chúng vẫn còn ăn uống đông đảo

biển nơi này khá động nên họ dẫn nước biển vào trong một hồ lớn để có thể tắm biển an toàn hơn, super...




có parc cho trẻ em và người lớn đến tập thể thao và có đường cho xe đạp và chạy jogging dể hít thở gió biển




***********************

JAFFA 

Jaffa là nổi tiếng về mối liên kết của nó với câu chuyện Kinh Thánh của tiên tri Giô-na ****.










St. PETER Church  at Jaffa







































Jaffa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Bến cảng cổ của Jaffa

Chợ ở Jaffa, tranh vẽ của Gustav Bauernfeind năm 1877
Jaffa (tiếng Do Thái: יָפוֹ, Yāfō; tiếng Ả Rập:يَافَا‎ Yāfā, tiếng Latin: Joppe, cũng Japho, Joppa (phiên âmtừ tiếng Hy Lạp "Ιόππη") là một thành phố cảng cổ đại được cho rằng là một trong những lâu đời nhất trên thế giới. Jaffa đã được kết hợp với Tel Aviv vào năm 1950 tạo ra thành phố Tel Aviv-Yafo, Israel. Jaffa là nổi tiếng về mối liên kết của nó với câu chuyện Kinh Thánh của tiên tri Giô-na.
Jaffa (Yafo trong tiếng Do Thái) bắt nguồn từ tên con trai Nô-ê sau đại hồng thủy. Theo thần thoại Hy Lạp, đây cũng là nơi nàng Andromeda bị xích để thủy quái ăn thịt, sau đó được chàng dũng sĩ Perseus đến giải cứu.
Thành phố này được thành lập muộn nhất vào khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Từ 2.000 năm trước Công nguyên, nơi đây đã là một hải cảng cho các con tàu qua lại vùng phía đông Địa Trung Hải và người Ai Cập, Babylonngười Ba Tưngười Assyria từng giao lưu buôn bán. Từ các pharaon, các đoàn quân Ba Tư, La Mã cho đến Napoleon đều đánh chiếm nơi này, xây dựng lên những công trình mà dấu tích vẫn còn khắp đây đó.






****

TRUYỆN VỀ TIÊN TRI JONAH – KỲ 1 


Chào các bạn,
Dưới đây là comment của mình về Jonah trong Book of Jonah – Sách của tiên tri Jonah trong Thánh kinh.  Truyện Jonah rất vui như truyện cổ tích nhi đồng, vì Jonah ứng xừ với Chúa rất nhi đồng.
Jonah là một nhà tiên tri người Do Thái, sống vào khoảng năm 800–750 trước Công nguyên (đa số tài liệu đều nói Jonah sống trong khoảng thời gian này, ví dụ một nguồn).
Câu chuyện về Jonas rất thú vị như truyện cổ tích. Jonah không thích nghe lời Chúa, Chúa chỉ một đường, Jonas không thích, chạy trốn đi đường khác, Chúa ném Jonas xuống biển vào bụng cá 3 ngày, Jonas nghe.
Lăng mộ được cho là của Jonah nằm ở thành phố Mosul, tỉnh Nineveh, phía bắc Iraq ngày nay. Lăng mộ đã bị nhà nước Hồi giáo ISIS phá hủy cách đây 3 năm, vào tháng 7–2014.
Đây là hình ảnh đền thờ cùng lăng mộ của tiên tri Jonah trước khi bị phá hủy:

Ảnh: almosil.org – Nguồn TN
Đây là ảnh đền thờ trong đổ nát:

Ảnh: Reuters – Nguồn TN
Jonah là một nhà tiên tri người Do Thái, sinh ra và lớn lên ở Do Thái nhưng sao lại không chết ở Do Thái (Israel)?
Là vì Chúa bảo Jonah đến Nineveh (ngày nay thuộc Iraq). Jonah đến để tiên tri cho Chúa. Tiên tri là nói trước chuyện sẽ xảy ra. Tiên tri rằng: Vì dân Nineveh đã làm quá nhiều điều tội lỗi, Chúa sẽ phạt Nineveh.
Khi Chúa bảo Jonah đi nói tiên tri cho Chúa, Jonah không đồng ý. Thay vì đi Nineveh theo ý Chúa, Jonah theo ý mình, đi Tarshish (ngày nay thuộc Tây Ban Nha).
Jonah không nghe lời Chúa nên Chúa phạt Jonah. Vì Jonah đi bằng thuyền nên Chúa làm cho chiếc thuyền chở Jonah gặp bão. Bão lớn làm mọi người trên thuyền rất sợ. Jonah biết Chúa đang phạt mình nên bảo mọi người ném mình xuống biển, để thuyền được bình an.
Khi rơi xuống biển, Jonah bị cá voi nuốt và phải sống trong bụng cá ba ngày ba đêm. Trong bụng cá, Jonah nguyện cầu với Chúa và nguyện làm theo ý Chúa. Chúa tha tội và bảo con cá nôn Jonah ra. Jonah ra khỏi bụng cá, lên bờ và đến Nineveh để tiên tri.
Khi dân Nineveh nghe những lời tiên tri của Jonah, dân Nineveh rất sợ bị Chúa phạt vì những tội lỗi của họ, họ liền ăn năn hối lỗi. Thấy Nineveh hối lỗi, Chúa không phạt Nineveh nữa.
Dân Nineveh thấy Chúa không phạt mình nên cho rằng Jonah tiên tri sai. Jonah thấy mình bị mất uy tín thì quay sang giận Chúa, vì Chúa tha thứ cho Nineveh khiến lời tiên đoán của Jonah thành lời tiên đoán sai.
Trên đây là tóm tắt Cuốn sách của Jonah.
Đây là một cuốn sách nằm trong Cựu ước. Cựu ước là tập hợp các cuốn sách kể về mối liên hệ giữa con người xa xưa và Thiên Chúa. Thiên Chúa trong Cựu ước có phần dữ dằn và đầy uy quyền, tuy vẫn yêu con người nhưng vẫn luôn trừng phạt khi con người không làm theo ý Chúa. Khi Jesus đến và giảng về một Thiên Chúa tròn đầy tình yêu, thì mới có các sách kể về một Thiên Chúa tròn đầy tình yêu. Tập hợp các cuốn này gọi là Tân ước. Tân ước và Cựu ước kết hợp lại thành Thánh kinh.
Sách của tiên tri Jonah trong Cựu ước có 4 chương ngắn. Bản tiếng Việt bắt đầu ở đây, click vào Giôna. Bản tiếng Anh ở đây.
Dưới đây là comment cho chương 1, bàn về chuyện tại sao Jonah lại không muốn nghe lời Chúa.
Như trên có thể thấy, Jonah là một nhà tiên tri bất đắc dĩ. Gọi là bất đắc dĩ vì Jonah không có ý định làm tiên tri. Chúa bảo Jonah đi tiên tri nhưng Jonah không muốn. Sau đó, vì khuất phục trước quyền năng Thiên Chúa nên Jonah mới làm theo ý Chúa và đi nói tiên tri.
Nhưng sao Jonah lại lẩn tránh ý Chúa, không muốn làm việc Chúa giao?
Thưa, vì dân Nineveh là dân nước ngoài, không phải là dân Do Thái. Mà không phải dân Do Thái thì tất nhiên là không thuộc đạo Do Thái.
(Hồi đó, đạo Do Thái hay Do Thái giáo chỉ gồm một mình dân Do Thái. Nên khi nói đến Do Thái là vừa nói đến một dân tộc, một đất nước và vừa nói đến một tôn giáo.)
Người Do Thái tin rằng, Thiên Chúa (trong đạo Do Thái) là Thiên Chúa của riêng một mình người Do Thái. Người Do Thái không muốn chia sẻ Thiên Chúa với người ngoài.
Hơn nữa, dân Nineveh lại là dân chuyên xâm lược các nước khác, biến các nước xung quanh thành chư hầu, trong đó có Do Thái. Dân Do Thái nếu có oán giận dân Nineveh là điều có thể hiểu được.
Jonah là người Do Thái. Jonah cảm thấy khó khăn khi đứng trước yêu cầu của Chúa. Nếu vâng lời Chúa, Jonah phải chia sẻ Chúa với người ngoại đạo, hơn nữa, đó lại là kẻ thù của nước mình.  Đó là chưa kể đến nước lạ nói tiên tri thì rất nguy hiểm, bị người ta giết là chuyện thường.
(Cũng cần nói thêm một chút về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Nineveh là thủ đô của đế quốc Assyria. Khi Jonah còn sống, nước Do Thái là một chư hầu của Assyria. Sau khi Jonah mất khoảng 20-30 năm, một nửa nước Do Thái bị Assyria tiêu diệt.)
Nhưng Thiên Chúa là Chúa của tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi nền văn hóa… Thiên Chúa chẳng phải của riêng một mình dân Do Thái và đạo Do Thái. Thế nên Thiên Chúa đối xử với Niveneh cũng như đối xử với Do Thái.
Thiên Chúa yêu tất cả mọi người.
Nhờ tình yêu của Chúa, Jonah đã làm được điều đó – là chia sẻ Chúa với người ngoại đạo và là kẻ thù của nước mình. Hơn thế nữa, Jonah sau khi hoàn thành sứ mệnh ở Nineveh có thể đã tiếp tục ở lại đây cho đến khi qua đời mà không về quê nhà Do Thái (vì lăng mộ được cho của Jonah được đặt ở đây).
Nhưng Jonah trải qua điều khó khăn đó như thế nào?
Mời các bạn đọc tiếp comment ở chương 2 nhé.
Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Thu Hương (REF)