mercredi 28 avril 2021

Nghĩ về tuổi già- Đỗ Duy Ngọc

Đã đến tuổi về hưu, sao không mở cửa ra đường đến với bốn phương để có
những nụ cười, những câu chuyện tâm tình, những kỷ niệm nhắc nhở.
Đỗ Duy Ngọc

Rồi ai cũng phải về với cát bụi, có ai sống mãi trên nhân thế này đâu.
Và thời gian càng ngày càng ngắn lại, sức khoẻ càng ngày càng yếu đi.

Sao không bắt tay làm ngay những điều mình mong ước, sao không đi đến ngay những nơi mà ta thích thú, sao không sắm ngay những vật mà ta từng mơ tưởng khi trong túi vẫn đủ tiền.






Sao không trồng một cây hoa để sớm mai nhìn hoa nở, sao không nuôi một bầy cá để chiều chiều nhìn chúng lội tung tăng, sao không sắm một chú chó để nghe tiếng sủa mừng vui, cái vẫy đuôi mừng rỡ khi ta trở về nhà, sao không nuôi chú mèo nhỏ để buổi tối nó cọ vào đôi chân trần của ta bằng bộ lông mềm mại, và nếu có thể sao không chăm sóc một chú chim để ngày ngày đong cho chúng chút thức ăn, chế cho chúng một cóng nước, để buổi sớm mai thức dậy với tiếng hót líu lo của chúng để mở đầu một ngày ta được tiếp tục sống.

Đã đến tuổi về hưu, sao không mở cửa ra đường đến với bốn phương để có những nụ cười, những câu chuyện tâm tình, những kỷ niệm nhắc nhở. Sao không mở lòng ra với những người ta gặp trên đường, mỗi người một hoàn cảnh, thông cảm với họ và nếu giúp được họ, ta không nên có thái độ ban ơn mà ta đang chia sẻ. Được sẻ chia cũng là một niềm vui.

Sao không nói hết với ai đó những điều mà suốt đoạn đường tuổi trẻ ta không nói được, hãy trút hết ra ta sẽ nhẹ lòng.




Sao không chào mọi người bằng cái vẫy tay, bằng một nụ cười bởi nhiều khi đó là lần đầu tiên ta gặp họ nhưng có thể cũng là lần cuối cùng bởi không còn duyên gặp lại, cũng có thể họ sẽ lìa cõi trần gian bởi lẽ sinh tử mong manh đến vô cùng. Sao không đến thăm bè bạn, đồng nghiệp, bạn học cũ, ngồi uống với họ chén nước, hỏi thăm sức khoẻ của nhau, nhắc lại kỷ niệm của một thời.

Tuổi già nên tạo cho mình một đam mê sáng tạo: chụp hình, vẽ tranh, nặn tượng, làm gốm, làm vườn, trồng cây, viết nhạc, làm thơ, đi đây đi đó... tất cả trở thành gia vị cho cuộc sống mà thời trẻ bận rộn với manh áo, miếng cơm, lo âu cuộc sống ta không thực hiện được. Gắng đọc sách, đọc báo, vào mạng, viết mail để rèn luyện trí nhớ. Sống lâu mà chẳng nhớ gì, chẳng biết gì đang xảy ra cũng phí một quãng đời

Đoạn đường trước mặt của mọi người ngày càng ngắn lại, sao không thể tha thứ, bao dung cho nhau những tỵ hiềm, những đụng chạm của một thuở. Sao không siết tay nhau khi còn sống, chờ chi khi mất mới thắp cây nhang vái lạy. Sao không kiếm miếng ngon để thưởng thức hương vị của cuộc đời khi túi còn đủ tiền để trả cho món ăn ngon, đã đến lúc không nên hà tiện, keo kiệt để làm khổ thân mình, bởi khi ta mất đi mà vẫn còn tiền cũng là điều bất hạnh.

Nếu con cháu ngoan hiền thành đạt, có tình cảm với ta, có chăm sóc, thăm hỏi ta cũng là điều hạnh phúc. Bằng không, nếu chúng quên tình cảm gia đình, thì cũng đừng lấy điều đó làm buồn mà thất vọng. Ta sinh chúng ra, nuôi dạy chúng là trách nhiệm, đừng nên ôm mãi hi vọng là chúng sẽ nuôi ta, chăm sóc ta để trả ơn sinh thành dưỡng dục, được thế thì tốt, mà không được vậy thì cũng đừng nên thất vọng, tủi phận, khổ đau. Bởi phải nghĩ rằng chúng cũng đang có gia đình, con cái phải lo, chúng cũng đang có những khó khăn phải giải quyết. Ta bệnh chúng hỏi thăm, chăm lo cũng tốt mà chúng hời hợt không lưu tâm thì cũng chẳng sao, cứ an nhiên mà sống, cứ bình tĩnh mà sống, chẳng nên trách cứ, nặng lời làm gì.

Con cái muốn đi theo con đường nào, chọn ngành nghề gì, yêu ai và muốn lập gia đình với ai, ta chỉ nên khuyên nhủ, định hướng, không nên bắt chúng phải theo ý ta, sống vì ta. Bởi chúng có cuộc đời riêng của chúng và chúng ta chắc chắn sẽ không sống mãi với chúng nên phải để chúng quyết định đời mình.

Cũng không nên quá tin tưởng vào con cái mà giao hết số tiền dành dụm suốt cuộc đời cho chúng. Vì đó là mở đầu cho những bất hạnh mà ta phải chịu đựng sau này. Nuôi dạy con cái của chúng là nhiệm vụ của chúng, ta chỉ giúp đỡ khi cần thiết chứ không nên dành suốt thời gian còn lại của cuộc đời để bảo bọc và chăm lo cho các cháu. Nếu khi đến tuổi mà cứ ôm khư khư các cháu, ta đã phí phạm thời gian còn lại ngắn ngủi của mình.

Người biết lo xa là khi tuổi trung niên đã chuẩn bị cho tuổi già, chuẩn bị để khỏi lệ thuộc vào con cái về vật chất, được như thế những ngày của tuổi già không phải trông mong vào những đồng tiền chu cấp của các con, được thoải mái và tự do trong sinh hoạt. Nếu được con cái tặng quà, chu cấp thêm thì lấy đó làm vui, mà không có thì cũng chẳng lấy gì làm thất vọng và tủi thân. Ta cũng sẽ không là gánh nặng của con cái. Thiếu một chút cũng đừng nhăn nhó, thừa thật nhiều cũng đừng quá mừng vui, đừng buồn vui thái quá.




Người ta bảo nhà của cha mẹ là của con, nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Do vậy, khi đến nhà con cái, không nên xem như nhà của mình mà nên đặt mình là khách để khiến cho căn nhà của con cái khỏi xáo trộn, sinh hoạt của con cái khỏi đổi thay.

Người ta bảo tuổi già buồn, nhưng thật ra nếu biết cách sống và có sức khoẻ, tuổi già là tuổi vui. Đó là tuổi đã làm xong những phận sự, chẳng còn nhiều trách nhiệm với cuộc đời, mọi lo toan cũng chẳng còn mấy chút. Giàu cũng giàu rồi, nghèo cũng nghèo rồi, chẳng còn sức lực và thời gian để thay đổi số mệnh. Thế tại sao không bằng lòng những cái hiện có mà còn nuôi tham vọng, loay hoay kiếm tìm làm chi nữa.

Đau khổ, lo âu hay hạnh phúc, hoan hỉ đều do tâm ta mà ra. Cuối con đường của cuộc sống, an lạc, an nhiên mà đi, chăm sóc bản thân, chấp nhận cái đích cuối cùng của loài người, không âu lo, chẳng sợ hãi cái chết, hãy xem cuộc đời chẳng có gì là quan trọng nữa và tận hưởng nó đến giây phút cuối cùng, âu đó chính là con đường hạnh phúc.

Nguồn: http://giaoxuhanoi.com/muc-vu-gia-dinh-cac-lop-giao-ly-/nghi-ve-tuoi-gia-4165.html

mardi 27 avril 2021

KHÉO LÉO VÀ TINH TẾ


 

Trước kia, tôi vẫn nghĩ muốn có tương quan tốt đẹp với mọi người, tôi phải biết sống khéo léo bằng cách vận dụng những quy tắc tâm lý hay những kỹ năng ứng xử được chỉ dẫn trong các sách “đắc nhân tâm”. Dần dần Chúa cho tôi thấy, tôi chỉ cần đến học cùng Chúa và chẳng phải bận tâm đối xử cho khéo léo, vậy mà tương quan của tôi với mọi người lại càng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Tôi nghiệm ra, khi tôi muốn sống khéo léo, tôi đã khởi đi từ tôi và phải bỏ ra công sức của mình để cố gắng đạt được kết quả như tôi mong muốn, có lúc tôi thành công có lúc tôi thất bại, và tôi sẽ vui buồn, hả hê hay bực mình tùy theo kết quả gặt hái được. Xét cho cùng, tuy mục đích là để nhắm đến tương quan tốt đẹp với người khác, nhưng dù sao động cơ tôi sống khéo léo vẫn là vì mình chứ không phải vì người khác. Tôi muốn lấy lòng và được lòng người khác chung quy cũng là để họ sẵn lòng chiều lòng tôi. Thế chẳng phải là tôi lèo lái người khác làm theo ý mình sao? Vậy làm gì có yêu thương đích thật ở đây? Nếu thế, đến một lúc nào đó, tôi không còn đủ khả năng để đối xử khéo léo nữa thì mối tương quan của tôi với họ sẽ ra sao? Nó quả thật là mong manh như con người của tôi và họ.

Khi đến với Chúa, tôi đến gặp Đấng tạo dựng nên tôi, Người biết rõ tôi ngay cả trước khi tôi được hoài thai trong dạ mẹ. Người ở nơi sâu thẳm nhất trong lòng tôi và chỉ mình Người mới biết nguyên nhân của từng vết thương nơi tôi để có thể chữa lành nếu tôi biết chạy đến cùng Người và để cho Người chạm đến. Khi những vết thương sâu xa đã được chữa lành, lòng tôi không còn khép kín trên nỗi đau của mình và biết mở ra với người khác. Biết mình là khốn cùng nhưng được Chúa thương xót và trở nên hạnh phúc, tôi cũng muốn sống lòng thương xót mà tôi đã nhận được cách nhưng không ấy với người khác để họ cũng được hạnh phúc. Tôi không hề tìm kiếm, nhưng nhận ra dường như mình trở nên tinh tế hơn trong cách đối xử với người khác. Tôi đoan chắc là do tôi trung thành ở lại với Chúa mỗi ngày mà tôi được thấm nhuần cách yêu thương của Chúa lúc nào không hay.

Vì vẫn sống trong thân phận mỏng giòn của con người, thỉnh thoảng tôi vẫn có những va chạm với người khác. Nhưng vì không còn nghĩ đến mình, không còn muốn được lợi hay phần thắng thuộc về mình, tôi cố gắng đặt mình vào chỗ người kia để hiểu họ, tôn trọng sự khác biệt nơi họ, chấp nhận những yếu đuối nơi họ cũng như nơi tôi, tôi không cảm thấy bị tổn thương để rồi công kích lại họ bằng những lời gây tổn thương ngược lại. Đồng thời, tôi luôn tìm cách nhận ra phần lỗi ở nơi mình, dù chỉ là sự vô tình, vụng về hay thiếu hiểu biết khiến mình nói lời không thích hợp gây hiểu lầm và làm tổn thương người khác. Tôi thấy lời xin lỗi chân thành luôn có hiệu quả tức thời để làm dịu mọi căng thẳng nên không ngại nói ngay.

Giờ đây, tôi không còn phải dựa trên sức mình để sống khéo léo hầu đạt được thành công trong tương quan nữa. Tôi chỉ còn dựa trên sức Chúa để sống trong tự do và hạnh phúc làm con cái Chúa và dường như mọi tương quan đều luôn tốt đẹp với tình yêu cảm thông, tinh tế Chúa ban.

ULTD & ltd
Thúy Diệp sưu tầm
 

TƯỢNG ĐỨC MẸ KHỔNG LỒ LÀM TỪ THÂN MÁY BAY

TƯỢNG ĐỨC MẸ KHỔNG LỒ LÀM TỪ THÂN MÁY BAY



Đây là Pho tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ‘Blessed Virgin Mary’ tại Nhà thờ Công Giáo ‘Our Lady of Peace’ tại Santa Clara, California.

Nhìn pho tượng, ít ai có thể tưởng tượng và biết rằng pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép trắng bạc, không hoen rỉ (stainless steel) được cắt ra từ thân các máy bay Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm, từ 1965 đến 1975.

Đó là những chiếc máy bay Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark… một thời xoải cánh tung bay ngang dọc trên bầu trời Việt Nam..

Pho tượng Đức Mẹ là một sáng kiến vô cùng độc đáo và là tác phẩm tuyệt hảo của nhà điêu khắc lừng danh thế giới Charles C. Parks.

Pho tượng có chiều cao hơn 11m, nặng gần 3,3 tấn.

Pho tượng vươn lên giữa trời xanh với vòng tay Đức Mẹ mở ra ân cần, ánh mắt buồn da diết và một trái tim lộ ra bên ngoài đầy những vết thương.

Vâng, Mẹ đang muốn nói với mọi người, nói với từng người một lời mời gọi bao dung, tha thứ, quên đi quá khứ chiến tranh để sống chung một tương lai hòa bình.

Tìm tài liệu trên Google, tôi còn biết thêm rằng, từ khởi sự cho đến khi hoàn thành, Hội Thánh ở Santa Clara đã đón nhận được lời cầu nguyện từ 500.000 tràng chuỗi Mai Khôi của mọi người hiệp thông gửi đến.

Ắt hẳn, nửa triệu lời cầu nguyện ấy, 2 triệu rưởi Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh ấy, 25 triệu Kinh Kính Mừng ấy không được dùng để cắt, để hàn, để gò, để dựng nên pho tượng tuyệt tác ấy, nhưng là để nhờ Mẹ mà bay cao lên, bắn tung đi khắp nơi thành triệu triệu bức thông điệp cho hòa bình.

Theo internet.

T.Phước chuyển



lundi 26 avril 2021

Vraiment dangereux, le four à micro-ondes? | Protégez-Vous.ca

Vraiment dangereux, le four à micro-ondes?

Favoris

Par Mathilde Roy
06 février 2020



Non, vos aliments ne deviennent pas radioactifs lorsqu’ils sont chauffés au four à micro-ondes.



Les consommateurs sont nombreux à s’inquiéter au sujet des ondes électromagnétiques qui pénètrent la nourriture pendant la cuisson au four à micro-ondes. Pour vous rassurer, voici comment fonctionne cet appareil, qui est apparu dans les foyers en 1967.

Comment ça marche?

Le four à micro-ondes utilise l’énergie des ondes électromagnétiques de la famille des radiofréquences (les fameuses «micro-ondes») pour réchauffer les aliments.

Ces ondes ne doivent pas être confondues avec les rayons X ou les rayons gamma, qui sont beaucoup plus puissants et peuvent causer des maladies, dont des cancers.

Les micro-ondes sont générées par un dispositif dans le four à micro-ondes (le magnétron) et passent ensuite par un guide d’ondes jusqu’à un agitateur, qui les propage dans le four, comme nous l’expliquons dans notre test de 16 fours à micro-ondes.

Les ondes pénètrent dans les aliments, soit directement ou après avoir rebondi sur les parois de l’appareil. L’énergie absorbée par la nourriture agite les molécules d’eau dans les aliments, ce qui les réchauffe.

Ces ondes restent-elles dans les aliments?

«Les micro-ondes produites par un four à micro-ondes ne rendent pas les aliments ni le four en soi radioactifs. Lorsque l'on arrête le four, les micro-ondes disparaissent. Elles ne demeurent pas dans les aliments ni dans le four», explique Santé Canada sur son site.

En effet, renchérit Mathieu Gauthier, conseiller scientifique à l’Institut national de santé publique du Québec (INSPQ), les ondes électromagnétiques voyagent à la vitesse de la lumière. «Une fois qu'on ouvre la porte du four à micro-ondes, il n'y a plus rien. On se retrouve juste avec de la nourriture chaude.»

L’expert explique que la transformation d'un aliment cuit au micro-ondes n'est en fait pas différente d'un aliment cuit au four. Dans les deux cas, les molécules s’agitent et se réchauffent. «Au four, l'air et le rayonnement infrarouge font augmenter la température. Le plat est long à chauffer parce que le rayonnement est absorbé par la surface des aliments. La cuisson est plus rapide au micro-ondes parce que les ondes entrent à l’intérieur des aliments.»

Y a-t-il des fuites?

De petites quantités de micro-ondes peuvent s’échapper de l’appareil, mais il n’y a pas de raison de s’alarmer ou de se tenir très loin. «Le four à micro-ondes, en théorie, est isolé pour éviter les fuites. Cela dit, il peut y en avoir, mais, en général, elles sont très proches de la porte et ne se propageront pas loin», note Mathieu Gauthier.

Santé Canada ne voit pas de dangers pour les humains si l’appareil est bien entretenu : «Si la porte, les charnières, les loquets ou l'écran présentent des signes d'endommagement, il est possible que les fuites de radiations électromagnétiques soient trop élevées.»

Pour être bien certain de ne courir aucun risque, suivez ces conseils de Santé Canada :

• respectez les directives du fabricant en ce qui concerne l'utilisation et les mesures de sécurité;

• n’utilisez pas votre four si la porte ne ferme pas ou si elle est endommagée;

gardez la porte et les joints d’étanchéité propres sans utiliser de nettoyants abrasifs;

• ne désactivez pas le verrouillage de sécurité du four.


>> À lire aussi: Faut-il avoir peur de la 5G? et Enquête sur les ondes électromagnétiques et Quoi préparer au four à micro-ondes et quoi éviter?

T.Hải chuyển
https://www.protegez-vous.ca/nouvelles/sante-et-alimentation/micro-ondes-radioactif

samedi 24 avril 2021

Les effets des nitrates et nitrites sur le système cardiovasculaire

Les effets des nitrates et nitrites sur le système cardiovasculaire

Mis à jour le 23 mai 2018

Les nitrates (NO3) et les nitrites (NO2) sont surtout connus auprès du public comme des résidus indésirables de la chaîne agroalimentaire, puisqu’ils sont associés à des effets potentiellement cancérogènes. Pourtant ces molécules se retrouvent naturellement dans les fruits et légumes (nitrate) ainsi que dans le corps humain (nitrate et nitrite) où elles participent à des fonctions physiologiques importantes, particulièrement au niveau cardiovasculaire. De plus, il est maintenant établi que les nitrates alimentaires peuvent être bénéfiques pour la santé cardiovasculaire et pour les performances sportives comme nous le verrons plus loin.

Les nitrates et nitrites : dangereux ou inoffensifs ?

Dans le processus de salaison utilisé pour transformer les viandes en charcuteries (jambon, saucisses, bacon, etc.), des sels nitrés sont ajoutés pour stabiliser la couleur et la saveur des viandes, ainsi que pour prévenir le développement de microorganismes pathogènes. Les sels nitrés sont en effet très efficaces pour prévenir la prolifération de bactéries, dont la redoutable Clostridium botulinum qui produit une toxine très puissante qui cause le botulisme, une maladie paralytique grave, parfois mortelle. Les nitrates et nitrites eux-mêmes ne sont pas cancérogènes, ce sont plutôt les composés N-nitrosés, telles les nitrosamines, produits par la réaction des nitrites avec les protéines de la viande qui le sont. La formation des nitrosamines est favorisée par le processus de salaison à cause de la présence abondante de nitrites ajoutés, de protéines et de myoglobine dont le groupement héminique accélère la réaction. La cuisson à haute température (friture) accélère grandement la formation de nitrosamines, aussi la réglementation gouvernementale limite-t-elle les quantités de nitrites utilisés en salaison et oblige l’ajout d’agents neutralisants (antioxydants) dans certains produits comme le bacon par exemple. Les nitrates présents naturellement dans les aliments proviennent en majeure partie des fruits et légumes, où la présence d’antioxydants tels la vitamine C et les polyphénols inhibent la formation de composés N-nitrosés.

Jusqu’à il y a une vingtaine d’années, on considérait les nitrates et nitrites présents dans le corps humain comme les produits finaux et inertes du métabolisme de l’oxyde nitrique (NO), un gaz qui agit comme une molécule de signalisation et qui est impliqué dans la régulation du flux sanguin et plusieurs autres fonctions physiologiques. En présence d’oxygène, l’oxyde nitrique est produit dans les cellules endothéliales qui tapissent les vaisseaux sanguins par une réaction d’oxydation de l’acide aminé L-arginine en NO et L-citrulline. Plusieurs médicaments utilisés pour traiter les maladies cardiovasculaires augmentent la voie de signalisation du NO, soit en augmentant sa biodisponibilité ou en inhibant sa dégradation. Les plus connus sont les nitrates organiques (par ex. la nitroglycérine), qui agissent en relarguant du NO rapidement, ce qui provoque une dilatation non spécifique des artères et des veines et permet une meilleure circulation sanguine. D’autres agents pharmacologiques sont les inhibiteurs de la phosphodiestérase-5 qui sont utilisés pour traiter l’hypertension pulmonaire et la dysfonction érectile (par ex. le sildénafil, mieux connu sous le nom commercial de Viagra). De plus, les inhibiteurs de l’enzyme HMG réductase (statines) et de l’enzyme de conversion de l’angiotensine augmentent indirectement la biodisponibilité du NO.

On sait depuis 2001 que les nitrites endogènes sont une source alternative importante de NO, particulièrement quand les niveaux d’oxygène sont réduits, comme c’est le cas dans la microcirculation sanguine (voir la figure 1). À ce moment-là, on considérait que l’apport en nitrates et nitrites provenant de l’alimentation n’avait pas d’effet sur les vaisseaux sanguins, puisqu’on ne pensait pas que cet apport puisse augmenter la concentration circulante de nitrites. On sait maintenant que les nitrates alimentaires sont rapidement absorbés dans l’intestin grêle, qu’environ 75 % des nitrates sont excrétés par les reins et que ce qui reste devient hautement concentré dans les glandes salivaires (10 fois la concentration plasmatique). Lorsque les nitrates sont sécrétés dans la salive, ils sont réduits en nitrites par les bactéries commensales puis avalés avec la salive et absorbés dans la circulation au niveau de l’intestin. Les nitrites circulants peuvent être réduits en oxyde nitrique par différentes enzymes (réductases).

Figure 1. Formation et recyclage des nitrates (NO3), nitrites (NO2) et de l’oxyde nitrique (NO). Adapté de Woessner et coll., 2017. En présence d’oxygène, l’oxyde nitrique synthase endothéliale (eNOS) catalyse l’oxydation de la L-arginine en NO. Le NO peut également être rapidement oxydé en nitrite et en nitrate. Une source secondaire de NO vasculaire est procurée par l’alimentation. Il a été démontré que la consommation d’aliments riches en nitrate inorganique (légumes verts à feuilles, betterave) augmente la concentration de nitrate plasmatique, qui peut être sécrété dans la salive et réduit en nitrite par les bactéries commensales présentes dans la bouche. Le nitrite peut ensuite être réduit en NO (et d’autres oxydes d’azote biologiquement actifs) par plusieurs mécanismes qui sont accélérés dans des conditions hypoxiques. Par conséquent, bien qu’une partie des nitrates et nitrites circulants soient excrétés par les reins, ils peuvent également être recyclés en NO.

 

Sources alimentaires de nitrates.
Environ 85 % des nitrates (NO3) alimentaires proviennent des légumes, le reste vient surtout de l’eau potable. Les nitrites (NO2) alimentaires proviennent surtout des viandes salaisonnées (charcuteries). Les légumes peuvent être groupés en 3 catégories selon leur contenu en nitrate (voir Tableau I), les légumes à niveaux élevés en nitrates (>1000 mg/kg) appartiennent aux familles des Brassicacées (roquette), Chénopodiacées (betterave, épinard), Astéracées (laitue) et Apiacées (céleri). La plupart des légumes de consommation courante ont un contenu moyen en nitrates (100-1000 mg/kg), alors que les oignons et tomates contiennent très peu de nitrates (<100 mg/kg). La confection de jus de légumes est une façon pratique et populaire d’augmenter la consommation de légumes et plusieurs jus commerciaux sont en vente sur le marché. Alors que le contenu en nitrite des jus fraîchement préparé à la maison est négligeable, il augmente dramatiquement après deux jours à la température de la pièce, mais demeure bas si le jus est conservé au réfrigérateur, à 4 °C. La conversion des nitrates en nitrites dans les jus faits à la maison est due à la présence d’enzymes (réductases) bactériennes, ce qui est moins problématique dans les jus commerciaux qui sont légèrement pasteurisés.

Tableau I.  Contenu en nitrate dans les légumes et dans l’eau. D’après Lidder et Webb, 2012.*Note : Pour faciliter la sélection des légumes pour composer un régime alimentaire, les auteurs ont proposé d’utiliser des « unités de nitrate » (1 unité= 1 mmol), afin de s’assurer de consommer suffisamment de nitrates pour bénéficier des effets hypotenseurs ou de l’amélioration de la performance durant l’exercice, et aussi afin d’éviter de consommer plus de nitrates que recommandé (4,2 unités pour un adulte de 70 kg).

 

La dose journalière admissible (DJA) établie par l’Autorité européenne de sécurité des aliments pour les nitrates est 3,7 mg/kg (0,06 mmol/kg), ce qui correspond à environ 260 mg (4,2 mmol) par jour pour un adulte de 70 kg. Cette DJA a été établie en divisant par 100 la dose maximale qui est inoffensive pour des rats et des chiens. Selon des estimations, les Européens consomment 31-185 mg de nitrate par jour et 0-20 mg de nitrite par jour. Sur la base d’une recommandation modérée de consommer 400 g de fruits et légumes variés par jour, l’apport alimentaire en nitrates serait d’environ 157 mg/jour. Plusieurs pays recommandent actuellement un régime alimentaire riche en nitrates pour les personnes atteintes de maladies cardiovasculaires. Le régime DASH (Dietary Approach to Stop Hypertension), par exemple, avec son accent sur les fruits et légumes, grains entiers, viandes maigres (volailles, poissons) et noix permet un apport alimentaire intéressant en nitrates. Dans une étude clinique, le régime DASH (enrichi en fruits et légumes) a fait baisser la pression artérielle de sujets hypertendus presque autant qu’une monothérapie avec un médicament antihypertenseur. Il a d’ailleurs été proposé que les effets cardioprotecteurs des fruits et légumes observés dans les études épidémiologiques soient causés par la grande quantité de nitrates présents dans les légumes verts à feuille.

Le choix des fruits et légumes consommés peut avoir un impact important sur la quantité de nitrates alimentaires. Par exemple, il a été estimé qu’un régime DASH (Dietary Approach to Stop Hypertension) qui ne contiendrait que des fruits et légumes dont le contenu en nitrates est peu élevé fournirait 174 mg de nitrate et 0,41 mg de nitrite, alors que la sélection de fruits et légumes riches en nitrate pourrait fournir jusqu’à 1222 mg de nitrate et 0,35 de nitrite. Cette estimation indique que l’apport alimentaire en nitrate peut varier jusqu’à environ 700 %, selon les choix alimentaires. L’excès de consommation de nitrates, très rare, peut causer la méthémoglobinémie, une maladie ou intoxication où la quantité de méthémoglobine (une forme d’hémoglobine qui ne peut fixer l’oxygène) est trop élevée. Les enfants en bas âge (<3 ans) sont beaucoup plus susceptibles que les enfants plus âgés et les adultes à cette maladie parfois appelée syndrome du bébé bleu. Cette intoxication est rare chez les adultes, car le régime alimentaire ne peut contenir du nitrate en quantité suffisamment élevée pour causer cette maladie. Par contre, 200 g d’épinards à forte teneur en nitrates/jour pourraient rendre malade de très jeunes enfants. L’American Academy of Pediatrics recommande de ne pas donner aux enfants de la nourriture (purées) contenant des légumes (par ex. épinard, betterave, haricot vert, carotte) avant l’âge de trois mois.

Une étude prospective publiée en 2018 a mis en évidence une association entre la concentration de nitrate dans l’urine et la prévalence de maladies cardiovasculaires et le risque de mortalité. Une concentration urinaire de nitrate 10 fois plus élevée était associée à une baisse de 33 % du risque d’être hypertendu et à une baisse de 39 % du risque de subir un AVC. Cependant, il n’y avait pas d’association entre la concentration urinaire de nitrate et l’infarctus du myocarde. De plus, une concentration urinaire de nitrate 10 fois plus élevée a été associée à un risque réduit de mortalité de toute cause (–37 %) et de mortalité d’origine cardiovasculaire (–56 %). Malgré les craintes que le nitrate puisse être transformé en nitrite et en N-nitrosamines et devenir cancérogène, le nitrate dans l’urine n’a pas été associé avec la prévalence du cancer ou la mortalité due au cancer. Des études à venir devraient évaluer si la supplémentation en nitrate peut prévenir ou réduire la prévalence de maladies cardiovasculaires et la mort prématurée.

Effet des nitrates sur la pression artérielle
Une étude publiée en 2008 (randomisée, avec placebo et permutation des groupes) a évalué les effets d’un régime alimentaire enrichi en nitrate sur la pression artérielle de volontaires en bonne santé, non-fumeurs et physiquement actifs. Le régime enrichi en nitrates a causé une diminution significative de la pression artérielle moyenne (3,2 mm Hg) et de la pression diastolique (3,7 mm Hg), en comparaison avec un régime contenant peu de nitrates. Dans cette étude, la quantité de nitrates prise quotidiennement sous forme de supplément correspondait à celle contenue normalement dans 150-250 g de légumes riches en nitrates tels les épinards, betterave et laitue. Les auteurs soulignent que la diminution de pression artérielle qu’ils ont observée dans leur étude est similaire à celle qui a été observée dans l’étude DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) dans le groupe en bonne santé qui avait un régime alimentaire riche en fruits et légumes, en comparaison avec le groupe qui avait consommé peu de fruits et légumes. Dans une autre étude, l’ingestion de 500 ml de jus de betterave a causé une diminution encore plus importante de la pression artérielle systolique (~10,4 mm Hg) et diastolique (~8 mm Hg), en comparaison avec le groupe qui a ingéré le placebo (500 ml d’eau, étude avec permutation croisée des groupes). Cet effet était corrélé temporellement avec l’augmentation transitoire de la concentration plasmatique de nitrites. L’interruption du cycle entérosalivaire de conversion des nitrates en nitrites (en demandant aux volontaires de cracher toute leur salive pendant 3 h après avoir ingéré le jus de betterave) a complètement bloqué l’augmentation de la concentration plasmatique de nitrites et la baisse de pression artérielle. Ce dernier résultat confirme que la baisse de pression artérielle causée par l’ingestion du jus de betterave est attribuable à l’activité des nitrites convertis à partir des nitrates provenant du jus de betterave.

Hypertension, diabète de type 2, hypercholestérolémie, obésité.
Si les effets des nitrates sur la baisse tension artérielle chez des sujets en santé ont été rapportés de façon consistante dans plusieurs études, ce n’est pas toujours le cas des études sur des sujets qui sont atteints d’une maladie chronique. Dans une étude britannique auprès de 68 sujets hypertendus, ceux qui ont bu quotidiennement 250 ml de jus de betterave pendant un mois avaient une pression artérielle plus basse de 8 mm Hg, comparé à ceux qui avaient ingéré du jus de betterave déplété en nitrates (placebo). Dans une étude similaire, également auprès de sujets hypertendus, aucune diminution de la pression artérielle n’a été observée, même si l’ingestion de jus de betterave avait fait augmenter considérablement la concentration plasmatique de nitrites. Une autre étude, auprès de diabétiques, ne rapporte pas d’effet des nitrites alimentaires (jus de betterave) sur la pression artérielle, la fonction endothéliale et la sensibilité à l’insuline. Par ailleurs, la supplémentation de l’alimentation avec du jus de betterave a diminué significativement la pression artérielle systolique de participants en surpoids ou obèses âgés de 55 à 70 ans, en comparaison à une supplémentation avec du jus de cassis qui contenait très peu de nitrates. Enfin, une étude auprès de 69 participants atteints d’hypercholestérolémie indique que l’apport de nitrates alimentaires a amélioré leur fonction vasculaire, par comparaison avec le groupe qui a reçu le placebo. On ne connaît pas la cause de la variabilité des résultats obtenus dans les études cliniques. Parmi les facteurs qui ont été suggérés, il y a la durée du traitement, la prise en charge de la pression par des médicaments, les techniques utilisées pour mesurer la pression artérielle, et des différences entre les cohortes (par ex. âge, IMC, atténuation de la réponse au NO dans certaines maladies).

Insuffisance cardiaque
Une étude récente (randomisée, avec placebo et permutation des groupes) indique que la supplémentation en nitrates de provenance alimentaire (jus de betterave) augmente la performance durant l’exercice chez des personnes atteintes d’insuffisance cardiaque à fraction d’éjection réduite. Voici un résumé de l’étude et de ces principaux résultats. Après l’ingestion de 140 ml d’un jus concentré de betterave, la concentration plasmatique en nitrate et nitrite des sujets a augmenté en moyenne de 15 fois (1469 %) et 2 fois (105 %), respectivement, et la concentration de l’oxyde nitrique (un gaz) dans l’haleine de 60 %. Cet effet n’a pas été observé avec le placebo, un jus de betterave dont on avait préalablement enlevé les nitrates et qui ne pouvait être distingué du jus de betterave original (emballage, couleur, texture, goût et odeur) par les sujets de l’étude. Deux heures après avoir ingéré le jus de betterave, les sujets ont fait des exercices sur un vélo fixe ergométrique en position semi-allongée, à différentes intensités durant quelques minutes. Les échanges gazeux respiratoires ont été mesurés en continu, et le rythme cardiaque, la pression artérielle et la fatigue perçue ont été évalués durant les 30 dernières secondes de chaque étape. L’ingestion de nitrates n’a pas eu d’effet sur la réponse ventilatoire, non plus que sur l’efficacité à faire l’exercice, le rythme cardiaque et la pression artérielle. Cependant, comparés au groupe placebo, les sujets qui avaient ingéré le jus de betterave ont été capables d’atteindre une pointe de consommation d’oxygène (VO2peak) plus élevée de 8 % et ils ont augmenté leur temps d’effort jusqu’à épuisement de 7 % en moyenne. Ces données suggèrent que l’apport en nitrates dans le régime alimentaire pourrait être un complément valable pour le traitement de l’intolérance à l’exercice parmi les patients atteints d’insuffisance cardiaque à fraction d’éjection réduite.

Les nitrates et la performance athlétique
Il y a eu plusieurs études sur l’effet d’une supplémentation en nitrates sur la performance des athlètes amateurs et compétitifs. Dans une étude, 10 jeunes hommes ont ingéré du jus concentré de betterave ou un placebo, et après 2,5 heures (pour coïncider avec la concentration maximale de nitrites circulants), fait de l’exercice physique d’intensité moyenne à élevée. En comparaison avec le placebo, l’ingestion de 70 ml de jus de betterave n’a pas eu d’effet sur les performances athlétiques, mais l’ingestion de 140 ml ou 280 ml de jus a réduit la consommation d’oxygène durant un exercice modéré de 1,7 % et 3,0 % et augmenté le temps moyen d’exercice jusqu’à épuisement (à intensité très élevée) de 8 min 18 s à 9 min 30 s (14 %) et de 8 min 13 s à 9 min 12 s (12 %), respectivement. Une telle augmentation (12-14 %) peut sembler énorme, mais elle se traduira en fait à environ 1 à 2 % de réduction du temps pour compléter une course, par exemple. Dans un sport d’élite, une différence de 1 % est très significative, réduisant le temps pour courir une distance de 1500 mètres d’environ 2 secondes et celui pour une distance de 3000 mètres d’environ 4-5 secondes, par exemple. D’autres études ont montré une réduction de la consommation d’oxygène (pour un même effort) et l’amélioration de la performance pour la marche, la course, l’aviron, le cyclisme, par la supplémentation en nitrates (jus de betterave ou NaNO3). Une méta-analyse de 17 de ces études montre que les nitrates donnent un léger bénéfice sur la performance pour les épreuves jusqu’à épuisement, et un faible effet favorable, mais non significatif statistiquement, sur la performance lors de courses contre la montre. Une autre méta-analyse publiée en 2016, incluant 26 études randomisées et contrôlées par placebo, indique que la supplémentation en nitrates diminue significativement la consommation d’oxygène pour un effort donné durant un exercice d’intensité moyenne ou intense chez des personnes en santé, mais pas chez les personnes atteintes d’une maladie chronique.

Les jus de betteraves et autres suppléments à haute teneur en nitrates ne sont évidemment pas une panacée. Il vaut mieux avoir une approche globale pour demeurer en santé, c’est-à-dire faire de l’exercice quotidiennement et adopter un régime alimentaire sain (méditerranéen par exemple) et manger chaque jour plusieurs portions de fruits et légumes, incluant des légumes verts riches en nitrates, fibres, minéraux et vitamines.

mardi 20 avril 2021

Chuyện về những tấm lòng cao thượng


Chuyện về những tấm lòng cao thượng




Tôi đã gặp lại hắn, sau hơn 20 năm. (Tranh: Đinh Trường Chinh)


Một sự tình cờ, tôi đã gặp lại hắn, sau hơn 20 năm, kể từ lúc cả hai cùng được thả ra, vào một ngày đầu Tháng Năm, 1981, từ trại tù Bình Điền, Thừa Thiên Huế. Tôi biết hắn từ trước năm 1975 không những vì cả hai cùng học một lớp bậc trung học, cùng một khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thậm chí, sau đó lại về cùng một đơn vị. Trước ngày mất nước năm tháng, hắn lấy vợ. Vợ hắn, tên là Hạ, đúng là một cô giáo hiền thục, đoan trang và thương chồng theo cách tăn măn tỉ mỉ của những cô gái Huế (thời trước.)

Rồi trôi theo vận nước, tôi đi với hắn vào cùng một trại tù và (thật kỳ lạ) sáu năm sau lại cùng với hắn ra khỏi trại. Trong khoảng thời gian (ở tù) này, và nhất là sau khi cùng được thả ra về sống tại địa phương. Tôi mới biết được và hết sức khâm phục lòng hy sinh và sự chịu đựng của vợ hắn…

Khi cuộc đời nhà binh của hắn và kể cả tôi nữa kết thúc tại bãi biển Thuận An, Huế vào ngày 26 Tháng Ba, 1975. Chúng tôi bị lùa lên trại tù Khe Sanh, rồi về Cồn Tiên, hắn hay chắt lưỡi với tôi: Trời hỡi!! vậy mà cũng còn may. Tôi hỏi thì hắn trả lời: May là vì hai vợ chồng tôi chưa có con, không bị ràng buộc chi hết, nàng có thể tự do đi lấy chồng khác, chớ đeo theo mình, cái thằng tù chung thân khổ sai này làm cái chi?! Tại trại tù Cồn Tiên (Tỉnh Quảng Trị) lần thăm nuôi đầu tiên, vợ hắn lên thăm. Hắn nói ngay với với nàng: Thôi đến mức ni là đủ rồi, em còn trẻ, chưa có con, anh cho phép em ly dị anh, rồi về mà kiếm một thằng chồng khác, chớ đeo theo anh làm cái chi nữa?!, lấy ai cũng được, miễn răng em hạnh phúc là anh mừng rồi. Vợ hắn im lặng không nói. Ba tháng sau, về trại Ái Tử (Đồng Hà) lại thấy nàng tay xách nách mang giỏ lớn, giỏ nhỏ lên thăm. Hắn lại khuyên nàng như lần trước, thì bị nàng nạt: Đừng có giở trò cao thượng với tui, tui là vợ anh thì đến chết tui vẫn là vợ anh, đừng có nói ba xàm ba láp. Đến đây thì hắn tắt đài không dám hó hé thêm một tiếng. Vì chuyện này tôi không biết hắn vui hay là buồn, vui cũng đúng thôi vì thời buổi này có được một người chung tình như vợ hắn thì cũng đáng vui, nhưng buồn như trường hợp hắn lại cũng đúng. Buồn vì tội nghiệp cho cô vợ trẻ không biết có mắc nợ nần chi từ đời kiếp nào mà bây giờ phải đeo theo mà trả.


Vợ hắn đã bỏ nghề giáo từ lâu, để lăn lưng ra chợ trời, buôn thúng bán bưng. (Photo by Paula Bronstein/Liaison)

Sau này khi được phóng thích về địa phương, nghe thuật lại thì ra vợ hắn đã bỏ nghề giáo từ lâu, để lăn lưng ra chợ trời, buôn thúng bán bưng mà kiếm từng đồng bạc lên thăm nuôi anh chồng đang sa cơ thất thế. Lại nghe nói trước đó có anh trưởng Ban Thuế Vụ tỉnh đeo theo nàng như đỉa nhưng luôn luôn bị nàng quyết liệt từ chối. Trước ngày đi vùng kinh tế mới trong Nam, tôi nói với hắn: Ông có phước lắm mới có được người vợ như rứa, ráng mà sống với nhau trọn đời. Hắn trả lời: Mẹ tôi sinh ra tôi làm người còn vợ tôi mới là người mở mắt cho tôi biết cái gì gọi tấm lòng cao thượng.

Khoảng vài năm sau thì nghe nói hai vợ chồng hắn đã lên tàu vượt biên.

Nghe tin này tôi cầu mong hai vợ chồng hắn đi đến nơi đến chốn bình yên và mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

Mười năm sau, gia đình tôi đi Mỹ theo diện H.O. Qua Mỹ, tôi ra sức tìm kiếm hai vợ chồng hắn. Và qua nhiều người bạn tôi nghe tin hắn đang sinh sống tại một tiểu bang miền Đông và cũng nghe nhiều chuyện về hắn. Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.

Đó là một đêm Giao Thừa âm lịch tại thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah. Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng North Salt Lake. Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.

Tôi hỏi hắn:

Chuyện gì đã xảy ra? ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.

Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.

Đúng rồi, chính cái tấm lòng cao thượng hay là sự hy sinh cao cả đó nhưng than ôi, kết quả mà nó mang lại là tất cả những gì anh đang thấy đây…

Hắn bắt đầu câu chuyện.

Chiếc thuyền mỏng manh chở khoảng 150 người rời khỏi Lăng Cô nhắm hướng hải phận quốc tế, vào cái ngày định mệnh đó. Chỉ 4 tiếng đồng hồ sau thì nó vỡ tan ra từng mảnh. Khi tôi tỉnh dậy thì thấy đang nằm trên một tàu hàng Nam Dương. Trong số 150 người trong đêm đen bão táp, chỉ có chừng vài mạng được vớt lên, còn hầu hết đều mất tích, vợ tôi nằm trong số người mất tích đó. Thì anh cũng biết, trên biển cả mênh mông mất tích là đồng nghĩa với cái chết. Vì thế, anh hiểu là tôi đau khổ đến mức nào không??? Vợ tôi đã hy sinh hết mọi thứ, kể cả tuổi xuân của nàng chỉ vì nàng yêu tôi. Vậy mà tôi chưa kịp đền đáp mang lại cho nàng sự hạnh phúc, chỉ còn vài bước nữa là đến bến bờ tự do thì nàng đã vĩnh viễn chìm sâu dưới lòng đại dương. Nỗi mất mát lớn lao này đã cào xé, dằn vặt tôi, tạo nên một cơn hoảng loạn dai dẳng đến nỗi người ta phải đem tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong một bệnh viện tâm thần, hay nói cho đúng đó là nhà thương điên trong vòng một tháng trời, và ở trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh, nửa điên nửa khùng. Trầm trọng đến nỗi ai cũng nghĩ chỉ còn nước ngồi chờ đến giờ đem tôi đi chôn.


Vợ tôi nằm trong số người mất tích đó. (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)

Nhưng rồi như một định mệnh đã được an bài, một ngày kia, tôi bỗng tỉnh dậy và thấy một cô gái người Việt đang đứng nhìn tôi ở đầu giường. Hỏi ra, mới biết, đó là một cô gái sống tại Mỹ và làm trong một cơ quan thiện nguyện chuyên giúp đỡ những người tị nạn. Hiểu được và thông cảm nguyên nhân căn bệnh trong người của tôi, cô gái tên là Huyền, đã tình nguyện chăm sóc cho tôi và dần dần đem tôi lên từ dưới đáy sâu của cơn khủng hoảng tuyệt vọng để hồi sinh trở thành một người bình thường. Rồi cũng dần dần cả hai chúng tôi trở thành hai người bạn thân lúc nào cũng không hay. Huyền chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, không đẹp, nhưng đằm thắm, dịu dàng. Nàng đã có một đời chồng, và chính điều này cũng là một tâm sự buồn mà có vài lần nàng đã bộc lộ cho tôi biết. Nhưng nàng nói cũng nhờ sự bộc lộ đó mà nàng luôn luôn giữ được trạng thái cân bằng trong tâm lý. Tôi cũng kể cho nàng thêm những chi tiết về Hạ người vợ xấu số của tôi, về cái tình yêu và sự hy sinh của nàng dành cho tôi. Tôi nói với Huyền:

Suốt đời có lẽ không bao giờ tôi quên được vợ tôi.

Huyền nói:

Đừng bao giờ quên cô ấy vì chính lúc anh nghĩ về cô ấy là chính lúc anh tự cảm thấy an ủi được rất nhiều. Nhưng anh cũng nên nhớ, anh cũng cần nghĩ về anh nữa, bởi anh cũng cần phải sống và biết cách sống nữa chứ.

Phải nói tôi cám ơn Huyền rất nhiều về những gì mà nàng đã làm cho tôi trong thời gian vừa qua và khi nhìn vào đôi mắt đằm thắm của nàng tôi chợt nghĩ biết đâu hương hồn vợ tôi đã phù hộ cho tôi gặp được cô gái này cũng nên? Hóa ra trong cuộc sống trước mắt, tôi đang có hai người đàn bà ở bên cạnh, một người ở quá khứ và một người đang sống ở hiện tại. Họ đã tạo cho tôi một thế cân bằng trong tâm lý và giúp tôi dần dần vượt qua được trạng thái hụt hẫng đau đớn trước kia.

Chừng vài tháng sau, cũng nhờ sự giúp đỡ bảo trợ của Huyền, tôi đã được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận cho định cư tại Mỹ. Lúc đó tôi về một tiểu bang miền Đông với Huyền, và theo lời khuyên của nàng tôi ghi danh đi học, bắt đầu từ các lớp ESL, rồi qua college, sau đó lên đại học. Trong thời gian đi học tôi và nàng thuê chung một căn apartment hai phòng (dĩ nhiên). Tôi đi học ban ngày, cuối tuần đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp một phần trả tiền ăn ở. Còn nàng thì đi làm ca đêm. Cũng nên nói thêm, chúng tôi luôn luôn coi nhau như là bạn, tôn trọng nhau đối xử nhau một cách vui vẻ và chân thật. Tôi ráng sức học và hiểu rằng đó là cách để khỏi phụ lòng người đã giúp đỡ tôi đến nơi đến chốn. Tôi cũng hiểu rằng, nàng cũng đang ráng sức đi làm để tạo điều kiện dễ dàng trong việc học của tôi. Nghĩ lại, mới thấy cả hai chúng tôi cũng đều ráng sức và cũng vì nhau mà ráng sức. Phải chăng chúng tôi đang làm một việc mà chỉ có hai người đang yêu nhau mới làm?

Trong đời tôi định mệnh đã cướp đi của tôi một cơ hội là mang lại hạnh phúc cho người đã từng hy sinh cho mình, đó là Hạ. Lần này tôi không muốn mình vuột đi một cơ hội tương tự như vậy. Tôi quyết định chọn một ngày quan trọng nhất để tôi ngỏ lời cầu hôn với Huyền. Ngày đó cũng là ngày tôi tốt nghiệp với mảnh bằng kỹ sư công chánh.

Rồi cái ngày đó đã tới.

Buổi trưa sau khi làm lễ tốt nghiệp xong cả hai chúng tôi về nhà. Chúng tôi quyết định cùng nấu chung một vài món để ăn mừng và đó cũng là một cơ hội để tôi nói lời tình yêu với Huyền. Tôi nghĩ không có một cơ hội nào tốt hơn là cơ hội này. Tôi đang lau chén đũa và trải khăn bàn trong lúc chờ nàng chạy ra cái chợ ở đầu phố nói là mua thêm ít rau, và vừa lẩm bẩm trong miệng câu nói mà tôi chờ đợi được nói suốt cả năm trời nay. Đúng lúc thì có tiếng chuông cửa. Một người đi bỏ báo đứng chờ ở ngoài, đưa cho tôi một lá thư nhỏ, nói: Phải anh là anh Tiến không? Có một người ở đằng kia nhờ tôi trao cho anh tờ giấy này.

Tờ giấy nhỏ bằng bàn tay, chữ viết tròn trịa quen thuộc.

Anh Tiến, Em là HẠ đây, em vẫn còn sống đây, nhưng chuyện dài dòng lắm, em thì không tiện vào nhà. Qua gặp em trong cái công viên phía bên kia đường.

Tôi không còn nhớ lúc đó tâm thần tôi hoảng loạn đến mức độ nào. Tôi cũng không biết mình nên làm gì nữa. Giá lúc đó mà động đất xảy ra hay núi lửa phun lên, sóng thần tràn vào tôi cũng không cần biết. Tâm trạng hoảng loạn này có lẽ cũng lớn ngang với lúc tôi tỉnh dậy trên chiếc tàu hàng Nam Dương và biết người vợ mình đã bị nhận chìm giữa lòng đại dương cách đây 7, 8 năm về trước. Nhưng rồi như cái máy tôi bước ra cửa lảo đảo băng qua bên kia đường.

Tôi nhận ra nàng ngay. Chính là Hạ. Vợ tôi, nàng không khác mấy như tôi gặp nhiều lần trong những giấc mơ trước kia. Nhưng bây giờ không phải là trong giấc mơ mà bằng xương thịt nàng, hiện ra dưới ánh nắng buổi trưa với làn da có vẻ xanh xao hơn và đôi mắt buồn rầu. Cơn xúc động đến nỗi tôi muốn ôm chầm lấy nàng. Nhưng nàng ngăn tôi lại rồi hấp tấp nói.

Anh Tiến, em không còn nhiều thì giờ nữa vì trong vòng một tiếng nữa em sẽ rời nước Mỹ trở về lại Úc.

Tôi nhìn thấy nàng cười nhưng nước mắt thì ràn rụa trên má.

Anh biết không, khi em trôi dạt trên biển và được một thương thuyền Úc vớt lên, đem về Úc. Lúc đó em vẫn tin rằng chỉ có em là người duy nhất sống sót trên chiếc tàu định mệnh đó. Mãi vài năm sau thì có người liên lạc với em và cho biết anh vẫn còn sống. Anh biết là ai không? NGƯỜI ĐÓ LÀ CÔ HUYỀN. Chính cô Huyền đã bỏ rất nhiều công sức để truy tìm em trên khắp các trại tị nạn, trong một hy vọng là em còn sống. Và thật không uổng công cho cô ấy. Huyền đã tìm ra em. Cô ấy đã liên lạc với em nhiều lần, kể hết mọi chuyện về anh và nói với em rằng sẽ tạo điều kiện cho hai người gặp nhau nhưng phải chờ anh tốt nghiệp xong. Hai ngày trước cô Huyền mua vé cho em từ Úc bay qua đây và hẹn em đúng giờ này đến ăn cơm chung để mừng anh và em. Nhưng ngồi trên máy bay em đã nghĩ lại rồi. Chính cô Huyền mới là người xứng đáng với anh, cô Huyền là người đã cứu anh ra khỏi cơn khủng hoảng tâm thần, đưa anh qua Mỹ và tạo điều kiện cho anh ăn học thành tài. Anh nên nhớ, nếu không nhờ cô ấy, chắc gì anh còn sống được đến ngày hôm nay. Hồi sáng em đứng ở đây nhìn anh và cô Huyền bước xuống xe, nhìn trong mắt anh lúc đó, anh hiểu không, em là đàn bà mà, em biết liền, trong đôi mắt anh lúc đó đang tràn trề sự hạnh phúc của một người đang yêu. Cô Huyền mới xứng đáng là người được anh trao cái hạnh phúc đó. Cô ấy đã hy sinh cho anh nhiều rồi. Đừng nên để cô ấy hy sinh thêm nữa, vì hơn ai hết chính em biết cô Huyền cũng đang yêu anh. Và em cũng yêu anh dường nào.

Tôi không hiểu Hạ bỏ đi từ lúc nào. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đá bên cạnh, đầu óc vẫn còn choáng váng những lời nói của Hạ hồi nãy. Thật sự đến lúc này tôi vẫn không biết mình nên nghiêng về bên nào. Trời đất ơi! Tôi không ngờ Huyền là người đã âm thầm đi tìm Hạ thay cho tôi. Tôi đã mang ơn nàng nhiều quá, và không biết bằng cách nào để trả được cái ơn đó, trừ phi. Nhưng chỉ có Hạ là người biết được điều khó xử này của chồng mình. Cô ấy đã có một quyết định cũng giống như cái quyết định cách đây chục năm về trước, khi thả nổi đời xuân xanh của mình để đi nuôi một thằng tù không biết ngày nào mới được tha ra. Đó là người đàn bà suốt đời hy sinh cho hạnh phúc của chồng.

Và, trời ơi, Anh biết không. Đó là định mệnh, lại một định mệnh cay nghiệt. Nó vẫn không buông tha cho tôi. Tôi nhận ra ngay khi vừa bước chân vào nhà. Căn nhà vẫn trống rỗng y chang như lúc tôi bước ra.

Hạ đã lầm!

Tôi cũng lầm!

Làm gì có chuyện Huyền mời Hạ đến để ĂN CHUNG với CÔ ẤY bữa cơm mừng ngày tái ngộ.

Làm gì có chuyện Huyền chạy ra chợ mua thêm ít rau.

TẤT CẢ CHỈ LÀ CÁI CỚ.

Tôi đi ngay vào trong phòng nàng. Và tìm thấy một lá thư trên bàn. Chỉ có vài dòng run rẩy:

Chúc mừng hai người tìm lại được hạnh phúc bên nhau

Đừng bao giờ tìm em nữa

Huyền

Những dòng chữ còn ướt đẫm nước mắt của nàng.

Tôi lịm người đi giữa câu chuyện mà Tiến đang kể, giọng kể của hắn nghe đều đều như lời cầu nguyện, đầy cam phận cho một tên tử tù trên đường ra pháp trường.

Một lúc sau đó tôi mới hỏi hắn, một câu thiệt vô duyên:

Sao ông không đi tìm họ???

Theo anh thì tôi nên tìm ai? Nhưng định mệnh không cho tôi làm việc đó. Hai người đàn bà này, người nào cũng cho rằng tôi đang sống trong hạnh phúc với người kia. Hãy để cho họ tin như vậy đi, đừng bao giờ làm họ thất vọng. Đó cũng là một cách trả ơn những sự hy sinh đó.

Chính vì thế tôi bỏ hết tất cả và đến đây – một mình – trong cái xó này

Salt Lake City-Utah

Nguyễn Đình Liên
Thúy Diệp sưu tầm

lundi 19 avril 2021

Loại thảo mộc giúp giảm 5 kg trong 3 ngày

Loại thảo mộc giúp giảm 5 kg trong 3 ngày

Trang chủ Kiến thức sức khỏe

Chế biến đơn giản, trà mùi tây là thức uống phổ biến sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả chỉ trong vòng 3 ngày.

Theo Boldsky, rau mùi tây là loại cây nhỏ có lá màu xanh đậm, được sử dụng trong bữa ăn gia đình hàng ngày. Loại gia vị này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một trong những thảo mộc hỗ trợ quá trình giảm cân.

Bạn nên ăn cả lá và rễ mùi tây để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là công thức chế biến trà từ mùi tây loại bỏ các chất béo tích tụ, giúp bạn giảm khoảng 5 kg trong vòng 3 ngày.





Thành phần

- 5 thìa rau mùi tây băm nhỏ

- 1 lít nước

- Mật ong (tùy mỗi người)

Cách chế biến

- Đổ nước vào nồi và đun đến khi sôi rồi tắt bếp.

- Thêm rau mùi tây vào nồi nước, ngâm trong 30 phút. Sau đó đổ ra cốc nhỏ.

- Bạn có thể thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

Lợi ích

 

Mùi tây có chứa nguồn chống oxy hóa dồi dào và tác dụng lợi tiểu, do đó cải thiện quá trình bài tiết. Nó cũng giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết, độc tố và các hợp chất có hại.

Theo Live Strong, ngoài tác dụng giảm cân, mùi tây cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như kali, vitamin A, folate, canxi, vitamin C và phốt pho. Nó cũng chứa quercetin, loại chất oxy hóa có thể làm giảm cholesterol và huyết áp cao, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Lưu ý

Bạn chỉ nên uống trà mùi tây với số lượng vừa phải, không quá 1.000 ml mỗi ngày.

Theo Zing.vn

Ngắm Hoa Anh Đào Ở NHẬT BẢN 2021


Japan Tokyo Cherry Blossom 2021