dimanche 31 janvier 2021

Hoa đào đẹp rực rỡ đón Tết

Hoa đào, một loài hoa quen thuộc trong ngày tết của dân tộc ta.
Nhưng có lẽ rất ít người biết vì sao hoa đào lại trở thành biểu tượng
của mùa xuân, của ngày tết cổ truyền.





Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân.





Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể
mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn
khỏe mạnh và bình an trong năm mới.





Sự tích về hoa đào trong ngày tết





Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng.





Ở nơi đó, có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên
cây hoa đào khổng lồ này.





Với sức mạnh phi thường của mình các vị thần giúp dân diệt trừ
ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình,
hạnh phúc.





Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng
sợ luôn cả cây hoa đào này .





Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy .





Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà
và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.





Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái
làm hại dân làng




Vì thế các vị thần nghĩ ra một cách, để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ.





Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình
2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.






Chỉ cần nhìn thấy hình vẽ trên giấy hồng ma quỷ đã bỏ chạy mất dép !





Rồi năm này qua năm khác, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng
đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ.





Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này
vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.





Theo thời gian, ngày nay những cành đào tươi thắm vẫn
xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về ,
nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa .



.


Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào
lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới
An Khang Thịnh Vượng




samedi 30 janvier 2021

Những điều cần biết về đuờng trong thực phẩm

 

Những điều cần biết về đuờng trong thực phẩm

NEW YORK CITY, New York (SGN) – Các chuyên gia dinh dưỡng, các nhà khoa học và bác sĩ từ lâu luôn khuyến cáo chế độ ăn có quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Tracy Lockwood Beckerman, có khoảng 17 loại đường khác nhau thường được sử dụng và có trong thực phẩm, bao gồm đường nâu, corn syrup, fructose, glucose, dextrose, mật ong, lactose, xylose, đường nghịch chuyển (tức inverted sugar,) maltose, molasses, malt syrup, raw sugar, sucrose và đường turbinado.

“Thật sự, các loại đường thường là giống nhau cả thôi, nó chỉ khác là có từ nguồn gốc khác nhau,” chuyên gia Beckerman giải thích.

Đường có cấu tạo từ carbon với hydrogen và oxygen, nhưng khác nhau ở chỗ các phân tử trong cấu tạo kết nối với nhau.

Đường tự nhiên và đường nhân tạo

Đường tự nhiên trong trái cây và rau thường sẽ có ích calories và ít sodium hơn, vì vậy mà chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đường nhân tạo. Bên cạnh đó, ngoài đường thì thông thường các thực phẩm tự nhiên sẽ có nhiều dưỡng chất khác như vitamin C, vitamin A, vitamin D, bổ sung sức đề kháng cho cơ thể.

Trong khi đó, đường nhân tạo được đưa vào trong thực phẩm khi sản xuất, đóng gói hay chế biến để tăng độ ngọt và độ ngon khi ăn. Tuy nhiên, các loại đường này thường sẽ không có chất xơ và chất đạm, khiến cơ thể tiêu hóa khó hơn và dễ làm lượng đường trong máu cao. Khi tiêu thụ quá nhiều đường nhân tạo, lượng đường trong máu không ổn định, dễ ảnh hưởng đến cảm xúc, gây khó ngủ và gây bệnh tật.

Ví dụ, trong sữa lúa mạch có lượng đường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn mua sản phẩm ghi là “vanilla oak milk,” tức là sản phẩm đó có thêm hương vị, thêm đường nhân tạo.

Bên cạnh đó, các sản phẩm thay thế đường hiện nay trên thị trường không phải cái nào cũng giống nhau.

Đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Về mặt tích cực, đường đem lại năng lượng cho cơ thể, giúp chống lại các vi khuẩn, làm các vết thương mau lành, giúp tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi ăn nhiều đường, tế bào trong cơ thể sẽ sản sinh ra insulin, gây rối loạn lượng đường trong máu và dễ mắc nguy cơ bị tiểu đường. Bên cạnh đó, đường dễ gây ra tăng cân, kích thích ăn nhiều, tăng rủi ro bị các bệnh về tim mạch và tiểu đường loại hai.

Khi ăn nhiều đường, tế bào trong cơ thể sẽ sản sinh ra insulin, gây rối loạn lượng đường trong máu. (Hình: Mathilde Langevin/Unsplash)

Các thực phẩm có thể thay thế đường trắng

1. Stevia – đường từ cây cỏ ngọt

Stevia rất phổ biến trong việc dùng để thay thế các loại đường nhân tạo, có ít calories, phù hợp với những ai đang trong quá trình theo chế độ ăn ít calories và ít tinh bột. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, tiêu thụ nhiều stevia sẽ khiến bạn dễ thèm ăn và làm rối loạn nội tiết tố.

2. Agave

Agave có trong cây thùa, có lượng đường glycemic index ít, giúp chống viêm. Tuy nhiên, loại agave sản xuất trong thương mại ít nhiều cũng đã bị chế biến, khiến các thành phần dưỡng chất tốt trong agave bị mất đi.

3. Coconut sugar

Coconut sugar, hay tạm dịch sang tiếng Việt là đường dừa, có nhiều sắt, kẽm, calcium và potassium, cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể và đồng thời giảm lượng đường trong máu tăng. Nhưng bạn để ý rằng đường dừa có lượng calories gần như tương đương với đường thông thường và có nhiều fructose.

4. Mật ong

Mật ong ngọt hơn, có nhiều calories và fructose hơn các loại đường khác, nhưng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.

Tóm lại, một số loại đường thay thế tốt hơn đường trắng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó tốt hoàn toàn và lành mạnh cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên để ý và điều chỉnh cân bằng trong chế độ ăn của mình, chẳng hạn như chỉ nên hạn chế nhiều nhất là sáu muỗng đường ở phụ nữ và chín muỗng đường ở nam giới. (N.A)


NGUỒN

LẶNG NHƯ TỜ

 LẶNG NHƯ TỜ

“Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ”.



Kính thưa Anh Chị em,

Với Chúa Giêsu, Marcô mô tả, “Gió ngừng biển lặng như tờ!”. “Lặng như tờ” không chỉ nói đến sự lặng sóng của biển, nhưng còn là một thông điệp nói lên ‘sự lặng sóng’ của những xáo trộn mà chúng ta phải đối mặt trong Giáo Hội, trong thế giới, trong đất nước  trong lòng người. Chúa Giêsu luôn muốn mang sự “lặng như tờ” tuyệt vời cho mọi tình huống cuộc đời mỗi người.

Đây là một hình ảnh sống động của Giáo Hội vốn như con thuyền vượt bão tố và đôi khi dường như có thể xuýt bị lật úp. Điều cứu thoát con thuyền không phải là tài năng và lòng dũng cảm của các thuỷ thủnhưng là ‘đánh thức Chúa dậy’, điều này đồng nghĩa với việc sống lại niềm tin có Chúa ở cùng. Ngài đang ở trong thuyền; chính niềm tin cho phép con thuyền Giáo Hội tiến về phía trước, ngay cả trong bóng tối, giữa bão tốNiềm tin bảo đảm về sự hiện diện củNgài luôn luôn bên cạnh; bàn tay Ngài nắm lấy và kéo chúng ta khỏi mọi hiểm nguy. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền này và cảm thấy yên tâm ở đây,mặc dù có những hạn chế và điểm yếu của mỗi người. Chúng ta được an toàn, đặc biệt, khi kêu xin Chúa; sẵn sàng quỳ gối thờ phượng, tuyên xưng niềm tin vào Ngài, Thiên Chúa duy nhất; bấy giờ, mọi hỗn mang rồi cũng sẽ “lặng như tờ”.

Thưa thầy, chúng con chết mất!”. Chúa Kitô cho phép ‘thuyền đời’mỗi người bị quăng quật bởi những khó khăn trong Giáo Hội, trong thế giới, trong đất nước hoặc trong cuộc sống mà đôi khi, tưởng chừngkhông thể vượt qua; và việc có Ngài trong thuyền cũng không phải là một bảo đảm mọi thứ sẽ suôn sẻ. Cần khám phá ra rằng, Ngài đang có mặt và đang hoạt động giữa những khó khănđúng vậy, vấn đề là chúng ta có biết lặng yên để lay động lòng tin của mình hướng về Ngài, và để Ngài làm những gì còn lại không? Cần suy cứu những gì Chúa dạy chúng ta lúc nàyGiữa những thử thách, nếu chúng ta đến gần Ngài hơn, van xin Ngài nhiều hơn thì chắc chắn, ân sủng thực sự sẽ hoạt động. Thông thường, chúng ta chỉ hướng mắt về tâm bão, để cho nỗi sợ và lắng lo chi phối; thế nhưng, mỗi cơn bão phải là một cơ hội để chúng ta tin cậy Chúa Giêsu ở một cấp độ mới mẻ hơn, tầm cao hơn và sâu sắc hơn. Vì nếu cuộc sống luôn dễ dàng, xuôi thuận, đầy ủi an có lẽ chúng ta sẽ có ít lý do để đến gần Ngài, đánh thức lòng tin của mình cũng như đánh thức Ngài hầu có thể tin cậy sâu sắc hơn. Vì thế, mỗi cơn bão phải được xem như một cơ hội cho ân sủng lớn lao hơn khi chúng ta đặt trọn niềm tin vào Chúa; mỗi cơn bão phải là một trải nghiệm của một niềm tin đang chuyển mình, bất chấp mọi việc tức thời xuất hiện thể nào. Vì với Chúa, mọi khủng hoảng, rối bời và mọi hoảng loạn rồi ra cũng sẽ “lặng như tờ”.

Tác giả thư Do Thái hôm nay cũng nói đến niềm tin giữa những thử thách, “Đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn”; Abraham và Sara là những người tin, “Vì ông nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền làm cho kẻ chết sống lại, do đó, ông đã nhận lại con”. Với Thiên Chúa thời Cựu Ước, bão tố rồi ra cũng đã “lặng như tờ” cho gia đình tổ phụ.

Dưới đây là hướng dẫn cách thức đối phó với những con trăn đói, dành cho các quân nhân của Lực Lượng Gìn Giữ Hoà Bình phục vụ ở vùng Amazon, Brasil: “Nhớ đừng bỏ chạy, con trăn có thể phóngnhanh hơn bạn. Điều bạn cần làm là nằm ngửa trên đất, hai chân chụm vào nhau, hai tay đặt ngang hông, đầu cúi xuống. Con trăn sẽ tìm cách đẩy đầu của nó xuống dưới bạn, thử nghiệm ở mọi điểm có thể. Giữ bình tĩnh! Điều đó đã được nhấn mạnh. Bạn phải để nó nuốt chửng bàn chân mìnhhãy yên tâm, không đau lắm đâu và sẽ mất nhiều thời gian. Nếu bạn mất bình tĩnh và vùng vẫy, nó sẽ nhanh chóng siết quanh bạn; nhưng nếu bạn bình tĩnh và bất động, nó sẽ tiếp tục nuốt. Hãy kiên nhẫn đợi cho đến khi nó nuốt trọn đến đầu gối; bấy giờ, bạn cẩn thận lấy con dao ra và nhanh chóng rạch vào hai bên miệng của nó; vậy là bạn sống!”.

Anh Chị em,

Việc người lính ở Brasil ứng phó con trăn đói khác nào bão tố trong đời chúng ta; việc nạn nhân chụm chân vào nhau, hai tay đặt ngang hông, đầu cúi xuống… khác nào việc chúng ta cầu nguyện. Vấn đề còn lại ở đây là anh ta ‘có con dao’ hay không; cũng thế, chúng ta cúi đầu, quỳ gối cầu nguyện mỗi khi bão tố, nhưng vấn đề là chúng ta ‘có đức tin hay không. Mất niềm tin vào Chúa, mọi sự sẽ trở nên khó khăn; đặt niềm tin vào Ngài, mọi sự “lặng như tờ”. Anh Chị em thân mến, sóng gió cuộc đời là điều không thể tránh, nhưng nếu chúng ta biết quỳ gối và vững tin vào Chúa Giêsu, quyền năng và lòng thương xót của Ngài sẽ làm cho bão sóng nên lặng như tờ.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Đấng thỉnh thoảng ‘ngủ’ khi con cần Ngài; xin cho con luôn tin rằng, Chúa có đó, ngủ hay thức, không thành vấn đề. Bão tố sẽ giữ cho con gần Ngài hơn và mọi sự sẽ “lặng như tờ” khi niềm tin con đang chuyển mình và đó cũng là cơ hội để ân sủng lớn lên trong con”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

vendredi 29 janvier 2021

Trứng Gà Muối cấp tốc (7-8 ngày)


https://www.youtube.com/watch?v=wZ1BxvxEZ18

Làm Trứng Gà Muối đơn giản , nhanh gọn bằng muối và giấm

10 trứng gà
Ngâm trứng với 500mL giấm trong 15 min dến 20min
dem trứng ra lấy muối bọc quanh trứng rồi đặt  trừng vào một cái liễn bằng thủy tinh (1 cup muối).
sau 7 hoặc 8 ngày có thể ăn được.
Muốn lòng đỏ năm ở giữa, khi luộc nên dùng đũa xoay nước vòng vòng  trong 12 min.

Symptômes et précautions (Covid-19)

 

Symptômes et précautions

Dernière mise à jour : 28 janvier 2021, 16 h 55

La fréquentation d’un milieu d’enseignement est interdite à toute personne présentant des symptômes associés à la COVID-19 ou dont un contact domiciliaire présente des symptômes de la COVID-19, est sous investigation et en attente des résultats d’un test.

À l’égard de la communication des cas positifs dans un milieu comme celui de l’UdeS, la Direction régionale de la santé publique nous demande de rendre disponible une lettre à l’intention des personnes étudiantes et une lettre pour les personnes employées. Nous ajoutons aussi le document résumant les exigences en matière de confidentialité pour la publication des cas positifs de COVID-19.

Symptômes

(pour les personnes de 6 ans et plus)

UN symptôme parmi ceux-ci :

  • Apparition ou aggravation d’une toux
  • Fièvre (température de 38,1 °C (100,6 °F) et plus, par la bouche)
  • Perte soudaine de l’odorat sans congestion nasale, avec ou sans perte du goût
  • Essoufflement
  • Difficulté à respirer
  • Mal de gorge
  • Nez qui coule ou congestion nasale

OU

Deux symptômes parmi ceux-ci :

  • Maux de ventre
  • Douleurs musculaires généralisées (non liées à un effort physique)
  • Mal de tête
  • Fatigue intense
  • Perte d’appétit importante
  • Nausées (maux de cœur) ou vomissements
  • Diarrhée

NOTE : Les symptômes à considérer sont différents pour les enfant de 6 mois à 5 ans.

Pour en savoir davantage sur les symptômes associés au coronavirus :
Site Web de la Direction de la santé publique de l'Estrie
Site Web officiel du Gouvernement du Québec
Site Web de l'Agence de la santé publique du Canada

Processus en cas de symptômes ou de contact avec des personnes à risque

Pour savoir quoi faire si vous avez des symptômes, si vous demeurez avec une personne ayant des symptômes ou ayant obtenu un résultat positif de COVID ou si la Santé publique vous a demandé de vous placer en isolement ou l'a demandé à une personne avec laquelle vous demeurez, consultez le schéma détaillé du processus à suivre :

Dépistage : Schéma d'aide à la décision

Développement de symptômes

Que faire?

  1. Si vous éprouvez un ou des symptômes pouvant s’apparenter à la COVID-19, restez en isolement à la maison. Si vous êtes sur votre lieu de travail ou d'études, retournez à votre domicile.
  2. Remplissez l’outil d’autoévaluation sur le site Web du Gouvernement du Québec et suivez les consignes qui sont émises (ATTENTION : Cet outil ne remplace pas une consultation médicale. Respectez toujours les consignes que vous donne un professionnel de la santé)
    ou
    Appelez la ligne 1 877 644-4545 afin d’obtenir les consignes de la santé publique pour passer un test de dépistage.

Qui prévenir?

Si vous êtes un membre de la communauté universitaire, vous devez déclarer cette situation par le formulaire en ligne. Si vous êtes membre du personnel, vous devez également aviser votre personne supérieure immédiate. Si vous êtes une personne étudiante, vous devez aviser au préalable votre secrétaire de faculté.

Accéder au formulaire de déclaration COVID-19

Dépistage

Où se rendre?

Si vous devez passer un test de dépistage de la COVID-19, rendez-vous dans un de ces centres de dépistage :

Centre de dépistage COVID-19 de la Clinique de santé de l'UdeS

  •   


Centre de dépistage désigné de Sherbrooke



À Longueuil

À Saguenay

À Moncton

Si vous jugez que votre état se détériore

Si vous jugez que vous ne pouvez attendre ou si votre état se détériore, procédez à l'une des actions suivantes :

  • composez le 811 | Info-Social
  • composez le 1 877 644-4545 | Ligne d'information COVID-19
  • rendez-vous à l'urgence la plus près de votre lieu de résidence

Que faire dans l'attente des résultats?

Restez en isolement selon les consignes de la Direction de la santé publique et attendez patiemment le résultat du test de dépistage, même si votre état s’améliore ou si les symptômes disparaissent. Les autres personnes vivant sous le même toit devraient rester en isolement à ce moment. Attention, selon les consignes de la Direction de la santé publique, cet isolement préventif pourrait ne pas s'appliquer pour les enfants qui fréquentent des écoles ou des milieux de garde, ainsi que pour les personnes qui y travaillent.

En tout temps, si la Santé publique vous demande de vous placer en isolement pour une durée de 14 jours, vous devez respecter cette consigne, et ce, même si le résultat de votre test de dépistage est négatif.

Qui informer du résultat du test de dépistage?

Si le résultat du test de dépistage est négatif

Si le résultat du test de dépistage est positif

mardi 26 janvier 2021

Tông Đồ Của Một Tông Đồ

 TÔNG ĐỒ CỦA MỘT TÔNG ĐỒ

“Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, 

ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”.



Saint Timothy

Kính thưa Anh Chị em,

Thánh Phaolô không thể đảm đương công việc một mình nên đã chỉ định những người giúp ngài. Thánh Timôthê và Titô Giáo Hội kính nhớ hôm nay là hai giám mục của những thập kỷ đầu tiên thời các tông đồ ngay sau cái chết và sự phục sinh của Thầy. Trong thời gian tràn đầy ân sủng này, các tông đồ và Thánh Phaolô đã đào bới những rãnh sâu đầu tiên vào vùng đất ngoại giáo các ngài đi qua, gieo những hạt giống đức tin Kitô mà các giám mục kế vị sẽ tưới tẩm, ươm mầm và thu hoạch. Điều đó cho thấy, sứ vụ rao giảng Tin Mừng là một sứ vụ mang tính tông đồ; Timôthê và Titô là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Hẳn chúng ta biết rất ít về Timôthê và Titô ngoài những gì Công Vụ Tông Đồ và các thư Phaolô cung cấp; thế nhưng, ngần ấy nguồn tham khảo vẫn được coi là đủ. Các thế hệ giám mục, các vị tử đạo và các thánh  thời kỳ hậu tông đồ đã làm chứng sự phổ quát và nhất quán về tính xác thực của các thư Phaolô và các sự kiện họ kể lại. Qua đó, việc đặt tay của các tông đồ cho các cộng sự viên có một ý nghĩa đáng kể; những người được chọn là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Là ‘tông đồ của một Tông Đồ’, Timôthê và Titô đã chia sẻ, hợp tác với sứ vụ của Thánh Phaolô, người có liên hệ trực tiếp với Chúa Giêsu qua biến cố tỏ mình của Ngài trên đường ông đến Đamas; vì thế, không phải ngẫu nhiên, Timôthê và Titô được nhớ đến ngay sau ngày mừng kính vị Tông Đồ Dân Ngoại. Timôthê và Titô, cũng như nhiều người khác được biết đến và chưa được biết đến, đã thi hành tác vụ linh mục của mình ở cấp địa phương vốn cũng thuộc về những miền rộng lớn hơn ở cấp khu vực mà Phaolô đảm trách. Thông thường, công việc của Phaolô, và có thể là của các tông đồ còn sống khác, là chỉ định những người phụ tá bất cứ nơi nào các ngài đi đến; với thẩm quyền tông đồ, các ngài đã trực tiếp bổ nhiệm những người xứng đángCác phụ tá được gọi là linh mục hoặc giám mục; các phó tế cũng tham gia thánh chức linh mục, họ sẽ là những phụ tá cho các giám mục nhiều hơn. Trong thư gửi cho Timôthê hôm nay, Phaolô nói, “Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”, và đó là nguồn gốc của việc truyền chức cho các ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Mối liên hệ trực tiếp với ‘Một Tông Đồ’, thông qua chức vụ trực tiếp của ngài hoặc một người mà vị tông đồ chỉ định là yếu tố căn bản để thành lập một Giáo Hội. Đây là một chủ đề thường xuyên trong các thư Phaolô, Không có Tông Đồ, không có Giáo Hội’Nói cách khác, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn và phải luôn luôn xảy ra đồng thời với nền tảng của một Giáo Hội địa phương có cấu trúc vững chắc. Xu hướng hiện đại vốn chỉ nhấn mạnh đến tính nội tại và cá nhân trong việc rao giảng, nghĩa là ‘mạnh ai nấy làm’, đã không bao giờ được biết đến đối với Hội Thánh sơ khai; vì như thế, sẽ là một Giáo Hội không tông truyền. Bởi lẽ, Giáo Hội mang một thông điệp và tự nó, Giáo Hội là thông điệp. Nội dung Tin Mừng và hình thức cộng đồng của Tin Mừng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Việc phân rẽ nội dung và hình thức này khác nào ‘amip’ vốn sẽ đưa đến một sự chia cắt không thể tránh khỏi một khi Giáo Hội và sứ điệp của Giáo Hội bị tách rời. Sẽ rất dễ dàng để chúng ta nhận ra điều này ở các Giáo Hội anh em; vì lẽhọ không có bí tích truyền chức.

Điều gì khiến Công Giáo khác với các tôn giáo khác? Câu hỏi đó đã được thảo luận tại một hội nghị. Một số người lập luận, Công Giáo duy nhất trong việc giảng dạy một Thiên Chúa làm người; có người phản đối, các tôn giáo khác dạy những giáo lý tương tự. Còn về sự sống lại? Không, các tín ngưỡng khác cũng tin người chết sống lại. Cuộc thảo luận trở nên sôi nổi. Nhà văn Clive Staples Lewis đến muộn, ngồi xuống và hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Khi biết đó là cuộc tranh luận về tính độc đáo của Công Giáo, ông lập tức nhận xét, “Ồ, dễ quá. Đó là tông truyền!”.

Anh Chị em,

Lewis nói đúng, ‘tông truyền’, đặc tính thứ tư, là một trong những lý do làm cho Hội Thánh độc đáo; qua đó, Đức Thánh Cha, Giám mục Rôma và các Giám mục từ tay các tông đồ, đã nhận lãnh sứ vụ cũng là thánh chức được Chúa Giêsu thiết lậpChúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục, những ‘tông đồ của một Tông Đồ’ trung thành sắt son với sứ mạng của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để Thiên Chúa có thể ở giữa dân Người, nhờ bí tích truyền chức, Giáo Hội có các ‘tông đồ của một Tông Đồ’; xin cho con biết yêu mến Giáo Hội qua việc yêu mến, vâng phục và cộng tác với các mục tử của mình”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

T.Anh chuyển