lundi 31 janvier 2022

CHÚA ĐỊNH ĐOẠT

 “Chúa định đoạt”


Nhiều người thắc mắc nếu Chúa định đoạt mọi sự trong cuộc đời chúng ta như vẫn nghe nói, thì đâu là tự do của chúng ta khi hành động và đâu là trách nhiệm của chúng ta khi phạm tội? Ngoài ra, tại sao phải sống cố gắng nếu Chúa đã định cho chúng ta phải lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục?

Khi trước, lúc chưa có tương quan mật thiết với Chúa, tôi không nhận ra được sự quan phòng yêu thương của Người trong cuộc đời mình. Nhưng giờ đây, tôi thấy không gì xảy ra cho mình lại là tình cờ, mà như có sự an bài yêu thương của Chúa, ngay cả khi xảy ra sự dữ gây đau khổ cho tôi. Tôi vẫn cảm thấy mình được tự do để đáp lại lời mời gọi thuận theo sự an bài đó hay không. Tôi nghĩ rằng mỗi lần tôi không đi theo sự an bài đó thì tựa như tôi không đi theo sự chỉ dẫn của máy định vị khi lái xe. Lúc đó, máy định vị phải tính lại để đưa tôi trở về con đường dẫn đến đích tôi đã định trước. Cũng thế, khi tôi không đáp lại lời mời gọi của Chúa và đi chệch hướng so với kế hoạch Chúa đã dự tính cho tôi, Chúa cũng sẽ tính toán lại và mời gọi tôi trở lại con đường Chúa đã định cho tôi theo một hướng mới. Và bao nhiêu lần tôi đi lạc, là bấy nhiêu lần Chúa lại mời gọi tôi trở về con đường phải theo. Vì vậy, con đường tôi đi thẳng tắp hay khúc khuỷu nhiều hay ít, đó là do cách tôi đáp lại những lời mời gọi này chứ không phải do Chúa tiền định cho tôi.

Thật vậy, Chúa là Đấng toàn tri, Chúa thấy mọi sự cùng một lúc nên thấy được cả cuộc đời của mỗi người, nhưng không có nghĩa là Chúa tiền định mọi sự trong cuộc đời mình, mặc dù mỗi người chúng ta đều được sinh ra trong một kế hoạch yêu thương của Chúa dành cho riêng mình, ngay cả khi chúng ta có là hoa trái của một sự dữ. Tuy không ngăn chận được sự dữ nhưng Chúa không chịu thua trước nó, nên ngay khi sự dữ xảy ra khiến một người phải sinh ra một cách bất đắc dĩ, vì đã thấy trước, nên Chúa đã có kế hoạch yêu thương dành cho người ấy phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của họ, và không một ai bị Chúa bỏ rơi dù họ được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vả lại, giờ đây tôi nghiệm ra sự bất hạnh không hệ tại ở hoàn cảnh, nhưng ở tình trạng thiếu tình yêu. Đôi khi chính trong những hoàn cảnh oái oăm nhất, người ta lại được biết đến những cung bậc cao nhất của tình yêu, trong khi có người lại sống trong cảnh giàu sang phú quý nhưng hoàn toàn thiếu vắng tình yêu. Ai là người hạnh phúc hơn ai đây?

Khi chúng ta không dựa trên tiêu chuẩn duy nhất của Chúa là tình yêu để nhìn mọi sự việc và cảm nhận hạnh phúc, nhưng chỉ dựa trên những tiêu chuẩn của thế gian như quyền thế, giàu sang, tài năng, thành công, và nhất là được mọi sự như ý mình, để đánh giá hạnh phúc, thì chúng ta không bao giờ hiểu được Thiên Chúa và đường lối yêu thương của Người. Lúc đó, vị Thiên Chúa chúng ta tin chỉ là Đấng mà chúng ta “suy bụng ta ra bụng... Chúa” để phóng rọi ra và câu “Chúa định đoạt” sẽ có ý nghĩa xấu. Thật vậy, thường chúng ta chỉ nói “Thôi, Chúa đã định đoạt rồi” sau khi xảy ra một việc không được như mình mong muốn dựa trên tiêu chuẩn loài người, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận vì không làm gì khác hơn được. Trong hoàn cảnh đó mà nói “Chúa định đoạt”, chúng ta có mảy may nào tin vào Thiên Chúa quan phòng không, hay là chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng và cay đắng cái mà chúng ta cho là “định mệnh” Chúa đã vạch sẵn cho mình và mình không cãi lại được?

Nhưng nếu chúng ta tin vào tình yêu thương của Đấng quan phòng, khi xảy ra một sự việc mà trước mắt mình thấy như không được tốt đẹp, chúng ta vẫn tin rằng điều đang xảy ra là điều tốt nhất mà Chúa có thể an bài cho mình ở đây và lúc này, trong khi Chúa còn phải tôn trọng tự do của mọi người, hay vì Chúa thấy điều ấy sẽ dẫn đến một lợi ích lớn hơn cho chúng ta sau này. Lúc đó, câu “Chúa đã định đoạt” mà chúng ta thốt ra với tâm tình biết ơn và thái độ đón nhận sẽ rất có ý nghĩa. Hoặc khi không biết phải quyết định như thế nào cho tương lai, chúng ta phó thác đường đời cho Chúa và nói: “Thôi, để Chúa định đoạt”. Như thế, chúng ta dùng tự do của mình để trao quyền cho Chúa định đoạt đời mình nên Chúa không hề xâm phạm tự do của chúng ta. Lúc đó, chúng ta luôn muốn tìm thánh ý Chúa và đáp lại lời mời gọi của Người trong từng giây phút của cuộc đời, con đường của chúng ta khó bị chệch hướng và ngày càng thăng hoa.

Vậy, tùy theo sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa và tương quan của chúng ta đối với Người mà câu “Chúa định đoạt” có nghĩa tích cực hay tiêu cực và làm cho người khác hiểu đúng hay sai về Thiên Chúa của chúng ta. Ước chi từ nay chúng ta chỉ nói lên câu này với lòng tin yêu vào Thiên Chúa quan phòng!

ULTD & ltd

samedi 29 janvier 2022

NHÀ HÀNG CỦA NHỮNG MÓN ĂN PHỤC VỤ SAI, NHƯNG KHÁCH KHÔNG BAO GIỜ QUẠU! 🥰

NHÀ HÀNG CỦA NHỮNG MÓN ĂN PHỤC VỤ SAI, NHƯNG KHÁCH KHÔNG BAO GIỜ QUẠU! 🥰



Tại Nhật Bản, một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới, chứng mất trí nhớ được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến 1/5 dân số vào năm 2025. Trước tình trạng này, một thử nghiệm xã hội sáng tạo đã được tiến hành, thu hút sự chú ý của dư luận Nhật Bản và cả thế giới. Thử nghiệm này có tên là "Restaurant of Mistaken Orders" - một nhà hàng nơi bạn chưa chắc nhận được đúng món ăn mà mình gọi, bởi những người phục vụ bàn ở đây đều bị suy giảm nhận thức ở một mức độ nào đó.

“Restaurant of Mistaken Orders" ra đời vào năm 2017 tại Tokyo, xuất phát từ một cuộc gặp gỡ của Shiro Oguni, người sáng tạo ra nhà hàng, và một nhóm người lớn tuổi sống với chứng mất trí nhớ. “Giống như nhiều người khác, nhận thức về chứng mất trí nhớ của tôi lúc đầu có xu hướng hướng tới những hình ảnh tiêu cực về họ, những người “đãng trí” và “đi lang thang không mục đích”. Nhưng thực ra, họ có thể nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, đi mua sắm và làm những việc “bình thường” khác cho chính họ.”, ông Oguni cho hay. Ông và đồng nghiệp đã lập ra nhà hàng với mục tiêu tạo nên một bầu không khí cởi mở để truyền bá nhận thức về chứng mất trí nhớ và loại bỏ sự kỳ thị đối với những người mắc chứng bệnh này.

Được tạo ra nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, “Restaurant of Mistaken Order” thực sự là nơi những nhầm lẫn có thể xảy ra. Một người phụ nữ lớn tuổi hướng dẫn khách đến bàn và sau đó ngồi xuống với họ. Một người khác lại phục vụ cà phê nóng bằng ống hút. Hay một người lại vật lộn để vặn một cối xay tiêu lớn mà không biết hạt tiêu sẽ rơi xuống đâu. Các thực khách đều tham gia giúp đỡ họ. Câu nói “Chúng ta làm được rồi!” vang lên, và tất cả cùng hòa vào tiếng cười sảng khoái. Nhà hàng không quan tâm đến việc liệu đơn đặt hàng có bị thực hiện sai hay không, điều quan trọng là sự tương tác với những người bị mất trí nhớ.

Mặc dù thành công với tư cách là một “nhà hàng của những tiếng cười không bao giờ dứt”, ban đầu, ông Oguni đã rất lo ngại về những lời chỉ trích có thể xảy ra. Nhưng thực sự, khi khách hàng nhìn thấy nụ cười của những nhân viên mắc chứng mất trí nhớ và niềm vui thúc đẩy họ làm việc, một số người cảm thấy mạnh mẽ hơn, trong khi những người khác lại rơi nước mắt vì cảm động. Hình ảnh tiêu cực của bệnh suy giảm nhận thức đã được thay thế bằng một bức tranh vui vẻ, tích cực. “Bệnh sa sút trí tuệ không định nghĩa một người, nó chỉ là một phần của con người họ. Con người là con người. Sự thay đổi sẽ không đến từ họ mà phải đến từ xã hội. Bằng cách nuôi dưỡng lòng khoan dung, hầu như mọi việc đều có thể được giải quyết. Hình ảnh “Cool Japan” (một Nhật Bản “cool ngầu”) gần đây đang thu hút sự quan tâm, nhưng tôi nghĩ “Warm Japan” (một Nhật Bản ấm áp) cũng quan trọng không kém. Tôi muốn quảng bá một Nhật Bản nơi nuôi dưỡng một môi trường ấm áp, thoải mái để mọi người trở về nhà với nụ cười và sự rạng rỡ trong tim.” - ông Oguni nói.

Nhà hàng được bài trí rất phong cách, thời thượng, và “mọi món trong thực đơn đều rất ngon”. Vì vậy, bạn không phải lo lắng về việc món ăn bạn gọi bị phục vụ nhầm. Kể từ khi nhà hàng hoạt động, ước tính 37% đơn đặt hàng đã bị nhầm lẫn, nhưng 99% khách hàng đều tự nhận rằng mình rất hài lòng và tin tưởng rằng mô hình nhà hàng thực sự có thể giúp nâng cao nhận thức xã về bệnh sa sút trí tuệ.

Ý tưởng sáng tạo và nhân văn này đã đem lại cho nhà hàng những phản hồi tích cực cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, có thể kể đến như: giải Bạc tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2019, giải Bạc tại Giải thưởng Quốc tế London (London International Awards), giải Grand Prix tại ACC TOKYO CREATIVITY AWARDS 2019,...
----------------
Theo: Kilala 
H.Phúc chuyển


jeudi 27 janvier 2022

Những resort Việt được truyền thông quốc tế vinh danh 2021

Những resort Việt được truyền thông quốc tế vinh danh 2021


Các khu nghỉ dưỡng Việt giành nhiều danh hiệu do các tạp chí uy tín như Travel+Leisure, Condé Nast Traveler hay giải thưởng thường niên WTA bình chọn.
4



Six Senses Ninh Van Bay - Top resort tốt nhất thế giới

Tháng 4, resort ở vịnh Ninh Vân, Khánh Hòa được tạp chí Mỹ Veranda đánh giá là một trong 30 resort phục vụ đầy đủ và tốt bậc nhất thế giới. Đây là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng với những biệt thự trên bãi biển, trên mặt nước và ở những tảng đá lớn. Tất cả đều có mặt hướng biển, có bể bơi riêng cùng sân vườn hoặc hiên tắm nắng.




Six Senses Côn Đảo - Khu nghỉ dưỡng tốt nhất Đông Nam Á

Đây là danh hiệu do hệ thống giải World's Best Awards 2021 của tạp chí du lịch uy tín Travel+Leisure trao tặng tháng 9. Kết quả dựa trên đánh giá của các chuyên gia du lịch và bình chọn độc giả.

Resort tọa lạc trên một bãi biển riêng bên trong vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Khu nghỉ gồm 50 villa có bể bơi và phòng riêng, với chất liệu xây dựng mộc mạc, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các phòng nghỉ được thiết kế để đón nắng, gió tự nhiên, hạn chế sử dụng điện. Tới đây, ngoài lưu trú với tiện ích 5 sao, du khách có thể trải nghiệm đạp xe, chèo kayak, thả rùa về biển...




Topas Ecolodge - Khu nghỉ dưỡng có hồ bơi độc đáo nhất

Đây là danh hiệu do nền tảng đặt phòng trực tuyến Agoda công bố. Ngoài Việt Nam còn có 6 khu nghỉ, khách sạn từ Hong Kong, Thái Lan, Singapore...

Khu nghỉ dưỡng có tổng cộng 41 bungalow xây bằng đá granite trắng theo phong cách nhà sàn địa phương, xung quanh là ruộng bậc thang, đồi núi trập trùng, thung lũng... Khu nghỉ dưỡng là điểm đến thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Đồng thời đây cũng là một trong những hình mẫu trong công tác hỗ trợ cộng đồng và phát triển du lịch bền vững, khi luôn sử dụng nhân sự đến từ địa phương và giảm thiểu chất thải nhựa dùng một lần.




Avana Retreat - Khu nghỉ dưỡng "đi trốn" hàng đầu châu Á

Danh hiệu được giải thưởng World Travel Awards (WTA) trao tặng cho điểm lưu trú ở Mai Châu, Hòa Bình vào tháng 10. Resort mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2021, song thu hút đông du khách, thường xuyên kín phòng vào cuối tuần.

Điểm thu hút nhất là những căn nhà gỗ biệt lập, nằm bên ngọn đồi, thung lũng, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối róc rách. Lưu trú tại khu nghỉ dưỡng, du khách có trải nghiệm đích thực của núi rừng Tây Bắc, không chỉ bởi cảnh quan mà cả những chuyến tham quan bảo tàng nhà sàn, làng dệt thổ cẩm, rạp phim trong rừng... Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm vẻ đẹp núi rừng, sông suối, đồng lúa qua trải nghiệm trekking, đạp xe... hay đơn giản là thiền, yoga bên dòng suối.



Banyan Tree Lăng Cô - Khu nghỉ dưỡng biển sang trọng hàng đầu châu Á

Danh hiệu này của WTA gọi tên resort ở vịnh Lăng Cô, Thừa Thiên Huế. Nơi đây rộng 280 ha, nằm bên bờ biển nguyên sơ, những cánh rừng nhiệt đới và các đỉnh núi gập ghềnh, cheo leo.

Các khu biệt thự ở đây được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống của Huế, bên trong được trang trí các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch Champa, trống đồng Đông Sơn, nghệ thuật thư pháp, đồ gốm, tranh lụa thêu...




Amiana - Khu nghỉ dưỡng gia đình sang trọng nhất thế giới

Cũng trong tháng 10, khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa nhận được giải thưởng từ World Luxury Hotel Awards, giải thưởng khách sạn sang trọng uy tín được tổ chức thường niên.

Cơ sở lưu trú nằm trên ốc đảo của vịnh Cô Tiên, với 153 phòng nghỉ và biệt thự hướng vườn hoặc hướng biển. Tất cả đều được xây dựng với chất liệu gần gũi thiên nhiên, như đá, dừa, tre... Khu nghỉ dưỡng còn gây ấn tượng với du khách bởi hồ bơi nước biển tự nhiên rộng 2.500 m2.




Premier village Ha Long Bay - Resort biển sang trọng nhất thế giới

Giải thưởng cũng sướng tên một đại diện từ Hạ Long (Quảng Ninh). Khu nghỉ dưỡng được thiết kế giống như "ngôi nhà thứ 2" của du khách bên vịnh di sản. Đặc biệt không gian và thiết kế cho phép mỗi căn phòng đều đón gió trong lành, hòa cùng cỏ cây, hoa lá và nghe âm thanh rì rào của biển cả.



6 khu nghỉ dưỡng trong top châu Á

Tháng 10, tạp chí Condé Nast Traveler công bố giải thưởng thường niên Reader's Choice Awards, trong đó có 25 khu nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á. Việt Nam có 6 đại diện là Six Senses Ninh Van Bay, Azerai Cần Thơ (trên ảnh), JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Topas Ecolodge và The Anam tại Cam Ran
h, Khánh Hòa.

K.Hạnh sưu tầm

mercredi 26 janvier 2022

Le Jus Du Sportif

 

Le jus du sportif

Si vous faites beaucoup de sport, il est nécessaire de bien récupérer en rechargeant votre organisme en minéraux et oligo-éléments.

L'idée de ce jus est principalement de vous réhydrater (d'où l’ajout du concombre et de la pastèque, riches en eau) et de vous reminéraliser.

Vous y trouverez au passage d’autres petites surprises comme la spiruline. 

Les effets de la spiruline sont bien connus par les sportifs (résistance de l'organisme, apports importants en fer, minéraux, antioxydants et effet anti-inflammatoire complété ici par le curcuma).

La pastèque et le melon enfin font partie des aliments les plus riches en citrulline.

Cet acide aminé, précurseur de l'arginine, a la particularité d'augmenter la vitalité des vaisseaux sanguins et de favoriser leur dilatation.

L'action musculaire est ainsi favorisée !

De plus, le jus de chou avec ses propriétés anti-inflammatoires vous aidera aussi à éviter les blessures.

Bref, que des avantages ! 

Buvez un grand verre de ce cocktail après chaque entraînement ou chaque compétition :
  • un chou vert ou rouge (pas trop gros) selon votre préférence ;
  • un concombre ;
  • un quart de pastèque ou un demi-melon ;
  • une cuillère à café de spiruline en poudre ou en paillettes ;
  • une demi-cuillère à café de curcuma ;
  • ajoutez une cuillère à soupe de jus d'aloe vera si vous avez les intestins ou l'estomac fragiles.

Le nectar anti-âge

De la couleur pour ce jus !

Le chou rouge, les brocolis, les carottes, les fruits rouges, sont de formidables antioxydants (grâce aux flavonoïdes).

Le lait d'amande apportera de bons lipides nécessaires à la cognition et le ginkgo est reconnu pour sa capacité à accompagner les symptômes de démence sénile, les pertes de mémoire, la dépression, les troubles de la concentration et de la vigilance.

C'est un excellent veinotonique !  

Pour lutter contre l'oxydation et le vieillissement prématuré de notre vue comme de nos capacités cognitives, vous verrez que ce jus de chou fait office d’élixir de jeunesse !
  • Une tête de brocoli ;
  • un chou rouge ;
  • deux carottes ;
  • une poignée de fruits rouges au choix (fraises, myrtilles, framboises, groseilles, pulpe de grenade, açaï...) ;
  • un peu de lait végétal (j’aime bien l'amande mais un autre peut faire l’affaire) ;
  • une demi-cuillère à café de ginkgo biloba en poudre ;
  • ajoutez une cuillère à soupe de jus d'aloe vera si vous avez les intestins ou l'estomac fragiles.

Et pour les lendemains difficiles

Que vous ayez fait des excès de nourriture ou d'alcool, ce dernier jus vous permettra de détoxifier votre organisme et de moins souffrir de nausées ou de maux de tête :
  • un chou kale, romanesco ou vert selon vos goûts ;
  • du fenouil ;
  • de la menthe ;
  • une pomme verte ;
  • un peu de gingembre frais.
À consommer dès le lever en lieu et place d'un paracétamol.

Le fenouil, la menthe et le gingembre sauront soulager les digestions compliquées

Si malgré la composition équilibrée de ces jus vous souffrez tout de même de troubles intestinaux, vous pouvez les diluer avec de l'eau.

Allez-y progressivement : un petit verre par jour maximum pour commencer et une fois votre système digestif accoutumé vous pourrez passer à plusieurs verres dans une journée.

Dernier conseil : tout comme le jus d'aloe vera que je vous ai déjà proposé, l'huile essentielle de menthe poivrée ou la tisane de mauve seront également vos alliés pour pallier ce problème.

Il ne me reste plus qu'à vous souhaiter une bonne dégustation.

Santé !

A bientôt,

Laurent des éditions Nouvelle Page

HÀNH TRANG CHO NĂM MỚI-(Suối Thông biên dịch)

   Một năm nhìn lại, vì dịch bệnh mà có biết bao cuộc sanh ly tử biệt, bao gia đình phải ly tán, bao bạn bè không thể gặp lại, bao tình cảm không bệnh mà chết... Trải qua một năm, còn sống khỏe mạnh chính là phúc đức to lớn nhất, còn được gặp nhau chính là điều may mắn nhất. Năm cũ qua đi, năm mới lại đến, hy vọng chúng ta đều sẽ trân quý mọi thứ, tri ân tất cả!




  * Trân trọng người thân. 

Nhà là bến đỗ bình yên, là tổ ấm của tâm hồn. Người nhà luôn thân thuộc nhất, cho chúng ta sự ấm áp, quan tâm thật lòng, là động lực để ta cố gắng và là hậu phương giúp ta kiên cường. Chỉ khi người thân bình an, gia đình hòa thuận, thì công việc mới suôn sẻ, cuộc sống mới hạnh phúc, đủ đầy.

  * Trân trọng bạn hữu.

 Bạn là người đồng cam cộng khổ, khi mình khó khăn thì hết lòng giúp đỡ, lúc mình hạnh phúc thì thật dạ vui mừng. Những người Bạn như vậy cần hết sức trân trọng và đối xử chân thành, không so đo tính toán, không quanh co thử lòng. Bạn bè nhiều thì đường đi càng thuận lợi, có bạn tốt thì không chướng ngại nào là không thể vượt qua.

  * Trân trọng bạn đời (nếu có). 

Bạn đời là người gần gũi với mình nhất, cùng với ta đi suốt cuộc hành trình. Bên nhau một đời, dù đôi khi cơm không lành canh không ngọt, dù có lúc cãi vã lẫy hờn, nhưng đó là người cùng mình già đi, cùng chia ngọt sẻ bùi cho đến ngày nhắm mắt.

  * Trân trọng mạng sống. 

Sinh mạng là tài sản quý giá nhất, là nguồn sống duy nhất của mỗi con người. Mạng sống chỉ có một, có ổn định rồi mới nói đến những điều khác ở thế gian này. Khi mạng sống kết thúc, mọi thứ sẽ chấm dứt theo. Vì vậy cần phải trân quý sinh mạng, bảo vệ sức khỏe, mới có năng lượng gây tạo những điều lớn lao và ý nghĩa hơn.

  * Trân trọng nhân phẩm. 

Nhân phẩm là giá trị căn bản, lương tâm là mỹ đức của mỗi người. Người có phẩm chất tốt thì ai ai cũng tôn trọng, làm việc gì cũng có quý nhân ủng hộ. Kẻ sống có lương tâm thì người người yêu quý, đi đến đâu cũng được chào đón. Vậy nên cần hết sức trân quý nhân phẩm và lương tâm, dù bị mất mát gì, tổn hại gì cũng đừng để hai thứ quý giá này bị ảnh hưởng.
 
  Một năm dịch giã trôi qua, khiến chúng ta biết cảm ơn nhiều thứ, dạy chúng ta cần trân trọng nhiều điều. Bất luận là tình thân, tình bạn hay tình yêu, dù là sinh mạng hay nhân phẩm, cũng cần hết sức trân quý, giữ gìn. Vì trong chúng ta, không ai chắc được ngày mai và đời sau, cái nào sẽ đến trước. Nên khi đang còn hiện hữu, còn có thể quan tâm lẫn nhau, thì hãy tận lực hết lòng. 

(Suối Thông biên dịch)

Tục lệ Tết Táo Quân- Đình Vũ

  BM

Ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình Việt Nam lưu tâm chuẩn bị chu đáo như tục lệ đầu tiên của dịp Tết Nguyên Đán. Cho dù bận rộn đến mấy, nhà nhà đều quét dọn bàn thờ, sắm sanh lễ vật tiễn đưa ông Táo về Trời, tâu báo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm qua ở nhân gian. 

Người Việt thường gọi ông Công ông Táo là Táo Quân, Táo Thần, hay là Vương Táo. Trong các bài sớ cúng, Táo Thần có tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân. Theo tiếng Hán, Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp. Người Trung cộng cũng rất xem trọng Vương Táo. Còn người ở Đài Loan thì tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp.


BM


Phong tục thờ phụng các vị thần này đã có từ rất lâu trong dân gian. Theo một số tài liệu, từ thời nhà Thương, tức là cách đây gần 4,000 năm, người Trung cộng đã có tập quán thờ Táo thần. Đời Đông Hán (năm 20-206 SCN), ông Khổng An Quốc trong cuốn Cháu mười ba đời Khổng Tử, có viết: “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức là sự sung túc no đủ của con người, còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác trong mỗi nhà nữa.

BM

Ở Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, vậy nên để cho Vua Bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Nghi lễ thờ cúng Táo Quân mỗi nơi mỗi khác 

BM

Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. 

Theo truyền thống, người Trung cộng thờ Táo Quân trong mỗi gia đình trừ khi họ chuyển đến nhà mới. Sau đó, nếu gia chủ quyết định không thờ thần Bếp nữa, họ sẽ làm lễ tiễn ông đi. Tuy nhiên, hiếm có gia đình nào ngừng phong tục này nếu tổ tiên họ luôn thờ Táo Quân.

BM


Người Trung cộng tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Vì vậy trong lễ cúng Táo Quân, người ta thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường. Cũng có nơi dùng những thức vừa ngọt vừa dẻo như là dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn… trong cúng tế Táo Thần. Ngụ ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi! Thế nên có câu: “Ngật điềm điềm – Thuyết hảo thoại”, ý là ăn ngọt ngọt, nói việc tốt.

BM

Ngày lễ của người Hoa cũng có chút khác biệt. Vẫn có câu nói rằng: “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”. Ý là những nhà quan lại quyền quý cúng tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp theo Hoàng lịch (nay gọi là lịch Âm), bá tánh bình thường cúng tiễn ngày 24, còn “Đặng gia” là chỉ cho giới thượng lưu, cúng tiễn ông Táo vào ngày 25. Tuy nhiên ngày nay, đa phần lễ tiễn ông Táo được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp.

BM

Một bức tranh vẽ Táo Quân trong quan niệm của người Trung Hoa.

Tiệc tiễn ông Táo về Trời của người Việt cũng rất phong phú, nhưng điểm nhấn thú vị nhất nằm ở nghi lễ cúng cá chép. Tục thả cá chép được cho rằng xuất phát từ một số tỉnh thuộc miền Bắc nhưng nay đã thành phổ biến rộng rãi. Người xưa rất kỹ trong việc chọn cá để tiễn Táo Quân. Cá chép thường là cá chép sông, lựa con khoẻ mạnh, râu đỏ, kích thước cỡ vài đầu ngón. Khi làm lễ, cá chép sống được thả trong chậu nước để gần sát mâm lễ vật để Táo Quân “chứng giám”, sau đó mang thả vào ao hồ nào sạch sẽ ở gần đấy.

BM


Người Việt quan niệm rằng, đúng vào 23 tháng Chạp là Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời, và cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (tức là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp về thiên đình. 

Ngày nay vì không sẵn cá chép sông, nên đa phần người dân mua cá chép vàng về cúng rồi thả. Bởi vì nhiều ao hồ đã bị lấp hoặc ô nhiễm nặng, nên việc tìm được nơi thả sao cho cá có thể sống sót sau đó là một vấn đề. 

Từ sự hời hợt đến biến dị

BM

Nhiều người hiện đại không hiểu được ngọn nguồn ý nghĩa tâm linh trong việc thờ Táo Quân, do vậy nghi thức thả cá chép dần trở thành hình thức. Nhà nào cũng phải mua bằng được cá, để sau đó, vội vàng cúng bái rồi thả cho xong. Có người quăng cá, ném cả túi nilon có cá xuống nước, không biết Táo Quân về Trời bằng cách nào trong những túi nilon, không chỉ làm chết cá mà còn gây ô nhiễm môi trường. Ở thành phố lớn còn có thể gặp cảnh người thả cá xuống sông quá đông, cá mới thả còn mệt lờ đờ, tập trung lại thành đàn. Đầu này sông người thả cá, đầu kia đã có một nhóm khác chích điện bắt cá mang đi bán tiếp để quay vòng. 

Không chỉ hời hợt hình thức trong tập tục thả cá chép, từ nhiều năm nay, ý tưởng ông Táo về Trời tâu báo chuyện thiện ác ghi chép tại nhân gian với Ngọc Hoàng thượng đế đã được đưa vào trong chương trình hài kịch Gặp nhau cuối năm hay còn gọi là Táo Quân, được phát sóng trên truyền hình vào tối ngày Tất niên. Trong chương trình Táo Quân, một số vấn đề xã hội mà công chúng quan tâm được đưa ra “mổ xẻ” với điệu bộ và ngôn ngữ hài kịch, châm biếm, cốt để mang lại tiếng cười cho khán giả. Các “ông Táo” phụ trách giao thông, giáo dục, y tế, điện nước, v.v. lần lượt vào chầu và báo cáo cho “Ngọc Hoàng”. Nếu lĩnh vực phụ do mình quản càng có nhiều vấn đề, các “Táo” xem ra càng lo lắng và khúm núm trên thiên đình.

BM

Điều đáng nói là, truyền thống của người Việt đa phần đều có niềm tin vào nhân quả và kính ngưỡng Thần linh. Tuy nhiên, trong Táo Quân, các vị Thần tiên tại thiên giới lại được xây dựng theo hướng phàm trần hóa, dung tục và đầy dục vọng. Các “vị Thần”, do các nghệ sĩ nổi tiếng sắm vai, ăn nói theo phong cách “thời thượng”, tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, cũng mạt sát, thóa mạ nhau, tranh giành, xu nịnh đút lót, bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen. “Ngọc Hoàng” vốn tôn nghiêm nhưng lại tít mắt cười khi thấy các cô gái ăn mặc hở hang. 

Đành rằng, đây là một cách hình tượng hóa để châm biếm, chỉ trích những thói hư tật xấu trong đời thực, tuy nhiên việc đem Thần linh ra để làm phương tiện gây cười thì lại là một sự mạo phạm, báng bổ Thần thánh, hoàn toàn trái với ý tứ của người xưa.

BM


Cổ nhân đối với lễ là trọng về tinh thần. Lễ là cốt lấy sự Kính làm gốc. Nếu Lễ mà không Kính, dẫu bề ngoài có giữ được đủ các lề lối, cho dù có thờ cúng mâm cao cỗ đầy thế nào đi nữa, thì ý nghĩa linh thiêng đã mất đi rồi. Chưa kể lại đem Thần linh ra làm trò tấu hài, thì hẳn nhiên phạm tội bất kính với Thần, vô cùng tạo nghiệp. 

Nhìn lại nội hàm sâu sắc trong một tục lệ thiêng liêng của người xưa, để nhìn lại những sai trái của mình, từ bỏ những hành vi biến dị cải biến tập tục, sa đà vào hình thức mà quên đi tinh thần, cũng là tránh phạm phải tội nghiệp thêm nữa, ấy chính là cách tốt nhất để Táo Quân báo cáo lên Thượng hoàng về những sự thay đổi ở nhân gian.

Đình Vũ

Chà Bông Thịt Heo, Ruốc Heo Vanh Khuyen




Nguyên liệu và gia vị Cho những anh chị em và các bạn không ăn được Nước mắm - 600gr Thịt thăn Heo - 1,5mcf Muối - 1/2mcf Đường - 1/3mcf Bột ngọt - 1 củ Hành tím to hoặc vài củ nhỏ

mardi 25 janvier 2022

Công trình tượng đài lớn Thiên Chúa giáo ở VietNam

 Tượng Đức Mẹ Maria cao nhất Việt Nam trên đỉnh Núi Cúi, Đồng Nai


Bức tượng Đức Mẹ Maria cao nhất Việt Nam đã hoàn thiện cơ bản. Nơi đây hứa hẹn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên đán gần kề.





Tượng Đức Mẹ Maria hay còn gọi là Tượng Đức Mẹ Núi Cúi, được xây dựng tại Trung tâm hành hương Núi Cúi, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Người Đồng Nai.



Tượng Đức Mẹ nằm trong quần thể Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi của Giáo phận Xuân Lộc. Nơi đây là một trong những trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam, với quảng trường có sức chứa trên 100.000 người, chưa kể những khu vực phụ.






Trung tâm hành hương có nhiều hạng mục xây dựng, trong đó tượng Đức Mẹ là công trình quan trọng hàng đầu. Với chiều cao từ chân lên đến đỉnh tượng là 33 m chưa bao gồm khối đế, đây được đánh giá là tượng Đức Mẹ cao nhất Việt Nam.




Phần chân đế cao 17 m tượng trưng cho 17 tuổi đời của Đức Mẹ trước khi nhận lời Thiên Thần truyền tin. Phần tượng Đức Mẹ cao 33 m tượng trưng cho tuổi đời của Chúa Giêsu khi Ngài còn tại thế.



Cả công trình tượng đài cao 50 m, tượng trưng cho 50 năm thành lập giáo phận Xuân Lộc vào năm 2015.






Khuôn ảnh đầu tượng Đức Mẹ là điểm cao nhất của trung tâm hành hương, tượng trưng cho đỉnh cao của niềm tin giáo dân.






Tượng được xây dựng bằng công nghệ CNC kết hợp với bê tông sợi thủy tinh (GRC) và trắc đạc để đảm bảo độ thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí và an toàn khi thi công.



Điểm nhấn ấn tượng của công trình Tượng Đức Mẹ chính là được xây dựng trên đỉnh núi cao chót vót, phía sau lưng là lòng hồ Trị An mênh mông. Mắt của Đức Mẹ hướng về giáo dân của Giáo phận Xuân Lộc.



Tượng được bố trí 2 lối đi để du khách thuận tiện di chuyển lên phía trên và chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ từ trên cao.



Công trình được xây dựng trên Núi Cúi xanh rì, bên lòng hồ Trị An tĩnh lặng quanh năm. Nơi đây hứa hẹn trở thành địa điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm thú vị cho du khách mọi miền trong dịp đầu năm mới.

VÕ BỬU ĐẲNG

Chúa can thiệp như thế nào?

 Chúa can thiệp như thế nào?




Một biến cố có tầm vóc như đại dịch Covid-19 không khỏi khiến nhiều người nghĩ rằng phải có bàn tay Thiên Chúa nhúng vào. Người thì cho rằng thế giới đã quá sa đọa đến nỗi Chúa phải để xảy ra một biến cố như trận hồng thủy thời ông Nôê để trừng phạt, thậm chí tiêu diệt, những người tội lỗi. Kẻ khác lại cho rằng Chúa dùng cơn đại dịch này để cảnh tỉnh thế giới và nếu ai biết ăn năn hối cải quay về với Chúa thì sẽ được cứu thoát.

Chúa Giêsu có bao giờ dạy chúng ta dùng bất cứ phương tiện gì, miễn là đạt được kết quả tốt không? Cứu cánh biện minh cho phương tiện ư? Chắc chắn là không! Vậy sao Chúa có thể dùng một phương tiện xấu, một sự dữ, là con virút Corona để trừng phạt người này hay để cứu giúp người kia được chứ? Chúa là Cha chúng ta nên sửa dạy chúng ta thì có, nhưng trừng phạt thì không. Vả lại, nếu trừng phạt người này thì cũng phải trừng phạt người kia thì mới công bằng, vì ai lại chẳng có tội? Chẳng lẽ lòng thương xót còn biết phân biệt tội lớn tội nhỏ, tội nhiều tội ít sao? Mặt khác, cũng vì Chúa là Cha chúng ta, nên chắc chắn Người phải quan tâm đến chúng ta, nhất là khi chúng ta bị sự dữ hoành hành, Chúa Giêsu chẳng dạy chúng ta thưa với Chúa Cha rằng: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ” sao? Vậy Người can thiệp thế nào để cứu chúng ta khỏi sự dữ đây?

Trước tiên, nếu chúng ta chỉ xin và trông mong Chúa ban điều lành và tránh điều dữ cho mình cùng người thân, thì có thể chúng ta sẽ không bao giờ thấy Chúa can thiệp. Chúa là Đấng Toàn Thiện làm sao Người lại gây ra sự dữ được? Và vì Người không làm ra sự dữ, Người cũng không thể ngăn chận sự dữ, khi Người còn phải tôn trọng tự do của con người. Điều lành thì đương nhiên Chúa muốn ban cho chúng ta rồi, nhưng, cũng vì tôn trọng tự do của mỗi người, Chúa chỉ có thể can thiệp cho những ai kêu cầu Người. Tuy nhiên, đường lối của Chúa làm sao chúng ta tỏ tường và nếu chúng ta cứ trông mong Chúa can thiệp theo cách chúng ta muốn và ngay lập tức, thì chúng ta cũng chẳng bao giờ thấy Chúa can thiệp. Thật vậy, trừ trường hợp hiếm hoi Chúa can thiệp qua phép lạ nhãn tiền, con đường thông thường của Chúa khi can thiệp là bằng cách tác động lên tâm hồn chúng ta, hầu làm chúng ta ngày càng trở nên đồng hình động dạng với Con của Chúa, để rồi cũng như Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta biết hiến mình vì anh em và, khi bị sự dữ bủa vây, chúng ta có thể thốt lên như Người: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”.

Vì xét cho cùng, sự dữ lớn nhất là lòng thù hận, và đi kèm với nó là lòng ích kỷ, và khi chúng ta đã chiến thắng được sự dữ lớn nhất này rồi, thì chúng ta không còn phải sợ những sự dữ khác nữa. Vả lại, vấn đề chính không phải là sự dữ, mà là chúng ta phải chống chọi một mình với sự dữ. Thật vậy, mọi sự dữ rồi sẽ vượt qua nếu chúng ta có được một bàn tay nâng đỡ hay một sự hiện diện yêu thương, cho dù là của Chúa hay của loài người. Hơn nữa, như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28). Nếu trước mọi sự dữ, chúng ta nhận ra được những giới hạn, sự yếu đuối, sự bất lực của mình để trở nên khiêm tốn hơn, rồi cậy dựa và sống phó thác vào Chúa hơn, thì sự dữ không những không làm hại được chúng ta, mà còn góp phần sinh ơn ích cho chúng ta nữa.

Vậy, còn những người không biết hoặc biết nhưng không kêu cầu Chúa thì Chúa sẽ để mặc họ à? Chính lúc này hơn bao giờ hết chúng ta phải vận dụng ơn các thánh thông công. Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Chúa rất hài lòng vì thấy con cái Chúa biết quan tâm đến nhau như thế. Nếu cần, Chúa sẽ can thiệp, và nếu người không kêu cầu Chúa có cự lại Chúa và nói: “Tôi có nhờ Chúa đâu mà Chúa lại xen vào chuyện của tôi như thế?” Chúa sẽ có “cớ” để trả lời: “Con ơi, Cha có xâm phạm gì tự do của con đâu. Nhưng chẳng lẽ Cha không có quyền nhậm lời con của Cha cũng là anh em của con, khi người ấy đã xin Cha can thiệp cho con à?”

ULTD & ltd
Lưu Thúy Diệp sưu tầm

samedi 22 janvier 2022

Lợi ích của trà gừng mật ong trong đẩy lùi bệnh tật

Lợi ích của trà gừng mật ong trong đẩy lùi bệnh tật


Sự kết hợp trà gừng mật ong không hề xa lạ với mọi người đặc biệt được ưa chuộng vào mùa lạnh, tuy nhiên lợi ích của trà gừng mật ong trong việc cải thiện sức khỏe bạn đã biết chưa?

1. Tại sao sự kết hợp này lại tốt đến vậy?

NỘI DUNG:
1. Tại sao sự kết hợp này lại tốt đến vậy?
2. Sử dụng đúng cách
3. Lợi ích của trà gừng mật ong
3.1. Tăng cường hệ miễn dịch
3.2. Xoa dịu viêm hô hấp
3.3. Giảm triệu chứng buồn nôn
3.4. Điều trị hen suyễn
3.5. Giảm đau do kinh nguyệt
3.6. Hỗ trợ tiêu hoá
3.7. Giảm đau đầu
3.8. Ngăn ngừa đột quỵ
3.9. Tốt cho tim mạch
3.10. Ngăn ngừa ung thư

Gừng là một gia vị mang tính nóng và kháng khuẩn cao, nó có tác dụng trong việc điều trị cảm lạnh, viêm hệ hô hấp, đau bụng hay viêm nhức xương khớp.

Còn mật ong lại mang lợi ích bồi bổ, chống viêm và tốt cho cổ họng.

Khi gừng và mật ong kết hợp thì tạo nên sự cân bằng hoà quyện, mật ong có tác dụng nâng cao hiệu quả của gừng khi vào cơ thể nên hiệu quả của sự kết hợp này để chữa bệnh tăng lên rất nhiều.

2. Sử dụng đúng cách

Để có hỗn hợp ta cần mật ong nguyên chất và gừng tươi theo tỉ lệ 1:1

Đầu tiên rửa sạch gừng và thía nhỏ băm nhuyễn, sau đó cho gừng và mật ong vào một cái hủ trong vòng vài giờ. Sau đó cho hủ vào tủ lạnh và dùng khi thấy miếng gừng co lại.

Khi sử dụng bạn pha nước với 1 thia mật ong và một thìa gừng để làm nước uống vào buổi sáng bạn có thể ngậm hoặc nhổ bỏ gừng theo ý muốn, nhưng nếu ngậm thì chú ý liều lượng nếu không sẽ bị nóng cơ thể.

3. Lợi ích của trà gừng mật ong

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Sử dụng trà gừng mật ong thường xuyên sẽ cải thiện sức đề khánh và hệ miễn dịch để đẩy lùi sự xâm nhập của vi khuẩn.

3.2. Xoa dịu viêm hô hấp

Hỗn hợp nước gừng mật ong sẽ xoa dịu cổ họng và giảm viêm. Mật ong làm loãng chất nhầy và tống các chất nhầy ra khỏi hệ hô hấp làm thông mũi, còn gừng có tác dụng long đờm hiệu quả.

3.3. Giảm triệu chứng buồn nôn

Khi uống trà gừng mật ong cơn buồn nôn sẽ được loại bỏ ngay tức thì, nhưng nếu bạn bị say tàu xe hãy uống hỗn hợp này trước khi lên đường để ngăn chặn triệu chứng




Ảnh: internet

3.4. Điều trị hen suyễn

Hỗn hợp này có tác dụng kích thích khả năng chống viêm tự nhiên, thúc đẩy lượng oxy đến phổi góp phần điều trị bệnh hen suyễn.

3.5. Giảm đau do kinh nguyệt

Khi đến kì kinh nguyệt phụ nữ thường đau bụng, chuột rút, mệt mỏi xương khớp... bài thuốc dân gian gừng và mật ong sẽ giúp các triệu chứng này.

Top các món ăn bổ dưỡng kiêm bài thuốc chữa bệnh sa dạ dày hiệu quả '2 trong 1'

3.6. Hỗ trợ tiêu hoá

Hàm lượng protein trong gừng mật ong rất cao nên hỗ trợ sự bài tiết, hoà tan chất béo và kích thích tăng trưởng vi khuẩn ruột làm quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi.

3.7. Giảm đau đầu

Hỗn hợp này sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau đầu và nửa đầu, ngoài ra nó còn thư giãn đầu óc và giảm stress.

3.8. Ngăn ngừa đột quỵ

Khả năng này của gừng mật ong là từ việc hiệu quả của nó trong việc chống vón cục máu.

3.9. Tốt cho tim mạch

Gừng mật ong là thần dược trong việc giảm căng thẳng mạch máu, hỗ trợ huyết áp ổn định giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và đau tim.

3.10. Ngăn ngừa ung thư

Hỗn hợp này có tác dụng kích thích sản sinh enzyme chống oxy hoá giảm nguy cơ mắc ung thư và phòng chống di căn.

Bài thuốc dân gian: Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen và mật ong

Tác giả: Huyền Trang

Hướng dẫn sang chậu cho lan Hồ Điệp


Cách chăm sóc cây lan hồ điệp Trong quá trình chăm sóc cho cây, những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lan hồ điệp bạn cần quan tâm: 1. Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm Lan hồ điệp phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18-29 độ C, nếu để ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng và nhanh bị chết. Ngoài ra, mặc dù cây lan là loài cây ưa ánh sáng, bạn không nên để lan hồ điệp trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà nên đặt ở trong nhà, cạnh cửa kính để tránh hoa nhanh bị héo. Cuối cùng, duy trì độ ẩm lý tưởng cho cây trong khoảng 50% đến dưới 80%. 2. Phân bón cho cây và nước tưới Nên sử dụng phân bón NPK cho cây để giúp cây nhanh phát triển, đặc biệt là giai đoạn mùa hè. Còn khi bước vào mùa đông, lan hồ điệp sẽ cần ít dinh dưỡng hơn, do đó cần giảm hàm lượng phân bón xuống. Nên nhớ phải tưới nước đầy đủ cho cây trước và sau khi bón phân để tránh chất lượng của hoa bị suy giảm. Vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí cao, tưới nước cho cây từ 5 – 7 ngày 1 lần. Mùa hè và mùa thu, khi nhiệt độ cao, tưới đẫm cho cây 1 – 2 ngày một lần. Lưu ý, khi tưới nước, bạn chỉ được tưới vào rễ mà không được tưới lên hoa và lá #sangchauchohodiep#đongiannhat#aicunglamduoc.

vendredi 21 janvier 2022

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970 Saigon xưa

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970

Saigon xưa





Đường phố sạch đẹp, hiện đại và văn minh là những ấn tượng đầu tiên khi xem chùm ảnh về đường phố của thành đô Saigon ở dưới đây.


Saigon trước 1975 có vẻ đẹp hào nhoáng, nhộn nhịp của nếp sống xưa, nhưng cũng có nhiều góc ảnh mang lại vẻ đẹp thanh bình hiếm có.





Saigon 1965 – Photo by William S. Fabianic. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông2 chiều. Khúc này là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục, kế bên là biệt thự của tổng giám đốc công ty Shell do KTS Nguyễn Văn Hoa thiết kế. Còn ở bên trái là biệt thự của tổng giám đốc Chartered Bank, cũng do KTS Hoa thiết kế đầu thập niên 1960, đã bị chính phủ đập phá để xây trường mầm non và chỉ còn lại hồ bơi.





Saigon 1967, Photo by Bill Mullin. Đường Trường Công Định (nay là đường Trường Định) chạy băng qua công viên Tao Đàn





Saigon1967-1968 – đường Tự Do. Photo by Dave DeMilner





Saigon 1965 – Đường Tự Do, Photo by John A. Hansen





Saigon 1969, Đường Tự Do, gần góc Tự Do – Nguyễn Thiệp ở bên phải hình. STAR HOTEL tạisố 123 đường Tự Do, nơi trước kia là cửa hàng PHARMACIE NORMALE (123 Rue Catinat). Photo by Rick Fredericksen












Google Maps

Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.



















Google Maps

Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.



















Google Maps

Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.














Saigon1965 – Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ Plaza BEQ (135 Trần Hưng Đạo). Bên phải là Metropole Hotel.












Google Maps
 


Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.



















Google Maps

Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.














Saigon 1968 – Đường Lê Lai nhìn từ tầng 5 KS Walling trên đường Phạm Ngũ Lão. Photo by Brian Wickham





Saigon1965, đường Trần Hưng Đạo





Saigon 1964 – Công trường Chiến sĩ (trước khi có Hồ Con Rùa) nhìn từ đường Trần Quý Cáp (Nay là Võ Văn Tần), bên phải là ra Nhà thờ Đức Bà – Photo by Iparkes





Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke





Saigon 1965 – Đường Hồ Huấn Nghiệp, nối từ đường Tự Do tới Công trường Mê Linh. Photo by John Hansen












Google Maps

Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.














Đường Tự Do – Công viên Chi Lăng 1967-1968, nay đã bị Vincom chiếm dụng riêng. Photo by Henry Bechtold





Con đường Duy Tân cây dài bóng mát





Gần cuối đường Tự Do nhìn về phía sông Saigon. Ngay chỗ xe Taxi là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by Iparkes


Hình này chụp lúc chưa có Nhà Hàng Maxim sát bên khách sạn Majestic.





Góc hình ngược hướng với tấm hình bên trên, nhìn từ sông Saigon về phía đường Tự Do. Photo by Layered






Đường Tự Do





Saigon 1965-66 – Đường Phan Văn Đạt. Photo by Dale Ellingson
Phía xa là Công trường Mê Linh với bệ tượng đài Hai Bà Trưng








Saigon – Tháng 3 năm 1965 – Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Photo by John A. Hansen3. Đường Tự Do (tức Catinat thời Pháp thuộc) mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.





Saigon 1971 – Moslem Mosque – Đường Thái Lập Thành. Photo by Mike Vogt. Đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du) bắt đầu từ đường Tự Do, kế tiếp là ngã tư Hai Bà Trưng và ngã tư Thi Sách, và kết thúc tại đường Đồn Đất (nay là Thái Văn Lung).





Chợ Saigon Xuân Canh Tuất 1970 – Góc Lê Lai – Phan Châu Trinh





Saigon 1972 – Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ngã tư đằng trước là Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Bên phải là trường Lê Quý Đôn.





Saigon 1965-66 (9) – Ngã 6 Phù Đổng khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò, nay là đường Nguyễn Thị Nghĩa). Photo by Gene Long.





Saigon 1974 – Đường Hàm Nghi. Xe taxi con cóc và xe La Dalat

Đường Nguyễn Huệ, Saigon 1971 – Photo by Mike Vogt. Phía trước là ngã tư Ngô Đức Kế.





Saigon1968 – Đường Phạm Ngũ Lão Saigon Nov 1968 – Photo by Brian Wickham





Saigon – đường Nguyễn Huệ, gần trụ đồng hồ





Saigon 1969 – Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi. Photo by Brian Wickham





Saigon 1967, kẹt xe trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi)





Saigon thập niên 1960. Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Người chụp đứng trên đầu cầu Mống ở đầu đường Pasteur. Phía trước là ngã tư Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Phía xa là ngã tư Hàm Nghi – Pasteur. (tại góc đó có Tòa đại sứ Đài Loan và Giao Thông Ngân Hàng).





Saigon 1969 – Đường Pasteur, bên phải là Đại Học Kiến Trúc, bên trái là công viên Vạn Xuân. Sau này công viên này bị xóa bỏ và đưa vào khuôn viên của nhà thi đấu Phan Đình Phùng ngày nay.





Saigon 1965 – Đường Pasteur khúc giữa của đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) và Nguyễn Du). Photo by Charles Cox





Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke





Saigon 1968 – trên Đại lộ Cách Mạng 1-11.Photo by J. Patrick Phelan.
Đại Lộ Cách Mạng 1-11 (đoạn nối dài đường Công Lý) được đặt theo ngày đảo chánh Ngô Đình Diệm. Sau 1975 trở thành đường Nguyễn Văn Trỗi (Từ cầu Công Lý tới Hoàng Văn Thụ)Saigon 1965-66 – Đường Công Lý – Photo by Thomas W. Johnson





Biểu ngữ trên đường Công Lý





Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ cạnh góc Ngô Đức Kế – Photo by David Staszak





Saigon 1972 – Đường Ngô Đức Kế





Saigon 1967-1968 – Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn gần Cầu Bông





Saigon 1967-1968, Casino Dakao đoạn ngã3 Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu)





Saigon 1969-70. Đường Phạm Ngũ Lão





Ga xe lửa Bến Thành – Saiogn năm 1964-1965, nay trở thành công viên 23-9. Góc hình được nhìn từ đường Lê Lai về phía Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.


Ga xe lửa Sài Gòn xưa khá rộng, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ), Lê Lai và công trường Quách Thị Trang (nơi hiện đang xây dựng nhà ga tàu điện metro) – tương ứng với toàn bộ Công viên 23-9 và bến xe buýt hiện nay.





Saigon 1971 – Tượng đài Trần Nguyên Hãn nhìn từ trên cầu vượt dành cho khách bộ hành. Phía sau tượng đài nhìn thấy phần chân của cầu vượt bộ hành thứ hai từ bùng binh nối qua bến xe buýt. Nhà có mái ngói cao nhất trong hình là Nhà chú Hỏa, trên đường Phó Đức Chính.





Saigon 1969-70 – Chợ Bến Thành – Photo by David Staszak





Saigon 1969, cầu bộ hành trước chợ Bến Thành





Saigon đầu năm 1968, trước ngày Tết Mậu Thân





Vòng xoay Công trường Mê Linh đầu đường Hai Bà Trưng – Photo by Thomas W. Johnson





Đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi), ngã 3 với đường Phan Văn Đạt (đường ra công trường Mê Linh)





Saigon 1968,Photo by Darrel Lang. Đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, nay là Nguyễn Kiệm.





Đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) ở Chợ Lớn. Bùng binh là Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương





Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke





Saigon1964 – Đường Lê Lợi. Photo by Al Adcock





Saigon 1968 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by Sonnyb





Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ. Photo by David Staszak
Ngã ba Nguyễn Huệ – Tôn Thất Thiệp. Bên trái là Tòa Hòa Giải





Saigon 1968 – Đường Hai Bà Trưng. Photo by Sonnyb





Saigon1972. Đường Trần Hưng Đạo. Photo by Kemper14Saigon1969 – Đường Trần Hưng Đạo, Photo by Sonnyb. Chỗ gẫy góc về bên trái là ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Ở giữa ảnh gần phía trên là nhà thờ Cầu Kho (nhìn thấy mặt sau, nhà có tháp trắng)





Saigon 1968 – Cổng vào Căn cứ Không quân TSN, nay là đầu đường Cộng Hòa nơi có cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả.





Saigon 1968 – đường Lê Lợi. Photo by Larry Burrows





Góc Lê Lợi – Tự Do




Đại lộ Nguyễn Huệ sau cơn mưa





Đường Hồng Thâp Tự trước trường Lê Quý Đôn








Saigon về đêm














Một số hình ảnh về Đại Lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) dẫn vào Dinh Độc Lập:













nhacxua.vn biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai’s flickr

Subject: Những hình ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1979
To:







Đường Lê Duẩn với Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập) ở phía xa, Sài Gòn năm 1979.


Taxi Sài Gòn năm 1979 vẫn mang màu sơn xanh – trắng giống như trước 1975.


Ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám.


Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học.


Quảng trường nhà hát Lớn TP HCM.


Giao lộ Lê Lợi – Đồng Khởi trước nhà hát.


Khách sạn Độc Lập (nay là Caravelle Saigon) cạnh nhà hát Lớn.


Phòng nghiên cứu sản phẩm da giày của Bộ Công nghiệp nặng trên đường Đồng Khởi.


Chợ Bến Thành.



Đường Lê Lợi nhìn từ vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành .


Đoạn vỉa hè trước rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi.


Chợ trời trên đường Lê Lợi, Sài Gòn năm 1979.


Khu vực vòng xoay Quách Thị Trang nhìn từ đường Trần Hưng Đạo.


Giao lộ Trần Hưng Đạo – Calmette.


Xe buýt tuyến Bến Lức – Chợ Lớn của Công ty Quốc doanh xe khách.


Một góc phố nhộn nhịp.


Một chiếc xe lam phun khói mù mịt ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn.


Bữa trưa tại một bệnh viện.


Bếp ăn của bệnh viện.


Trẻ em học nghề tại một trung tâm bảo trợ xã hội
.