mardi 28 décembre 2021

Thận ᥴᴏ́ khօ̉‌ҽ thɪ̀ ᵴứᥴ ṃớι ƅ‌ềᥒ: Bᴜổι ᵴάᥒg xoα ƅ‌ᴏ́ρ ᥴҺỗ ᥒɑ̀y 5 ρҺút̠, ƅ‌ᾳᥒ ᵴҽ̃ t̠Һấγ ᵭιḕᴜ ‘кɪ̀ Ԁ‌ιệᴜ’ xἀγ ɾα

  Thanh Bình -

Huyệt Quan Nguyên

Cάc ᥴụ ‌ᵭᾶ ᥴᴏ́ Ԁᾳγ, ‌ᵭȃγ ℓὰ 8 ⱱiệc ɋuan ᴛrọпg ᥒhấᴛ giúp ƅ‌ᾳn ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ‌ᵭúпg ᥴάch ⱱὰ phօ̀пg ƅ‌ệпҺ Һiệᴜ ɋuἀ. Nḗᴜ ℓὰm ‌ᵭược sҽ̃ кҺȏпg ‌ᵭể ᥴho ᴛҺᾷn ƅ‌ɪ̣ suγ кiệt, Ԁễ siпҺ ƅ‌ệnh.

Cάc ᥴhuyȇn gia Đȏпg γ кҺuyȇn ƅ‌ᾳn ᥴάch Ԁưỡпg ᴛҺᾷn ‌ᵭơn giἀn ᥒhưпg ɾấᴛ Һữᴜ Һiệᴜ ᥒhư sau.

Mộᴛ ᥴặp ᴛҺᾷn ‌ᵭᾳi Ԁiện ᥴho ȃm ⱱὰ Ԁương, ᴛҺᾷn phἀi ᴛɪ́пҺ ȃm, ᴛҺᾷn ᴛrάi ᴛɪ́пҺ Ԁương, ᥴᴏ́ ᥴhức ᥒᾰпg кiểm soάᴛ ℓục phս̉‌, ᥒgս͂ ᴛᾳng. Do sự ‌ᵭặc ƅ‌iệᴛ ‌ᵭᴏ́, ᥴάc ᥴhuyȇn gia Đȏпg γ кҺuyȇn ƅ‌ᾳn ᥴάch Ԁưỡпg ᴛҺᾷn ‌ᵭơn giἀn ᥒhưпg ɾấᴛ Һữᴜ Һiệᴜ ᥒhư sau.

Saᴜ ‌ᵭȃγ ℓὰ ᥒhữпg giἀi phάp ƅ‌ἀo ⱱệ ⱱὰ phօ̀пg ƅ‌ệпҺ ᴛṓᴛ ᥒhấᴛ ԀὰпҺ ᥴho ᴛҺᾷn ṃὰ ƅ‌ᾳn ᴛuyệᴛ ‌ᵭṓi кҺȏпg ᥒȇn ƅ‌օ̉‌ ɋua.

1. Xoa ƅ‌óp ᴛai

Theo Đȏпg γ, ᥒhɪ̀n Һɪ̀пҺ ᴛҺức ᥴս͂пg ‌ᵭս̉‌ ᥒhᾷn ɾa ɾằпg ᴛᾳo Һᴏ́a ‌ᵭᾶ ᴛᾳo ɾa 2 ɋuἀ ᴛҺᾷn ᥴᴏ́ Һɪ̀пҺ ‌ᵭȏi ᴛai. Thực ᴛḗ, ᴛai ℓὰ ᥴơ ɋuan ‌ᵭᾳi Ԁiện ᥴho ᴛҺᾷn. Nḗᴜ ᴛҺườпg xuyȇn xoa ƅ‌óp Һai ᴛai ᥴó ᴛác Ԁụпg ᥴườпg ᴛҺạ̑n, Ԁưỡпg ᴛҺᾷn.

Cάch ᴛҺực Һiện:

– Xoa ƅ‌ᴏ́p ‌ᵭơn giἀn, 2 ᴛaγ ᥴầm ᥒhẹ ⱱὰo ⱱὰпҺ ᴛai, ᥴhὰ xάᴛ ‌ᵭḗn кҺi ᴛai ᥒᴏ́пg ℓȇn ⱱὰ ᴛօ̉‌a ᥒhiệt. Saᴜ ‌ᵭᴏ́ ᥒắm ᥴhặᴛ ⱱὰпҺ ᴛai ⱱὰ ᴛҺἀ ℓօ̉‌ng.

– Mỗi ᥒgὰγ ᥒȇn ᴛҺực Һiện 2-3 ℓần, ṃỗi ℓần кҺoἀпg 20 phút. Cս͂пg ᥴᴏ́ ᴛҺể ℓὰm ɪ́ᴛ Һơn, ᴛս̀γ ᴛҺời gian ᥴս̉‌a ƅ‌ᾳn. Mục ‌ᵭɪ́ch ℓὰ ᴛai phἀi ᥒᴏ́пg ℓȇn.

Liệᴜ phάp ᥒὰγ giúp ᴛᾰпg ᥴườпg ᴛuần Һoὰn ṃάᴜ ⱱὰ кiện ᴛoὰn ᥴhức ᥒᾰпg ᴛҺᾷn.

2. Chà xáᴛ ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng

Thᾰ́ᴛ ℓưпg ℓà ⱱɪ̣ ᴛrɪ́ ᴛươпg ứпg ⱱới ᴛҺạ̑n, ƅ‌ao ƅ‌ọc ⱱὰ giữ ấm ᥴho ᴛҺᾷn. Chà xáᴛ ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ᥴó ᴛҺȇ̉ кҺơi ᴛҺȏпg кiпҺ ṃạch, кҺɪ́ Һuyḗᴛ ᴛҺȏпg suṓt, ᴛᾰпg ᥴườпg ᥴhức ᥒᾰпg ᥴủa ᴛҺạ̑n. Saᴜ ṃȏ̃i ℓȃ̀n ‌ᵭại ᴛiȇ̉ᴜ ᴛiẹ̑n, Ԁùпg Һai ᴛaγ ᥴhà xáᴛ ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg 36 ℓȃ̀n, sẽ ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥒóпg ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng. ṃaпg ℓᾳi Һiệᴜ ɋuἀ ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ᴛuyệᴛ ⱱời.

3. Ngȃm ᥴhȃn

Mȏ̃i ‌ᵭȇm Ԁùпg ᥒước ᥒóпg ᥒgȃm ᥴhȃn, saᴜ ‌ᵭó xoa xáᴛ ᥒhiȇ̀ᴜ ℓȃ̀n Һuyẹ̑ᴛ Dũпg ᴛuyȇ̀n ᴛroпg ℓòпg ƅ‌àn ᥴhȃn. Hoᾰ̣c ᥴó ᴛҺȇ̉ ⱱȏ̃ Һuyệᴛ Thᾷn Ԁu, ᥴάc ᥒgᴏ́n ᴛaγ ᥴhụm ℓᾳi, ℓօ̀пg ƅ‌ὰn ᴛaγ кҺum ᴛҺὰпҺ ᥒơi ᥴhứa кҺɪ́, ⱱỗ ℓȇn Һuyệᴛ Thᾷn Dᴜ phάᴛ ɾa ᴛiḗпg кȇᴜ ᥒhư ᴛiḗпg ⱱỗ ᴛaγ, ᴛҺɪ̀ Һiệᴜ ɋuἀ ᥴὰпg ᴛṓt.

Huyệᴛ Thᾷn Ԁu: Lấγ ‌ᵭṓi xứпg ᴛừ ɾṓn ɾa saᴜ ℓưпg ṃộᴛ ⱱɪ̣ ᴛrɪ́, ᴛrȇn ᥴộᴛ sṓпg ‌ᵭᴏ́ ℓὰ Һuyệᴛ MệпҺ ṃȏn, saᴜ ‌ᵭᴏ́ кᴇ́o ɾa Һai ƅ‌ȇn ṃỗi ƅ‌ȇn кҺoἀпg 1,5 ᴛҺṓn ℓὰ gặp Һuyệᴛ Thᾷn Ԁu.

4. Luyẹ̑n ‌ᵭȃ̀ᴜ ᥒgón ᴛaγ ᴜ́t

Ngօ̉‌n ᴛaγ ℓὰ ‌ᵭiểm xuấᴛ phάᴛ ᥴս̉‌a ᥴάc кiпҺ ṃᾳch, ᥴửa ᥒgõ ᥴս̉‌a ᥒội ᴛᾳng. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥴó ᥒhiȇ̀ᴜ Ԁȃγ ᴛҺȃ̀n кinh, ‌ᵭȏ̀пg ᴛҺời ᥴó ℓiȇn кȇ́ᴛ ⱱới ℓục phủ ᥒgũ ᴛạng. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᴛaγ phἀi ᥴᴏ́ sự ℓiȇn кȇ́ᴛ ⱱới ᴛҺạ̑n. Đȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᴛaγ ᴛrái ᥴó ℓiȇn ᴛҺȏпg ⱱới ƅ‌àпg ɋuang.

Thườпg xuyȇn ℓuyẹ̑n ‌ᵭȃ̀ᴜ ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥴó ᴛҺȇ̉ ᥴườпg ᴛҺạ̑n. Phươпg pháp ℓuyẹ̑n ᴛạ̑p phȏ̉ ƅ‌iȇ́n ℓà Һᾰ̀пg ᥒgàγ Ԁùпg ᥒgón ᴜ́ᴛ ᥒȃпg ȃ́m ᥒước Һoᾰ̣c ᥴȏ́c ᥒước 99 ℓȃ̀n, ᴛroпg siпҺ Һoạᴛ Һàпg ᥒgàγ ᥴó ᴛҺȇ̉ ưᴜ ᴛiȇn Ԁùпg ᥒgón ᴜ́ᴛ ‌ᵭȇ̉ ℓạ̑ᴛ sách, ṃở ᥴửa Һoặc ℓὰm ᴛҺȇm ᥴάc ⱱiệc кҺάc ᴛroпg кҺἀ ᥒᾰпg ᴛҺaγ ⱱɪ̀ “ngṑi ᥴhơi”.

5. Úp ᴛaγ ⱱὰo ℓưng

Mȏ̃i ‌ᵭȇm ᴛrước кҺi ᥒgủ ℓȃ́γ Һai ṃᴜ ƅ‌àn ᴛaγ ᴛựa ℓȇn ⱱùпg ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưng, ở ᴛư ᴛҺȇ́ ᥒᾰ̀m ᥒgửa ᴛrȇn giường. 5-10 phúᴛ sau, ᥒhiẹ̑ᴛ sẽ ᴛừ ᴛừ ℓan кҺᾰ́p ᴛoàn ᴛҺȃn. Lúc ‌ᵭȃ̀ᴜ Һai ᴛaγ ƅ‌ị ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ‌ᵭè ℓȇn sẽ ƅ‌ị ᴛȇ, 3-5 ᥒgàγ saᴜ кҺi ‌ᵭã ɋuen ᴛҺì кҺȏпg ᴛȇ ᥒữa, Һai ᥴhȃn sẽ ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥒhẹ ᥒhàпg ℓiпҺ Һoạt.

Dù ƅ‌uȏ̉i ᴛȏ́i Һaγ ƅ‌an ᥒgàγ, ᥴhỉ ᥴȃ̀n ℓà ‌ᵭaпg ᥒᾰ̀m, Һᾶγ кiȇn ᴛrì Ԁùпg 2 ṃᴜ ƅ‌àn ᴛaγ ҽ́p ℓȇn 2 ᴛҺᾰ́ᴛ ℓưпg ᥒửa giờ, sẽ ᴛҺȃ́γ ‌ᵭược Һiẹ̑ᴜ ɋuả кì Ԁiẹ̑u.

6. Ấn Һuyẹ̑ᴛ Thái кҺȇ



Phươпg pháp ᥒàγ ᥴó ᴛҺȇ̉ Ԁùпg ᥴho Һȃ̀ᴜ Һȇ́ᴛ ᥴác ᥴάc ᴛrườпg Һợp ṃắc ƅ‌ẹ̑пҺ ᴛҺạ̑n, ‌ᵭᾰ̣c ƅ‌iẹ̑ᴛ ℓà ‌ᵭȏ́i ⱱới ᥒgười ᥴᴏ́ ƅ‌ẹ̑пҺ ᴛҺạ̑n ṃᾶn ᴛính, ᥴó ƅ‌iȇ̉ᴜ Һiẹ̑n phù. Đȏ̀пg ᴛҺời ᥴũпg giúp ℓoại ƅ‌ỏ ɋuȃ̀пg ᴛҺȃm ṃᾰ́t, ℓàm ᴛrᾰ́пg Ԁa, ᴛᾰпg ᥴườпg ᴛrí ᥒhớ, ᥴải ᴛҺiẹ̑n кҺả ᥒᾰпg ᥒghe ᥒhìn, ᴛᾰпg ᥴườпg sức ‌ᵭȇ̀ кҺáпg ᥴủa ᥴơ ᴛҺȇ̉.

Dùпg ᥒgón ᴛaγ ᥴái ᥴս̉‌a ᴛaγ phἀi ȃ́n ᥒhẹ ⱱào Һuyẹ̑ᴛ Thái кҺȇ ᥴhȃn ᴛrάi ⱱὰ ᥒgược ℓᾳi, Ԁս̀пg ℓực sao ᥴho ᥴảm ᴛҺȃ́γ ᥴᴏ́ ᥴἀm giάc ℓà ⱱừa. Tս̀γ ᴛҺời gian ᥴս̉‌a ƅ‌ᾳn, ᥴᴏ́ ᴛҺể ấn ᴛừ 3-5 phúᴛ Һoặc Һơn.

7. Ấn Һuyẹ̑ᴛ Quan ᥒguyȇn

Thườпg xuyȇn Ԁùпg ᥒgón ᴛaγ ȃ́n, xoa ƅ‌óp Һuyẹ̑ᴛ ᥒàγ sẽ ᥴó ᴛác Ԁụпg ƅ‌ȏ̀i ƅ‌ȏ̉ ᥒguyȇn кҺí, ‌ᵭiȇ̀ᴜ Һòa кҺɪ́ Һuyȇ́t, ᴛᾰпg ᥴườпg ᥴhức ᥒᾰпg ᥴủa ᥴác ᴛạпg phủ, ᴛᾰпg ᥴườпg sức ṃiȇ̃n Ԁịch ᥴս̉‌a ᥴơ ᴛҺể. Ngoài ɾa ᥴòn ᥴó ᴛác Ԁụпg ᥴhȏ́пg ᴛᾰпg Һuyȇ́ᴛ ɑ́p, ṃỡ ṃáu, ᴛáo ƅ‌ón, ᴛiȇᴜ ᥴhảγ, ℓiẹ̑ᴛ Ԁương, ‌ᵭái Ԁȃ̀m, ᥴhoáпg ‌ᵭȃ̀u, ṃȃ́ᴛ ᥒgủ, ‌ᵭaᴜ ƅ‌ụпg кinh.



Huyệᴛ Quan ᥒguyȇn (chấm ‌ᵭօ̉‌) ᥒằm phɪ́a Ԁưới ᥴάch ɾṓn 4 ᥒgᴏ́n ᴛay

8. Tᾷp ℓuyện кҺɪ́ ᥴȏng

Lý ℓuᾷn ⱱḕ ᥴơ ᴛҺể ᥒgười ᴛroпg кҺɪ́ ᥴȏпg gắn ℓiḕn ⱱới Һọc ᴛҺuyḗᴛ Âm – Dươпg ⱱὰ ᥒgս͂ ҺὰпҺ ᥴս̉‌a Đᾳo gia, ᥴoi ᴛҺȃn ᴛҺể ᥒgười ℓὰ ṃộᴛ Һệ ᴛҺṓпg ‌ᵭược ᥒuȏi Ԁưỡпg ƅ‌ằпg ṃộᴛ ℓoᾳi ᥒᾰпg ℓượпg ᥴօ̀n gọi ℓὰ кҺɪ́ ᴛҺȏпg ɋua ᥴάc кȇпҺ ᥒᾰпg ℓượпg gọi ℓὰ кiпҺ ℓᾳc. кҺɪ́ ᥴhᾳγ ᴛroпg ᥴάc кȇпҺ phἀi ‌ᵭᾳᴛ ‌ᵭược ᥴȃn ƅ‌ằпg ȃm Ԁương, ‌ᵭầγ ‌ᵭս̉‌, Ԁɪ̣ch ᥴhuyển ᴛự Ԁo ᥒhưпg ‌ᵭúпg Һướng.

Nḗᴜ Ԁօ̀пg ᥒᾰпg ℓượпg ᴛroпg кiпҺ ℓᾳc кҺȏпg ‌ᵭược ᴛҺȏпg suṓt, sҽ̃ кҺiḗn ᥴơ ᴛҺể ƅ‌ɪ̣ ƅ‌ệnh. Bộ phᾷn ᥒὰo ᴛắc ᥒghҽ̃n, ƅ‌ộ phᾷn ‌ᵭᴏ́ ᥴᴏ́ ᴛҺể siпҺ ⱱiȇm, ‌ᵭau, suγ giἀm ᥴhức ᥒᾰng, кḗᴛ sօ̉‌i (sօ̉‌i ᴛҺᾷn, gan, ṃᾷt…).

Cάc ƅ‌ὰi ᴛᾷp кҺɪ́ ᥴȏпg ᥴᴏ́ ᴛάc Ԁụпg ‌ᵭάпҺ ᴛҺȏпg ᥴάc Ԁօ̀пg ᥒᾰпg ℓượпg ‌ᵭể Һṑi phục ℓᾳi sự ‌ᵭiḕᴜ Һօ̀a ⱱὰ ᥴȃn ƅ‌ằпg ᴛroпg ᥴơ ᴛҺể. Điḕᴜ ᥒὰγ ᥴս͂пg ƅ‌ao gṑm ⱱiệc ᴛҺiḗᴛ ℓᾷp ℓᾳi sự ᥴȃn ƅ‌ằпg giữa ȃm ⱱὰ Ԁươпg ⱱὰ ᥒgս͂ Һὰnh. кҺi ᥴάc кiпҺ ṃᾳch ‌ᵭược кҺai ᴛҺȏпg ⱱὰ ‌ᵭiḕᴜ Һօ̀a ᴛҺɪ̀ ᥒgười ᴛa sҽ̃ ‌ᵭἀo ᥒgược ‌ᵭược ᥴάc ⱱấn ‌ᵭḕ ƅ‌ệпҺ ᴛᾷt, ƅ‌ao gṑm ᥴἀ ƅ‌ệпҺ ᴛҺᾷn.

Ngoὰi ɾa, ‌ᵭể giữ gɪ̀n sức кҺօ̉‌e ᥴho ᴛҺᾷn, ƅ‌ᾳn ᥴս͂пg ᥒȇn ℓưᴜ ý ‌ᵭḗn ᴛҺᴏ́i ɋuen siпҺ Һoᾳᴛ Һὰпg ᥒgὰy. Vɪ́ Ԁụ ᥒhư, кҺȏпg ᥒhɪ̣n ᴛiểu, ᴜṓпg ‌ᵭս̉‌ ᥒước, кҺȏпg ᥒȇn ᾰn ɋuά ṃặn, Һᾳn ᥴhḗ ɾượᴜ ƅ‌ia, ᴛҺɪ̣ᴛ ‌ᵭօ̉‌, ‌ᵭṑпg ᴛҺời кḗᴛ Һợp ᥒgս̉‌ sớm Ԁᾷγ sớm. Như ⱱᾷγ кҺȏпg ᥴhɪ̉ ᥴườпg ᴛҺᾷn ṃὰ ᴛҺực ɾa ℓὰ ᴛṓᴛ ᥴho ᴛoὰn ᴛҺȃn.

Đȏпg γ ‌ᵭᾶ Һướпg Ԁẫn ƅ‌ᾳ ᥴάch ᥴhᾰm sᴏ́c ᴛҺᾷn ⱱȏ ᥴս̀пg ‌ᵭơn giἀn, ᥴᴏ́ ᴛҺể ᴛự ℓὰm ṃọi ℓúc ṃọi ᥒơi. Vấn ‌ᵭḕ ℓὰ ƅ‌ᾳn ᥴᴏ́ ‌ᵭս̉‌ кiȇn ᴛrɪ̀ ‌ᵭể άp Ԁụпg Һaγ кҺȏng. Sức кҺօ̉‌e ᴛroпg ᴛầm ᴛaγ ᥴս̉‌a ṃỗi ᥴhúпg ᴛa, Һȏm ᥒaγ ɋuan ᴛȃm, ᥒgὰγ ṃai Һưởпg ℓợi ℓớn.

Nguồn

Toàn cảnh năm mới 2022 qua tiên đoán của các nhà tiên tri

 Toàn cảnh năm mới 2022 qua tiên đoán của các nhà tiên tri

22/12/2021 Tiên Tri 6,636 lượt xem

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm 2022, hàng loạt các nhà tiên tri nổi tiếng như thần đồng Ấn Độ Anand, nhà ngoại cảm người Anh – Parker, Baba Vanga, Nostradamus… đã đưa ra các dự ngôn về dịch bệnh, thảm họa, Donald Trump, Biden, Putin, Facebook, Google…

Nhiều nhà tiên tri nổi tiếng đã để lại lời dự ngôn cho năm mới 2022. (Ảnh tổng hợp)

Craig Hamilton-Parker, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh

Đối với năm 2022, nhà ngoại cảm người Anh đã ra hàng loạt video dự ngôn trên kênh Youtube cá nhân. Dưới đây là một vài dự đoán nổi bật của nhà tiên tri này:

Parker cho biết, năm sau dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, con người tiếp tục sống chung với dịch. Ngoài ra năm 2022 sẽ là năm thiên tai, thời tiết khắc nghiệt hơn. Cụ thể Parker tiên đoán: nạn đói trên diện rộng xuất hiện ở Bắc Triều Tiên và Châu Phi; vấn đề mất mùa và thiếu lương thực diễn ra nghiêm trọng trên khắp thế giới; nạn châu chấu khổng lồ hoặc bão côn trùng xuất hiện ở Mỹ; tràn dầu ở Canada; cháy lớn ở Nga; lũ lụt nghiêm trọng ở London, Paris và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Biden bị bãi nhiệm vì lý do sức khỏe và một nữ tổng thống sẽ lên thay thế. Phương tiện truyền thông xã hội của Trump sẽ thu hút nhiều người đăng ký. Trong năm 2022 Facebook và Google sẽ gặp phải vấn đề khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Tổng thống Brazil bị quân đội lật đổ.

Craig Hamilton-Parker, nhà tiên tri ngoại cảm người Anh. (Ảnh: Amazon)

‘Ngũ công kinh’ thời nhà Đường

“Ngũ Công Kinh” bắt nguồn từ “Chuyển Thiên Đồ Kinh” vào cuối thời nhà Đường và thời Ngũ Đại. Nội dung cuốn sách mô tả dự ngôn về thảm họa mang tính hủy diệt sẽ phát sinh vào thời mạt kiếp. Bên trong có để lại lời tiên tri khá rùng rợn như sau: “Tý Sửu chi niên giang biên khởi, tử giả vạn vạn khiếm quan tài. Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử, bảo châu kim ngân hóa thành hôi. Tuy hữu điền viên vô nhân thu, cao lâu đại hạ hóa thành phần. Yêu kim y tử nhân hà tại, tổng bị hoa bồng bạn khô lâu…”

Tạm dịch: “Vào năm Tý, Sửu bờ bên cạnh Giang bùng phát, người chết nhiều đến mức quan tài không đủ. Người đẹp mặt son phấn cũng đều đổ máu chết, châu báu vàng bạc hóa thành tro bụi. Ruộng vườn không có người thu hoạch, lầu cao nhà lớn biến thành nấm mồ. Người mặc áo tím đai lưng vàng ở nơi đâu, chỉ còn cây cỏ bầu bạn với đầu lâu…” Có người cho rằng “Năm Tý Sửu” ở đây là chỉ năm Canh Tý (2020) và năm Tân Sửu (2021). Còn “bên cạnh Giang” là ý chỉ Vũ Hán – địa danh nằm bên bờ sông Trường Giang.

Ấn Độ: Vụ bệnh nhân Covid chết 'do bị bác sĩ bỏ rơi' dậy sóng dư luận - BBC  News Tiếng ViệtTrong “Ngũ Công Kinh” viết: năm Tý, Sửu người chết nhiều đến mức quan tài không đủ. (Ảnh minh họa qua BBC)

Trận đại ôn dịch này biểu hiện có lúc mạnh lúc yếu và sẽ kéo dài đến năm Dần Mão, tức là năm Nhâm Dần (2022) và Quý Mão (2023), lên tới đỉnh điểm vào dịp “Trung thu” (tháng 8 – 9 Âm lịch) năm Giáp Thìn (2024), cụ thể trong “Ngũ Công Kinh” viết: “Dần Mão Thìn niên bát cửu nguyệt, biến địa tử nhân bất kham ngôn. Mễ thục ngũ cốc vô nhân ngật, ti miên y đoạn vô nhân xuyên”.

Tạm dịch: “Tháng 8 – 9 năm Dần, Mão, Thìn, người chết ở khắp mọi nơi, nhiều đếm không xuể. Ngũ cốc gạo chín không có người ăn, lụa là gấm vóc không có người mặc”. Ngoài ra trong dự ngôn “Ngũ Công Kinh” còn mô tả rằng khi bệnh dịch lên tới đỉnh điểm: “Tảo thì đắc bệnh mộ thì vong”, tạm dịch: “Sáng sớm nhiễm bệnh, buổi chiều đã chết rồi!”. 

Điều đặc biệt là trong cuốn “Ngũ Công Kinh” không chỉ đưa ra các dự ngôn mà còn chỉ ra con đường thoát kiếp nạn cho nhân loại. Cuốn sách tiên đoán rằng: trong thời khắc đại kiếp nạn sẽ có Thánh nhân cứu thế, chỉ những người thiện lương có tín ngưỡng vào Thần mới được Thánh nhân cứu rỗi: “10 phần chết 9 phần, chỉ còn một phần, là những người hiền lương làm việc thiện được lưu lại, kẻ ác dù muốn thoát nạn cũng không được… Kẻ ác không tin nên bị diệt, người thiện sẽ thấy được bậc Thánh Vương…”

Thần đồng Ấn Độ Abhigya Anand

Trong video ngày 3/12/2021, cậu bé Anand cho biết: “Chúng ta cần phải nghiêm túc cảnh giác. Khoảng thời gian từ giữa tháng 12/2021 đến tháng 4/2022 về cơ bản là một mốc thời gian quan trọng.” Thần đồng nhấn mạnh thời điểm này sẽ xảy ra những bất ổn trên thế giới, ví như kinh tế, khí hậu, thời tiết… vì vậy cậu khuyên mọi người phải hết sức cảnh giác, đặt biệt là vấn đề sức khỏe.

Thần đồng Ấn Độ Abhigya Anand. (Ảnh tổng hợp)

Tiếp đến trong video ngày 16/12/2021, Anand tiếp tục đưa ra các dự đoán, cậu cho biết: tháng 3 và tháng 4/2022 sẽ là thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng nhất, mối quan hệ của con người sẽ thay đổi, sự kiểm soát của chính phủ đối với người dân sẽ tăng lên và gắt gao hơn. 

Nói về đại dịch Covid-19, Anand cho hay: biến thể mới Omicron sẽ hoành hành trên thế giới trong khoảng 6 tháng tới, Mỹ và châu Âu sẽ là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này sẽ dẫn đến sự lo sợ của người dân, nhiều thành phố hoặc quốc gia phải phong tỏa, gây ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng.

Cậu bé Anand đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các thảm họa mà còn người hiện nay đang phải đối mặt. Cụ thể cậu nói: “Tất cả là vì nghiệp lực của chúng ta. Nó không phải là một sự ngẫu nhiên, không có sự kiện nào xảy ra trên thế giới là ngẫu nhiên cả, nó là do nghiệp.” Anand nói rằng muốn thấy đổi cục diện trên phạm vi lớn thì con người phải thay đổi tập thể, quay lại các giá trị truyền thống, tín ngưỡng vào Thần, trở nên từ bi và bác ái hơn với mọi người, động vật và với thiên nhiên.

Nhà tiên tri mù Baba Vanga

Bà Baba Vanga đã tiên đoán như thế nào về Tổng thống Mỹ? | Đời sống |  Vietnam+ (VietnamPlus)Nhà tiên tri mù Baba Vanga. (Ảnh: Việt Nam Net)

Theo trang yearly-horoscope, Baba Vanga dự đoán vào năm 2022 sẽ có vô số thảm họa thiên nhiên và nhân tạo xảy đến với nhân loại, trong đó bao gồm các cuộc chiến tranh và những thay đổi chính trị bất ngờ có thể xảy ra trong năm này. Cụ thể bà Vanga tiên đoán: Một khám phá đáng kinh ngạc sẽ được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Siberia, đó là vào năm 2022, một loại virus sẽ được phát hiện; Nhiều thành phố trên thế giới sẽ không đủ tài nguyên nước.

Một tiểu hành tinh bí ẩn được gọi là “Oumuamua”, có thể là một con tàu không gian được gửi đến để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống và sẽ đến Trái Đất để bắt các tù nhân; Tại Thủ Đô New Delhi, Ấn Độ nhiệt độ sẽ trên 50 độ C. Đây là một hiện tượng thời tiết cực đoan; Đồng thời hàng triệu con côn trùng sẽ phá hủy hàng nghìn mẫu ngũ cốc, cảnh tượng này sẽ khiến người ta phải sửng sốt; Đói và nghèo sẽ ảnh hưởng đến dân số thế giới.

Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên thế giới như: hiện tượng xoáy cực ở Mỹ, nắng nóng ở Scandinavia, lũ lụt ở Châu Âu và hỏa hoạn ở Australia. Tất cả những hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến nhân loại, vô số người sẽ mất mạng; Nghiện kỹ thuật số, lạm dụng Internet, mạng xã hội và trò chơi điện tử sẽ dẫn đến các biến chứng, suy giảm ở não bộ, từ đó con người sẽ biến thành thây ma.

Nhà tiên tri người Pháp – Nostradamus

Nhà tiên tri Nostradamus tiên đoán về thế giới năm 2022Nhà tiên tri người Pháp – Nostradamus. (Ảnh: Dân Trí)

Cũng theo trang yearly-horoscope, nhà tiên tri Nostradamus đã đưa ra một số dự đoán được cho là dành cho năm 2022 như sau:



Theo dự đoán của Nostradamus, vào năm 2022 lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát và đồng đô la Mỹ sẽ mất giá; vàng, bạc… sẽ được coi là những tài sản đáng để đầu tư hơn; Tổng thống nga Putin bị ám sát; Một cơn bão lớn đang gây ra hỏa hoạn, hạn hán và lũ lụt ở Pháp và nhiều nơi trên thế giới. Một nạn đói trên toàn thế giới sẽ diễn ra; Vụ nổ ở biển Địa Trung Hải – phía Đông của đảo Minorca; Trí tuệ nhân tạo sẽ tấn công nhân loại; mưa thiên thạch; Một quả bom hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp sẽ phát nổ.

Tuy rằng các tiên đoán của những nhà tiên tri trên có điểm bất đồng, nhưng nhìn chung lại thì năm 2022 cũng không mấy khả quan. Nhưng dù cho tương lai có xảy ra việc gì thì người thiện lương cũng sẽ luôn được trời cao chiếu cố. Cũng như câu nhắc nhở mà Thần đồng Ấn Độ Anand đã nói: con người nên quay lại các giá trị truyền thống, tín ngưỡng vào Thần, trở nên từ bi và bác ái hơn.

Tử Vi (t/h)

T.Phước chuyển

samedi 25 décembre 2021

MỪNG GIÁNG SINH-JOYEUX NOEL

 Giáng Sinh đến, xin Thiên Chúa hài đồng ban hồng ân đến mọi gia dình sự bình an, sức khỏe, hạnh phúc  và nhiều niềm vui mới, mong đại dich giảm nhanh để nhịp sống bình thường sớm trở lại trong năm 2022.

CHÚC MỪNG GIÁNG SING AN LÀNH










Những dấu hiệu sớm cảnh báo nhiễm biến thể Omicron: Có 5 dấu hiệu không giống bình thường



Những dấu hiệu sớm cảnh báo nhiễm biến thể Omicron: Có 5 dấu hiệu không giống bình thường
  
Mới đây, các chuyên gia đã đưa ra 8 dấu hiệu cảnh báo nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 5 dấu hiệu được nhận định không giống bình thường.


Biến thể Omicron đang có xu hướng bùng lên dữ dội tại nhiều nước trên thế giới. Vậy làm sao để nhận biết được mình có nguy cơ mắc phải biến thể nguy hiểm này hay không.

Các chuyên gia đã tìm ra một số triệu chứng điển hình khi mắc Omicron. Nắm chắc được thời gian ủ bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng khi nhiễm Covid-19 sẽ giúp ích rất nhiều trong phát hiện, điều trị, đặc biệt đối với các F0 đang điều trị tại nhà.


Ủ bệnh bao lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng?

Những người nhiễm các biến thể ban đầu của Covid-19 được cho là xuất hiện triệu chứng từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, với biến thể Omicron, các triệu chứng xuất hiện nhanh hơn và
thời gian ủ bệnh thường trong vòng từ 3 - 5 ngày.

Đây chính là lý do vì sao Omicron dễ lây lan hơn và đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Các triệu chứng của Omicron khác với 3 triệu chứng chính được cảnh báo trước đó là ho, sốt, mất vị giác hoặc khứu giác.

Theo đó, triệu chứng của Omicron là đổ mồ hôi vào ban đêm, ngứa họng, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào, tốt nhất bạn nên làm một xét nghiệm nhanh để kiểm tra liệu mình có bị nhiễm bệnh hay không.

Các triệu chứng sẽ kéo dài bao lâu?

Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng đã cao hơn nên triệu chứng của những người nhiễm Covid-19 cũng đã thay đổi.

Điều đó có nghĩa là  hơn.hầu hết mọi người có thể phục hồi trong khoảng thời gian từ 5 ngày đến 1 tuần, mặc dù tình trạng mệt mỏi và ho có thể kéo dài

Tuy nhiên, dù đã được tiêm chủng, bạn vẫn có thể nhiễm Covid-19 và lây truyền virus cho người khác. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng.

Các nghiên cứu mới phát hiện ra rằng 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 có khả năng bảo vệ ít hơn đáng kể đối với biến thể Omicron. Việc tiêm mũi vaccine tăng cường làm tăng lượng kháng thể lên 75%, từ đó hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh.

Các triệu chứng đầu tiên khi nhiễm Covid-19 thường là sốt (nhiệt độ trên 37,8 độ C) và/hoặc ho khan.

Nhưng theo báo cáo từ các trường hợp nhiễm Omicron ở Anh, Nam Phi và Hoa Kỳ, những dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm biến thể này là:

Ngứa họng

Đau thắt lưng

Chảy nước mũi/nghẹt mũi

Đau đầu

Mệt mỏi

Hắt hơi

Đổ mồ hôi đêm


Đau nhức cơ thể

Khi nào các triệu chứng tiến triển?

Ở những người bị nhiễm bệnh nặng, triệu chứng khó thở xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 10 ngày kể từ khi có các triệu chứng ban đầu.

Những bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng hơn về hô hấp thường được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt ở ngày thứ 10.

Nếu tình trạng khó thở chấm dứt sau ngày thứ 13 nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót. Nhưng nếu khó thở tiếp tục kéo dài thì người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, kể từ lúc phát bệnh đến khi tử vong, thời gian trung bình là 18,5 ngày và thời gian xuất viện trung bình là 22 ngày đối với những người đã qua chăm sóc đặc biệt.

Mất bao lâu để phục hồi sau khi nhiễm Covid-19?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể mất từ 2 đến 6 tuần để hồi phục sau khi nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều di chứng, trong đó có những di chứng kéo dài nhiều tháng liền.

Tốc độ khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như phương pháp điều trị.

Thông thường những người trẻ tuổi sẽ bị bệnh nhẹ hơn nếu nhiễm Covid-19 nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hội chứng Covid kéo dài.

Những người trẻ tuổi sẽ bị bệnh nhẹ hơn nhưng lại ít bị bệnh hơn là những người sẽ bị ảnh hưởng bởi Covid kéo dài.

Các bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục vẫn có thể phát tán bệnh vì lúc này cơ thể họ đang đào thải virus.


jeudi 23 décembre 2021

Voici ce qu’on sait sur les symptômes d’Omicron

Le variant Omicron de la COVID-19 déferle à une vitesse fulgurante partout dans le monde, donnant un nouvel élan à la pandémie.



• À lire aussi: Annonce à 18h: les rassemblements à 10 personnes maintenus les 24 et 25 décembre

• À lire aussi: Le réseau de la santé durement ébranlé par le nouveau variant

• À lire aussi: Malgré le resserrement, les hôpitaux pourraient déborder

Alors que les premières analyses semblent indiquer qu’Omicron rend moins malade que le variant Delta, les experts s’inquiètent de plus en plus du fait que la menace plane sur les systèmes de santé d’ici et d’ailleurs.

Si on le sait beaucoup plus contagieux que les autres variants, Omicron diffère légèrement de Delta en matière de symptômes.

Selon les Centres pour le contrôle et la prévention des maladies américains (CDC), les symptômes les plus communs sont la toux, la fatigue, la congestion nasale et le nez qui coule.

Toutefois, Omicron, identifié pour la première fois en Afrique du Sud le 24 novembre dernier, peut également causer des sueurs intenses durant la nuit et des douleurs musculaires, toujours selon les CDC.

Contrairement à ceux de Delta, la perte du goût et de l’odorat ne semble pas être des symptômes communs d'Omicron, selon ce qu’a indiqué à NBC News le Dr Bruce Y. Lee, professeur de santé publique à la City University du New York School of Public Health, qui cite des rapports préliminaires.

«Les rapports anecdotiques ne représentent qu’une personne. Nous devons les prendre avec un grain de sel», indique-t-il.

Des études publiées au Royaume-Uni et en Afrique du Sud suggèrent qu’Omicron rend moins malade, si bien qu’on estime que les personnes infectées ont de 30 à 70% moins de chances d’être hospitalisées.

«Nos données montrent de manière assez convaincante une sévérité réduite de la maladie lorsqu’on compare Omicron à d’autres variants», explique à BBC News Cheryl Cohen, professeure de l’Institut national des maladies transmissibles, en Afrique du Sud.

Selon ces études, la virulence réduite d’Omicron s’expliquerait par une combinaison des caractéristiques propres au variant et du taux d’immunité élevé causé par la vaccination ou par une précédente infection.

Toutefois, même si le risque de développer une forme grave de la maladie semble moindre, la forte contagiosité du virus, qui se traduit par une hausse du nombre de cas, pourrait augmenter les hospitalisations, selon le professeur Neil Ferguson, l’un des chercheurs du Imperial College de Londres.

«Il y a un potentiel qu’il y ait une hausse des hospitalisations qui pourrait mettre la Santé publique britannique [NHS] dans une position difficile», dit-il en entrevue à BBC News.

REF



SUC KHOE :Tại sao phải đi ngủ sớm và dậy sớm ?

5 lợi ích mà giấc ngủ sớm mang lại cho sức khỏe

mercredi 22 décembre 2021

Nhận Biết Con Người


Hôm ấy là một ngày xấu trời vào mùa đông giá lạnh, từ sáng trời đã bắt đầu mưa tầm tã, đến trưa có hai đứa bé dừng chân tạm trú trên vỉa hè trước cửa nhà tôi.

Hai đứa bé bấm chuông xin ít giấy báo để lót dưới áo cho đỡ lạnh.

Lúc đó tôi đang bận sửa soạn cho bữa ăn trưa và định từ chối để các em đi khỏi cửa. Nhưng khi nhìn kỹ, thấy hai em với quần áo rách rưới ướt đẫm, dưới chân chỉ có đôi dép dính đầy bùn giữa mùa đông giá lạnh, nên tôi động lòng thương không nỡ để hai em ra đi với hai bàn tay trắng.

Tôi mở cửa mời các em vào nhà sưởi ấm một chút. Trong khi các em sưởi khô quần áo, tôi sửa soạn cho các em một ly sữa Socôla nóng và miếng bánh mì nướng. Hai em ngồi sưởi trong im lặng. Mỗi bước các em di chuyển để lại trên nền gạch những vết chân bùn. Tôi bưng tách sữa Socôla nóng và đĩa với miếng mì nướng đặt bên lò sưởi trước mặt hai em rồi trở vào bếp với công việc của tôi.

Bầu khí yên lặng ngoài phòng khách làm tôi không khỏi ngạc nhiên, một lúc sau tôi bước ra xem hai em ăn uống xong chưa.

Em bé gái bưng cái tách sạch trơn trên tay, mắt đăm chiêu nhìn vào cái tách không như còn thèm muốn uống thêm chút nữa.

Em bé trai cầm cái đĩa không trên tay và ngây thơ hỏi:

Thưa bà, nhà bà có giàu không?

Tôi mỉm cười lắc đầu nhìn xuống đôi dép cũ nơi chân tôi.

Em bé gái vừa đặt lại cái đĩa dưới cái tách sạch không, vừa nói với giọng yếu ớt như người đang bị đói, không chỉ cơm bánh nhưng còn có gì thiếu vắng về mặt nhu cầu tinh thần nữa:

Thưa bà, tách và đĩa của bà hợp màu với nhau trông thật đẹp và cân xứng.

Kế đó, hai em bé ôm sấp giấy báo sát vào người lặng lẽ ra đi không một lời cám ơn. Nhưng thực sự hai em bé đã nói với tôi rất nhiều, và chính tôi mới là người phải cám ơn các em. Hai em nói rất đúng, tách và đĩa cùng màu rất hợp, và còn biết bao nhiêu điều may mắn thích hợp khác nữa mà từ trước tới nay tôi đã không biết nhận ra và không biết quí trọng.

Tôi lặng lẽ trở về với công việc nội trợ, trong tâm trí tôi lần lượt hiện ra bao nhiêu điều may mắn tôi đang có, nào là bữa ăn hằng ngày, một mái nhà, một gia đình, một người chồng với công ăn việc làm ổn định, những đứa con khỏe mạnh, được may mắn đến trường, không phải đội mưa đội nắng ngửa tay đi ăn xin từng bữa, từng ngày, không biết ngày có gì, cũng không chút hy vọng nhìn về tương lai.

Tôi sắp xếp lại ghế trong phòng khách, những vết chân lấm bùn vẫn còn hiện rõ trên sàn nhà trước lò sưởi, những bàn chân nhỏ bé với đôi dép ướt bùn như vẫn còn in dấu trên trái tim tôi, tôi không muốn lau sạch đi, tôi muốn giữ lại đó kẻo tôi lại quên rằng tôi thật giàu có và được may mắn biết bao.

Quí vị và các bạn thân mến,

Một trong những lý do làm cho người ta nhiều khi mất an bình, luôn áy náy lo lắng là vì quá bận tâm về những gì mình không có, trong khi đó lại không biết nhìn nhận, cũng không biết quí trọng những gì mình đang có. Vấn đề cũng là tại cái nhìn bị sai lệch không được đặt đúng chỗ.

Bao lâu chúng ta không biết nhìn vào bản thân mình, bấy lâu cái nhìn của chúng ta sẽ rất hẹp hòi và bị đóng kín. Trái lại, nếu chúng ta biết ngước mắt nhìn lên Chúa, nhìn thẳng vào chương trình mầu nhiệm của Chúa với con mắt đức tin, dần dần chúng ta cũng sẽ khám phá ra rằng, tất cả mọi sự trong ta, chung quanh chúng ta đều là ơn Chúa, và chúng ta chính là người thụ ơn cần tỏ lòng tri ân.

Cầu nguyện tức là ngước mắt nhìn lên Chúa, là đưa mắt nhìn vào chính bản thân và nhìn tha nhân để nhận ra những dấu hiệu tình thương nhưng không của Chúa. Cầu nguyện là nhu cầu căn bản sâu xa nhất của con người khi đặt mình trước ánh sáng của Chúa để nhận thực bản thân chúng ta là ai, sự cao cả của Thiên Chúa đến mức độ nào, và Ngài muốn chúng ta đối xử thế nào với anh em chúng ta. Càng nhận biết hồng ân Chúa ban, chúng ta mới nhận biết những hồng ân của Chúa nơi những người anh em.

Lạy Chúa, xin dạy con thái độ nội tâm biết cám ơn, biết ngợi khen Chúa trong mọi sự, cả trong những sự việc nhỏ mọn nhất trong cuộc sống hằng ngày, biết ngợi khen Chúa trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, trong gian khổ cũng như trong vui sướng, trong thiếu thốn cũng như khi được sung túc dư giả. Xin Chúa mở mắt tâm hồn con để con biết khám phá ra tình thương của Chúa, và đừng bao giờ để Chúa đến gõ cửa nhà tâm hồn con mà phải ra đi với hai bàn tay trắng vì con không mở cửa và tiếp đón Chúa. Amen.
Ngọc Nga sưu tầm

dimanche 19 décembre 2021

Bộ sưu tập hang Bê-lem độc đáo nhất nhì thế giới

 Bộ sưu tập hang Bê-lem độc đáo nhất nhì thế giới






Washington National Cathedral (cathedral.org)


Ba năm trước đây, một lần du lịch Washington D.C đúng một tuần trước đêm vui toàn cầu Giáng sinh, tôi đã tự thưởng cho mình “cuộc du ngoạn vượt không gian và thời gian” khi tham quan rất nhiều hang đá trong hầm đá của Vương cung thánh đường quốc gia Washington (Washington National Cathedral).

Bao năm qua, lời ca khúc trứ danh “Trong hang Bê-lem ánh sáng tỏa ra tưng bừng…” mãi vang vọng trong đêm Giáng sinh mừng Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng tổ ấm dành cho Chúa Hài đồng mãi mãi vẫn chỉ là một hang đá ở vùng đất xa xôi nào đó bên Palestine cách nay hơn 2000 năm.

So về tầm mức quan trọng trong lịch sử Kytô giáo, về kích cỡ bề thế và về nghệ thuật kiến trúc với hai tòa tháp vươn cao ở hai bên góc thì ngôi giáo đường Washington National Cathedral không thể nào bằng những Đền thờ Thánh Phê-rô ở Rome; Nhà thờ Đức bà Paris ở Paris; Nhà thờ Thánh gia thất (Sagrada Familia) xây mãi chưa xong ở Barcelona… Thế nhưng nó cũng là một ngôi thánh đường đáng nể, lớn hạng thứ sáu trong toàn bộ công trình nhà thờ Kytô giáo toàn thế giới và lớn thứ nhì ở Mỹ với không gian chính bên trong có thể chứa 4,000 tín hữu. Và thời gian xây dựng cũng chẳng phải vài ba năm đã xong. Khởi công năm 1907 dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt và mãi 83 năm sau mới hoàn tất, khi ông George H. W. Bush là nhân vật số một trong Tòa Bạch Ốc.

Santons (những vị thánh nhỏ) là nghệ thuật tạo tượng những nhân vật trong truyền thuyết Chúa Giáng sinh xuất phát từ Provence, Pháp và lan tỏa khắp thế giới, trong đó có Việt Nam (ảnh: P. Nguyễn Dũng) Tỉ mỉ với những chi tiết công phu (ảnh: P. Nguyễn Dũng) Hang đá kiểu Trung Hoa (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Sau khi hoàn tất, được đưa vào làm nơi tôn kính Thiên Chúa, ngôi giáo đường có tên chính thức là Vương cung thánh đường Nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phalô (Cathedral Church of St. Peter and St.Paul) nhưng không hoàn toàn theo đức tin Công giáo La Mã, cũng chẳng thuộc một giáo phái Tin Lành nào hay trực thuộc Anh giáo (Anglicanism) mà là một nhà thờ Tân giáo (tạm dịch từ Episcopal Church), với vai trò là ngôi nhà nguyện cầu của mọi người dân đồng thời là một ngôi nhà tâm linh của toàn quốc gia Mỹ.

Vì thế khách tham quan không nên ngỡ ngàng khi thấy xen giữa những bức tượng chạm rất đẹp, uy nghi mô tả các nhân vật quan trọng được nhắc đến trong Kinh Thánh ra còn có những không gian, tượng, vật dụng, nghệ phẩm nhắc nhớ đến những nhân vật nổi danh trong chiều dài lịch sử của nước Mỹ, từ Tổng thống George Washington qua Tổng thống Abraham Liconln đến Tổng thống Woodrow Wilson…; và cũng không thiếu mục sư Martin Luther King Jr.

Hang đá đến từ Kenya (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Xét về mặt kiến trúc tổng thể và trang trí, thiết kế nội thất thì đây hoàn toàn là một giáo đường xây dựng đúng kiểu Gô-tích truyền thống Kytô giáo La Mã, theo hình cây thập giá với điểm đặc biệt là có đến hai thanh ngang. Những khối đá vôi to đen tạo nên sự vững chắc cho nhà thờ. Bên trong lòng nhà thờ, ánh sáng lan tỏa qua những khung cửa sổ tròn yểm kính màu gợi nhớ các tuyệt tác ở Rome, Paris, Zurich… Và như rất nhiều ngôi thánh đường to lớn bên châu Âu, Washington National Cathedral cũng có một cái “crypt” (hầm mộ) rất đáng cho bạn lạc vào tìm hiểu. Dọ dẫm vài chục bậc thang dẫn sâu vào lòng đất, bước đi trong những hành lang hẹp, không khí mùa Đông lùa vào lạnh ngắt khiến bạn cảm như mình đang sống đúng những cảnh gay cấn trong các phim chuyển thể từ tiểu thuyết bán chạy Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) và Thiên thần và ác quỷ (Angels and Demons) của Dan Brown.

Hang đá đến từ Hà Lan (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Rải rác trong những không gian khác nhau là vài ba ngôi mộ kiến trúc rất đẹp. Đúng mùa Giáng sinh, trong khu hầm mộ có một khoảng rộng sáng rực với rất nhiều kiểu “hang đá Bê-Lem” (nativity creche). Đây là bộ sưu tập quý giá, khoảng 700 cái, bao gồm collection riêng của bà Beula Sommer. Bà đã bỏ công sưu tầm suốt 40 năm, được 600 cái, rồi tặng cho nhà thờ vào năm 1998. Và có cả những hang đá được cộng đồng tín hữu ở các nước trên thế giới gửi đến như quà đặc biệt mùa đón chờ Chúa giáng thế. Mỗi dân tộc với phong tục tập quán, lối sống, trang phục, thực phẩm, cảnh quan… riêng nhau đều được thể hiện rõ trên những mô hình nho nhỏ, xinh xắn diễn tả cảnh Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ và được bao quanh, săn sóc, bảo vệ, tôn kính bởi Thánh Yuse, Đức Bà Maria, ba vị chiêm tinh (quen gọi là Ba Vua) từ xa tìm đến dâng kính lên Chúa, nào là nhũ hương, mộc dược và vàng. Không thiếu mục đồng, cừu.

Một mô hình hang đá đơn sơ nhưng vẫn đầy ý nghĩa với sự tôn kính Chúa (ảnh: P. Nguyễn Dũng)

Tùy địa phương có sẵn vật liệu gì, hang đá sẽ được thể hiện đúng kiểu “địa phương”. Có cái rất cầu kỳ, hoa mỹ; có cái đơn sơ dễ thương. Cho nên khách tham quan dễ dàng nhận biết các hang đã xuất phát từ Ấn Độ, Congo, Hà Lan, Nhật, Trung Hoa, Kenya… Nhưng nổi nhất có lẽ là bộ hơn 100 tượng nhỏ có nguồn gốc từ Provence, miền Nam nước Pháp. Đó là “hang đá” độc đáo nhất với các tượng bằng đất sét nung và rồi được sơn phết lên…; nhìn rất quen thuộc với cách trưng bài cây thông và hang đá Noel của tín hữu Việt Nam một thời chưa xa lắm.

Trước muôn vàn hang đá lấp lánh ấy, bạn lại nhớ đến lời bài ca Giáng sinh nổi tiếng: “Trong hang Bê-lem ánh sáng tỏa ra tưng bừng, bay trên không trung, tiếng hát Thiên thần vang lừng!”…


Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy Sangeeta Kaur (Teresa Mai)

 Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy ở hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”

Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy ở hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”

Vào hôm thứ Ba (23/11), Album “Mythologies” của nữ ca sĩ gốc Việt Sanggeta Kaur (Teresa Mai) nhận được đề cử giải Grammy lần thứ 64 ở Mỹ trong hạng mục “Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất”. Góp mặt trong album, giọng nữ cao Hilla Plitmann cũng nhận được đề cử.

Trong toàn lịch sử của Grammy từ năm 1959, đây là lần đầu tiên một giọng hát nữ của Á Đông nói chung và giọng hát người Mỹ gốc Việt nói riêng, được đề cử trong hạng mục này. Chỉ có 5 albums trên thế giới được bình chọn cho mỗi hạng mục.

Nữ ca sĩ) Sangeeta Kaur (Teresa Maicó tên là Mai xuân Loan, cô sinh ra và lớn lên ở tiểu bang California trong một gia đình gốc Việt. Cô tốt nghiệp nhạc viện ở Boston thuộc tiểu bang Massachusetts với bằng Master of Music in Vocal Peformance.

Thêm gần 2 năm tu nghiệp ở Venice, Ý, cô đã sở hữu một giọng hát cao mạnh mẽ nhưng ngọt ngào cho thể loại nhạc cổ điển và opera. Nữ ca sĩ đã trình diễn nhiều nơi tại Mỹ cũng như trên thế giới. Ngoài ra, cô còn giành về hơn 30 giải thưởng âm nhạc danh giá trên con đường sự nghiệp.

Giới âm nhạc Mỹ gọi cô là “Người phụ nữ thời Phục Hưng trong thời đại của nhạc mới”. Bên cạnh những cống hiến hết mình cho âm nhạc, cô còn thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên: “Empower with Art Productions” với mục đích thực hiện những sáng tạo âm nhạc đem lại sự lạc quan tích cực cho đời

REF