jeudi 5 décembre 2013

Des chercheurs-créateurs qui font rayonner l’UdeS

Prix institutionnel de la recherche et de la création 2013

Des chercheurs-créateurs qui font rayonner l’UdeS

Les chercheurs récipiendaires des Prix institutionnels de la recherche et de la création 2013 sont accompagnés de la rectrice Luce Samoisette et du vice-recteur Jacques Beauvais.<br> <br>
Les chercheurs récipiendaires des Prix institutionnels de la recherche et de la création 2013 sont accompagnés de la rectrice Luce Samoisette et du vice-recteur Jacques Beauvais.
Photo : Claude Croisetière
22 novembre 2013
Recherche et création. Deux termes qui sont maintenant bien ancrés dans les pratiques des chercheuses et chercheurs de l’Université de Sherbrooke. Lors d’une cérémonie tenue le 21 novembre, l’institution a souligné la contribution de 21 chercheuses et chercheurs dont les travaux ont particulièrement rayonné en 2012.
La rectrice Luce Samoisette et le vice-recteur à la recherche Jacques Beauvais ont également remis les trois Prix institutionnels de la recherche et de la création 2013. Ce prix est décerné dans trois volets : en sciences humaines et sociales, droit et administration; en sciences naturelles et génie; et en médecine et sciences de la santé.
Le Prix institutionnel de la recherche et de la création vise à souligner une découverte scientifique ou une œuvre de création significative publiée au cours de l’année. Il est assorti d’une bourse de 5000 $ servant à défrayer toute dépense liée aux activités de recherche et de création du ou des récipiendaires.

Sciences naturelles et génie : un moteur révolutionnaire

Les professeurs Jean-Sébastien Plante et Martin Brouillette, de la Faculté de génie.
Les professeurs Jean-Sébastien Plante et Martin Brouillette, de la Faculté de génie.
Photo : Claude Croisetière
Martin Brouillette et Jean-Sébastien Plante, professeurs au Département de génie mécanique de la Faculté de génie, sont les récipiendaires du Prix de la recherche et de la création 2013 – Volet sciences naturelles et génie.
Au cours de l’année 2012, les professeurs Brouillette et Plante ont publié deux articles qui décrivent la preuve expérimentale d’un nouveau type de moteur appelé R4E (Rim-Rotor Rotary Ramjet Engine). Ils ont réussi à concevoir et à fabriquer un petit moteur remarquable par sa simplicité et son élégance, consommant du carburant vert, et qui a déjà reçu plusieurs distinctions. Ce prototype de 6 cm de diamètre a été testé à des vitesses de rotation de près de 200 000 tours par minute, soit une vitesse tangentielle de plus de 1500 km/h.
Cette première mondiale constitue un jalon très important dans le développement d’un nouveau type de motorisation. Ce moteur pourrait remplacer certaines turbines à gaz et percer de nouveaux marchés là où les coûts en limitent l’implantation. Il pourrait aussi être utilisé pour augmenter la distance maximale pouvant être parcourue par les véhicules électriques, et servir de génératrice portative, d’alimentation d’urgence pour les hélicoptères et dans le domaine aérospatial. Ce travail impressionnant présente un impact potentiel majeur applicable à un grand nombre d’appareils motorisés.

Sciences humaines et sociales : le développement durable à la portée des entreprises

Les professeurs Jean Cadieux et Michel Dion, de la Faculté d'administration.<br>
Les professeurs Jean Cadieux et Michel Dion, de la Faculté d'administration.
Photo : Claude Croisetière
Le Prix de la recherche et de la création 2013 – Volet sciences humaines et sociales, droit et administration a été remis au professeur Michel Dion, du Département de management et de gestion des ressources humaines, et au professeur Jean Cadieux, du Département de systèmes d’information et méthodes quantitatives de gestion, de la Faculté d’administration.
Les professeurs Cadieux et Dion ont dirigé la publication d’un ouvrage qui s’intitule Manuel de gestion du développement durable en entreprise : une approche progressive en appui à la norme BNQ 21 000. Ayant collaboré au développement de la norme, les professeurs ont préparé cette œuvre novatrice qui conçoit le développement durable non comme un résultat à atteindre mais comme une démarche d’apprentissage et de progression de la culture de l’entreprise. Les 21 enjeux étudiés ont nécessité la mise en commun de travaux de recherche et de connaissances d’un grand nombre de spécialistes provenant d’institutions diverses et de plusieurs pays.
Déjà considéré au niveau international comme une synthèse exemplaire d’une loi, d’une norme et d’un guide pour les gestionnaires, le manuel a bénéficié d’une réception enthousiaste. Il représente en lui-même un impressionnant travail de fond dans le domaine de la normalisation pour le développement durable, qui sert déjà d’exemple et de modèle au Québec et sur la scène internationale.

Médecine et sciences de la santé : une avancée majeure en radiothérapie

Le professeur Daniel Houde, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé.<br>
Le professeur Daniel Houde, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé.
Photo : Claude Croisetière
Le professeur Daniel Houde est le récipiendaire du Prix institutionnel de la recherche et de la création 2013 – Volet médecine et sciences de la santé.
Son article «Cancer Radiotherapy Based on Femtosecond IR Laser-Beam Filamentation Yielding Ultra-High Dose Rates and Zero Entrance Dose», publié dans la revue scientifiqueProceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America,marque une étape importante dans la lutte contre le cancer. Cette découverte permettrait de traiter les tissus tumoraux sans engendrer de dommages aux tissus sains, ce qui constitue une solution de rechange très prometteuse au traitement conventionnel du cancer à l’aide de radiations ionisantes. Grâce à l’utilisation de lasers infrarouges à impulsions ultracourtes, l’équipe de recherche du professeur Houde est parvenue à générer le dépôt de dose idéal, permettant ainsi de diriger l’énergie uniquement vers la tumeur, sans affecter les tissus sains environnants.
Ces études complexes ont été rigoureusement réalisées sur un sujet qui demeure parmi les plus importants. Les effets d’une telle découverte sont majeurs. Ce travail se distingue par son originalité, sa qualité et son envergure. L’impact de sa publication dans une revue aussi prestigieuse confirme le caractère exceptionnel de cette réalisation.

16 chercheuses et chercheurs s’illustrent

La cérémonie a également souligné l’obtention de prestigieux prix de recherche en 2012. Huit des chercheurs honorés étaient présents pour l'occasion.<br>
La cérémonie a également souligné l’obtention de prestigieux prix de recherche en 2012. Huit des chercheurs honorés étaient présents pour l'occasion.
Photo : Claude Croisetière
La cérémonie a également souligné l’obtention de prestigieux prix de recherche en 2012 par 16 autres chercheuses et chercheurs de l’Université de Sherbrooke.
  • Sherif Abou Elela, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, pour ses travaux de recherche menant à une découverte en biologie moléculaire, nommée l’une des dix découvertes de l’année selon le magazine Québec Science;
  • André Dieter Bandrauk, de la Faculté des sciences, pour l’obtention de la distinction d’officier de l’Ordre du Canada reconnaissant l’ensemble de sa carrière et sa contribution majeure au bien de l’humanité;
  • Brahim Benmokrane, de la Faculté de génie, qui a obtenu le titre defellow de l’Académie canadienne du génie et la médaille de mérite pour leadership et contribution exceptionnels au développement de normes et codes en matériaux et structure sur le plan national et international par la Canadian Standard Association;
  • Martin Brouillette et Jean-Sébastien Plante, de la Faculté de génie, pour leurs travaux de recherche menant à l’invention du Ramjet rotatif, un puissant moteur à hydrogène, nommé l’une des dix découvertes de l’année selon le magazine Québec Science;
  • André Carpentier, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, pour l’obtention du Prix du jeune scientifique de l’Association canadienne du diabète, en reconnaissance de ses nombreuses contributions à la science et à la médecine au Canada;
  • Nicole Côté, de la Faculté des lettres et sciences humaines, pour l’obtention du prix Jean-Cléo Godin de l’Association canadienne de recherche théâtrale, remis à l’auteur du meilleur article de l’année au Canada, catégorie langue française;
  • Réjean Fontaine, de la Faculté de génie et Roger Lecompte, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, pour l’obtention du Prix d’innovation de la Fondation Ernest C. Manning récompensant leurs travaux de recherche menant à la création du scanner LabPET, une avancée majeure dans le domaine de l’imagerie préclinique médicale;
  • Laurier Fortin, de la Faculté d’éducation, pour l’obtention de la médaille d’or de l’Ordre du mérite, remis par la Fédération des commissions scolaires du Québec;
  • Cynthia Gagnon et Jean Mathieu, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, pour l’obtention du prix Dr Georges Karpati, remis par la Dystrophie musculaire du Canada;
  • Kamal Khayat, de la Faculté de génie, pour l’obtention du Prix reconnaissance de l’American Concrete Institute Québec-Ontario;
  • Yves Lenoir, de la Faculté d’éducation, pour l’obtention du prix Kenneth E. Boulding Award de l’Association for Interdisciplinary Studies, pour la qualité exceptionnelle de ses nombreux travaux sur l’interdisciplinarité;
  • Jacques Pépin, de la Faculté de médecine et des sciences de la santé, membre de l’Académie canadienne des sciences de la santé ayant obtenu le Prix de la personnalité internationale de l’année du CERIUM;
  • Louis Taillefer, de la Faculté des sciences, pour l’obtention de la distinction d’officier de l’Ordre national du Québec et du prix Killam du Conseil des arts du Canada pour sa carrière exceptionnelle dans le domaine des sciences naturelles.

Thiện Nguyện




05 Tháng Mười Hai
Thiện Nguyện
 
Hôm nay là ngày quốc tế những người thiện nguyện, được Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1985 và cử hành lần đầu tiên ngày 05 tháng 12 năm 1986. Ngày quốc tế những người thiện nguyện vừa là một tưởng thưởng và biết ơn đối với không biết bao nhiêu người đang âm thầm phục vụ không công những người đồng loại của mình, vừa là một lời gọi dấn thân phục vụ.
Hiện nay, trên khắp thế giới có khoảng 35 cơ quan thiện nguyện chiêu mộ và gửi người đi khắp nơi để phục vụ trong mọi lãnh vực: từ một cán sự y tá phục vụ trong rừng già Phi Châu, đến các chuyên viên làm việc trong các dự án phát triển tại các nước thuộc thế giới đệ tam, từ một thanh niên thiếu nữ âm thầm làm việc tại các nước nghèo đến các chuyên viên tổ chức các cuộc lạc quyên: tất cả đều được thúc đẩy bởi một ý chí: đó là phục vụ người anh em.
Ngày quốc tế những người thiện nguyện cũng là một bài ca dành cho một nhân loại đã đạt được một bước tiến dài trong sự trưởng thành. Bên cạnh những bước dật lùi vì chiến tranh, vì hủy hoại lẫn nhau, nhân loại vẫn cố gắng tiến bước trong khát vọng và những nỗ lực nhân đạo. Bước tiến ấy còn tiếp tục là nhờ ở tinh thần thiện nguyện, ý chí phục vụ
Ngày quốc tế thiện nguyện hôm nay không phải là phụ trương của những ngày quốc tế khác rải rác trong suốt năm như ngày Hòa Bình thế giới, ngày sức khỏe, ngày thực phẩm, ngày Giới Trẻ, ngày Môi Sinh, ngày Nhi Đồng, ngày Phụ Nữ v.v... Ngày hôm nay là khẳng định của một ý niệm nền tảng cho tất cả mọi ngày quốc tế khác: ý niệm đó chính là tự nguyện phục vụ. 
Ngày quốc tế những người thiện nguyện hôm nay không chỉ là ngày tưởng thưởng và biết ơn đối với những người thiện nguyện. Ngày hôm nay là ngày của mỗi người chúng ta, bởi vì chúng ta chỉ có thể sống trọn ơn gọi làm người khi chúng ta biết tự nguyện sống cho người khác.
Chúa Giêsu là mẫu mực của thiện nguyện... Là Thiên Chúa, Ngài đã đến trong thế gian để mặc lấy thân phận nghèo hèn của con người. Trở nên con người, Ngài đã không sống giữa chốn giàu sang phú quý, nhưng đến với những con người nghèo hèn nhất trong xã hội. Ngài đã phục vụ và phục vụ cho đến chết. Ngài đã đến để làm cho bộ mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn. Cùng với Ngài, hàng hàng lớp lớp những con người dấn thân phục vụ tha nhân đã tô điểm cho bộ mặt thế giới được thêm tươi tốt hơn. Quả thực, một thế giới không có những người sống và chết cho tha nhân là một thế giới không có nhân tính... Chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới không có những thánh Phanxicô thành Assisi, không có những Mahatma Gandhi, không có những Albert Schweitzer, không có những Têrêxa Calcutta, không có những hội viên của Hội Chữ Thập Đỏ... một thế giới như thế quả thực là một thế giới buồn thảm. Một thế giới không có những bàn tay đưa ra để chia sẻ, để san sẻ, để đỡ nâng, một thế giới không có những tấm lòng tử tế: một thế giới như thế quả thực là một thế giới của chết chóc...
 
Chén cơm trong ngày
Phạm Anh chuyển
 

mercredi 4 décembre 2013

Đông Trùng Hạ Thảo Là Gì? - Nguyễn Hữu Chánh

Nghe đến loại dược thảo quý hiếm này, nhưng ít ai để ý đến cái tên đặc biệt nói lên sự cấu tạo của nó . Có thể coi như một loại nấm đặc biệt mà giá còn đắt hơn vàng. Xin mời đọc cho biết và mong quý vị đừng bao giờ phải dùng đến nó.

Năm 2003, cháu đi Thượng Hải (Trung Quốc) dự cuộc họp Banque Asiatique de Développement do chính phủ TQ làm chủ nhà. Sau đó, chính phủ giới thiệu một hãng du lịch đưa cháu vào miền núi Vân Nam (partie Est de la chaine Himalaya).

Nhân dịp ấy, cháu nhờ hướng dẫn viên đưa đến một “pharmacie orientale” trong một làng hẻo lánh, gặp một ông lang nên mua được Đông trùng hạ thảo thứ tốt và thiệt (vì đồ giả rất nhiều). Được biết “giả” có nghĩa: sản phẩm bán ra đúng là con sâu Thitarodes cộng với nấm Cordyceps, nhưng họ đã hút hoạt chất của (sâu+nấm) ra để làm thuốc, còn cái xác thì bán cho khách hàng.
. Chất pharmaco-dynamique hay hoạt chất của Đông trùng hạ thảo có thể là một hormone do cơ thể con trùng tiết ra khi bị nấm Cordyceps xâm nhập, tích hợp với  chất cordycepin trong nấm.
 
Sở dĩ tên gọi “Đông trùng hạ thảo” có nghĩa mùa đông là con trùng (sâu), mùa hạ biến thành loại cỏ (một loại nấm) rất tượng hình, là vì con trùng này sống dưới đất mùa đông.
Sau khi  xâm nhập, nấm lan ra trong thân thể con trùng và làm chết con này dưới dạng 1 mô-mi (momifier). Đến mùa xuân/hạ, nấm mọc ra từ đầu con trùng và chồi lên mặt đất. Xem hình dưới đây.
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTj-W9cEIAt_Ikh3l5nGdCdcLECEFsGYQAb7HjElW7dpaYczd8oxg
     Xem cho biết với sự dè dặt và cẩn thận.
SĂN LÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TRÊN HY MÃ LẠP SƠN
Loài nấm mang tên Cordyceps, một trong những loài nấm danh tiếng nhất thế giới mà dân gian thường quen gọi bằng cái tên là “Đông trùng hạ thảo”.
Người Tây Tạng (Trung Quốc) gọi loài nấm này là Yartsa Gunbu hay Yatsa Gunbu.
http://sobralske.files.wordpress.com/2010/03/yarchagumbu.jpg
Đông trùng hạ thảo hay “sâu nấm” là kết quả hình thành từ một loài nấm mọc ra sống trên một ấu trùng của loài bướm ma có tên khoa học là Thitarodes
 http://www.funet.fi/pub/sci/bio/life/insecta/lepidoptera/exoporia/hepialoidea/hepialidae/hepialus/humuli-3mb.jpg
Một vài loài sâu bướm hay con ngài này hiện đang sinh sống tại cao nguyên Tây Tạng gồm Tây Tạng, Thanh Hải, Tây – Phúc Kiến, Tây Nam tỉnh Cam Túc và Tây Bắc tỉnh Vân Nam, ngoài ra là ở khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, và Bhutan.
cordyceps_sinensis_clip_image001.jpg image by Limontselo
Loài nấm này bắt đầu nảy mầm trong các cơ thể sống của một số loài ấu trùng, tiêu diệt các loài ấu trùng này làm thức ăn của nấm, khiến cho các ấu trùng trở thành một xác ướp khô tự nhiên.
Đông trùng hạ thảo được xem là nấm thuốc và được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
Đông trùng hạ thảo thường sinh sống dưới lòng, đất tại các vùng đồi cỏ ở miền núi cao và các vùng đất nhiều cây bụi trên cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya ở độ cao từ 3.000m đến 5.000m.
Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm, trước khi nó trồi lên khỏi mặt đất.
Phần “trái nấm” hay tai nấm thường trồi lên mặt đất vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, luôn luôn lộ ra đầu của nấm. Tai nấm cao từ 5 – 15 cm bên trên bề mặt đất và  phóng ra các bào tử nấm.
Ở Nê-pan, Đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy tại các vùng đồng cỏ gần các ngọn núi cao ở Dolpo thuộc vùng Karnali.
Loài nấm Cordyceps sinensis hay “Đông trùng hạ thảo” được ghi nhận lần đầu tiên trong văn hóa y học cổ truyền của Trung Quốc trong bản Trích yếu về y dược của Wang Ang vào năm 1694.
Vào thế kỷ XVIII, nấm Đông trùng hạ thảo được ghi nhận trong tài liệu y học mới của Wu Yiluo. Toàn bộ cây nấm này đều được sử dụng làm thuốc.
Trong văn hóa y học cổ truyền Tây Tạng thì Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được đánh giá rất cao, y học Trung Quốc gọi nó là vị thuốc kích thích tình ái và có công dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau từ suy nhược đến ung thư.
Đông trùng hạ thảo còn được xem là có tác dụng cân bằng Âm – Dương. Ngoài ra, chất độc của Đông trùng hạ thảo là nguyên nhân gây nên chứng táo bón, trướng bụng và làm giảm nhu động.
Ở Tây Tạng, Yartsa gunbu trở thành một trong những nguồn tài nguyên thu nhiều lợi nhuận nhất tại các vùng nông thôn nghèo khổ.
Giá trị của Đông trùng hạ thảo tăng chóng mặt, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 90, thế kỷ XX. Vào năm  2008, 1kg Đông trùng hạ thảo đã có giá tới 3.000USD ( phẩm chất  thấp nhất) đến hơn 18.000 USD/1kg (loại có  phẩm chất  hảo hạng nhất).
http://www.nybg.org/bsci/res/hall/melolon.jpg
Sản lượng thu hoạch hàng năm tại vùng cao nguyên Tây Tạng ước tính từ 100-200 tấn. Mùa cao điểm khai thác Đông trùng hạ thảo tại đây là từ tháng 6 đến tháng 7.
Ngày nay nhu cầu tăng cao tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc săn tìm Đông trùng hạ thảo còn gây tác hại không nhỏ đến môi trường tại khu vực cao nguyên Tây Tạng nơi mà loài nấm này đang sinh trưởng.
Y học cổ truyền Tây Tạng ghi nhận nó là biệt dược có khả năng chữa lành căn bệnh ung thư. Nó còn được xưng tụng là “Thần dược viagra của dãy Himalaya “, một phần cũng do bởi những công dụng kích thích tình dục của nó.
Những cuộc nghiên cứu khoa học ở phương Tây lên tiếng công nhận rằng, Đông trùng hạ thảo có tính năng bảo vệ gan. Nhưng ở châu Á, loài nấm này là một vị thuốc thượng phẩm, trọng lượng của nó được tính bằng vàng nguyên chất.
Nhờ thế giới tự do mậu dịch,  giá trị của Yartsa Gunbu tăng gấp 9 lần kể từ năm 1997, khiến nhà nấm học  Daniel Winkler phải thốt lên rằng “Đông trùng hạ thảo là một hiện tượng kinh tế nông thôn mang tính toàn cầu hóa ” trên cao nguyên Tây Tạng.
http://www.nemf.org/files/lincoff/fieldkey/Cordyceps_militaris.jpg
Trong những năm gần đây, Yushu, địa phương nằm gần kề với biên giới Tây Tạng, là trung tâm của mỏ vàng Đông trùng hạ thảo, biến nơi đây thành đầu tàu phát triển kinh tế thịnh vượng nhất tại tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc).
Tại trung tâm của Yushu có rất nhiều các cửa hàng bày bán Đông trùng hạ thảo. Để thúc đẩy việc bán buôn, một số thương nhân đã mão khoán thành phần cư dân địa phương, làm công việc lau sạch cặn bẩn bám trên Đông trùng hạ thảo. Họ (công nhân) có thể kiếm được khoảng 100 tệ/ngày, một nguồn thu nhập khá hơn nhiều so với làm việc tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Các công nhân này quây thành vòng tròn trên vỉa hè, vừa tán gẫu vừa cầm bàn chải chà sạch cặn dơ bám trên thân cây nấm.
Những nhà buôn nấm Đông trùng hạ thảo đã hình thành trong những năm gần đây. Tùy theo kích cỡ và phẩm chất , mỗi cây nấm được đem bán với giá từ 25 tệ đến 35 tệ, hoặc tương đương 40.000NDT/1kg.
Những sản phẩm như nấm Đông trùng hạ thảo loại hảo hạng nhất sẽ có giá lên tới 360.000NDT, cao hơn cả giá vàng.
http://www.nemf.org/files/lincoff/fieldkey/Cordyceps.jpg
Ông Tsirem Pingcuo, một trong những nhà buôn Đông trùng hạ thảo ở Yushu bộc bạch: “Lúc tôi còn nhỏ, tôi nhìn thấy loài nấm này mọc khắp nơi gần nhà mình, nhưng bây giờ có khi tôi phải tìm đỏ mắt suốt một ngày ròng rã trên các sườn đồi và nếu may mắn lắm thì có thể tìm thấy 10 cây”.
Một cư dân khác cho biết: “Bây giờ có quá nhiều người đổ xô vào cuộc săn tìm Đông trùng hạ thảo. Hàng năm, số người gia nhập không ngừng tăng lên”.
Độ cao của các ngọn đồi cũng là một thử thách lớn đòi hỏi sự bền chí. Những người săn tìm Đông trùng hạ thảo phải trải qua 12 giờ/ngày, quần thảo các sườn đồi để tìm các cây nấm mảnh khảnh, cao cỡ 2cm trên nền đất. Khi tới cao điểm, đã từng có những cuộc “nói chuyện” bằng súng và dao trong quá trình săn tìm Đông trùng hạ thảo.
Vào tháng 7/2007, 8 người đã bị bắn chết và 50 người khác bị thương trong một vụ xung đột.
Một người săn tìm nấm tên là Tsamba Chunpin cho biết: “Đánh nhau là thường xuyên và chuyện có người tử vong vì tranh giành nấm không phải là chuyện hiếm”
Đông Trùng Hạ Thảo rất đắt tiền, đắt hơn cả Nhân Sâm và Linh Chi, có bán ở tiệm thuốc Bắc. Nhưng loại Động Trùng Hạ Tháo giả có rất nhiều.
Cách sắc Đông Trùng Hạ Thảo
Nấu:  Bỏ thịt heo cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi nước nhỏ đun sôi . Bỏ vào chừng 5,6 con “Đông Trùng Hạ Thảo”, rồi hầm lấy nước để uống.
Công Dụng theo Đông Y: Bổ Thận, bổ khí huyết, Cường Dương, bổ phổi, giữ tinh khí, tăng sức khỏe. Ho lâu ngày, yếu mệt. Nhiều mồ hôi, phòng sự suy yếu, Di Tinh, đau lưng nhức gối.
 (Notes : Dược liệu phải cần cẩn thận).
Nguồn internet
Nguyễn Hữu Chánh – Sưu tầm

Danse Anka Enchanteresses

Thứ sáu vừa qua trường dạy nhảy " Danse Anka "đã tổ chức buổi trình diễn tại Centennial Theater ở Đại học Bíshop, Linda Vân Anh đã tham dự và đóng góp trong 6 màn

Coucou!
Voici le lien vers mon spectacle de danse d'hier.. photos prises par Dominic.
https://plus.google.com/photos/107742288095358125631/albums/5952422992287529761?authkey=CI_ly9CIlvLw9AE
 
 
      Linda Trương 
 
 

mardi 3 décembre 2013

25 Cách Choàng Khăn Cổ . . mùa Đông, 18 Cách Thức Thắt Nút Cà Vạt


Mỹ Trang sưu tầm

Tất cả các sự chỉ dẩn đều rất giản tiện, dễ học, dễ bắt chước . .
Sau youtube này ,bấm  vào các hình nhỏ để xem tiếp, các cách chọn quần áo,
làm tóc, tô điểm trên gương mặt v.v ....

 Wendy


*************************************************************************************

18 Cách Thức Thắt Nút Cà Vạt
Bạn biết bao nhiêu cách                     thắt trong anh

lundi 2 décembre 2013

Mòn Mỏi Đợi Trông



02 Tháng Mười Hai
Mòn Mỏi Đợi Trông
Ngày kia, một hoàng đế nọ tập trung lại tất cả các nghệ sĩ trong mọi lãnh thổ của đế quốc, để tổ chức một cuộc thi đua. Đề tài của cuộc thi đua là: mô tả dung mạo của hoàng đế...
Các nghệ sĩ Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa cương qúy giá. Các nghệ sĩ người Armêni mang đến một thứ đất sét mà chỉ có họ mới biết được giá trị của nó. Những người Ai Cập thì mang đến đủ thứ dụng cụ và một khối cẩm thạch qúy giá.
Sau cùng, người ta thấy xuất hiện một phái đoàn Hy Lạp. Mọi người đều ngạc nhiên, bởi vì họ chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng...
Người ta giam các nghệ sĩ vào trong các khu nội cấm trong cung điện. Khi thời hạn ấn định đã đến, hoàng đế cho trưng bày tất cả các tác phẩm của các nghệ sĩ. Ông trầm trồ ca ngợi bức chân dung của chính mình do các họa sĩ Ấn Độ vẽ. Sang đến các pho tượng của người Ai Cập và các mô hình của người Armêni, ông càng tỏ ra thán phục hơn.
Sau cùng, khi đến gian hàng của người Hy Lạp, ông chỉ thấy vỏn vẹn bức tường bằng cẩm thạch của phòng khách, nhưng mặt tường được đánh bóng đến độ khi nhìn vào ông thấy nguyên khuôn mặt của mình hiện ra từng nét...
Và dĩ nhiên, phái đoàn đã đoạt giải chính là những người Hy Lạp, bởi vì họ đã hiểu rằng chỉ có hoàng đế mới họa được chính khuôn mặt của mình.
Họa lại khuôn mặt của Đức Kitô: đó là mục đích của Giáo Hội. Và nói như danh họa kiêm điêu khắc gia Michelangelo: "Để tạc một bức tượng, điều quan trọng chính là những gì phải được gọt bỏ".
Muốn họa lại khuôn mặt của Đức Kitô, Giáo hội phải đánh bóng bức tường khuôn mặt của mình bằng cách gọt bỏ, đục đẽo tất cả những gì còn sần sùi, thừa thãi...
Mùa Vọng là mùa của mong đợi... Hai chữ mong đợi trong ngôn ngữ Việt Nam thường được đi kèm với hai chữ khác: mòn mỏi. Mong đợi nào cũng làm cho con người ta mòn mỏi. Nhưng chính sự hao mòn đó càng làm cho giây phút gặp nhau thêm đậm đà, thắm thiết hơn.
Mùa Vọng là trường dạy chúng ta mong đợi. Đức Kitô đến với chúng ta qua từng biến cố, từng phút giây trong cuộc sống. Ngài chỉ đựơc nhận diện, Ngài chỉ được họa lên nguyên hình nếu chúng ta chấp nhận đánh bóng bức tường thành rong rêu hoặc sần sùi của con người chúng ta. Càng mòn mỏi, càng được gọt đẽo, chúng ta càng thấy được Đức Kitô và càng họa lại được Đức Kitô cho người khác...

Thật ra, không phải chúng ta là người họa lại khuôn mặt của Đức Kitô, mà chính Ngài đến với chúng ta với những đường nét mà chỉ có Ngài mới biết đích thực là của Ngài. Bổn phận của người Kitô chính là chấp nhận cho Đức Kitô dùng con người của mình để nhìn thấy khuôn mặt của Ngài. Phiến đá cẩm thạch của con người chúng ta càng bóng láng, khuôn mặt của Đức Kitô càng hiện rõ... 
Chén cơm trong ngày

dimanche 1 décembre 2013

Lịch mùa Vọng (Advent Calendar)

Lịch mùa Vọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm


 
Lịch Mùa Vọng tự làm, với những gói quà

Nến mùa Vọng, có chia ngày, và mỗi ngày đốt nến tương ứng đến đó

Tại phương Tây, một lịch Mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh. Lịch Mùa Vọng hiện nay thường bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 cho đến ngày 24 tháng 12, đôi khi có loại lịch có thể bắt đầu từ Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên, sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.[1]
Lịch thường mang hình thức của một thẻ hay tấm bảng hình chữ nhật lớn với "cửa sổ" trong đó thường là 24 cửa sổ, một cửa sổ cho mỗi ngày của tháng 12 dẫn đến ngày Giáng sinh. Các cửa sổ thường có đánh số và sắp đặt không theo thứ tự (cho người phải tìm chút ít), khi mở để lộ phía trong là một hình ảnh, bài thơ, một phần của một câu chuyện (chẳng hạn như câu chuyện về Giáng sinh của Chúa Giêsu) hoặc một món quà nhỏ, chẳng hạn như một đồ chơi hoặc sô-cô-la (có thể lịch là một hộp sô cô la, với 24 ô khoét sẵn).[2]
Phong tục này được xem là bắt đầu của Giáo hội Luther Đức, từ đầu thế kỷ 19. Thời đó, nhiều gia đình thường gạch 24 gạch phấn trắng lên cửa, và mỗi ngày xóa đi 1 gạch, hay là thắp 1 hàng nến, hay là mỗi ngày dán những tranh ảnh tôn giáo lên tường. Theo Viện Bảo tàng Bang Niederösterreich, lịch mùa Vọng làm bằng tay đầu tiên có từ năm 1851, lịch in đầu tiên được phát hành tại Hamburg vào năm 1902 hay là 1903.[1]

Hình ảnh

Người cao niên sử dụng computer


Người cao niên sử dụng computer

image
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ giúp trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet.
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.

Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.

Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cầu khi về nhà vào internet trung bình mỗi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lễ liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.

image
Các nhà khoa học ví não bộ của các cụ cao niên trước đây “lười lên internet” giống như một bộ máy xe hơi được nhấn ga tăng tốc độ chỉ sau 2 tuần lễ “lượn ngang dọc” trên mạng (Net). Các cụ thuộc nhóm này có tuổi trung bình là 66.8 tuổi.

Trước đây não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hàng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng.

Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kích động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn, ít bị đãng trí.

image
Các nhà khoa học còn nhận thấy là sau cuộc thí nghiệm não bộ của các cụ trước “lười lên internet” nay đã có sức sống giống như não bộ của các cụ thường xuyên sử dụng internet.
Các cụ thuộc nhóm sau này có tuổi bình quân là 62.4 tuổi. Ngoài ra khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nhận thấy là não bộ của họ đã “sử dụng ít sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.

Bác sĩ thần kinh Gary Small, người tham gia vào công cuộc nghiên cứu, nhận định như sau “kết quả cho thấy là những cao niên nào muốn trí nhớ của họ sắc bén trở lại thì không gì hơn là mở “dụng cụ ở trong tầm các ngón tay của họ”. Ông cũng nói có vẻ như xã hội văn minh với nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp đã làm trí não con người trẻ lại theo những cách mà “ngay cả khoa học cũng chưa hiểu tường tận”.

(theo LosAngeles Time- HuynhQuang-CaliToDay)

Xử dụng internet có thể giúp chức năng nhận thức của não

image
Các nhà nghiên cứu tại Đại học UCLA (California) đã chứng tỏ là trong khi bạn sử dụng internet đễ tìm kiếm các thông tin, gởi thư điện tử cho con cháu, mua sách trên mạng… bạn đã gia tăng khả năng nhận thức của não mà không hay biết.


Cho tới nay người ta vẫn thường khuyên các người lớn tuổi nên chơi ô chữ, các trò chơi đố (puzzles), các trò đố vui (quizzes), sodoku… tất cả chỉ với mục đích giữ cho chất xám trong não hoạt động tốt.
Nhưng từ nay trở đi, chúng ta cũng còn có thể khuyến khích các người lớn tuổi nên “bay lượn” trên mạng.

image
Thật vậy, tạp chí khoa học uy tín American Journal of Geriatric Psychiatry vừa đăng tải một báo cáo của các nhà nghiện cứu thuộc Đại học UCLA cho biết là đối với các cao niên thường xuyên tìm kiếm thông tin trên internet, một số trung tâm chủ yếu trong não cũa họ có chức năng kiểm soát tiến trình quyết định và suy luận phức tạp đã đươc kích thích. Nói một cách cụ thể hơn thì kết quả nghiên cứu trên đây chứng tỏ là các hoạt động tìm kiếm trên mạng có thể đóng góp vào việc kích thích – và ngay cả giúp – các chức năng của não.

Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã quan sát 24 người có tuổi tử 55 tới 76. Phân nửa những người này có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet, còn phân nửa kia thì không. Cả hai nhóm đều giống nhau về tuổi tác, trỉnh độ học vấn và phái tính.

image
Tất cả số người trên đây đều đươc scan não với máy chụp từ trường (RMI) trong khi họ đọc sách hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng. Máy RMI ghi các biến đổi trong các mạch não, hay nói rõ hơn máy này dò tìm cường độ phản ứng của các tế bào não bằng cách đo sức chảy của các luồng máu.

Kết quả cho thấy:

- Trong thí nghiệm đọc, não cũa tất cả các cao niên đều hoạt động mạnh, nhất là tại những trung tâm ngôn ngữ, đọc, trí nhớ và thị giác nằm ở các thuỳ thái dương (temporal), thùy đỉnh (parietal) và thùy chẩm (occipital) của não
- Trái lại trong thí nghiệm Internet các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm đọc và sử dụng internet. Đó là nếu não của nhóm người đọc sách hoạt động mạnh thì não của nhóm “internet” lại hoạt động mạnh hơn ở các vùng thùy trán (frontal) và thùy thái dương (temporal), cũng như ở các hổi chẫm não (circonvolutions cingulaires) kiểm soát tiến trình quyết định và lý luận phức tạp

image
Giáo sư Gary Small, trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Điều đáng chú ý trong phát hiện của chúng tôi là các hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng đã kích đông các mạch neuron mà việc đọc sách không gây ra được.” Ông nói tiếp “ Một hoạt đông hàng ngày đơn giản như tìm kiếm thông tin trên mạng dường như có thể giúp sư vận hành của não. Điều này chứng tỏ là tuy già người ta vẫn có thể tiếp tục học hỏi“. Giáo sư Gary Small cho biết thêm là nhóm của ông sẽ còn tiếp tục nghiên cứu thêm.

Ngày càng nhiều cao niên sử dụng Intenet

image
Theo cuộc thăm dò mới đây của CSA (Pháp) thì đã có 46 phần trăm những người trên 50 tuổi sử dụng internet để tiếp xúc với bạn bè người thân, trau dồi kiến thức và quản lý đời sống hàng ngày. Một cuôc thăm dò tương tự tại Hoa kỳ cũng xác nhận là ngày càng có nhiều những người thuộc lứa tuổi 50/60 vào internet. Điều này sẽ tạo một cơ hội tốt đẹp cho ngành thương mại trên internet.


Chỉ cách đây có bốn hay năm năm, phần lớn các cao niên đều không tưởng tượng là một ngày nào đó họ sẽ có thể “bay lượn” trên internet. Tuy nhiên sự phổ biến của internet cao tốc, sự giảm giá cả các dụng cụ điện tử và khiá cạnh “không thể tránh đươc” của kỹ thuật này đã lôi cuốn các người tuổi trên 50 vào mạng lưới điện tử.

Thật vậy theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài..

image
Nói rõ hơn, mạng lưới là một cuốn tự điển bách khoa vĩ đại, một phương tiện kỳ diệu giúp chúng ta chu du khắp nơi trong khi vẫn ngồi nhà. Mạng lưới cũng còn là một trong những phương tiện tốt nhất để giữ liên lạc với gia đình, và nhất là với các cháu nội ngoại đôi khi sinh sống ở tận bên kia nước Pháp hay ngay cả bên kia đại dương. Cụ Monique, 61 tuổi, tâm sự: “Đứa cháu tôi được tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ngoại quốc. Cháu nó mở một trang blog về hành trình của nó nên tôi có thể theo dõi sinh hoạt của nó mà chẳng cần nó phải gọi điện thoại về cho tôi mỗi tuần. Thật là tiện lợi”. Mặt khác cụ Marie, 58 tuổi rất vui mừng khi nhận đươc những bức ảnh đầu tiên của cháu mình chỉ một ngày sau khi đứa cháu ra đời ở cách Paris cả ngàn cây số.

image
Một cuộc thăm dò khác tại Hoa kỳ do reserchandmarket.com thực hiện đã cho biết là số người trên 60 tuổi sử dụng internet sẽ tăng trong những năm tới và khuynh hướng này sẽ tạo một cơ hội rất lớn cho thị trường thương mại. Cuôc thăm dò cũng cho thấy là trong năm năm nữa, số người cao niên sử dụng internet ít nhất một lần mỗi tháng sẽ tăng từ 58.2 triệu lên tới 63.7 triệu.

Theo cuộc điều tra của grandparents.com, thì hiện nay tại Hoa kỳ đã có tới phân nửa các bậc ông bà sử dụng Internet từ 10 tiếng trở lên mỗi tuần để mua sắm (69%), so sánh giá cả (83%), theo dõi quảng cáo (38%), trao đổi hình ảnh (78%).

Tưởng cũng nên biết là grandparents.com là nguồn thông tin trên mạng chính yếu dành cho các bậc ông bà tại Hoa kỳ. Trang web này tạo phương tiện duy trì các mối liên hệ và thắt chặt tình cảm gia đình. Nội dung trang web này rất phong phú bao gồm các tin tức về hoạt động xã hội, các gợi ý tổ chức du lịch cho cả gia đình hay mua quà tặng cho mọi lứa tuổi… Ngoài ra sự trao đổi liên thế hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái cũng được dễ dàng hơn nhờ vào blog, diễn đàn, hình ảnh và video.

image
Sau hết, một nghiên cứu do Demos thực hiện tại Anh nhấn mạnh là internet có thể trở thành một yếu tố giao tiếp xã hội hết sức quan trọng đối với người già nhưng hiện nay hãy còn nhiều trở ngại. Các chuyên gia đề nghi cần phải phát triển những thiết bị thích hợp cho người già cũng như tổ chức những lớp dạy dành riêng cho họ vì nếu không một phần lớn số người cao niên sẽ đương nhiên bị gạt bỏ. Hơn nữa, trong những năm tới số dịch vụ được cung cấp chính yếu qua mạng lưới điện tử ngày càng nhiều.