jeudi 7 avril 2016

CUISINER AVEC UN FOUR À CONVECTION : UNE CUISSON PAS COMME LES AUTRES

CUISINER AVEC UN FOUR À CONVECTION : UNE CUISSON PAS COMME LES AUTRESPar Christina Blais

Mis en ligne le 20 février 2009(10)


Cuisiner avec un four à convection : une cuisson pas comme les autres
84
La première chose que j'ai fait cuire dans mon nouveau four à convection, c'était des muffins. Je les ai enfournés à 190 °C (375 °F) pendant 22 minutes, comme je l'ai déjà fait des centaines de fois dans mon four conventionnel. Mais après une douzaine de minutes seulement, mes muffins étaient déjà très dorés. Pensant qu'ils étaient cuits, je les ai retirés du four. Erreur ! L'intérieur était encore cru ! On ne cuit pas de la même façon dans un four à convection que dans un four traditionnel.

UNE CUISSON PLUS RAPIDE

Ce qui différencie un four traditionnel d'un four à convection, c'est la présence d'un ventilateur installé au fond du four. Durant la cuisson, un vent d'air chaud souffle constamment sur les aliments, ce qui accélère les « échanges thermiques », c'est-à-dire le transfert de chaleur de l'air chaud à l'aliment. Les aliments cuisent au moins 25 % plus vite que s'ils étaient dans un four traditionnel réglé à la même température. Par analogie, c'est comme le « facteur vent » qui nous fait tant geler l'hiver, mais à l'envers ! Nous ressentons beaucoup plus le froid lorsqu'il fait -4 °C avec un vent de 50 kilomètres à l'heure que par un temps de moins -4 °C sans vent.

UNE CUISSON PLUS UNIFORME

Dans un four traditionnel, la chaleur provient de l'élément chauffant situé sur la sole du four. L'air qui est à proximité de l'élément est réchauffé, devient plus léger et s'élève vers la voûte du four (pensez à une montgolfière). Cet air, une fois refroidi, devient plus lourd et redescend vers le bas du four, où il est chauffé de nouveau.

Cette circulation d'air s'effectue naturellement et lentement durant toute la durée de la cuisson, créant un faible courant d'air chaud ou « convection naturelle ». Dans un four classique, il y a donc des points chauds et des points froids et une légère différence de température entre le haut et le bas du four, d'où la nécessité de régler la hauteur de la grille en fonction de la recette. Les tartes, par exemple, doivent cuire sur la grille inférieure, alors que les biscuits et les gâteaux doivent cuire sur la grille du milieu. Pas dans un four à convection ! Dans ce dernier, le ventilateur force l'air à circuler rapidement dans l'enceinte du four, ce qui régularise la température. Les aliments cuisent uniformément, quelle que soit leur position dans le four, surtout dans les fours à convection de type « européen ».

LES VRAIS ET LES FAUX FOURS À CONVECTION

Dans un « faux » four à convection, c'est l'élément sur la sole du four qui réchauffe l'air, tout comme dans le four traditionnel. Le ventilateur fait simplement circuler l'air qui est déjà dans l'enceinte du four. La cuisson est plus rapide, mais pour l'uniformité, il faudra repasser…

Dans un véritable four à convection (aussi appelé « européen »), en plus des éléments chauffants de la sole et de la voûte du four (le « broil »), un troisième élément se trouve directement devant le ventilateur. Lorsque le four fonctionne en mode convection, c'est cet élément qui réchauffe l'air qui est ensuite poussé dans le four. Ce type de four est le champion de l'uniformité de la cuisson.

COMMENT AJUSTER LA CUISSON DANS UN FOUR À CONVECTION ?

Si vous l'avez conservé, consultez le guide d'utilisation de votre four. Il contient probablement un tableau d'ajustements des temps et des températures pour une foule de recettes. Au minimum, il faut appliquer la règle du « 25-25 », c'est-à-dire diminuer la température de 15 °C/25 °F et le temps de cuisson de 25 %. Ajustez le tout la prochaine fois selon les résultats obtenus. Par exemple, pour ajuster la cuisson de mes muffins, j'ai réduit la température du four à 180 °C (350 °F) au lieu de 190 °C (375 °F) et le temps de cuisson à 17 minutes au lieu de 22. La cuisson a été parfaite.
Sur la photo, on voit les mêmes muffins, cuits dans deux fours différents : à gauche, dans un four à convection, à droite dans un four traditionnel. Les muffins de gauche sont visiblement trop cuits; il est donc important d'ajuster la cuisson avec un four à convection.

LES AVANTAGES DE LA CUISSON PAR CONVECTION

La cuisson est plus uniforme. On peut faire cuire plusieurs plaques de biscuits ou plusieurs moules à gâteau en même temps sur différentes grilles, en haut comme en bas. Cet avantage concerne surtout les « vrais » fours à convection.
La cuisson est au moins 25 % plus rapide. Plus le temps de cuisson est long, plus l'avantage devient évident. Par exemple, on peut épargner entre 1 et 1 h 30 de cuisson pour un dindon de 7 kg (15 1/2 livres).

Les croissants et les pâtes à tarte sont plus feuilletés, et les muffins lèvent plus haut, car l'eau dans ces préparations se transforme plus rapidement en vapeur, ce qui les fait mieux lever. Les croûtes sont aussi plus dorées et craquantes.
L'extérieur des volailles s'assèche et brunit plus rapidement, ce qui donne toujours une belle peau dorée et croustillante.

Les réactions chimiques de brunissement se font plus rapidement à la surface des rôtis, ce qui intensifie leur bon goût grillé. L'intérieur demeure bien juteux.
Les morceaux de pommes de terre et autres légumes rôtis au four caramélisent mieux et sont donc plus croustillants et savoureux.
Christina Blais

CHRISTINA BLAIS

Pour Christina Blais, vulgariser la chimie des aliments est simple comme de préparer une bonne omelette. Détentrice d’un baccalauréat et d’une maîtrise en nutrition, elle est chargée de cours depuis près de 20 ans au Département de nutrition de l'Université de Montréal et y enseigne les cours de « Science des aliments ». Depuis 2001, elle présente le fruit de ses expériences avec Ricardo dans le cadre de l’émission de télé de celui-ci, sur les ondes de Ici Radio-Canada Télé. Et les curieux peuvent aussi lire sa chronique Chimie alimentaire dans le magazine Ricardo à chaque parution.

NGUỒN

mardi 5 avril 2016

Phương pháp giảm mỡ bụng bất ngờ của một bác sĩ Nhật Bản

Hiện nay đã có một phương pháp giảm béo vô cùng hiệu quả mà không phải khổ sở. Gần đây, bác sĩ nổi tiếng người Nhật là Masashi Kawamura đã giới thiệu “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn”, chỉ rõ rằng chỉ cần đi bộ đúng cách thì có thể dễ dàng giảm béo! Chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem sao nhé!

Thế nào là “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn” thực ra rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần khi đi bộ thì “hóp bụng”, “phình bụng”, phối hợp nhịp nhàng với nhịp thở “hít vào, thở ra” là được rồi!

phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban(Ảnh: apple01.net)
Khi bước chân phải lên, bạn đếm thầm là 1, sẽ hóp bụng vào; tiếp theo bước chân trái lên, đếm thầm là 2, thả lỏng, để bụng phình ra.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban(Ảnh: health.udn.com)
Chắc cũng sẽ có nhiều bạn hoài nghi phương pháp này liệu có hiệu quả không? Tuy nhiên bác sỹ Masashi Kawamura cũng đã tự mình kiểm chứng điều đó, không những gầy đi 10kg trong vòng 3 tháng, mà vòng eo còn giảm khoảng 17cm, hơn thế nữa trong vòng 3 năm sau không hề tăng cân trở lại.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban(Ảnh: ohwonews.com)
Ngoài ra, khi đi bộ bạn nhớ phải ưỡn ngực! Nếu bạn gù lưng xuống thì khi hóp bụng và phình bụng sẽ phản tác dụng, không chỉ giảm đi lượng calo cần tiêu hao mà còn tạo gánh nặng cho phần eo lưng.

Phần bụng của chúng ta thường bị tích tụ một lớp mỡ dày bao quanh là do ta chưa biết cách sử dụng và vận động phần cơ bụng đúng cách, do vậy chỉ cần sau khi học được cách vừa đi bộ vừa hóp bụng, phình bụng, rồi luyện thành thói quen thường xuyên, thì không những bạn sẽ cảm thấy vòng eo nhỏ đi mà ngay cả dáng đi cũng trở nên đẹp hơn. Thêm nữa, cách đi bộ kết hợp hít thở này rất tốt cho phần ruột do đó sẽ chữa được bệnh táo bón.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban(Ảnh: sundaymore.com)
Theo Meirihaowen
QuỳnhChi

Anh Thư chuyển 

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM HAI LẦN HỎI MUA NGÔI NHÀ CỔ KHÔNG ĐƯỢC

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM HAI LẦN HỎI MUA NGÔI NHÀ CỔ KHÔNG ĐƯỢC 

Sau khi xem nhà, ông Ngô Đình Diệm lập tức gạ mua bằng mọi giá nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Sau này khi đã làm tổng thống, ông cho chính quyền địa phương tiếp tục hỏi mua rồi đổi những vẫn thất bại.
Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp. Trong đó có ngôi nhà gần 200 năm của ông Nguyễn Đình Hoan (56 tuổi).
 
Ngôi nhà nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, hướng ra cánh đồng lúa, cao hơn những nhà trong làng khoảng 50 m. Con ngõ dẫn lên ngôi nhà nhỏ hẹp, một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng chè tàu được cắt tỉa kỹ càng.
 
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của căn nhà 3 gian 2 chái. Nằm trong khuôn viên vườn rộng hơn 4 hecta, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Toàn bộ căn nhà cũng như bàn ghế, sập... còn chắc chắn. 
"Nó nổi tiếng không chỉ vì đẹp, còn nguyên vẹn mà bởi có nhiều giai thoại. Đó là chuyện ông Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua nhưng không được", cụ Trần Hanh (92 tuổi), nói. Ngôi nhà rộng hơn 100 m2, làm bằng hàng trăm m3 lõi gỗ mít rừng, do những người thợ mộc nức tiếng làng Văn Hà, nay là xã Tam Thành, Phú Ninh làm trong suốt 12 năm. 
 
Ông Hoan kể, năm 1939 lúc đó ông Ngô Đình Diệm vào thăm anh trai Ngô Đình Khôi đang làm Tổng đốc Nam Ngãi (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi), nghe tiếng ngôi nhà này đẹp đã tìm đến xem và gạ mua. 
 
Nhà gồm 36 cây cột chính, trong đó 16 cột lớn cỡ một người ôm. "Cha tôi kể rằng khi xem xong ngôi nhà, ông Diệm nói một mực phải mua bằng được, đòi bao nhiêu tiền cũng trả nhưng cha tôi nhất quyết không bán. Ông nói nhà do ông nội để lại, không thể bán được. Hôm đó ông Diệm nghỉ lại đây một buổi rồi hụt hẫng ra về", chủ nhân ngôi nhà đời thứ 4 nói. Sau lần đầu mua thất bại, năm 1962, khi đã làm tổng thống, ông Diệm ra lệnh cho quận trưởng tiếp tục đến gạ mua.
 
"Quận trưởng Tiên Phước lúc đó gọi cha tôi lên miết nhưng ông kiên quyết không đồng ý. Không mua được, ông Diệm sau đó gạ đổi nhà. Tổng thống bảo với cha tôi muốn ở nhà nào cũng được, chỉ cần nhượng lại cho ông", ông Hoan kể. Tuy nhiên, cha ông Hoan không đổi. Chuyện lão nông "cứng đầu" không chịu bán nhà cho tổng thống nhanh chóng lan khắp vùng. Nhiều người từ xa nghe tiếng kéo đến xem căn nhà.
 
Căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ đạc từ đời cụ cố ông Hoan. Năm 2014, ngôi nhà được Nhà nước trùng tu, thay thế một số thanh gỗ nhỏ bị mục. Luôn xem ngôi nhà như bảo vật, nhiều khi mưa gió, sợ bị dột, ông Hoan lại hì hục che chắn. "Lõi gỗ mít tuy không bị mối mọt nhưng dính nước là nhanh hư lắm", chủ nhân giải thích.
 
Cách đây 8 năm, bố ông Hoan mất. "Lúc hấp hối cha dặn sau này nếu kinh tế khá lên thì trùng tu, sửa lại ngôi nhà được thì tốt. Còn không dù nghèo đến mấy cũng không bán, nếu hư hại quá thì cứ để nó sập", ông Hoan kể. Trước đây nhà lợp bằng tranh, đến đời cha ông Hoan thì được thay thế bằng mái ngói âm dương. 
 
Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được chạm khắc công phu. "Dù gia cảnh khó khăn nhưng có trả cả gánh vàng tôi cũng không bán ngôi nhà này", ông Hoan khảng khái nói. 
 
Ông Đặng Công Dung, Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Tiên Phước, cho biết được nghe cha ông Hoan kể rất nhiều chuyện về nhà cổ. "Trong hồ sơ để công nhận di tích đối với ngôi nhà có đề cập chuyện Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua không bán. Đó là câu chuyện có thật chứ không chỉ là giai thoại " ông Dung nói 
Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, cho hay căn nhà đã được công nhận di tích cấp tỉnh. "Ngôi nhà quá đẹp về nhiều phương diện, cần được bảo tồn chặt chẽ", ông Tịnh nói và cho hay hiện làng Lộc Yên còn gần 10 ngôi nhà cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
 
Tiến Hùng(VNEXPRESS) 

      LỜI BÌNH :
  Trích một vài nhận xét ở trong nước trên FB :
1/L/S Thuần Ngô :Tui được Đảng ta dạy chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ gia đình trị, cực kỳ hà khắc và ức hiếp nhân dân ta.  Thế mà trong câu chuyện tờ báo VNexpress đăng hôm nay, kể lại Ông Diệm lại đôi ba lần tới năn nỉ mua căn nhà của cái ông dân đen này; thậm chí lúc ông Diệm làm Tổng Thổng vẫn lại cho Ông Quận trưởng (bây giờ gọi là chủ tịch ubnd Huyện/Quận) đến năn nỉ, canh me và muốn đổi chác mà không được. Tui đang thắc mắc, sao hồi đó ông Diệm không ra một cái lệnh quốc hữu hóa như kiểu cái Quyết Định 111/CP ngày 14/4/1977 mà đồng chí Phạm Hùng kính yêu của ta đã ký; hoặc vẽ một quy hoạch ịch ngay vào khu này để giải tỏa như cái vụ Đồ Sơn ấy? Đã là Tổng Thống mà phải tuân thủ tuyệt đối cái QUYỀN SỞ HỮU của một thằng dân đen thì thật là một chế độ ....phản động quá đi. Càng nghĩ càng thấy thương dân ta đã có một thời kỳ pháp trị thật là ...phản động và thối nát 
 2/L/S Thanh Pham : Sự thật đang được hé lộ...
Như Petro times từng hé lộ Lê Văn Tám là nhân vật hư cấu ...
 3/ Lộc Nguyễn : Văn minh và man rợ khác nhau
 4/ Phạm Anh Trung : Nhiều người đang mong có lại cái thời ý đấy ạ!

Tuong Long chuyển 

lundi 4 avril 2016

LỄ TRUYỀN TIN

LỄ TRUYỀN TIN

Trong ngày lễ Truyền Tin, Hội Thánh kính nhớ một biến cố quan trọng.  Thiên thần báo tin cho Ðức Mẹ rằng: Thiên Chúa muốn chọn Ðức Mẹ làm Mẹ Ðấng Cứu Thế.  Tin đó quá bất ngờ, vượt mọi suy nghĩ, mọi tưởng tượng, mọi đợi chờ.  Phản ứng của Ðức Mẹ bắt đầu là bỡ ngỡ bàng hoàng lo sợ, nhưng tiếp đó là xin vâng (Lc 1:38).
Xin vâng là xin tuân phục ý Chúa.  Xin vâng là xin cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa, với sự từ bỏ mình, với sự tuyệt đối phó thác đời mình trong tay Chúa.
Lập tức sau lời "xin vâng" của Ðức Mẹ, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế nhập thể trong lòng Ðức Mẹ.  Tất cả đều diễn tiến một cách âm thầm, khiêm tốn.  Từ đó "xin vâng" đã được coi như một giao ước mới, một bài ca mới, một con đường mới, của con người mới.
Khi nói xin vâng được coi như một giao ước mới, tôi nhớ lại việc Ðức Mẹ vội vã lên đường đi thăm viếng bà Ê-li-da-bét (Lc 1:39-45).  Ði thăm để chia sẻ, để phục vụ, để nâng đỡ khích lệ bà Ê-li-da-bét.  Theo Ðức Mẹ, thì mình được Chúa thương, là để mình biết thương người khác.  Mình được Chúa chọn cộng tác với Chúa trong việc cứu độ, thì mình phải quyết tâm dấn thân góp phần cứu độ người khác.  Mình nhận ơn Chúa ban, thì mình sẽ cố gắng chia sẻ ơn đó cho người khác.
Thiết tưởng đó là một giao ước mới về bác ái liên đới phát sinh từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi như một bài ca mới, tôi nhớ lại tâm tình Ðức Mẹ trong kinh Tạ Ơn "Linh hồn tôi tung hô Chúa" (Lc 1:46-55).  Tâm tình Ðức Mẹ là lời nói chân thành của người con bé nhỏ, đầy khiêm tốn, ngỡ ngàng biết ơn và phó thác đối với Chúa.  Tâm tình Ðức Mẹ là khát vọng cứu độ tỏa ra sức nóng của tình yêu thương xót, nhưng lại khiêm nhường tế nhị đối với đồng bào, nhân loại.  Tâm tình Ðức Mẹ là cái nhìn tiên tri sâu sắc của trái tim khiêm nhường về tương lai dành cho những kẻ khiêm tốn.
Thiết tưởng đó là một bài ca mới về khiêm tốn khởi đi từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi là một con đường mới, tôi nhớ lại biến cố Ðức Mẹ sinh Chúa Giêsu tại hang đá Bê-lem (Lc 2:1-7).  Ðang khi hầu hết mọi người đều coi giàu sang chức quyền danh vọng là những bậc thang giới thiệu giá trị con người, thì Ðức Mẹ đã không nghĩ như vậy, đã không vận động chút nào để được như vậy.  Trái lại, Ðức Mẹ đã lặng lẽ đi vào con đường khó nghèo.  Con đường đó đã khởi đi từ hang đá Bêlem và kéo dài từng ngày, từng tháng, từng năm, suốt cả cuộc đời Ðức Mẹ.  Trên con đường đó, Ðức Mẹ đã cầu nguyện, đã suy gẫm trong lòng, đã lắng nghe Chúa, đã thông hiệp với sự sống Chúa.
Thiết tưởng đó là một con đường mới về sự nghèo khó được vạch ra từ lời xin vâng.
Con đường mới đó, bài ca mới đó, giao ước mới đó đều nói lên Ðức Mẹ là con người mới.  Mới về nhiều phương diện, nhưng nhất là về phương diện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ðức Mẹ, để đổi mới con người của Mẹ (Lc 1:35).
Qua việc Ngôi Hai xuống thai trong lòng Ðức Mẹ, Chúa Thánh Thần đã đưa tình yêu thương xót của Thiên Chúa vào nhân loại, đã mạc khải Thiên Chúa là tình yêu, đã khai mở một nguồn mạch ơn thánh cứu độ vô cùng phong phú cho mọi người thiện chí.
Do đó, Ðức Mẹ là con người mới, là tác phẩm tuyệt vời của Chúa Thánh Linh.  Với đặc điểm là Ðức Mẹ có một trái tim giống trái tim Chúa Giêsu, trong sạch, hiền lành, khiêm nhường, cháy rực lửa tình yêu thương xót.
Những chia sẻ vắn tắt trên đây có thể giúp chúng ta phần nào, để chuẩn bị mừng Lễ Truyền Tin một cách sống động sát với thời sự.
Thời sự hiện nay, nếu nhìn về góc độ xin vâng ý Chúa, thì đó là cả một vấn đề đáng phải lo ngại.  Bởi vì có những người coi trọng ý Chúa và xin vâng ý Chúa.  Cũng có những người coi thường ý Chúa và chống lại ý Chúa.  Có những người hiểu sai ý Chúa, vô tình hoặc cố tình.  Có những người gán cho ý Chúa những ý riêng của mình.  Có những người muốn ý Chúa hợp theo ý riêng mình, cho dù ý riêng mình là quái gở.
Thời sự hôm nay là Ít-ra-en, quê hương của Ðức Mẹ, đang là mảnh đất diễn ra vòng xoáy hận thù và đổ máu.  Vòng xoáy kinh hoàng này càng ngày càng mở rộng trên đất, đồng thời càng xoáy sâu vào lòng dân.  Từ mảnh đất này hằng ngày truyền đi khắp năm châu những tin đau đớn, gây nên băn khoăn nặng nề cho hòa bình thế giới.  Thời sự này làm cho rất nhiều người phải khóc, phương chi Ðức Mẹ.
Nhưng theo tôi, thời sự hiện nay quan trọng nhất chính là chuyện của bản thân ta.  Ta có lắng nghe ý Chúa không?  Và ta có xin vâng ý Chúa thực không?  Ðoạn Phúc Âm sau đây sẽ gợi ý cho ta thấy rõ ý Chúa về ta trong thời sự hôm nay:
"Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Ðức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng.  Ðức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê đó tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác, bởi lẽ họ đã chịu đau khổ như vậy sao?  Tôi nói cho các ông biết: Không phải thế đâu.  Nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy."  "Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-e đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao?  Tôi nói cho các ông biết: Không phải thế đâu.  Nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy" (Lc 13:1-5).
Suy gẫm đoạn Phúc Âm trên, tôi có cảm tưởng là Chúa muốn báo tin cho từng người chúng ta biết rõ ý Chúa.  Ðó là đừng quá bận tâm xét đoán người khác, nhưng hãy ưu tiên lo phần rỗi của mình.  Lo bằng cách sám hối ăn năn, đổi mới chính mình.  Cách đó là cách tốt nhất để góp phần vào việc cứu độ người khác.
Chúa báo tin cho chúng ta ý Chúa là như thế đó.  Rất rõ ràng.  Ở Fatima Ðức Mẹ cũng báo cho chúng ta tin đó.  Cũng rất rõ ràng.  Chúng ta hãy đáp lại bằng lời xin vâng.
Xin vâng của chúng ta là một hành trình dài đi về với Chúa.  Hãy bước đi với những bước nhỏ.  Như hằng ngày cầu nguyện bằng kinh Kính Mừng và chuỗi Mai Khôi.  Như hằng ngày đến bên trái tim Ðức Mẹ, để xin trái tim Ðức Mẹ chia sẻ cho ta bầu khí thinh lặng, chiêm niệm, lửa bác ái nồng nàn và sức mạnh lạ lùng của khiêm nhường nghèo khó.  Như hằng ngày thực hiện đôi ba việc bác ái, thương cảm liên đới với những người nghèo, bệnh tật, xa Tin Mừng, bị xã hội loại trừ.  Như hằng ngày tập nói và làm những gì mang tính cách phục vụ hoà bình hiệp nhất trong yêu thương và tế nhị.  Như hằng ngày dùng lòng tin mến biến những mệt mỏi khổ đau của mình thành của lễ đền tội tạ ơn, và xin ơn an bình cho gia đình quê hương và thế giới.
Nếu lời xin vâng của chúng ta được hiệp thông sâu sắc với lời xin vâng của Ðức Mẹ, thì đây sẽ là một hy vọng mới cho tương lai bản thân ta, cho Hội Thánh ta, cho quê hương Việt Nam chúng ta, và cho tất cả nhân loại.
GM JB. Bùi Tuần

P.Anh chuyển


************************

Sự đồng trinh của Maria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hình vẽ bởi Francesco Albani. "Làm sao tôi biết điều này xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến người nam?", Luke 1:34
Sự đồng trinh của Maria hay Đức Mẹ đồng trinh là một tín điều dạy rằng mẹ của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh. Đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.
Niềm tin này đã được đưa vào trong mọi bản tuyên xưng đức tin từ cổ xưa. Theo một bản văn có từ đầu thế kỷ thứ 2, người ta đọc thấy kinh Tin Kính của các Tông đồ tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô...bởi phép Đức Chúa Thành Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh". Nền tảng Kinh thánh của tín điều này có thể bắt nguồn từ lời trích trong sách Isaia (7,14) đã được Mátthêu áp dụng cho Đức Maria: "Vì thế, chính Đức Chúa sẽ ban một dấu chỉ. Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai đặt tên là Emmanuen nghĩa là "Thiên chúa ở cùng chúng ta".
Các giáo phụ thời kỳ đầu của Kitô giáo đã công nhận rằng Đức Kitô được thụ thai đồng trinh. Khoảng cuối thế kỷ I, Ignatiô thành Antiokia nói rằng: "Đức Giêsu "thật sự được sinh ra do một trinh tử". Tiếp sau đó là Justinô (100-165). Các tác giả của Hội thánh Công giáo đã nhất trí bênh vực cách giải thích lời sấm của Isaia theo chiều hướng Mêsia vừa nói đã được Mátthêu và Luca hiểu là chính Đức Giêsu.
Truyền thống Kitô giáo còn cho rằng chẳng những Đức Maria mang thai không cần sự giao hợp thể xác, mà trong khi sinh Đức Kitô, sự trinh nguyên của Đức Mẹ về mặt thể lý vẫn không bị hề hấn gì. Khi tu sĩ Jovinianô (chết năm 405) khởi xướng quan điểm cho rằng "Maria đã mang thai nhưng không sinh con", lập tức ông đã bị Thượng hội đồng ở Milan (390) do Thánh Ambrosiô chủ tọa kết án.
Đức Maria vẫn còn nguyên vẹn khi sinh Đức Giêsu hàm chứa trong tước hiệu Maria "trọn đời đồng trinh" đã được Công đồng Constantinopoli II (553) ban tặng. Các học giả như AmbrosiôAugustinô và Hieronimô không đi vào những chi tiết sinh lý học mà chỉ dùng những kiểu nói loại suy để diễn tả chân lý ấy: Đức Kitô đã xuất hiện từ một ngôi mộ đã niêm phong, Đức Kitô đi qua cửa đóng then cài, Đức Kitô như ánh sáng xuyên qua cửa kính, Đức Kitô như tư duy loài người xuất khỏi tâm trí[1].
Giáo lý Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ Đức Kitô "post partum" đã bị Tertulianô và Jovinianô lên tiếng phản đối, nhưng đã được các Giáp phụ chính thống bảo vệ. Từ thế kỷ 4 trở đi, những kiểu nói như của Augustinô đã trở nên quen thuộc: "Đức Maria trinh nữ mang thai, Đức Maria trinh nữ hạ sinh, Đức Maria trinh nữ trọn đời".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]


samedi 2 avril 2016

TẦN SỐ TÌNH YÊU

Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C

Thánh Thomas tông đồ

TẦN SỐ TÌNH YÊU

Thiên Phúc

Người cha dắt đứa con nhỏ đi dạo ngang qua một đài phát thanh của thành phố. Đứa bé chỉ ngọn tháp cao vút hỏi người cha: - Ba ơi! Cái tháp đó để làm gì vậy?
Người cha giải thích: - Con ạ! Đó là ăng-ten của đài phát thanh, hàng giây hàng phút nó phát đi những tin tức, âm nhạc và các chương trình hữu ích cho đại chúng.
- Nhưng thưa ba, con có nghe thấy gì đâu!
- Muốn nghe được những thông tin và các chương trình bổ ích đó, con chỉ cần có một cái máy thu thanh thật tốt, mở đúng tần số là con sẽ nghe rõ ràng, như cha con mình đang nói chuyện với nhau đây!
Chiều Phục Sinh đầu tiên, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ, vắng mặt Tôma, một con người thực tế, muốn kiểm chứng bằng mắt thấy, tai nghe, tay sờ thì mới tin. Tám ngày sau, Đấng Phục Sinh lại hiện ra với các ông, có cả Tôma. Người gọi đích danh ông: “Tôma, hãy nhìn xem tay Thầy, hãy đặt ngón tay vào cạnh sườn Thầy. Đứng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20,27). Ông chỉ còn biết run sợ mà thưa với Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).
Tại sao Gioan chỉ cần nhìn thấy ngôi mộ trống và tấm khăn liệm xếp gọn gàng là ông đã tin Thầy sống lại, còn Tôma đã được các môn đệ làm chứng Thầy đã phục sinh mà ông lại không tin. Vậy điều khác nhau cơ bản giữa Gioan và Tôma chính là chiếc máy thu thanh của Tôma không mở đúng tần số, đó là tần số Tình Yêu, tần số của con tim. Tôma đòi phải xỏ tay vào lỗ đinh ở chân tay Thầy ông mới tin; còn Gioan, không cần thấy Thầy bằng con mắt thịt nhưng bằng con mắt đức tin, con mắt tình yêu. Chính tình yêu đã khiến Gioan chạy đến mộ Thầy nhanh hơn Phêrô, chính tình yêu đã mở mắt cho Gioan nhận ra Thầy đầu tiên trên bờ biển Galilê, chính tình yêu đã làm cho ông trở nên “người môn đệ Đức Giêsu thương mến” (Ga 21,7).
Tại sao Phêrô và Gioan đều thấy mộ trống và khăn liệm, mà Phêrô thì “rất đỗi ngạc nhiên” còn Gioan thì “Ông đã thấy và ông đã tin”? (Ga 20,8). Vì thế, Phêrô phải cố gắng vượt qua những dấu chỉ khả giác để đến với niềm tin, và Tôma cũng phải vượt qua cái nhìn của giác quan để đến với cái thấy của đức tin. Nhưng Đức Giêsu đã nói: “Phúc thay những người đã không thấy mà tin!” (Ga 20,29). Đó cũng chính là phần thưởng của đức tin.
Sở dĩ Gioan nhận ra sự kiện ngôi mộ trống và khăn liệm như dấu chỉ của sự phục sinh, là vì ông đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “ngày thứ ba, (Người) sẽ cho chúng ta chỗi dậy” (Hs 6,2) và phép lạ “ông Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm” (Gn 2,1). Vâng, chính Kinh Thánh sẽ soi sáng, hướng dẫn chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Thiên Chúa trong mỗi biến cố hằng ngày.
Niềm tin vào mầu nhiệm phục sinh của chúng ta hôm nay không phải là một niềm tin mơ hồ, mà là một niềm xác tín vào lời chứng chắc chắn của các Tông Đồ qua Kinh Thánh. Trong bài giảng đầu tiên của ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô đứng chung với mười một Tông Đồ lớn tiếng tuyên bố rằng: “chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,32). Vâng, chính sự phục sinh của Đức Giêsu đã bảo đảm cho niềm tin của chúng ta. Thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của mình” (1Cr 15,17).
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu nhiều hơn nữa, để chúng con tin Chúa mãnh liệt hơn.
Xin dạy chúng con biết siêng năng suy niệm Lời Chúa, để Lời Chúa mãi là đèn soi cho chúng con bước, là ánh sáng chỉ đường chúng con đi. Amen.