jeudi 3 novembre 2016

6 Mối phúc mới cho thời hiện đại

Trong chuyến viếng thăm Thụy Điển
ĐTC Phanxicô đã đề xuất sáu mối Phúc mới cho thời hiện đại:



·     1    -"Blessed are those who remain faithful while enduring evils inflicted on them by others, and forgive them from their heart;
Phúc cho những người chịu đựng với lòng tin, những sự dữ mà người khác gây ra cho họ và sẵn sàng tha thứ;
·     2    -"Blessed are those who look into the eyes of the abandoned and marginalized, and show them their closeness;
Phúc cho những người nhìn vào mắt những ngưòi bị loại bỏ và gạt ra bên lề, bằng cách cho họ thấy sự gần gũi;
·     3    -"Blessed are those who see God in every person, and strive to make others also discover him;
Phúc cho những ai nhận ra Thiên Chúa nơi từng người, và chiến đấu để cho người khác cũng nhận ra như vậy;
·     4    -"Blessed are those who protect and care for our common home;
Phúc cho những ai che chở và săn sóc ngôi nhà chung;
·     5    -"Blessed are those who renounce their own comfort in order to help others;
Phúc cho những ai từ bỏ sự giầu sang của mình vì thiện ích của người khác;
·     6    -"Blessed are those who pray and work for full communion between Christians."
Phúc cho những ai cầu nguyện và làm việc cho sự hiệp thông tràn đầy của các Kitô hữu.

(bản dịch Việt ngữ của Linh Tiến Khải trên trang mạng Vietcatholic)

Phạm Anh chuyển

mardi 1 novembre 2016

Ơn Toàn Xá Tháng Các Linh Hồn

Ơn Toàn Xá Tháng Các Linh Hồn

http://www.thanhlinh.net/hoidap/viewtopic.php?f=16&t=4781


Ơn Toàn Xá người Tín Hữu có thể lãnh để nhường lại cho các linh hồn trong Luyện Ngục.

1) Từ ngày 1 đến hết ngày 8 tháng 11, bất cứ ngày nào trong các ngày ấy, Tín Hữu viếng Nghĩa Trang và cầu nguyện cho người chết, thì được hưởng Một Ơn Toàn Xá (Plenary Indulgence) chỉ để nhường cho các Linh hồn trong Luyện Ngục và chỉ được hưởng một Ơn mỗi ngày. 

2) Trong ngày Lễ Các Linh Hồn (ngày 2 tháng 11), Tín Hữu kính viếng nhà thờ, đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Tin Kính, thì được hưởng một Ơn Toàn Xá (Plenary Indulgence) chỉ để nhường cho các Linh hồn trong Luyện Ngục và chỉ được hưởng một Ơn trong ngày ấy. (Lưu ý: việc đọc Kinh Lạy cha và Kinh Tin Kính là việc làm khi kính viếng Nhà Thờ, không miễn chuẩn cho việc Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) 

3) Ngoài ra, mỗi ngày, Tín Hữu nào có ý xin hưởng ơn Toàn Xá và thi hành một trong các việc ấn định có Ơn Toàn xá, như sau, thì được Ơn Toàn Xá: 

- Đọc Kinh Thánh với lòng cung kính Lời Chúa như sách thiêng liêng, ít là nửa giờ. 

- Chầu Mình Thánh Chúa ít là nửa giờ. 

- Viếng Đàng Thánh Giá đủ 14 nơi. 

- Lập lại lời mình đã hứa khi chịu Phép Rửa Tội trong ngày kỷ niệm Phép Rửa Tội của mình, theo mẫu quen dùng. 

- Đọc một chuỗi Mân Côi 50  trong Nhà Thờ, Nhà Nguyện, trong Hội đạo đức, hay trong gia đình. 

Lưu ý: Ngoài điểm 1 và 2, các Ơn ở điểm 3, Tín Hữu có thể giữ cho mình hoặc nhường cho các Linh hồn người mất, không được nhường cho người còn đang sống.

Điều Kiện Hưởng Ơn Toàn Xá:

Điều kiện chung để hưởng Ơn Toàn Xá là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.

Xưng tội: có thể xưng tội trước mấy ngày, sau mấy ngày làm việc có Ơn Xá. 

Rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng: nên làm trong ngày làm việc có Ơn xá. 

Cầu theo ý Đức Giáo Hoàng thì đọc một Kinh Lạy cha, một Kinh Kính Mừng là đủ, nhưng có thể đọc thêm bất cứ Kinh gì khác tùy lòng đạo đức. 

và phải có ý xin hưởng Ơn Toàn Xá (Giáo Luật Điều số 996) 

Lưu Ý: 

Xưng tội một lần thì đủ điều kiện để hưởng Ơn Toàn Xá nhiều lần, 

Nhưng mỗi lần Rước lễ và Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng thì chỉ được hưởng một Ơn Toàn Xá.

(Theo CẨM NANG ÂN XÁ - MANUAL OF INDULGENCES -
Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Ấn Bản 2006
Chiếu theo Sổ Bộ Ân Xá - ENCHIRIDION INDULGENTIARUM – 
của Bộ Xá Giải Tòa Thánh, Ấn Bản Thứ Bốn 1999)



CÁC THÁNH NAM NỮ: HỌ LÀ AI VẬY?



CacThanhNamNuCÁC THÁNH NAM NỮ: HỌ LÀ AI VẬY?

Có một số người, đặc biệt là những anh chị em Kitô hữu thuộc các giáo phái trong giáo hội Tin Lành (Protestant Church), thường hay thắc mắc: “Các thánh nam nữ, họ là ai?” và “Trong lịch Phụng Vụ của GH Công Giáo, hầu như trong thánh lễ Misa nào cũng có mừng kính thánh này, thánh kia, có ngày có tới 5, 6 thánh, vậy tại sao mà người Công Giáo lại còn có thêm một ngày lễ gọi là lễ Các Thánh và lại mừng kính một cách trọng thể như vậy?”

Các thánh nam nữ, họ là ai?  Kinh Thánh đưa ra cho chúng ta những lời giải thích rất rõ ràng:
  1. Các thánh là một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7:9),các ngài đang được diện kiến Thánh Nhan Thiên Chúa và đang được cùng với Đức Maria và với các thiên thần hát khen, ngợi ca và tận hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng.
  2. Các thánh là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.  Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7:14).  Các ngài là những người đã từng có những kinh nghiệm của yếu đuối, sa ngã, và tội lỗi… nhưng họ đã ăn năn, quyết tâm hối cải, tin tưởng vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã đứng lên và trung thành đi theo Chúa cho đến cùng.  
  3. Các thánh là những người đã cố gắng sống và tuân giữ bản HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI mà Chúa Giêsu đã đưa ra trên núi khi xưa (Mt 5:1-12).
  • Các ngài là những người có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, đã từng trải qua những nỗi sầu khổ và đã khát khao nên người công chínhThánh Anthony Viện Phụ, Benedict, Cecilia, Maria Goretti, Martin De Porret, Monica, Gioan Thánh Giá, Têrêsa Avila…
  • Các ngài là những người đã biết xót thương người khác, có tâm hồn trong sạch và là những người nỗ lực kiến tạo và xây dựng hoà bình:  Thánh Martin De Tour, Damien Cùi, Ignatius, John Vienanay, Dominic Savior, Maria Magareta, Faustina…  
  • Các ngài là những người bị bách hại vì sống công chính, đã bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa, bị sỉ nhục và chịu chết vì danh Chúa Giêsu Kitô:  Các thánh Tông Đồ, Cosma, Damiano, các thánh Tử Đạo Việt Nam, Đại Hàn, Trung Hoa, Philippine …
Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại có thêm ngày lễ mừng Kính Các Thánh Nam Nữ?  Theo thiển ý của tôi, sở dĩ có ngày lễ mừng kính Các Thánh Nam Nữ là bởi vì:
  • Mẹ Giáo Hội muốn nhắc nhở cho con cái biết rằng có một sự hiệp thông rất mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội: Giáo Hội Lữ Hành, Giáo Hội Đền Bù & Giáo Hội Chiến Thắng.   Nói cách khác, có một mối liên hệ thiêng liêng hỗ tương giữa những người còn đang sống ở trên dương thế này với những linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện Tội và với các thánh đang hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng (GLTYGHCG # 195 & Lumen Gentium # 49)
  • Trong danh sách những vị được Giáo Hội phong hiển thánh con số đã lên tới hơn mười ngàn vị, mà mỗi một năm chỉ có 365 ngày, cho nên không thể nào mừng kính tất cả các thánh từng ngày trong suốt năm được.   
  • Và còn có rất nhiều các vị thánh tử đạo ở khắp mọi nơi trên thế giới, bên Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Hàn Quốc… chưa được Giáo Hội ghi tên vào sổ bộ các Thánh, cho nên mừng tất cả các thánh vào ngày 1/11 là trọn nghĩa trọn tình nhất.
Bạn thân mến, mừng kính lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng mình cần phải làm gì để cho ngày lễ này mang lại nhiều ý nghĩa đây?  Tôi nghĩ, trước tiên tôi và bạn phải có niềm ao ước mãnh liệt rằng, sau này tôi cũng sẽ được cùng với các thánh nam nữ chung hưởng hạnh phúc trên Thiên Quốc.  Và kế đến, tôi xin bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất là bạn và tôi phải cẩn trọng trong việc cầu nguyện, và trong những việc sùng kính Đức Mẹ và các thánh.  Tại sao phải cẩn trọng?  Là bởi vì đã có nhiều người hiểu lầm là người Công Giáo tôn thờ Đức Mẹ và các thánh
  • Khi cầu nguyện, bạn và tôi phải nhớ là chúng mình phải cầu nguyện VỚI CHÚA, chứ không phải là cầu với Đức Mẹ hay với các thánh.   Bất cứ khi nào cầu nguyện với Chúa, dù là nơi công cộng hay riêng tư, thì bạn hãy mở đầu, hoặc là kết thúc lời cầu nguyện của bạn, đại khái như thế này: “… nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, (hoặc của thánh quan thầy, Giuse, Đaminh, Phanxicô….) xin Chúa ban cho chúng con ơn bình an, khoẻ mạnh, thánh thiện, khiêm nhường…”
  • Trên bàn thờ của gia đình, bạn hãy đặt tượng chịu nạn, hoặc ảnh của Chúa Giêsu ở trên nơi cao nhất, rồi ở dưới mới là ảnh của Đức Mẹ hay của các thánh.   Đức Mẹ và các thánh không có buồn khi được xếp bên dưới ảnh tượng của Chúa Giêsu đâu!  Đừng có lo!  
Thứ hai, hãy mua cho con cái và cho chính bạn những cuốn phim DVD, hoặc những cuốn truyện nói cuộc đời của các thánh, nhất là vị thánh quan thầy của mình, và những vị quan thầy của con cái.   Qua những cuốn phim, qua những cuốn sách kể về cuộc đời các ngài, bạn và tôi mới biết được những khó khăn, thử thách, cám dỗ và gian khổ mà các ngài đã phải chịu đựng và đã phải chiến đấu để vượt qua… nhờ đó bản thân mình, và con cái mình mới cố gắng noi gương, học hỏi đức hy sinh, chịu đựng, và mới cảm thấy gần gũi để xin các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng mình.  

Thứ ba, là vấn đề chọn tên thánh cho con cháu.  Người Công Giáo có thói quen chọn một vị thánh quan thầy trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức.  Vì thế cho nên trước khi chọn tên một vị thánh cho con cháu, bạn hãy chịu khó đọc và tìm hiểu cho kỹ về tiểu sử, về cuộc đời cũng như về sự nghiệp của vị thánh ấy.  Và bạn phải nhớ cho thật kỹ!  Marilyn Monroe, Jenifer Lopez, Michael Jackson, Tom Cruise, Catherine Zeta-Jones… không ai trong số họ là THÁNH cả!  Đừng có lấy những tên này để đặt cho con cho cháu, sau này khi lớn lên, chúng nó bắt chước lối sống và kiểu cách của những nhân vật này thì… phiền lắm đấy!

Ước chi mỗi người trong chúng ta luôn luôn sống như các thánh nam nữ, biết chỗi dậy khi bị sa ngã và biết quyết tâm, cậy dựa vào ơn của Chúa cũng như vào sự trợ lực của các bí tích, đặc biệt là bí tích Giải Tội và bí tích Thánh Thể, để nhờ vậy chúng mình mới có đủ sức để chống trả lại những thế lực và những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.

Nếu tôi và bạn noi gương các thánh nam nữ, can đảm đứng lên sau khi sa ngã, cậy trông và tin tưởng vào lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, và trung thành với Ngài cho đến cùng, thì chắc chắn là trong ngày sau hết, chúng mình sẽ được tận hưởng thánh nhan của Thiên Chúa, và sẽ được cùng với các ngài chung hưởng phúc, vui vẻ đời đời chẳng cùng.  Amen!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
 
Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐTC PHANXICÔ THÁNG 11.2016
Ý chung: Cầu cho số đông người di cư và tị nạn, được các quốc gia đón tiếp và trợ giúp, trong nỗ lực thể hiện tình liên đới với họ.
Ý truyền giáo: Cầu cho tại các giáo xứ, các linh mục và giáo dân cộng tác nhiệt thành với nhau để phục vụ cộng đoàn.

Laogiacali sưu tầm

P.Anh chuyển

Chữa bệnh Lãng tai

Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hóa kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi

Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác.

Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẫu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
– Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.
 
tai

 Tai nghe âm thanh như thế nào ?
Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng nhĩ. Rung động này truyền đến nhóm xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẫn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác (loa tai, màng nhĩ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai…) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.

Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác 
MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT
 1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai.
    
tailen
 
 2 – Xoay tròn Loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp.  
xoaytai2
 
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt
 
 bittai2

4 – Vỗ vào xương chẩm (sau đầu): Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 (ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út) vỗ vào vùng xương chẩm (phía sau đầu) 30 lần
xcham1


 xcham2
 
5 – Xoa Loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn
xoatai
Ngoài ra các bạn nên tránh tiếp úc các tiếng động quá ồn trong thời gian dài (thường nghe headphone, gần các xưởng máy, quán nhậu, ...)

Anh Thư chuyển