samedi 23 septembre 2017

Shanghai Circus, French concession or Le quartier Francais


ERA- Intersection of Time - As a multimillion-dollar stunning acrobatic extravaganza, the first of its kind in China , ERA is a multimedia odyssey whose inspiration is a direct result of the combination of traditional Chinese acrobatic arts and modern technology. Just like Shanghai , ERA evolves through a constant collision between the past and future. Era is a love story, yet it is also a contemplation across the millennia, a fascination with that other dimension man has yet to conquer: time. ERA's acrobats are on a quest to find that tenuous point of balance, the intersection between X, Y and Z.






 CIRQUE DE SHANGHAI 









































Shanghai Circus World

ERA- Intersection of Time - As a multimillion-dollar stunning acrobatic extravaganza, the first of its kind in China , ERA is a multimedia odyssey whose inspiration is a direct result of the combination of traditional Chinese acrobatic arts and modern technology. Just like Shanghai , ERA evolves through a constant collision between the past and future. Era is a love story, yet it is also a contemplation across the millennia, a fascination with that other dimension man has yet to conquer: time. ERA's acrobats are on a quest to find that tenuous point of balance, the intersection between X, Y and Z.
Not only will the audience be amazed by the acrobats' control and precision, they will be enchanted by the world that is created through the use of multimedia, technology, lighting and sound effects, elaborate costumes, original live music and a lot more.
As such, ERA can remain universal, without language or cultural barriers. A thousand-year-old gesture is worth a thousand emotions, a thousand images, a thousand words ……

Shanghai Circus World Programs

Prologue
Mirror Mirage
Magic Water
Bowl Balance
Kicking Bowls
Hoop Diving
Jar Juggling
Snake Girls
Wheel of Life
- Intermission -
Fire Meteors
Sculpture
Russian Swing & Teeter Board
Chair Tower
Trampoline, Russian Bar & Bungee
Forever
Spinning Plates
Space Motorcycle
Finale
Highlights of ERA Acrobats Shanghai
* Dream Mirror Cage
* Magic Water
* Compass
* Parachute
* Orbital Station
* Zero Gravity
* Forever
* Spanning Earth
*************************************************

Shanghai Circus World : spectacle acrobatique ERA Intersection of Time

Pendant votre séjour à Shanghai, ne manquez pas ce magnifique spectacle acrobatique qui combine histoire fascinante, arts martiaux chinois traditionnels et effets spéciaux incroyables. « ERA Intersection of Time » raconte l'histoire de l'évolution de la Chine de sa culture ancienne à ses exploits modernes et son avenir prometteur. Vous serez captivés par les lumières, les costumes et la musique live dynamiques de ce spectacle familial.

Points forts

  • Tous droits d'entrée inclus
  • Activité en famille
  • Choix populaire, rapidement complet
Votre spectacle en soirée « ERA Intersection of Time » a lieu au Shanghai Circus World. Ce magnifique spectacle acrobatique combine arts martiaux traditionnels chinoise et effets spéciaux, éclairage et musique live originale, en vous transportant dans le temps à chaque scène.

Pendant que vous vous émerveillez devant les incroyables talents et la créativité des artistes, l'histoire de l'évolution de la Chine se déroule devant vous. Vous bénéficierez d'un aperçu sur la culture et la civilisation anciennes de la Chine, datant de la dynastie Han (206 av. J. -C.- 220 après J. C.). Une scène en particulier utilise des vases de porcelaine pour montrer comment cet article important a joué un rôle dans la culture chinoise au fil des siècles.

En vous emmenant jusqu'à la Chine d'aujourd'hui, vous serez exposé aux exploits de la vie réelle tels que le pont de Donghai de Shanghai qui passe au-dessus de la mer, le train Maglev et Shenzhou 5, la première mission spatiale habitée chinoise. Vous quitterez ce spectacle qui ouvre les yeux avec une meilleure compréhension et appréciation du passé, du présent et de l'avenir de la Chine.

Choisissez parmi les cinq catégories de places ; pour les meilleures vues, choisissez le niveau 1 ou optez pour le surclassement en VIP. Veuillez cliquer sur le lien Informations supplémentaires ci-dessous pour consulter un plan de salle du théâtre


Photos récentes de cette excursion



**********************************
Shanghai French Concession
Le quartier Francais 


Ancienne concession française Shanghai Shanghai




 















 


































Ancienne concession française le vieux Shanghai

Ancienne concession française Shanghai Shanghai
L'Ancienne concession française est un quartier très typique du Shanghai du début du XXème siècle. Tout était organisé pour reproduire le style très décontracté de Paris à l'époque. Aujourd'hui, la rue Huaihai et l'hôtel Jinjiang représentent le cœur de cette concession qui n'est pas si française que cela.

Une concession pas si francaise

Le nom de l'ancienne concession de Shanghai ne vient pas de l'origine de ses habitants. Autrement, on l'aurait sûrement appelée ancienne concession chinoise ou russe. Ce serait en effet 90 des habitants qui auraient été chinois ou russes blancs !
Cette concession française avait la particularité d'avoir son propre système électrique mais surtout judiciaire et policier. En effet, les gardes britanniques protégeaient la rue au nord du quartier alors que celle au sud était sous la protection des gardes indochinois. La police française, elle, surveillait l'intérieur, et de nombreux étrangers mais aussi Chinois venaient donc se réfugier sous leur protection.
On se serait inspiré de Paris du début du XXème siècle pour organiser l'ancienne concession française de Shanghai. Grandes avenues ombragées, villas françaises mais aussi cafés, boutiques et bars étaient l'essence du lieu. L'endroit aurait alors été nommé la Cité Bourgogne, en rappel de la région de France.

La Rue Huaihai et l'Hôtel Jinjiang

La rue Huaihai et l'Hôtel Jinjiang sont aujourd'hui le cœur de l'ancienne concession française de Shanghai. La Rue Huaihai rivalise avec la Rue de Nankin et ses magasins. Les deux rues sont comparées aux Champs Elysées de Paris mais la Rue Huaihai de Shanghai est bien plus illuminée. Quant à l'Hôtel Jinjiang sur la rue Maoming, c'est l'une des plus belles demeures qui subsiste de cette époque. Il ne faut donc pas le manquer lors de votre voyage à Shanghai.
Vous pouvez aussi prendre de petites ruelles transversales afin de mieux apprécier l'atmosphère de l'ancienne concession française de Shanghai et de visiter les magnifiques habitations coloniales de l'époque.

  • Saison idéale pour la visite

    Mars. Avr. Mai. Juin. Juillet. Sept. Oct. Nov. 

CÔNG BẰNG HAY BÁC ÁI

Chúa Nhật XXV thường niên - Năm A
CÔNG BẰNG HAY BÁC ÁI
Niềm Vui Chia Sẻ
Trong cuốn sách mang tựa đề: “Người đó, chính là bạn”, cha Louis Evely đã kể một câu truyện sau đây:
Trong một vở kịch, nhà đạo diễn Jean Anouilb đã dàn dựng cảnh ngày phán xét chung theo như ông tưởng: Những kẻ lành đang đứng trước cửa vào thiên đàng, chật ních, chen lấn để vào, chắc chắn thế nào cũng có chỗ sẵn. Hồi hộp, sốt ruột… Nhưng, bỗng nhiên, người ta bắt đầu xì xầm với nhau: “Hình như Thiên Chúa cũng tha thứ cho mấy người đứng bên kia nữa”. Thế là họ lại phải một mẻ ngẩn người ra. Họ nhìn nhau, không thể hiểu được. Họ la ó, phản đối. Họ bất mãn… “Vậy thì cần gì phải hy sinh khó nhọc cả đời…”. “Tôi mà biết vậy thì tôi đã ăn chơi cho đã đời…”. Gan mật họ sôi lên. Họ bắt đầu kêu la trách móc Thiên Chúa và cũng chính lúc đó, họ bị đày xuống hỏa ngục.
Cha Louis Evely giải thích: ‘Giờ phán xét đã điểm: họ đã tự xét xử lấy họ, đã tự tách mình ra khỏi hạnh phúc của Chúa. Tình yêu đã biểu hiện cho họ, nhưng họ đã từ chối không nhận tình yêu: “Tôi từ chối không chấp nhận cái thứ thiên đàng mà người ta vào như chợ. Tôi phản đối Thiên Chúa đã tha cho hết mọi người. Tôi không thích Thiên Chúa yêu thương cách mù quáng như thế”. Vì họ không thích Tình Yêu nên họ không nhận ra được Tình Yêu. Chỉ có Tình Yêu mới làm những chuyện như thế. Với Chúa, chúng ta phải luôn sẵn sàng để đón nhận những chuyện bất ngờ như vậy”.
Cũng thế, thưa anh chị em, có lẽ ai trong chúng ta cũng bị chưng hửng trước cách ứng xử của ông chủ vườn nho mà ChúaGiêsu diễn tả trong dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay. Ông chủ vườn nho này không ai khác hơn là hình ảnh của chính Thiên Chúa mà Đức Giêsu diễn tả trong dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay. Ông chủ vườn nho này không ai khác hơn là hình ảnh của chính Thiên Chúa mà Đức Giêsu muốn giới thiệu với chúng ta. “Tại sao ông chủ lại trả công cho mọi người bằng nhau, người chỉ làm có một giờ cuối ngày cũng được lãnh tiền bằng người đã làm trọn ngày nắng nôi nặng nhọc? Có phải ông chủ bất công hay không?”. Câu trả lời của ông chủ làm cho những công nhân và chúng ta phải ngạc nhiên thán phục: “Này anh, tôi đâu có xử bất công với anh. Anh đã chẳng thỏa thuận với tôi công nhật là một đồng sao? Cầm lấy phần của anh mà đi đi! Tôi không muốn cho người làm sau chót cũng được bằng anh. Tôi không có quyền làm thế sao? Hay anh ganh tị vì thấy tôi đối xử rộng rãi tốt lành với những người khác?”. Quả thật, Thiên Chúa hành xử không theo sự công bằng của con người, nhưng theo lòng thương xót và tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta khám phá được một điều quan trọng là suy nghĩ và hành động của Thiên Chúa khác xa với suy nghĩ và hành động của chúng ta. Ngôn sứ Isaia đã nói rõ: “Chúa phán: tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta: Trời cao hơn đất bao nhiêu thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi và tư tưởng Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi bấy nhiêu”.
Thưa anh chị em,
Nếu cứ theo lẽ công bằng thường tình của loài người chúng ta: người làm nhiều sẽ lãnh lương nhiều, người làm ít sẽ lãnh lương tí, thì hỏi rằng, người làm một tiếng đồng hồ sẽ được bao nhiêu tiền để đủ nuôi sống gia đình, con cái, đang túng thiếu, nghèo đói? Chính vì thương xót, thông cảm cảnh nghèo đói, thất nghiệp của các công nhân và vì muốn cho mọi người có công ăn việc làm, mà ông chủ đã mời gọi mọi người thất nghiệp vào làm việc bất cứ giờ nào, và đã trả lương cho mọi người bằng nhau, người đến sau cũng như người đến trước. Câu trả lời của ông chủ vườn: “Hay anh ganh tị vì thấy tôi đối xử rộng rãi, tốt lành với người khác?”đã vạch ra tâm địa ích kỷ, hẹp hòi của nhóm công nhân làm từ đầu ngày. Lời đó cho thấy chính họ mới là kẻ bất công, vì không chấp nhận cho người khác có quyền sống hạnh phúc như họ. Tâm địa xấu xa của họ càng làm nổi bật lòng nhân nghĩa cao vời của ông chủ. Ông không đối xử với người ta theo tương quan buôn bán, tính toán, nhưng theo tương quan tình nghĩa và mời gọi người ta bắt chước cách đối xử tình nghĩa của ông.
Anh chị em thân mến,
Cách ứng xử của ông chủ trong câu chuyện dụ ngôn chính là cách ứng xử của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta hành động như thế đó. Thật là rộng lượng, nhân từ! Ngài mời gọi những người thu thuế, những người bị xã hội loài người khinh chê, loại trừ, những người tội lỗi, vào Nước Trời một cách rộng rãi, cho không, chẳng phải vì công trạng gì xứng đáng của họ. Người công chính, đạo đức, đừng vì thế mà ganh tị kêu trách Chúa bất công, giống như những người Biệt Phái Pharisêu đã kêu ca trách móc Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa đón nhận tất cả mọi người không trừ mộ ai, vì bản chất của Ngài là Tình Yêu. Chúng ta thường làm ngạc nhiên và bị “sốc”trước cách hành xử Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta cũng có những phản ứng như những công nhân làm việc giờ đầu tiên hoặc như những kẻ lành trước cửa Thiên Đàng trong vở kịch Ngày phán xét chung của nhà đạo diễn Jean Anouilh: “Sao! Những tên đã sống một cuộc đời bừa bãi, bê bối, lung tung kia cũng được Chúa tha sao? Thậm chí những kẻ đã bách hại đạo Chúa, nếu sau này ăn năn hối cải, cũng xứng đáng được hưởng Nước Trời như người Kitô hữu nhiệt thành cả đời sao? Tên gian phi bị treo trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu cũng được vào Thiên Đàng sao?” (x.Lc 23,43).
Thiên Chúa chúng ta như thế đó! Thật rộng lượng, nhân từ. Quả thật đường lối của Ngài khác hẳn đường lối ti tiện, hẹp hòi của chúng ta. Chúng ta hay so đo, tính toán, đánh giá từ sự so sánh của chúng ta. Chúng ta nhìn người khác với những cái-họ-có-hơn-mình hay cái-mình-không-có, để bực tức, ghen ghét. Nhiều khi chúng ta nhân danh công bằng để đối xử hẹp hòi, khắt khe, độc ác với kẻ khác. Công bằng là mức độ thấp nhất của bác ái. Công bằng mà không có bác ái là tàn nhẫn, là vô nhân đạo. Phải vượt hơn mức tối thiểu của công bằng, chúng ta mới có thể đối xử bác ái, tình nghĩa với nhau được, cuộc sống mới chan hòa tình người, đầy niềm vui và hạnh phúc.
Với những ai hay so đo, tính toán với anh em, Thiên Chúa sẽ cứ theo luật công bằng mà xét xử; còn những ai rộng rãi, biết thương xót người, thì sẽ được Ngài xét xử theo lòng nhân từ xót thương. Thiên Chúa luôn luôn tuyệt vời hơn những gì con tim nghèo nàn của chúng ta có thể tưởng tượng. Ước gì trái tim chúng ta trở nên giống như trái tim của Thiên Chúa Tình Thương. Chính trong tình thương, chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa.

Những Tình Khúc Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

vendredi 22 septembre 2017

Hàng nghìn cuộc đời được tái sinh nhờ vị giáo sư Pháp gốc Việt

Hàng nghìn cuộc đời được tái sinh nhờ vị giáo sư Pháp gốc Việt .



Giáo sư Rene D. Esser (tên Việt là Đàm Minh) hỏi thăm sức khỏe ông Đinh Văn Cao sau khi giải phẫu. 



Bỏ tiền túi mỗi ba tháng một lần bay từ Pháp về Việt Nam mổ những ca bệnh khó, giáo sư Rene D.Esser (Đàm Minh) đã trả lại cuộc đời cho hàng nghìn người và đều nhớ kỹ về họ.

























 28 năm đi đứng khập khiễng do di chứng của chất độc da cam, chị Nguyễn Thanh Hà cam phận với ý nghĩ cuộc đời mình sẽ trở thành gánh nặng suốt đời người thân. Nhiều lần đi khám, các bác sĩ đều từ chối phẫu thuật, cho đến khi gặp được giáo sư Rene, chị như được sinh ra một lần nữa. Từ cô gái chân khoèo, tay khoèo, đau nhức không làm gì được, sau 2 ca mổ, chị Hà đã đi đứng nhanh nhẹn hoạt bát. Hiện chị trở thành chủ một tiệm cắt tóc tại Hải Phòng, dạy nghề miễn phí cho hàng trăm bạn trẻ khuyết tật. Đôi chân đã có thể đứng vững, đôi bàn tay co quắp ngày nào có thể thoăn thoắt từng nhát kéo làm đẹp cho mọi người.
"Giáo sư chính là vị thánh sống đã ban cho tôi đôi chân. Lúc trước nhiều khi tôi chỉ biết nghĩ đến cái chết để chấm dứt các cơn đau đớn hành hạ", chị Hà xúc động chia xẻ.
Hơn 7 năm nay, hàng trăm ca mổ phức tạp như trường hợp của chị Thanh Hà được giáo sư Rene trực tiếp phẫu thuật trên khắp cả nước. Rời Việt Nam định cư tại Pháp cùng gia đình khi mới một tháng tuổi, vị bác sĩ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình luôn hướng về quê hương bằng tất cả tấm lòng. Quyết định chọn theo ngành y của ông một phần cũng xuất phát từ trăn trở phải trở về quê, góp một phần công sức cho chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Vợ ông vốn là cô gái Hà Nội sang Pháp du học.
Ảnh: Lê                                                          Phương.
Nhiều năm liền, giáo sư Rene D.Esser (giữa) đã trở thành người thầy, người bạn lớn của các bác sĩ phẫu thuật xương khớp Việt Nam. Ảnh: Lê Phương.
Tốt nghiệp ĐH Y khoa Paris, Pháp, năm 1975, sau một thời gian đi nghĩa vụ ở đảo quốc Samoa, ông qua Đức bắt đầu sự nghiệp. Sau 3 tháng vừa phụ mổ vừa bập bẹ học tiếng Đức, ông dẫn đầu cuộc thi tuyển gắt gao để trở thành trưởng khoa chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện có quy mô 220 giường. Lúc ấy ông chỉ mới 29 tuổi. Một thời gian sau, vợ không thích môi trường ở Đức, cộng thêm nhận được lời mời nên ông trở về lại Samoa. Tại đây, vị bác sĩ đứng ra vận động tài trợ để xây một bệnh viện chấn thương chỉnh hình rồi bàn giao lại cho chính phủ. Với những đóng góp to lớn cho người dân đảo, ông được đức vua Samoa nhận làm con nuôi và tặng huy chương danh dự, trở thành Hoàng tử của quốc đảo xinh đẹp.
“Lúc tôi đến, đảo quốc còn nhiều khó khăn. Ngày rời đi, đảo hầu như không còn ai tàn tật vì đều đã được phẫu thuật. Thường với những ca bệnh phức tạp, người dân trên đảo phải ra nước ngoài chữa bệnh rất tốn kém. Từ khi tôi về, tất cả các ca mổ khó đều thực hiện tại chỗ”, giáo sư chia xẻ..
Trong thời gian ở đảo, tiếng tăm của vị bác sĩ giỏi 5 ngoại ngữ đã lừng lẫy khắp nơi qua các bài giảng, các chuyến công tác tại nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1990, Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ mời ông về làm Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phong hàm giáo sư. Suốt thời gian công tác tại Mỹ, ông vẫn thường xuyên trở lại Samoa qua những chuyến thăm khám, phẫu thuật miễn phí. Ông còn kết hợp đưa các bác sĩ ở Samoa sang Stanford đào tạo chuyên môn để họ quay về giúp đảo quốc. Năm 1995, bố mẹ đã lớn tuổi nên ông quyết định quay trở về Pháp công tác để gần gũi gia đình.
Một đời tích cóp kinh nghiệm, đến lúc tay nghề và điều kiện thực sự vững vàng, ông chủ động tìm về Việt Nam trong các chương trình mổ từ thiện. Ông trực tiếp tham gia nhiều ca mổ khó tại các bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, 108… cùng nhiều bệnh viện lớn nhỏ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Không ngại vất vả, ông đến tận những nơi xa xôi để tận tay mổ cho dân nghèo. Mỗi chuyến trở về, ông thường đứng ra vận động tài trợ dụng cụ, thiết bị, thuốc men từ các công ty bên Pháp trao tặng cho Việt Nam.
Tự tay cầm dao phẫu thuật cho hàng chục nghìn ca lớn nhỏ nhưng vị bác sĩ không quên một ai. Mỗi bệnh nhân ông đều ghi nhớ rất kỹ lý lịch của họ. Ông quan niệm, mổ mới chỉ là một phần công việc của người bác sĩ, việc theo dõi sự hồi phục của bệnh nhân luôn là điều cần thiết. Những ca mổ đặc biệt như cô bé bị bỏ rơi đa dị tật bẩm sinh Thùy Nhi với bàn tay và chân bị khoèo, phủ tạng bị đảo ngược, trái tim nằm bên phải... ông hầu như nhớ đến từng chi tiết.
Ảnh: Đ.P
Giáo sư Rene (ở giữa) và các bác sĩ bệnh viện Nhân dân 115.
Ngược xuôi đi về, nỗi niềm canh cánh nhất trong ông là sau bao nhiêu năm Việt Nam hầu như vẫn chưa có sự thay đổi nổi bật trong lĩnh vực y tế. Phòng mổ, trang thiết bị các bệnh viện khi ông mới bước chân về nước so với bây giờ vẫn chưa có sự đầu tư đáng kể. Tỷ lệ người nghèo tàn phế, phải sống chung với thương tật suốt đời do không có điều kiện phẫu thuật vẫn còn rất nhiều.
“Những chuyến đi mổ trên quê hương mình giúp tôi có cảm giác được làm nghề y đúng nghĩa, đúng với tâm niệm phấn đấu suốt cả cuộc đời”, vị bác sĩ với nhiều giải thưởng quốc tế, nhiều công trình y học nổi tiếng thế giới trải lòng.
Nhiều năm liền ông âm thầm truyền nghề cho các bác sĩ Việt Nam. Trong ca bệnh nhân viêm dính cốt hóa khớp háng - xương hóa thạch tạo thành một mảng đá cứng che phủ phía trước, vùng bẹn và sau khớp háng hiếm gặp mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nhân dân 115 được chứng kiến người thầy “trời sinh ra để mổ” tỉ mẩn, khéo léo với từng đường nét phẫu thuật. Sau hơn ba giờ đục đẽo, các bác sĩ đã lấy ra gần 0,8 kg xương cứng để tạo hình và đặt khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân. Trước đó bệnh nhân bị tai nạn, gãy cột sống và bị liệt hai chân, đã được phẫu thuật hai lần, trong đó có một lần tại Hàn Quốc nhưng vẫn không thể đi đứng được. Ca mổ thành công tốt đẹp, bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, người song hành trong mỗi đợt về Việt Nam của giáo sư Rene cho biết, nhiều năm nay những ca bệnh khó của bệnh viện đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của vị giáo sư tài ba.
“Với những ca phẫu thuật phức tạp, chúng tôi thường hội chẩn từ xa để trao đổi ý kiến cùng giáo sư và tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu nhận thấy điều kiện Việt Nam không đủ thực hiện, giáo sư không ngại mang dụng cụ từ Pháp lặn lội về để vừa kết hợp mổ vừa tranh thủ truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp cho các bác sĩ bệnh viện”, bác sĩ Phú chia xẻ.
Không chỉ học được ở giáo sư những kiến thức chuyên môn như cách làm việc chuyên nghiệp, cách lập kế hoạch trước, trong và sau mổ, cách đưa ra phương án, xử lý tình huống tài tình, bác sĩ Phú còn nêu gương ông ở góc độ một người thầy giản dị, chân tình bởi cái tâm cao cả, hết lòng vì bệnh nhân nghèo.
Một đời miệt mài "hóa kiếp sâu thành bướm", hồi sinh nhiều cuộc đời tàn tật bất hạnh, vị giáo sư ghiền ăn cơm nước mắm Việt Nam vẫn không ngừng ấp ủ những dự định trên xứ sở quê hương để hướng đến mục đích cuối cùng giúp những người vốn là gánh nặng gia đình trở thành người lành lặn, hòa nhập tốt với cuộc sống đời thường.
Lê Phương

jeudi 21 septembre 2017

Một Mẹ Nuôi Mười Con


Một Mẹ Nuôi Mười Con

19/09/201700:00:00(Xem: 115)

Tác giả: Trần C. Trí

Bài số 5221-19-31064-vb3091917

Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.

***

Năm nay là năm thứ 30 tôi ở Mỹ. Ngày ra đi trên một chiếc thuyền bằng một căn nhà nhỏ mà chất đầy 96 người, tôi chỉ một nách hai đứa con còn nhỏ dại, không biết sống nay chết mai, hay đi về nơi đâu. Chồng tôi chết trận chỉ vài tháng trước khi miền Nam mất vào tay cộng sản. Ba má tôi già yếu, chỉ biết dấu nước mắt nhìn con cháu trốn chế độ bạo tàn đi tìm tự do.

Ngoài hai đứa con tôi, tài sản mà tôi mang theo chỉ là lòng thương yêu quê hương và gia đình tha thiết, và một kho tàng nhỏ ca dao tục ngữ mà má tôi truyền lại. Ở đâu, làm gì, gặp cảnh ngộ nào, tôi cũng chợt nhớ ra vài câu tục ngữ thích hợp với hoàn cảnh để được an ủi về mặt tinh thần. Tôi nhớ rõ từng câu má dạy, vào lúc nào, ở đâu, trong tình huống nào. Tựa hồ má vẫn đi theo tôi trên từng bước chân luân lạc của tôi trên xứ người.

Định cư ở Mỹ mới được ba năm, tôi cũng chưa hoàn toàn ổn định cuộc sống để có thể gởi quà về gia đình đều đặn và đầy đủ thì tôi được tin má đã qua đời sau một cơn bạo bệnh nơi quê nhà. Trong nỗi đau buồn mất mẹ, tôi chợt nhớ đến câu má nói “Một mẹ già bằng ba con mọn”, khi má đang còn chăm sóc bà ngoại lúc ấy đang nằm một chỗ. Má còn có phước được chăm sóc bà ngoại cho đến khi ngoại qua đời. Còn tôi vô phước chưa được một ngày báo hiếu, chăm lo cho má. Nhưng rồi tôi phải nuốt nước mắt nhớ thương, lo cho hai đứa con đang tuổi lớn, cần có tôi trong việc học hành, sinh hoạt hằng ngày.

Vài tháng sau đó tôi may mắn đậu vào kỳ thi tuyển nhân viên chính phủ của một hãng bảo hiểm tai nạn lao động thuộc tiểu bang California. Cuộc sống trở nên dễ thở hơn cho tôi và hai cháu. Thời gian trôi qua dường như nhanh hơn. Rồi tôi lại nhận tin ba tôi mất, chấm dứt những ngày sống quạnh quẽ bên nhà không có má bên cạnh. Nước mắt tôi lúc này dường như khô cạn, tuy lòng tôi xót xa thương ba, tưởng tượng đến giờ phút lâm chung buồn bã của ông không có tôi bên cạnh. Tôi lại nén đau buồn, lấy công việc và con cái làm vui.

Ngày ngày tôi đi làm, bận bịu với công việc ở sở.Tối đến, tôi chia xẻ buồn vui với hai cháu về một ngày vừa qua. Thoắt một cái, con trai lớn của tôi là Thịnh tốt nghiệp đại học rồi vào quân đội Mỹ. Em gái của Thịnh, Hồng Sa, cũng học xong đại học hai năm sau đó và kiếm được việc làm ở một ngân hàng lớn trong vùng. Đó cũng là những năm cuối của tôi với công việc, vì tôi đã sẵn sàng về hưu, hưởng giai đoạn thứ ba của cuộc sống.

Lúc còn trẻ hơn, mỗi lần tôi nghe bạn bè hay người quen sắp về hưu, than thở về tuổi già đang kéo đến, tôi thường vui vẻ an ủi họ: “Nghĩ cho cùng, giai đoạn thứ ba của cuộc sống mới là giai đoạn có ý nghĩa nhất. Lúc còn trẻ thì phải lo học hành ngày đêm, tiền bạc thì chưa có. Lúc trung niên đi làm lại phải có nhiều trách nhiệm khác, tuy có đồng ra đồng vào, nhưng lại phải lo cho con cái, không có thì giờ nghĩ đến bản thân. Giai đoạn về hưu mới là giai đoạn sung sướng nhất. Không còn trách nhiệm nặng nề, chỉ mong có sức khoẻ và đừng quá thiếu thốn thì thật ra đó mới là lúc thảnh thơi nhất.”

Khuyên bảo người khác thì hay lắm, nhưng đến lượt mình sắp về hưu thì tôi lại thấy những nỗi lo khác xuất hiện. Những nỗi lo này không nằm trong danh sách những điều tôi dùng để khuyên lơn người khác. Tôi lo không biết lương hưu có đủ cho tôi sống hằng ngày hay không. Tôi lo không biết phải ở đâu vì căn chung cư hai phòng ngủ mấy chục năm nay tôi thuê để sống với hai con sắp trở thành quá rộng và quá mắc, vì Thịnh không còn ở nhà nữa, mà Hồng Sa lại đang rục rịch làm đám cưới với một anh kỹ sư, đã đánh tiếng đang tìm mua nhà riêng. Về việc này, tôi cũng rất buồn vì Hồng Sa chỉ thản nhiên báo cho tôi biết là nó và Huy, anh kỹ sư mà nó đang hẹn hò, đang dự tính lấy nhau, chứ không xin phép xin tắc gì tôi hết. Tôi vẫn còn thuộc nằm lòng câu má dạy “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.”Thật là mỉa mai đối với tôi trong lúc này. Tôi đem chuyện kể với cô bạn cùng sở và nhắc lại câu tục ngữ trên. Cô ta bật cười và bảo tôi không phải là người duy nhất đối diện với hoàn cảnh trớ trêu này. Cô ta còn thêm:

- Ở Mỹ này, một là bồ đừng xài ca dao tục ngữ ở bên Việt Nam nữa, hai là bồ phải sửa lại một chút mới xài được. Thí dụ nói như vầy chắc nghe có lý hơn: “Cha mẹ đặt đây, con ngồi đó!” Ha ha!

Cô bạn nói đúng thật, nhưng tôi lại thấy cô ta cũng ác vì có thể cười cợt khi tôi đang buồn muốn chết. Dù sao đi nữa,tôi cũng thầm mong Hồng Sa sẽ mời tôi cùng ở với vợ chồng nó sau này. Với ý nghĩ thầm kín đó, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ má nói ngày xưa “Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ.” Buồn cười là ngay lúc ấy tôi không muốn tin má nữa. Tôi nghĩ câu tục ngữ đó nghe có vẻ ích kỷ quá. Nếu ai cũng sống riêng rẽ thì lấy ai lo cho ai lúc tối lửa tắt đèn, lúc đau ốm bệnh hoạn? Ông bà ngày xưa dạy dỗ những thế hệ sau qua ca dao tục ngữ chắc cũng có lúc sai lầm chứ chẳng lẽ lúc nào cũng đúng cả?

Không riêng gì má tôi ngày xưa mà bây giờ mấy ông già bà cả ở Mỹ cũng còn thích dùng tục ngữ trong lúc trò chuyện lắm. Chẳng hạn như chuyện anh bạn tôi có thằng cháu vừa ở Việt Nam qua định cư. Khác với những đợt định cư của thuyền nhân như tôi các đây vài thập kỷ, ra đi với hai bàn tay trắng, nhiều người ở Việt Nam qua sau này có mang theo ít nhiều tài sản dành dụm được từ bên nhà sang. Bà nội của anh chàng mới ở ViệtNam qua này, biết đứa cháu có rủng rỉnh ít tiền, khuyên bảo:

- Cháu nên tìm một căn nhà nhỏ mà mua đi. An cư mới lạc nghiệp được, cháu ạ!

Anh bạn tôi xen vào:

- Cô ơi, cháu phải xin lỗi cô trước, nhưng quan niệm an cư lạc nghiệp bây giờ đã lỗi thời rồi, nhất là ở Mỹ. Ở đây ai cũng phải kiếm một cái job trước, ổn định công việc một thời gian rồi mới thuê hay mua nhà ở gần chỗ làm. Bây giờ thì phải nói “lạc nghiệp rồi hãy an cư” mới thích hợp, cô ạ.

Bà cụ hứ to một tiếng, liếc anh một cái rõ dài:

- Anh ăn nói hay ho nhỉ! “Áo mặc sao qua khỏi đầu”, anh biết chưa?

Nhà anh bạn tôi là người Bắc. Các cụ miền Bắc lúc nào nói cũng đậm đà, sâu sắc. Chẳng thế mà má tôi, vốn là người Nam, vẫn thường khen các cụ, dạy tôi câu tục ngữ thật độc đáo: “Nói ở đây, chết cây Hà Nội.” Má tôi giảng: “Các cụ miền Bắc ăn nói thâm thuý lắm. Nhiều khi còn cay độc nữa. Chẳng thế mà ở một nơi thật xa Hà Nội, các cụ có thể nói một câu khiến cho cây cối ở mãi tận Hà Nội chết hết!”

Nhưng chẳng có câu tục ngữ ca dao nào giúp tôi giữ vững tinh thần trong lúc đó được. Sau khi hoàn tất các giấy tờ về hưu, tôi ngậm ngùi từ giã đồng nghiệp trong buổi tiệc dành riêng cho tôi. Hai mươi mấy năm gắn bó với chỗ làm, bảo sao tôi không buồn cho được. Nhưng tôi phải tiến về phía trước trong giai đoạn thứ ba của cuộc sống, giai đoạn mà tôi vẫn thường rao giảng với mọi người là phần đời đẹp nhất trong mỗi chúng ta. Hiềm một nỗi là ngay lúc bắt đầu giai đoạn này cũng là lúc tôi cảm thấy hụt hẫng nhất. Lương hưu của tôi khá khiêm tốn, vắt mũi cũng chỉ vừa đút miệng. Lúc này lại là lúc giá bất động sản trong vùng đang lên cao. Mua hay thuê gìtrong thời gian hiện tại cũng là một nan đề. Khi còn đi làm, lương của tôi dư trả tiền thuê nhà và trang trải những chi tiêu khác. Nay đồng lương hưu không còn làm cuộc sống của tôi thoải mái như trước. Nếu Hồng Sa còn độc thân thêm một thời gian nữa và phụ tiền nhà với tôi như lâu nay nó vẫn làm từ khi có việc thì tôi không đến nỗi phải lo trước mắt. Ngặt một nỗi là nó đang tính chuyện lấy chồng và ra riêng.

Một hôm, tôi đánh bạo dò ý nó:

- Nay mai con lấy chồng , tụi con có bàn nhau về việc mua hay thuê nhà không?

Hồng Sa thủng thỉnh đáp:

- Dạ, anh Huy và con cũng đang kiếm mua một cái condo đó má.

Tôi tiếp tục thăm dò:

- Chà, vậy thì tụi con tính chuyện tiền down nhà ra sao? Nhà cửa bây giờ mắc mỏ lắm!

Hồng Sa hồn nhiên kể:

- Má biết không, anh Huy mới tìm được một dự án bất động sản dành cho những người trẻ tuổi mới đi làm như tụi con. Họ cho mình down chỉ có 5% thôi nên tụi con sẽ lo liệu được.

Tôi vẫn chưa chịu ngưng:

- Vậy thì tiền nhà hằng tháng thì sao?

Hồng Sa thản nhiên nói:

- Tụi con đứa nào cũng có việc làm, chắc không phải lo đâu má.

Tới đây thì tôi không úp mở hoài được nữa:

- Còn má thì con tính sao? Nay mai con ra riêng, cái apartment này hai phòng, má ở sao cho hết? Mà má cũng đâu có trả tiền nổi nữa với lương hưu của má!

Hồng Sa nhìn tôi:

- Thì má trả lại, đừng thuê nữa!

Tôi bắt đầu thấy nghẹn ngào:

- Rồi má biết ở đâu đây?

Đến đây thì Hồng Sa đã hiểu ý tôi. Nó vội chặn đầu:

- Ý, má ở với tụi con không được đâu! Thấy kỳ lắm!

Tôi làm như không thấy gì là kỳ hết:

- Má có thể giúp con coi nhà coi cửa, nấu ăn cho tụi con. Có vườn tược gì má cũng chăm sóc cho tụi con luôn.

Hồng Sa bật cười:

- Bộ má quên là má vẫn thường nói với con câu bà ngoại dạy “Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ” sao?

Ý cha! Bây giờ con gái tôi lại “tấn công” tôi bằng chính “vũ khí” của tôi trao truyền cho nó! Chẳng biết tự bao giờ, tôi đã bắt đầu thủ thỉ với các con tôi những câu ca dao tục ngữ của má tôi ngày xưa. Tôi rất tự hào rằng hai đứa con mình nói sõi tiếng Việt ở xứ người. Đó là nhờ tôi chỉ dùng tiếng Việt trong nhà. Tôi hiểu rằng đằng sau mỗi ngôn ngữ luôn luôn có một nền văn hoá phong phú. Vì vậy tôi rất chăm chỉ truyền đạt những kiến thức văn hoá cho hai đứa con của mình, trong đó có ca dao tục ngữ, bất cứ khi nào có cơ hội.

Nước mắt tôi bây giờ chỉ chực trào ra, nhưng tôi cố dằn lại. Chẳng lẽ tôi là mẹ mà lại đi đôi co với con gái, nói lại với nó: “Ủa, vậysao hồi giờ ở với má con không lấy câu này ra áp dụng?” Tôi chỉ biết cười lạt, buông thõng một câu:

- Con dạo này khá đó! Ngôn ngữ, văn chương không thua ai hết.

Hồng Sa biết tôi giận, nói giả lả:

- Hay là má chịu khó mướn một căn apartment nào gần chỗ tụi con ở. Mình chạy qua chạy lại với nhau thì xa cũng như gần vậy.

Tôi nói xuôi xị:

- Bộ con tưởng giá apartment một phòng thời buổi này rẻ lắm sao? Ở khu tệ nhất giá chót cũng phải một ngàn đô trở lên. Má làm sao kham nổi!

Hồng Sa bàn:

- Đi share phòng chắc rẻ hơn nhiều phải không má?

Nghe con nói vậy, tôi lại càng nghẹn ngào hơn. Tôi vừa quay đi vừa nói, dấu hai hàng nước mắt vừa lăn xuống má:

- Ý kiến cũng hay đó! Để má coi rồi tính sau.

Tôi lững thững bước ra cái patio nhỏ phía sau căn chung cư, nơi mà tôi và hai đứa con đã có bao nhiêu kỷ niệm trong mấy chục năm trời vừa qua. Sắp xa nơi này, lòng tôi sao nghe bùi ngùi khó tả. Tôi buồn buồn nhìn những liếp rau, cây chanh, cây ớt mà tôi đã tỉ mẩn chăm sóc trong thời gian qua. Chẳng hiểu cảm xúc lúc tôi xuống thuyền rời Việt Nam và cảm xúc sắp xa căn chung cư này, cái nào da diết hơn cái nào? Hay là cảm xúc ngày xưa xa quá rồi tôi không còn nhớ, chứ bây giờ tôi thấy quyến luyến nơi này quá đỗi. Rồi bỗng dưng tôi mường tượng đến những chuỗi ngày sắp tới phải sống một mình và chợt thấy bàng hoàng khôn tả.



Bấy lâu nay cuộc sống của tôi là với hai đứa con không lúc nào rời xa, như hình với bóng. Thịnh vào quân ngũ, tôi chưa thấy xa xôi lắm vì nó vẫn thường gọi điện thoại có hình ảnh về nói chuyện với tôi khá thường xuyên. Vả lại Hồng Sa vẫn còn bên cạnh tôi. Còn sắp tới... Tôi lại muốn rưng rưng nước mắt, không dám nghĩ đến nữa. Hồng Sa đáng trách hay tôi cũng ích kỷ? Nó đang háo hức với tình yêu, chuyện cưới hỏi, tổ ấm, đó có phải là chuyện bình thường không?

Ngày xưa khi tôi cũng đang yêu, cũng mơ mộng chuyện chồng con, tôi có nghĩ đến má nhiều không? Có một lần, tôi ham chơi, về nhà trễ, chẳng giúp má chuyện bếp núc gì cả. Hôm đó má rầy tôi nhiều, vừa dọn cơm cho tôi ăn, má vừa cằn nhằn:

- Con gái lớn rồi mà hư quá, còn phải để mẹ hầu cơm nước! Đúng là “một mẹ nuôi mười con; mười con không nuôi được một mẹ”!

Tôi xin lỗi má rối rít, nhưng trong lòng không đồng ý với câu má nói. Vừa ăn cơm, tôi vừa lén má cười tủm tỉm. Má tận tuỵ lo cho gia đình thì đã rõ ràng rồi, nhưng tôi cho rằng khi nói câu này, một là má muốn đề cao hơi quá đáng vai trò của người mẹ, hai là má không... giỏi toán! Tôi trộm nghĩ, trong mười đứa con chẳng lẽ không có đứa nào lo lại được cho cha mẹ hay sao? Quay nhanh cuốn phim cuộc đời cho tới hiện tại, trong hoàn cảnh này, bây giờ tôi mới thấm thía câu má nói.

Đến lượt tôi làm mẹ, tôi mới hiểu vì sao ông bà mình đã nói ra một câu cay đắng nhưng cũng chất chứa đầy sự thật như vậy. Cũng may là hôm đó tôi không cãi lại má, lý sự với má về ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Liên tiếp mấy tuần sau, tôi ráo riết hỏi thăm bạn bè xem có ai biết nơi nào quen giới thiệu cho tôi share phòng không. Tôi lên cả Internet để tìm tin tức. Qua nhiều tuần lễ, nhiều cú điện thoại thăm dò chỗ share phòng, tôi mới ưng ý một chỗ nhất. Căn nhà đó chủ là một bà lớn tuổi, sống với hai người con, đều đã có gia đình (Đó, người ta vẫn sống chung với nhau được, còn mình...). Nhà bà ở khu Anaheim, gần Disneyland, nhưng cũng không phải là nơi hoàn toàn an ninh lắm. Tôi thì cũng đâu có thể kén cá chọn canh gì trong hoàn cảnh này, khi biết được giá share phòng là 500 đô, rất vừa túi tiền của mình. Bà chủ nhà có hai điều kiện, một là không nuôi súc vật, hai là không được nấu ăn. Điều kiện thứ hai cũng khá ngặt nghèo cho tôi, nhưng tôi cũng đành biết tắc lưỡi mà chấp nhận chứ biết sao hơn. Tôi lái xe đến gặp bà chủ cho hai bên biết nhau. Đến nơi gặp gỡ và nói chuyện với bà chủ, tôi cũng mừng vì thấy bà có vẻ nhân hậu, thật tình. Chắc bà cũng thấy tôi tội nghiệp sao đó, gần cuối câu chuyện, bà bỗng đổi ý và bảo sẽ cho tôi nấu ăn. Tôi mừng hết lớn, chưa biết nói sao thì bà đã nói tiếp:

- Tôi muốn cô có chỗ hoàn toàn riêng biệt với căn nhà, vừa hay cho cô mà cũng cho chúng tôi. Vì vậy cô sẽ không dùng chung bếp với chúng tôi mà tôi sẽ gọi thợ dựng cho cô một cái bếp bên hông nhà cho tiện.

Tôi lắp bắp:

- Nhưng… nhưng như vậy thì sẽ tốn kém cho chị quá!

Bà chủ vui vẻ nói:

- Cô đừng thắc mắc làm chi. Coi như tôi free cho tôi tháng đầu tiền nhà vậy mà. Người Việt với nhau không giúp đỡ nhau thì ai giúp mình?

Nói là làm, vài hôm sau, bà chủ gọi thợ che mái tôn bên hông nhà ,chỗ tiếp giáp với căn phòng tôi sẽ ở. Bà cho chạy ống nước vào “nhà bếp” mới. Một bên nhà bếp để mở cho tôi ra và từ căn phòng, còn bên kia, chỗ đi ra trước nhà, bà cho làm một cánh cửa ngăn lại. Bà đặt mua ở Home Depot một cái tủ nhà bếp, có vòi nước và chậu rửa chén hẳn hòi. Trên mặt tủ, kế bên chậu rửa chén là chỗ còn trống.Bà bảo tôi sắm một cái bếp gas nhỏ để nấu nướng. Bà còn cẩn thận mua một bình gas, bảo là “free” cho tôi lần đầu, về lâu về dài thì tôi phải tự mua lấy. Tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, từ cảm xúc này sang cảm xúc khác. Vui mừng, cảm động, xen lẫn một chút tủi thân. Hôm đến xem nhà bếp mới, tôi gởi bà tiền nhà tháng đầu (bà không lấy tháng cuối như nhiều chủ nhà vẫn thường làm) và hẹn hai tuần nữa sẽ dọn đến.

Những ngày sau đó tôi bận rộn với việc chuẩn bị cho đám cưới của Hồng Sa và Huy. Đôi vợ chồng sắp cưới này, ngoài việc lo đám cưới, còn phải lo đủ thủ tục để dọn vào một căn condo mà chúng cũng vừa kịp mua. Lo cho con, tôi không có thì giờ nghĩ đến mình. Tôi lại có thêm một niềm vui là Thịnh xin nghỉ phép về dự đám cưới em gái. Trong đêm tiếp tân đám cưới Hồng Sa, tôi hết khóc lại cười. Mọi việc diễn ra như trong một giấc mơ đẹp, nhẹ nhàng, êm ái, mà cũng đầy ắp cảm xúc. Hai đứa con tôi, hai người thân còn lại trong đời tôi,nay đã thành nhân chi mỹ. Tôi cảm được một niềm hãnh diện kín đáo là mình đã tạm chu toàn bổn phận làm mẹ. Lần đầu tiên tôi có được một niềm vui không vị kỷ, đó là vui lây với hạnh phúc mới của con gái mình. Nó khác với niềm vui khi thấy con mọc răng, biết lẫy, biết bò, tập đi tập đứng ngày chúng còn thơ bé. Bây giờ niềm vui của Hồng Sa là hoàn toàn thuộc về nó, và niềm vui lây của tôi sao mà thấy vị tha quá đỗi. Nhìn Thịnh khoẻ mạnh, rắn rỏi, đẹp trai, tôi càng vui gấp bội. Đêm ấy hình như tôi cụng ly, uống rượu với khách hơi nhiều, cười nói luôn miệng. Đến khuya về nhà, tôi chìm ngay trong giấc ngủ mệt nhoài.

Vài hôm sau, tôi trở lại với thực tế. Hồng Sa đã dọn vào nhà mới. Thịnh bịn rịn chia tay với tôi rồi trở lại đơn vị.Còn lại mình tôi với căn chung cư hai phòng trống vắng, lạnh lẽo, mà chỉ nay mai thôi tôi cũng sẽ rời xa. Đồ đạc trong nhà tôi đã cho hết vào từng thùng cạc-tông gọn ghẽ, cẩn thận ghi tên nội dung từng thùng trên nhãn để dán vào nắp thùng. Tôi phải cho đi hay bán tháo rất nhiều đồ đạc, vì chỗ mới của tôi chỉ chứa được một phần nhỏ những gì tôi đang có. Thịnh đã thuê một nhà kho cá nhân để xếp tạm những đồ vật trong phòng ngủ của nó. Đứng một mình trong căn phòng khách im lìm, tôi chợt nhận ra là cuộc đời mình vừa sang một trang mới. Chưa bao giờ tôi thấy tôi trở về với chính tôi một cách thật gần gũi như hôm nay. Bao nhiêu năm qua, từ lúc lo vượt biên đến lúc phấn đấu để hội nhập nơi xứ người, lo cho con cái ăn học, lo cho nghề nghiệp của mình, tôi như mất đi chính tôi. Lúc nào tôi cũng hướng ngoại, lúc nào cũng phải cắn răng cố vươn lên trong cuộc sống. Tôi không có thì giờ để hướng nội, không có thì giờ để sống với chính mình, soi rọi tâm hồn mình, hay để độc thoại với nội tâm. Thì nay tôi đã có cơ hội rồi đó. Các con tôi như những con chim đã ra ràng, đã rời tổ ấm. Tôi là con chim mẹ, một hôm bỗng thấy mình không còn cần thiết cho ai nữa. Có lẽ bây giờ tôi phải cần đến tôi. Tôi phải dìu tôi đi cho đến hết cuộc đời. Tại sao lại không nhỉ? Bây giờ mới là lúc tôi sống một cuộc sống tràn đầy, trọn vẹn với tất cả ý nghĩa của nó.

Tôi gọi cho bà chủ nhà, xin phép ghé qua căn phòng để xem lại một vài chỗ trước khi thuê xe chở đồ đạc sang. Vừa lái xe tôi vừa gậm nhấm cảm giác của một người vừa thấy mình đang bắt đầu một cuộc sống mới. Hơn một lần, tôi có đọc ở đâu đó câu nói bằng tiếng Anh, đại khái có nghĩa là “Ngày hôm nay là ngày đầu tiên của phần đời còn lại của bạn.” Chẳng phải là chí lý lắm sao? Với ý nghĩ đó, tôi thấy như có một làn gió mới mẻ, tươi mát thổi nhẹ qua hồn mình. Nhưng một nỗi buồn nào đó vẫn cứ váng vất trong lòng tôi. Hai mắt tôi lại cay cay, nhưng trái tim tôi cũng có một niềm phấn khởi mỏng manh nào đó. Xe tôi chạy từ từ vào khu xóm như đang còn uể oải trong giấc ngủ trưa, dưới ánh nắng cuối hè vẫn còn khá gay gắt. Tôi bấm chuông, bà chủ chạy ra tươi cười mở cửa cho tôi vào. Sau một vào câu trao đổi với nhau, bà ý tứ để tôi một mình trong căn phòng mới “của tôi”. Ngày trước, khi còn ở với hai con, tôi chưa bao giờ có cảm giác sở hữu căn chung cư hai phòng ngủ. Điều này cũng phải thôi vì nhà là nhà thuê. Tuy thế, đối với căn phòng mà tôi sắp share này, cũng là phòng thuê mà sao tôi lại thấy như mình thật sự sở hữu nơi chốn nhỏ bé mà ấm cúng này. Căn phòng ngó ra một cái patio có mái che và nhiều cây hoa và cây ăn trái. Cánh cửa trong phòng thông ra các phòng khác trong nhà đã được khoá kín lại. Vì vậy, coi như cái patio là của tôi, trừ khi người trong nhà chịu khó đi vòng từ trước ra sau bằng lối đi bên hông còn lại. Tôi đi một vòng xem qua nhà tắm, cũng là của riêng tôi, và nhà bếp mới xây, trong lòng dâng lên một niềm hân hoan khó tả. Đây là nơi trú ngụ mới của mình, hy vọng là cho đến hết quãng đời còn lại. Đây là nơi bắt đầu của cuộc sống mới của mình. Tôi không nợ nần ai hết. Tôi chỉ mong trời thương cho mình sức khoẻ để khỏi làm phiền con cái.

Lúc tôi giật mình nhìn đồng hồ tay chỉ 7 giờ rưỡi thì nắng chiều cũng vừa biến đi những tia yếu ớt cuối ngày. Tôi nhẹ nhàng bước ra sân sau, nhìn mông ra bên kia bức tường. Đâu lưng với căn nhà của bà chủ là nhiều nhà hàng xóm san sát nhau. Trong buổi chiều vàng, tôi nghe đủ loại âm thanh sinh động của khu xóm sau một ngày làm việc. Tiếng người lớn rì rào nói chuyện, tiếng trẻ em kêu nhau ơi ới, bằng đủ loại ngôn ngữ: tiếng Anh có, tiếng Mễ có, tiếng Việt cũng có nốt. Bên trên những mái nhà là một khoảng trời xanh, đang dần đổi sang màu tím biếc của hoàng hôn đang buông xuống. Trong khu vườn nhỏ “của tôi”, cái gì dường như cũng có, mỗi thứ một chút: chỗ này là cây chanh, chỗ kia là cây tắc; phía bên trái những khóm rau dền, cây đậu bắp, lá và quả không biết được bón phân ra sau mà xanh ngăn ngắt và lớn như tôi chưa từng bao giờ được thấy. Đặc biệt, có một bụi cây lớn có hoa trắng thật đẹp mà thoạt nhìn tôi ngỡ là hoa dâm bụt. Nhưng khi đến gần thì thấy không phải, vì lá không giống là cây dâm bụt, và hoa có cánh cũng khác với cánh hoa dâm bụt. Vả lại thật ra tôi cũng chưa từng thấy hoa dâm bụt trắng bao giờ. Hôm nào tôi sẽ hỏi bà chủ nhà xem loại hoa lạ này tên là gì mới được.

Tôi ghé ngồi xuống chiếc ghế sau nhà, yên lặng thưởng thức làn gió nhẹ của buổi hoàng hôn. Trong đầu tôi tự dưng những hình ảnh ngày xưa liên tục tái hiện, từ lúc nhỏ ở với ba má, đến lúc lấy chồng, có con, vượt biên qua Mỹ và lập nghiệp cho đến bây giờ, tất cả như một khúc phim dài sống động. Hai đứa con tôi bây giờ sao mà thấy xa xôi quá đỗi, như một kỷ niệm nào xưa lăng lắc. Bỗng dưng tôi muốn gặp Hồng Sa ngay lúc này, thủ thỉ với nó rằng tôi không bao giờ giận nó cả. Có lẽ tôi sẽ nói cám ơn nó nữa là đằng khác, vì nhờ nó “hất hủi” mà tôi đã tình cờ tìm lại cuộc sống cho chính mình. Tôi còn hình dung một ngày không xa, con gái tôi sẽ có một đứa bé xinh xinh, kháu khỉnh. Lúc ấy chắc nó sẽ lại cần đến tôi, cần bà ngoại trông cháutrong những lúc vợ chồng nó bận bịu. Chỉ tưởng tượng đến hình ảnh đó thôi mà lòng tôi bỗng dào dạt một tình thương ấm áp. Tôi chợt muốn nói với má tôi rằng ngày xưa má nói thật là đúng, một mẹ nuôi mười con, hay còn hơn thế nữa. Tôi còn muốn thêm vào câu nói đó là “cả mười đứa cháu nữa cũng được!” Trong buổi chiều đang dần xuống, lòng tôi bỗng thanh thản, nhẹ hẫng như một đám mây trắng nào vừa chìm trong bóng tối của một ngày vừa chấm dứt.

Trần C. Trí

Hồng Công chuyển

mercredi 20 septembre 2017

Vivre pour un tout-Autre que soi

HOMÉLIE DE LA MESSE DU 17 SEPTEMBRE À PARIS


Vivre pour un tout-Autre que soi

Cet été, en Belgique, un jeune m’a posé cette question : qu’est-ce que tu recherches en étant prêtre ? J’avoue que je n’avais pas bien compris la question. Je pensais en moi : Qu’est-ce que je recherche ? un métier sympa ? un salaire mirobolant ?
Mais j’ai repris tout bonnement mon itinéraire. Je lui ai dit : « je crois que Dieu m’a appelé personnellement à être prêtre. Ce que je cherche, c’est juste de répondre à son appel. Ensuite, je suis très heureux de vivre avec des personnes de tout âge et de toute condition, et de m’adresser à leur coeur autant qu’à leur intelligence : c’est passionnant d’être prêtre, mais ce n’est pas pour cela que je le suis. »
Ma réponse l’a peut-être déçu. Mais elle m’a fait prendre conscience d’une chose.
C’est qu’un chrétien au fond ne trace pas sa vie à partir de ses propres désirs, mais à partir du désir d’un autre. D’un Tout-autre. C’est parce que Dieu l’a voulu qu’il m’a appelé, et parce qu’il m’a appelé que j’ai bougé.
Ce qui est vrai du prêtre l’est aussi de tout chrétien. Nous ne choisissons pas de donner notre vie au Christ parce que cela nous chante, ou par éducation. Mais parce que Dieu nous a saisis.
Dans la seconde lecture, nous venons d’entendre Saint Paul exhorter ses frères à vivre « pour le Seigneur ». Saint Paul est à ce moment-là confronté à une communauté où il y a des dissensions. Les chrétiens de Rome se posaient des cas de conscience. Fallait-il ou non suivre en tout la loi de Moïse…Chacun avançait ses arguments, aussi vrais les uns que les autres. Le problème est que cela conduisait à des divisions et des regards de mépris entre chrétiens. A polémiquer on finissait par se durcir et à se comparer les uns aux autres.
Pour couper court à ces querelles, saint Paul élève le débat : « Aucun d’entre nous ne vit pour soi-même,… si nous vivons, nous vivons pour le Seigneur. Si nous mourons, nous mourons pour le Seigneur. Ainsi, dans notre vie comme dans notre mort, nous appartenons au Seigneur ».

J’aimerais que nous nous arrêtions un peu sur ces belles formules.
« Vivre pour soi-même » c’est vivre pour un but personnel : par exemple vouloir être heureux, avoir raison, être dans son bon droit.
« Vivre pour le Seigneur » au contraire, c’est se décentrer de soi. S’attacher aux vues du Seigneur plutôt qu’aux siennes. Entrer dans une relation simple et intime au Christ.
Paul affirme que tout chrétien digne de ce nom ne devrait vivre que « pour le Seigneur ». Dans ce contexte de division, il dit quelque chose de très simple. Faire quelque chose pour quelqu’un, par amour pour quelqu’un change tout, et si chacun se met à aimer le même Seigneur, l’unité de la communauté devient possible. Paul ne cherche pas à faire le consensus, mais à construire l’unité profonde de sa communauté. Un peu comme dans un couple, on l’on n’est pas toujours d’accord mais où l’on s’aime quoiqu’il advienne. Je le disais au début : les chrétiens choisissent de tracer leur vie à partir du désir d’un autre !
Les séminaristes qui sont derrière moi vont passer deux ans dans cette paroisse. Deux ans à lire l’Ecriture, à faire des études, mais surtout deux ans à se laisser décentrer pour entrer dans une intimité avec Dieu. La communauté qu’ils formeront aura aussi ses difficultés, elle devra les surmonter dans l’amour du Christ. Ils auront besoin de notre amitié et de notre prière et de la vôtre, à vous tous qui nous suivez par la télévision.
Alors, qu’aurais-je pu répondre à ce jeune qui me demandait qu’est-ce que je recherche comme prêtre ? C’est peut-être ma façon à moi de vivre et de mourir pour le Seigneur. Et toi, quelle est la tienne ?
RÉFTEXTE DE L'HOMÉLIE
Prédicateur : P. Roger TARDY
Paroisse : Église Saint-Denys-du-Saint-Sacrement
Ville : Paris
Temps : Temps Ordinaire
Jour : 24ème dimanche
Année : A